Đề tài: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC 3 CHÂN Ở 3 NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG CỦA TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI
lượt xem 75
download
Khởi nghiệp từ năm từ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh xã Chưhdrông, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai do Ông Đoàn Nguyển Đức trực tiếp điều hành. Đến nay, Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các sản phẩm như đồ gỗ nội, ngoại thất cao cấp; đá granite ốp lát tự nhiên; mủ cao su đã có mặt hầu khắp các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Australia, New Zealand… Bên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC 3 CHÂN Ở 3 NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG CỦA TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI
- Đề tài: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC 3 CHÂN Ở 3 NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG CỦA TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI 1. Quá trình hình thành và phát triển Khởi nghiệp từ năm từ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh xã Chưhdrông, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai do Ông Đoàn Nguyển Đức trực tiếp điều hành. Đến nay, Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các sản phẩm như đồ gỗ nội, ngoại thất cao cấp; đá granite ốp lát tự nhiên; mủ cao su đã có mặt hầu khắp các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Australia, New Zealand… Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Hoàng Anh Gia Lai Group đang phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ, đá granite với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị chính Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Nhà máy chế biến gỗ đầu tiên tại TP.Pleiku, Gia Lai Với lợi thế về vốn, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu dồi dào và thương hiệu mạnh, Hoàng Anh Gia Lai Group tập trung mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh địa ốc như xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê cùng với sự ra đời của một chuỗi khách sạn, khu nghỉ mát tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao tại Tp.HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Gia Lai, Quy Nhơn…nhằm khai thác tiềm năng du lịch đầy hứa hẹn của đất nước. 1
- Việc sở hữu đội bóng danh tiếng Hoàng Anh Gia Lai với những thành công vang dội trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người yêu thích bóng đá. Hình ảnh của đội bóng là công cụ xây dựng và quảng bá thương hiệu rất hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo của ông Đoàn Nguyên Đức cùng sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tụy, giỏi tay nghề đã giúp Hoàng Anh Gia Lai Group phát triển và lớn mạnh không ngừng. Nếu số công nhân viên khi mới thành lập nhà máy khoảng 200 người thì đến nay nhân sự của Hoàng Anh Gia Lai đã hơn 7000 người. Hoàng Anh Gia Lai Group phấn đấu sẽ là một trong những tập đoàn cung cấp sản phẩm căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại hàng đầu tại Việt Nam đồng thời mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực Đông Nam Á. 2. Lĩnh vực hoạt động Trông, khai thac và chế biên cac san phâm từ cây cao su ̀ ́ ́ ́̉ ̉ - Khai thac và chế biên khoang san; ́ ́ ́ ̉ - Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao câp và văn phong cho thuê; ́ ̀ - Đâu tư xây dựng và khai thac thuy điên; ̀ ́ ̉ ̣ - San xuât và phân phôi đồ gô, đá granite; ̉ ́ ́ ̃ - Đầu tư bóng đá - 2
- 3. Chiến lược phát triển 3.1 Chiến lược phát triển ngắn hạn Phát triển nhanh và bền vững, đến năm 2012 nghành cao su, thủy điện và khai thác khoáng sản sẽ đóng vai trò chủ lực. Trở thành công ty bất động sản số 1 Việt Nam 3.2 Chiến lược phát triển trung hạn Công ty tập trung nguồn lực vào kinh doanh bất động sản, sản xuất và phân phối đồ gỗ nhằm đẩy nhanh tốc độ tích tụ vốn bởi vì các ngành này có t ỷ suất lợi nhuận khá cao. 3.3 Chiến lược phát triển dài hạn: Tập trung vào kinh doanh cây cao su và thủy điện với quy mô 51.000 ha cao su và 420 MW thủy điện. Đây là hai lĩnh vực được kỳ vọng tạo ra s ự phát triển bền vững và lâu dài. Ngành khai thác khoáng sản sẽ được chú trọng với tốc độ phát trriển phù hợp. 4 Tình hình kinh doanh của Hoàng Anh Gia Lai ở trong nước và sức hấp dẫn từ Lào và Campuchia: 4.1 Tình hình thị trường trong nước Hoàng Anh Gia Lai cho rằng chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực khác - như khai khoáng hay thủy điện cũng là một tầm nhìn chiến lược của HAGL Môt doanh nghiêp lớn như HAGL nêu không vươn ra nước ngoai mà chỉ ̣ ̣ ́ ̀ - quanh quân với đâu tư trong nước thì khó đam bao được mức tăng trưởng ̉ ̀ ̉ ̉ ̀ binh quân 70%/năm. Ở môt số nganh, thị trường nôi đia đã tỏ ra bao hoa, chẳng hạn như bât ̣ ̀ ̣̣ ̃ ̀ ́ - đông san tai TP.HCM hiên có quá nhiêu sự canh tranh..Thị trường bất động ̣ ̣̉ ̣ ̀ ̣ sản đang bị tắc đầu ra. Đầu tư mạnh vào đây để tìm kiếm lợi nhuận là điều không tưởng.Mà đây lại là nguồn lợi nhuận chính của HAGL 3
- Diện tích đất trồng cây cao su ở Việt Nam hiện nay đã bị các doanh - nghiệp đi trước thuê trồng trong dài hạn,HAGL khó có thể tìm kiếm được nguồn đất mới để đầu tư trồng cây cao su. Đầu tư vào chế biến gỗ đòi hỏi nhiều yếu tố và cạnh tranh rất gay gắt, - nhưng giá trị lợi nhuận trên tổng mức đầu tư lại không cao. Trong khi đó, đầu tư vào khai khoáng, thủy điện hay trồng cây cao su lại mang về lợi nhuận lớn và là một hướng đầu tư ổn định. 4.2 Sức hấp dẫn từ Lào và Campuchia Việt Nam, Lào và Campuchia đều là 3 nước nằm ở vùng bán đảo Đông Dương, nếu đầu tư vào 2 quốc gia này,HAGL thực sự có lợi thế rất lớn: Lào và Campuchia là 2 nước tiếp giáp với Việt Nam,nếu đầu tư thì tất cả - máy móc có thể đưa từ Việt Nam sang một cách dễ dàng. Đây là lợi thế quan trọng mà không phải đầu tư vào quốc gia nào cũng có. Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thiết lập Quỹ Đầu tư hải ngoại. - Một sự phê chuẩn sớm để quỹ ra đời trong quý I-2010 là cần thiết bởi đầu tư sang các quốc gia láng giềng như Lào và Campuchia không chỉ mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, mà còn có ý nghĩa rộng lớn hơn, bảo vệ lợi ích trong những lĩnh vực khác của Việt Nam. 4.2.1 Lào Lào có tiềm năng đầu tư và hấp dẫn thực sự nhờ có nguồn tài nguyên - thiên nhiên phong phú. Trên toàn lãnh thổ Lào có hơn 300 điểm quặng của 36 loại khoáng sản khác nhau, phân bố từ Bắc, Trung tới Nam Lào. Với nguồn thủy năng lớn, Lào được đánh giá là có thể trở thành “bình ắc quy” cung cấp điện cho cả Đông Nam Á. Ngoài ra, Lào còn có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp. Lào là một trong những quốc gia mà các doanh nghiệp Việt Nam chọn để - rót vốn đầu tư ra nước ngoài sớm nhất. Bắt đầu từ năm 1997, tại Việt Nam đã nổi lên phong trào hợp tác với Lào khai thác và trồng rừng lấy gỗ, chế biến hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu… 4
- Ngoài ra, theo ông, đầu tư vào Lào cũng có nhiều ưu đãi hơn so với Việt - Nam. Ví dụ như về thuế, ông Đức cho biết, đối với các dự án trồng cao su tại Lào, HAGL được miễn thuế tới 10 năm trong khi ở Việt Nam thì phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, ở những vùng sâu vùng xa cũng chỉ miễn được khoảng 2 năm. Trong các quốc gia đầu tư vào Lào thì Việt Nam được ưu ái nhất.Chính - Phủ Lào và Việt Nam luôn có mối quan hệ thân tình,anh em thân thiết.Luôn luôn khuyến khích các dự án đầu tư từ Việt Nam.Đây có lẽ là lợi thế mà các doanh nhiệp Việt Nam nên tận dụng triệt để. 4.2.2 Campuchia: Theo nhiều nhà đầu tư, Campuchia là một thị trường lớn để doanh nghiệp - Việt Nam thâm nhập vào thị trường nội địa nước này Thông tin từ các cơ quan chức năng của Vương quốc Campuchia, nước - này hiện còn diện tích đất rất lớn để đầu tư sản xuất và chế biến công, nông nghiệp phục vụ xuất khẩu. Điều thuận lợi là vùng đất này tập trung với diện tích lớn, đất khá màu mỡ và chưa bị thoái hóa do các loại hóa chất. Campuchia xác định rõ kinh tế tư nhân là đầu tàu tăng trưởng. Thủ tướng - Hun Sen khẳng định trong Hội nghị xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào Campuchia mới đây rằng Chính phủ Hoàng gia là những nhà hoạch định chiến lược, quản lý sự phát triển, đảm bảo tạo môi trường kinh doanh tốt và nhất là đạt được sự công bằng, ổn định, có tính dự báo đối với kinh tế tư nhân. Campuchia đang thực hiện một chính sách kinh tế mở khá thông thoáng - với tất cả các nhà đầu tư, không phân biệt nước ngoài hay trong nước. Họ mở cửa cả những lĩnh vực nhạy cảm như bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng… vốn là những lĩnh vực mà nhiều quốc gia khác yêu cầu phải có doanh nghiệp nội địa tham gia góp vốn. Thủ tướng Hun Sen thậm chí cam kết biến Campuchia thành nước có môi trường kinh doanh tốt nhất khu 5
- vực và đảm bảo với các nhà đầu tư về một môi trường có lợi và thúc đẩy đầu tư. Chính phủ Campuchia đang thực hiện chủ trương tự do hóa nền kinh tế - bằng các chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn. Theo đó, thuế thu nhập DN chỉ 20%. DN có thể được hưởng thuế suất thuế thu nhập DN 9% trong 5 năm đối với các dự án đầu tư đã nhận giấy phép; miễn thuế thu nhập từ 6 đến 9 năm; được quyền rút vốn không giới hạn thời gian… 5 Chiến lược “3 chân ở 3 nước Việt Nam- Lào-Campuchia” của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai” 5.1 Tổng quát về chiến lược “3 chân ở 3 nước” . • Phạm vi của chiến lược Việt Nam, Lào và Campuchia trong khu vực có bán kính 200km tính từ đại bản doanh của tập đoàn tại thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai 6
- • Danh mục đầu tư Tập trung khai thác tài nguyên đất (cao su, khoáng sản) và tài nguyên nước (thủy điện) • Mục tiêu của chiến lược HAGL sẽ dần dần thay đổi cơ cấu nguồn thu nhập, theo đó thu nhập năm 2010 vẫn dựa chủ yếu vào các dự án kinh doanh bất động sản tại các thành phố lớn ở Việt Nam, .nhưng trong giai đoạn 2011 - 2012, nguồn thu chính sẽ đ ến từ thủy điện và sau đó, những năm từ 2013 trở đi nguồn thu sẽ được bổ sung từ các rừng cao su và các mỏ khoáng sản. Doanh thu từ bất động sản sẽ có tỷ l ệ gi ảm dần trong cơ cấu thu nhập của HAGL vì theo ông Đức, thị trường bất động sản, nhất là ở Việt Nam, đã có dấu hiệu bão hòa, không còn khả năng sinh lợi như trước nữa. 5.2 Quá trình thực hiện chiến lược 5.2.1 Đối với Cao su • Tầm quan trọng của cây cao su: Cao su là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, mủ cao su dùng cho ngành công nghiêp chế tạo và gỗ cao su dùng cho ngành sản xuât đồ gô. Ngành này ̣ ́ ̃ không đòi hỏi vôn đâu tư lớn nhưng lại có khả năng mang về dòng tiên và lợi ́ ̀ ̀ nhuân cao và ôn định khi đi vào khai thác. ̣ ̉ • Kế hoạch thực hiện: Mục tiêu là đên năm 2012 trông xong và khai thác 51.000 ha cao su tại Tây ́ ̀ Nguyên, Lào và Campuchia. Quỹ đất trồng cây cao su được phân bổ như sau 7
- 5.2.1.1 Việt Nam Có 7 nông trường cao su đã được trồng mới từ năm 2008 và bắt đầu khai thác: 1.Nông trường cao su Ia Blứ 2.Nông trường Lơ Pang 3.Nông trường Đak Yă 4.Nông trường cao su Ia Pa 5.Nông trường cao su Ia Puch 6.Nông trường cao su Ea Hleo 1 7.Nông trường cao su Ea Hleo 2, Đắk Lắk 5.2.1.2 Lào Bắt đầu từ năm 2007 HAGL đã đầu tư xây dựng nông trường cao su tại tỉnh Attapeu và Sê Kông.Attapeu là tỉnh biên giới, một trong những tỉnh nghèo nhất của Lào, cách Thủ đô Viên Chăn hơn 900 km, không có sân bay. Hiện tại đã xây dựng được 12 nông trường, mỗi nông trường khoảng 1.000 ha sắp tới thành lập thêm 5 nông trường nữa.Ngoài ra có 5 vườn ươm cao su, mỗi vườn ươm 1,5-2,5 triệu bầu. Tính đến cuối năm 2008 Công ty đã trồng xong 7000 ha cao su.Đến giữa năm 2011 Hoàng Anh Attapeu có 17.000 ha cao su và diện tích cao su ở Nam Lào của Hoàng Anh lên đến 22.000 ha.Cây cao su sẽ cho khai thác mủ khi trồng được 6 năm. Như vậy, tính đến năm 2013 Hoàng Anh Gia Lai có thể khai thác mủ t ại lứa cao su đầu tiên là 7000 ha. Mặc dù đã quyết định ngừng cho thuê đất đối với các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng có lẽ đối với chính phủ Lào, HAGL của Đoàn Nguyên Đức là một ngoại lệ. Mới đây, chính phủ nước này đã chấp thuận cho HAGL được thuê 8
- thêm 16.000 héc ta đất, giá tiền sử dụng đất ưu đãi là 7 USD/ha/năm và miễn 8 năm thuế thu nhập.Đến lúc đó, diện tích trồng cao su của HAGL tại Lào sẽ lên tới 31.000 hécta, gần gấp ba lần diện tích cao su của tập đoàn này tại Việt Nam. Lợi thế của Hoàng Anh Gia Lai là tìm được quỹ đât với chi phí thâp và có ́ ́ được đôi ngũ cán bộ công nhân viên nông lâm nghiêp có tay nghề cao và dày dạn ̣ ̣ kinh nghiêm, đó là yêu tố chính quyêt định sự thành công trong ngành cao su ̣ ́ ́ Với những biện pháp khoa học kỹ thuật mới, giống mới được du nhập từ các nước có ngành cao su tiên tiến như Malaysia và Thái Lan, cho nên đến năm 2012 lứa cây cao su đâu tiên bắt đầu cho sản phẩm. Khi hoàn thành chương trình ̀ trồng 51.000 ha cao su, hàng năm Hoàng Anh Gia Lai có thể thu hoạch đ ược khoảng 127.500 tấn mủ cao su quy khô để xuất khẩu, mang lại doanh số khoảng 382,5 triệu USD hàng năm (dựa trên mức giá bán dự kiến khoảng 3.000 USD/tấn. Giá cao su xuất khẩu đầu năm 2008 có lúc lên đến 3.500 USD/tấn). Mỗi năm Hoàng Anh Gia Lai có thể thu về lợi nhuận khoảng 299,25 triệu USD, vì giá thành cho 1 tấn mủ quy khô là 700 USD/tấn (giá thành bao gồm chi phí khai thác trực tiếp, khấu hao vốn đầu tư, chi phí bảo vệ, chăm sóc và chế biến). Ngoài ra, cuối kỳ khai thác mủ cao su (sau 20 năm khai thác) 51.000 ha cao su sẽ cho ra khoảng 3 triệu m3 gỗ phục vụ cho ngành chế biến gỗ với giá tr ị khoảng 750 triệu USD. Sau khi trừ đi chi phí khai thác, vận chuyển và chế biến khoảng 320 triệu USD, còn thu về khoảng 430 triệu USD (cho sản phẩm gỗ cao su). Đối với dự án cao su đang thực hiện tại Lào, số lượng lao động đang làm việc tại các nông trường có đến 80% là dân địa phương. Cứ 2ha cao su là có 1 lao động. Lương công nhân làm việc tại đây tính trung bình đ ạt khoảng 3 tri ệu đồng/người/tháng. Về giá thuê đất để trồng cao su là 7 USD/1ha/năm. 5.2.1.3 Campuchia Hiện tại Tổng Công ty CP Cao su Hoàng Anh Gia Lai đang quản lý 23 nông trường thuộc 5 Công ty. Trong tương lai sẽ tiếp tục thành lập các Công ty mới và nông trường mới nhằm thực hiện kế hoạch trồng mới và khai thác mủ 9
- cao su sau này.Hoàng Anh-Gia Lai đầu tư 73 triệu USD trồng trên 20.000 ha cao su tại Campuchia • Nông trường An Đông Mia 1 Nông trường An Đông Mia 1 thuộc Công ty Hoàng Anh Rattanakiri, nằm trên địa phận huyện An Đông Mia, tỉnh Rattanakiri, Vương quốc Campuchia. Cây cao su tại đây phát triển tốt hiện tại Nông trường đang khẩn trương khai hoang, làm đất, làm đường, xây dựng cầu cống, chuẩn bị cho mùa trồng mới sắp đến. Nông trường An Đông Mia 1 • Nông trường An Đông Mia 2 Tiếp giáp với nông trường An Đông Mia 1, thuộc Công ty Hoàng Anh Rattanakiri, nằm trên địa phận huyện An Đông Mia, tỉnh Rattanakiri, Vương quốc Campuchia. Hiện nông trường đang khẩn trương khai hoang đất, làm đường, xây dựng cầu cống chuẩn bị cho mùa trồng mới sắp đến. 5.2.2 Khoáng sản • Tầm quan trọng của ngành khai thác khoáng sản: Đặc thù của ngành khai thác khoáng sản là mức đầu tư không lớn song tỷ suất lợi nhuận cao, chi phí khai thác chỉ chiếm khoảng trên 20% giá bán.Nắm bắt 10
- được tiềm năng của khoáng sản Việt Nam và khu vực nên những năm gần đây trong chiến lược phát triển của Hoàng Anh Gia Lai, khai thác khoáng sản được Tập đoàn xác định là ngành sản xuất-kinh doanh chủ lực, chỉ đứng sau cao su. Năm 2007, Hoàng Anh Gia Lai chính thức đầu tư vào ngành này và đ ến nay có nhiều dự án đã và đang triển khai trên nhiều vùng của ba nước: Việt Nam, Lào và Campuchia; nhiều nơi đã được cấp phép thăm dò, khai thác và Tập đoàn đang hoàn tất các thủ tục để đi vào hoạt động. Kế hoạch khai thác khoáng sản • Kế hoạch thực hiện: Mục tiêu của Hoàng Anh Gia Lai trong lĩnh vực khoáng sản là khai thác và chế biến 60 triệu tấn quặng sắt phân bố tại các mỏ ở Tây Nguyên,Thanh Hoá khoảng 10 triệu tấn,Lào khoảng 30 triệu tấn và Campuchia khoảng 10 triệu tấn,doanh thu ước tính vào khoảng 7.2 tỷ USD.Năm 2011 quặng sắt sẽ thay thế bất động sản,sắt thì trong năm 2010 cho lợi nhuận khoảng 20%. 5.2.2.1 Việt Nam: Hoàng Anh Gia Lai có các dự án tại 3 tỉnh là Gia Lai, Kon Tum , Thanh Hoá. Nhà máy tuyển quặng Hàm Rồng:Nhà máy tuyển quặng Hàm Rồng thuộc - địa phận xã IaBăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku hơn 10km. Quặng nguyên liệu được lấy từ mỏ sắt huyện Kbang và các 11
- mỏ sắt tại khu vực Tây Nguyên, đội ngũ vận hành dây chuyền gồm các kỹ sư và công nhân lành nghề có nhiều kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao. Nhà máy tuyển quặng Kbang: được đầu tư xây dựng 3 dây chuyền tuy ển - quặng. Ba dây chuyền tuyển quặng hoạt động liên tục để phục vụ tuyển quặng sắt khai thác tại mỏ sắt Plei Kon Gô. Nhà máy cách khu vực khai thác khoảng 10 Km. Tinh quặng sắt sau khi tuyển đạt hàm lượng sắt trên 65% Mỏ sắt Plei Kon Gô - Kbang :thuộc địa phận xã Lơ Ku và xã Đông, huyện - Kbang, tỉnh Gia Lai. Hiện nay Công ty đang tiến hành khai thác mỏ quặng sắt Plei Kon Gô – Kbang để cung cấp cho các nhà máy tuyển quặng sắt tại huyện Kbang và nhà máy tuyển quặng tại Hàm Rồng. Khai thác – chế biến quặng sắt Mô Rai - Kon Tum - Mỏ sắt thuộc xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. - Khai thác - chế biến quặng sắt Thanh Hoá : thuộc địa phận xã Lương Nội, - huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Quặng sắt ở đây có thành phần chủ yếu là quặng sắt magnetit, một số ít là quặng sắt hematit. Mỏ sắt Thanh Hóa đã qua giai đoạn khảo sát, hiện đang trình hồ sơ xin cấp phép khai thác, dự kiến lắp đặt 2 dây chuyền tuyển quặng. Hiện nay đã trình hồ sơ chờ cấp phép khai thác và chế biến, dự kiến lắp đặt 6 dây chuyền tuyển quặng. 5.2.2.2 Lào Hoàng Anh Gia Lai đang thực hiện đầu tư 6 mỏ sắt lộ thiên tại Lào với trữ lượng rất lớn. Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết, đến này đã ký đ ược hợp đồng trên 100.000 tấn quặng sắt và sắp sửa cho xuất những tấn quặng đầu tiên. Dự kiến, với giá quặng sắt hiện nay vào khoảng 30 USD/m2. Trong năm 2011, HAG dự kiến sẽ khai thác 400.000 tấn, năm 2011 là 1,1 triệu tấn và năm 2012 là 1,5 triệu tấn quặng sắt. • Dự án khai thác – chế biến quặng sắt Tăng Ta Lăng – Tỉnh Sê Kông 12
- Ngày 31 tháng 8 năm 2009, Chính Phủ Lào và Công ty Cổ phần Khoáng sản Hoàng Anh Gia Lai đã ký hợp đồng về việc tìm kiếm và khảo sát quặng sắt trong diện tích 39 km2, thuộc khu vực Bản Tăng Ta Lăng, Huyện Đắc Chưng, Tỉnh Xê Kông. Công ty cổ phần Khoáng sản Hoàng Anh Gia Lai đã tiến hành tìm kiếm và thăm dò các điểm quặng trong khu vực này. Qua quá trình tìm kiếm, thăm dò quặng ở đây chủ yếu là dạng quặng sắt magnetit, hàm lượng sắt trong quặng khá cao trung bình 65%, dự kiến lắp đặt 4 dây chuyền tuyển quặng. • Dự án khai thác – chế biến quặng sắt KaLum - Tỉnh Sê Kông Mỏ thuộc khu vực bản Panon, huyện KaLum, Tỉnh Sê Kông, CHDCND Lào. Hiện nay đang trong giai đoạn tiếp tục thăm dò. 5.2.2.3 Tại Campuchia : Hiện Chính phủ Campuchia đang thực hiện chủ trương tự do hóa nền kinh tế bằng các chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn. Theo đó, thuế thu nhập DN chỉ 20%. DN có thể được hưởng thuế suất thuế thu nhập DN 9% trong 5 năm đối với các dự án đầu tư đã nhận giấy phép; miễn thuế thu nhập từ 6 đ ến 9 năm; được quyền rút vốn không giới hạn thời gian… Những chính sách này đã tỏ ra khá hiệu quả để Campuchia thu hút vốn đầu tư nước ngoài thời gian qua. Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn HAGL, từng khẳng định vào Campuchia, HAGL đã “bắt được cá lớn”! Sự cạnh tranh trong thăm dò và khai thác dầu khí ở Campuchia cũng không kém phần gay cấn từ khi nước này phát hiện ra trữ lượng khí và dầu đáng kể.Ngày 24 tháng 09 năm 2010 hơn 50 nhà đầu tư trong và ngoài nước như Temasek Holdings, Duxton Asset Management, Spinaker Capital, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Tiên Phong, Công ty CP đầu tư Sài Gòn, Công ty chứng khoán Thăng Long, Công ty chứng khoán Bảo Việt, Bảo Việt Fund, TIM Investment and Management Consulting, Jaccar, Tong Yang Asset management, Viet Bridge Capital, Finansa Fund, Manulife Fund, Sabeco Fund,… đã có chuyến tham quan thực tế tại mỏ sắt Campuchia. 13
- Đoàn đã vào tận trong rừng sâu để tham quan mỏ sắt tại Campuchia, cách thành phố Pleiku 75km. Đây là mỏ sắt lộ thiên với trữ lượng khoảng 30 triệu tấn,cách trụ sở chính của HAGL tại Campuchia một giờ rưỡi đi xe ô tô.Mỏ này sẽ được khai thác và sản xuất quặng vào tháng 8 năm 2011 Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn HAGL cho biết, mới đây chính phủ Campuchia đã chấp thuận cho HAGL khai thác một mỏ quặng mới sau khi hoàn thành thăm dò trên diện tích 160 km, xung quanh mỏ quặng hiện nay. Khai thác quặng có tỷ suất sinh lợi cao trên suất đầu tư. Chỉ cần đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu USD là có thể sản xuất ra sản phẩm. Năm 2010, HAGL dự kiến thu khoảng 700 tỷ đồng lợi nhuận từ quặng và con số này có thể tăng gấp đôi vào năm sau. Ông Đoàn Nguyên Đức, dự án khai thác quặng sắt ở Campuchia • Khai thác chế biến quặng sắt Kachoak – Tỉnh Rattanakiri Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã có những thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế trong khuôn khổ quy chế ASEAN và các thỏa thuận song phương nhằm đạt tới sự phồn thịnh chung của khu vực. Trên cơ sở những quy định này, các doanh nghiệp việt Nam đã tìm hiểu các điều kiện cụ thể ở Campuchia nhầm tìm kiếm cơ hội đầu tư. 14
- Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai là một doanh nghiệp lớn có uy tín tại Việt Nam, đã tiến hành khảo sát để đầu tư vào Campuchia. Hợp đồng đã được ký kết vào ngày 16/9/2009 giữa Bộ Công Nghiệp Mỏ và Năng Lượng Campuchia với Công ty về việc khảo sát thăm dò khoáng sản quặng sắt tại khu vực Lum Choak, huyện Ouaydav, Tỉnh,Ratanakiri với diện tích 154 km². Giấy phép số 1198 ngày 16/12/2009 của Bộ Công Nghiệp Mỏ và Năng Lượng Campuchia về việc cho phép khảo sát thăm dò. Qua kết quả khảo sát, thăm dò các điểm quặng sắt trong khu vực cho thấy đây là mỏ quặng có trữ lượng lớn. Đã trình dự án đầu tư, hồ sơ xin cấp phép khai thác và các hồ sơ liên quan cho Bộ cho Bộ Công nghiệp Mỏ và Năng Lượng Campuchia. Dự kiến lắp đặt 3 dây chuyền tuyển quặng. 5.2.3 Thuỷ điện • Tầm quan trọng của thuỷ điện: Vài năm gần đây, HAGL đặc biệt quan tâm đến thủy điện - lĩnh vực đang là điểm “nóng” của cả nước và một số nước trong khu vực khi mà bài toán điện năng chưa có lời giải hoàn hảo giữa nhu cầu sử dụng và khả năng cung ứng. • Kế hoạch thực hiện: Doanh thu từ thuỷ điện sẽ được ghi nhận từ năm 2011.Doanh thu hàng năm dự kiến là 1344 tỷ đồng. Bảng chi phí đầu tư thuỷ điện Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chi phí đầu 58 120 137 tư(triệu USD) (Nguồn HAGL) 5.2.3.1 Việt Nam Thử nghiệm ban đầu chính là công trình thủy điện Đak Srông 2 trên đ ịa bàn huyện Kông Chro - Gia Lai. Đây là công trình thủy điện đầu tiên do HAGL làm chủ đầu tư có công suất 24 MW được khởi công vào năm 2008,tổng vốn 432 15
- tỷ đồng.Ngày 26/10/2010 sau 2 năm chờ đợi, Thuỷ điện Đak Srông 2 đã hòa vào lưới điện Quốc Gia 110 kv. Là “đứa con đầu lòng”, Đak Srông 2 không chỉ mang ý nghĩa là cột mốc quan trọng đánh dấu một ngành mới và là trọng điểm trong kế hoạch phát triển của HAGL mà qua đó còn thể hiện tình cảm và khẳng định năng lực của doanh nghiệp đối với vùng đất quê hương Gia Lai. Thành công bước đầu đã tạo tiền đề cho HAGL mạnh dạn đầu tư vào một ngành mới - thủy điện. Sau Đak Srông 2 là Đak Srông 2A cũng trên đ ịa bàn huyện Kông Chro-Gia Lai, công suất 18 MW, tổng vốn đầu tư 324 tỷ đồng, khởi công năm 2009 và sẽ hoàn thành trong năm nay; thủy điện Đak Srông 3A trên đ ịa bàn huyện Uy tín, tiềm lực kinh tế và chất lượng sản phẩm của HAGL trong những năm qua đã giúp cho đơn vị ngày càng khẳng định thương hiệu và nhận được nhiều dự án đầu tư, trong đó thủy điện luôn dẫn đầu. Chỉ trong thời gian hơn 3 năm, HAGL đã được cấp phép triển khai 17 dự án thủy điện tại các tỉnh Tây Nguyên, Thanh Hóa và trên nước bạn Lào. 5.2.3.2 Lào Đáng chú ý là dự án thủy điện Nậm Công 2 và Nậm Công 3 thực hiện tại huyện Phu Vông tỉnh Attapeu .Tổng công suất lắp máy của 2 dự án Thủy điện là 111 MW với lượng điện trung bình hàng năm là 433,35 triệu kWh trong đó dự án Nậm Công 2 có công suất lắp máy là 66 MW, điện lượng trung bình là 263,22 triệu kWh; Nậm Công 3 công suất lắp máy là 45 MW, điện lượng trung bình là 170,24 triệu kWh.dự kiến xây dựng trong 2 năm rưỡi. Tổng vốn đầu tư của 2 dự án lên đến 134.951.000 USD, tương đương 2.654 tỷ đồng Việt Nam, thời gian hoạt động của hai dự án là 40 năm tiến hành xây dựng trong quý 1/2011. Ngoài ra còn có các dự án thuỷ điện Hạ Xê Kông, Sê Sụ và Nậm Ét đang được lên kế hoạch thực hiện. 16
- Mô hình Nhà máy Thủy điện Nậm Công 2 5.3 Những khó khăn trong quá trình đầu tư tại Lào và Campuchia và biện pháp khắc phục: Bên cạnh những thuận lợi,HAGL cũng gặp không ít khó khăn khi đầu tư vào quốc gia này, nhất là về nguồn nhân lực và thủ tục hành chính. Lào là một dân tộc hòa bình, không thích cạnh tranh đua chen. Tuy nhiên do - lao động ít, trình độ lao động cũng thấp nên sau khi tuyển dụng cần phải đào tạo lại từ đầu Người Lào cũng chưa có được tác phong làm việc chuyên nghiệp (thích thì - làm không thích thì nghỉ) nên việc định hướng đưa họ vào môi trường làm việc chuyên nghiệp cần phải có thời gian. Hiện nay, hầu hết lao động của HAGL tại Lào là lao động phổ thông và thường làm theo kiểu công nhật. Việc đưa lao động Việt Nam vào Lào bị hạn chế, khoảng 10% cho mỗi dự án và thời hạn visa quá ngắn (khoảng 6 tháng) khiến các dự án cần nhiều lao động gặp khó khăn. Mặc dù cơ hội và tiềm năng đầu tư vào Lào là rất lớn, nhưng theo nhiều - doanh nghiệp, để có được dự án đầu tư ở Lào là không dễ. Đồng tình với nhận định này, nhưng ông Đức, HAGL, cho biết thêm, không riêng ở Lào, thủ tục xin đầu tư ở Campuchia thậm chí còn khó hơn. Nguyên nhân, theo 17
- ông Đức, là hầu hết các dự án đầu tư ở Lào hay Campuchia đều là những dự án lớn, nên thẩm quyền quyết định luôn ở cấp Chính phủ. Đầu tư ở bất kì đâu cũng gặp rất nhiều khó khăn nhất là đầu tư ở nước ngoài nhưng Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đã có những biện pháp khắc phục khá hiệu quả,ngoài ra còn đem lại được hình ảnh tốt đẹp cho HAGL : Bên cạnh việc giúp đỡ người dân trong nước, HAGL cũng dành những - tình cảm hết sức đặc biệt cho nước bạn Lào nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Cụ thể, Công ty đã tài trợ cho Chính phủ Lào 19 triệu USD, trong đó có 4 triệu USD là viện trợ không hoàn lại và 15 triệu USD( sẽ được Chính phủ Lào hoàn trả cho HAGL bằng gỗ khai thác lòng hồ và các dạng quota khác.) cho vay không tính lãi để xây dựng Làng Vận động viên SEAGames 25, giúp nước bạn tổ chức thành công sự kiện thể thao lớn nhất khu vực Đông Nam Á 2009. Phó Thủ tướng Thường trực nước CHDCND Lào Somvasat Lengsavad trao chứng chỉ đồng tài trợ chính SEA Games 25 cho chủ tịch HAGL ông Đoàn Nguyên Đức Đặc biệt, tại tỉnh Attapeu, nơi HAGL đã và đang triển khai trồng đến hàng chục ngàn ha cao su, Công ty cũng đã thể hiện rõ trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng khi xây mới cây cầu bắc qua sông Xesu trị giá 1,2 triệu USD, kéo đường dây điện cho nhiều bản của huyện Xaysetha trị giá khoảng 600.000 USD, 18
- khởi công xây dựng 2 khu dân cư tập trung tại huyện Xaysetha và Phouvong gồm 200 căn nhà có đầy đủ tiện nghi tối thiểu để sinh hoạt như điện, nước. Khánh thành cầu Sê-sụ Đáng chú ý là trong năm 2010, Công ty triển khai xây dựng 1.000 căn nhà tại tỉnh Attapeu (Lào) với tổng giá trị khoảng 50 tỷ đồng để cấp cho công nhân cao su của Tập đoàn. Đến nay, có 500 căn đã hoàn thành và bàn giao cho các gia đình công nhân. Cũng tại tỉnh Attapeu, Công ty đang thi công xây dựng bệnh viện 200 giường tại trung tâm tỉnh lỵ nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và công nhân cao su của Tập đoàn. Ngoài ra, HAGL còn tiếp tục xây dựng điện, đường, trường, trạm để hình thành khu dân cư tại vùng dự án (tại huyện Chư Prông- Gia Lai và Ea Hleo- Đak Lak cũng sẽ có 1.000 căn nhà tương tự được xây dựng). 6. Đánh giá thành công của chiến lược và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra ngước ngoài: 6.1Đánh giá thành công của chiến lược Sau hơn 5 năm bắt đầu mở rộng kinh doanh quốc tế.Hoàng Anh Gia Lai đã bắt đầu gặt hái những thành công mà không phải doanh nghiệp nào tham gia đầu tư quốc tế làm được,kể cả các doanh nghiệp có vốn tham gia của nhà nước.Thực tế, nếu HAGL không vươn sang Lào, Campuchia để đầu tư thì 3 - 5 19
- năm nữa, HAGL cũng chỉ là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi nếu hiện nay, hai lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và mang lại lợi nhuận cao là tài chính và bất động sản thì trong tương lai, hai lĩnh vực này sẽ không thu hút được đầu tư và còn bị cạnh tranh khốc liệt.Nhờ những chính sách khôn ngoan biết nhìn xa trông rộng của Chủ tịch tập đoàn HAGL ông Đoàn Nguyên Đức,giờ đây HAGL đã trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.Ông Đoàn Nguyên Đức cũng cho biết ông đang nhận được triển vọng tốt lành từ hơn 100.000 ha đất có thể trồng cao su ở Việt Nam, Lào và Campuchia và chỉ đến năm 2014 thì 50.000 ha ca su của ông sẽ thu hoạch với lợi nhuận khổng lồ 450 triệu USD/năm • Thành công tại Lào Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đầu tư lớn nhất vào Lào cho đến thời điểm này gồm 30.000 ha cao su (tính cả 15.000 ha đang khảo sát và chuẩn bị cấpNăm 2008, HAGL đã chuyển từ Lào về nước 100 tỉ đồng lợi nhuận đầu tiên đã đem về Việt Nam 100 tỷ đồng lợi nhuận.Theo tính toán trong vòng 5 đến 7 năm tới lợi nhuận của HAGL từ việc đầu tư tại Lào có thể lên đến trên dưới 100 triệu USD một năm nhờ xuất khẩu cao su và các sản phẩm từ cao su và gỗ Ngày 10/9/2011 HAGL đã ký biên bản ghi nhớ 4 dự án lớn với chính phủ Lào. Cụ thể: HAGL đã đầu tư vào Lào ba dự án trồng cao su, trồng mía đường với tổng - diện tích lên đến 30 ngàn ha. Giá trị đầu tư khoảng 210 triệu USD.Dự án cụm nhà máy gồm nhà máy sản xuất đường 7 ngàn tấn/ngày, nhà máy nhiệt điện công suất 30 MW, nhà máy ethanol 12.000 tấn/năm và nhà máy phân vi sinh công suất 50.000 tấn/năm tại tỉnh Attapeu có cùng một loại (nguyên liệu là cây mía), giá trị đầu tư 100 triệu USD. Dự án thủy điện Nậm Kông 2, Nậm Kông 3, Hạ Xê Kông, Sê Sụ và Nậm - Ét có tổng công suất lên đến 400 MW, trị giá khoảng 500 triệu USD 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tìm hiểu chiến lược phát triển và đưa ra điểm yếu, điểm mạnh của công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist
34 p | 2025 | 322
-
Đề tài: Phân tích chiến lược kinh doanh của hệ thống bán lẻ của siêu thị Big C
31 p | 673 | 205
-
Đề tài: Đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Cư và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược đến năm 2015 - GVHD. Ngô Quý Nhâm
56 p | 318 | 107
-
Luận văn:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO)
47 p | 380 | 104
-
Đồ án tốt nghiệp Thạc sỹ: Đánh giá và đề xuất chiến lựợc phát triển của tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2007 - 2012 - Viet Nam Internationnal school Ha Noi
68 p | 394 | 86
-
Đề tài: Xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020
144 p | 248 | 78
-
Đề tài: Đánh giá và quy hoạch môi trường
31 p | 293 | 72
-
Đồ án: Phân tích và đánh giá chiến lược phát triển tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
53 p | 342 | 60
-
Đề tài: Hoạch định chiến lược phân phối cho sản phẩm thép và xi măng tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang
20 p | 250 | 55
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá chiến lược hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược
74 p | 136 | 39
-
Luận văn:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM ĐẾN NĂM 2015
52 p | 141 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chiến lược marketing trực tuyến của hãng hàng không Việt Nam Airlines chi nhánh Đà Nẵng
93 p | 147 | 32
-
Luận văn:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP VIỄN THÔNG NCS
55 p | 158 | 28
-
Luận văn:PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN IN TRƯƠNG THÀNH CÔNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ KHUYẾN NGHỊ
42 p | 137 | 26
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Châu Á (IAI) giai đoạn 2010-2015
59 p | 164 | 26
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược xúc tiến cho dòng sản phẩm Dumex Gold trong 6 tháng cuối năm 2010
67 p | 183 | 22
-
Bài thuyết trình: Phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp chiến lược của công ty bảo hiểm IAI
45 p | 119 | 9
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, kết quả ảnh hưởng và khả năng vận dụng trong giám sát đánh giá chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam
36 p | 57 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn