intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Đánh giá tác động của DLST đối với nền kinh tế-xã hội tại VQG Phước Bình và VQG Núi Chúa

Chia sẻ: Ohtheak Ohtheak | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

152
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo về đánh giá tác động của DLST đối với nền kinh tế - xã hội tại VQG Phước Bình và VQG Núi Chùa, qua đó các bạn có thể tìm hiểu về sự tác động của du lịch sinh thái của nước ta ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo đển nắm rõ hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Đánh giá tác động của DLST đối với nền kinh tế-xã hội tại VQG Phước Bình và VQG Núi Chúa

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DLST ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ-XÃ HỘI TẠI VQG PHƯỚC BÌNH VÀ VQG NÚI CHÚA GVHD:VÕ THỊ BÍCH THÙY SVTH: Nhóm 2 1. Nguyễn Hoàng Duy 10157033 2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 10157057 3. Võ Châu Việt Khuê 10157080 4. Nguyễn Thị Cẩm Lệ 10157085 5. Huỳnh Thị Bích Liêm 10157086 6. Bùi Hữu Long 10157095 7. Phí Hương Mai 10157106 8. Lê Thị Kim Ngân 10157119 9. Lê Thị Mỹ Nhung 10157137 10.Đỗ Phi Phúc 10157145 11.Lý Hoàng Phúc 10157148 12.Lê Thị Bé Thảo 10157169 13.Tăng Ngọc Thuận 10157184 14.Nguyễn Thành Vân Trang 10157204 15. Trần Quốc Tuấn 10157239 Tp Hồ Chí Minh, 08/2013
  2. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa LỜI CẢM ƠN Chuyến tham quan nhận thức môn thực tập giáo trình 2 từ ngày 26/5/2011 – 30/5/2011 của tập thể lớp DH10DL đã thành công tốt đẹp nhờ vào sự tham gia đóng góp, giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân và tổ chức trong suốt chuyến hành trình 4 ngày 4 đêm. Lời đầu tiên chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên đã tạo điều kiện cho chúng tôi được đi tham quan, nhận thức và học tập những điều mới. Xin chân thành cảm ơn cô Võ Thị Bích Thùy, Cô Nguyễn Huỳnh Nhật Mai đã trực tiếp tham gia hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ cho chuyến đi. Xin cảm ơn sự tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình tại hai VQG Phước Bình và Núi Chúa. Cuối cùng là lời cảm ơn đến tất cả các thành viên của lớp DH10DL đặc biệt là các thành viên BTC thuộc lớp DH10DL vì những đóng góp của các bạn đã làm cho chuyến đi thành công hơn. Một lần nữa xin cảm ơn đến tất cả mọi người đã đóng góp vào thành công của chuyến đi. Nhóm 2 lớp DH10DL Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Nhóm 2 Page 1
  3. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 4 1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 4 1.2 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................ 4 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 5 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 1.4.1 Thu thập các tài liệu thứ cấp ............................................................. 5 1.4.2 Khảo sát thực địa ............................................................................... 6 1.4.3 Phƣơng pháp ma trận tác động (AIM) ................................................. 6 Chƣơng 2 NỘI DUNG THỰC TẬP – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC .......................... 7 2.1 Vƣờn quốc gia Phƣớc Bình .......................................................................... 7 2.1.1 Tổng quan ............................................................................................... 7 2.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................... 7 2.1.1.2. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội ..................................................... 10 2.1.2 Hiện trạng DLST và những ảnh hƣởng từ việc phát triển DLST . 13 2.1.2.1 Hiên trạng ..................................................................................... 13 2.1.2.2 Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST đến KT-XH địa phƣơng ....................................................................................................... 15 2.1.3 Đề xuất các hƣớng phát triển DLST gắn với sinh kế cộng đồng ... 18 2.1.3.1 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của DLST đối với cộng đồng tại VQG Phƣớc Bình. ....................................................................... 19 2.1.3.2 Đề xuất các hƣớng du lịch sinh thái có tham gia của cộng đồng địa phƣơng: ...................................................................................................... 19 2.2 Vƣờn quốc gia Núi Chúa ........................................................................ 21 2.2.1 Tồng quan ........................................................................................ 21 2.2.1.1 Đặc điềm điều kiện tự nhiên .......................................................... 21 2.2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội ................................................................. 26 2.2.2. Hiện trạng DLST và những ảnh hƣởng từ việc phát triển du lịch sinh thái ................................................................................................................. 28 Nhóm 2 Page 2
  4. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa 2.2.2.1 Hiện trạng ..................................................................................... 28 2.2.2.2 Đánh giá các tác động của việc phát triển dlst đến KT-XH địa phƣơng ....................................................................................................... 29 2.2.3 Đề xuất các hƣớng phát triển DLST gắn với sinh kế cộng đồng ... 32 2.2.3.1 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của DLST đối với cộng đồng tại VQG Phƣớc Bình ........................................................................ 32 2.2.3.2 Đề xuất các hƣớng du lịch sinh thái có tham gia của cộng đồng địa phƣơng ....................................................................................................... 33 Chƣơng 3 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................... 36 3.1 Kết luận: ..................................................................................................... 36 3.2 Kiến nghị: ................................................................................................... 36 Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 38 Nhóm 2 Page 3
  5. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Vài năm trở lại đây, lĩnh vực du lịch, nhất là du lịch sinh thái và bảo tồn trên thế giới đã có rất nhiều bước phát triển. Du lịch sinh thái, dựa trên mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường sẽ là xu hướng của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay khi vừa hạn chế tối đa các tác động xấu tới môi trường từ hoạt động du lịch, vừa đóng góp quan trọng vào việc quản lý bền vững các khu vực bảo tồn thiên nhiên, xây dựng du lịch bền vững trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của thiên nhiên và con người. Đó là những lợi ích về kinh tế, xã hội cho cộng đồng địa phương, cho khu du lịch sinh thái, cho các nhà quản lý hoạt động du lịch sinh thái, là sự giao thoa văn hóa giữa du khách và cộng đồng bản địa. Việc tham gia các hoạt động du lịch sinh thái, du khách sẽ được tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng môi trường tự nhiên và nền văn hóa bản địa của các dân tộc tại các điểm đến. Đối với cộng đồng bản địa, những lợi ích thu được từ du lịch sinh thái sẽ giúp họ thay đổi nhận thức, lối tư duy từ bị động sang chủ động và tham gia bảo vệ môi trường vì chính sinh kế của họ. Thông qua chuyến đi thực tập 2 tại hai vườn quốc gia Phước Bình và Núi Chúa, nhận thấy được rằng tại hai vườn quốc gia có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nhưng hiện tại vẫn còn đang phát triển rất sơ khai. Cuộc sống của người dân ở vùng đệm còn gặp nhiều khó khăn, họ chưa thực sự tham gia vào những nỗ lực bảo tồn chung của vườn quốc gia. Trước các điều kiện khách quan này, vấn đề đặt ra cho hai VQG hiện nay là sớm xây dựng một mô hình dlst gắn với sinh kế cộng đồng phù hợp vừa để phát triển du lịch vừa để bảo tồn được các giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa nhân văn bản địa, đồng thời giảm áp lực lên tài nguyên, góp phần cải thiện đời sống nhân dân địa phương nâng cao đời sống dân cư…là hết sức đúng đắn, thiết thực. Chính vì những điều này, nhóm đã quyết định thực hiện đề tài: “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DLST ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ-XÃ HỘI TẠI VQG PHƯỚC BÌNH VÀ VQG NÚI CHÚA 1.2 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Nhóm 2 Page 4
  6. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa  Phạm vi nghiên cứu - Vườn quốc gia Phước Bình Địa chỉ : Xã Phước Bình – Huyện Bác Ái – Tỉnh Ninh Thuận. VPĐD: 8B Ngô Gia Tự - TP.PRTC tỉnh Ninh Thuận Điện thoại:ĐT: 0683.827834 FAX: 0683.826766 Email: vqgphuocbinh@yahoo.com.vn - Vườn quốc gia Núi Chúa Địa chỉ:thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận Điện thoại: 068.3874403 Fax: 068.3874403 Email: nuichua.dlst@gmail.com  Đối tượng nghiên cứu - Hiện trạng KT-XH tại địa phương (đặc biệt là sinh kế cộng đồng) - Người dân địa phương đặc biệt là cộng đồng dân tộc sinh sống tại hai VQG 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài này là đưa ra những thông tin cơ bản về kinh tế, xã hội của các cộng đồng vùng đệm ở VQG Phước Bình và Núi Chúa, nhận ra được các tác động của du lịch đến cộng đồng dân cư nơi đây …Đó là tiền đề cho việc phân tích và đề xuất các giải pháp sinh kế tiềm năng, mà trong đó du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng địa phương là một giải pháp sinh kế bền vững, giúp cộng đồng có được thu nhập ổn định, cải thiện đời sống. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 1.4.1 Thu thập các tài liệu thứ cấp Thu thập các thông tin, tài liệu từ sách báo, internet cũng như các dữ liệu do hai VQG cung cấp về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên và xã hội, vị trí địa lí, khí hậu thủy văn, địa hình, tài nguyên du lịch sinh thài tại hai VQG…. Nhóm 2 Page 5
  7. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa Các văn bản pháp quy liên quan đến việc phát triển DLST tại hai VQG là một trong những cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp cải thiện tác động của du khách tới cộng đồng người dân bản xứ 1.4.2 Khảo sát thực địa Được thực hiện thông qua hoạt động thực tập tại hai VQG, giúp nắm rõ tình hình thực tế để đưa ra những đề xuất phù hợp nhất. Khảo sát thực tế về các tài nguyên thiên nhiên, các loại hình dịch vụ du lịch, cơ sở vật chất, hạ tầng, cộng đồng dân cư sống tại hai VQG để đánh giá tình hình hoạt động, nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường du lịch, nhận diện các tiềm năng du lịch… Qua khảo sát thực địa để đưa ra những ý kiến nhận xét đối với những lợi ích và hạ chế của hoạt động du lịch sinh thái nơi đây. Đồng thời ghi nhận lại hình ảnh để làm tư liệu cho đề tài. Kiểm tra sau đó chỉnh lý bổ sung cho những tư liệu thu được. 1.4.3 Phƣơng pháp ma trận tác động (AIM) Các bước thực hiện: a) Xác định các hoạt động du lịch quan trọng nhất. Xác định các hoạt động du lịch diễn ra mang tính chất thường xuyên, có tác động nhiều nhất. b) Xác định các thành phần kinh tế - xã hội chính của người dân bị tác động trong hoạt động du lịch. c) Xác định tác động của các hoạt động du lịch đến các thành phần này. d) Xác định các tác động quan trọng nhất căn cứ vào những tác động ảnh hưởng như thế nào đến hai VQG mà chúng ta cho các điểm 1, 2, 3, 0, -1, -2, -3 và đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực. Nhóm 2 Page 6
  8. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa Chƣơng 2 NỘI DUNG THỰC TẬP – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 2.1 Vƣờn quốc gia Phƣớc Bình 2.1.1 Tổng quan 2.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý VQG Phước Bình có vị trí tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm Thị xã Phan Rang 62 km về phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý : Từ 11058’32” đến 12010’00” vĩ độ Bắc; 1080 41’00” đến 108049’05” kinh độ Đông. Ranh giới: + Phía Đông giáp: huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà + Phía Tây giáp: Rừng phòng hộ đầu nguồn Thuỷ Điện Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng. + Phía Nam giáp: Lâm trường Tân Tiến, tỉnh Ninh Thuận. + Phía Bắc giáp: VQG Bi Doup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Tổng diện tích VQG Phước Bình : 19.814 ha Trong đó: + Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt : 10.486 ha + Phân khu phục hồi sinh thái: 9.144 ha + Phân khu hành chính dịch vụ: 184 ha Vùng đệm VQG: 11.082 ha Nhóm 2 Page 7
  9. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa Hình 1:Bản đồ VQG Phước Bình  Hiện trạng thảm thực vật rừng Dựa trên phương pháp phân loại thảm thực vật của Gs.Ts. Thái Văn Trừng (1998), Vườn quốc gia có 15 kiểu và kiểu phụ thảm thực vật Điều này cho thấy, đây là một trong những Vườn quốc gia có kiểu thảm thực vật đa dạng ở Việt Nam. Đó là kết quả của sự tác động của các nhóm nhân tố như địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu thủy văn, và xã hội… Đây là một trong những VQG có kiểu thảm thực vật đa dạng ở Việt Nam: Kiểu rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi Nhóm 2 Page 8
  10. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa thấp; Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp; Kiểu rừng thường xanh chủ yếu cây lá kim á nhiệt đới núi thấp; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng thưa lá rộng nửa rụng lá hơi khô nhiệt đới; Kiểu rừng thưa chủ yếu cây lá kim nhiệt đới.  Hiện trạng động vật rừng Vườn quốc gia Phước Bình liên kết với Vườn quốc gia Bi Doup – Núi Bà tỉnh Lâm đồng tạo thành một vùng rộng lớn thuận lợi cho các loài động vật hoang dã duy trì và phát triển. Kết quả điều tra thành phần động vật của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ, đã ghi nhận: Tổng số loài có xương sống trên cạn là 327 loài, thuộc 94 họ, 28 bộ phân theo các lớp như sau: Lớp Số loài Số Họ Số Bộ Thú 69 27 10 Chim 206 50 14 Bò Sát 34 12 3 Ếch Nhái 18 5 1 Tộng cộng 327 94 28 Loài đặc hữu Hệ động vật tại có yếu tố đặc hữu cao. Thú có 4 loài đặc hữu Đông Dương đang được thế giới quan tâm, gồm Vượn Má Hung Hylobates concolor gabriellae, Chà Vá Chân Đen Pygathrix nigripes, Cầy Vằn BắcHemigalusowstoni,Mang Lớn Megamumtiacus vuquangensis. Chim là loài tương đối đặc biệt vì có một số phân bố hẹp và chỉ giới hạn ở cao nguyên Đà Lạt như: Khướu đầu đem má xám garrulax yessini, Khướu mỏ dài Faboulleia danfoui, sẽ thông họng vàng Carduelismongguilloti. Bò sát có loài Nhông cát sọc đặc hữu của Việt Nam,loài này chỉ mới tìm thấy ở Thừa Thiên- Huế và Quảng Nam.Loài quý hiếm Có 50 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam 2000, bao gồm: 23 loài thú, 14 loài chim, 13 loài Nhóm 2 Page 9
  11. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa bò sát và ếch nhái và 29 loài nằm trong sách đỏ thế giới IUCN năm 2006 gồm: 14 loài thú, 12 loài chim, 3 loài bò sát. 2.1.1.2. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội  Dân cƣ Xã Phước Bình gồm có 6 thôn, 797 hộ, 4,035 khẩu gồm có: Hành Rạc 1(134 hộ, 615 khẩu); Hành Rạc 2 (85 hộ, 395 khẩu); Gia É (173 hộ, 779 khẩu); Bố Lang (152 hộ, 992 khẩu); Bậc Rây 1( 127 hộ, 598 khẩu) và Bậc Rây 2 ( 126 hộ, 656 khẩu). - Dân cư sống trong vùng lõi của VQG. VQG có một phần của thôn Hành Rạc 1, xã Phước Bình nằm trong ranh giới vườn. Theo khảo sát điều tra hiện tại trong ranh giới vườn có 106 hộ gia đình với 508 khẩu (284 nam., 224 nữ), trong đó chủ yếu là dân tộc thiểu số với 99 hộ, 473 khẩu chiếm 93,11%, còn lại là người kinh. Tỉ lệ lao động chiếm 64,96% so với tổng số khẩu của thôn. Sản xuất của thôn chủ yếu là trồng lúa và cây màu với diện tích lúa nước là 100 ha, ngô là 100ha, sắn là 02 ha, bông vải 36 ha. Ngoài ra, còn có cây điều là nguồn thu chủ yếu cho các hộ dân trong vài năm gần đây 100% hộ dân trồng điều với diện tích là 200 ha. Trung bình mỗi hộ có 1,89 ha và thu nhập hơn 9 triệu đồng/ha/năm. Trong 106 hộ của thôn có 22 hộ nghèo chiếm 20,75% hộ trung bình là 73 hộ chiếm 68,87%, còn lại số hộ có thu nhập ổn định là 11 hộ chiếm 10,38%. Các hộ nghèo trong những tháng thiếu đói chủ yếu lấy nguồn bổ sung từ làm mướn, thu hái lâm sản để đảm bảo nguồn thu nhập. - Dân số và dân tộc trong vùng đệm Dân cư xã Phước Bình chủ yếu sống trong vùng đệm, người Rắc Lây và Chu Ru chiếm 93%, còn lại là người kinh. Người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nhận khoán, bảo vệ rừng, trồng rừng, dịch vụ và một số nghề khác. Canh tác thường làm hai vụ/năm và phụ thuộc Nhóm 2 Page 10
  12. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa vào nước mưa. Đa số đất canh tác nằm trên đất dốc, phương thức canh tác là đốt nên rất dễ cháy lan rừng tự nhiên. Toàn xã có 50 hộ kinh doanh buôn bán lẻ, trao đổi hàng hóa nông sản chủ yếu là người Kinh từ Ninh Sơn lên. Những người dân địa phương khi nông nhàn hoặc người từ nơi khác tới làm ăn là những đối tượng tham gia vào rừng săn bắn động vật rừng và khai thác lâm sản trái phép. Sử dụng lửa trong rừng không đúng quy định là nguyên nhân gây ra cháy rừng rất cao ( Hạt kiểm lâm VQG Phước Bình, 2011).  Giáo dục Bác Ái là huyện miền núi, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 95%. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên việc đến trường, học hành của con em nơi đây cũng còn nhiều gian nan, vất vả. Với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của tỉnh, đồng lòng chung sức của toàn ngành, toàn xã hội, sự nghiệp giáo dục Bác Ái ngày càng nhiều trẻ em đi học, nhưng tỉ lệ các em trong độ tuổi từ 6 – 15 không đi học vẫn còn khá cao. Các giải pháp tổ chức học hai buổi trong ngày; chuyển đổi 5 trường phổ thông sang trường phổ thông dân tộc bán trú để duy trì lớp học 2 buổi/ngày; tổ chức ăn trưa cho học sinh bằng nguồn kinh phí từ các chính sách hỗ trợ học sinh nghèo và huy động các tổ chức, các nhà hảo tâm hỗ trợ; không ngừng đổi mới để có những phương pháp dạy học phù hợp, thu hút học sinh…đã khuyến khích các em đến trường, củng cố thêm niềm tin và ý chí học tập của các em. Trong thời gian tới, huyện Bác Ái tập trung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường học, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú theo hướng đồng bộ, hiện đại. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi, chính sách tín dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số. Chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên.  Y tế Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Bác Ái, các chiến dịch tuyên truyền và cho toàn dân uống và chích thuốc phòng ngừa được tổ chức rộng rãi trên Nhóm 2 Page 11
  13. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa địa bàn, đã góp phần kiểm soát, giảm tình hình dịch bệnh. Tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ tại các trạm y tế, đi khám thai, khám phụ khoa tăng mạnh. Hình 2. Trạm y tế xã Phước Chính Trạm Y tế xã Phước Chính, huyện Bác Ái được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị. Công trình được đưa vào sử dụng cuối tháng 5-2012, tạo điều kiện khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương. Nhiều người dân ở các vùng dân tộc thiểu số trước đây thờ cúng để chữa bệnh nay đã đến cơ sở y tế.  Mạng lƣới giao thông Những năm qua, từ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và các chương trình mục tiêu quốc gia và Dự án giảm nghèo của Chính phủ, huyện Bác Ái đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trong đó tập trung mạnh ở hệ thống giao thông (nhất là các tuyến quốc lộ 27B Ninh Bình – Khánh Hoà, Phước Thành - Phước Chiến, Trung tâm huyện - Phước Trung, Ninh Bình- Phước Bình) về các xã vùng sâu, vùng xa góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống dân sinh. Nhóm 2 Page 12
  14. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa Trong 5 năm (2005-2010), huyện đã đầu tư xây dựng 37 công trình giao thông liên thôn, liên xã với tổng chiều dài hơn 28km, vốn đầu tư thực hiện gần 38 tỷ đồng. Nhờ đó ở tất cả 9 xã trong huyện cơ bản đã có đường giao thông vào đến trung tâm, trên 50% tuyến nội đồng được bê-tông hóa. Hệ thống cầu, cống, tràn liên hợp được tu sửa, nâng cấp. Mạng lưới giao thông phát triển rộng khắp đáp ứng được nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của người dân, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình 3. Con đường độc đạo duy nhất vào VQG Phước Bình 2.1.2 Hiện trạng DLST và những ảnh hƣởng từ việc phát triển DLST 2.1.2.1 Hiên trạng Như đã đánh gía ở trên, Vườn Quốc Gia Phước Bình rất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, tại Vườn Quốc Gia Phước Bình chỉ mới đầu tư khai thác du lịch sinh thái ở giai đoạn đầu, vẫn còn đang khảo sát và nghiên cứu thêm để phát triển với quy mô mở rộng. Theo thống kê của Vườn Quốc Gia Phước Bình, Những năm gần đây lượng khách nước ngoài đến với VQG là tương đối ít, với những quốc tịch khác nhau (Anh, Pháp, Australia,…) Đa số khách đến đây là để nghiên cứu về các loài động Nhóm 2 Page 13
  15. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa vật, thực vật, hệ sinh thái. Có thể nói rằng các tour du lịch sinh thái với các đoàn khách còn ít, chưa được quan tâm nhiều. Khách trong nước gia tăng hàng năm, đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ tham quan và khách trong tỉnh. Năm 2011 VQG đã thiết lập được một số tuyến tham quan sơ bộ, hệ thống đường mòn đi bộ trong rừng dễ đi, có cầu vượt suối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách có cơ hội tiếp cận với cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học của khu vực trong Vườn Quốc Gia. Vườn Quốc Gia cũng đã phối hợp với người dân địa phương thúc đẩy du lịch sinh thái. Hỗ trợ, kết hợp với người dân bản địa đưa du khách tham quan, nghiên cứu Vườn Quốc Gia, cố gắng chuyển đổi sinh kế mang lại thu nhập cho người dân cũng như hạn chế các tác động mà người dân gây ra đối với Vườn. Hiện nay, ngân sách của tỉnh dành cho Vườn Quốc Gia Phước Bình có hạn. Nguồn thu chủ yếu của VQG Phước Bình là từ dịch vụ lưu trú, ăn uống cho thuê phòng họp, hội thảo, bán quà lưu niệm… Vì vậy, nếu như có sự gia tăng lượng khách tham quan và lưu trú sẽ giúp cho doanh thu Vườn Quốc Gia Phước Bình tăng lên nhanh chóng. Doanh thu đó sẽ được Vườn Quốc Gia tái sử dụng một cách hợp lý để phát triển, mở rộng thêm các hoạt động du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn nhằm thu hút hơn nữa các du khách trong và ngoài nước. Nhóm 2 Page 14
  16. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa Hình 4 Đánh mã la của người dân tộc Churu 2.1.2.2 Đánh giá các tác động của việc phát triển DLST đến KT-XH địa phƣơng  Tác động tích cực của hoạt động du lịch tới Kinh tế - Xã hội. Du lịch sinh thái góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân và tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho quốc gia và vùng. Du lịch sinh thái góp phần thúc đẩy sự liên kết của VQG với địa phương nhằm quảng bá các mặt hàng thủ công như đan lát, dệt thổ cẩm… Tạo cơ hội giải quyết việc làm cho cộng đồng dân cư sống cạnh VQG. Thúc đẩy sự liên kết giữa VQG và cộng đồng Tạo cơ hội cho nhiều người đến và tìm hiểu văn hóa của vùng. Tăng sự hiểu biết của du khách về tài nguyên thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã hội của quốc gia tăng niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch sinh thái sẽ góp phần vào cải thiện các dịch vụ y tế, giáo dục và bảo tồn thiên nhiên. Tạo điều kiện cho việc giao lưu và phát triển khoa học – kỹ thuật. Tăng sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau làm gia tăng sự đoàn kết quốc tế, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Giúp bảo tồn và giao lưu các truyền thống văn hóa lịch sử, góp phần bảo tồn và quản lý bền vững các tài nguyên. Giảm các tệ nạn xã hội do có nhiều lao động thất nghiệp, tăng thu nhập người dân địa phương qua việc giao lưu văn hóa, âm nhạc, các món ăn truyền thống hoặc sản phẩm thủ công.  Xác định ảnh hƣởng tiêu cực của hoạt động du lịch tới Kinh tế - Xã hội. Các hoạt động từ du lịch sinh thái có khả năng gây ảnh hưởng đến Kinh tế- Xã hội được thể hiện trong bảng sau: 1.1.1. Hoạt động Tác động Nhóm 2 Page 15
  17. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa Ăn uống, vui chơi, Ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân Ảnh hưởng người xung quanh, gây stress Gây mất mỹ quan, phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng Vứt rác bừa bãi tới sức khỏe cộng đồng Nảy sinh xung đột xã hội Đưa du khách đi tham Gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du quan khách khác Hoạt động nấu nướng Cháy nổ, bệnh tật của nhà hàng 1.1.2. Hoạt động đón tiếp khách Ảnh hưởng tới văn hóa và tôn giáo 1.1.3. Xây dựng đường giao Xáo trộn đời sống của người dân thông và khu cắm trại Di dời chỗ ở của người dân 1.1.4. Nấu ăn, hút thuốc ở Cháy rừng nương rấy của người dân trong rừng 1.1.5. Chia sẻ không thỏa đáng thuận lợi từ việc phát Chia rẽ cộng đồng dân cư triển du lịch. Xâm nhập vào giới trẻ và gây xung đột, chia rẽ 1.1.6. Các lối sống mới của du cộng đồng dân cư khách. Phân chia giữa sắc tộc và tôn giáo Nhóm 2 Page 16
  18. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa  Đánh giá các tác động của các hoạt động du lịch sinh thái đến VQG Phƣớc Bình Các tác động của hoạt động du lịch tại VQG Phước Bình ảnh hưởng đến KT- XH của VQG được thể hiện qua ma trận sau: Các yếu tố KT – XH bị tác động Tiêu cực Tích cực Xung đột xảy ra giữa các cộng đồng Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng Cải thiện các dịch vụ y tế, giáo dục Tăng cường sự hiểu biết của người Ảnh hưởng tới văn hóa và tôn giáo Tạo công ăn việc làm và tăng thu Các Tổng họat tác động nhập cho người dân Thu hút vốn đầu tư động Tệ nạn xã hội chính dân Nấu nướng của du 0 0 -1 0 0 2 2 0 3 khách trong rừng Đưa du khách -2 -1 0 0 0 3 3 0 3 đi tham quan Hoạt 0 -1 0 0 2 1 1 3 động Nhóm 2 Page 17
  19. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa đón tiếp 2 khách Hoạt động giao lưu với -2 -3 0 -2 3 3 2 2 3 cộng đồng dân tộc Hoạt động vui chơi giải trí: -2 -1 -3 -3 0 3 2 0 -4 uống rượu cần. Bảng: Tác động của du lịch đến môi trường. Thang điểm đánh giá -3 = tác động tiêu cực mạnh -2 = tác động tiêu cực trung bình -1 = tác động tiêu cực nhẹ 0 = Không có tác động 1 = tác động tích cực mạnh 2 = tác động tích cực trung bình 3 = tác động tích cực nhẹ Qua bảng đánh giá ta thấy hoạt động du lịch nhìn chung ít gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dân .Hoạt động giải trí như uống rượu cần… cũng có phần gây ảnh hưởng tới sức khỏe của du khách và người dân, nhưng nó là một nét văn hóa truyền thống của cộng đồng nên cần đưa ra các giải pháp để giảm tác động từ hoạt động này gây ra. 2.1.3 Đề xuất các hƣớng phát triển DLST gắn với sinh kế cộng đồng Nhóm 2 Page 18
  20. Đánh giá tác động của du lịch sinh thái đối với nền KTXH tại VQG Phước Bình và Núi Chúa 2.1.3.1 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của DLST đối với cộng đồng tại VQG Phƣớc Bình.  Thường xuyên giám sát, đánh giá các tác động của du lịch đến cộng đồng để đưa ra các giải pháp kịp thời và đạt hiệu quả cao.  Đánh giá sức chứa của hoạt động du lịch đối với cộng đồng địa phương và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc về sức chứa.  Tăng cường sự quản lý của các cấp ban ngành, xây dựng và ban hành những quy định cụ thể dành cho khách du lịch về hoạt động DLST tại VQG và khi tham gia vào các hoạt động gắn với cộng đồng (như quy định về trang phục, cách ứng xử…), nâng cao nhận thức của khách du và cộng đồng trong công tác bảo đảm an ninh trật tự và văn hóa ứng xử trong du lịch.  Tăng cường các biện pháp giữ vững trật tự an ninh tại các khu, các tuyến du lịch đặc biệt là các hoạt động gắn với cộng đồng địa phương. Thành lập đội dân phòng. Thành lập các biển báo, nội quy chi dẫn thực hiện tuân thủ các quy định nâng cao ý thức cho du khách và cộng đồng địa phương.  Tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch nhưng phải đảm bảo giữ vững bản sắc văn hóa các tập tục tập quán, lối sống sinh hoạt của cộng đồng.  Giảm thiểu đến mức thấp nhất các hoạt động DLST gây ô nhiễm môi trường để không ảnh hưởng đến cộng đồng, đến môi trường sống của người dân địa phương. Cần đặt các thùng rác tại các khu vực trụ sở VQG, hạt kiểm lâm, và các nhà nghỉ dành cho khách du lịch và tiến hành thu gom, xử lý hàng tuần. Khu vực các điểm du lịch do nằm trong khu vực bảo tồn nên không nên xây dựng các thùng rác mà nên xây dựng các biển chỉ dẫn và tuyên truyền cho du khách mang những rác sinh hoạt ra khỏi khu vực tham quan. 2.1.3.2 Đề xuất các hƣớng du lịch sinh thái có tham gia của cộng đồng địa phƣơng:  Về nguồn nhân lực. Nhóm 2 Page 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2