Đề tài: " GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI "
lượt xem 39
download
Luận chứng cho giá trị bền vững của học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội, trong bài viết này tác giả đã đưa ra và phân tích cơ sở khoa học đúng đắn trong quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác, nội dung khái niệm hình thái kinh tế – xã hội, ý nghĩa khoa học và cách mạng của học thuyết này, quan niệm của C.Mác về sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội với tư cách một quá trình lịch sử – tự nhiên và khả năng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: " GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI "
- Nghiên cứu triết học Đề tài: " GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI "
- GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI NGUYỄN DUY QUÝ(*) Luận chứng cho giá trị bền vững của học thuyết Mác về h ình thái kinh tế – xã hội, trong bài viết này tác giả đã đưa ra và phân tích cơ sở khoa học đúng đắn trong quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác, nội dung khái niệm hình thái kinh tế – xã hội, ý nghĩa khoa học và cách mạng của học thuyết này, quan niệm của C.Mác về sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội với tư cách một quá trình lịch sử – tự nhiên và khả năng có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam. Từ khi chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch của chủ nghĩa Mác -Lênin, của chủ nghĩa xã hội càng có dịp vu cáo, xuyên tạc hòng bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội là một trọng điểm lý luận bị công kích từ nhiều phía. Hơn lúc nào hết, những người cách mạng phải đấu tranh với các quan điểm thù địch nhằm bảo vệ sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng. 1. Quan điểm duy vật về lịch sử và khái niệm hình thái kinh tế - xã hội Trước C.Mác, các nhà xã hội học, triết học đã không thể giải thích một cách khoa học sự vận động theo quy luật khách quan của lịch sử hay vấn đề phân kỳ lịch sử xã hội. Chẳng hạn, nhà xã hội học Italia là Vicô (1668 - 1744) đã phân chia các thời kỳ lịch sử như phân chia các giai đoạn của một
- vòng đời: thơ ấu, thanh niên, thành niên và tuổi già. Nhà triết học duy tâm Đức - Hêghen (1770 - 1831) lại phân chia lịch sử loài người thành ba thời kỳ chủ yếu - phương Đông, Cổ đại và Giécmani. Nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp - Phuriê (1771 - 1837) đã chia tiến trình lịch sử thành bốn thời kỳ - mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Nhà nhân chủng học Henry Moócgan (1818 - 1881) thì phân chia lịch sử thành ba thời kỳ chính - mông muội, dã man và văn minh. Những cách phân kỳ như vậy không đem lại cách nhìn khoa học về một xã hội cụ thể. Đến C.Mác, khi dựa trên những kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết quá trình lịch sử, ông đã đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và hình thành học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội với những nội dung chính sau đây: Thứ nhất, thừa nhận sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội. Sản xuất xã hội là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã hội loài người, đó là cái phân biệt "sự khác nhau cơ bản giữa xã hội loài người và loài súc vật". Sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Trong hiện thực, ba quá trình này của sản xuất không tách biệt nhau, trong đó sản xuất vật chất giữ vai tr ò nền tảng, là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển xã hội và xét đến cùng, nó là cái quy định và quyết định toàn bộ đời sống xã hội. Thứ hai, khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. C.Mác viết: "Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội
- của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp"(1). Như vậy, theo C.Mác, lực lượng sản xuất, xét đến c ùng, là cái đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi ph ương thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội. Thứ ba, khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Trong quan niệm của C.Mác, quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thể hiện ở chỗ, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, mặc dù kiến trúc thượng tầng có khả năng tác độn g trở lại đối với cơ sở hạ tầng. C.Mác viết: "Không thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần của con người, để giải thích những quan hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất... Nếu ta không thể nhận định về con người căn cứ vào ý kiến của chính người đó đối với bản thân, thì ta cũng không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội"(2). Từ những quan điểm cơ bản này, C.Mác đi đến một kết luận hết sức khái quát là: "Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và
- những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó"(3). Từ đó, có thể đi tới định nghĩa hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử "dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy"(4). 2. Ý nghĩa khoa học và cách mạng của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội Xét trong bối cảnh lịch sử của khoa học xã hội nói chung và triết học nói riêng, có thể nói, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác ra đời là một cuộc cách mạng thực sự. Khác với tất cả các lý luận duy tâm, thần bí hay siêu hình trước đó, nó đã chỉ ra rằng, động lực của lịch sử không phải là một thứ tinh thần thần bí nào, mà chính là hoạt động thực tiễn của con người, mà hoạt động đó lại xuất phát từ "cái sự thật hiển nhiên... là trước hết con người cần phải ăn, uống, ở và mặc, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu tranh để giành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học, v.v."(5). Khác với các lý luận trước đó – những lý luận đã không thấy được tính quy luật, những biểu hiện phổ biến tồn tại trong tất cả các chế độ x ã hội, lý luận của C.Mác đã làm nổi bật những quan hệ xã hội vật chất, tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định đối với tất cả mọi quan hệ khác và bằng cách này, đã cung cấp cho khoa học xã hội một tiêu chuẩn hoàn toàn khách quan để thấy được các quy luật xã hội. Đánh giá ý nghĩa khoa học và cách mạng trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội, V.I.Lênin đã khẳng định: "... Có thể đem những chế độ của các nước khác nhau khái quát lại thành một khái niệm cơ bản duy nhất
- là: hình thái xã hội. Chỉ có sự khái quát đó mới cho phép chuyển từ việc mô tả (và từ việc đánh giá theo quan điểm lý tưởng) những hiện tượng xã hội sang việc phân tích hiện tượng đó một cách hết sức khoa học"(6). Tính khoa học và cách mạng của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội còn là ở chỗ, khi phân tích quy luật vận động của một hình thái nhất định, học thuyết này chỉ ra những mâu thuẫn b ên trong và khẳng định chính sự vận động của mâu thuẫn này, cuối cùng, sẽ dẫn đến sự chuyển hóa từ một hình thái kinh tế - xã hội này sang một hình thái kinh tế - xã hội khác. Do đó, một mặt, khẳng định tính tất yếu của trật tự hiện thời (trật tự của chế độ tư bản chủ nghĩa), mặt khác, C.Mác cũng chứng minh luôn cả tính tất yếu của một trật tự cao hơn mà hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa nhất thiết phải chuyển sang. Trong những năm gần đây, những người muốn phủ định học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội đã đưa ra một nhận định là cách tiếp cận hình thái đã lạc hậu so với thời cuộc và họ muốn thay vào đó cách tiếp cận bằng các nền văn minh. Họ cho rằng, dường như cách tiếp cận hình thái chỉ nhấn mạnh yếu tố quan hệ sản xuất và vấn đề giai cấp, mà không thấy biểu hiện phổ biến hơn, khái quát hơn, là nền văn minh. Sự phê phán ấy có đúng không? Có thể nói một cách khách quan rằng, phương pháp tiếp cận bằng các nền văn minh (văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp) cũng có những giá trị nhất định, nhưng cách tiếp cận này đã phạm sai lầm căn bản là chỉ coi trình độ phát triển khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định duy nhất, bỏ qua vai trò của quan hệ sản xuất, các mối quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp và do đó, không thấy được một cách đầy đủ, nhất quán các mặt phức tạp của mỗi x ã hội, từ các vấn đề của hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc, từ vấn đề kinh tế
- đến vấn đề tinh thần, chính trị, tôn giáo, v.v.. Vì vậy, xét theo góc độ khoa học, không thể đem phương pháp tiếp cận theo các nền văn minh thay thế học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội để phân tích lịch sử và nhận thức các vấn đề xã hội. Hiểu thế nào về sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên? C.Mác viết: "Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên"(7). V.I.Lênin giải thích thêm: "Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Và dĩ nhiên là không có một quan điểm như thế thì không thể có một khoa học xã hội được"(8). Chúng ta đều biết, quy luật của đời sống xã hội có đặc điểm là tác động thông qua con người. Song, không phải vì thế mà nó không mang tính khách quan. Ngược lại, xã hội vận động theo những quy luật không những không phụ thuộc, mà còn quyết định cả ý chí, ý thức và ý định của con người. Nhìn chung, cho đến nay, lịch sử nhân loại đã trải qua bốn hình thái kinh tế - xã hội kế tiếp nhau: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ sang xã hội xã hội chủ nghĩa - giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nhưng, xét từng quốc gia dân tộc thì do những đặc điểm về lịch sử, không phải quốc gia nào cũng phải trải qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội theo một sơ đồ chung. Nghiên cứu lịch sử các nước cho thấy, có những nước đã bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong tiến trình phát triển của mình. Chẳng hạn như ở Italia, Pháp, Tây Ban Nha..., chế độ phong kiến đã bắt
- đầu hình thành trong lòng chế độ nô lệ. Trong khi đó, ở Nga, Ba Lan, Đức..., chế độ phong kiến ra đời không phải từ chế độ nô lệ. Ở Mỹ, do đặc điểm lịch sử của nó, chế độ tư bản hình thành trong điều kiện xã hội không trải qua chế độ phong kiến. Ngay ở Việt Nam, trong tiến trình phát triển lịch sử của mình, chúng ta đã không trải qua chế độ nô lệ. Các nước không qua hình thái này hay hình thái khác là sự thật lịch sử và là quá trình lịch sử - tự nhiên của các quốc gia đó. Sở dĩ có tình hình ấy là vì, sự vận động của xã hội diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia, giữa các vùng. Lịch sử thường xuất hiện những trung tâm phát triển cao hơn về sản xuất vật chất, về kỹ thuật hoặc về văn hóa và chính trị... Sự giao lưu, xâm nhập, tác động qua lại giữa các trung tâm đó làm xuất hiện khả năng một số nước đi sau có thể rút ngắn tiến trình lịch sử mà không lặp lại một cách tuần tự các quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Đây chính là vai trò và ý nghĩa của thời đại đối với sự phát triển các quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Như vậy, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đ ường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả trường hợp bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội nhất định trong những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể nhất định. Từ lâu (và ngay cả hiện nay), có một số người do không nhận thức được vấn đề này hoặc với dụng ý xấu hòng phủ định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đã nói rằng, con đường mà chúng ta đã lựa chọn dường như trái với lý luận của C. Mác về "quá trình lịch sử - tự nhiên". Họ cho rằng, ở nước ta, quá trình lịch sử - tự nhiên nhất thiết phải phát triển tuần tự và tất nhiên, hướng trước mắt phải là chủ nghĩa tư bản. Thật là phi lịch sử và không phù hợp với quan niệm của C.Mác về quá trình lịch sử - tự nhiên.
- 3. Khả năng có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam Lý luận về sự phát triển lịch sử - tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội không mâu thuẫn với lý luận về sự phát triển bỏ qua (hay sự phát triển rút ngắn) mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề ra. Để có thể phát triển bỏ qua hay rút ngắn lên chủ nghĩa xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, đối với các nước tiền tư bản chủ nghĩa phải có tấm gương của một cuộc cách mạng vô sản đã thắng lợi ở các nước tư bản phát triển. Đối với Việt Nam, cho đến nay, những bài học, cả về thành công lẫn thất bại, của các cuộc cách mạng vô sản đều hết sức bổ ích. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ rằng, cần phải có sự giúp đỡ tích cực của các nước tiên tiến đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, các nước tiền tư bản chủ nghĩa mới có thể rút ngắn được con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, thì ở Việt Nam cũng có điều kiện này. Trước đây, chúng ta có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa để xây dựng đất nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa. Từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, tính chất của sự giúp đỡ quốc tế đã ít nhiều có sự thay đổi. Nhưng, sự hợp tác và giúp đỡ quốc tế giờ đây, trong những khía cạnh nào đó, lại đa dạng và có quy mô to lớn hơn trước. Và, đây chính là một trong những nguyên nhân đã tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta. Chúng ta đang sống trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Cuộc cách mạng này vừa tạo ra thời cơ thuận lợi cho phép một quốc gia có thể phát triển nhảy vọt trong một thời gian khá ngắn, như thực tế nhiều quốc gia đã chứng minh. Nếu chúng ta tận dụng được thời cơ và vượt qua
- được thách thức thì có thể tạo ra được những cơ sở để thực hiện sự phát triển rút ngắn, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn nhấn mạnh vai trò của Đảng, của giai cấp công nhân như một yếu tố không thể thiếu được trong việc lãnh đạo cách mạng nói chung và trong việc thực hiện quá trình phát triển rút ngắn đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước tiền tư bản. Điều này đã thể hiện rất rõ ở Việt Nam. Là một Đảng giàu tinh thần cách mạng, sáng tạo, gắn bó với quần chúng, trong những thời điểm phong trào xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự khủng hoảng, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, vượt qua những hiểm nghèo, đưa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước tiến lên một cách vững chắc. Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh và xây dựng xã mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khuynh hướng chính trị bỏ qua chế độ tư bản, tiến lên chủ nghĩa xã hội đã trở thành sức mạnh vật chất bám rễ sâu trong xã hội Việt Nam. Yếu tố chính trị rất đáng kể n ày có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút và chuyển hóa nhân tố thời đại thành nguồn lực bên trong để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những cơ sở kinh tế, kỹ thuật và tài nguyên quốc gia mà chúng ta giành lại được từ tay các thế lực đế quốc, thực dân, c ùng với những cơ sở vật chất đã xây dựng được nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới hiện nay cũng là những tiền đề kinh tế, kỹ thuật cho bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Và, đó là con đường phát triển hợp với thời đại hiện nay./.
- (*) Giáo sư, Viện sĩ, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam). (1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.4. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 187. (2) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.13, tr. 14,15. (3) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.13, tr. 14-15. (4) Xem: Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại hiện nay. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 18. (5) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.19, tr. 166. (6) V.I.Lênin. Toàn tập, t.1. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1971, tr. 163. (7) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.23, tr. 21. (8) V.I.Lênin. Sđd., t.1, tr. 163.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Giá trị của đa dạng sinh học
26 p | 506 | 78
-
Đề tài: Gía trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh
19 p | 253 | 74
-
Đề Tài: “Giá trị thặng dư - Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư”
15 p | 233 | 72
-
Đề tài Quản trị kinh doanh Man413: Samsung Vina – Con đường dẫn đến thành công
18 p | 374 | 64
-
Thuyết trình: Giá trị của đa dạng sinh học
27 p | 355 | 63
-
Tiểu luận: Giá trị thặng dư - Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
15 p | 1337 | 51
-
Báo cáo: Giá trị đa dạng sinh học ở Việt Nam
30 p | 212 | 43
-
Đề tài: Giá trị thặng dư - Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
14 p | 161 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Đề tài gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa
127 p | 49 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Giá trị văn hóa phở Cồ Nam Định (nghiên cứu trường hợp tại xã Đồng Sơn – huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định)
72 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị sinh thái và văn hóa của vườn Quốc gia Cúc Phương
124 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Lỗi Sơn, xã Gia Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
152 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Giá trị đạo đức qua sự lựa chọn của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
121 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng Khúc Thủy (xã Cự Khê - huyện Thanh Oai - thành phố Hà Nội)
216 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập tiền cổ được lưu giữ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc
119 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị văn hóa đình Lâu Thượng (xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)
105 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng Phú Xuyên ( xã Phú Châu, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội)
115 p | 10 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị văn hóa đình và miếu làng Hà Trì (phường Hà Cầu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội)
171 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn