intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

32
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hiện đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi của Nguyễn Văn Thạc, tác giả muốn làm rõ hơn về thể ký và nhật ký văn học. Qua đó khẳng định những đóng góp mới về mặt thể loại của nhật ký trong nền văn học Việt Nam và giá trị tập nhật ký với thế hệ trẻ Việt Nam hiện tại và mai sau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ---------------------- NGUYỄN THỊ THANH GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT NHẬT KÝ MÃI MÃI TUỔI HAI MƢƠI CỦA NGUYỄN VĂN THẠC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ---------------------- NGUYỄN THỊ THANH GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT NHẬT KÝ MÃI MÃI TUỔI HAI MƢƠI CỦA NGUYỄN VĂN THẠC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN PHƢƠNG HÀ HÀ NỘI, 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên, ThS. Nguyễn Phương Hà đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, khóa luận với đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi của Nguyễn Văn Thạc được hoàn thành dưới sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Phương Hà cũng như các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam. Khóa luận của tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào đã từng công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................2 3- Mục đích nghiên cứu ............................................................................................6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................6 5- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. ..........................................................................7 6- Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................7 7- Cấu trúc khóa luận ...............................................................................................7 NỘI DUNG ................................................................................................................8 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..............................................................8 1.1. Khái niệm thể ký và thể loại nhật ký ................................................................8 1.1.1. Khái niệm thể ký ................................................................................................8 1.1.2. Khái niệm nhật ký............................................................................................10 1.2. Đặc điểm của nhật ký .......................................................................................11 1.3. Tác giả Nguyễn Văn Thạc và nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi ......................13 1.3.1. Tác giả Nguyễn Văn Thạc ...............................................................................13 1.3.2. Giới thiệu cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi ..............................................14 1.3.3. Giá trị và ý nghĩa của nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại ........................................................................................16 CHƢƠNG 2. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN TRONG NHẬT KÝ MÃI MÃI TUỔI HAI MƢƠI ................................................18 2.1. Hiện thực chiến tranh ......................................................................................18 2.1.1. Chiến tranh khốc liệt .......................................................................................18 2.1.2. Chiến tranh với những mất mát đau thương ...................................................21 2.2. Hiện thực con ngƣời .........................................................................................23 2.2.1. Cái tôi khao khát thực hiện lí tưởng ...............................................................23 2.2.2. Cái tôi gắn liền với đồng chí, đồng đội ...........................................................28 2.2.3. Cái tôi gắn bó với tình cảm quê hương, đất nước ..........................................29
  6. 2.2.4. Cái tôi trong quan hệ tình yêu lứa đôi ............................................................32 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN .............37 TRONG NHẬT KÝ MÃI MÃI TUỔI HAI MƢƠI ................................................37 3.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ............................................................................37 3.2. Không gian nghệ thuật.....................................................................................39 3.3. Thời gian nghệ thuật ........................................................................................42 KẾT LUẬN ..............................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ký là một trong những thể loại đặc biệt của văn học Việt Nam, một loại hình văn học trung gian giữa đời sống và văn học. Đây là thể loại có nhiều biến thể với hình thức và nội dung đa dạng, phong phú. Đặc biệt, nó còn là thể loại mở đầu, đưa đến sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong nền văn học nghệ thuật. Sau năm 1945 văn học Việt Nam có hẳn cả một nền văn học ký. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và hiện thực hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ký đã in đậm dấu ấn nghệ thuật trong nhiều tác phẩm. 1.2. Năm 2005 được coi là năm đánh dấu bước phát triển của thể loại ký. Một phát hiện mới được mở ra cho lịch sử phát triển của văn học Việt Nam nói chung, thể ký nói riêng, cụ thể đó là nhật ký. Sự bùng nổ trong thể loại nhật ký được biết đến qua cơn sốt “Nhật ký chiến tranh” với cuốn nhật ký mang tên Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc. Tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi ra đời đã đánh dấu một dấu mốc quan trọng không chỉ đối với thể ký nói riêng, trong văn học nói chung mà còn cả trong tư tưởng, suy nghĩ lối sống của thế hệ trẻ thanh niên Việt Nam. Với cách viết chân thật, tỉ mỉ ghi lại những gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1971-1972, tình cảm, suy nghĩ chân thực của người chiến sĩ khi phải xa gia đình, xa quê hương đã thức tỉnh thế hệ trẻ cần phải sống có mục đích, có lí tưởng và sống có ích cho đời, cho xã hội. 1.3. Mãi mãi tuổi hai mươi chính là tác phẩm mở màn cho hiện tượng văn học chiến tranh. Nó không chỉ gây sốt cho cộng đồng, bạn đọc, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học mà còn là nguồn cảm hứng để rất nhiều cuốn nhật ký cùng thể loại ra đời. Sau Mãi mãi tuổi hai mươi bạn đọc lại được đón nhận một loạt các tác phẩm nhật ký chiến tranh như Nhật ký Đặng Thùy 1
  8. Trâm, Nhật ký Chu Cẩm Phong, Nhật ký Dương Thị Xuân Quý, Nhật ký chiến tranh của Nguyễn Văn Vũ. Nhật ký chiến tranh chính thức giành một chỗ đứng trong văn học Việt Nam. Với mong muốn hiểu rõ hơn những giá trị cụ thể về nội dung và nghệ thuật của cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và sự ảnh hưởng của thể ký trong văn học hiện đại, chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn những nét đặc sắc của thể loại nhật ký cũng như giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ký ra đời muộn hơn so với các loại hình văn học khác và quá trình phát triển của nó gắn liền với quá trình phát triển của văn học bác học. Lịch sử phát triển của ký bắt đầu từ Châu Âu. Vào thế kỉ thứ XVIII, người ta thấy xuất hiện ký văn học trên một số tạp chí trào phúng. Bước sang thế kỉ thứ XIX khi chủ nghĩa hiện thực trở thành một phong trào sáng tác rầm rộ thì ký văn học phát triển rực rỡ. Ở Trung Quốc, ký xuất hiện từ trước đời Hán. Đến triều đại Đường, Tống, Minh, Thanh loại hình này càng phát triển và ý thức được về thể loại. Ở Việt Nam, ký xuất hiện từ thời Lí, Trần. Đến đời Lê, Nguyễn, ký văn học có sự phá cách, sự sáng tạo phong phú và đạt được nhiều thành tựu. Sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi ra đời đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và được bạn đọc cả nước đón nhận nồng nhiệt. Tác phẩm trở thành tâm điểm của nhiều tạp chí, báo chí, các chương trình phát thanh và truyền hình vì vậy tác phẩm nhanh chóng được công chúng quan tâm và đón nhận. Mặc dù gây được tiếng vang lớn nhưng cho đến nay việc nghiên cứu về tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi dường như chưa có một công trình riêng, mang tính chuyên sâu. Ở những mức độ khác nhau, chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu về cuốn nhật ký và khái quát các bài viết có liên quan tới nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi. 2
  9. Đánh giá về ảnh hưởng của cuốn nhật ký với thế hệ thanh niên Việt Nam, báo An ninh Thế giới ra ngày 30-4-2005 cho rằng: “Âm hưởng chung của tập nhật ký là tinh thần lạc quan, sẵn sàng ra trận, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc của một thanh niên trí thức Hà Nội.” Bàn về nội dung của cuốn nhật ký, báo Lao động ra ngày 6-5-2005 khẳng định: “Điều quan trọng là người viết không quá lên gân và không quá sa đà vào chuyện riêng tư, vụn vặt. Một cuốn nhật ký đáng đọc.” [25] Khẳng định giá trị tập nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi, báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh ra ngày 21-5-2005 chia sẻ: “Bạn sẽ đọc vào trang sách và bạn sẽ thấy mình đang đọc một trái tim, một tâm hồn…Một tình yêu lí tưởng tiêu biểu của thanh niên thời chiến tranh ấy. Chàng trai ra trận, cô gái đi học xa, tình yêu vượt không gian và thời gian chín lên trong tình cảm nhớ thương mong ngóng đợi chờ hi vọng của hai người…” Trên báo Vietnam.Net, tác giả Bùi Dũng đã dùng những tình cảm chân thành nhất để nói về những trang nhật ký của Nguyễn Văn Thạc: “Nguyễn Văn Thạc gấp lại những trang sách đời khi vừa chớm tuổi hai mươi, khi câu trả lời hạnh phúc còn để ngỏ. Ba mươi năm đã qua sau ngày hẹn 30/4/1975.” [3] Điểm qua các trang báo, chúng ta có thể thấy được sức lan tỏa rộng rãi rõ rệt của cuốn nhật ký đến bạn đọc. Nó không chỉ mang đến cho người đọc một thể loại mới mà hơn hết là ý nghĩa sâu xa ẩn chứa bên trong: một con người, một trái tim khao khát lí tưởng, khao khát tình yêu, tự do. Nguyễn Văn Thạc không chỉ nói về lí tưởng, tâm tư tình cảm của mình mà những dòng nhật ký của anh là đại diện cho cả một thế hệ trẻ lúc bấy giờ, hăng hái tham gia chiến đấu, cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp chung của dân tộc. Cuốn nhật ký chính là ngọn lửa bùng cháy giữa thời đại văn học hiện đại, nó đã truyền nhiệt sống đến hàng triệu trái tim con người Việt Nam. Bên cạnh những nét nổi bật về 3
  10. nội dung của cuốn nhật ký thì những nét mới về nghệ thuật trong thể loại này cũng đóng vai trò quan trọng trong cuốn nhật ký. Tính chân thật chính là điều thu hút bạn đọc và là cơ sở để người đọc muốn khám phá. Dư âm của cuốn nhật ký sẽ luôn còn mãi theo thời gian, gắn liền với chặng đường của dân tộc. Không chỉ tạo được tiếng vang trên báo chí về loại hình nhật ký chiến tranh mà ngay cả giới văn học rất nhiều nhà thơ, nhà văn cũng thu hút bởi sức hấp dẫn của cuốn nhật ký. Sau khi đọc cuốn nhật ký, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã không kìm được nỗi lòng mà viết nên những dòng tâm sự gửi đến thế hệ bạn đọc: “Tôi muốn các bạn trẻ bây giờ đọc và nhớ tên anh. Tôi muốn các cây bút trẻ bây giờ đọc và nhớ tên anh. Có được điều đó trái tim của tuổi trẻ bây giờ sẽ đằm thắm hơn, tha thiết hơn và cương nghị hơn trước cuộc sống mà Nguyễn Văn Thạc và đồng đội đã đánh đổi tính mạng mình để giành lấy cho đời nay và mai sau”. Nhà thơ Thanh Thảo đã giành những vần thơ để ca ngợi về cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi “Ngày các chị các anh nằm xuống vừa tuổi hai mươi thôi cũng đành coi như một chuyến đi về một thế giới khác…” Bình về bài thơ của Thanh Thảo nhà văn Lê Hoài Lương đã so sánh với tác phẩm Những người chết trẻ của nữ nhà văn Đông Đức nổi tiếng: Anna Seghers. Ông khẳng định: “Bài thơ nói trên của nhà thơ Thanh Thảo cũng viết về những người lính ngã xuống tuổi đôi mươi nhưng nó không phải một kiểu phản biện với Anna Seghers, nó có ý nghĩa buồn hơn rất nhiều.” Quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy xoay quanh cuốn nhật ký không dừng lại là các bài báo, các ý kiến của các nhà văn, nhà thơ mà tác phẩm này 4
  11. còn có các công trình khóa luận, các nghiên cứu tìm hiểu về nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi. Tìm hiểu về giá trị của cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi nhóm tác giả Lê Phương Ly và Bùi Thảo Mai của trường Đại học Tây Bắc đã triển khai đề tài: “Đặc sắc trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc”. Với đề tài này, tác giả đã chỉ ra những nét đặc sắc trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi cả về nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, tác giả đã chỉ ra những nét đặc sắc về bối cảnh xã hội, cụ thể là hiện thực chiến tranh và con người trong bức tranh ấy hiện lên qua những dòng suy tư của Nguyễn Văn Thạc. Về mặt nghệ thuật, tác giả đi sâu vào nghệ thuật trần thuật qua điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật và ngôn ngữ trau truốt ước lệ. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ khai thác được yếu tố nội dung của tác phẩm chưa khai thác được đặc trưng của thể loại với tác phẩm. Liên quan đến nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi phải kể đến luận văn của tác giả Trần Thị Thu với tên gọi Nhật ký chiến tranh qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Chu Cẩm Phong. Ở đề tài này, tác giả miêu tả bức tranh về hiện thực chiến trường và tâm trạng của những người trong cuộc. Trong phần nghệ thuật tác giả khai thác những nét riêng biệt của thể loại nhật ký chiến tranh như ngôn ngữ quy ước ẩn dụ, lối ghi chép linh hoạt sáng tạo, giọng điệu trăn trối, di chúc. Ngoài ra còn một số đề tài khác lại nghiên cứu đi sâu về nghệ thuật nổi bật của cuốn nhật ký, tiêu biểu là công trình nghiên cứu Kết cấu văn học khảo sát qua ba cuốn nhật ký là Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký Đặng Thùy Trâm và nhật ký chiến trường của tác giả Vũ Thị Hoài Thu. Đặc biệt nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi là một trong những tác phẩm có giá trị xuất sắc khi được chuyển thể thành phim với nhan đề Mùi cỏ cháy, do Hoàng Nhuận Cầm 5
  12. chuyển thể kịch bản. Bộ phim đã gây được ấn tượng sâu sắc đến người xem và đoạt giải Cánh diều vàng năm 2012. Nhìn chung mỗi ý kiến, mỗi nhận định đều tập trung đi sâu vào những khía cạnh nhỏ, cụ thể của tập nhật ký, các công trình nghiên cứu cũng đã chạm đến những vấn đề cơ bản nhưng vẫn chưa khai thác nhiều giá trị mà cuốn nhật ký truyền tải. Từ những công trình nghiên cứu lẻ tẻ, mang tính chất gợi mở, chúng tôi quyết định tìm hiểu đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi, với mong muốn có hướng tiếp cận mới những giá trị nội dung và nghệ thuật mà cuốn nhật ký mang lại. 3- Mục đích nghiên cứu Thể loại nhật ký đã góp phần hoàn thiện bức tranh hiện thực đời sống của con người. Phản ánh cuộc sống thực tại trên nhiều phương diện giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về con người và xã hội. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc đã mở ra thế giới tâm hồn đầy cảm xúc và giàu suy tư tình cảm của người chiến sĩ viết về hiện thực chiến tranh. Thực hiện đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi của Nguyễn Văn Thạc, chúng tôi muốn làm rõ hơn về thể ký và nhật ký văn học. Qua đó khẳng định những đóng góp mới về mặt thể loại của nhật ký trong nền văn học Việt Nam và giá trị tập nhật ký với thế hệ trẻ Việt Nam hiện tại và mai sau. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện khóa luận này chúng tôi hướng tới nhiệm vụ sau: 1. Đưa ra khái niệm ký và phân biệt các tiểu loại của thể ký như nhật ký, bút ký, tùy bút… 2. Tìm hiểu một số phương diện nội dung của cuốn nhật ký: Hiện thực chiến tranh, hiện thực con người. 3. Tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật của cuốn nhật ký: Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật. 6
  13. 5- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 5.1. Đối tƣợng Trong khóa luận này, chúng tôi hướng đến nghiên cứu: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi của Nguyễn Văn Thạc. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu khóa luận: Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc do Đặng Vương Hưng sưu tầm và giới thiệu, nhà xuất bản Thanh niên, 2005. 6- Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện khóa luận này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp thống kê, phân loại 2. Phương pháp liên ngành 3. Phương pháp phân tích, bình giảng 7- Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Một số phương diện nội dung trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi 7
  14. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm thể ký và thể loại nhật ký 1.1.1. Khái niệm thể ký Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Ký là một loại hình văn học nằm trung gian giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút… Ký có đặc trưng riêng do nội dung và quan điểm thể loại của ký quy định. Ký không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách của cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lên thành các vấn đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của ký. Đối tượng nhận thức thẩm mỹ của ký thường là một trạng thái đạo đức - phong hóa xã hội thể hiện qua những cá nhân riêng lẻ, một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng. Vì thế nhiều tác phẩm ký rất gần với truyện ngắn. Ký có quan điểm là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu. Nhà văn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong các tác phẩm. Ký thường không có cốt truyện có tính hư cấu. Sự việc và con người trong ký phải xác thực hoàn toàn, có địa chỉ hẳn hoi. Đó là vì ký dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động, chứ không xây dựng các hình tượng mang tính khái quát. Tính khái quát do tác giả ký thể hiện bằng suy tưởng.” [7, 162] Theo cuốn Bách khoa toàn thƣ Xô Viết Matcova: “Ký là một thể văn thuộc loại văn học tự sự bao gồm các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, báo chí. 8
  15. Cơ sở của ký là việc tái tạo lại những sự kiện, những con người có thật mà tác giả đã tận mắt nhìn thấy trong cuộc sống. Ký nghệ thuật là một thể loại văn học trong đó tác giả thông qua việc miêu tả những sự kiện có thật của cuộc sống, điển hình hoá chúng để đạt đến những khái quát nghệ thuật.” [4] Nhận định về khái niệm ký trong Từ điển văn học (tập 1): “Ký là một loại hình văn học bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi như: bút ký, hồi ký, du ký, nhật ký, phóng sự, ký sự, tuỳ bút, tự truyện, tạp văn, bút ký chính luận… Ký phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc sống. Tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của ký. Do đó, sức hấp dẫn, sức thuyết phục của ký một phần lớn do chính sự việc được phản ánh trong tác phẩm.” [26] Ký được chia thành các tiểu loại: *Bút ký: Thể loại thuộc loại hình ký thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn. Bút ký ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Giá trị hàng đầu của bút ký là giá trị nhận thức. Bút ký có thể thuộc về văn học, cũng có thể thuộc về báo chí tùy theo mức độ biểu hiện cái riêng của tác giả và mức độ sử dụng các biện pháp nghệ thuật cùng tính chất tác động của nó đối với công chúng. Bút ký cũng có thể thiên về khái quát các hiện tượng của đời sống có vấn đề, hoặc thiên về chính luận. *Du ký: Một loại hình văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình, tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đến. Hình thức của du ký rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến. 9
  16. *Hồi ký: Một thể loại thuộc loại hình ký, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến. *Ký sự: Một thể loại thuộc loại hình ký nhằm ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Ký có những đặc điểm chung với bút ký như viết về người thật, việc thật mà tác giả trực tiếp chứng kiến, cốt truyện không chặt chẽ như trong truyện, sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật…Song ở ký sự, phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn ở bút ký và tùy bút… *Tùy bút: Một thể loại thuộc loại hình ký, rất gần với bút ký, ký sự. Nét nổi bật ở tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. Ngoài những thể ký phổ biến nói trên, trong thực tế còn có nhiều thể ký khác, và trong mỗi thể nói trên cũng có thể bao gồm nhiều tiểu thể loại. Ranh giới giữa các thể loại ký nói trên cũng không tuyệt đối, luôn có tình trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau. 1.1.2. Khái niệm nhật ký Qua khảo sát chúng tôi khái quát về khái niệm nhật ký như sau: Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Nhật ký là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thể hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến, nó ghi lại những cảm nghĩ “vừa mới xảy ra” chưa lâu” [7, 237]. Tìm hiểu khái niệm nhật kí trong Giáo trình Lý luận văn học (tập 2), GS. Trần Đình Sử cho rằng: “Nhật ký là thể loại mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất... Nhưng tính chất riêng tư mâu thuẫn với mục đích giao 10
  17. tiếp của văn bản, cho nên khó tránh việc có người làm giả nhật ký, hoặc mượn nhật ký làm hình thức để viết tiểu thuyết. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc là trường hợp tiêu biểu.” [22, 379] Như vậy, có thể nói rằng, nhật ký chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, những cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày hay trong thời điểm gần. 1.2. Đặc điểm của nhật ký Là một tiểu loại của ký nên nhật ký vừa mang những nét đặc điểm chung nhất của thể loại ký vừa mang nét riêng biệt từ đó tạo ra cái riêng của thể loại. Nhật ký có 4 đặc điểm sau: *Thứ nhất: Ký là sự can thiệp trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội và nhật ký cũng giống như vậy. Nhật ký là ghi chép lại các sự kiện, cảm xúc của cá nhân trong một thời gian nhất định vì thế yếu tố đời sống chính là nguồn tư liệu làm nên giá trị của nhật kí. Nhật ký là một loại hình nghệ thuật, một hình thức hoạt động thực tiễn- tinh thần có tham vọng can dự vào mọi lĩnh vực của đời sống. Chính vì thế nhật ký ghi được rất rõ những dấu ấn của một sự kiện, của một thời kì, của một lớp người, của một vùng miền. *Thứ 2: Tính xác thực của nhật ký Xuất phát từ việc ghi chép lại các mốc thời gian, sự kiện trong ngày nên nhật ký luôn có tính chân thực, chính xác. Nó phản ánh đúng hiện thực của con người và nhờ tính chính xác chân thực mà giá trị của nhật ký luôn được đề cao, thu hút người đọc. Đọc Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc chúng ta thấy cuốn nhật ký đã ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý 11
  18. nghĩa trong ngày kháng chiến hay những vất vả gian khổ, sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của người chiến sĩ. Nếu không chân thực và không mang tính bao quát được hoàn cảnh cũng như tư tưởng của thời đại thì tác phẩm chắc chắn sẽ không nhận được chào đón nồng nhiệt như vậy. *Thứ 3: Nhật ký mang tính chất riêng tư đời thường Trong cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc ghi nhật ký như sau: “Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật ký mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác, khác nhiều. Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối kị khi viết nhật ký. Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình” [3, 225] *Thứ 4: Ngôn ngữ của nhật ký là ngôn ngữ trần thuật, lời văn ngắn gọn. Nhật ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thì hiện tại, có thể liên tục cũng có thể ngắt quãng tùy vào người ghi nên các sự việc thường được kể lại theo lối trần thuật. Ngoài ra chúng ta còn thấy nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn thấy tác giả hay nhân vật của cuốn nhật ký ở ngôi thứ nhất. Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín. Vì thế lời văn thường kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình, giữa đời thường và giọng văn trữ tình mượt mà. Như vậy có thể nói nhật ký vừa mang những nét đặc trưng chung của thể loại ký vừa mang những nét riêng biệt của nhật ký. 12
  19. 1.3. Tác giả Nguyễn Văn Thạc và nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi 1.3.1. Tác giả Nguyễn Văn Thạc Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội, là con thứ 10 trong gia đình thợ thủ công. Cha mẹ có xưởng dệt nhỏ, khi chiến tranh gây phá hoại miền Bắc, gia đình anh sơ tán về xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Nhà nghèo nên Thạc vừa đi học, vừa phải làm thêm phụ giúp bố mẹ nuôi sống gia đình. Anh học rất giỏi, suốt mười năm học phổ thông anh đều đạt loại giỏi toàn diện. Năm lớp 7, Thạc đạt giải Nhì học sinh giỏi Văn cấp thành phố Hà Nội. Về Cổ Nhuế, Nguyễn Văn Thạc học trường cấp III Yên Hòa B. Hàng ngày anh phải đi bộ sáu kilomet đến trường học, ngày nghỉ thì đi bộ hơn chục cây số đến tận Thư viện Hà Nội để đọc sách. Tuy vất vả nhưng Thạc đều học giỏi các môn, đặc biệt là môn Văn. Trong những năm học phổ thông anh đã có nhiều tác phẩm văn, thơ được đăng trên báo, được tuyển chọn in thành sách cùng các tác phẩm của các tác giả thanh thiếu nhi khác như Trần Đăng Khoa, Hoàng Nhuận Cầm… Năm lớp 10, anh đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc, năm học 1969-1970. Với thành tích đó anh được xếp vào diện cử đi học đào tạo tại Liên Xô. Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn những học sinh xuất sắc năm đó đều phải ở lại để tham gia quân đội. Trong khi chờ nhập ngũ, Thạc đã xin thi đỗ vào khoa Toán- Cơ của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa học năm nhất, anh tự học thêm để hoàn thành chương trình năm thứ 2 và được nhà trường đồng ý cho lên học thẳng năm thứ 3. Đây cũng là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào thời kì mới. Chiến trường miền Nam ngày càng gay go và ác liệt. Hàng ngàn sinh viên các trường đại học phải tạm ngừng việc học tập để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Nguyễn Văn Thạc đã xung phong vào bộ đội, anh nhập ngũ 13
  20. ngày 6 tháng 9 năm 1971. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Trong thời gian đó anh viết cuốn nhật ký "Chuyện đời" từ ngày 2 tháng 10 năm 1971 đến ngày 3 tháng 6 năm 1972. Trước khi hành quân vào chiến trường Quảng Trị, Nguyễn Văn Thạc đã gửi cuốn nhật ký cùng nhiều lá thư về cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc. Hai tháng sau, ngày 30 tháng 7 năm 1972, Nguyễn Văn Thạc đã hi sinh tại chiến trường Quảng Trị khi 20 tuổi. 1.3.2. Giới thiệu cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mƣơi Trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ, biết bao mất mát và hi sinh nhân loại thế giới mới được hưởng một nền hòa bình độc lập như ngày hôm nay. Trước cuộc sống hòa bình ấm no hạnh phúc đó, giới trẻ đang mải miết chạy theo cuộc sống mới của xã hội hiện đại thì không ít các nhà văn, nhà thơ những con người của thế hệ trước lại tìm về với quá khứ xa xưa mà vĩ đại để ghi dấu một thời đại vàng son trong lịch sử dân tộc. Không chỉ ở Việt Nam mà điều này còn xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, tiêu biểu là Mỹ. Một trong nhưng nhà văn gây được tiếng vang lớn, cũng là người khởi đầu trong công cuộc này là Andrew Carroll, tác giả của cuốn sách War Letters, From American Wars (Những bức thƣ từ những cuộc chiến tranh của Mỹ), một trong những ấn phẩm bán chạy nhất của The New York Times vừa đến Việt Nam, trong chặng đường “vòng quanh thế giới”. Thời điểm đó ở Việt Nam đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng cũng phát động một cuộc sưu tầm và xuất bản bộ sách Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam. Ý tưởng này của ông được rất nhiều người ủng hộ. Chỉ sau một tháng, ông đã nhận rất nhiều bức thư và cuốn sổ tay nhật ký từ khắp mọi miền đất nước gửi về, trong đó có cuốn nhật ký kể về chàng trai Hà Nội hi sinh ở chiến trường Quảng Trị khi mới bước vào tuổi 20. Hành trình nghiên cứu cuốn nhật ký ấy đã được nhà văn Đặng Vương Hưng tiến hành để cho ra mắt bạn đọc 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2