intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Đề tài gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

50
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đề tài gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa" với mong muốn tìm hiểu gia đình trong xã hội hiện đại từ góc độ văn hóa. Đồng thời thấy được những giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm viết về gia đình và những đóng góp của nhà văn ở chặng đường sáng tác sau 1975 về một mảng đề tài không phải là mới mẻ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Đề tài gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG SAU 1975 TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG SAU 1975 TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Diệu Linh THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Liên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Diệu Linh đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các quí Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến giúp cho bài luận văn được hoàn chỉnh hơn. Trong quá trình viết luận văn, khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí Thầy Cô và bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Liên
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii MỤC LỤC..........................................................................................................................iii MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................11 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................12 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................13 7. Cấu trúc luận văn ..........................................................................................................13 NỘI DUNG .......................................................................................................................14 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................................14 1.1. Gia đình và văn hóa gia đình người Việt ................................................................14 1.1.1. Khái lược về gia đình .............................................................................................14 1.1.2. Văn hóa gia đình người Việt .................................................................................18 1.1.3. Gia đình trong tâm thức người Việt .....................................................................24 1.2. Đề tài gia đình trong văn học Việt Nam hiện đại ...................................................29 1.2.1. Đề tài gia đình trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ..................................................................................................................29 1.2.2. Đề tài gia đình trong văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975 ...................................................................................................................33 1.2.3. Đề tài gia đình trong văn học Việt Nam sau 1975..............................................36 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................40 Chương 2: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG SAU 1975...............................................................................................41 2.1. Những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình ...................................................41 2.1.1. Sự gìn giữ nề nếp gia pháp, gia phong ................................................................41
  6. iv 2.1.2. Lối sống yêu thương, nhân ái, bao dung..............................................................45 2.1.3. Luôn khát khao và có niềm tin vào cuộc sống.....................................................50 2.2. Nét đẹp trong văn hóa ứng xử ..................................................................................54 2.2.1. Ứng xử trong quan hệ bố mẹ - con cái.................................................................55 2.2.2. Ứng xử trong quan hệ vợ - chồng .........................................................................58 2.2.3. Ứng xử trong quan hệ anh chị em ........................................................................62 2.3. Những đổi thay trong văn hóa gia đình người Việt hiện đại .................................65 2.3.1. Bi kịch gia đình từ nỗi đau hậu chiến ..................................................................65 2.3.2. Sự rạn nứt gia đình bởi mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thị dân........69 2.3.3. Nỗi cô đơn của con người trong gia đình hiện đại .............................................75 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................79 Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG SAU 1975..........80 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đa tính cách với đời sống nội tâm phong phú ....80 3.1.1. Nhân vật đa tính cách ............................................................................................80 3.1.2. Nhân vật với đời sống nội tâm phong phú ...........................................................88 3.2. Cách xây dựng cốt truyện mang tính xung đột văn hóa ........................................90 3.2.1. Những xung đột về chuẩn mực, giá trị đạo đức trong gia đình hiện đại .........90 3.2.2. Hệ thống tình huống truyện làm nổi bật tính cách nhân vật..............................95 3.3. Sự phong phú, đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu ...................99 3.3.1. Sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ văn hóa dân gian và mang đậm nhãn quan phong tục tập quán ...........................................................................................................99 3.3.2. Giọng điệu giàu cảm xúc và mang tính triết lý .................................................106 Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................................112 KẾT LUẬN.....................................................................................................................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................115
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Gia đình được coi là nơi lưu giữ và phát triển các giá trị truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình Việt Nam luôn chú trọng việc xây dựng gia đạo, gia phong và gia lễ. Chính vì vậy văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, đề cao những giá trị đạo đức của mỗi con người. Sau năm 1975, sự giao lưu hội nhập đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội phát triển về kinh tế, từ đó nâng cao đời sống tinh thần. Gia đình Việt Nam thời kỳ hiện đại đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước tiến đến mục tiêu dân giàu - nước mạnh - xã hội công bằng, văn minh. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó, gia đình Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, sóng gió. 1.2. Văn hóa gia đình là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa Việt Nam. Gia đình với những sợi dây liên kết phức tạp, cùng những giá trị văn hóa - đạo đức đã trở thành một đề tài lớn của văn học Việt Nam qua từng chặng đường phát triển. Từ những tác phẩm đầu tiên viết về đề tài gia đình của Tự lực văn đoàn đến những tác phẩm đương đại, các giá trị của văn hóa gia đình đã được nhiều cây bút khai thác rất thành công. Với những tác phẩm viết về đề tài gia đình trong văn học sau 1975, các nhà văn đã đi sâu vào những mối quan hệ gia đình nhiều chiều của mỗi gia đình trong thời kỳ hội nhập. Trong đó, đời sống cá nhân của con người được đề cao. Lúc này, văn học thể hiện rõ vai trò đối với cá nhân - gia đình một cách trọn vẹn. 1.3. Ma Văn Kháng là tác giả có vị thế quan trọng trong văn xuôi và trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã để lại dấu ấn riêng đầy cá tính sáng tạo trong tiến trình đổi mới nền văn học dân tộc. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, khi đất nước đang trong thời kỳ “đêm hôm trước” và trong những ngày đầu đổi mới, Ma Văn Kháng đã dám “nhìn thẳng vào sự thật” và “nói rõ sự thật” về những đổi thay vừa hừng hực khí thế, vừa day dứt, trăn trở và vật vã, đau xót. Trong sáng tác của ông, nhất là một số tiểu thuyết tiêu biểu thuộc giai đọạn sau 1975,
  8. 2 những giá trị gia đình vừa mang tính truyền thống, vừa có những biến động và mất mát bởi những tác động của mặt trái thời kinh tế thị trường với các giá trị văn hóa ngoại lai của chủ nghĩa hậu hiện đại. 1.4. Trong nhà trường THPT hiện nay, đoạn trích tái hiện lại khung cảnh đón Tết của gia đình ông Bằng trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng được đưa vào chương trình với thời lượng từ một đến hai tiết. Trong dự thảo đổi mới chương trình, tác phẩm này cũng vẫn được nhắc tới để giáo viên lựa chọn dạy và học. Dù còn khiêm tốn nhưng trong số những tác giả, tác phẩm văn chương sau năm 1975 thì Ma Văn Kháng và tác phẩm của ông vẫn là một lựa chọn không thể bỏ qua. Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đề tài gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình với mong muốn tìm hiểu gia đình trong xã hội hiện đại từ góc độ văn hóa. Đồng thời thấy được những giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm viết về gia đình và những đóng góp của nhà văn ở chặng đường sáng tác sau 1975 về một mảng đề tài không phải là mới mẻ. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 Ma Văn Kháng là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936, tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, quê ở Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Bước vào tuổi thiếu niên (15 tuổi), Ma Văn Kháng đã trở thành một chiến sĩ vệ quốc quân, được cử đi học ở Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Năm 1963, ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm, đi dạy học ở vùng đất Tây Bắc rồi chuyển sang làm báo, từng giữ chức Phó Tổng biên tập báo Lai Châu. Từ năm 1976, ông chuyển về công tác tại Hà Nội, đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc - Tổng biên tập NXB Lao động. Từ năm 1995, Ma Văn Kháng là Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên đảng đoàn Hội Nhà văn khóa V, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài. Vào những năm 60, bút danh Ma Văn Kháng đã tạo
  9. 3 cho người đọc sự chú ý đặc biệt. Trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam, ông là người gắn với vùng đất biên ải trong một thời gian khá dài (1964 - 1976). Vì vậy, lấy bút danh Ma Văn Kháng có lẽ chính là cách để nhà văn ghi nhớ những kỷ niệm không thể nào quên về một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, không ngại gian khó, lăn lộn với công việc dạy học nơi bản làng và bày tỏ niềm tri ân sâu nặng của mình đối với đồng bào các dân tộc vùng cao. Với những đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của văn học nghệ thuật, Ma Văn Kháng được tặng giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998 và giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. Ma Văn Kháng cầm bút từ sớm, nhưng phải đến thập kỉ 80 của thế kỉ XX, ông mới thực sự trở thành một hiện tượng trong đời sống văn học nước nhà. Ngay từ những tiểu thuyết đầu tiên đến giai đoạn sau 1975 như Đồng bạc trắng hoa xoè (1979), Mưa mùa hạ (1982), Vùng biên ải (1983), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Chó Bi, đời lưu lạc (1992), Một mình một ngựa (2007)…, Ma Văn Kháng đã được đông đảo dư luận, độc giả và các nhà phê bình quan tâm. Có thể thống kê tới hàng trăm bài báo - tạp chí, các giáo trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về Ma Văn Kháng và tác phẩm của ông, tiêu biểu như: Bích Thu (2002), Nhà văn tóc bạc và những vấn đề của cuộc sống đương đại, Báo Văn nghệ, số 10 (tr.17-23); Trần Minh Hiếu (2006), Ma Văn Kháng với đời sống đương đại, Văn hóa nghệ thuật, số 5 (tr 88-93); Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng trong những năm 80, Tạp chí Văn học số 2 (tr 51-57); Mai Thị Nhung (2008), Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10 (tr. 89- 97);...Ngoài ra, phải kể đến nhiều công trình nghiên cứu, phê bình về Ma Văn Kháng trong các tuyển tập của các nhà nghiên cứu đầu ngành như: Phong Lê, Lã Nguyên, Tô Hoài, Trần Đăng Suyền, Nguyễn Ngọc Thiện...đã được đăng tải trên nhiều báo, tạp chí và tập hợp trong các cuốn sách, cuốn giáo trình…
  10. 4 Những năm gần đây, Ma Văn Kháng và các tác phẩm của ông trở thành đối tượng nghiên cứu trong nhiều luận văn, luận án như: Lê Thanh Hùng (2006), Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới (1980 - 1989), Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Thái Nguyên; Nguyễn Minh Chung (2007), Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội; Trần Thị Phi Nga (2008), Đặc trưng tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, Luận văn thạc sĩ - Đại học Sư phạm T.P Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Phương Thảo (2011), Tiểu thuyết về đề tài miền núi của Ma Văn Kháng, Luận văn thạc sĩ - Đại học Đà Nẵng; Đỗ Phương Thảo (2007), Nghệ thuật tự sự trong sáng tác Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu), Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội; Nguyễn Thị Quất (2013), Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội…Tất cả các công trình này đều hướng tới việc khẳng định sự tiếp nối, phát huy và đổi mới của Ma Văn Kháng trên các phương diện: đặc trưng thể loại, đề tài và chất liệu văn học, vấn đề nhân vật và nghệ thuật viết tự sự...Với những tác phẩm viết về cuộc sống con người miền núi (đề tài nổi bật trong các sáng tác trước năm 1975 của Ma Văn Kháng), nhà văn được đánh giá là đã thành công trong việc phản ánh hiện thực, ca ngợi hình ảnh cao đẹp của các cán bộ miền xuôi với sự cống hiến hết mình trong công cuộc giải phóng vùng biên ải; khắc họa chân thực hình ảnh những con người miền núi thuần hậu mang trong mình nỗi cay đắng tủi nhục, chịu áp bức, bóc lột và phong tục lạc hậu, mê muội. Tuy nhiên nhà văn cũng phát hiện và khẳng định vẻ đẹp tình yêu và khát vọng sống tiềm tàng mãnh liệt trong tâm hồn họ... Nghiên cứu tiểu thuyết viết về đề tài miền núi của Ma Văn Kháng sau 1975, đặc biệt khi nhận xét về tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xòe, tác giả Trần Đăng Suyền cho rằng: “Ma Văn Kháng, bằng hình tượng nghệ thuật, đã chứng minh rằng đồng bào các dân tộc ít người, mặc dù bị chìm đắm trong đau khổ, tăm tối nhưng đều có mầm sống, khả năng cách mạng” [63, 13]. Tìm hiểu về đề
  11. 5 tài này trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Nguyễn Ngọc Thiện cũng khẳng định: “Cuốn tiểu thuyết Gió rừng (1977), Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Vùng biên ải (1983)…là một sự hội tụ, kết tinh cao độ vốn sống về con người và cuộc sống miền núi, mà ông tích lũy suốt hơn 20 năm gắn bó với nó” [81, 57]. Có thể nói, 11 năm ròng dạy học nơi vùng cao “đã tích tụ trong Ma Văn Kháng một vốn liếng quý giá vô ngần, chín dần qua năm tháng mãi về sau, trở thành trầm tích, thành mỏ vàng trữ lượng luôn dồi dào” [99]. Không chỉ thành công ở mảng tiểu thuyết viết về đề tài miền núi, sau những năm 80, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Ma Văn Kháng lại cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết đời tư - thế sự như Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Chó Bi đời lưu lạc (1992)…Với các tác phẩm này, Ma Văn Kháng được coi là một trong những cây bút tiên phong đã khơi lại mạch viết về gia đình vốn bị ngưng đọng gần nửa thế kỷ trong văn học Việt Nam hiện đại. Đây cũng chính là một trong những mảng sáng tác thành công nhất của ông. Tiểu thuyết đầu tiên như một dấu mốc đánh dấu bước chuyển trong đời văn Ma Văn Kháng trong giai đoạn này là Mưa mùa hạ: “Tiểu thuyết (Mưa mùa hạ) khi xuất hiện trên văn đàn đã gây sự ngỡ ngàng, xôn xao dư luận về cả đề tài lẫn vấn đề được đề cập trong tác phẩm. Thứ nhất: một nhà văn chuyên đi vào đề tài đấu tranh, cuộc sống con người ở miền núi nay bỗng nhiên lại chuyển sang mảng thị thành rất tự nhiên. Thứ hai là những con người tốt, lương thiện lại có kết cục buồn, bi thảm” [53, 12]. Tác phẩm được nhà phê bình Vân Thanh đánh giá cao vì “Đã thể hiện cách nhìn, thái độ của các nhân vật trước những hiện tượng tiêu cực trong xã hội” [72, 3]. Bên cạnh đó, Vân Thanh cũng cho thấy từ trong những trang sách vang lên một tiếng giục giã, đánh thức lương tâm, trách nhiệm của mỗi người: “bằng bất cứ giá nào cũng phải ngăn chặn kịp thời những tổ mối tiêu cực đang sinh sôi nảy nở trong đời sống nếu không chúng sẽ đục ruỗng xã hội và hủy hoại những giá trị tinh thần vốn đã thành truyền
  12. 6 thống của dân tộc” [72, 3]. Điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm của Ma Văn Kháng đối với cuộc sống hiện đại. Chính nhà văn đã từng bộc bạch: “Tôi không có được cái dự cảm rằng mình đã là một nhà văn dũng cảm, không sợ các nhà phê bình, không ngại dư luận, rằng mình là kẻ dám nhìn thẳng vào sự thật, trong khi hình thành ý định và sáng tác tiểu thuyết Mưa mùa hạ” [87, 112]. Những tiểu thuyết như Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú,...vẫn tiếp nối đề tài về thành thị. Ngòi bút tinh tế, sáng tạo của nhà văn đã phản ánh chân thực những thân phận giữa đời thường, thẳng thắn phơi bày sự tha hóa đạo đức của con người trong xã hội ở mức độ cao hơn: “Bằng cách nhìn tinh tế vào hiện thực đời sống, tác giả đã mô tả những người giáo viên sống và làm việc gặp quá nhiều khó khăn. Những vui buồn của thời thế đã phản ánh vào những trang tiểu thuyết trở nên sống động, hấp dẫn” [101]. Theo tác giả Lê Ngọc Y, Ma Văn Kháng “đã có cái nhìn hiện thực, tỉnh táo nên không bị thói xấu, cái bất bình thường vốn nảy sinh trong xã hội đang vận động lấn át, hoặc chỉ, thấy một chiều này u ám mà không thấy chiều khác đầy nắng rực rỡ” [101]. Còn Nguyễn Thu Thủy trong công trình luận văn của mình đã bày tỏ quan điểm: “Đa số các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng luôn có giọng suy tư bùi ngùi xen lẫn với đắng cay chua xót. Ngòi bút của ông luôn soi tìm, đào sâu vào tâm hồn con người, từ đó phát hiện ra những tâm tư, tình cảm, phẩm chất của từng cá nhân” [83, 179]. Những công trình chuyên luận nghiên cứu trên đây cùng với nhiều bài báo, tạp chí có chung định hướng và nội dung nghiên cứu, dù nhiều, dù ít đều đề cập đến các mối quan hệ, những nhân vật, những vẻ đẹp văn hóa đạo đức và cả những tổn thương, sa đọa, đổ vỡ, mất mát có khi rất đau đớn, nghiêm trọng và phũ phàng trong các trang văn của Ma Văn Kháng. Đồng thời ta cũng thấy rõ cái nhìn tiến bộ, mới mẻ của nhà văn. Tất cả những nhận xét, đánh giá sâu sắc và khách quan về các tác phẩm sau 1975 của Ma Văn Kháng dưới góc nhìn khác nhau, đều nhằm khẳng định những đóng góp và thành công của ông trong tiến
  13. 7 trình phát triển của Văn học Việt Nam giai đoạn đương đại. Trên tinh thần kế thừa những thành tựu của những người đi trước để lại, các công trình khoa học của các học giả, các nhà nghiên cứu trên đây sẽ là những gợi ý vô cùng quan trọng trong quá trình chúng tôi kiến giải đề tài. 2.2. Những công trình nghiên cứu về đề tài gia đình Khi nghiên cứu về đề tài gia đình trong sáng tác của Ma Văn Kháng, các nhà nghiên cứu phê bình đều khẳng định nhà văn đã có những cách tân lớn, góp phần thể hiện rõ thái độ và trách nhiệm, lương tâm của một người cầm bút trước những biến đổi mạnh mẽ trong cuộc sống gia đình. Sau tiểu thuyết đầu tiên Mưa mùa hạ (1982), tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn (1985) ra đời được coi là đỉnh cao, là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến của nhà văn cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, đã chứng tỏ sự thâm nhập vững vàng của nhà văn vào chủ đề gia đình - “một phạm trù quan trọng (…), có nhiều cái đáng nói lắm (…), đáng nghiên cứu lắm” [32, 83]. Trong các sáng tác viết về đề tài gia đình, tác phẩm này nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà phê bình, nghiên cứu hơn cả. Trước hết phải kể tới lời nhận xét của tác giả Vân Thanh: “Có thể xem Mùa lá rụng trong vuờn là một tiếng nói của tác giả trước hiện thực hôm nay - một tiếng nói về quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc sống và cuộc sống dành cho mỗi người (...)” [73, 15]. Ở đó, mỗi con người cần có sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau của các thành viên, của gia đình và của cả xã hội. Tác giả Hoàng Sơn cho rằng: “Thật ra vấn đề gia đình chỉ là cái cớ, vỏ bọc bên ngoài. Điều nhà văn tìm hiểu cũng là điều muốn nói với bạn đọc là vấn đề sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [62, 4]. Về tác phẩm này, cũng cần phải kể tới lời đánh giá của Trần Đăng Suyền: “Viết Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã rọi một luồng ánh sáng nhân đạo khi đánh giá con người trong thời kỳ khó khăn, phức tạp hiện nay” [64, 17]. Tác giả cũng nhấn mạnh: “Mùa lá rụng trong vườn là một khuynh hướng tiếp
  14. 8 cận đời sống bằng con đường riêng của nghệ thuật: Hãy từ cửa sổ gia đình mình nhìn ra cuộc đời; và từ cuộc đời hãy chiếu rọi ánh sáng vào mỗi căn nhà, như thế mọi điều sẽ sáng tỏ hơn” [64, 20]. Mùa lá rụng trong vuờn thực sự là một cuốn tiểu thuyết bổ ích trong việc giáo dục và khẳng định những giá trị văn hóa gia đình. Đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của tác phẩm… Năm 1989, tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú ra đời và nhận được nhiều sự khen chê, đánh giá khác nhau. Sáng ngày 11 tháng 1 năm 1990, báo Văn nghệ đã tổ chức một hội thảo riêng về tác phẩm này. Tới dự cuộc tọa đàm có các nhà văn, nhà phê bình: Xuân Cang, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Xuân Thiều, Huy Phương, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Từ Sơn, Phan Hồng Giang, ông Lê Thanh Tùng và ông Xuân Du - đại diện nhà xuất bản Lao động. Về phía báo Văn nghệ, ngoài nhà thơ Hữu Thỉnh - Tổng biên tập, còn có các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình: Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Vĩnh, Hoàng Minh Tường, Phạm Tiến Duật, Thiếu Mai, Phạm Đình Ân. Toàn văn buổi tọa đàm đã được in trên báo Văn nghệ, số 6, ngày 10 tháng 2 năm 1990 và in lại trong phần mở đầu cuốn Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Nxb Văn học, 2017. Trong buổi tọa đàm, Phan Cự Đệ khẳng định: “Ma Văn Kháng đã viết cái “bi kịch vỡ mộng” của “một bữa tiệc dang dở, một đám cưới không thành, một cuốn sách hay để lầm chỗ” đó một cách rất tâm huyết, với tất cả suy nghĩ và trăn trở, niềm khát vọng và nỗi đau của một nhà văn trước thời cuộc, trước tình trạng xuống cấp về trình độ tư duy và phẩm chất đạo đức ngay trong một số người tự cho mình là cán bộ lãnh đạo, là trí thức hay kĩ sư tâm hồn” [60, 13]. Còn nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng “Tác phẩm có giá trị, có chiều sâu nhưng đọc còn nặng chất chính luận, triết luận tuy sắc sảo song còn bị lạm dụng” [60, 21]. Tuy vậy, ông khẳng định: “Ma Văn Kháng là một trong những tác giả đổi mới đầu tiên trong văn xuôi…viết về nhà trường nhưng thực ra ông muốn đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn hơn…” [60, 21]. Cũng trong buổi tọa đàm, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “Đám cưới không có giấy giá thú là một cuốn sách
  15. 9 hay và rất tích cực. Nó nằm trong dòng vận động chung của sáng tác hiện nay theo một xu thế tốt: tính thế sự mạnh mẽ (…). Ma Văn Kháng đang trên đường phơi bày sự thật không nhân nhượng và đang hướng đến sự cô kết nghệ thuật” [60, 26]. Rõ ràng, thực chất cuốn sách không chỉ bó hẹp ở phạm vi một ngôi trường, mà nó còn mang ý nghĩa sâu rộng hơn, đặc biệt là nó chuyển sang địa hạt gia đình. Tác phẩm phản ánh những bi kịch trong không ít gia đình thời đương đại trước sự ảnh hưởng ồ ạt của nền kinh tế thị trường. Nhân vật của ông không chỉ chịu những nỗi đau trong xã hội mà còn chịu nỗi cô đơn, bất hạnh trong chính ngôi nhà của mình, nhưng vẫn sống đẹp, vẫn truyền cảm hứng cho các thế hệ học trò. Đó chính là nhân vật tư tưởng mà nhà văn Ma Văn Khánh hướng tới, khiến người đọc càng thêm cảm phục. Tác phẩm của Ma Văn Kháng là lời cảnh báo về sự xói mòn nhân tính ẩn trong những vỏ bọc đẹp đẽ của đạo đức và phẩm giá, về gia đình…Nhưng khi một tờ báo đề nghị nhà văn gửi một tác phẩm tự chọn, ông đã trình làng tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời (1998). Đây là tác phẩm viết cho thiếu nhi nhưng chúng ta cũng tìm thấy ở đó một cái nhìn riêng về văn hóa gia đình, dưới con mắt của một đứa trẻ. Ngay từ khi ra đời, cuốn tiểu thuyết đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Sau này, nhà văn viết thêm cuốn Chó Bi, đời lưu lạc cũng là tác phẩm viết về lứa tuổi thiếu nhi nhưng có thể nói Côi cút giữa cảnh đời là tiểu thuyết cảm động và sâu sắc nhất khi ông viết về cuộc đời, số phận của những đứa trẻ không may sớm rơi vào cảnh đời bất hạnh. Theo giáo sư Phong Lê, cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời chất chứa bao đau khổ, oan khiên của những thân phận con người còm cõi, bơ vơ sau chiến tranh. Tác giả bài viết còn khẳng định: “Cuốn sách (…) đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách khác. Nó thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu tốt lành. Có thể nói, đó là hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa” [45, 125]. Liên quan đến đề tài gia đình trong tiểu thuyết sau 1975 của Ma Văn Kháng, chúng tôi thống kê được một vài công trình có giá trị như: Bùi Lan
  16. 10 Hương (2004), Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội; Nguyễn Thị Hoa (2008), Tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Nghiên cứu riêng về đề tài gia đình trong tiểu thuyết của nhà văn, chúng tôi nhận thấy có Nguyễn Công Thanh (2006); Bi kịch gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Tạp chí Đại học Vinh, số 4b; Lưu Thị Thanh Nga (2015), Văn hóa gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Khóa luận tốt nghiệp Đại học …Trong đó, phải kể đến Nguyễn Công Thanh với luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh: Vấn đề gia đình trong sáng tác của Ma Văn Kháng từ 1985 đến nay. Theo tác giả, Mùa lá rụng trong vườn trước hết là hồi chuông cảnh tỉnh những người có tư tưởng thủ cựu cố duy trì níu kéo kiểu gia đình truyền thống. Tác phẩm còn đề cập đến một thực trạng đáng báo động của xã hội buổi giao thời: không ít người có lối sống ích kỉ chạy theo dục vọng cá nhân, ham muốn vật chất, thoát ly truyền thống, phá vỡ mọi chuẩn mực đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Hoa với đề tài Tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng đã quan tâm tới bi kịch nhân văn, bi kịch thế sự, bi kịch đời tư phản ánh trong tác phẩm của Ma Văn Kháng. Đặc biệt, tìm hiểu tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn và Đám cưới không có giấy giá thú, Nguyễn Thị Hoa đã khai thác bi kịch đời tư - bi kịch tình yêu, hạnh phúc gia đình của con người. Tác giả nhận thấy: “Phần lớn tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng đề cập đến nỗi khổ đau bất hạnh nhiều hơn niềm vui hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân, gia đình của con người” [16, 20]. Thực tế nguồn tư liệu trên cho thấy đề tài gia đình trong thể loại tiểu thuyết của Ma văn Kháng ít nhiều đã được tách riêng ra thành công trình nghiên cứu biệt lập chuyên sâu. Mặc dù có một vài công trình nghiên cứu về đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ông nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những giá trị và những biến cố của gia đình hiện đại, mà chưa tìm hiểu từ góc nhìn văn hóa. Chúng tôi nhận thấy: ngòi bút của nhà văn hướng vào đề tài gia đình và trên
  17. 11 cái sân khấu gia đình ấy, ông đã lột tả được những ảnh hưởng sâu sắc của nền kinh tế thị trường tới đời sống văn hóa gia đình. Ở đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường với lối sống thị dân tuy vừa mới xuất hiện đã kéo theo bao suy thoái, rạn nứt, đổ vỡ trong mái nhà cổ kính. Những biến động về tư tưởng, tâm lí của con người dẫn đến xung đột về quan niệm sống, làm lu mờ hoặc đảo lộn những giá trị nề nếp gia phong ở ngay trên đất kinh kỳ hoặc ở vùng nông thôn, thậm chí là vùng đồi núi xa xôi đang dần đô thị hóa. Tuy nhiên, trên những trang viết của mình, Ma Văn Kháng cũng khẳng định những nỗ lực gìn giữ giá trị văn hóa gia đình truyền thống bền vững của con người hiện đại. Với cảm nhận và định hướng tư tưởng ấy, chúng tôi chọn đề tài Đề tài gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa để mong bổ sung một mảng thiếu hụt, chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Tuy nhiên, một số bài báo, tạp chí và chuyên luận của các tác giả đi trước có liên quan ít nhiều đến nội dung của luận văn này đã là nguồn tư liệu, là những định hướng và gợi ý cần thiết, quý báu để chúng tôi học hỏi, vận dụng trong quá trình nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của luận văn là những vấn đề của gia đình hiện đại trong các tiểu thuyết sau 1975 của Ma Văn Kháng từ cách tiếp cận văn hóa. Trong đó thấy rõ nhà văn Ma Văn Kháng đã nhìn nhận văn hóa gia đình theo cái nhìn truyền thống, là những giá trị văn hóa đã được mặc định. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ khảo sát những tiểu thuyết sau 1975 viết về đề tài gia đình của Ma Văn Kháng, nhưng tập trung vào một số tiểu thuyết tiêu biểu: - Mùa lá rụng trong vườn (2017), Nxb Văn học - Đám cưới không có giấy giá thú (2017), Nxb Văn học
  18. 12 - Côi cút giữa cảnh đời (2012), Nxb Hội nhà văn 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Thấy được những giá trị của văn hóa gia đình trong thời kỳ hiện đại. Góp phần lí giải những nhân tố tác động làm tha hóa những giá trị cao cả, đẹp đẽ của gia đình truyền thống. - Chỉ ra được cái hay, cái đẹp của tiểu thuyết Ma Văn Kháng trong việc thể hiện các vấn đề về gia đình hiện đại. - Phần nào đó chỉ ra mối quan hệ giữa nội dung - tư tưởng và hình thức - nghệ thuật trong một số tiểu thuyết viết về đề tài gia đình sau 1975 của Ma Văn Kháng. Qua đó, hiểu thêm được những đóng góp to lớn của nhà văn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát những vấn đề chung về gia đình và văn hóa gia đình người Việt, đề tài gia đình trong văn học Việt Nam hiện đại. - Tìm hiểu về đời sống văn hóa gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 thông qua một số tiểu thuyết tiêu biểu. - Chỉ ra một số phương diện nổi bật trong nghệ thuật thể hiện văn hóa gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử Xem xét sự vận động phát triển của văn học Việt Nam nói chung, sáng tác của Ma Văn Kháng nói riêng trong dòng chảy ấy. Qua đó thấy được những đóng góp của nhà văn trong việc đổi mới văn xuôi hiện đại.
  19. 13 5.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Tìm hiểu vấn đề từ phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn hóa học - văn học - lịch sử, thấy được sự ảnh hưởng của hoàn cảnh văn hóa - lịch sử đến nhà văn và các tác phẩm của ông. 5.3. Phương pháp hệ thống Xem xét sáng tác của nhà văn trong tính hệ thống với nhiều cấp độ khác nhau. 5.4. Phương pháp loại hình Xem xét sáng tác của nhà văn từ góc độ loại hình thể tài, loại hình văn xuôi nghệ thuật... 6. Đóng góp của luận văn Đề tài góp phần tạo nên một cái nhìn toàn diện về gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 từ những biểu hiện của văn hóa, thông qua một số tiểu thuyết tiêu biểu. Đồng thời có những đánh giá về quá trình đổi mới và cá tính sáng tạo nghệ thuật của nhà văn (xét ở hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật). Hi vọng đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm của Ma Văn Kháng trong nhà trường THPT nói riêng và những ai yêu thích văn chương nói chung. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Đời sống văn hóa gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật thể hiện văn hóa gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975
  20. 14 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Gia đình và văn hóa gia đình người Việt 1.1.1. Khái lược về gia đình Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình (…). Gia đình là một tế bào của xã hội” [102]. Quan điểm đó được hình thành từ lâu và được thể hiện rõ nhất trong các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử xã hội của nhà nhân chủng học Mỹ L.H - Mooc- gan (1818- 1881). Sau này chính Ph. Ăng- ghen đã đồng tình và phát triển quan điểm đó trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (1884). Trong chương II - Gia đình, Ph. Ăng-ghen đã đánh giá rất xác đáng về công sức của L.H - Mooc-gan khi nghiên cứu về gia đình: “Việc nghiên cứu về mặt lịch sử đối với những thiết chế xã hội phát minh trong thời đại văn minh, là vượt quá khuôn khổ cuốn sách của ông” [89]. Nhưng Ph. Ăng-ghen cũng khẳng định: “Mooc-gan cũng coi sự phát triển hơn nữa của gia đình cá thể là một bước tiến, để đi tới sự hoàn toàn bình đẳng giữa hai giới; dù ông không coi là mục đích đó đã đạt được” [89]. Đồng thời Ph. Ăng-ghen đã trích lại một đoạn văn trong tác phẩm Xã hội cổ đại như là một thao thức băn khoăn đầy cảnh báo: “Một khi thừa nhận sự thật là gia đình đã trải qua bốn hình thức nối tiếp nhau, và hiện đang ở hình thức thứ năm, thì một vấn đề sẽ xuất hiện: hình thức hiện nay đó có tồn tại lâu dài trong tương lai không? Câu trả lời duy nhất có thể được đưa ra là: nó phải phát triển và thay đổi, cùng với sự phát triển và thay đổi của xã hội, hệt như trong quá khứ. Là sản vật của một chế độ xã hội, nó sẽ phản ánh sự văn minh của chế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2