intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài:Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam

Chia sẻ: Bluesky_12 Bluesky_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

120
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài:Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- Công trình tham dự Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng 2009” Tên công trình: Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam Thuộc nhóm ngành: XH1a Họ và tên sinh viên: Phạm Thùy Yên Nam/Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: Anh 8 – Kinh tế đối ngoại Khoá: 45 Khoa: Tài Chính Ngân Hàng Họ và tên sinh viên: Lê Thảo Huyền Nam/Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp: Nhật 1 - TCNHA Khoá: 45 Khoa: Tài Chính Ngân Hàng Họ và tên người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Thọ
  2. MỤC LỤC Lời mở đầu ............................................................................................................ 4 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 4 2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5 3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến ......................................................................... 5 7. Kết cấu của đề tài ......................................................................................... 5 Chƣơng 1: Lý luận chung về ngành công nghiệp điện tử ................................ 6 1. Khái niệm về mạng lƣới sản xuất toàn cầu: ............................................... 6 2. Đặc điểm của mạng lƣới sản xuất toàn cầu: ............................................. 7 3. Quá trình hình thành và hoạt động của các mạng lƣới sản xuất điện tử toàn cầu ở Đông Nam Á: .................................................................................. 8 3.1. Các mạng lƣới sản xuất điện tử của Mỹ ở Đông Nam Á:................... 9 3.2. Các mạng lƣới sản xuất điện tử của Nhật Bản ở Đông Nam Á: ...... 11 3.3. Quá trình chuyển dịch cứ điểm sản xuất trong nội bộ vùng Đông Á .. 16 3.4. Vị thế của Việt Nam ............................................................................. 19 4. Kinh nghiệm của một số nƣớc có nền công nghiệp điện tử phát triển .. 20 4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan.................................................................. 20 4.2. Kinh nghiệm của Malaysia .................................................................. 23 Chƣơng 2: Thực trạng công nghiệp điện tử Việt Nam trƣớc và sau khi gia nhập WTO .......................................................................................................... 26 1. Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam (giai đoạn 2002 – đầu 2009) .................................................................. 26 1.1.Giai đoạn tiền WTO .............................................................................. 26 1.2.Giai đoạn hậu WTO (từ năm 2006 tới nay) ........................................ 37 2. Thuận lợi và khó khăn đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ... 47 2.1.Thuận lợi đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ................... 47 http://svnckh.com.vn 2
  3. 2.2.Những khó khăn và hạn chế đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ............................................................................................................... 53 Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới ................................................................................................................. 60 1. Quan điểm và định hƣớng phát triển ....................................................... 60 1.1. Quan điểm phát triển ........................................................................... 60 1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................... 61 1.3. Định hƣớng phát triển ......................................................................... 62 2. Giải pháp phát triển ................................................................................... 64 2.1. Phát triển nguồn nhân lực ................................................................... 64 2.2. Giải pháp về công nghệ ........................................................................ 66 2.3. Giải pháp phát triển nghành công nghiệp phụ trợ. .......................... 68 2.4. Giai pháp về chính sách ....................................................................... 72 Kết luận ............................................................................................................... 75 http://svnckh.com.vn 3
  4. Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào năm 2009, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử của Việt Nam đang đối mặt với cả hai khó khăn lớn cùng lúc: cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu mức tối đa theo hiệp định tự do theo ngành (theo cam kết WTO) và cam kết mở cửa thị trường bán lẻ, phân phối. Theo đó, sẽ bãi bỏ trợ cấp với hàng thay thế nhập khẩu, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu, bãi bỏ các ưu đãi về thuế thu nhập DN. Riêng cam kết chung quy định, giảm mức thuế nhập khẩu bình quân của sản phẩm công nghiệp từ 16,1% xuống 12,6% trong vòng 5 -7 năm; cắt giảm ngay đối với các mặt hàng đang có thuế suất cao trên 20% và 30%, trong đó gồm nhiều loại máy móc, thiết bị điện, điện tử. Những yếu tố trên sẽ tác động tích cực, thúc đẩy DN trong nước huy động mọi nguồn lực, thay đổi công nghệ và tăng sức cạnh tranh. Theo một thống kê khác từ Bộ Công Thương, cơ cấu công nghiệp chế biến trong công nghiệp điện tử trong nước chưa đạt 5%. Do vậy, trong tổng số doanh thu gần 3 tỉ đô la Mỹ do ngành công nghiệp này mang lại, xuất khẩu đạt trên 2 tỉ đô la Mỹ nhưng 95 - 98% doanh thu xuất khẩu thuộc về các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - vốn chỉ chiếm 1/3 trong số 300 doanh nghiệp sản xuất điện tử ở Việt Nam. Còn các sản phẩm điện tử của Việt Nam dù xuất khẩu với số lượng lớn nhưng giá trị gia tăng lại rất thấp. Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam cần phải xây dựng những ngành sản xuất công nghiệp bền vững và phát triển. Một trong những ngành sản xuất công nghiệp sẽ chiếm vị trí then chốt đó là công nghiệp điện tử. Để từng bước xây dựng ngành công nghiệp điện tử phát triển. Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm góp phần gia tăng giá trị của ngành công nghiệp điện tử. Chúng tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài - „‟ Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam’’ với mong muốn từ những khó khăn trong thực trạng sản xuất hàng điện tử từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử ngày càng phát triển. http://svnckh.com.vn 4
  5. 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư của Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước. 3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua những số liệu từ báo cáo thông kê của Bộ Công Thương và của International business strategies tác giả đi sâu vào phân tích những yếu kém của công nghiệp điện tử Việt Nam từ đó tìm ra những giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và các hiệp hội doanh nghiệp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp thống kê và so sánh với các ngành sản xuất công nghiệp khác, so sánh với nền công nghiệp điện tử của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới để tìm ra những giải pháp phát triển cho con đường của công nghiệp sản xuất điện tử ở Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2008, và đưa ra những giải pháp dự kiến để phát triển đến năm 2020. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Đưa ra những giải pháp để xây dựng ngành công nghiệp điện tử trở thành một trong những ngành then chốt với tổng kim ngạch lớn trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam trên những điều kiện từ nguồn nhân lực , nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước. 7. Kết cấu của đề tài Chƣơng 1 :Lý luận chung về ngành công nghiệp điện tử Chƣơng 2 : Thực trạng sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới http://svnckh.com.vn 5
  6. Chƣơng 1: Lý luận chung về ngành công nghiệp điện tử 1. Khái niệm về mạng lƣới sản xuất toàn cầu: Khái niệm mạng lưới sản xuất toàn cầu lần đầu tiên được các học giả Mỹ đưa ra tại Hội nghị bàn tròn Berkeley về kinh tế quốc tế (BRIE) khi thực hiện chương trình nghiên cứu sự phát triển kinh tế Đông Á, theo đó mạng lưới sản xuất quốc tế toàn cầu là một kiểu cơ cấu phân chia chi nhán h quốc tế trong nội bộ công ty do các công ty đa quốc gia tạo ra bằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chủ yếu phản ánh sự phân phối về mặt không gian, cơ cấu và các quan hệ qua lại giữa chi nhánh của các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia có thế mạnh về sự phân chia dây chuyền định giá, đó là, sản xuất bán thành phẩm ở một nơi, giao hàng ở nơi khác và gia tăng giá trị nhất định ở đó. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, mỗi phần của quá trình sản xuất được đặt ở các nước khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm khác nhau của từng khu vực. Hầu hết các thành phẩm được lắp ráp cuối cùng sẽ được giao đến các nước khác chứ không phải ở những khu vực như vậy. Kiểu mạng lưới sản xuất này đảm bảo cho sự hội nhập của kinh tế khu vực và sự phát triển của nền kinh tế hướng vào xuất khẩu do tất cả các nước đều có lợi từ lợi thế cạnh tranh dựa vào phân công lao động. Dĩ nhiên là tiến bộ hội nhập và việc dựa vào thị trường thứ ba để xuất khẩu như vậy cũng phải gánh chịu một số phí tổn. Theo quan điểm của Dieter Ernst, khái niệm mạng lưới sản xuất toàn cầu cố gắng phổ biến rộng hơn và có các hình thức sản xuất quốc tế hệ thống hơn và phân mắt xích định giá thành nhiều công đoạn có thể có hoặc không đòi hỏi sự bố trí công bằng. Khi sử dụng khái niệm này, chúng ta có thể phân tích cẩn thận http://svnckh.com.vn 6
  7. chiến lược toàn cầu hoá của các công ty, ví dụ như sắp đặt phần nào mắt xích định giá ở đâu. Các công ty phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài tới mức độ nào, điểm ưu việt của mạng lưới sản xuất liên công ty so với sản xuất trong nội b ộ là gì, việc kiểm soát những giao dịch này được tập trung hoá hay đa dạng hoá tới mức nào, những bộ phận cấu thành khác nhau của mạng lưới sản xuất toàn cầu này liên kết với nhau thế nào. 2. Đặc điểm của mạng lƣới sản xuất toàn cầu: a. Sự mở rộng các hoạt động sản xuất ở các vị trí địa lý khác nhau: Mạng lưới sản xuất toàn cầu bao gồm toàn bộ các phần của khâu định giá, không chỉ là khâu sản xuất. Một mạng lưới sản xuất toàn cầu không chỉ bao gồm các giao dịch nội bộ công ty mà còn có cả các hình thức h ợp tác: Nó liên kết các chi nhánh, các công ty con, các liên doanh của các công ty hàng đầu với các nhà thầu phụ, các nhà cung ứng, các nhà cung cấp dịch vụ và các đối tác trong liên minh chiến lược với nhau…Mục tiêu chính của các mạng lưới này là cung cấp các nguồn lực, năng lực và tri thức để các công ty dẫn đầu khoanh vùng một cách nhanh chóng nhờ đó tăng thêm năng lực cho công ty. b. Tính không đối xứng về vai trò của các công ty đứng đầu và các công ty con: Các công ty dẫn đầu quản lý các nguồn lực của mạng lưới và đưa ra quyết định. Các công ty dẫn đầu liên kết các cơ sở sản xuất, khách hàng, tri thức bị phân tán về địa lý vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, điều này có thể làm giảm bớt chi phí giao dịch. Theo ông, một mạng lưới sản xuất toàn cầu đặc trưn g sẽ ràng buộc một công ty đứng đầu, các chi nhánh của nó, các công ty con và các công ty liên doanh, các nhà cung cấp và các nhà thợ phụ, các kênh phân phối, những người bán lại, các liên minh R&D và rất nhiều thoả thuận hợp tác…với nhau. Nó có thể có cổ phần bằng nhau hoặc không. Các công ty dẫn đầu được đặt ở trung tâm của mạng lưới, đóng vai trò lãnh đạo về chiến lược và tổ chức, và có những http://svnckh.com.vn 7
  8. chiến lược ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế cạnh tranh của các công ty thành viên trong mạng lưới sản xuất. Thế mạnh của công ty dẫn đầu có được được từ việc kiểm soát các nguồn lực và khả năng then chốt và hợp tác giao dịch giữa các khu vực khác trong mạng lưới. Một trong những khả năng chủ chốt là tài sản trí tuệ và tri thức để thiết lập, duy trì và tiếp tục nâng cao các chuẩn mực thị trường. Chính vì những tài sản bổ sung như vậy mà các mạng lưới sản xuất toàn cầu có tính không đối xứng. c. Sự phổ biến tri thức từ các nước chủ đầu tư sang các nước nhận đầu tư: Sự chia sẻ tri thức là sự cần thiết làm cho các mạng lưới này phát triển. Lợi nhuận thực sự bắt nguồn từ sự phổ biến, trao đổi và tiếp nhận kiến thức và năng lực bổ sung từ bên ngoài. Thường những nước hay khu vực có khả năng trở thành một bộ phận cấu thành của mạng lưới sản xuất toàn cầu chính là những nước đang công nghiệp hóa nhanh nhất. 3. Quá trình hình thành và hoạt động của các mạng lƣới sản xuất điện tử toàn cầu ở Đông Nam Á: Sự tham gia của Đông Nam Á vào mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu là yếu tố quan trọng trong việc thay đổi mô hình và gia tăng s ự tham gia của khu vực này vào thương mại quốc tế từ những năm 1980. Cụ thể là, ASEAN -5 ( gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) là những nước có sự tham gia vào các mạng lưới sản xuất của nhiều công ty như Intel ở Châu Âu, Sony, Toshiba, Hitachi và Fujitsu của Nhật Bản, và vào những năm 1990 là các hãng như Samsung và Goldstar của Nam Triều Tiên và Acer của Đài Loan. Khu vực này trở thành cơ sở sản xuất của nhiều công ty đa quốc gia (MNC) và các công ty xuyên quốc gia (TNC) cho thị trường khu vực mình tới phần còn lại của http://svnckh.com.vn 8
  9. Đông Á, Bắc Mỹ và Châu Âu. Kết quả là sự mở rộng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và gia tăng sự hội nhập kinh tế của khu vực. Mạng lưới sản xuất toàn cầu lấy khu vực làm cơ sở là một đặc điểm đáng chú ý của sự phát triển kinh tế Đông Nam Á kể từ thập niên 1980. Một số mạng lưới toàn cầu như vậy đã được thiết lập dựa trên đầu tư FDI của các công ty TNC nhưng chúng không chỉ đơn giản là việc mở rộng vốn đầu tư FDI ở Đông Nam Á. Trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, các công ty TNC đầu tư trực tiếp sẽ tổ chức và hoạt động theo các phương thức rất khác biệt, trong khi đó các nhân tố của hệ thống tại nước bản xứ cũng đồng thời ảnh hưởng đáng kể tên con đường lựa chọn đầu tư của nước chủ nhà thông qua hình thức mạng lưới sản xuất toàn cầu này. Sự đa dạng của nguồn vốn đầu tư FDI ở khu vực Đông Nam Á cũng thể hiện cấu trúc đa tầng của hệ thống sản xuất dây chuyền xuyên quốc gia, đó là ở Đông Nam Á tồn tại các mạng lưới sản xuất toàn cầu đa tầng tổ chức một cách khác thường, nghĩa là một quá trình phát triển toàn cầu không giới hạn, làm suy yếu tầm quan trọng của cơ cấu và mục tiêu phát triển kinh tế của nước bản xứ của nhà đầu tư đối với lựa chọn chính sách của các nước công nghiệp hoá lạc hậu. Ở đây, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Châu Âu và các công ty TNC của Trung Quốc đều thiết lập các mạng lưới xuyên quốc gia đa dạng, có phần chồng chéo nhau và có phần cạnh tranh nhau. 3.1. Các mạng lưới sản xuất điện tử của Mỹ ở Đông Nam Á: Các mạng lưới sản xuất toàn cầu của Mỹ ở Đông Nam Á xuất hiện cùng với FDI tại khu vực này, nhưng chúng chỉ bắt đầu hình thành từ những năm 1970. Công ty con ở Đông Nam Á của các công ty điện tử Mỹ thành lập như một phần của hệ thống sản xuất xuyên quốc gia phục vụ cho thị trườ ng các nước phát triển từ lúc ban đầu. Các công ty Mỹ tập trung nguồn lực của họ vào việc phát triển sản phẩm, liên kết hệ thống và phần mềm (những lĩnh vực này cho phép các công ty của Mỹ thiết lập các tiêu chuẩn thực tế cho sản phẩm và giữ vững vị thế http://svnckh.com.vn 9
  10. của những người dẫn đầu trên thị trường). Dần dần các công ty con của họ tại Đông Nam Á sản xuất chuyên môn hoá vào các bộ phận, linh kiện và các sản phẩm cuối cùng, điều này không những cho phép công ty có thể sản xuất với chi phí rẻ nhưng với năng suất cao mà còn tạo ra các đối thủ cạnh tranh Đông Nam Á chống lại các công ty Nhật Bản trong cá lĩnh vực như chất bán dẫn, màn hình, và các sản phẩm điện tử gia dụng v.v… Các mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu của Mỹ hoạt động theo chiều dọc. Do các công ty con ở Đông Nam Á đã hội nhập vào mạng lưới sản xuất và vận hành phục vụ cho các nước phát triển, các doanh nghiệp của Mỹ thực sự hiện đại hoá các công ty tại Đông Nam Á dựa vào tình hình phát triển của thị trường chính mà họ phục vụ mà chủ yếu là Mỹ. Nói cách khác, họ cập nhật công nghệ dựa vào Mỹ chứ không phải là vòng đời sản phẩm tại địa phương. Do đó, sau rất nhiều lượt đầu tư trực tiếp và cập nhật công nghệ, các công ty chi nhánh của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á ngày càng phát triển về công nghệ sản xuất, từ đó cho phép nâng cao mức độ chuyên môn hoá công nghệ tại địa phương trong hệ thống sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp Mỹ. Trong tình hình như vậy, các hệ thống của Mỹ sản xuất ngày càng nhiều các sản phẩm điện tử công nghiệp như ổ cứng, máy tính cá nhân., máy in phun, các thiết bị viên thông v.v… Các mạng lưới sản xuất của Mỹ thành lập cá chi nhánh cung cấp lao động bổ sung, trong đó các công ty của Mỹ chuyên môn hoá trong các hoạt động cần năng lực mềm nhất định (lựa chọn, tưởng tượng, thiết kế - xét về mặt tiêu chuẩn), trong khi các công ty Đông Nam Á chuyên môn hoá trong các hoạt động cần năng lực cứng ( các bộ phận và linh kiện, các quy trình chế tạo và các thành quả thiết kế/phát triển). Nói chung, các công ty Mỹ chuyển giao quyển quản lý và hoạt động sản xuất có giá trị gia tăng đáng kể cho các công ty con Đông Nam Á. Thực tế này tạo ra một hình thức phân chia lao động trong khu vực phức tạp, thông qua hệ thống như vậy, các công ty con của Mỹ thực hiện quyền tự quản lý http://svnckh.com.vn 10
  11. sẽ tham gia vào các hoạt động sản xuất phức tạp. Do các công ty Mỹ chuyển giao dây chuyền sản xuất làm gia tăng giá trị lớn từ Mỹ tới Đông Nam Á, các chi nhánh của họ bắt đầu sản xuất linh kiện và bộ phận và các hệ thống phụ phức tạp. Đầu những năm 1990, các công ty Mỹ đưa ra các chiến lược sản xuất khu vực dựa vào sự chuyên môn hoá công nghệ nội bộ khu vực Đông Nam Á. Kết quả là hình thành một hình thức cơ sở cung cấp của các công ty Mỹ, nhờ đó cho phép các công ty Mỹ tránh dược việc dựa vào các công ty cạnh tranh Nhật Bản cung cấp linh kiện, bộ phận quan trọng và công nghệ. 3.2. Các mạng lưới sản xuất điện tử của Nhật Bản ở Đông Nam Á: Các mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu của Nhật Bản ở Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960 hay những năm 1970, phát triển nhanh và tồn tại sau giữa những năm 1980. Trước những năm đầu của thập niên 1980, các mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu của Nhật Bản ở Đông Nam Á nhìn chung có đặc điểm tương đối chặt chẽ, là sự mở rộng trên phạm vi quốc tế của hàng loạt các công ty nội địa của Nhật Bản. Nói chung, các công ty con tại nước ngoài của Nhật Bản tiếp tục giữ hình thức tổ chức có thứ bậc của các công ty Nhật Bản trong nước, trụ sở chính tại Tokyo nắm quyền quyết định chính và năng lực công nghệ. Các hoạt động và vận hành của các công ty con tại nước ngoài chịu sự điều khiển nghiêm ngặt của tổng hành dinh tại Tokyo và hình thành một loại hình sản xuất đính kèm và các công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản không nên thiết lập qua hệ kinh doanh với các chi nhánh cung cấp không có chi nhánh của địa phương và nước ngoài. Phân tích theo chuỗi giá trị có nghĩa là các công ty TNC của Nhật Bản sắp xếp sản xuất và dây chuyền lắp ráp các sản phẩm cấp thấp ở Đông Nam Á trong khi nắm giữ ở Nhật Bản dây chuyền sản xuất cuối cùng đem lại giá trị gia tăng cao. Theo mô hình này, các công ty con có đầu tư Nhật Bản ở Đông Nam Á mua những phần quan trọng của hợp đồng phụ ở Nhật Bản, luôn luôn là từ trong nội bộ hệ thống công ty sau đó lắp ráp và sản xuất cục bộ, và do http://svnckh.com.vn 11
  12. đó không cần chuyển giao thêm công nghệ cho các nước tiếp nhận.Các công ty mẹ được đặt tại Nhật Bản là những người chuyển giao công nghệ, thông tin và nhân lực duy nhất. Trụ sở của các công ty Nhật Bản mang lại sự kết nối mật thiết quá trình ra quyết định, nguồn lực và nguồn thông tin dưới sự kiểm soát trung tâm của trụ sở chính. Các hoạt động cấp cao như lập kế hoạch sản phẩm và phát triển hay sản xuất các bộ phận quan trọng được quản lý chặt chẽ tại chi nhánh Nhật Bản. Trên thực tế, các công ty Nhật Bản theo đuổi các lợi thế về hiệu quả của họ bằng cách trao đổi ý thức về trách nhiệm cho các công ty địa phương, chuyển giao công nghệ và hoạt động cho các nước tiếp nhận. Theo nghĩa nào đó, nguồn cung cấp công nghệ khu vực Đông Nam Á nhận được từ Nhật Bản chủ yếu là công nghệ công nghiệp, thường gắn liền với các tư liệu sản xuất và các linh kiện nhập khẩu từ Nhật Bản trong khi công nghệ sản xuất những bộ phận chủ chốt luôn được kiểm soát bởi các nhà sản xuất Nhật Bản. Vào những năm 1980 các nền kinh tế công nghiệp mới nổi ở Châu Á nhập khẩu rất nhiều công nghệ, máy móc, linh kiện và bộ phận từ Nhật Bản nhưng lại xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh sang các nước Mỹ và Châu Âu. Kết quả là mặc dù nền kinh tế khu vực Đông Nam Á tăng trưởng nhanh, công nghệ sản xuất cũng tăng ở mức đáng kể nhưng xét về công nghệ sản xuất lin h kiện và bộ phận, Đông Nam Á chưa thoát khỏi sự gắn kết với Nhật Bản Tuy nhiên từ đầu những năm 1990 các mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu của Nhật Bản ở Đông Nam Á đã thay đổi rât nhiều. Một mặt, quy mô tái sản xuất không ngừng được mở rộng do việc tư bản hoá lợi nhuận. Trong giai đoạn 1989-1992, tỷ lệ tái đầu tư của các chi nhánh công ty Nhật Bản trong tổng đầu tư FDI của Nhật Bản đã tăng từ 35% lên 60% cho các công ty con ở ASEAN, và từ 54% lên 80% cho các công ty con ở các nền kinh tế mới nổi. Mặt kh ác do sự tăng giá của đồng Yên Nhật, các nhà cung cáp nhỏ của Nhật chuyên cung cấp các bộ phận đa năng phẩm cấp thấp thì hoặc là buộc phải đóng cửa và ngưng sản http://svnckh.com.vn 12
  13. xuất không thì thất bại trong việc bỏ vốn ra đầu tư sản xuất ở nước ngoài, do đó, các công ty điện tử Nhật Bản phải tính đến các nhà cung cấp bộ phận và linh kiện phẩm cấp thấp ở nước nhận đầu tư nhắm mục đích tham gia vào các hoạt động thầu phụ và chế tạo theo hợp đồng các sản phẩm cấp thấp. Các áp lực lớn về giảm chi phí và cạnh tranh căng thẳng trên thị trường toàn cầu ép các công ty Nhật Bản giảm thời gian giữa sản xuất sơ cấp các sản phẩm công nghệ cao ở Nhật Bản và việc chuyển giao tiếp theo tới Đông Nam Á. Ngày càng có nhiều công ty Nhật Bản chú trọng vào việc kết hợp sản xuất các nộ phận chín h với việc mua bán tại địa phương để giảm chi phí các bộ phận đó. Trong lúc đó, một số công ty Nhật Bản thậm chí còn di chuyển các hoạt động phi sản xuất như nghiên cứu và phát triển (R&D) và các hoạt động phối hợp trong khu vực tới Đông Nam Á. Các công ty mẹ Nhật Bản không chỉ giúp đỡ các công ty con đầu tư của Nhật Bản trong việc thay đổi và phát triển thiết kế sản phẩm và kỹ thuật sản xuất mà còn chuyển giao những công nghệ mới phát triển tới các chi nhánh chị em tại các nước hoặc khu vực khác ở Đông Nam Á, từ đó sinh ra các chi nhánh nòng cốt có thê được gọi là các cơ sỏ công nghệ khu vực ơ nước ngoài. Xét về chức năng, các cơ sở công nghệ khu vực này nhìn chung đã túc luỹ được trình độ kỹ sư địa phương chất lượng cao và các năng lực hội nhập, và không chỉ nâng cao trình độ kỹ thuật của các hoạt động sản xuất của bản thân họ mà còn mở ra một con đường cho việc sản xuất và truyền đạt lại tri thức cho các chi nhánh chị em trong mạng lưới sản xuất tại nước ngoài. Xét về dòng tri thức, họ chấp nhận tất nhiều dòng tri thức vào từ các công ty mẹ Nhật Bản sau khi thay đổi và phát triển thêm những công nghệ về sau và tại được tri thức ở mức độ cao chảy vào ccá chi nhánh chị em tại khu vực này. Năm 1989, đầu tư R&D của các công ty điện tử Nhật Bản vài Đông Á chiếm 1.9% tổng đầu tư cho các thiết bị, con sô này năm 1986 chỉ có 1.2%. Trước kia các công ty mẹ Nhật Bản cũng cấp thiêt kế sản phẩm cho các cơ sở sản xuất ở nước ngoài. Tuy http://svnckh.com.vn 13
  14. nhiên, từ cuối những năm 1980, các cơ sở công nghệ khu vực bắt đầu thay đổi và phát tiển thiết kế sản phẩm của riêng họ và cung cấp cho các chi nhánh chị em. Sự xuất hiện của các cơ sở công nghệ khu vực làm thay đổi đáng kể thiết kế , cấu trúc của các công ty TNC của Nhật Bản. Trong tình huống như vậy, Nhật Bản không còn là nước duy nhất chuyển giao công nghệ, thông tin và nhân công nữa bởi vì các cơ sở công nghệ khu vực sẽ tạo ra dòng lưu thông nội bộ khu vực. Thêm vào đó, sự phát triển của các cơ sở công nghệ khu vực cho phép các công ty TNC Nhật Bản tận dụng lợi thế công suất phân bổ khôn g đồng đều và khả năng thích ứng hoạt động trong mạng lưới sản xuất Đông Nam Á. Trong tình hình như vậy, khả năng phát triển công nghệ của khu vực Đông Nam Á được cải thiện nhanh chóng, do đó các mạng lươi sản xuất điện tử toàn cầu của Nhật Bản cũng bắt đầu chuyển sang mảng lưới R&D toàn cầu. mặc dù so với các đối thủ cạnh tranh Mỹ và Châu Âu, các công ty Nhật Bản mới đang ở gian đoạn đầu của toàn cầu hoá R&D, và vì vậy họ có rấtt ít kinh nghiệm trong việc tổ chức mạng lưới R&D toàn cầu. Sự hình thành các cơ sở công nghệ khu vực và sự tiến bộ của trình độ công nghệ của các công ty nước ngoài đã đưa tới những sự thay đổi lớn trong mô hình thu mua của mạng lưới sản xuất toàn cầu của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm việc các công ty mẹ Nhật Bản tăng khố i lượng thu mua từ khu vực Châu Á, các công ty điện tử chính của Nhật Bản đưa ra nhiều chiến lược thu mua khu vực mang tính hệ thống; các nhà cung cấp linh kiện và bộ phận Nhật Bản sắp xếp lại sản xuất ở Châu Á, một số đã thiết lập hệ thống sản xuất khu vực có liên hệ mật thiết với các nhà sản xuất địa phương, các công ty con Nhật Bản đặt tại khu vuẹc Đông Nam Á tận dụng việc thu mua cấp khu vực hay thu mua tại nước sở tại để thay thế các bộ phận hay linh kiện nhập khẩu từ Nhật Bản, và theo cách đó đã bắt đầu một hình thức quy trình khu vực hoá thu mua phức tạp. Năm 1988, tỷ lệ các sản phẩm điện tử của Nhật Bản nhập khẩu từ Châu Á nhờ http://svnckh.com.vn 14
  15. hơn 31% (384,6 tỷ Yên Nhật) và tăng lên 44% năm 1993 (962 tỷ Yên Nhật) nhưng tỷ lệ đó ở khu vựcc sản phẩm điện tử tiêu dùng v à thiết bị gia dụng là 84%. Hơn nữa khu vực Đông Nam Á trỏ thành cơ sở cung cấp cho các linh kiện và bộ phận điện tử và các sản phẩm máy tính cá nhân cho Nhật Bản. Xem xét bảng số liệu dưới đây về cơ cấu nguồn bộ phận và linh kiện cho doanh nghiệp vốn Nhật Bản đầu tư trong ngành sản xuất máy quay phim ở Malaysia vào năm 1993 để thấy rõ điều đó. Trước đây các linh kiện và bộ phận máy quay phim phải được mua từ thị trường Nhật Bản nhưng đến năm 1993, 64% linh kiện và bộ phận phải mua từ các thị trường các nước Đông Nam Á mà chủ yếu là Malaysia, Singapore, Thái Lan với các tỷ lệ lần lượt là 34%, 26,7%, 3,9%. Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn bộ phận và linh kiện cho doanh nghiệp vốn Nhật Bản đầu tư trong ngành sản xuất máy quay phim Malaysia (1993) Nước cung cấp Khối lượng các linh kiện Xuất xứ các công ty cung cấp (%) và bộ phận Nhật Bản Các công ty mẹ Nhật Bản 36 Các công ty có vốn Nhật Bản ở Malaysia 29,9 Các công ty của bốn con rồng Châu Á Malaysia 4 Các công ty địa phương của Malaysia 2,1 Các công ty có vốn Nhật Bản ở Singapore 21,5 Các công ty có vốn của Mỹ ở Singapore Singapore 1 Các công ty địa phương Singapore 0,2 Các công ty có vốn Nhật Bản ở Thái Lan Thai Lan 3,9 Úc Các công ty Úc 6 Tổng cộng: 100 Nguồn: Chunli Hu: “Foreign capital-dominated vertical division: underlying causes of South East Asian Financial Crisis”, T/C Strategy and Management, tháng 3/1998. http://svnckh.com.vn 15
  16. Vì thế, sau năm 1992, những mạng lưới sản xuất ở Đông Nam Á của các công ty điện tử Nhật Bản cũng bắt đầu tiến hành địa phương hoá và trở nên rộng mở hơn. Trong quá trình như vậy, những mạng lưới sản xuất toàn cầu của Nhật Bản cạnh tranh với nhau ở khu vực Đông Á trở thành mọt mô hình chuyên môn hóa khu vực mới. Trong đó Singapore và Hồng Kông cạnh tranh chiếm vị trí trụ sở chính tại khu vực cũng như các chức năng bổ trợ chính thức khác như giám sát thu mua, đào tạo, dịch vụ kỹ sư, các thiết kế sản phẩm nhất định, v.v…); Malaysia, Thái Lan và Philippine được coi là những nơi sản xuất hàng loạt, đặc biệt là các sản phẩm có chất lượng trung bình và cao. Có thể thấy rằng những mạng lưới sản xuất toàn cầu của các công ty TNC Nhật Bản ở Đông Nam Á đã trải qua bốn giai đoạn trong vài thập kỷ gần đây, đó là bước nhập khẩu nguyên liệu thô từ nước ngoài và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài tiến tới giai đoạn sử dụng các nguồn nguyên liệu thô từ nước ngoài, cung cấp nguyên liệu thô từ nước thứ ba và cung cấp nguyên liệu thô từ địa phương rồi phát triển thị trường trong và ngoài nước, sau đó bước vào giai đoạn di chuyển, gia công và dây chuyền lắp ráp ra nước ngoài, và cuối cùng là giai đoạn chuyển giao thiết kế và phát triển sản phẩm, các nghiên cứu nền tảng quan trọng ra nước ngoài, đây là giai đoạn quốc tế hoá R&D. 3.3. Quá trình chuyển dịch cứ điểm sản xuất trong nội bộ vùng Đông Á Vùng Đông Á đang trở thành cứ điểm sản xuất lớn nhất thế giới trong nhiều loại hàng đồ điện, điện tử gia dụng, do đó quá trình chuyển dịch cứ điểm sản xuất tại đây chủ yếu tập trung vào các loại hàng hóa trên. Các nước trong vùng này vào năm 2003 sản xuất 82% sản lượng thế giới về máy điều hoà không khí, 55% về máy giặt, 52% về tủ lạnh, 56% về máy hút bụi; năm 2004 sản xuất 105 triệu chiếc tivi màu (70% sản lượng thế giới), 93 triệu chiếc máy thu và phát hình (90%)(1). Độ 25 năm trở về trước, tại vùng Đông Á, các mặt hàng này hầu http://svnckh.com.vn 16
  17. hết chỉ sản xuất tại Nhật nhưng sau đó cứ điểm sản xuất chuyển nhanh sang Hàn Quốc, Đài Loan, rồi sang các nước ASEAN, chủ yếu là Malaixia và Thái Lan, rồi đến Trung Quốc. Vào tháng 6-1992, số cứ điểm sản xuất các mặt hàng điện, điện tử của các công ty đa quốc gia Nhật Bản tại Hàn Quốc là 62, Đài Loan là 93, Xingapo là 71, nhưng đến tháng 6-2000, các cứ điểm đó giảm còn 46, 71 và 60. Ngược lại, trong thời gian đó, số các cứ điểm cùng loại tăng nhanh tại Thái Lan (từ 63 đến 97), Malaixia (từ 121 đến 135), Inđôn êxia (từ 14 đến 65), Philíppin (từ 16 đến 48) và Trung Quốc (từ 42 đến 273). Theo tư liệu của Hiệp hội Công nghệ thông tin điện tử Nhật Bản (Denshi Joho Gijutsu Sangyo Kyokai) , Công nghệ trong lĩnh vực này dễ chuyển giao nên cứ điểm sản xuất chuyển dần sang những nơi nhân công rẻ và các phí tổn khác cũng thấp do chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các nước. Hiện nay, Nhật Bản chỉ sản xuất các loại cao cấp, còn lại thì nhập khẩu từ các cứ điểm sản xuất của doanh nghiệp Nhật hoạt động tại ASEAN và Trung Quốc. Hiện nay, ngoài Nhật Bản, bốn nước sản xuất nhiều đồ điện gia dụng và có thị phần đáng kể là Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaixia và Thái Lan. Riêng Trung Quốc sản xuất trên 30% tổng sản lượng thế giới, Hàn Quốc cũng sản xuất hầu hết các mặt hàng trong ngành này với thị phần từ 5 -10%. Thái Lan cũng là cứ điểm sản xuất quan trọng, đứng đầu ASEAN trong các mặt hàng như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà không khí, và đứng thứ hai trong những mặt hàng khác. Malaixia đứng đầu ASEAN về tivi màu, máy hút bụi, máy thu và phát hình (1) Trần Văn Thọ, Động Kinh Tế Đông Á Và Con Đường Công Nghiệp Hoá Việt Nam (VTR/DVD), cassettes. Thái Lan và Malaixia chiếm được vị trí quan trọng hiện nay là nhờ họ đã có chính sách khôn ngoan đón được dòng thác FDI từ Nhật sau http://svnckh.com.vn 17
  18. khi đồng yên lên giá đột ngột vào cuối năm 1985. Inđônêxia đi chậm hơn, hiện nay mới chỉ sản xuất với số lượng tương đối đáng kể tivi màu, máy thu và phát hình, và tủ lạnh. ASEAN và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt tại các thị trường lớn như Nhật Bản và Mỹ. Đầu thập niên 1990, Trung Quốc hầu như chưa có khả năng xuất khẩu sang các thị trường đó nhưng đến khoảng năm 2000 đã chiếm lĩnh trên dưới 30% tổng nhập khẩu của Nhật trong hầu hết các hàng điện và điện tử gia dụng11. Trong tổng nhập khẩu đồ điện, điện tử gia dụng của Nhật vào năm 2000, Trung Quốc chiếm 29% máy điều hoà không khí, 33% máy giặt, 44% đồ nhiệt điện gia dụng, 43% radio, 24% tivi màu. Thị phần của các nước ASEAN tính chung là 35%, 30%, 31%, 44% và 67%(1). Theo Takeuchi (2001a) Trung Quốc cũng có thành quả tương tự tại thị trường Mỹ với những mặt hàng như máy thu thanh, video, đồ nhiệt điện gia dụng. Tuy nhiên, Trung Quốc chiếm thị phần ngày càng lớn tại các thị trường Nhật, Mỹ là do họ thay thế vị trí của Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Mỹ và Nhật chứ chưa đánh bật được vị trí của ASEAN. Công nghiệp điện, điện tử gia dụng của ASEAN giữ được sức cạnh tranh quốc tế nhờ đã thu hút hiệu quả FDI từ Nhật Bản, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế và sử dụng được mạng lưới tiếp thị quốc tế do các công ty đa quốc gia Nhật xây dựng trong nhiều thập niên qua. Số liệu thống kế cũng cho thấy, FDI của Nhật chiếm một tỷ lệ rất cao (đặc biệt là trong tivi màu, máy điều hoà không khí và tủ lạnh) trong tổng lượng sản xuất hàng điện, điện tử gia dụng tại ASEAN (1) Trần Văn Thọ, Biến Động Kinh Tế Đông Á Và Con Đường Công Nghiệp Hoá Việt Nam Ngoài ra, Thái Lan và Malaixia đã xây dựng được các cụm công nghiệp cho ngành điện gia dụng, với sự phát triển mạnh mẽ của các loại công nghiệp phụ http://svnckh.com.vn 18
  19. trợ. Nhu cầu thế giới, đặc biệt tại Đông Á, về những mặt hàng này sẽ tăng nhanh, do đó ASEAN sẽ tiếp tục là cứ điểm quan trọng của thế giới trong tương lai. 3.4. Vị thế của Việt Nam Hiện nay những ngành sản xuất các loại máy móc như đồ điện gia dụng, nhiều ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin phần cứng như máy điện thoại di động... và một bộ phận của nhóm các ngành có công nghệ cao như xe hơi, máy tính... có nhu cầu ngày càng lớn trên thế giới. Mặt khác, công nghệ cũng dễ lan nhanh từ nước này sang nước khác nên những nước có nguồn lực lao động dồi dào, khéo tay và tiền lương rẻ sẽ dễ trở thành những cứ điểm sản xuất có sức cạnh tranh lớn. Việt Nam rất có triển vọng cạnh tranh được trong lĩnh vực này nhưng do công nghiệp phụ trợ còn yếu kém, Việt Nam vẫn chưa trở thành một trong những nơi sản xuất chính tại châu Á. Tuy nhiên, thực tiễn thu hút FDI trong thời gian gần đây ( sẽ được đề cập kỹ hơn trong chương 2) cho thấy một xu hướng chuyển dịch dần căn cứ sản xuất từ các Đông Á sang Việt Nam. Trong khoảng 15 năm qua, các cứ điểm sản xuất của các ngành này chuyển nhanh từ Nhật Bản sang Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, sau đó sang Malaixia và Thái Lan, và gần đây sang Inđônêxia và Trung Quốc. Khuynh hướng này trong ngành điện, điện tử được thể hiện qua sự thay đổi trong kim ngạch sản xuất đồ điện gia dụng (thành phẩm lắp ráp cuối cùng, phần trung nguồn trong chuỗi giá trị) và phụ tùng điện tử (sản phẩm của công nghiệp phụ trợ, ở thượng nguồn trong chuỗi giá trị). Trong thập niên 1990, Nhật Bản và các nền kinh tế công nghiệp hoá mới (NIEs-4) giảm sản xuất ở phần trung nguồn nhưng tăng kim ngạch sản xuất của công nghiệp phụ trợ. Đáng chú ý là khuynh hướng tại Trung Quốc và các nước ASEAN, nhất là tại Malaixia, Thái Lan và Philíppin, sản xuất tăng nhanh trong cả hai giai đoạn đồ điện gia d ụng và phụ tùng điện tử. Phụ tùng điện tử gồm rất nhiều chủng loại mặt hàng, có loại có hàm lượng công nghệ cao nên Nhật và NIEs còn duy trì sức cạnh tranh trong nhiều mặt hàng và triển khai http://svnckh.com.vn 19
  20. phân công hàng ngang với các nước ASEAN . Rất tiếc là làn sóng công nghiệp này chưa lan rộng đến Việt Nam, kim ngạch sản xuất của Việt Nam còn quá nhỏ và ngành công nghiệp điện tử Việt Nam mới đang ở cuối giai đoạn 1 (lắp ráp sản phẩm từ phụ kiện nhập khẩu), đầu giai đoạn đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng phát triển công nghiệp phụ trợ. 4. Kinh nghiệm của một số nƣớc có nền công nghiệp điện tử phát triển 4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan Trong suốt thập kỷ 70 Thái Lan đã thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu cho ngành điện và điện tử thông qua ưu đãi thuế cho xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nước ngoài vào Thái lan tăng lên liên tục cho đến giữa thập kỷ 90 khi nền kinh tế Thái Lan lâm vào khủng hoảng kinh tế năm 1997. Bộ Công Nghiệp Thái Lan đã tiến hành cải cách triệt để cơ cấu ngành công nghiệp và phát triển các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Đầu tư bắt đầu chảy trở lại Thái Lan. Mặc dù môi trường đầu tư trong khu vực thay đổi nhanh chóng do sự cạnh tranh đang nổi lên từ Trung Quốc và những rào cản thương mại dần được tháo dỡ theo hiệp định AFTA, ngành điện và điện tử ở Thái Lan đã dần hồi phục và phát triển mạnh mẽ phần nào nhờ vào nỗ lực của chính phủ trong việc cải cách cơ cấu kinh tế. 4.1.1. Khái quát về ngành công nghiệp điện và điện tử của Thái Lan Ngành công nghiệp điện tử Thái Lan gặt hái nhiều thành công nhờ vào mối liên hệ chặt chẽ các nhà sản xuất linh kiện và các nhà máy lắp ráp sản phẩm điện tử Nhật Bản. Ngược lại, hầu như các công ty đang hoạt động ở Thái Lan không phụ thuộc nhiều vào nhau. Thái Lan có nhu cầu lớn về các sản phẩm và linh kiện cho máy móc chính vì vậy mà Thái Lan có trình độ công nghệ về máy móc gia công tương đối cao. Đối mặt với sự nổi lên của Trung Quốc và việc http://svnckh.com.vn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2