intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View Huế

Chia sẻ: Tran Hoa | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:68

148
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài: Hệ thống hóa những vấn để lý luận cơ bản về du lịch, kinh doanh khách sạn và tính thời vụ trong du lịch, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khác sạn và tính quy luật thời vụ du lịch của khách sạn Park View, tìm hiểu các nhân tố gây lên tính thời vụ du lịch và những ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh của khách sạn nhằm đưa ra một số giải pháp khắc phục

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View Huế

  1. LỜI CẢM ƠN Để  hoàn thành nên chuyên đề  tốt nghiệp này,em xin gửi lời cảm  ơn chân   thành nhất tới các thầy, cô giáo giảng dạy tại Khoa du lịch – Đại học Huế đã hết   lòng giảng dạy, trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ  sự  biết  ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Lê Thị  Thanh  Xuân – người đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát em trong suốt quá trình hoàn thành  nên chuyên đề này. Em cũng xin cảm  ơn tới tập thể cán bộ nhân viên khách sạn Park View đã   tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, thu thập tài liệu phục  vụ cho việc nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp. Xin cảm  ơn sự hỗ trợ của toàn thể  bạn bè, người thân trong suốt quá trình   em làm chuyên đề. Mặc dù có cố gắng, nhưng chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Bùi Thị Lan Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập   và kết quả  phân tích trong đề tài là trung thực, đề  tài không trùng với bất kỳ đề  tài nghiên cứu khoa học nào. Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Lan Anh
  2. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN MỤC LỤC SVTH: Bùi Thị Lan Anh  2  K47 HDDL
  3. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSVCKT      :   Cơ sở vật chất kĩ thuật CSSDBTB    :   Công suất sử dụng buồng trung bình UBND           :   Ủy ban nhân dân TNHH           :   Trách nhiệm hữu hạn  CN                 :    Chuyên nghiệp Đvt                 :   Đơn vị tính  Trđ                  : Triệu đồng  TNDL              : Tài nguyên du lịch KDKS              : Kinh doanh khách sạn SL                    : Số lượng L – K                : Lượt khách  TGLTBQ         : Thời gian lưu trú bình quân N – K                : Ngày khách NSLĐBQ           : Năng suất lao động bình quân DVBS                : Dịch vụ bổ sung SVTH: Bùi Thị Lan Anh  3  K47 HDDL
  4. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ   SVTH: Bùi Thị Lan Anh  4  K47 HDDL
  5. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thời vụ là một bài toán chưa có lời giải thỏa đáng cho những người làm du   lịch.Hạn chế tính thời vụ  để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận luôn  là vấn đề “nhức nhối”  đối với các nhà quản lý cũng  như  tất cả  những ai hoạt   động trong lĩnh vực du lịch. ́ ược phat triên kinh tê xa hôi, Đang ta đa xac đinh: “Du lich la Trong chiên l ́ ̉ ́ ̃ ̣ ̉ ̃ ́ ̣ ̣ ̀  ̣ ́ ̉ môt nganh kinh tê tông h ̀ ợp, quan trong, mang nôi dung văn hoa sâu săc, co tinh ̣ ̣ ́ ́ ́ ́   ̀ ̀ ́ ̀ ́ ́ ̃ ̣ ́ ́ ̉ ̣ liên nganh, liên vung, liên quôc gia va co tinh xa hôi hoa cao. Phat triên du lich la ̀  ̣ ương chiên l môt h ́ ́ ược trong đường lôi phat triên kinh tê ­ xa hôi nhăm đap  ́ ́ ̉ ́ ̃ ̣ ̀ ́ ứng   ̀ ́ ̣ ̉ ́ ̀ ̀ ươc”. Do vây, du lich đa nhu câu phong phu, đa dang cua du khach trong va ngoai n ́ ̣ ̣ ̃  trở thanh nganh kinh tê mui nhon gop phân quan trong vao qua trinh san xuât, tăng ̀ ̀ ́ ̃ ̣ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ̀ ̉ ́   ̣ ̉ ́ ̣ ̀ thu nhâp kinh tê quôc dân, giai quyêt viêc lam cho ng ́ ́ ươi lao đông.Ngày nay  đ ̀ ̣ ời   sống vật chất tinh thần của con người không ngừng được nâng cao và cải thiện,  con người càng có nhiều sự  lựa chọn  trong việc đi du lịch của mình. Chính vì  thế trong những năm gần đây du  lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với   đại bộ  phận cư  dân trên thế  giới. Du lich được xem là một ngành “công nghiệp   không khói” và giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của   một quốc gia. Là một trong những khách sạn lớn (xếp loại tiêu chuẩn 4 sao) lại  ở  vị  trí   gần trung tâm thành phố  Huế, hằng năm khách sạn Park View đón tiếp một số  lượng khách du lịch khá lớn.Hiện nay Park View ngày càng đổi mới, đẩy mạnh  về  mọi mặt để   trở  thành nơi dừng chân lý tưởng của du khách trong và ngoài   nước. Tuy nhiên không nằm ngoài quy luật của hoạt động kinh doanh du lịch,  khách sạn Park View cũng chịu   sự  tác động của tính thời vụ.Hoạt động kinh   doanh của khách sạn cũng chỉ tập trung vào những mùa du lịch cao điểm gây ra  một số tác động bất lợi đến nhiều lĩnh vực như kinh tế ­ xã hội, cơ  sở vật chất  kĩ thuật du lịch, tài nguyên du lịch, khách du lịch. Điều này gây ảnh hưởng không   nhỏ tới doanh thu của khách sạn, sâu xa hơn là tác động  đến mức sống của công,   SVTH: Bùi Thị Lan Anh  5  K47 HDDL
  6. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN nhân viên, cán bộ và nền kinh tế của Huế.Đây là một vấn đề khiến các nhà quản  lý băn khoăn, trăn trở. Chính vì vậy việc tìm hiểu “Giải pháp hạn chế tính thời   vụ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View Huế” không chỉ có ý  nghĩa khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du  lịch của Huế nói chung và của khách sạn nói riêng.Với lý do đó mà em quyết định  lựa chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ  thống hóa những vấn để  lý luận cơ  bản về  du lịch, kinh doanh khách  sạn và tính thời vụ trong du lịch. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khác sạn và tính quy luật thời   vụ du lịch của khách sạn Park View. Tìm hiểu các nhân tố  gây lên tính thời vụ  du lịch và những ảnh hưởng bất   lợi của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh của khách sạn nhằm đưa ra  một số giải pháp khắc phục 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tính thời vụ du lịch của khách sạn Park View 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Khách sạn Park View tại thành phố Huế   Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong thời gian 3 năm  (2013­2015) 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:  Các khái niệm liên quan đến việc nghiên cứu  tính thời vụ: tác động của tính thời   vụ, giải pháp hạn chế, mùa chính vụ, mùa trái vụ,…  Nghiên cứu sự biến động về lượng khách qua 3 năm 2013 – 2015 dưới tác động  của tính thời vụ 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:  SVTH: Bùi Thị Lan Anh  6  K47 HDDL
  7. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN Thu thập số liệu, nguồn thông tin chung về  khách sạn từ  các bộ  phận của  doanh nghiệp như phòng Kinh Doanh, phòng Tổ Chức, phòng Nhân Sự, bộ phận  Kế toán của nhà hàng…Thông tin và số  liệu của  tại khách sạn Park View Huế  từ năm 2013 – 2015 Bao gồm: Số liệu về tổng số lượt khách, từng loại khách (quốc tế, nội địa) tại khách  sạn Park View qua 3 năm 2013 –2015.  Số liệu về doanh thu tại khách sạn Park View qua 3 năm 2013 – 2015. Số liệu về đội ngũ lao động tại khách sạn Park View năm 2014. Bên cạnh đó, thông tin còn được thu thập từ  những nguồn như  sách, báo,   internet, … 4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu:   Các chỉ tiêu dùng để phân tích tính thời vụ Công suất sử dụng phòng trung bình Chỉ số thời vụ  Nghiên cứu biến động doanh thu theo thời gian Dùng phương pháp quy nạp để tổng hợp lại các ý hay các số liệu để nhận   xét một cách tổng thể, và giải thích số liệu có được. Xử lý số liệu về lượt khách qua mỗi tháng trong 3 năm nghiên cứu để rút ra  chỉ số thời vụ. Phân tích kết quả thu được sau khi xử lý số liệu để đưa ra nhận xét về tính   thời vụ tại khách sạn, tác động của tính thời vụ đến doanh thu của khách sạn.  5. Kết cấu nội dung của đề tài  Chương I: Cơ sở lí luận về tính thời vụ trong du lịch. Chương II: Thực trạng tính thời vụ  trong hoạt động kinh doanh của khách   sạn Park View Huế. Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi của tính thời  vụ đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Park View Huế. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH  SVTH: Bùi Thị Lan Anh  7  K47 HDDL
  8. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN 1.1Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Du lịch và khách du lịch  1.1.1.1 Khái niệm về du lịch Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành   một hiện tượng kinh tế  xã hội phổ  biến. Nhiều nước đã lấy chỉ  tiêu đi du lịch   của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên,   khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ  nhiều góc độ  khác nhau. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ  nghiên cứu  khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về  du lịch khác nhau. Do vậy có bao   nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa Theo Liên hiệp quốc tế  các tổ  chức lữ  hành chính thức (International   Union of  Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động  du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục  đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm   tiền sinh sống,.. Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Du lịch là  hoạt động của con người ngoài nơi cư  trú thường xuyên của mình nhằm thoả  mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ  dưỡng trong một khoảng thời gian nhất   định” Như vậy,  du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành   phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm  của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. 1.1.1.2. Khái niệm về khách du lịch Theo Luật du lịch của Việt Nam Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi   học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.   Khách du lịch quốc tế  (International tourist): là người nước ngoài, người   Việt Nam định cư   ở  nước ngoài vào Việt Nam du lịch và   công dân Việt   SVTH: Bùi Thị Lan Anh  8  K47 HDDL
  9. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Khách  du  lịch  nội  địa  (Domestic  tourist):là  công dân  Việt nam và  người  nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam. Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thế   giới): “Khách du lịch là người  ở  lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do   giải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”. Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “ Khách du lịch là bất kỳ ai ngủ  qua đêm”. 1.1.2. Khái niệm khách sạn.   Khách sạn du lịch là cơ  sở  kinh doanh phục vụ  khách du lịch quốc tế  và   trong nước  đáp ứng nhu cầu  về các mặt ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ  cần thiết trong phạm vi khách sạn (theo “ Tổng cục du lịch Việt Nam 1997”) Như  vậy khách sạn là cơ sở  phục  vụ  lưu trú phổ  biến đối với mọi khách   du lịch. Chúng sản xuất, bán và trao cho khách những dịch vụ, hàng hóa đáp ứng  nhu cầu của họ  về  chỗ  ngủ, nghỉ  ngơi ăn uống, chữa bệnh, vui chơi giải trí, ….nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu và nhu cầu bổ sung của khách du lịch. Chất lượng và sự đa dạng về dịch vụ và hàng hóa trong khách sạn xác định   thứ hạng của nó. Mục đích của hoạt động là thu được lợi nhuận, tuy nhiên cùng  với sự không ngừng nâng cao đời sống  vật chất và tinh thần của người dân cũng  như  sự  phát triển mạnh mẽ  của khoa học kĩ thuật, hoạt động kinh doanh khách  sạn ngày càng phong phú, đa dạng từ đó làm giàu thêm nội dung của khách sạn. 1.1.3. Kinh doanh khách sạn 1.1.3.1. Khái niệm Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch  vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu  ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. SVTH: Bùi Thị Lan Anh  9  K47 HDDL
  10. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật  chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho   khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh ăn uống  bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục   vụ  nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ  uống và cung cấp các dịch vụ  khác nhau  nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn)   cho khách nhằm mục đích có lãi. 1.1.3.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn. ­KDKS phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch: KDKS chỉ  có thể  được tiến hành thành công tại các nơi có TNDL, bởi lẽ  TNDL là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch. Nơi nào không có TNDL  thì nơi đó không thể  có khách tới. Đối tượng khách hàng quan trọng nhất của  khách sạn là khách du lịch. Rõ ràng TNDL có  ảnh hưởng rất mạnh đến kinh  doanh của khách sạn. Mặt khác khả  năng tiếp nhận của TNDL  ở  mỗi điểm du  lịch sẽ quyết định quy mô của khách sạn trong vùng. Giá trị  và sức hấp dẫn của   TNDL có tác dụng quyết định thứ hạng của khách sạn KDKS đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn:  Do yêu cầu về tính chất lượng của sản phẩm khách sạn: đòi hỏi các thành  phần của CSVCKT của khách sạn cũng phải có chất lượng cao. Tức là   chất lượng của   CSVCKT của khách sạn tăng lên cùng với tăng lên của  thứ hạng  khách sạn. Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn làm  đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao Chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn cao Chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn Do tính chất thời vụ  nên mặc dù đầu tư  lớn nhưng khách sạn chỉ  kinh   doanh hiệu quả vài tháng trong năm là nguyên nhân gây tiêu hao lớn. KDKS đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn: SVTH: Bùi Thị Lan Anh  10  K47 HDDL
  11. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN Sản phẩm khách sạn chủ  yếu mang tính chất phục vụ  và sự  phục vụ  này  không thể cơ giới hóa được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ  trong khách sạn. Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa cao.   Trong thời gian lao động phụ  thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường   kéo dài 24/24 mỗi ngày. Với đặc điểm này các nhà quản lý khách sạn phải luôn   đối mặt với những khí khăn về  chi phí lao động trực tiếp tương đối cao, khó   giảm thiểu chi phí này mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của   khách sạn. Khó khăn cả  trong công tác tuyển mộ  lựa chọn và phân công bố  trí  nguồn nhân lực của mình. ­KDKS mang tính quy luật: KDKS chịu sự  chi phối của một số nhân tố  mà chúng hoạt động theo một   số quy luật như  quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật kinh tế  của   con người. Chẳng hạn sự phụ thuộc vào TNDL đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên   với những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết biến đổi trong năm luôn tạo ra   những thay đổi quy luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn tài nguyên đối với   khách du lịch, từ đó gây ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các  điểm du lịch; tạo ra sự thay đổi theo mùa trong KDKS, đặc biệt là các khách sạn  nghỉ  dưỡng  ở  các điểm du lịch. Dù chịu sự  chi phối của quy luật nào đi nữa thì   cũng gây ra những tác động tích cực và tiêu cực đối với KDKS.  1.1.3.3. Sản phẩm khách sạn a. Khái niệm sản phẩm khách sạn  Sản phẩm của khách sạn là sản phẩm dịch vụ, vừa mang tính chất hữu   hình, vừa mang tính chất vô hình. Những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ra   sản phẩm dịch vụ  khác với việc sản xuất ra một sản phẩm cụ  thể. Việc sản   xuất ra sản phẩm dịch vụ có sự  tham gia của khách hàng. Khách hàng vừa tham   gia sản xuất dịch vụ vừa là người tiêu dùng dịch vụ.  Sản phẩm khách sạn có thể được định nghĩa như sau: ‘‘Sản phẩm khách sạn là  tổng hợp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung nhằm cung cấp cho du khách sự hài  lòng’’. SVTH: Bùi Thị Lan Anh  11  K47 HDDL
  12. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN b. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn. Sản phẩm của khách sạn mang tính vô hình: Do sản phẩm khách sạn không   tồn tại dưới dạng vật chất, không thể  nhìn hay sờ  thấy cho nên cả  người tiêu   dùng và người cung cấp đều không thể  kiểm tra được chất lượng của nó trước   khi bán và trước khi mua. Người ta cũng không thể  vận chuyển sản phẩm dịch   vụ khách sạn trong không gian như các hàng hóa thông thường khác. Sản phẩm khách sạn là dịch vụ  không thể lưu kho cất trữ  được: Quá trình  “sản xuất” và “tiêu dùng” sản phẩm khách sạn là gần như  trùng nhau về  không  gian và thời gian.  Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp: Khách của các khách sạn chủ yếu là   khách du lịch. Họ là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao  hơn mức tiêu dùng thông thường. Vì thế  yêu cầu của họ  về  chất lượng sản   phẩm mà họ bỏ tiền ra mua trong thời gian đi du lịch là rất cao.  Sản phẩm khách sạn có tính tổng hợp cao: Tính tổng hợp này xuất phát từ  đặc điểm của nhu cầu khách du lịch. Vì thế trong cơ cấu sản phẩm khách sạn, có  rất nhiều chủng loại sản phẩm dịch vụ  khách sạn, có cả  dạng vật chất và phi  vật chất, có thứ  do khách sạn tạo ra, có thứ  do ngành khác tạo ra nhưng khách  sạn là khâu phục vụ trực tiếp, là điểm kết của quá trình du lịch. Sản phẩm khách sạn chỉ  được thực hiện với sự  tham gia trực tiếp của   khách hàng: Sản phẩm khách sạn được sản xuất, bán và trao trong sự  có mặt  hoặc tham gia của khách hàng, diễn ra trong mối quan hệ  trực tiếp của khách   hàng và nhân viên  của khách sạn, là những sản phẩm mà khách hàng không được  kiểm tra trước khi mua. Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ  sở  vật  chất kỹ thuật nhất định: Để có đủ điều kiện kinh doanh, các khách sạn phải đảm  bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật. Các điều kiện này hoàn toàn phụ  thuộc vào các quy định của mỗi quốc gia cho từng loại, hạng và tùy thuộc vào  mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch ở đó.  1.2. Tính thời vụ trong du lịch  SVTH: Bùi Thị Lan Anh  12  K47 HDDL
  13. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN 1.2.1. Khái niệm  Dưới góc độ  xã hội, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu khá rõ nét.  Cường độ  của hoạt động du lịch không đồng đều theo thời gian. Có những lúc  hầu như  không có khách đến, ngược lại, có những giai đoạn nhất định lượng   khách du lịch đến quá đông và vượt quá sức chịu tải của khu vực. Dưới góc độ  kinh tế, thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi   lặp lại hàng năm của cung và cầu du lịch, xảy ra dưới tác động của một số nhân   tố xác định. Trong thực tế thời vụ du lịch của một vùng là tập hợp hàng loạt các  biến động theo mùa của cung và cầu cũng như sự tác động tương hỗ giữa chúng  trong tiêu dùng du lịch. Như  vậy, tính thời vụ  du lịch là những dao động được lặp đi lặp lại theo  thời gian của cung và cầu các dịch vụ  và hàng hóa du lịch xảy ra dưới tác động   của một số nhân tố xác định. Tính thời vụ du lịch tạo ra các mùa trong du lịch. Các mùa trong du lịch bao   gồm: Mùa chính du lịch: là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch   cao nhất Mùa trái du lịch: là khoảng   thời gian có cường độ    thu hút khách du lịch   thấp nhất (còn gọi là mùa chết). Trước mùa du lịch: là khoảng thời gian có cường độ  thấp hơn mùa chính,  xảy ra trước mùa chính du lịch. Sau mùa du lịch: là khoảng thời gian có cường độ  thấp hơn mùa chính du  lịch. 1.2.2. Các đặc điểm về tính thời vụ du lịch. Dưới tác động của những nhân tố  khác nhau, thời vụ  du lịch có nhiều đặc   điểm riêng.  1.2.2.1. Tính thời vụ trong du lịch là một hiện tượng phổ biến khách quan ở   hầu hết các nước, các vùng có hoạt động du lịch SVTH: Bùi Thị Lan Anh  13  K47 HDDL
  14. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN Về mặt lí thuyết nếu một vùng kinh doanh nhiều thể loại du lịch  và đảm  bảo được cường độ hoạt động đều  đặn trong các tháng của năm (luôn giữ được   lượng khách và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại.  Tuy nhiên khả  năng đó rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố  tác động đến   hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể  đảm bảo được   cường độ  hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ  trong du  lịch. 1.2.2.2. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt   phụ  thuộc vào mức độ  khai thác tài nguyên du lịch và điều kiện đón   tiếp, phục vụ khách du lịch. Những vùng du lịch có khả  năng khai thác  tốt tài nguyên du lịch thì có thể  kéo dài thời gian của mùa du lịch chính và sự chênh lệch cường độ giữa các mùa  du lịch sẽ nhỏ hơn. Ngoài ra, những nơi có điều kiện đón tiếp, phục vụ khách du   lịch tốt hơn thì mùa du lịch thường kéo dài hơn và cường độ  thời vụ  du lịch sẽ  nhỏ hơn. 1.2.2.3. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể  có một hoặc nhiều mùa vụ   du lịch, tùy thuộc vào các loại hình du lịch đang phát triển ở đó Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếu như  nghỉ  biển hay nghỉ núi thì  ở  đó chỉ  có một mùa du lịch là vào mùa hè hoặc mùa  đông. Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu của Việt Nam  chỉ kinh doanh và phát triển chủ yếu vào mùa du lịch là mùa hè. Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển lại có nhiều nguồn nước giá trị,  ở đó phát triển mạnh 2 thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch  nghỉ dưỡng chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có 2 mùa du lịch. 1.2.2.4. Độ dài và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt theo từng loại   hình du lịch. SVTH: Bùi Thị Lan Anh  14  K47 HDDL
  15. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN Nhìn chung, du lịch chữa bệnh có mùa chính dài hơn và cường độ  vào mùa   chính yếu hơn; du lịch nghỉ biển, du lịch lễ hội thường có mùa chính ngắn hơn   nhưng cường độ lại mạnh hơn. 1.2.2.5. Cường độ  của thời vụ  du lịch không bằng nhau theo thời gian của   chu kì kinh doanh Giai đoạn mà  ở  đó quan sát thấy hoạt động du lịch có cường đọ  lớn nhất   được gọi là thời vụ chính hay chính vụ. Trong thời gian này số lượng khách khá   ổn định. Thời kì có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính được goi là thời vụ  trước mùa, ngay sau mùa chính gọi là thời vụ  sau mùa. Thời gian còn lại trong   năm được gọi là mùa trái du lịch (hay mùa chết). 1.2.2.6. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào   mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của quốc gia du   lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch  Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về  tài nguyên du  lịch tương đối như  nhau thì  ở  các nước, các vùng, các cơ  sở  kinh doanh du lịch   phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo   dài hơn và cường độ  của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các nước, các vùng,  các cơ  sở  kinh doanh du lịch mới phát triển, chưa có kinh nghiệm kinh doanh  (chính sách tiếp thị, quảng cáo chưa tốt) thường có mùa vụ  du lịch ngắn hơn và   cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn. 1.2.2.7. Cường độ  và độ  dài của thời vụ  du lịch phụ  thuộc vào cơ  cấu của   khách đến vùng du lịch  Các trung tâm dành cho du lịch thanh thiếu niên (sinh viên, học sinh) thường  có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnh hơn với những trung tâm đón khách ở độ  tuổi trung niên. Nguyên nhân chính  ở  đây là do thanh, thiếu niên thường hay đi  theo đoàn, hội vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn. 1.2.2.8. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các   cơ sở lưu trú chính: SVTH: Bùi Thị Lan Anh  15  K47 HDDL
  16. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN Ở đâu (đất nước, vùng) có chủ  yếu là các cơ  sở lưu trú chính – khách sạn,   motel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ  của mùa   chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và camping, ở đó mùa du lịch  thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn. Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như: Những nơi có chủ  yếu là các cơ  sở  lưu trú chính thì việc đầu tư  và bảo   dưỡng tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo  dài thời vụ hơn. Những nơi có thời vụ  du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư  và xây dựng các cơ  sở lưu trú chính ít hơn. Cơ sở lưu trú là nhà trọ và camping vừa linh hoạt lại vừa  ít tốn chi phí hơn. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch. 1.2.3.1. Khí hậu Khí hậu là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ  du lịch. Nó tác động mạnh lên cả  cung và cầu du lịch. Về  mặt cung, đa số  các   điểm tham quan du lịch giải trí đều tập trung số  lượng lớn vào mùa hè với khí   hậu ấm áp như các điểm du lịch nghỉ biển, nghỉ núi và chữa bệnh. Về mặt cầu, mùa hè là mùa có khối lượng du khách lớn nhất. SVTH: Bùi Thị Lan Anh  16  K47 HDDL
  17. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN 1.2.3.2. Thời gian rỗi.  Thời gian nhàn rỗi là nhân tố   ảnh hưởng đến sự  phân bố  không đều của  nhu cầu du lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi. Tác động   của thời gian nhàn rỗi lên tính thời vụ  trong du lịch phải nói đến 2 đối tượng   chính trong xã hội. Thứ nhất: là thời gian nghỉ phép năm tác động lên thời vụ du lịch, do độ dài   của thời hạn phép và thời gian sử dụng phép. Nếu thời gian phép ngắn thì người  ta thường chỉ đi du lịch một lần trong năm, khi đó họ chọn thời gian chính vụ để  đi du lịch với mong muốn được tận hưởng những ngày nghỉ quý giá, do đó cường   độ du lịch sẽ cao vào mùa chính. Ngược lại thời gian nghỉ phép năm dài cho phép   con người đi du lịch nhiều lần trong năm, tỉ  trọng nhu cầu tập trung vào mùa  chính sẽ giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch trong mùa chính, tăng cường   độ thu hút nhu cầu ngoài mùa. Như vậy sự gia tăng thời gian nhàn rỗi góp phần   giảm cường độ  của du lịch  ở  thời vụ  chính và tăng cường độ  du lịch vào ngoài   mùa du lịch. Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động cũng ảnh   hưởng đến tính thời vụ trong du lịch. Sự  tập trung lớn nhu cầu vào vụ  chính còn do việc sử  dụng phép theo tập  đoàn như  cán bộ  – giáo viên trong trường học nghỉ  hè, nông dân nghỉ  vào ngày  không bận rộn mùa màng. Một số xí nghiệp ngừng hoạt động chính vào một giai  đoạn trong năm và nhân viên phải nghỉ phép trong thời gian đó. Thứ hai: là thời gian nghỉ của trường học, điều này làm cho học sinh và cha  mẹ chúng có thời gian đi du lịch. Thường là đối với học sinh có độ tuổi từ 6 – 15   tuổi, các bậc cha mẹ  thường sắp xếp thời gian nghỉ  phép cùng, để  tận hưởng  ngày nghỉ cùng với con cái. Đối với tầng lớp học sinh, sinh viên ở các trường phổ  thông trung học, đại học, cao đẳng, kỳ nghỉ hè trùng với mùa du lịch biển… Điều   này làm tăng cường độ mùa du lịch chính. Đối với những người hưu trí, số  lượng của đối tượng này ngày càng tăng   do tuổi thọ trung bình tăng, thời gian của họ có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào nếu   SVTH: Bùi Thị Lan Anh  17  K47 HDDL
  18. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN có đủ điều kiện kinh tế, đây là lực lượng du khách làm giảm bớt cường độ  mùa  du lịch chính.. 1.2.3.3. Tính quần chúng hóa trong du lịch.  Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch. Sự tham gia của số đông khách  có  khả   năng   thanh  toán  trung   bình   (thường   ít   có   kinh   nghiệm   đi   du  lịch)  họ  thường thích đi nghỉ biển vào mùa hè mùa du lịch chính, vì các lý do sau:   Đa số  khách có khả  năng thanh toán hạn chế  thường đi nghỉ  tập thể  vào   chính vụ, do chi phí tổ  chức chuyến đi theo đoàn thường nhỏ. Mặc dù vào  vụ chính, cho phí du lịch cao nhưng lại được giảm giá cho số đông. Họ  thường không hiểu điều kiện nghỉ  ngơi của từng tháng nên họ  chon  những tháng thuộc mùa chính để xác suất gặp thời tiết bất lợi là nhỏ nhất. Do  ảnh hưởng của mốt và sự  bắt chước lẫn nhau của du khách. Những  người mới tham gia vào dòng khách du lịch thường không nắm được điều  kiện nghỉ  ngơi của từng vùng, từng địa phương một cách cụ  thể. Họ  lựa  chọn thời gian đi nghỉ  ngơi dưới tác động của các nhân tố  tâm lý và phụ  thuộc vào kinh nghiệm của người khác. Họ thường đi nghỉ vào thời gian mà  các nhân vật có tiếng đi nghỉ. Vì vậy, sự  quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ  vốn có trong   du lịch. Để khắc phục ảnh hưởng này người ta thường dùng chính sách giảm giá  vào trước và sau mùa chính, đồng thời tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ  ngơi ngoài mùa chính để thu hút khách. 1.2.3.4. Phong tục tập quán của dân cư. Thông thường các phong tục, tập quán có tính chất lịch sử, bến vững. Cùng  với sự  thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có thể  sẽ  tạo thêm   nhiều phong tục mới, nhưng khó có thể  thay đổi được các phong tục cũ. Nhiều  khi phong  tục đã tạo nên thói quen cho con người (đi du lịch biển phải vào mùa  hè). Ở Việt Nam, tác động của nhân tố phong tục lên tính thời vụ du lịch thật là   mạnh mẽ và rõ ràng. Theo phong tục thì những tháng đầu năm là những tháng hội  hè, lễ  bái. Vào khoảng thời gian tháng 2 tháng 3 âm lịch là hội cảu hầu hết các  SVTH: Bùi Thị Lan Anh  18  K47 HDDL
  19. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN đình chùa, các đền và các vùng nổi tiếng bất kể đến thời tiết ẩm ướt hay và mưa   dầm: Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Đền Hùng, Hội Lim v.v… SVTH: Bùi Thị Lan Anh  19  K47 HDDL
  20. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP  GVHD: THS. LÊ THỊ THANH XUÂN 1.2.3.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch. Điều kiện về tài nguyên du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch nào sẽ  gây ảnh hưởng đến thời vụ  du lịch cảu điểm du lịch tương ứng. Đây là nhân tố  tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch. Ví dụ: Nếu một điểm du lịch chỉ có điều kiện phát triển du lịch nghỉ  biển  thì thời vụ  du lịch tại đó sẽ  ngắn hơn một điểm du lịch khác có điều kiện phát   triển du lịch nghỉ  biển kết hợp với chữa bệnh hoặc một điểm du lịch khác có  điều kiện phát triển du lịch văn hóa. 1.2.3.6. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch có ảnh hưởng đến độ dài thời vụ du lịch   thông qua cung. Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động trong  các cơ  sở  du lịch  ảnh hưởng đến việc phân bố  nhu cầu theo thời gian. Chẳng   hạn như việc xây dựng các khách sạn có hội trường, bể bơi, các trung tâm chữa  bệnh....tạo điều kiện cho các cơ sở này hoạt động quanh năm. Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ  chức cho du khách  có  ảnh hưởng nhất định đến việc khắc phục sự  tập trung những nhân tố  tác  động dến thời vụ du lịch. Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức  kinh doanh du lịch, khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và  sau mùa chính hoặc dùng các chính sách khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch. Các hoạt động tuyên truyền quảng cáo ảnh hưởng không nhỏ  đến sự  phân  bố luồng khách du lịch. Kết luận: Các nhân tố  trên thông thường vừa tác động riêng lẻ, vừa tác  động đồng thời, trong thực tế  mùa du lịch thường chịu  ảnh hưởng của một vài  nhân tố cùng một lúc. Ngoài ra tác động của từng nhân tố  có thể  giảm đi khi có nhân tố  khác tác  động theo hướng ngược lại. Ví dụ tác động của yếu tố khí hậu sẽ giảm nếu tạo  ra cơ  cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật thích hợp. Vì vậy cần phải hiểu rõ mối   SVTH: Bùi Thị Lan Anh  20  K47 HDDL
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
41=>2