intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

48
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Để đạt mục tiêu đặt ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với dữ liệu dữ liệu thứ cấp (chủ yếu) đã thực hiện: Hệ thống hóa lý luận về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Dựa vào khung lý thuyết được hình thành, phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018, đánh gía những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- LẠI LÊ MINH MẪN GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 08.34.02.01 Long An, tháng 01 năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- LẠI LÊ MINH MẪN GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 08.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ KỲ Long An, tháng 01 năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Lại Lê Minh Mẫn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn thành luận văn cao học ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An”. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô TS. Trần Thị Kỳ đã nhiệt tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ cho tôi trong cả quá trình nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Agribank Đức Huệ; các anh, chị, em đồng nghiệp, gia đình đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều để có thể hoàn thiện luận văn này. Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện luận văn Lại Lê Minh Mẫn
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Hoạt động tín dụng tại Agribank Việt Nam, chi nhánh Đức Huệ tạo thu nhập chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao so với tổng thu nhập của chi nhánh, nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro, thể hiện: Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng giai đoạn 2016-2018 lần lượt là 2,35%; 1,54%; 0,08% (Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đức Huệ). Vì vậy, tác giả nghiên cứu đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An” để làm luận văn thạc sỹ kinh tế. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Để đạt mục tiêu đặt ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với dữ liệu dữ liệu thứ cấp (chủ yếu) đã thực hiện: Hệ thống hóa lý luận về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Dựa vào khung lý thuyết được hình thành, phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018, đánh gía những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tế trên địa bàn để nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Việt Nam, chi nhánh Đức Huệ, tỉnh Long An trong thời gian tới. Luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này (học viên, sinh viên, các nhà quản lý ngân hàng Agribank Việt Nam, chi nhánh Đức Huệ, tỉnh Long An …). Hạn chế của luận văn: Chưa khảo sát khách hàng, cán bộ nhân viên trong nội bộ ngân hàng liên quan đến hoạt động tín dụng để làm rõ và khách quan hơn các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế để giải pháp đề xuất khả thi và hiệu quả hơn. Những hạn chế là hướng nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học.
  6. iv ABSTRACT Credit activities at Agribank Vietnam, Duc Hue branch, generate a major income and account for a high proportion of the total income of the branch, but still contain risks, as follows: Ratio bad debt to total balance credit debt period 2016- 2018 is 2.35%; 1.54%; 0.08% (According to the business results report of Duc Hue branch). Therefore, the author researches the topic "Solutions to limit credit risks at the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam - Branch of Duc Hue district, Long An province" to do a master's thesis in economics. The objective of the study is to propose solutions to limit credit risks at the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam - Branch of Duc Hue district, Long An province. To achieve the set goals, the author uses qualitative research methods with secondary data (mainly) performed: Systematizing the theory of credit operations and credit risks at banks commercial goods. Based on the theoretical framework formed, analyzing the situation of credit risk at the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam - Branch of Duc Hue District, Long An Province, 2016-2018 period, assessing the results gain, limitations and causes of restriction. At the same time, proposing some solutions and recommendations suitable to the reality in the area to limit credit risks at Agribank Vietnam, Duc Hue branch, Long An province in the near future. The thesis is a useful reference for researchers who are interested in this field (students, students, Agribank Vietnam bank managers, Duc Hue branch, Long An province ...). Limitations of the thesis: Not yet surveyed customers, staff within the bank related to credit activities to clarify and objectively more than the limitations and causes of the restrictions to the proposed solution. more feasible and effective. The limitations are the further research direction of the scientists./.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii NỘI DUNG TÓM TẮT ..............................................................................................iii ABSTRAC...................................................................................................................iv MỤC LỤC....................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU....................................................................................x DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 1 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 1 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN.................................................................... 3 8. TỐNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC .............................................. 3 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ......................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................................................................................................... 5 1.1. Lý luận về ngân hàng thương mại .....................................................................5 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 5 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại ....................................... 6 1.2. Lý luận về tín dụng ngân hàng ..........................................................................6
  8. vi 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 6 1.2.2. Đặc điểm ...................................................................................................... 7 1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại ................................................... 7 1.3. Lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng .......... ...9 1.3.1. Khái niệm ................................................................................................. …9 1.3.2. Phân loại rủi ro tín dụng ........................................................................... ..11 1.3.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng ...................................................................... .12 1.3.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng ....................................................................... .14 1.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ............. ..15 1.3.6. Các biện pháp ngân hàng thường sử dụng để hạn chế rủi ro ..................... .18 1.3.7. Sự cần thiết hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại .......... .19 1.4. Bài học từ kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ........................................................................................................... .20 1.4.1. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại..20 1.4.2. Bài học đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đức Huệ, Tỉnh Long An ........................................... .22 1.5. Vận dụng chuẩn mực Basel II để hạn chế rủi ro tín dụng .......................... .23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... .24 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ .25 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN .................................................................................................... .25 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ........................................ .25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ .25 2.1.2. Chức năng hoạt động kinh doanh chủ yếu ............................................... .27 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ................................................................ .27
  9. vii 2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An .................................................................................................................. .29 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ........................ .35 2.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu .............................................................. .35 2.2.2. Cơ cấu dư nợ xấu theo khách hàng .......................................................... .36 2.2.3. Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề ............................................................... .37 2.2.4. Cơ cấu nợ xấu theo thời gian .................................................................... .38 2.2.5. Cơ cấu nợ xấu theo tài sản đảm bảo. ........................................................ .38 2.2.6. Biến động nợ xấu theo ngành kinh tế, theo thời hạn, theo khách hàng, theo tài sản đảm bảo ......................................................................................... .39 2.2.7. Vòng quay vốn tín dụng ........................................................................... .41 2.2.8. Hệ số thu nợ .............................................................................................. .41 2.2.9. Hệ số thu lãi tiền vay. ............................................................................... .42 2.2.10. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng ........................................ .43 2.2.11. So sánh tỷ lệ nợ xấu với các chi nhánh khác ........................................... .44 2.3. Đánh giá chung thực trạng rủi ro tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ............ .45 2.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... .45 2.3.2. Những mặt hạn chế ................................................................................... .50 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ......................................................................... .51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ .56 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................ .57 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN ................................................................ .57 3.1. Định hướng và mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.................................................................................................... .57
  10. viii 3.1.1. Định hướng hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .......................................................................................... .57 3.1.2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An .................... .59 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ............ .60 3.2.1. Tuân thủ nghiêm quy trình tín dụng và chính sách tín dụng .................... .60 3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ................................................. .60 3.2.3. Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng ....................... .61 3.2.4. Thực hiện đúng quy định về thời gian, quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ .................................................................................................................. .62 3.2.5. Chú trọng năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng.................. .63 3.2.6. Tăng tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ ......... .64 3.2.7. Quan tâm thực hiện tốt xử lý nợ quá hạn và nợ xấu ................................ .65 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................. .66 3.3.1. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Long An ........................................................................................ .66 3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà Nước Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Long An ..... .68 3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân Huyện Đức Huệ .............................................. .69 KẾT LUẬN ............................................................................................................. .70 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU TIẾNG VIỆT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 1 Agribank Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – 2 Long An Chi nhánh tỉnh Long An Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – 3 Đức Huệ Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An 4 CBTD Cán bộ tín dụng 5 CIC Trung tâm thông tin tín dụng - Center Information Credit 6 DN Doanh nghiệp 7 DPRRTD Dự phòng rủi ro tín dụng 8 KH Khách hàng 9 NQH Nợ quá hạn 10 NH Ngân hàng 11 NHNN Ngân hàng nhà nước 12 NHTM Ngân hàng thương mại 13 QĐ Quyết định 14 RR Rủi ro 15 RRTD Rủi ro tín dụng 16 SXKD Sản xuất kinh doanh 17 TCKT Tổ chức kinh tế 18 TCTD Tổ chức tín dụng 19 TD Tín dụng 20 TSĐB Tài sản đảm bảo
  12. x DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Thứ tự Tên bảng Trang Cơ cấu và tăng trưởng vốn huy động của Agribank Đức Bảng 2.1 30 Huệ Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Agribank Bảng 2.2 32 Đức Huệ giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 2.3 Tăng trưởng dư nợ của chi nhánh giai đoạn 2016 - 2018 33 Bảng 2.4 Sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay của chi nhánh 34 Bảng 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2016 – 2018 35 Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo nhóm nợ 36 Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ xấu tín dụng theo khách hàng 37 Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ xấu tín dụng theo ngành nghề 37 Bảng 2.9 Cơ cấu dư nợ xấu tín dụng theo thời hạn 38 Bảng 2.10 Cơ cấu dư nợ xấu tín dụng theo tài sản đảm bảo 39 Biến động dư nợ xấu tín dụng theo thời gian, theo ngành Bảng 2.11 40 kinh tế, theo khách hàng và theo tài sản đảm bảo Vòng quay vốn tín dụng tại Agribank Đức Huệ giai đoạn Bảng 2.12 41 2016 – 2018 Hệ số thu nợ tại Agribank, chi nhánh Đức Huệ, tỉnh Long Bảng 2.13 42 An Hệ số thu lãi tiền vay tại Agribank, chi nhánh Đức Huệ, Bảng 2.14 42 Long An Số liệu trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tại Agribank Bảng 2.15 (1) 43 Đức Huệ Bảng 2.15 (2) Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tại Agribank Đức Huệ 44 Bảng 2.16 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tại Agribank Đức Huệ 44 Thẩm quyền quyết định cho vay của Agribank Đức Huệ Bảng 2.17 47 năm 2018
  13. xi DANH MỤC HÌNH VẼ Thứ tự Tên hình vẽ Trang Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh 27 Tăng trưởng vốn huy động của Agribank Đức Huệ theo thời Hình 2.2 31 gian Tăng trưởng vốn huy động của Agribank Đức Huệ theo khách Hình 2.3 31 hàng
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoạt động tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, mang lại thu nhập cho các NHTM. Vì vậy chất lượng tín dụng suy giảm sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của từng NH nói riêng và cả hệ thống NH nói chung. Công tác quản lý RRTD trong hệ thống Agribank bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng thương mại, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các hoạt động kinh doanh khác. Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm thu nhập hoặc dẫn đến sự phá sản của một ngân hàng và hậu quả xấu nhất ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Do đó, rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được các NHTM đặc biệt quan tâm Agribank Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An cũng không ngoại lệ. Riêng tại Agribank Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, tuy tỷ lệ nợ xấu từ 2016 – 2018 luôn nằm trong mức cho phép, nhưng hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng bộc lộ nhiều hạn chế, nợ quá hạn nhiều lúc tăng cao… đe dọa sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tại Agribank Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, thời gian qua đã đạt được kết quả đánh khích lệ về kiểm soát rủi ro tín dụng, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu từ năm 2016 – 2018 luôn nằm trong giới hạn cho phép (2,35%; 1,54%; 0,08%) và xu hướng giảm, nhưng rủi ro vẫn luôn tiềm ẩn, không thể chủ quan, phải luôn nghiên cứu tìm biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. Xuất phát từ trên, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An” để làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, trên cơ sở
  15. 2 đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa và hạn chế giảm thiểu rủi ro tín dụng trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018, làm rõ những mặt đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.  Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm phòng ngừa, giảm thiểu RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An trong thời gian tới. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 như thế nào? Câu hỏi 2: Giải pháp nào để hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An? 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian: Tại Agribank Đức Huệ, tỉnh Long An. Thời gian: Giai đoạn 2016-2018. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là: - Phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp diễn dịch, quy nạp sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. - Hệ thống phương pháp thống kê (số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân và các hình thức trình bày số liệu thống kê như : Bảng thống kê, biểu đồ) và phân tích sử dụng để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018. - Phương pháp tổng hợp, gắn lý thuyết với thực tiễn để đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
  16. 3 - Tác giả xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel … - Tác giả sử dụng chủ yếu dữ liệu thứ cấp để hình thành khung lý thuyết và phân tích thực trạng. 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN VỀ THỰC TIỄN Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý Agribank Việt Nam, chi nhánh tỉnh Long An, NHNN tỉnh Long An, chi nhánh Đức Huệ nghiên cứu và vận dụng. Ngoài ra, luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho các học viên, sinh viên và những người quan tâm khác. 8. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Mỗi công trình và bài viết đều có những cách tiếp cận khác nhau trực tiếp, hoặc gián tiếp về rủi ro tín dụng. Để tránh sự trùng lắp, tác giả đã thu thập được một số luận văn thạc sỹ đã công bố có liên quan trong nước để chỉ ra điểm khác biệt, sự cần thiết của đề tài đã chọn và những nội dung kế thừa. Tác giả đã thu thập, nghiên cứu một số công trình đã công bố dưới đây: - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hoàng Nam (2017) với đề tài:“Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước”, trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước và đã đề xuất một số giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh. - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thái Sơn (2016) với đề tài:“Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang”,trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang và đã đề xuất một số giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh. - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hải Đăng (2016) với đề tài:“Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu”, trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã hệ thống hóa lý
  17. 4 luận cơ bản về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu và đã đề xuất một số giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Tóm lại: Những công trình khoa học đã công bố tác giả thu thập được liên quan đến đề tài lựa chọn nghiên cứu, cho thấy: Thứ nhất, không trùng lắp với các đề tài trước đó hoặc về thời gian (năm 2016- 2018), hoặc về không gian (tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đức Huệ tỉnh Long An) hoặc về nội dung cụ thể. Thứ hai, tác giả có thể kế thừa khung lý thuyết từ các công trình nghiên cứu đã công bố (lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng….) Thứ ba, kế thừa bài học rút ra từ kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng từ các ngân hàng khác hệ thống, chi nhánh khác cùng hệ thống. 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các sơ đồ, hình vẽ, nội chung chính của nghiên cứu chia thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
  18. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Lý luận về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các yếu tố trên không ngừng thay đổi. Thực tế, có rất nhiều tổ chức tài chính bao gồm có cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ hỗ trợ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ liên quan đến một số dịch vụ như bất động sản, môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác. Do vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại, tùy theo cách nhìn nhận: Theo Giáo sư Peter S.Rose trong cuốn “Quản trị ngân hàng thương mại” thì Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới định nghĩa: Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu ở dưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi có kỳ hạn. Tại Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng theo điều 4, số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 có ghi “Ngân hàng thương mại là loại hình Tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan”, trong đó “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cung cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”.
  19. 6 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Từ khái niệm về ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Theo điều 4 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010 của Quốc hội khóa XII : “ Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. Như vậy, hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm: Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. 1.2. Lý luận về tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm Có nhiều khái niệm về tín dụng ngân hàng: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định trả lại với một lượng lớn hơn, bao gồm gốc và lãi [Nguyễn Đăng Dờn, 2014]. Theo Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội về Luật các tổ chức tín dụng, tại khoản 14 điều 4 ghi : “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
  20. 7 Như vây, các khái niệm về tín dụng ngân hàng khác nhau, nhưng đều giống nhau về bản chất: là quan hệ vay mượn lẫn nhau theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định, giữa một bên là ngân hàng thương mại và một bên là cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác. Nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời. Để thực hiện nguyên tắc này khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 1.2.2. Đặc điểm Tín dụng ngân hàng mang đặc điểm của tín dụng nói chung: Xuất phát từ sự tín nhiệm của người cho vay đối với người đị vay; Tín dụng chỉ chuyển giao quyền sử dụng vốn chứ không chuyển giao quyền sở hữu và tín dụng có tính hoàn trả trong một thời thời gian nhất định: Người đi vay phải hoàn trả đầy đủ gốc và lãi vay cho ngân hàng, đúng thời hạn cam kết. Khác với tín dụng thương mại và tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng là người cho vay và các chủ thể trong nền kinh tế (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác…) là người đi vay. Khác với tín dụng thương mại và tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng xét về thời gian gồm cả tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chứ không như tín dụng thương mại chỉ là tín dụng ngắn hạn hoặc tín dụng nhà nước chủ yếu là tín dụng trung và dài hạn. Quy mô tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và chủ yếu bằng tiền, còn tín dụng thương mại quy mô tín dụng giới hạn trong phạm vi hàng hóa của người cho vay. Rủi ro tín dụng ngân hàng rủi ro cao hơn so với tín dụng nhà nước và tín dụng thương mại 1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại Tùy theo tiêu chí lựa chọn, tín dụng ngân hàng chia thành các loại khác nhau. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Cho vay sản xuất kinh doanh là hình thức cho vay để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2