Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất nhằm ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 61
download
Một trong những vấn đề của năm 2009, mặc dù đã có những giải đáp cụ thể về chính sách điều hành song trong những tháng đầu năm 2010, vẫn nổi lên những vấn đề tranh luận xoay quanh việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN, đặc biệt là việc dỡ bỏ trần lãi suất huy động có được thực hiện hay không đã gây ảnh hưởng không tích cực đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất nhằm ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010 Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất nhằm ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ngân hàng phát triển châu Á ADB Cơ quan khảo sát thị trường quốc tế BMI Chính sách lãi suất CSLS CSTK Chính sách tài khóa Chính sách tiền tệ CSTT Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Dự trữ bắt buộc DTBB Cơ quan nghiên cứu độc lập về kinh tế các quốc gia trên toàn cầu EIU Lãi suất cơ bản LSCB Lãi suất chiết khấu LSCK Lãi suất tái cấp vốn LSTCV Ngân hàng Nhà nước NHNN Ngân hàng thương mại NHTM Ngân hàng thương mại quốc doanh NHTMQD Ngân hàng trung ương NHTW Ngân sách Nhà nước NSNN Nghiệp vụ thị trường mở NVTTM Tổ chức tín dụng TCTD Tổng phương tiện thanh toán TPTTT Thị trường chứng khoán TTCK Thị trường mở TTM Thị trường tài chính TTTC Thị trường tiền tệ TTTT http://svnckh.com.vn 1
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1. XNK và cán cân thương mại giai đoạn 2002 - nửa đầu năm 2007 ....................35 Bảng 2. Dự báo về chỉ số CPI của IMF trong các năm tới ...............................................59 Bảng 3. Dự báo của EIU và BMI về tỷ giá USD/VND ....................................................62 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Quan hệ giữa cung cầu vốn và lãi suất ...........................................................12 Biểu đồ 2: Mô hình khuôn mẫu ưa thích tiền mặt ............................................................13 Biểu đồ 3. Quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc giai đoạn 2002 – nửa đầu 2007 .................31 Biểu đồ 4. Khối lượng giao dịch nghiệp vụ TTM từ năm 2002 đến tháng 10 – 2006 ....32 Biểu đồ 5. Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ lạm phát CPI: 1996-2007 ....................32 Biểu đồ 6. Tích lũy tài sản quốc gia giai đoạn 2002 – 2007 ...........................................32 Biểu đồ7. LSCB và lạm phát giai đoạn 07/2007-06/2008 ..............................................37 Biểu đồ 8. Diễn biến điều chỉnh lãi suất chỉ đạo và dự trữ bắt buộc từ 6/2008 đến 6/2009 ..........................................................................................................................................43 Biểu đồ 9. CPI so với cùng kỳ năm trước từ tháng 7/2008 đến 6/2009 ...........................44 Biểu đồ 10. Các cân đối tiền tệ của Việt Nam từ 10/2007 – 10/2009 .............................44 Biểu đồ 11. Lãi suất huy động và cho vay kỳ hạn 3 tháng từ 7/2008 – 3/2009 ..............45 Biểu đồ 12. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng tín dụng ngân hàng ................................................45 Biểu đồ 13. Lãi suất của Ngân hàng nhà nước ................................................................48 Biểu đồ 14. Các cân đối tiền tệ (thay đổi so với cùng kỳ, đv: %) ...................................50 Biểu đồ 15. Sự yếu đi của tiền đồng giai đoạn cuối 2009 – đầu 2010 ...........................50 Biểu đồ 16. Mối quan hệ giữa lạm phát, TPTTT, và tăng trưởng tín dụng .....................69 http://svnckh.com.vn 2
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Là tổng hòa các nhóm công cụ nhằm điều chỉnh lãi suất, chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình, hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, chúng ta khó tránh khỏi những tác động tiêu cực từ sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Bài học từ cuộc khủng hoảng t ài chính trong thời gian qua cho thấy vấn đề nâng cao hiệu quả các công cụ quản lý vĩ mô mà đặc biệt là chính sách lãi suất nhằm ổn định và phát triển kinh tế là hết sức cần thiết. Từ những nhận định trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất nhằm ổn định và pháp triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Công tác nghiên cứu tác động và giải pháp nâng cao hiệu quả của các công cụ điều hành chính sách vĩ mô trong quản lý nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang đạt được những thành tựu nhất định, trở thành tiền đề cho việc hoạch định chiến lược phát triển của các nhà nước, góp phần khắc phục những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên cùng với quá trình toàn cầu hoá, những mặt trái của nền kinh tế thị trường ngày càng bộc lộ rõ nét, đa dạng và phức tạp hơn. Công tác nghiên cứu cũng vì thế ngày càng được đẩy mạnh và đi sâu giải quyết các vấn đề không chỉ mang tính toàn cầu mà còn phải có tính ứng dụng cao, phù hợp với từng quốc gia, từng khu vực. Bằng cách tập trung vào tác động của chính sách lãi suất đến kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế, thông qua việc phân tích những số liệu mới nhất, bài viết là bức tranh sát thực nhất về chính sách lãi suất đã và đang được NHNN áp dụng tại thời điểm hiện nay. Nhờ vậy, các giải pháp mà nhóm chúng tôi đưa ra cũng mang tính thực tiễn khá lớn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu http://svnckh.com.vn 3
- Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là hiệu quả của chính sách lãi suất đối với việc ổn định và phát triển nền kinh tế. Nhóm chúng tôi tập trung phân tích hiệu quả chính sách lãi suất thời gian tại Việt Nam từ năm 2002 đến 6 tháng đầu năm 2009, và từ đó đưa ra giải pháp trong 5 năm tiếp theo (từ 2010 đến 2015). 4. Mục tiêu nghiên cứu Qua việc phân tích, đánh giá và tìm ra nguyên nhân giải thích thực trạng tác động của chính sách lãi suất lên nền kinh tế Việt Nam, nhóm nghiên cứu sẽ tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất đối với việc ổn định và phát triển kinh tế nước ta trong thời gian sắp tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp, so sánh, phân tích, và hệ thống hóa. 6. Kết quả nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu, kết hợp phân tích cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cũng như tình hình công tác điều hành chính sách lãi suất và những đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam, nhóm nghiên cứu nhận thấy tuy đã đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực nhưng chúng ta vẫn còn không ít những mặt hạn chế. Bài nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra giải pháp có tích ứng dụng và thực tiên cao giúp nâng cao hiệu quả chính sách lãi suất nhằm mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của bài viết Ngoài mở đầu và kết luận, bài viết gồm ba chương: Chương I: Lý luận chung về tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế Chương II: Thực trạng và tác động của chính sách lãi suất đối với nền kinh tế Việt Nam từ 2002 đến nay Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất nhằm ổn định và phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay http://svnckh.com.vn 4
- Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦACHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ 1. Cơ sở lý luận về chính sách lãi suất Lãi suất 1.1. 1.1.1. Định nghĩa và phân loại lãi suất Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian ( ngày, tuần, tháng hay năm.) Đây là loại giá cả đặc biệt, được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị.Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang lạilợi nhuận cho người đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hoặc mức độ thoả mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người đi vay.Khác với giá cả hàng hoá, lãi suất không được biểu diễn dưới dạng số tuyệt đối mà dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Lãi suất (interest rate) cũng được xem là tỷ lệ sinh lời (rate of return) mà người chủ sở hữu thu được từ khoản vốn cho vay. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, có thể phân loại lãi suất theo các cách như tính chất khoản vay, giá trị thực của tiền lãi, tính linh hoạt của lãi suất, loại tiền cho vay và nguồn tín dụng hình thành. Căn cứ vào tính chất của khoản vay, lãi suất được chia thành lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất tín dụng ngân hàng, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất cơ bản. Lãi suất tiền gửi ngân hàng là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng.Lãi suất tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau, phụ thuộc vào loại tiền gửi (nội tệ hay ngoại tệ), loại tài khoản (tiền gửi thanh toán hay tiền gửi tiết kiệm), loại thời hạn (không kỳ hạn, ngắn hạn hay dài hạn) và qui mô tiền gửi. Lãi suất tín dụng ngân hàng là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng là người cho vay. Lãi suất tín dụng ngân hàng cũng có nhiều mức tùy theo loại tiền, thời hạn, phương thức, mục đích của tiền vay, và theo quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. http://svnckh.com.vn 5
- Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Lãi suất chiết khấu được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá. Lãi suất tái chiết khấu được áp dụng khi NHTW cho các ngân hàng trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại các thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này. Lãi suất tái chiếu khấu cũng được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá. Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng được hình thành qua quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi suất cho các ngân hàng trung gian vay của NHTW. Mức độ chi phối này phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động thị trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay NHTW của các ngân hàng trung gian. Lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tùy từng nước, có thể do NHTW ấn định (Nhật Bản); do tự bản thân các ngân hàng tự xác định căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng mình (Mỹ, Anh, Úc); hoặc căn cứ vào mức lãi suất cơ bản của một số ngân hàng đứng đầu rồi cộng hoặc trừ biên độ dao động theo một tỷ lệ % nhất định để hình thành lãi suất cơ bản của mình (Malaysia) … Mặt dù khác nhau nhưng lãi suất cơ bản của hầu hết các nước đều hình thành trên cơ sở thị trường và có một mức lợi nhuận bình quân cho phép. Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi, lãi suất bao gồm lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất thực là lãi suất điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát, hay nói cách khác, là loại lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được phản ảnh bằng phương trình Fisher: Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát http://svnckh.com.vn 6
- Căn cứ vào tính linh hoạt, lãi suất được chia thành lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Lãi suất cố định là lãi suất được qui định cố định trong suốt thời hạn vay. Lãi suất cố định có ưu điểm là số tiền lãi được cố định và biết trước, nhưng nhược điểm là bị ràng buộc vào một mức lãi suất nhất định trong một khoảng thời gian dù cho lãi suất thị trường đã thay đổi. Lãi suất thả nổi là lãi suất được qui định là có thể lên xuống theo lãi suất thị trường trong thời hạn tín dụng, có thể được báo trước hoặc không báo trước. Lãi suất thả nổi vừa chứa đựng cả rủi ro lẫn lợi nhuận. Nếu lãi suất tăng lên, người đi vay bị thiệt trong khi người cho vay được lợi, ngược lại, với trường hợp lãi suất giảm xuống. Căn cứ vào loại tiền cho vay, lãi suất được chia thành lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ. Lãi suất nội tệ là lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng nội tệ. Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng ngoại tệ. Mối liên hệ giữa hai lãi suất này là: iD= iF + ΔE Trong đó: iD là lãi suất nội tệ, iF là lãi suất ngoại tệ, ΔE là mức tăng tỷ giá dự tính của đồng ngoại tệ. Căn cứ vào nguồn vốn tín dụng trong nước, lãi suất bao gồm lãi suất trong nước và lãi suất quốc tế. Lãi suất trong nước hay lãi suất nội địa là lãi suất được áp dụng cho các hợp đồng tín dụng trong một quốc gia. Lãi suất quốc tế là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng quốc tế.Các hợp đồng tín dụng quốc tế áp dụng mức lãi suất của thị trường quốc gia nào thì lãi suất của thị trường quốc gia đó trở thành lãi suất quốc tế. ộ 1.1.2. t 1.1.2.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu vốn vay Đường cung cầu vốn vay cho các nhà kinh tế học một mô hình để xác định lãi suất thị trường, được gọi là mô hình “Khuôn mẫu tiền vay”. http://svnckh.com.vn 7
- Biểu đồ 1. Quan hệ giữa cung cầu vốn và lãi suất i - Lãi suất LS - Lượng cung vốn O LD - Lượng cầu vốn vay L - Vốn vay Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn a) Cung vốn vay tăng sẽ làm đường cung vốn dịch sang phải và ngược lại. Thứ nhất,tài sản và thu nhập của các chủ thể kinh tế tăng trong giai đoạn đang tăng trưởng kinh tế, làm tăng cung vốn vay. Thứ hai,lợi tức dự tính của các công cụ nợ tăng lên sẽ làm nhu cầu mua các công cụ đó tăng lên, tức là cung vốn vay tăng. Thứ ba,rủi ro mất vốn khi cho vay tăng lên thì việc cho vay trở nên kém hấp dẫn, cung vốn vay giảm xuống. Thứ tư,tính lỏng của các công cụ đầu tư cao làm tăng nhu cầu đầu tư vào chúng, vì vậy cung vốn vay tăng lên. Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cầu vốn b) Cầu đi vay tăng làm đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và ngược lại. Thứ nhất,khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tư càng nhiều thì càng làm tăng nhu cầu đi vay, nhất là trong điều kiện kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, kinh tế phát triển, của cải tăng lên sẽ kích thích tăng cung vốn vay. Như vậy, lãi suất cân bằng tăng hay giảm còn phụ thuộc vào mức độ dịch chuyển của các đường cung cầu vốn vay. Thứ hai,lạm phát dự tính tăng lên thì chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, điều này làm tăng nhu cầu vay vốn, đồng thời lợi tức dự tính của việc cho vay giảm làm giảm cung vốn vay. Đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và đường cung vốn dịch sang trái dẫn đến lãi suất tăng. http://svnckh.com.vn 8
- Thứ ba,tình hình ngân sách chính phủ, thiếu hụt ngân sách chính phủ lớn sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. 1.1.2.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu tiền tệ Theo mô hình “Khuôn mẫu ưa thích tiền mặt”, lãi suất cân bằng thay đổi khi các đường cung, cầu tiền tệ dịch chuyển. Biểu đồ 2: Mô hình khuôn mẫu ưa thích tiền mặt i MS1 MS2 i1 I MD M1 M2 M Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tiền Thứ nhất,thu nhập tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu nắm giữ tiền để giao dịch và làm nơi cất giữ giá trị, do đó làm cho lượng cầu tiền tăng lên và ngược lại. Thứ hai, mức giá tăng sẽ làm lượng cầu tiền tăng lên làm cho cầu tiên danh nghĩa tăng lên, còn cầu tiền thực tế ứng với một mức lãi suất và thu nhập nhất định có xu hướng không đổi. Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cung tiền a) Cung tiền tăng làm đường cung tiền dịch sang phải và ngược lại. Trước hết, chính sách tiền tệ của các NHTƯ tác động tới cung tiền trong nền kinh tế. Dưới đây là bốn tác dụng của CSTT mở rộng tới lãi suất: Tác dụng tính lỏng: CSTT mở rộng làm cung tiền tăng, đường cung tiền dịch sang phải làm lãi suất giảm xuống. Tác dụng thu nhập: Lượng tiền cung tăng lên làm cho tăng thu nhập quốc dân và của cải nên đường cầu tiền dịch sang phải, do đó lãi suất tăng. Tác dụng mức giá: Lượng tiền cung ứng tăng cũng làm cho mức giá chung tăng, dẫn đến lãi suất tăng. http://svnckh.com.vn 9
- Tác dụng lạm phát dự tính: Lượng tiền cung ứng tăng khiến cho mức lạm phát dự tính cao hơn, dẫn đến lãi suất tăng cao hơn. Như vậy, lãi suất giảm khi tác dụng tính lỏng vượt trội hơn các tác dụng khác và ngược lại. Ngoài ra, mức độ phụ thuộc của NHTƯ vào chính phủ và chế độ tỷ giá hối đoái của nước đó cũng ảnh hường tới cung tiền. Nếu sự phụ thuộc của NHTƯ vào chính phủ cao thì tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài có thể sẽ tạo sức ép khiến NHTƯ phải in tiền mua các chứng khoán chính phủ vào để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, dẫn đến tăng cung tiền. Thêm vào đó, một chế độ tỷ giá hối đoái cố định đòi hỏi sự can thiệp của NHTƯ vào thị trường ngoại hối thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ, nên cũng ảnh hướng đến cung tiền. Chính sách lãi suất của NHTW 1.2. 1.2.1. Khái niệm chính sách lãi suất Chính sách lãi suất là một bộ phận của CSTT mà ở đó NHTW (hay một cơ quan tương đương) sử dụng các công cụ của mình để quản lý và điều tiết lãi suất thị trường; kiểm soát lượng cung tiền, lạm phát và duy trì sự ổn định của một số biến số kinh tế quan trọng khác; nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của CSTT trong từng thời kỳ như ổn định giá trị tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, cũng như các mục tiêu xã hội hợp lý khác. 1.2.2. Mục tiêu của chính sách lãi suất Kiểm soát lạm phát:Trong nền kinh tế thị trường, kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền là yếu tố cơ bản giúp ổn định nền kinh tế, tạo đà cho sự tăng trưởng. Trong thực tế, cứ tăng trưởng kinh tế cao thì thường kéo theo lạm phát. Hiện tượng này gần như là một nguyên lý mà các nhà kinh tế, kế hoạch, tài chính quốc gia phải luôn luôn quan tâm để hài hoà giữa phát triển và kiểm soát lạm phát, trong đó việc cân đối liều lượng, thời điểm, phương thức áp dụng các biện pháp là rất quan trọng. Nếu như lạm phát không được kiểm soát sẽ dẫn đến những hậu quả không chỉ về kinh tế mà còn cả về xã hội cho quốc gia, triệt tiêu hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. http://svnckh.com.vn 1 0
- Mục tiêu kiểm soát lạm phát, do vậy là một trong những mục tiêu rất quan trọng của chính sách lãi suất của NHTW cũng như chính sách tiền tệ nói chung. Thông qua các công cụ của chính sách lãi suất, NHTW có thể thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng trong từng thời kỳ để điều tiết và khống chế tỷ lệ lạm phát ở một mức độ hợp lý. Ổn định tỷ giá, đảm bảo sức mua đối ngoại của đồng tiền:Thông qua chính sách lãi suất, NHTW có thể duy trì hoặc điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo mục tiêu kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia, tạo sự nền tảng ổn định cho các hoạt động kinh tế , đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường tài chính :Chính sách lãi suất của NHTW phải đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, và thông qua đó là sự ổn định ,thông suốt của thị trường tài chính trong mọi điều kiện kinh tế. Hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng như thị trường tài chính có vai trò đặc biệt với nền kinh tế trong sự phân bổ nguồn lực và thực hiện các mục tiêu được hoạch định của chính sách tiền tệ. Tăng trưởng kinh tế :Chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng về cơ bản và lâu dài phải đảm bảo được sự tăng lên của GDP thực tế. Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng ổn định là mục tiêu của bất cứ một chính sách kinh tế vĩ mô nào. Sự tăng trưởng kinh tế là nền tảng cho những thay đổi về chất của nền kinh tế hay quá trình hoàn thiện về mọi mặt bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế. Ổn định giá cả trong dài hạn :Ổn định giá cả trong dài hạn là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ và do đó, cũng là một mục tiêu tối quan trọng của chính sách lãi suất. Sự cam kết của NHTW về mục tiêu này sẽ thể hiện bởi sự ổn định giá trị tiền tệ về mặt dài hạn mà không tập trung điều chỉnh sự biến động giá cả trong ngắn hạn.Ổn định giá cả trong dài hạn có tầm quan trọng đặc biệt cho sự phát triển kinh tế của quốc gia vì nó tạo nên một môi trường đầu tư ổn định và sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả. http://svnckh.com.vn 1 1
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp: Chính sách lãi suất cũng hướng đến khả năng tạo công ăn việc làm, giảm áp lực xã hội của thất nghiệp. Mục tiêu này có ý nghĩa quan trọng bởi chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự thịnh vượng của xã hội cũng như khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội. Giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời cũng làm giảm tình trạng căng thẳng ngân sách Nhà Nước, tránh sự thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách do sự tăng lên của các khoản trợ cấp thất nghiệp. 1.2.3. Công cụ và cơ chế truyền dẫn Chính sách lãi suất có thể được NHTW sử dụng nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức cung cầu tiền tệ từ đó đạt được các mục tiêu cụ thể để ra trong từng thời kỳ. Tác động trực tiếp thông qua công cụ lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay - Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay: nếu lãi suất tiền gửi qui định cao, sẽ thu hút được nhiều tiền gửi, làm gia tăng nguồn vốn cho vay, giảm tỷ lệ lạm phát. Nếu lãi suất tiền gửi thấp, sẽ làm giảm tiền gửi, giảm khả năng mở rộng tín dụng.Nếu lãi suất cho vay qui định thấp, các doanh nghịêp có cơ hội vay được nhiều vốn cho sản xuất kinh doanh và ngược lại. Nhược điểm của biện pháp điều tiết này là làm cho các NHTM mất đi tính linh hoạt và quyền tự chủ trong kinh doanh, nó dể dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong ngân hàng nhưng lại thiếu vốn đầu tư hoặc khuyến khích dân cư dùng tiền vào dự trữ ngoại tệ, bất động sản trong khi ngân hàng hụt hẫng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay. - Ấn định khung lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay: NHTW có thể ấn định khung lãi suất dưới nhiều hình thức như lãi suất sàn, lãi suất trần và mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân với mức lãi suất tiền gửi bình quân, lãi suất trần, lãi suất cơ bản vv…và bắt buộc các NHTM phải xây dựng biểu lãi suất kinh doanh nằm trong khung lãi suất. Biện pháp điều tiết này có ưu điểm là các NHTM được phép xây dựng mức lãi suất linh hoạt hơn và bước đầu có quyền tự chủ qui định mức lãi suất kinh doanh. Đồng thời giúp cho các NHTM lựa chọn dự án kinh tế tối ưu để cho vay, loại bỏ những dự án kém hiệu quả. Nhìn chung việc ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay ngày càng ít được áp dụng ở các nước theo cơ chế thị trường. Bởi vì trong cơ chế thị trường, lãi suất rất http://svnckh.com.vn 1 2
- nhạy cảm với vốn đầu tư, nó phải được vận động theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Tác động gián tiếp là tác động thông qua công cụ lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở - Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTW đối với các NHTM và TCTD dưới hình thức tái chiết khấu các chứng từ có giá chưa đến thời hạn thanh toán.Với việc ấn định lãi suất tái chiết khấu, NHTW có thể tác động đến khả năng vay của NHTM và do đó làm cho cung cầu tiền tệ tăng lên hay giảm xuống. Khi lãi suất tái chiết khấu tăng lên, các NHTM sẽ bất lợi trong việc vay vốn của NHTW. Trong điều kiện đó, các NHTM không có khả năng mở rộng tín dụng. Ngược lại, khi lãi suất tái chiết khấu giảm, các NHTM có khả năng mở rộng cho vay đối với khách hàng. Do đó, sự thay đổi lãi suất lãi suất tái chiết khấu được coi như dấu hiệu của định hướng CSTT của NHTW. Mức độ phát huy hiệu quả các công cụ này căn cứ vào mức độ phụ thuộc về vốn của NHTM vào NHTW, vì thế nó là công cụ kém chủ động. Để khắc phục nhược điểm này, NHTW thường sử dụng nó với công cụ DTBB. - Tỷ lệ DTBB: là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền DTBB và tổng số dư tiền gửi phải tính DTBB các NHTM thu hút được trong một khoảng thời gian nhất định. Việc qui định tỷ lệ DTBB tạo điều kiện để NHTW kiểm soát quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM và quan trọng hơn là NHTW sử dụng để tác động đến mức cung tiền tệ. Khi NHTW quyết định tăng hoặc giảm tỷ lệ DTBB, làm giảm hoặc tăng khả năng cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế. Từ đó làm giảm hoặc tăng mức cung tiền tệ để tác động đến lãi suất thị trường. - Nghiệp vụ thị trường mở: là nghiệp vụ mua bán các chứng từ có giá của NHTW trên TTTT. Thông qua việc sử dụng công cụ này sẽ điều tiết mức dự trữ của các NHTM và điều tiết mức cung tiền tệ để điều tiết lãi suất trên thị trường. Khi muốn gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông, mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, NHTW thực hiện mua các chứng từ có giá trên thị trường. Ngược lại, khi muốn giảm mức cung tiền, thu hẹp tín dụng, NHTW bán các chứng từ có giá đang nắm giữ. http://svnckh.com.vn 1 3
- 2. Tác động của lãi suất, chính sách lãi suất đến ổn định và phát triển kinh tế Tác động của lãi suất, chính sách lãi suất đến lạm phát 2.1. Trong nền kinh tế,thông qua việc thực hiện riêng lẻ hoặc phối hợp các công cụ của chính sách lãi suất, NHTW có thể điều chỉnh được tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát cao, NHTW sẽ nâng mức dự trữ bắt buộc, khiến hệ số nhân tiền và cung tiền tệ giảm, dẫn tới khả năng cho vay, khả năng thanh toán của các ngân hàng cũng như khối lượng tín dụng trong nền kinh tế bị thu hẹp. Lãi suất do đó tăng lên, đầu tư giảm xuống. Điều này khiến tổng cầu về tiền tệ giảm, kéo theo giảm giá, hay tỷ lệ lạm phát giảm. Ngược lại, nếu NHTW hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thì cung về tín dụng của các NHTM, khối lượng tín dụng và thanh toán trong nền kinh tế có xu hướng tăng, đồng thời mở rộng khối lượng tiền. Lý luận tương tự như trên thì việc tăng cung tiền cũng sẽ dẫn tới tăng giá (tỷ lệ lạm phát tăng). Lãi suất chiết khấu cũng tác động không nhỏ đến chỉ số lạm phát. Khi NHTW nâng lãi suất chiết khấu, NHTM buộc phải nâng lãi suất tín dụng của mình để không bị lỗ vốn. Do lãi suất tín dụng tăng lên, kéo theo cầu tín dụng (nhu cầu vay vốn) và cầu về tiền tệ (nhu cầu về giữ tiền của người dân) giảm. Trường hợp ngược lại tức là NHTW kích thích tăng cung cầu tiền tệ và làm cho giá tăng (tỷ lệ lạm phát tăng). Trong nghiệp vụ thị trường mở, với việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, NHTW có thể điều tiết cả khối lượng tiền tệ và lãi suất tín dụng. Tiền sẽ được đưa vào hoặc rút ra khỏi lưu thông qua các mua bán các loại trái phiếu ngân hàng quốc gia. Điều này tác động trước hết đến khối lượng tiền dự trữ trong quĩ dự trữ của các NHTM và các tổ chức tài chính, hạn chế tiền năng tín dụng và thanh toán của các ngân hàng này, qua đó thay đổi khối lượng tiền trên toàn thị trường. Rõ ràng, khối lượng tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ lạm phát, do đó điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu sẽ làm thay đổi tỷ lệ lạm phát. Khi có lạm phát, NHTW sẽ tăng lãi suất tiền gửi, nên việc đầu tư vào ngân hàng (gửi tiết kiệm) mang lại lợi nhuận dự kiến lớn hơn là đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ tự động thắt chặt hơn trong chi tiêu, phân bổ nguồn vốn… Tỷ lệ lạm phát theo đó cũng giảm xuống. http://svnckh.com.vn 1 4
- Ngoài ra, NHTW còn sử dụng còn dùng hạn mức tín dụng để điều hành, làm cho khối lượng tín dụng đối với NHTM không vượt quá mức cho phép, để từ đó đảm bảo mức lạm phát đã được phê duyệt. Khi hạn mức tín dụng giảm, cung tiền giảm, dẫn tới tổng đầu tư giảm làm cho tổng cầu giảm và cuối cùng làm giá giảm. Tác động của lãi suất, chính sách lãi suất đến tiêu dùng, tiết kiệm 2.2. và đầu tư Bằng cách tác động vào các công cụ của chính sách lãi suất, NHTƯ có thể làm giảm hoặc tăng lãi suất tác động đến mức tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Mối quan hệ giữa tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư là nghịch chiều. Cụ thể hơn, tỷ lệ tiết kiệm càng cao đồng nghĩa tỷ lệ đầu tư cũng cao. Điều đó có nghĩa là nguồn vốn được tập trung cho tiết kiệm và đầu tư nhiều dẫn đến dành cho hoạt động chi tiêu giảm đi, nên tỷ lệ tiêu dùng thấp. Về đầu tư, mức lãi suất cho vay thấp khiến các doanh nghiệp dễ dàng vay vốn mở rộng sản xuất và đầu tư vào thiết bị, trang bị công nghệ sản xuất hiện đại. Thêm vào đó, nguồn thu lại từ những khoản đầu tư như vậy thì có giá trị tại thời điểm khi mà lãi suất thấp hơn khi là lãi suất cao. Điều này khiến cho các doanh nghiệp lãi nhiều hơn khi đầu tư với mức lãi suất thấp, do đó, năng suất lao động tăng mạnh giúp kinh tế phát triển nhanh hơn và tổng thu nhập quốc dân tăng lên. Mặt khác, lãi suất chính là chi phí cơ hội của các dự án đầu tư, giúp lựa chọn các cơ hội đầu tư. Ví dụ như cá nhân chỉ gửi tiết kiệm khi lãi suất tiết kiệm đem lại cao hơn món đầu tư khác hay doanh nghiệp chỉ đi vay ngân hàng khi lợi nhuận kỳ vọng cao hơn lãi suất cho vay. Về tiết kiệm và tiêu dùng, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hường tới tiết kiệm và tiêu dùng. Lãi suất cao sẽ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn là tiêu dùng từ đó làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế, và ngược lại. Tổng cầu giảm dẫn đến tổng thu nhập quốc dân giảm khiến cho giảm cầu tiền. Cầu tiền giảm lại làm lãi suất giảm lại khiến tiêu dùng tăng lên. Như vậy, mọi sự điều tiết lượng cung tiền của NHTƯ bằng các công cụ của chính sách lãi suất, sẽ tác động lãi suất trên thị trường từ đó làm thay đổi tỷ lệ giữa tiết kiệm - đầu tư và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế. http://svnckh.com.vn 1 5
- Tác động của lãi suất, chính sách lãi suất đến tỷ giá và hoạt động 2.3. xuất nhập khẩu Lãi suất và tỷ giá là hai biến số nhạy cảm trong nền kinh tế, đồng thời là hai công cụ song hành của chính sách tiền tệ và có tác động qua lại lẫn nhau. Tác động của lãi suất lên tỷ giá hối đoái là tác động gián tiếp xuất phát từ sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, thông qua cung cầu tiền tệ trên thị trường ngoại hối. Xét trong điều kiện không có yếu tố lạm phát, khi lãi suất nội tệ cao hơn lãi suất ngoại tệ (chính sách lãi suất cao) sẽ có tác động làm chuyển hóa lượng ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn đồng thời hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước. Điều này làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá, hay đồng nội tệ sẽ tăng giá, dẫn đến tỷ giá giảm. Một chính sách lãi suất thấp, t ương tự như vậy sẽ có hiệu ứng theo hướng ngược lại lên tỷ giá. Trong điều kiện có yếu tố lạm phát, sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và ngoại tệ phải được đánh giá trên cơ sở lãi suất thực. Sự chênh lệch về lãi suất thực mới tạo ra sự lưu chuyển và chuyển đổi vốn trên thị trường ngoại hối, và qua đó ảnh hưởng lên tỷ giá hối đoái. Như đã nói ở trên, mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái là mối quan hệ gián tiếp, lô-gic, không phải là mối quan hệ trực tiếp hay nhân quả. Tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở cung và cầu ngoại tệ, và chủ yếu do tình trạng dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quyết định. Sự thay đổi tỷ giá là quá trình chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, các yếu tố này thường đan xen vào nhau và tùy thuộc lẫn nhau, trong từng hoàn cảnh và thời điểm cụ thể có yếu tố nổi bật trở thành nguyên nhân của sự thay đổi tỷ giá, cũng có yếu tố trở thành hệ quả của sự thay đổi tỷ giá. Mặt khác, tác động của lãi suất lên tỷ giá thông qua cung cầu ngoại tệ nói trên chỉ đúng với các nền kinh tế mở có đồng tiền tự do chuyển đổi và tự do lưu chuyển vốn. Như vậy, lãi suất và chính sách lãi suất chỉ có một ảnh hưởng nhất định và có giới hạn lên sự biến động của tỷ giá hối đoái, và trên thực tế dự đoán và điều tiết, xử lý tác động của lãi suất đến tỷ giá là một vấn đề khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, chính sách lãi suất http://svnckh.com.vn 1 6
- hiện nay vẫn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh sự tăng giảm của tỷ giá hối đoái. Bằng sự tác động lên tỷ giá hối đoái, lãi suất và chính sách lãi suất cũng tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu thông qua kênh giá cả. Chẳng hạn khi TGHĐ tăng, đồng nội tệ mất giá. Sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khẩu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch vụ đó giữ ở mức ổn định trên thị trường nội địa. Đồng thời, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định, dẫn đến giảm nhập khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm sẽ dẫn đến xu hướng giảm trong xuất khẩu và tăng trong nhập khẩu của quốc gia. Tác động của lãi suất đến phân bổ nguồn lực 2.4. Tất cả các nguồn lực đểu có tính khan hiếm. Vấn đề đặt ra là xã hội phải phân bổ và sử dụng các nguồn lực này như thế nào sao cho đặt được hiệu quả cao nhất. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực giữa các ngành, các thành phần kinh tế. Như ta đã biết, lãi suất cũng là một loại giá cả mà người đi vay vốn phải trả cho người cho vay vốn trong một thời gian nhất định để có được quyền sư dụng vốn vay. Như vậy, lãi suất cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Người vay vốn phải có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi vay sau một thời gian nhất định như đã thoả thuận. Chính vì vậy, người vay vốn phải tính toán và cân nhắc sao cho có thể sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất. Họ phải nỗ lực, tận dụng hết các khả năng của mình, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Đây chính là một yếu tố kiên quyết giúp cho những người vay vốn phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. Mặt khác, người cho vay vốn cũng phải cân nhắc giữa tiền lãi mà họ nhận được với những chi phí và rủi ro mà họ phải chấp nhận khi cho vay. Người cho vay sẽ quan http://svnckh.com.vn 1 7
- tâm đến việc khoản vay của họ có thực sự tiềm ẩn nhiều rủi ro hay không hay người đi vay có đủ khả năng hoàn trả tiền và lãi vay khi đến hạn hay không. Người cho vay chỉ cho vay khi họ nhận thấy con nợ của mình hoạt động thực sự hiệu quả. Chính điều nay giúp cho các nguồn lực tài chính được phân bổ đúng đắn đến những người sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Một dự án nào càng đem lại hiệu quả cao thì càng thu hút nhiều nguồn lực đổ vào đó. Từ đó, ta có thể kết luận được rằng, lãi suất là một loại giá cả, nó có vai trò quan trọng trong việc phân bổ một cách hiệu quả các nguồn lực vốn đã khan hiếm của xã hội và là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến bất kỳ quyết định cho vay nào. 3. Bài học kinh nghiệm: Chính sách lãi suất của Trung Quốc hậu khủng hoảng kinh tế Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBC) 3.1. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBC) là ngân hàng trung ương của Trung Quốc. Mục tiêu chính của PBC là duy trì sự ổn định giá cả trong nước và tạo điều kiệ n thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tuy nhiên PBC cũng cần phải đảm bảo các mục tiêu khác như: quản lý ngoại hối, ổn định tỷ giá, ổn định thị trường tài chính vv… Hoạt động của PBC nằm dưới sự chỉ đạo của chính phủ, mô hình này được gọi là độc lập tự chủ hạn chế, đây là cấp độ độc lập tự chủ thấp nhất, theo đó Chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi CSTT. PBC điều hành chính sách lãi suất bằng cả hai biện pháp là kiểm soát trực tiếp và gián tiếp lãi suất TTTT. PBC xác định các mức lãi suất cơ bản đối với tiền gửi và cho vay của các NHTM đối với khách hàng; các NHTM theo đó sẽ ấn định các mức lãi suất của mình trong một biên độ nhất định. Đồng thời PBC cũng sử dụng các công cụ gián tiếp như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở để kiểm soát khối lượng tiền, từ đó tác động đến quan hệ cung cầu vốn trên TTTT để ổn định hoặc thay đổi lãi suất thị trường. Chính sách lãi suất của Trung Quốc hậu khủng hoảng kinh tế 3.2. http://svnckh.com.vn 1 8
- Là nước láng giềng với nhiều đặc điểm tương đồng trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, những giải pháp trong công tác điều hành CSLS của Trung Quốc đã và đang trở thành những gợi ý tham khảo quý báu cho Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế vượt qua giai đoạn hậu suy thoái. Chính sách điều tiết linh hoạt nhằm đối phó khủng hoảng Kể từ cuối năm 2008 Trung Quốc đã thi hành một loạt các biện pháp nhằm thực hiện CSTT nới lỏng nhằm đối phó với những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và suy thoái toàn cầu. Trước hết, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBC) đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, mở rộng giới hạn sàn của lãi suất cho vay mua nhà ở cá nhân mang tính thương mại bằng 0,7 lần lãi suất cho vay cơ bản; điều chỉnh mức tiền trả lần đầu thành 20%. Những động thái trên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản theo hướng lành mạnh hóa. Đồng thời, PBC cũng tiến hành giảm dự trữ bắt buộc 4 lần nhằm hỗ trợ tính thanh khoản cho các NHTM và TCTD. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất và tỷ lệ dự trữ, PBC còn ban hành một loạt các chính sách tiền tệ nới lỏng thích hợp. Ngày 10/11/2008, PBC tuyên bố xoá bỏ hạn mức quy mô cho vay tín dụng đối với các ngân hàng thương mại, giúp mở rộng quy mô, tối ưu hoá cơ cấu cho vay của các TCTD đồng thời khuyến khích và chỉ đạo các tổ chức tài chính mở rộng quy mô cho vay xuất khẩu. Trên thị trường mở, kể từ cuối năm 2008, PBC đã từng bước giảm phát hành trái phiếu, tạm dừng phát hành trái phiếu NHTW có kỳ hạn 3 năm, đồng thời giảm tần suất phát hành trái phiếu ngân hàng trung ương có kỳ hạn 1 năm và 3 tháng nhằm duy trì mức độ hợp lý của tính thanh khoản. Dưới tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với một loạt biện pháp hỗ trợ kịp thời, nguồn vốn cho vay trong nước tiếp tục được tăng cường, mức độ khuyến khích đối với nền kinh tế đã từng bước được đẩy mạnh, vì vậy về tổng thể chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng truyền dẫn hiệu quả. 9 tháng đầu năm 2009, các khoản cho vay mới http://svnckh.com.vn 1 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài:"Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh"
78 p | 884 | 245
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương
87 p | 542 | 185
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam
92 p | 499 | 184
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại CP An Bình chi nhánh An Giang
61 p | 558 | 167
-
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Nông - Đồng Tháp
78 p | 467 | 145
-
Đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Viêt Nam "
90 p | 360 | 141
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại nước ta
61 p | 355 | 132
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam
115 p | 420 | 127
-
Nghiên cứu khoa học đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Thành phố Hồ Chí Minh
80 p | 311 | 97
-
Chuyên Đề Tốt Nghiệp - Đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Cung cấp giải pháp tự động hóa PAS"
84 p | 221 | 63
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao thẩm định tài chính trong dự án đầu tư tại Ngân hang Thương Mại
99 p | 161 | 56
-
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội
76 p | 163 | 38
-
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu gạo tám xoan Hải Hậu sau khi được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý
109 p | 162 | 36
-
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
67 p | 155 | 34
-
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh Bạc Liêu
8 p | 209 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Tổ chức và quản lý vận tải: Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp cảng biển Việt Nam
189 p | 89 | 23
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay
21 p | 166 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
102 p | 62 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn