![](images/graphics/blank.gif)
Đề tài " Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam "
lượt xem 92
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài " giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở việt nam "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam "
- LỜI MỞ ĐẦU Quan hệ kinh tế quốc tế cùng với mối quan hệ về chính trị, ngoại giao, văn hoá... là những nhân tố quan trọng cấu thành nên bức tranh tổng thể về quan hệ quốc tế ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định. Nó ra đời và phát tri ển trên cơ sở phân công lao động quốc tế, bao gồm một hệ thống đa dạng và phong phú các hoạt động như: thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuy ển giao công nghệ... Cùng với xu thế toàn cầu hoá trong quan hệ quốc tế nói chung, hoạt động kinh tế quốc tế đang đạt được bước phát triển mạnh ch ưa từng thấy mang tính thời đại sâu sắc và sẽ còn tiếp tục được bổ sung, phát triển hơn nữa bởi những nhân tố mới trong tương lai. Trong bối cảnh đó, các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và các hoạt đ ộng thương mại nói riêng có xu hướng gia tăng và diễn bi ến ph ức tạp đòi h ỏi phải có những phương thức giải quyết nhanh chóng, hiệu quả nhằm bảo đảm cho các hoạt động đó được diễn ra một cách liên tục và thuận tiện. Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp thương mại là vấn đề vô cùng phức tạp do tham gia vào các quan hệ này có nhiều chủ thể với những địa vị pháp lý không giống nhau, thuộc những hệ thống pháp luật khác nhau... Do đó, việc lựa chọn được một phương thức giải quyết tranh chấp h ợp lý là m ột v ấn đ ề có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo và thúc đẩy các ho ạt đ ộng th ương mại quốc tế phát triển thuận lợi. Trên thực tế, toà án là cơ quan có đủ ch ức năng để thực hiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp nói chung. Song các đặc tính gay gắt, phức tạp và sòng ph ẳng c ủa các ho ạt đ ộng thương mại thì bên cạnh toà án còn có những biện pháp giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơn nhiều. Một trong những biện pháp đó là "Trọng tài". Là một thành viên trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam không th ể đ ứng ngoài xu thế phát triển chung của thế giới. Đảng và Nhà nước ta ch ủ trương mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển về kinh tế với các quốc gia khác và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 1986, Ngh ị quy ết Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta chuy ển 1
- từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang nền kinh tế sản xu ất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý c ủa nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi tư duy kinh tế có ý nghĩa lớn lao này đã đặt nền móng cho sự phát tri ển, tăng tr ưởng kinh t ế liên tục của nước ta hơn 15 năm qua.Từ khi chúng ta thực hi ện chính sách m ở cửa, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 100 nước trên th ế gi ới, ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại song phương và đa ph ương trong đó tiêu biểu là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định về buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU, Hiệp định về khu vực m ậu d ịch t ự do AFTA... Vi ệt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, tham gia tổ chức kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế á - Âu (ASEM). Hi ện nay Việt Nam đang là quan sát viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Bối cảnh đó đặt ra cho Việt Nam nhiều thời cơ để phát triển nh ưng cũng không ít thách mà chúng ta phải đối mặt, đặc biệt là vi ệc gi ải quy ết các tranh chấp thương mại. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có m ột ch ế đ ịnh pháp luật hiện đại về trọng tài vì đây là một trong nh ững phương thức giải quyết tranh chấp hữu hiệu nhất hiện nay. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, em xin tìm hiểu và phân tích c ụ th ể về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và th ực tiễn ở Việt Nam về vấn đề này. Về bố cục, bài tiểu luận gồm có: Lời nói đ ầu, 3 chương và lời kết luận. Cụ thể là: Chương I: Một số khái niệm chung Chương II: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam. Chương III: Đánh giá chung về pháp lệnh tr ọng tài th ương m ại 2003 và một số đề kiến nghị. Doanh nghiệp Việt Nam đón nh ận tr ọng tài như thế nào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Xu hướng phát triển văn hoá trọng tài thương mại quốc tế. 2
- CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 1. KHÁI NIỆM TRỌNG TÀI VÀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm trọng tài trong khoa học pháp lý Quốc tế. Ở tất cả các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu tố nước ngoài đều được giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả trọng tài. Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh ch ấp độc l ập và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn xét xử quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế. Cuối thế kỷ 19, người ta đã cố gắng hợp thức hoá tính cách pháp lý cho hình thức trọng tài qua hai Hội nghị Quốc tế. Đó là hội ngh ị Hoà bình t ổ ch ức tại La - Hay Hà Lan vào năm 1899 và 1907. Hai hội nghị này đã đi đến vi ệc soạn thảo quy chế và thủ tục và nỗ lực hướng dẫn các quốc gia áp dụng tri ệt để các hiệp ước trọng tài. Cũng như các thuật ngữ khoa học pháp lý khác, khái niệm "Trọng tài" được đề cập nhiều trong luật quốc tế. Định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêu trong Công ước La - Hay năm 1988, theo đó: "Trọng tài là nh ằm đ ể giải quyết những bất đồng giữa các bên thông qua một người th ứ ba do chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp". Hiệp định La - Hay 1907 qui định: "Trọng tài quốc tế có đ ối tượng gi ải quyết là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do các quốc gia tranh chấp tự ch ọn và đ ặt trên c ơ s ở c ủa s ự tôn trọng luật pháp". Theo giáo sư Ph.Farrchar thuộc trường đại học Pans II thì: "Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên giao cho m ột cá nhân (trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau". 3
- Luật sư toà thượng thẩm Paris Didier Skonicki định nghĩa ngắn g ọn: "Trọng tài là toà án tư, do ý chí của đôi bên tranh chấp. Nó cũng xét xử nh ư toà án nhà nước". Tựu trung lại, có thể hiểu trọng tài là phương thức giải quyết một số hoặc toàn bộ các tranh chấp đã và sẽ phát sinh gi ữa các bên mà pháp lu ật cho phép được giải quyết bằng một cơ quan xét xử do các bên thoả thuận lập ra. Như vậy, biện pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có hai điểm cơ bản, đó là: "Sự lựa chọn của hai bên" và "trên cơ sở tôn trọng pháp lu ật". Các bên có quyền thoả thuận và lựa chọn thành ph ần trọng tài. Đây là m ột phần trong quyền độc lập tối cao mà cơ chế này đem lại cho các bên đương sự. Hai bên có thể tự thoả thuận để chọn biện pháp trọng tài,t ự l ập ra h ội đồng trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp. Đặc điểm này tạo ra ưu đi ểm lứon cho trọng tài vì ý kiến của hai bên đương sự được đề cao và tôn trọng nên phán quyết trọng tài đưa ra dễ được chấp nhận và thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Do đó tố tụng trọng tài cũng nh ư phán quy ết tr ọng tài s ẽ có tính luật pháp. Tính hợp pháp của tố tụng trọng tài sẽ có tính ràng buộc đối với các bên. Qua đó ta thấy, trọng tài là một phương thức giải quy ết tranh ch ấp trên cơ sở pháp luật, một phương thức mang tính chất duy trì luật pháp ch ứ không mang tính chất thay đổi hay tạo ra luật pháp. 1.2. Khái niệm trọng tài thương mại. 1.2.1. Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế. Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quy ết được bằng trọng tài. Trọng tài thương mại quốc tế là một trong những phương th ức chủ yếu để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương m ại qu ốc tế. Trong pháp luật và thực tiễn quốc tế, cũng như pháp luật c ủa nhi ều n ước, công nhận có hai loại trọng tài chủ yếu là trọng tài adhoc và tr ọng tài th ường trực. 4
- a. Trọng tài ad - hoc: Trọng tài ad - hoc là thể loại trọng tài được các bên thành l ập ra ch ỉ đ ể giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể, sau khi vụ tranh chấp đã được giải quyết xong thì trọng tài ad - hoc tự giải thể. Do đó, trọng tài ad - hoc còn được gọi là trọng tài vụ việc, trọng tài đặc biệt, trọng tài đặc nhiệm... Hình thức trọng tài này có đặc điểm là không có trụ sở c ố định nh ư trọng tài thường trực, không lệ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào. Trong các vụ tranh chấp sử dụng trọng tài ad - hoc, thì các bên thường thống nhất có một trọng tài viên. Trọng tài ad - hoc có một số đặc điểm sau: - Quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự hoặc c ủa ng ười thứ ba không bị giới hạn vào một danh sách có sẵn nh ư ở hình th ức trọng tài thường trực. - Các bên đương sự có toàn quyền trong việc xác lập quy chế tố tụng: về tổ chức hội đồng trọng tài, quá trình tố tụng...Nghĩa là các bên tranh ch ấp có thể tự định đoạt các cách thiết lập hội đồng trọng tài và thủ tục gi ải quy ết thích ứng với tính chất từng vụ tranh chấp. Đương sự không bị ràng bu ộc b ởi các quy định pháp lý về tố tụng chừng nào đảm bảo được nguyên tắc xét xử khách quan trong trường hợp của họ. Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt trọng tài ad - hoc với trọng tài thường trực. Như vậy, tính chất tố tụng của trọng tài ad - hoc khá đ ơn gi ản, th ời gian tiến hành tố tụng có thể nhanh chóng và ít t ốn kém. Tuy nhiên, trên th ực tế, trọng tài ad - hoc chỉ thích hợp với những tranh ch ấp nh ỏ gi ữa các bên đương sự có am hiểu về luật pháp và có kinh nghiệm tranh tụng. Trọng tài ad - hoc phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí và sự hợp tác của các bên. Nếu các bên không thực tình muốn giải quyết vụ tranh chấp để đi tới một giải pháp tối ưu thì trọng tài ad - hoc sẽ rất khó làm vi ệc. Bởi l ẽ, tr ọng tài ad - hoc không có quy tắc tố tụng riêng. b. Trọng tài thường trực: 5
- Trọng tài thường trực là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở, điều lệ và có quy tắc xét xử riêng. Trọng tài thường trực giống trọng tài ad - hoc ở khả năng lựa chọn trọng tài viên nhưng lại có hạn chế hơn là chỉ được lựa chọn trong số các trọng tài viên của trung tâm trọng tài - mà số lượng các trọng tài viên trong danh sách này thường rất hạn chế. Ban trọng tài có thể là một trọng tài viên duy nhất được chọn trong số trọng tài viên của trung tâm trọng tài hoặc có thể là ba trọng tài (mỗi bên chọn ra một trọng tài viên và hai người này sẽ chọn một trọng tài th ứ ba làm ch ủ tịch hội đồng trọng tài). Trọng tài thường trực có quy tắc tố tụng được quy định chặt ch ẽ, được công bố công khai. Các bên đương sự buộc phải tuân theo các quy ch ế xét x ử của từng trung tâm trọng tài, bất luận là nh ững quy đ ịnh ph ức t ạp và b ất h ợp lý như thế nào. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này rất hãn hữu. B ởi các trung tâm trọng tài muốn tồn tại, bên cạnh ch ất lượng trọng tài viên thì quy ch ế t ố tụng của từng trung tâm trọng tài phải rất linh hoạt, có kh ả năng đáp ứng đòi hỏi các nhà kinh doanh trong giải quyết tranh chấp, có như vậy mới thu hút được được khách hàng. Lợi thế lớn nhất của trọng tài thường trực là có sẵn các bộ quy tắc tố tụng trọng tài. Các bên đương sự chỉ cần tho ả thu ận áp dụng các bộ quy tắc này là đủ, không cần mất công tạo l ập ra các bộ quy t ắc mới. Điều này rất thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp. Nếu họ không muốn có điều gì bất lợi cho mình thì họ chọn trọng tài thường trực với bộ quy tắc có sẵn. Các tổ chức trọng tài thường trực đều độc lập và không có quan hệ gì với nhau trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, không phụ thuộc vào nhau về đều bình đẳng trước sự lựa chọn của các bên tranh chấp. Việc lựa chọn tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên hoàn toàn ph ụ thuộc vào s ự thoả thuận của các bên tranh chấp. Trọng tài thường trực thường được thành lập tại các tổ ch ức, các hiệp hội, các phòng thương mại và công nghiệp ở các nước. Trong vòng 20 năm 6
- qua đã diễn ra một "phong trào" thành lập các tổ chức trọng tài quốc t ế. Khó có thể lập được một cách đầy đủ các tổ chức trọng tài trên th ế gi ới nh ưng ít nhất cũng có khoảng hơn 100 tổ chức trọng tài quốc tế. Tiêu bi ểu nh ư: tr ọng tài La - Hay thành lập năm 1907, toà trọng tài qu ốc t ế c ủa phòng th ương m ại quốc tế Paris (ICC) thành lập năm 1919, toà trọng tài quốc t ế London (LCIA) thành lập năm 1899, Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA) thành lập năm 1928. Trung tâm trọng tài kinh tế Trung Quốc (CIETAC) thành lập năm 1954, Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông (HKIAC) thành lập năm 1985... Toà án trọng tài quốc tế ICA của phòng thương mại quốc tế ICC lfa trọng tài được biết đến nhiều nhất. ICA được thành lập năm 1923 tại Paris với mục đích ban đầu là trợ giúp các nước Châu Âu là giảm t ối đa có th ể các tranh chấp kinh tế thương mại để mau chóng ổn định kinh tế phục vụ công cuộc hàn gắn sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hiện nay, ICA là trọng tài chuyên trách chuyên giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh trong hợp đồng giữa các pháp nhân, thể nhân có quốc tịch khác nhau. ICA luôn đứng đầu thế giới về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bởi vì ICA có thể gi ải quyết các tranh chấp trực tiếp bằng hầu hết các thứ tiếng trên th ế gi ới nên tranh chấp được giải quyết nhanh chóng kịp thời và giảm chi phí cho các bên tranh tụng. Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp về đầu tư ICSID là tổ chức do ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế thành lập 1966 tại Washington trên cơ sở công ước về giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và pháp nhân, th ể nhân nước khác. Cũng như ICC, ICSID được xem là một trong nh ững c ơ quan trọng tài quốc tế ưa dùng nhất hiện nay trên th ế giới. Mặc dù ICSID ch ủ y ếu giải quyết tranh chấp thuộc lĩnh vực đầu tư quốc tế song trên th ực t ế, ICSID thực hiện hai nhiệm vụ. Một là giải quyết tranh ch ấp kinh t ế th ương m ại phát sinh trong hợp đồng đầu tư quốc tế. Hai là đẩy mạnh đầu t ư quốc t ế giữa các nước, các vùng, khu vực và thế giới. 1.2.2. Khái niệm trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam. 7
- Theo Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế thì "Trọng tài kinh tế là tổ ch ức xã h ội - ngh ề nghi ệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, gi ải th ể công ty; các tranh chấp có liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu". Tuy nhiên, trọng tài thương mại còn cụ thể và chi tiết h ơn trọng tài kinh tế vì hoạt động thương mại chỉ là một phần của hoạt động kinh tế. Hiểu một cách ngắn gọn thì trọng tài thương mại trước h ết phải là m ột trong những hình thức trọng tài, chức năng của trọng tài thương mại là giải quy ết các tranh chấp thương mại. Cho đến khi pháp lệnh trọng tài thương mại của uỷ ban thường vụ quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 08/2003 ra đời thì khái niệm trọng tài thương mại được nêu ra cụ thể nh ư sau: "Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thoả thuạn và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp lệnh này quy định (điều 2 khoản 1). Pháp luật Việt Nam cũng công nhận hai loại trọng tài đó là tr ọng tài thường trực và trọng tài ad - hoc. Trọng tài ad - hoc được công nhân trong một số văn bản pháp luật như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật hàng không dân dụng Việt Nam, pháp lệnh chuyển giao công nghệ, nghị định mua bán li - xăng... Hiện nay, ở Việt Nam cũng có một số trung tâm trọng tài (trọng tài thường trực) hoạt động khá hiệu quả như trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn... 2. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI 2.1.Khái niệm hoạt động thương mại 2.1.1. Khái niệm quan hệ thương mại trong khoa học pháp lý quốc tế Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 của UNCITRAL quy định, thuật ngữ "thương mại" được giải thích theo nghĩa rộng, liên quan tới tất cả các mối quan hệ có bản chất thương mại dù là quan hệ hợp đồng 8
- hay không phải là quan hệ hợp đồng.Theo đó, những mối quan hệ này bao gồm nhưng không giới hạn bởi các giao dịch sau: - Mọi giao dịch thương mại về cung cấp hay trao đổi hàng hoá, dịch vụ; Thoả thuận về phân phối, đại diện và đại lý thương mại ; Kỹ thuật; Li - xăng; Đầu tư; Tài chính; Ngân hàng; Bảo hiểm; Thoả thuận thăm dò, khai thác; Liên doanh hoặc các hình thức hợp tác công nghi ệp ho ặc liên doanh khác; Vận chuyển hàng hoá hay hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt hay đường bộ. Qua đó có thể thấy, cách hiểu về quan hệ thương mại trong luật pháp quốc tế là rất rộng. Nó không bị giới hạn bởi các giao dịch nêu trên mà ch ỉ bao gồm các giao dịch này. 2.1.2. Khái niệm hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam Theo pháp luật hợp đồng kinh tế năm 1989 (1), Luật thương mại năm 1997(2) và Luật doanh nghiệp năm 1999(3) thì có thể hiểu: Hoạt động thương mại là những hoạt động xung quanh việc thực hiện một, một số hoặc t ất c ả các công đoạn của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, t ừ vi ệc đ ầu t ư đ ến việc hình thành dự án, thành lập doanh nghiệp, vận hành sản xuất, tiêu th ụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ khác trên thị trường nh ư dịch vụ thương mại, vận tải, hàng hải, hàng không, bưu chính vi ễn thông, du l ịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận hoặc th ực hiện những chính sách kinh tế xã hội, do các pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh tiến hành thông qua hoạt động kinh tế thương mại. Như vậy, điều kiện cần của hoạt động thương mại trước hết phải là những hoạt động phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá hay th ực hiện các d ịch v ụ trên thị trường. Nhưng như vậy chưa đủ, điều kiện đủ của hoạt động thương mại là tìm kiếm lợi nhuận hoặc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội và do các pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh ti ến hành thông qua các h ợp đồng thương mại. Thiếu một trong ba yếu tố trên không được xem là ho ạt (1) Điều 1 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 (2) Điều 5 Luật thương mại năm 1997 (3) Khoản 2 Điều 3 Luật doanh nghiệp năm 1999 9
- động thương mại thuộc ngành luật kinh tế điều chỉnh và thuộc phạm vi xem xét giải quyết của Toà án kinh tế hay trọng tài th ương m ại khi có tranh ch ấp xảy ra mà chỉ được xem là hoạt động kinh tế dân sự thu ộc ngành lu ật dân s ự điều chỉnh và thuộc phạm vi xem xét giải quyết của toà án dân sự, toà án nhân dân các cấp. 2.1.3.Khái niệm hoạt động thương mại theo pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, li – xăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác, vận chuyển hàng hoá, hành khách b ằng đ ường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi th ương mại khác theo quy định của pháp luật. 2.2. Khái niệm tranh chấp thương mại Theo quy định của pháp luật thương mại Việt Nam, "tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc th ực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại" (điều 238). Như vậy, tranh chấp thương mại là những xung đột, bất đồng của chủ thể tiến hành hoạt động thương mại được thể hiện trên cơ sở các hợp đồng đã được xác l ập gi ữa các bên. Tranh chấp thương mại phát sinh có thể là do một bên nào đó hoặc các bên ký kết hợp đồng không thực hiện đúng hợp đồng hay không th ực hi ện hợp đồng. Trong điều kiện kinh tế thị trường như ở nước ta hiện nay, vấn đề giao lưu thương mại với các nước khác trên thế giới đóng vai trò quan trọng và chiếm một số lượng đáng kể trong hoạt động thương mại nói chung của Việt Nam. Do đó, vấn đề phát sinh tranh chấp thương mại quốc t ế cũng ngày m ột gia tăng.Ví dụ tranh chấp trong hợp đồng mua bán máy thêu giữa Việt Nam và Hàn Quốc năm 1997 hay tranh chấp giữa Việt Nam và Hồng Kông trong hợp đồng mua bán gạo... 10
- Như vậy, phạm vi của những hoạt động thương mại và tranh chấp thương mại là rất rộng. Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đa dạng và phức tạp hiện nay, nhu cầu cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn ch ỉnh, một hành lang pháp lý an toàn về vấn đề giải quyết tranh ch ấp th ương mại ngày một lớn. 2.2.1. Khái niệm tranh chấp thương mại theo pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đ ến tranh ch ấp đó ở nước ngoài. 3. VAI TRÒ CỦA TRỌNG TÀI VÀ CÁC NGUYÊN T ẮC TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 3.1. Vai trò của trọng tài trong việc giải quyết các tranh ch ấp thương mại. Khi các tranh chấp phát sinh trong các hoạt động thương mại, các bên có thể thương lượng, hoà giải với nhau để giải quy ết vụ vi ệc. Trong trường hợp hai bên không thể tự hoà giải được thì có thể đưa vụ việc ra giải quy ết bằng toà án hoặc trọng tài. Trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thường thì các bên có xu hướn ngại đưa vụ tranh chấp ra giải quy ết bằng toà án. N ếu giải quyết toà án ở quốc gia của một trong hai bên đương sự thì tất nhiên phía bên kia sẽ không tin tưởng vì e ngại rằng thẩm phán sẽ ưu ái cho đương sự phía nước họ hơn. Còn nếu tiến hành tố tụng ở một nước thứ ba thì cả hai bên đều bỡ ngỡ trước quy tắc, thủ tục và trình tự tố tụng của quốc gia thứ ba đó. Ngoài ra, tố tụng toà án đòi hỏi nhiều thủ tục rất ph ức tạp, m ất nhi ều thời gian và tiền của. Do đó trong thực tiễn. Trọng tài đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, đặc biệt là các tranh ch ấp thương mại có yếu tố nước ngoài. 11
- Thứ nhất, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài rất tôn trọng ý chí của các bên đương sự. Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, chọn th ủ tục trọng tài nhằm giải quyết một cách có hiệu quả nhất tranh ch ấp mà ít t ốn chi phí về mặt thời gian cũng như tài chính. Việc giải quyết tranh chấp có thẻ được tiến hành bởi một trọng tài viên hay một hội đồng trọng tài tuỳ thu ộc vào sự thoả thuận của các bên. Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có tính ràng bu ộc các bên đương sự về mặt pháp lý. Điều đó làm cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hữu hiệu hơn biện pháp hoà giải hay th ương l ượng. Hoà giải hay thương lượng chỉ mang tính chất khuyến nghị chứ không có tính ràng buộc thực hiện về mặt pháp lý đối với các bên tranh ch ấp. Còn quy ết đ ịnh trọng tài mang hiệu lực pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thi hành. Thứ ba, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài linh hoạt hơn toà án. Trong cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các trọng tài viên đ ược các bên lựa chọn có quyền xét xử và ra các quyết định xét xử một cách hoàn toàn độc lập trên cơ sở chứng cứ, tài liệu mà các bên cung c ấp ho ặc có đ ược bằng con đường khác như trọng tài viên tự điều tra xem xét hay giám đ ịnh viên và nhân chứng cung cấp trên cơ sở những quy định của pháp luật. Điều này khiến cho người ta liên tưởng tới tố tụng toà án. Nh ưng về bản ch ất quyền lực của trọng tài và toà án khác hẳn nhau. Toà án đại di ện cho quy ền lực nhà nước còn trọng tài đại diện cho ý chí của các bên đương sự. Do đó, trong tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do lựa ch ọn trọng tài viên, l ựa chọn cơ quan trọng tài giải quyết khi có tranh chấp. Nh ưng trong t ố t ụng toà án, các bên không có quyền lựa chọn thẩm phán, không có quyền lựa chọn toà án xét xử cho mình. Thứ tư, tố tụng trọng tài thường nhanh chóng hơn so với tố tụng toà án. Đặc điểm của tố tụng trọng tài là chỉ xét xử một lần và phán quy ết có giá trị trung thẩm, chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì toà án mới xem xét lại quyết định trọng tài. Đối với các tranh chấp thương mại thì sự nhanh gọn c ủa 12
- hình thức giải quyết này là một lý do các bên tranh ch ấp th ường hay ch ọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Thứ năm, trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xử kín t ức là không c ần phải đưa các vấn đề tranh chấp, cơ sở của các quyết định trọng tài v ề v ụ tranh chấp vào quyết định trọng tài (Điều 44 pháp lệnh trọng tài thương mại 2003).Trọng tài không cần phải xét xử công khai như toà án nếu các bên yêu cầu. Nhờ vậy mà có thể giữ được bí mật những chi tiết, số liệu, thông tin c ụ thể mà các bên tranh chấp không muốn công khai (liên quan đến bí mật công nghệ...) giúp tránh được những hậu quả khôn lường và thiệt hại sau này cho các bên tranh chấp. Chính vì vậy mà các bên tranh ch ấp th ường ch ọn bi ện pháp trọng tài để giải quyết những tranh chấp về thương mại. Với những đặc điểm và vai trò như vậy của mình, biện pháp trọng tài đã đáp ứng được yêu cầu đề ra đối với việc giải quyết tranh ch ấp phát sinh trong quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nói chung và trong quan hệ quốc tế nói riêng. Có thể nói, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính khả thi nhất và là ph ương thức ph ổ bi ến nhất để giải quyết các tranh chấp thương mại nhằm ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. 3.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. Quy tắc tố tụng là khung pháp lý mà Hội đồng trọng tài xét x ử v ụ ki ện và các bên đương sự phải tuân theo. Làm trái các quy t ắc t ố t ụng s ẽ d ẫn đ ến những hậu quả pháp lý vô cùng nghiêm trọng. Ch ẳng h ạn nh ư n ếu H ội đồng trọng tài vi phạm quy tắc tố tụng trong quá trình xét x ử thì các bên đ ương s ự có quyền không công nhận và không thi hành phán quy ết trọng tài. Do đó, việc xây dựng quy tắc tố tụng trọng tài là rất cần thiết và nội dung c ủa nó phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 3.2.1. Nguyên tắc tự nguyện Đây là nguyên tắc cốt lõi trong vấn đề trọng tài vì sự hình thành c ủa trọng tài thực chất là do ý chí tự nguyện của các bên đương s ự. Trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trọng tài cũng nhân danh ý chí t ối cao c ủa các 13
- bên. Các bên đương sự hoàn toàn có thể chọn các hình thức trọng tài mà h ọ cho là phù hợp: trọng tài thường trực hay trọng tài ad - hoc. Ngoài ra, trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên vẫn có thể tự thương lượng để đạt đến thoả thuận nh ằm thu x ếp những bất đồng đã xảy ra.Trong trường hợp này, trọng tài phải tôn trọng sự thoả thuận của các bên, đồng thời chấm dứt việc giải quyết. 3.2.2. Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp bình đẳng với nhau trong việc bãi miện hoặc l ựa chọn trọng tài viên, trong việc lựa chọn địa điểm tiến hành tố tụng, trong việc đưa đơn yêu cầu về đơn biện minh đối với yêu cầu của phía bên kia, cũng như mọi chứng cứ tài liệu khác mà các bên cho là cần thiết để chứng minh yêu cầu hay bác đơn yêu cầu của bên kia, trong việc nhận thông tin từ trọng tài và phía bên kia. Tất cả thông tin tài li ệu do một bên cung c ấp cho tr ọng tài đều phải thông báo cho phía bên kia. Mọi bi ện pháp, quy ết đ ịnh c ủa tr ọng tài tiến hành trong quá trình giải quyết tranh chấp đều ph ải đảm b ảo s ự bình đẳng giữa các bên tranh chấp. 3.2.3. Nguyên tắc độc lập của các trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, không ai có quy ền can thi ệp vào hoạt động của trọng tài viên. Một vụ tranh chấp gồm 3 trọng tài viên ti ến hành xét xử thì các trọng tài viên hoàn toàn bình đẳng với nhau, xét xử độc lập căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng và pháp luật hiện hành. Phán quy ết của trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số. Trong trường h ợp m ột trọng tài viên không đồng ý với nội dung phán quy ết - một ph ần hay toàn b ộ thì trọng tài viên này được quyền bảo lưu ý kiến của mình trong biên bản. 3.2.4. Nguyên tắc giữ bí mật trong giải quyết tranh chấp. Trong giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài thương mại, việc tiến hành công khai hoặc bí mật đều do các bên lựa chọn. Các buổi h ọp xét xử của trọng tài cơ sở thoả thuận của các bên có thể tiến hành trong phòng mà ở đó ngoài trọng tài viên và các đương sự thì nh ững ng ười không có trách 14
- nhiệm hoặc liên quan không có mặt. Trọng tài viên có trách nhi ệm ph ải đ ảm bảo bí mật mọi vấn đề liên quan. Quyết định của trọng tài ch ỉ đ ược công b ố công khai nếu các bên đồng ý? 3.2.5. Quyết định của trọng tài có giá trị bắt buộc với các bên và không thể bị kháng cáo. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí tối cao và quyền tự định đoạt của các bên đương sự. Các bên đương sự đã tự do lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đ ương nhiên phải phục tùng quyết định của người đó. Hơn nữa, bản thân t ố t ụng trọng tài là tố tụng một cấp và quyết định trọng tài khi ban hành có gía tr ị chung thẩm. 15
- CHƯƠNG II GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM 1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM V Ề CHẾ ĐỊNH TRỌNG TÀI. 1.1. Trọng tài kinh tế nhà nước 1.1.1. Giai đoạn từ 1960 đến 1994. Cơ quan trọng tài đầu tiên ở Việt Nam là hệ thống trọng tài nhà nước được thành lập theo nghị định số 04/TTg ngày 1/4/1960 của Th ủ tướng n ước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Một nghị định khác ban hành ngày 14/1/1960 quy định về nguyên tắc hoạt động của trọng tài nhà nước là th ực hi ện ch ức năng giải quyết tranh chấp kinh tế vừa thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với công tác hợp đồng kinh tế. Từ hai chức năng đó ta có thể thấy, trọng tài kinh tế nhà nước vừa là cơ quan xét xử, vừa là cơ quan qu ản lý nhà n ước. Là cơ quan quản lý nhà nước đương nhiên trọng tài kinh tế nhà nước ph ải thi hành mệnh lệnh của nhà nước và bản thân trọng tài kinh t ế nhà n ước cũng có quyền ra mệnh lệnh hành chính đối với các đối tượng có liên quan n ằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Chính xuất phát từ địa vị pháp lý đặc biệt như vậy mà trong thủ tục xét xử tranh ch ấp h ợp đồng kinh tế và thủ tục xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh t ế c ủa tr ọng tài kinh t ế là sự đan xen giữa tố tụng tư pháp với thủ tục hành chính. Trọng tài kinh tế nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân cấp quản lý hành chính: ở mỗi cấp quản lý hành chính đều thành l ập c ơ quan trọng tài kinh tế. Hệ thống tổ chức gồm trọng tài kinh t ế nhà n ước, tr ọng tài kinh tế tỉnh, thành phố; trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp t ương đ ương. Trọng tài kinh tế nhà nước chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội đồng bộ trưởng, trọng tài kinh tế các cấp chịu sự lãnh đạo của ủy ban nhân dân cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo giám sát của trọng tài kinh tế cấp trên. Trọng tài kinh tế nhà nước ở cấp trung ương gồm có chủ tịch, một hoặc hai phó chủ 16
- tịch và các trọng tài viên. Chủ tịch trọng tài kinh t ế nhà n ước do ch ủ t ịch H ội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) bổ nhiệm và miễn nhi ệm. Các phó chủ tịch và các trọng tài viên cũng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm trên cơ sở được Chủ tịch trọng tài kinh tế Nhà nước giới thiệu. Các cơ quan trọng tài kinh tế cấp dưới cũng có cơ cấu tương tự như vậy. Trọng tài viên có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi ph ạm pháp luật hợp đồng kinh tế. Các bên tranh chấp hoàn toàn không có vai trò gì trong việc chỉ định trọng tài viên để xét xử vụ việc bởi vì việc đó thuộc quyền hạn của Chủ tịch trọng tài kinh tế có liên quan. Đây là đi ểm khác bi ệt rất cơ bản của trọng tài nhà nước so với trọng tài phi chính phủ (các bên tranh chấp có quyền tự do hoàn toàn định đoạt các vấn đề trọng tài trong đó có quyền chỉ định trọng tài viên). Trọng tài nhà nước là các viên chức nhà nước và họ hưởng lương của nhà nước. Còn đối với trọng tài phi chính ph ủ thì các bên tranh chấp có nghĩa vụ phải trả thù lao cho hoạt động của các trọng tài viên. Khi xét xử, các trọng tài viên của cơ quan trọng nhà nước ho ạt đ ộng thay mặt nhà nước chứ không phải chỉ với tư cách là người phân gi ải độc l ập và chỉ tuân theo pháp luật và yêu cầu của các bên. Chính vì v ậy mà theo đi ều 10 của pháp lệnh trọng tài kinh tế, tiêu chuẩn mà trọng tài viên cần có trước tiên là "phẩm chất chính trị, liêm khiết công minh", rồi sau đó m ới là "có ki ến thức pháp lý và quản lý kinh tế cần thiết". Với quy định như vậy, việc giải quyết tranh chấp khó có thể công bằng và có hiệu quả. Điều 2 pháp lệnh trọng tài kinh tế 10/1/1990 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trọng tài kinh tế nhà nước như sau: a.Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế b. Kiểm tra, kết luận và xử lý các hợp đồng kinh tế trái pháp luật. c. Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. d. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. Cùng một lúc, trọng tài kinh tế nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý các doanh nghiệp nhà nước, vừa giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ 17
- với nhau. Do đó, dù với tư cách là một tổ chức trọng tài hay với tư cách là một cơ quan hành chính. Trọng tài kinh tế nhà nước khó có th ể hoạt đ ộng hiệu quả vì nó phải đảm đương cùng một lúc hai trách nhiệm. Nói tóm lại, trọng tài kinh tế nhà nước là một hình thức pha trộn c ủa trọng tài vì nó không hẳn là trọng tài như ở các nước và cũng không hẳn là toà án. Một tổ chức trọng tài như vậy chỉ có thể phù hợp với nền kinh t ế tập trung mệnh lệnh. 1.1.2. Từ năm 1994 đến nay. Từ năm 1986 nhà nước Việt Nam chủ trương chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế nhiều thành phần vận thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định h ướng xã h ội chủ nghĩa. Bước ngoặt đó đã dẫn đến một loạt cải cách trong n ền kinh t ế. Trong đó đáng chú ý là chủ trương bình đẳng giữa các thành phần trong n ền kinh t ế, khuyến khích và phát triển kinh tế tư nhân; phát triển đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển đa dạng hoá các quan h ệ kinh tế quốc tế... Như vậy, bên cạnh số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước, số lượng các công ty doanh nghiệp tư nhân cũng ngày một gia tăng. Vấn đề đặt ra là phải cải tạo được một môi trường dân ch ủ và công b ằng cho t ất c ả các thành phần trong nền kinh tế. Điều đó không ch ỉ có nghĩa là c ần ph ải có m ột cơ chế pháp lý thích hợp để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các doanh nghi ệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, với chính sách m ở cửa khuyến khích đầu tư nước ngoài, thu hút sự tham gia c ủa các nhà đ ầu t ư nước ngoài đặc biệt là các nước phương tây cũng làm đa dạng hoá các mối quan hệ thương mại. Do những bất cập trong cơ chế của mình, cùng với những thay đ ổi c ủa đời sống kinh tế xã hội, hiện nay trọng tài kinh tế nhà nước không còn tồn tại nữa. Sau khi trọng tài kinh tế nhà nước bị giải thể năm 1994, theo nghị định 116 - CP của chính phủ, các trung tâm trọng tài kinh tế đã và s ẽ được thành lập. Tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế do Đi ều l ệ quy ết đ ịnh. M ặc dù mang tính chất là các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các trung tâm trọng tài 18
- kinh tế vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước về vấn đề xét đơn xin thành lập trung tâm, chỉ định Hội đồng tuyển chọn trọng tài viên, cấp và thu hồi thẻ trọng tài viên... Hiện nay Việt Nam có một số trung tâm trọng tài kinh tế hoạt động, tiêu biểu như: Trung tâm trọng tài kinh tế B ắc Giang (t ỉnh B ắc Giang), Trung tâm trọng tài kinh tế Hà Nội (Thành phố Hà N ội), trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long (thành phố Hà Nội), Trung tâm trọng tài kinh t ế Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh)... 1.2. Trọng tài thương mại quốc tế. 1.2.1. Giai đoạn từ 1960 đến 1993. Trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, để có thể giải quy ết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế quốc tế, bên cạnh mô hình tổ chức trọng tài kinh tế nhà nước còn có các tổ chức trọng tài giải quy ết các tranh chấp thương mại quốc tế. Vào đầu năm 1960, thực tiễn khách quan đòi hỏi Việt Nam phải thành lập các tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan h ệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế quốc t ế giữa Vi ệt Nam v ới Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Tuy rằng tỷ trọng buôn bán với nước ngoài của Việt Nam không lớn nhưng việc thành lập một tổ ch ức trọng tài mang tính chất xã hội nghề nghiệp để giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết tranh chấp kinh tế là cần thiết. Do đó hai h ội đ ồng trọng tài là hội đồng trọng tài ngoại thương đã được thành lập ngày 30/4/1963 và Hội đồng trọng tài hàng hải thành lập ngày 5/10/1964 bên cạnh phòng thương mại Việt Nam. Chức năng của Hội đồng trọng tài ngoại thương chỉ hạn chế trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đối với các giao dịch thương mại trong ph ạm vi các hiệp định đã ký kết (điều 2 quy tắc tố tụng của Hội đồng trọng tài ngo ại thương năm 1963). So với Hội đồng trọng tài ngoại thương, Hội đồng trọng tài hàng hải có thẩm quyền rộng hơn vì thẩm quyền đó không ch ỉ xuất phát từ các hiệp định mà Việt Nam ký kết mà còn từ thoả thuận của các bên đưa 19
- tranh chấp của họ ra giải quyết tại Hội đồng trọng tài hàng hải và ch ấp thuận quy tắc trọng tài của Hội đồng trọng tài hàng hải. Trên thực tế, cho đến năm 1986, số lượng tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước ngoài Hội đồng tương trợ kinh tế là rất ít. Nguyên nhân là do trong thời kỳ chiến tranh, nền kinh t ế Vi ệt Nam y ếu kém và chủ yếu phụ thuộc vào sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.Trong bối cảnh đó, tranh chấp thường xảy ra rất ít, nếu có thì các bên liên quan thường giải quyết bất đồng thông qua bồi thường tự nguyện h ơn là bằng trọng tài thương mại mang tính tố tụng. 1.2.2. Giai đoạn từ 1993 đến nay Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch sang một nền kinh t ế th ị trường, các quan hệ thương mại quốc tế ngày một đa dạng.Việc khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.Thêm vào đó, kể từ khi nhà nước thừa nhận và khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển nhanh chóng. Trước tình hình đó, vi ệc duy trì song song hai tổ chức Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải có những điểm chưa hợp lý và không đáp ứng được tình hình giải quyết tranh chấp thương mại trong hoạt động kinh tế đối ngo ại. Trong hầu hết các tranh chấp, đa số bao gồm luôn cả hai y ếu tố ngo ại thương và hàng hải. Ngoại thương quốc tế đa phần gắn với hàng hải quốc tế. Hai tổ chức này ở Việt Nam, xét về mặt tính chất đều là những tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trình tự tố tụng được quy định giống nhau (ch ỉ khác nhau về đối tượng tranh chấp). Các quy tắc của cả hai Hội đồng trọng tài này nhìn chung mới dừng lại ở tính nguyên tắc, chưa đầy đủ, thiếu chi tiết. Trước những đòi hỏi của tình hình mới, ngày 28/4/1993, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 204/TTg cho phép thành lập Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp nhất hai Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đ ồng 20
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta
197 p |
1192 |
248
-
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
40 p |
491 |
129
-
Thuyết trình: Giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng tố tụng tòa án
33 p |
483 |
86
-
Bài tiểu luận: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
21 p |
1313 |
83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
20 p |
607 |
78
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án từ thực tiễn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
86 p |
379 |
63
-
Thuyết trình: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng thủ tục trọng tài
55 p |
377 |
61
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở Việt Nam
20 p |
186 |
40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam
13 p |
257 |
37
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài tại toà án Việt Nam
189 p |
156 |
24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương
110 p |
79 |
20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
77 p |
51 |
15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh
109 p |
57 |
14
-
Khoá luận tốt nghiệp: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, thực tiễn tại Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội
76 p |
22 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải trực tuyến
216 p |
44 |
8
-
Khoá luận tốt nghiệp: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
89 p |
27 |
7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, qua thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức tại Tòa án, qua thực tiễn tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
11 p |
11 |
6
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)