Đề tài: " GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ “NGHĨA” TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ "
lượt xem 22
download
Bài viết góp phần làm sáng tỏ thêm về “nghĩa” - một trong những phạm trù cơ bản trong học thuyết chính trị - đạo đức của Nho giáo sơ kỳ, đồng thời chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử về phạm trù này. Ngoài ra, bài viết còn phân tích quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về “đạo nghĩa”, chỉ ra những giá trị tích cực cũng như những hạn chế trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về “đạo nghĩa”....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: " GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ “NGHĨA” TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ "
- Nghiên cứu triết học Đề tài: " GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ “NGHĨA” TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ "
- GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ “NGHĨA” TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ NGUYỄN THỊ LUẬN (*) Bài viết góp phần làm sáng tỏ thêm về “nghĩa” - một trong những phạm trù cơ bản trong học thuyết chính trị - đạo đức của Nho giáo sơ kỳ, đồng thời chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử về phạm trù này. Ngoài ra, bài viết còn phân tích quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về “đạo nghĩa”, chỉ ra những giá trị tích cực cũng như những hạn chế trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về “đạo nghĩa”. “Nghĩa” là một trong những phạm trù cơ bản của học thuyết chính trị - đạo đức của Nho giáo sơ kỳ - học thuyết ra đời với kỳ vọng củng cố, duy trì địa vị của các giai tầng trong xã hội. Từ thời Hán trở đi, học thuyết này đã đóng vai trò nòng cốt trong hệ tư tưởng của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Cùng với “nhân”, “lễ”, “trí", “tín, phạm trù “nghĩa” với tư cách một phạm trù đạo đức được Khổng Tử và các học trò của ông phát triển thành "đạo nghĩa", điều đó chứng tỏ nội hàm của nó rất phong phú. Tuy nhiên, điều chúng tôi thấy cần tiếp tục nghiên cứu phạm trù "nghĩa" là ở chỗ, các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ có đồng nhất với nhau trong quan niệm về "nghĩa" hay không? Văn cảnh mà phạm trù đó được xem xét và nhấn mạnh là chính trị, đạo đức hay cả hai? Vai trò của "nghĩa" trong đời sống tinh thần của xã hội như thế nào? Bài viết này tập trung nghiên cứu những vấn đề đó nhằm làm rõ những phương diện cơ bản của phạm trù "nghĩa". Trong Từ điển Bách khoa thư triết học Trung Quốc do Nhà xuất bản Mưsli,
- Mátxcơva ấn hành năm 1994, mục từ nghĩa giải thích rằng, "nghĩa (義, 义) là bổn phận/chính nghĩa, là sự công bằng mang tính bổn phận (bổn phận, tinh thần trách nhiệm, công bằng, vinh hạnh, chính đáng, nguy ên tắc, ý nghĩa), là một trong những phạm trù cơ bản của triết học Trung Quốc, đặc biệt là của Nho giáo… Xét về mặt từ nguyên, phạm trù này được cấu thành từ hai chữ ngã (我?) và chữ dương (dê 羊), trong đó chữ dương có mặt trong chữ thiện (善) và chữ mỹ (美?), điều đó phản ánh quan niệm về các giá trị chuẩn được chấp nhận phổ biến của nghĩa như là tình cảm trong lòng người"(1). Các tác giả công trình "Nguyễn Trãi – khí phách và tinh hoa của dân tộc" thì cho rằng, chữ ngã đặt dưới chữ dương (dê, chỉ bầy đàn, cộng đồng) mang ý nghĩa sâu xa là cá nhân đặt cộng đồng lên trên, là tôn trọng cộng đồng, vì cộng đồng mà tuân thủ đạo nghĩa(2). Theo chúng tôi, cả hai cách giải thích trên đều có ý nghĩa về mặt từ nguyên, tuy nhiên, trong tư tưởng của Nho giáo thì nghĩa của từ được phát triển và ứng dụng rộng hơn nhiều. 1. Phạm trù nghĩa trong tư tưởng của các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ. Trong tư tưởng Khổng Tử (551-479 TCN), nghĩa không được hiểu một cách chuyên biệt như các phạm trù đạo đức cơ bản khác: nhân, lễ, chính danh. Tuy nhiên, khi nói đến nhân, ông đã trình bày sự liên đới của nó tới nghĩa. Có thể nói, trong tư tưởng của Khổng Tử, nhân đã hàm chứa nội dung của nghĩa. Trong Đại học, cuốn kinh điển từng được Khổng Tử san định, đã đề cập đến phạm trù nghĩa. Thực hiện đạo nghĩa, theo Khổng Tử, là người trên (chỉ địa vị và tuổi tác của những cá nhân) làm gương cho người khác. Ông khẳng định: "Chưa hề có chuyện người trên ưa thích điều nhân mà người dưới lại chẳng ưa thích điều nghĩa. Chưa hề có chuyện ưa thích điều nghĩa mà công việc của mình chẳng có kết quả. Chưa hề có chuyện gom góp và cất giữ của cải mà của cải lại chẳng có gì vậy" [Đại học, 11]. Những cá nhân biết làm gương đó, khi nắm quyền trị nước, là đại diện cho nhà nước, phải biết được
- rằng, "nhà nước không coi điều lợi là có ích, mà coi điều nghĩa là có ích vậy" [Đại học, 11]. Từ đây, có một vấn đề đặt ra là, do đâu mà có tình trạng tham ô, nhũng nhiễu ở những người cầm quyền? Khổng Tử không đi sâu phân tích căn nguyên của bệnh tham nhũng, mà chỉ đặt đối lập hai hạng người với nhau trong xã hội, một bên là quân tử, đại diện cho tầng lớp trên, có phẩm chất tốt đẹp của nhân, có năng lực tư duy sắc sảo, biết phân biệt phải trái (trí) và dũng cảm làm việc nghĩa (dũng); còn một bên là tiểu nhân chỉ hám lợi, không biết sợ và do đó, không có điều gì mà không dám làm. Ông đã chỉ ra nguyên nhân của căn bệnh trên dù đó chỉ là những biểu hiện nhân vi cụ thể: "người đứng đầu nhà nước chỉ lo vơ vét tài sản, ắt là do tiểu nhân xúi giục. Nó khéo tán rằng, việc làm của vua là tốt. Tiểu nhân mà khiến điều khiển đất nước, đủ thứ tai hại xảy tới. Tuy có người thiện, cũng chẳng biết làm sao (chịu bó tay). Thế gọi là nhà nước không coi điều lợi là có ích, mà coi điều nghĩa là có ích" [Đại học, 11]. Trong Luận ngữ, chúng ta gặp khoảng 24 lần Khổng Tử sử dụng chữ nghĩa. Chẳng hạn, ông nói, “Thấy được lợi, nghĩ tới nghĩa” [Luận ngữ, Quí thị, 10]. Nghĩa ở đây đóng vai trò điều chỉnh hành vi của con người, cảnh tỉnh con người nên hay không nên, được phép hay không được phép làm điều gì đó có phù hợp với đạo nghĩa hay không. Ngay đến người quân tử, dù bản chất có can đảm đến mấy, cũng phải đặt nghĩa lên trên. "Tử Lộ hỏi rằng, “Người quân tử có chuộng đức dũng không?” Khổng Tử nói rằng, “Người quân tử coi điều nghĩa là trên hết. Quân tử có dũng mà không theo đạo nghĩa thì làm loạn, tiểu nhân có dũng mà không theo đạo nghĩa thì làm trộm cướp” [Luận ngữ, Dương hoá, 22]. Qua những dẫn chứng trên cho thấy, Khổng Tử là người rất đề cao đạo nghĩa, mong muốn để "nghĩa trở thành bổn phận, thành nghĩa vụ của người quân tử, là sự gắn bó giữa bản thân mình và cộng đồng, là bổn phận của mình đối với cộng đồng”(3). Không những vậy, bản thân Khổng Tử là một tấm gương vì
- đạo nghĩa; dù biết sẽ rất khó khăn, thậm chí bị thiên hạ chê bai, cho là ảo tưởng, ông vẫn quyết chí làm. Điều đó được thể hiện qua những năm ông chu du thiên hạ để truyền bá học thuyết chính trị - đạo đức của mình. Mặc dù bị thất bại, song ông vẫn kiên trì mở trường dạy học, đào tạo con người với hy vọng đến một lúc nào đó xã hội sẽ cần đến học thuyết của ông mà chủ thể đảm trách việc đó chính là những học trò ưu tú của ông. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà người đời đã tôn vinh ông là "người thầy tiêu biểu của muôn đời"; "người thầy đạt đến bậc chí thánh"; "Đức thánh Khổng", v.v.. Thiết nghĩ, tư tưởng của Khổng Tử về đạo nghĩa và mối quan hệ của nó với các phạm trù đạo đức khác mang sắc thái chính trị rõ rệt. Trong đó, hiểu được đạo nghĩa trong mối quan hệ của nó với lợi, hiểu được lợi qua hành vi của chủ thể (kẻ cầm quyền - quân tử) do ai, vì ai là nét đặc sắc trong tư tưởng đức trị của ông. Mặt khác, qua tương quan giữa nhân và nghĩa theo tần suất mà Khổng Tử đề cập đến trong Luận ngữ cho thấy, tâm thế của ông luôn hướng về nhân, bởi nhân vừa là mục đích, vừa là phương tiện để thực hiện đường lối đức trị. Chính vì vậy, nhân trong tư tưởng của Khổng Tử bao giờ cũng mang tính tiên quyết, có nó mới thực hiện được lễ, chính danh và suy xét đến điều lợi qua bộ lọc và điều chỉnh là nghĩa. Mạnh Tử (372 - 289 TCN.), người từng được mệnh danh là á thánh, tức đứng ở hàng thứ hai sau Khổng Tử, đã có công hệ thống hóa và phát triển học thuyết của Khổng Tử cho phù hợp với tình hình thực tế thời Chiến quốc. Ông cũng là người đầu tiên trong số các nhà sáng lập Nho gia đưa ra phạm trù nhân nghĩa. Trong sách Mạnh Tử, nghĩa được nhắc đi nhắc lại tới 108 lần; sự kết hợp hai phạm trù làm một đã góp phần làm cho nghĩa có một nội hàm mới, đồng thời mang tính trừu tượng hơn so với phạm trù nghĩa trong tư tưởng của Khổng Tử. Nếu như Khổng Tử khuyến cáo có thể làm điều lợi, nếu thấy nó hợp lễ, hợp nghĩa, thì nhân nghĩa trong tư tưởng Mạnh Tử mang tính quyết định đối với lợi. Khi Lương Huệ Vương hỏi Mạnh Tử: “Cụ không quản xa xôi
- ngàn dặm tới đây, hẳn cũng có thuật gì làm lợi cho nước ta chăng?” Mạnh Tử trả lời: “Nhà vua hà tất nói tới lợi, chỉ nên nói tới nhân nghĩa mà thôi! … Nếu đặt nghĩa ra sau, đặt lợi lên trước, ắt là rắp tâm chiếm đoạt, không biết thế nào là vừa lòng. Chưa hề có chuyện người nhân bỏ rơi người thân, người nghĩa trễ nải việc vua bao giờ. [Vậy nên] nhà vua chỉ nên nói tới nhân nghĩa, hà tất phải nói tới lợi” [Mạnh Tử, Lương Huệ Vương, Chương Cú thượng, 1]. Giữa Mạnh Tử và Mặc Tử (thế kỷ V - IV TCN) cũng có quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa nghĩa và lợi. Mạnh Tử đề cao nghĩa, nhưng khác với Mặc Tử ở chỗ, ông hiểu chữ lợi là nghĩa lợi chung của trời, quỷ thần và người, từ đó đồng nhất nghĩa với lợi. Nghĩa được Mặc Tử xem là điều quý nhất trong thiên hạ, ông luôn kiến giải về lợi trong mối quan hệ với nghĩa. Sách Mặc Tử có ghi: “nghĩa là lợi”; “bất nghĩa thì hại”, ngay đến lòng hiếu cũng có mục đích là làm lợi cho cha mẹ”. Nhưng thế nào là lợi, hại? “Lợi là cái gì ta được mà thích, hại là cái gì ta được mà ghét”(4). Nếu như Khổng Tử đặt nhân cao hơn nghĩa, thì Mạnh Tử đặt nghĩa ngang với đức nhân, từ đó khẳng định các đức khác đều phải tuỳ thuộc vào nhân nghĩa. Hơn nữa, nếu Khổng Tử không nêu rõ nguồn gốc của nghĩa, chỉ xem xét sự liên quan của nó với lễ, dùng nó để điều chỉnh việc làm lợi, thì Mạnh Tử đã chỉ ra rằng, "Lòng trắc ẩn ai ai cũng có, lòng tu ố ai ai cũng có, lòng cung kính ai ai cũng có, lòng thị phi ai ai cũng có. Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng tu ố là đầu mối của nghĩa, lòng cung kính là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối của của trí vậy (tác giả nhấn mạnh – N.T.L.) [Mạnh Tử, Cáo Tử, Chương Cú thượng, 1]. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho việc thực hiện nhân nghĩa là nêu gương. Ông viết: “Hễ vua có nhân thì không ai dám bất nhân, hễ vua có nghĩa thì không ai dám bất nghĩa” [Mạnh Tử, Ly Lâu, Chương Cú hạ, 5], đồng thời khẳng định “người ta khác loài cầm thú có bao nhiêu đâu. [Đó chẳng qua chỉ
- là nhân nghĩa mà] người dân thường bỏ mất, người quân tử giữ được. Vua Thuấn hiểu rõ mọi lẽ, xét kỹ mối giềng của con người, noi theo nhân nghĩa mà thi hành, chứ chẳng phải ngài [miễn cưỡng] làm chuyện nhân nghĩa” [Mạnh Tử, Ly Lâu, Chương Cú hạ, 19]. Đề cao đạo nghĩa, Mạnh Tử khuyên người quân tử “xả sinh nhi thủ nghĩa”, vì nghĩa mà sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để bảo toàn nghĩa. Ông viết: “cá là món ta muốn ăn, bàn tay gấu cũng là món ta muốn ăn; hai món đó không thể có cả hai thì ta bỏ món cá để giữ món bàn tay gấu vậy. Sống là điều ta ham muốn, nghĩa cũng là điều ta ham muốn; hai điều đó không thể giữ lại cả hai, thì ta bỏ mạng sống để giữ đạo nghĩa vậy… Muôn chung dẫu lớn, chẳng xét tới lễ nghĩa đã vội nhận ngay, thì muôn chung đó giúp ta thêm được việc gì?" [Mạnh Tử, Cáo Tử, Chương Cú thượng, 10]. Mạnh Tử còn nói: "Tiên sinh đem nhân nghĩa ra thuyết hai vua Tần và Sở, hai vua Tần, Sở sẽ ham thích vì nhân nghĩa mà bãi hết binh lính trong tam quân. Như thế, từ tướng lĩnh tới binh sĩ trong tam quân sẽ vui mừng việc bãi binh, mà ham thích về nhân nghĩa vậy. Kẻ làm tôi sẽ ôm ấp nhân nghĩa để thờ vua, kẻ làm con sẽ ôm ấp nhân nghĩa để thờ cha, kẻ làm em sẽ ôm ấp nhân nghĩa để thờ anh. Thế là, vua tôi, cha con, anh em đều bỏ hết mối lợi, chỉ ôm ấp nhân nghĩa để giao tiếp với nhau. Vậy mà đất nước không hưng vượng là chuyện chưa từng có vậy. Việc gì mà phải nói tới lợi?” [Mạnh Tử, Cáo Tử, Chương Cú hạ, 4]. Tuân Tử (313 - 238 TCN.) là người đã phát triển học thuyết chính trị - đạo đức của Nho giáo sơ kỳ theo hướng duy vật. Ông cũng đề cao chữ nhân, nhưng lại không trực tiếp nói đến nhân, nghĩa như Khổng Tử và Mạnh Tử. Theo Tuân Tử, giảng nhân nghĩa lúc này không ai chịu nghe, vì thế ông chú trọng đến lý và lễ hơn. Ông viết “Nhân là yêu, nghĩa là lý, người nhân yêu người, người nghĩa theo lý”(5). Điểm tương đồng giữa Mạnh Tử và Tuân Tử là đề cao nghĩa hơn nhân. Song, điều khác biệt trong tư tưởng của Tuân Tử so với tư tưởng Khổng - Mạnh là ở
- chỗ, ông đã phân biệt rõ ràng nghĩa và lợi. Ông khuyên người ta bỏ lợi mà theo nghĩa: “Nghĩa và lợi, người ta ai cũng có hai cái đó: nghĩa thắng được lợi là đời trị; lợi đè được nghĩa là đời loạn. Người quân tử vì lễ nghĩa chứ không vì cái phi lễ nghĩa”(6), hoặc “Mình khó nhọc mà bụng yên thì cứ làm, lợi ít mà nghĩa nhiều thì cứ làm, thờ loạn quân mà không đạt (nghĩa là được giàu sang) thì không bằng thờ ông vua cùng khốn mà thuận hành được đạo”(7), hay "thấy cái lợi phải suy trước tính sau"(8). Ở đây, chúng ta thấy Tuân Tử đã cụ thể hoá quan điểm “Kiến lợi tư nghĩa” của Khổng Tử, đồng thời gắn trách nhiệm chủ thể của hành động làm lợi, cho rằng con người phải biết chịu thiệt, biết hy sinh quyền lợi của mình để nghĩa vượt lên trên lợi. 2. Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về đạo nghĩa Phạm trù nghĩa mà chúng tôi đề cập ở trên, trong mức độ nhất định, đã phản ánh đạo nghĩa, bởi xét nội hàm của phạm trù nghĩa không thể bỏ qua những yếu tố cấu thành nên nó; hơn nữa, nó còn được chúng ta xem xét như một phạm trù đạo đức của Nho giáo. Tuy nhiên, để làm rõ nghĩa, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn về phạm trù này trong văn cảnh nghĩa vụ - bổn phận mà con người phải thực hiện, theo quan điểm của Khổng Tử, từ thiên tử cho đến thường dân ai cũng phải lấy tu thân làm gốc, và đỉnh cao mà ở đó phản ánh "công thành danh toại" là bình thiên hạ. Con đường tu thân trong tư tưởng của Nho giáo có mục đích rõ ràng hơn nữa, mục đích đó còn được thực hiện qua từng thang nấc cụ thể. Tu thân là để tạo cho chủ thể một phương tiện thực hiện lý tưởng đạo đức, song phương tiện đó lại luôn nằm trong sự phát triển, nâng cao để trở thành cái dụng cho việc thực hiện đạo nghĩa. Chúng ta đều biết rằng, Nho giáo quan niệm gia đình là bộ phận của xã hội, "bách tính" là những yếu tố cấu thành nên xã hội và ngược lại, xã hội là một gia đình lớn, ở đó Thiên tử, quan lại đều là phụ mẫu của dân. Chính vì vậy, việc thực hiện nghĩa vụ - bổn phận của người làm con, của thành viên trong
- "gia đình - xã hội", trước hết là đạo hiếu, trung. Đạo hiếu, cái đạo đầu tiên mà bổn phận người con phải làm, trước hết là “lập thân, hành đạo, nêu cao thanh danh để làm vinh hiển cho cha mẹ sau này” (Hiếu kinh); hai là, “kế thừa sự nghiệp của ông cha, hành lễ tấu nhạc theo như ông cha, kính những người mà ông cha tôn trọng, yêu những người mà ông cha quý mến, thờ người chết coi như còn sống, thờ người mất coi như vẫn còn, làm được như thế là rất mực hiếu vậy” [Trung dung, 19]. Ngoài ra, để báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, khi cha mẹ đã mất, phải chôn cất cho đúng lễ, cúng tế cũng phải giữ cho đủ lễ. Tử Du cho rằng, “việc tang rất mực là ở chỗ đau thương mà thôi” [Luận ngữ, Tử Trương, 14]. Ngược lại, Nho giáo cũng đòi hỏi bậc làm cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi nấng, giáo dục con cái. Khi con còn nhỏ, cha mẹ phải lo lắng chăm sóc; khi lớn, trưởng thành phải dạy dỗ và làm gương cho con cái đạo làm người. Vì vậy, không một người cha mẹ nào lại không thương con, tình thương yêu đó biểu hiện ở sự lo lắng cho con. Nỗi lo lớn nhất, theo Khổng Tử, đó l à “lo con đau ốm” [Luận ngữ, Vi Chính, 6]. Thứ nữa, mong muốn con mình nên người bằng cách tu luyện, học hành và họ cũng sẵn sàng có thể hy sinh để bảo vệ, bao che cho con khỏi tội lỗi. Khổng Tử nói với Diệp Công rằng, “Người ngay thẳng nơi chúng tôi lại khác: cha che giấu cho con, con che giấu cho cha, tính ngay thẳng ngụ ở trong đó” [Luận ngữ, Tử Lộ, 17]. Như vậy, trong quan hệ cha con, Nho giáo lấy đạo hiếu làm gốc. Do đó, nghĩa vụ của người làm con là phải xuất phát từ tình cảm, huyết thống để chăm sóc và kính thờ cha mẹ. Bậc làm cha, làm mẹ bao giờ cũng phải lấy nhân từ để đối xử với con. Chính điều này đã làm cho nghĩa vụ - bổn phận mang thêm ý nghĩa công bằng. Trong quan hệ vợ - chồng, Nho giáo, từ Khổng Tử đến Mạnh Tử và các nhà nho về sau đã thể hiện tư tưởng trọng nam khinh nữ đến nghiệt ngã. Theo
- Nho giáo, người chồng là người có đặc quyền tối th ượng trong gia đình, còn người vợ luôn phải phục tùng và bị xem là những kẻ chân yếu, tay mềm, không có một chút quyền hành gì, họ bị mạt sát, khinh th ường. Người phụ nữ trong cách nhìn của Nho giáo giống như kẻ tiểu nhân, những kẻ khó nuôi dạy: “thân cận thì họ khinh nhờn, xa lánh thì họ oán trách” [Luận ngữ, Nhan Uyên, 24]. Nếu trong quan hệ cha - con, Nho giáo lấy đạo hiếu làm căn bản thì trong quan hệ anh em, Nho giáo đòi hỏi phải có đễ. Theo Khổng Tử, đễ cũng là một quy phạm, là thước đo, là công cụ để điều chỉnh hành vi của quan hệ anh em trong gia đình. Đễ tức là biết vâng mệnh và làm theo ý người trên. Ngược lại, người trên cũng phải biết nhường nhịn, khoan dung đối với kẻ dưới. Phải biết cư xử sao cho ai, ở vị trí nào, làm cha, làm con, làm anh, làm em cũng phải cư xử theo đúng phép tắc, theo đầy đủ bổn phận mới có thể l àm gương cho mọi người noi theo. Theo quy định của Nho giáo thì người anh có thể thay thế cho cha để giải quyết công việc gia đình. Trong quan hệ vua - tôi, Nho giáo đòi hỏi vua phải giữ lễ, thần phải giữ trung. Khi Định Công hỏi: “Vua sai khiến bề tôi, bề tôi thờ vua nên như thế nào?”. Khổng Tử đáp: “Vua lấy lễ sai khiến bề tôi, bề tôi lấy lòng trung để thờ vua” [Luận Ngữ, Bát Dật, 19]. Với người làm vua, bên cạnh việc giữ lễ còn phải đối xử trọng hậu với bề tôi. Khổng Tử khen Tử Sản là người giữ được bốn điều hợp với đạo quân tử: “Giữ mình khiêm cung thờ người trên kính cẩn, nuôi dân có ân huệ, sai khiến dân hợp đạo nghĩa” [Luận ngữ, Công Dã Tràng, 15]. Đối với bề tôi, theo Khổng Tử, trước hết phải xác định được trách nhiệm của mình: “Thờ vua trước hết hãy làm phận sự thật kính cẩn, sau mới nghĩ tới lương bổng” [Luận ngữ, Vệ Linh Công, 37]. Thứ hai, nghĩa vụ của bề tôi là phải trung với vua. Trả lời Tử Lộ về đạo thờ vua, Khổng Tử nói rằng, chớ dối gạt vua, phải thành thật với vua. Đừng sợ mất lòng phải can gián khi vua lầm lạc. Theo Khổng Tử, đã là bề tôi thì phải hết lòng giữ lễ thờ vua. Điều đó
- được quy định bởi chữ kính, hợp với lễ sẽ tránh được điều sỉ nhục. Ông cho rằng, “vua với tôi thảy là người nào có chức phận người ấy, chỉ chung gánh vác việc nước mà thôi, vậy nên vua đối với tôi, không cho phép ỷ mình là quyền thế vua nên đến lúc sai xử tôi tất phải lấy lễ, những việc không đúng với lẽ phải, không được sai xử tôi, ấy là “quân sử thần giữ lễ”. Tôi phụng thờ vua, chẳng phải kiêng nể ở quyền thế nơi vua, chỉ duy hết nghĩa vụ của mình là lo gánh vác việc nước, theo nghĩa vụ mình mà thờ vua, cốt ở lòng ngay thẳng, không cốt ở nịnh, những việc gì không đúng đạo thẳng thời không đem ra thờ vua, ấy là “Thần sự quân dĩ trung”(9). Trong quan hệ bạn bè, Nho giáo đòi hỏi mọi người phải có lòng tín thật sự. Tăng Tử nói: “mỗi ngày ta đều xét lại bản thân về ba việc, trong đó có một việc thứ hai là: chơi với bạn bè đã thật thành tín chưa?” [Luận ngữ, I]. Khổng Tử nói: “Thật lòng khuyên bảo, nhưng phải khéo dẫn dụ, nếu không được thì ngừng lại ngay, chớ để nhục vào thân [Luận ngữ, Nhan Uyên, 22]. Trên cơ sở đó, Nho giáo phân biệt ba hạng bạn bè có ích và ba hạng có hại, Khổng Tử nói: “bạn ngay thẳng, bạn tín lượng, bạn nghe nhiều học rộng: đó là ba hạng bằng hữu có lợi. Bạn hay làm bộ tịch, bạn khéo léo chiều chuộng, bạn hay xảo mị: đó là ba hạng bằng hữu có tổn hại” [Luận ngữ, Quý Thị, 4]. Đối với người khác, Khổng Tử khuyên rằng, đừng lo người khác không quan tâm đến mình, mà trước hết, phải có nghĩa vụ quan tâm đến người khác, có như vậy mới công bằng. Ông nói: “Lo người chẳng biết tới ta, hãy lo mình không biết tới người” [Luận ngữ, Học Nhi, 16]. Điểm lại những nội hàm cơ bản của phạm trù nghĩa trong học thụyết của Khổng Tử cho thấy, việc thực hiện nghĩa vụ - bổn phận, về thực chất, là thực hiện điều nhân. Nói cách khác, chỉ người có nhân mới làm tròn nghĩa vụ - bổn phận của mình. Mẫu người lý tưởng hiểu theo nghĩa của Nho giáo không chỉ có những phẩm chất đạo đức cao quý, mà còn có năng lực tư duy lành mạnh. Đó là người trí, biết phân biệt phải trái, nhận thức về nghĩa như là
- chính nghĩa. Theo Nho giáo, chính nghĩa là sự ngay thẳng. Để trị nước thì người trên phải lấy điều ngay thẳng làm mục tiêu, còn người dưới phải phục tùng noi theo. Chính nghĩa cần được hiểu ở tầm vĩ mô của các mối quan hệ xã hội, liên quan nhiều đến chính trị. Trả lời Quý Khang về chính trị, Khổng Tử đáp rằng, “Chính trị là ngay thẳng. Nếu ngài lấy điều ngay thẳng dẫn dắt mọi người, thì ai lại dám làm không ngay thẳng” [Luận ngữ, Nhan Uyên, 17]. Để đạt được chính nghĩa, sự ngay thẳng, người cầm quyền (người quân tử) trước hết phải là người có nhân, trí, dũng. Nhân là những phẩm cách tốt đẹp của con người, là điều kiện cần để con người lưu tâm đến đạo nghĩa; trí là hiểu biết, là năng lực phân biệt phải trái; dũng là dũng cảm làm việc nghĩa. Trong sách Trung Dung có viết: “Đạo thông đạt trong thiên hạ có năm điều, để thi hành có ba điều. Trí, nhân, dũng là ba nết thông đạt trong thiên hạ nhưng cách thi hành thì như nhau” [Trung dung, 20]. Nhân, trí, dũng phải bổ sung cho nhau và chỉ đem áp dụng vào đúng trường hợp, đúng bổn phận, ví như cái chết của con người, chết sao cho có nghĩa ("xả sinh thủ nghĩa”). Có thể nói, trong quan niệm của Khổng Tử, nghĩa là cái hợp với lẽ phải (chính nghĩa), là đạo lý mà chỉ người quân tử mới nhận thức và làm được, còn lợi là lợi ích vật chất tầm thường mà kẻ tiểu nhân ham muốn. Bản thân Khổng Tử là một tấm gương trọng nghĩa. Suốt đời, ông luôn phấn đấu tuyên truyền cho một xã hội thái bình, thịnh trị, có trật tự kỷ cương. Để tránh được những mê hoặc, lầm lẫn trong cuộc sống, cần phải phân biệt rõ đúng, sai, tà, khúc và làm được những việc chính nghĩa ngày một nhiều hơn. Theo Khổng Tử, mỗi người cần phải "giữ trung tín và làm theo việc nghĩa, đó là cách tu dưỡng vậy” [Luận ngữ, Nhan Uyên, 10]. Ông cho rằng, vì nghĩa nên luôn giữ sự công chính, chẳng tranh giành với ai. Nghĩa là công ích, là lẽ phải, cho nên người quân tử không từ nan, làm bất cứ việc gì dù lớn, dù nhỏ, miễn
- việc ấy hợp nghĩa. Người quân tử dù nghèo mà vẫn an vui cảnh nghèo, không oán thán, không vì khốn cùng mà làm điều phi nghĩa. Nghèo mà không oán thán, Khổng Tử nói: “Ăn cơm đạm bạc, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu, cách sống đó cũng có niềm vui nội tại. Còn như bất nghĩa mà nên giàu có với sang trọng, ta coi cũng như đám mây nổi” [Luận ngữ, Thuật Nhi, 15]. Đối với người cầm quyền, nếu họ sai lạc, làm điều phi nghĩa thì người quân tử dũng cảm can gián không sợ mất lòng. Do vậy, hợp nghĩa, đúng với sự vật và sự việc là một điều tất yếu buộc chúng ta phải thừa nhận. Tuy nhiên, công bằng trong học thuyết chính trị - đạo đức của Nho giáo cần được hiểu theo đúng tinh thần của một học thuyết tiền định bởi Trời, luôn đề cao mệnh Trời. Công bằng ở đây không chỉ gắn liền với lễ, mà còn với cả chính danh. Những phẩm cách của con người mà nhà Nho gọi là nhân không chỉ phản ánh các mối quan hệ của cá nhân đối với người khác, với toàn thể xã hội, mà được thần thánh hoá, bởi vì nhân tính do Trời phú. Mặt khác, con người do không bảo toàn được cái Trời ban đó, nên thi hành đạo nghĩa không đầy đủ; thậm chí, theo Mạnh Tử, đối xử với cha mẹ mình và với người khác chẳng khác gì cầm thú. Chính vì vậy, các nhà Nho kêu gọi phải tồn tâm dưỡng tính, trở về với thiên tính mà Trời ban cho từ thuở sơ sinh. Vì vậy, chính danh trong tư tưởng của các nhà sáng lập Nho giáo luôn đi liền với định phận bởi Trời. Sự công bằng với tư cách nội hàm của nghĩa không phải dựa trên các thể chế pháp luật, mà là trên dư luận xã hội, vì thế nó cũng đóng vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội. Điều này cho chúng ta thấy, công bằng mà Nho giáo đưa ra không giống với quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, chẳng hạn Arixtốt - người khẳng định công bằng trong quan hệ với người khác là bình đẳng (to ision). Quan điểm của Arixtốt là quan điểm đạo đức - pháp luật, trong khi đó các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ lại đề cao đạo đức hơn pháp luật, ngoại trừ ở mức độ nào đó là Tuân Tử, song Tuân Tử trọng pháp theo
- nghĩa rộng, không phải là áp dụng hình pháp nặng, mà đề cao những nghi thức (lễ) cần thiết, lấy giáo dục làm chính để duy trì trật tự xã hội. Ngày nay, trong lĩnh vực đời sống xã hội, vai trò của luật pháp trong việc điều chỉnh các hoạt động của con người là cực kỳ quan trọng. Sự ràng buộc lẫn nhau bằng luật pháp không chỉ có hiệu lực trong khuôn khổ một qu ốc gia xác định, mà ở phạm vi khu vực và toàn cầu luật pháp cũng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đối với một dân tộc vốn có bề dày văn hóa được xây dựng lâu đời trên nền tảng đạo đức với tổng hòa các giá trị tích cực, được lưu truyền từ đời này đến đời khác mà ở đó, Nho giáo đóng vai trò chủ đạo, thì nghĩa - đạo nghĩa có vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh và làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.r (*) Thạc sĩ, giảng viên Bộ môn Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hùng V
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp góp phần nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty chè Việt nam
81 p | 778 | 336
-
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 419 | 159
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng
26 p | 297 | 83
-
Báo cáo khoa học: Góp phần phân tích hoạt tải và tác động của hoạt tải ôtô theo tiêu chuẩn thiết kế cầu (mới) 22TCN-272-01 - TS. Hoàng Hà
9 p | 252 | 35
-
ĐỀ TÀI : PHAN BỘI CHÂU VỚI VIỆC CẦU VIỆN NHẬT BẢN
5 p | 217 | 22
-
Đề tài khoa học cấp Bộ: Các giải pháp phát triển thương mại, thị trường nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn
108 p | 150 | 22
-
Đề tài: Tài sản
23 p | 96 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Mĩ thuật: Đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985
89 p | 145 | 14
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam
110 p | 82 | 13
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành Dệt may của Việt Nam – Qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 43 | 13
-
Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: Vận dung phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính
71 p | 38 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " Góp phần xác định nguồn gốc tiếng việt qua “bảng 100 từ cơ bản Swadesh” "
0 p | 115 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học cao chloroform rễ cây hà thủ ô trắng
52 p | 30 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
83 p | 36 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học cao chloroform rễ cây hà thủ ô trắng Streptocaulon juventas
52 p | 48 | 6
-
KHẢO SÁT VIỆC THÀNH LẬP TỪ TRONG TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH CẤP 3 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
5 p | 85 | 6
-
Đề tài: Đánh giá hiệu quả giữ đất của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) tại phường Bắc Sơn, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
90 p | 49 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Góp phần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Bến En - Thanh Hóa
174 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn