Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 7
download
Đề tài góp phần gia tăng sự đa dạng của dịch vụ ngân hàng khi các nhà quản trị ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Nói cách khác, đề tài góp một phần nhỏ vào việc đa dạng hóa các dịch vụ của ngân hàng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cũng như đa dạng hóa thu nhập; giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và tất nhiên, khi hoạt động của ngân hàng được đảm bảo, nền kinh tế sẽ phát triển ổn định, bền vững, lâu dài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ************ NGUYỄN TẤN THUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ************ NGUYỄN TẤN THUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Kết quả nghiên cứu chưa được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Số liệu và các thông tin trích dẫn trong bài nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2017 Học viên Nguyễn Tấn Thuận
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1. Lý do thực hiện đề tài nghiên cứu ................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 1.6. Kết cấu nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NGÂN HÀNG ............................................................................................................................ 5 Giới thiệu chương ...................................................................................................... 5 2.1. Khái niệm về thu nhập ngoài lãi của ngân hàng .......................................... 5 2.2. Các yếu tố tạo nên thu nhập ngoài lãi của ngân hàng ................................. 6 2.2.1. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng ................................ 6 2.2.2. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối....................................... 10 2.2.3. Thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán ..................................... 12 2.2.4. Hoạt động góp vốn, liên doanh với các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính tín dụng ....................................................................................................... 14 2.3. Vai trò của thu nhập ngoài lãi đối với ngân hàng thương mại ................. 14 2.3.1. Vai trò của dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại .......... 14 2.3.2. Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại .... 16 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng .................. 19 2.5. Lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng .......................................................................................................... 27
- Tóm tắt chương ....................................................................................................... 32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................................ 33 Giới thiệu chương .................................................................................................... 33 3.1. Mức độ tăng trưởng doanh số và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng và hoạt động đầu tư ............................................................................................................... 33 3.2. Hoạt động dịch vụ .......................................................................................... 37 3.3. Thu nhập từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối .................................................. 43 3.4. Thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh ......................................... 45 3.5. Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư ................................................. 46 3.6. Thu nhập khác ............................................................................................... 47 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 47 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........ 48 Giới thiệu chương .................................................................................................... 48 4.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 48 4.2. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 53 4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết ....................................................................... 53 4.4. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 55 Tóm tắt chương ....................................................................................................... 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 57 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 57 5.2. Khuyến nghị dành cho ngân hàng ............................................................... 58 5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ........................... 62 KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................................. 62 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại Việt Nam 33 Tốc độ tăng trưởng của các hoạt động phi lãi tại các NHTM Việt 3.2 34 Nam Chi phí hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam khi 3.3 35 phân bổ cho hoạt động tín dụng, phi tín dụng và hoạt động khác Lợi nhuận thuần từng hoạt động kinh doanh tại các NHTM Việt 3.4 35-36 Nam Tỷ trọng lãi thuần từng hoạt động kinh doanh/Tổng lợi nhuận trước 3.5 36 thuế 3.6 Cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam 37 Lãi thuần từ dịch vụ thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt 3.7 41-42 Nam Lãi thuần từ dịch vụ ngân quỹ tại các ngân hàng thương mại Việt 3.8 42-43 Nam 3.9 Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay 43-44 3.10 Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh 44 Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương 3.11 44-45 mại Việt Nam Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh tại các 3.12 46 NHTM Việt Nam Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tại các NHTM 3.13 46-47 Việt Nam 3.14 Lãi thuần từ dịch vụ khác của các ngân hàng thương mại Việt Nam 47 Kết quả chạy ước lượng SUR, biến phụ thuộc NIIRATIO (phương 4.1 53 trình 1) Kết quả chạy ước lượng SUR, biến phụ thuộc ROA (phương trình 4.2 53 2) Kết quả chạy ước lượng SUR, biến phụ thuộc STDEVROA 4.3 54 (phương trình 3)
- DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH TÊN HÌNH TRANG 3.1 Cơ cấu thu nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 34 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động Chi phí DPRR Chi phí dự phòng rủi ro CORERATIO Core deposit Ratio Tỷ lệ tiền gửi CPHĐ Chi phí hoạt động EXRVOL Exchange Volume Tỷ giá hối đoái Gross Domestic Product Tốc độ tăng trưởng tổng sản GDPgwth Growth phẩm quốc nội Chỉ số đo lường mức độ canh HHI Herfindahl-Hirschman Index tranh thị trường Thu nhập từ góp vốn, mua cổ ICP phần Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch IDV vụ Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng IĐT khoán đầu tư Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng IKD khoán kinh doanh Ikhac Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh Ivang doanh ngoại hối và vàng IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế INVESTRATIO Investment Ratio Tỷ lệ thu nhập đầu tư L/C Letter of Credit Thư tín dụng Lợi nhuận trước chi phí dự LN trước CPDPRR phòng rủi ro LNTT Lợi nhuận trước thuế LOANQUALITY Loan Quality Chất lượng cho vay LOANRATIO Loan Ratio Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NIIRATIO Non-Interest Income Ratio Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi
- POS Point of Sale Máy chấp nhận thanh toán thẻ ROA Return on Assets Lợi nhuân trên tổng tài sản Seemingly Unrelated SUR Mô hình SUR Regression TCTD Tổ chức tín dụng Tổng thu HĐ Tổng thu hoạt động VN Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do thực hiện đề tài nghiên cứu Cùng với sự phát triển về mặt vật chất và công nghệ, nhu cầu về các dịch vụ nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng đa dạng của con người cũng ngày một tăng. Các hoạt động của ngành ngân hàng trên thế giới cũng nằm trong xu hướng trên. Ngày càng nhiều các dịch vụ được triển khai, cùng với đó là thu nhập từ các hoạt động ngoài tín dụng cũng càng chiếm được một tỷ trọng cao hơn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hiện nay với những thách thức về tốc độ tăng trưởng cho vay như hiện tại, nhu cầu về thu nhập ngoài lãi là rõ rệt hơn bao giờ hết (Resurgent Performance, 2015). Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu về thu nhập ngoài lãi. Ngành ngân hàng nói chung, và hoạt động của Ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng đóng một vai trò chủ chốt trong việc phát triển kinh tế Việt Nam (VN) trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định sau gần 10 năm gia nhập WTO, tuy nhiên, nền tài chính VN – đặc biệt khi đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế - đã bộc lộ nhiều khuyết điểm mà chúng ta cần phải khắc phục nếu muốn cạnh tranh mạnh, sâu, vững vàng hơn nữa. Muốn thực hiện được điều đó, các NHTM VN cần phải phát triển đa dạng hơn nữa các dịch vụ của mình, đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng. Sự đóng góp của dịch vụ phi tín dụng vào tổng thu nhập chung của đã được các ngân hàng trên thế giới chú trọng phát triển từ lâu. Ở Việt Nam, tuy hệ thống sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng về chất lượng lẫn số lượng nhưng chưa thể so sánh được với sản phẩm dịch vụ của các nước trong khu vực và các nước phát triển khác. Về tỷ trọng nguồn thu, các dịch vụ của NHTM VN cũng đóng góp ít hơn vào tổng thu nhập khi so với các ngân hàng nước ngoài. Phát triển dịch vụ phi tín dụng mang lại nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội như giúp cho việc thanh toán, thu chi tiền tệ trở nên an toàn, chính xác và nhanh chóng; hạn chế được những hành vi tham nhũng, rửa tiền, buôn bán bất hợp pháp…(Phạm Anh Thủy, 2013). Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ phi tín dụng mà cụ thể là thu nhập ngoài lãi đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng để phân tán rủi
- 2 ro của ngân hàng khi gặp khủng hoảng; nâng cao được vị thế và khả năng cạnh tranh của nên tài chính – ngân hàng của đất nước, tác giả quyết định chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thương mại. Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thu nhập ngoài lãi tại các NHTM Việt Nam. Thứ ba, đề xuất các khuyến nghị nhằm tăng thu nhập ngoài lãi tại các NHTM Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Thu nhập ngoài lãi đóng góp như thế nào vào doanh thu của các NHTM Việt Nam? - Các yếu tố nào tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các NHTM Việt Nam và chúng có tác động thế nào? - Việc nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi tại Việt Nam đang có những thuận lợi, cơ hội, khó khăn, thách thức như thế nào? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: thu nhập ngoài lãi và các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: 15 ngân hàng thương mại tại Việt Nam có số liệu về thu nhập ngoài lãi, nguồn dữ liệu từ năm 2006 đến 2016.
- 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo và các số liệu từ bankscope, các công trình nghiên cứu có liên quan, các báo cáo tài chính của các NHTM tại Việt Nam. Bằng cách sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và so sánh các số liệu, sử dụng mô hình hồi quy kinh tế lượng thông qua phần mềm Stata để nghiên cứu tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như thế nào. Các bước nghiên cứu chính bao gồm: - Thu thập dữ liệu thứ cấp: tác giả sử dụng dữ liệu bảng và dữ liệu được thu thập từ bankscope. Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích để đưa ra thực trạng về thu nhập ngoài lãi tại các 15 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016. Do hạn chế về thời gian, nguồn nhân lực; cũng như để đảm bảo nguồn dữ liệu đầy đủ qua các năm, nên tác giả chỉ chọn mẫu gồm 15 ngân hàng thương mại cổ phần (trong tổng số khoảng 30 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam). Các ngân hàng được chọn hầu hết đều là các ngân hàng lớn, lâu đời, có cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cũng như nguồn số liệu đầy đủ qua các năm. Danh sách các ngân hàng cũng như số liệu phục vụ cho bài nghiên cứu có thể xem tại phần phụ lục. - Nghiên cứu định lượng: tổng hợp các dữ liệu đã thu thập được, sử dụng phần mềm Stata để phân tích số liệu và đưa ra kết luận của nghiên cứu về các yếu tố ảnh hường đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. Dựa trên kết luận sau khi phân tích dữ liệu, kết hợp với cơ sở lý thuyết và thực trạng của vấn đề để đưa ra các khuyến nghị. 1.6. Kết cấu nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục… luận văn bao gồm 5 chương. Cụ thể: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về thu nhập ngoài lãi của ngân hàng Chương 3: Thực trạng thu nhập ngoài lãi các Ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị 1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
- 4 Đối với nhà quản trị, thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài này mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn: giúp họ hiểu được tầm quan trọng cũng như các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi. Điều này giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có cơ sở khoa học để đưa ra các chiến lược, các cách thức trong việc hoạt động và phân bổ nguồn lực. Từ đó, giúp các ngân hàng cải thiện nguồn thu, nâng cao tính cạnh tranh, và giảm bớt rủi ro. Đối với khách hàng, việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tạo điều kiện cho họ có nhiều lựa chọn hơn khi giao dịch. Từ đó, giúp người dân cảm thấy thuận tiện, thoải mái và quen thuộc với các giao dịch cùng ngân hàng. Đối với nền kinh tế, đề tài góp phần gia tăng sự đa dạng của dịch vụ ngân hàng khi các nhà quản trị ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Nói cách khác, đề tài góp một phần nhỏ vào việc đa dạng hóa các dịch vụ của ngân hàng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cũng như đa dạng hóa thu nhập; giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và tất nhiên, khi hoạt động của ngân hàng được đảm bảo, nền kinh tế sẽ phát triển ổn định, bền vững, lâu dài.
- 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NGÂN HÀNG Giới thiệu chương Ở chương 1, tác giả đã giới thiệu về mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài. Tiếp theo, chương 2 trình bày tổng quan về các lý thuyết có liên quan đến thu nhập của ngân hàng. Sau đó sẽ đi tìm hiểu cụ thể về thu nhập ngoài lãi, các khái niệm, các dịch vụ tạo ra thu nhập ngoài lãi. Ngoài ra, chương 2 còn giới thiệu các nghiên cứu trước có liên quan đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng và lược khảo nội dung cũng như kết luận của các đề tài đó. 2.1. Khái niệm về thu nhập ngoài lãi của ngân hàng Sơ lược về thu nhập của ngân hàng Thu nhập ngoài lãi là một bộ phận trong tổng thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, để tìm hiểu rõ về thu nhập ngoài lãi, trước tiên cần hiểu về thu nhập của ngân hàng. Theo Invetopedia, cách cơ bản nhất để ngân hàng kiếm tiền là cho vay với lãi suất cao hơn chi phí của vốn mà họ cho vay. Cụ thể, các ngân hàng sẽ thu lãi từ hoạt động cho vay và trả lãi tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi cũng như các chứng khoán nợ mà họ đang sở hữu. Khoản chêch lệch đó được gọi là thu nhập lãi ròng của ngân hàng. Thu nhập của Ngân hàng thương mại bắt nguồn từ nhiều khoản thu do các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang lại. Nhìn chung, có thể chia ra làm hai phần chính, đó là thu nhập từ hoạt động tín dụng và thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng. (Hoàng Ngọc Tiến – Võ Thị Hiền, 2010). Theo nghị định số 166/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính của các TCTD thì các khoản thu nhập của Ngân hàng thương mại được tạo ra từ nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng. Các Ngân hàng thương mại hiện đại ngày nay kinh doanh đa năng nên nội dung các khoản thu cũng rất phong phú. Theo nguyên tắc kế toán, thì các khoản thu nhập của Ngân hàng thương mại được phản ánh và bố trí ở loại 7 trong hệ thống tài khoản của TCTD.
- 6 Ngân hàng có rất nhiều nguồn khác nhau để tạo ra thu nhập. Một số tập trung vào cho vay các công ty, doanh nghiệp lớn; một số lại cho vay hộ gia đình và một số các hoạt động thu phí khác. (Rosie Smith, Christos Staikouras and Geoffrey Wood, 2003). Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng Đây là khoản thu nhập của các Ngân hàng thương mại được hình thành từ chênh lệch giữa các khoản thu do cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác ngoài hoạt động tín dụng và chi phí bỏ ra để thực hiện các sản phẩm dịch vụ đó. Khoản thu nhập này được gọi là thu nhập ngoài lãi vay (Non-Interest Income) hay thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng. (Hoàng Ngọc Tiến – Võ Thị Hiền, 2010) Theo Investopedia, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng có nguồn gốc chủ yếu từ phí, bao gồm phí tiền gửi và lệ phí giao dịch; phí không đủ tiền giao dịch trong tài khoản; lệ phí hàng năm; phí dịch vụ tài khoản hàng tháng; phí hoạt động, kiểm tra; phí phát hành thẻ tín dụng và phí phạt khi trả chậm. Ở Việt Nam, chỉ tiêu “Tỷ lệ thu ngoài tín dụng” được nhắc đến trong nhiều báo cáo phân tích, đánh giá hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Theo đánh giá chung, chỉ tiêu này càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài tín dụng cũng như hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ này. Nó cũng đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh giữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Như vậy, có thể hiểu thu nhập ngoài lãi là khoản thu nhập của ngân hàng dựa trên việc thu phí tất cả các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng mà họ cũng cấp. 2.2. Các yếu tố tạo nên thu nhập ngoài lãi của ngân hàng 2.2.1. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính sách phát triển của từng quốc gia nói chung và tình hình cụ thể của từng ngân hàng cũng như nhu cầu của khách hàng nói riêng, các ngân hàng thương mại sẽ có ít hay nhiều loại dịch vụ. Tuy nhiên, về cơ bản, các ngân hàng thương mại có những dịch vụ truyền thống như sau: Dịch vụ ủy thác
- 7 Dịch vụ ủy thác là dịch vụ mà ngân hàng thương mại nhận sự ủy thác của khách hàng để đứng ra mua bán hộ các loại chứng khoán có giá, kim loại quý, ngoại hối… trong đó dịch vụ phát hành hộ chứng khoán có giá giữ vai trò quan trọng. Khi tiến hành dịch vụ này, thu nhập của ngân hàng không chỉ đến từ việc thu phí dịch vụ mà còn đến từ lợi nhuận khi ngân hàng tiến hành kinh doanh các loại chứng khoán đó. Khách hàng, mà cụ thể ở đây là các tổ chức, các doanh nghiệp có khả năng huy động được nguồn vốn và tài chính một cách nhanh chóng khi sử dụng loại dịch vụ này. (Phạm Anh Thủy, 2013) Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ chuyển tiền có thể được hiểu là việc các tổ chức cung ứng dịch vụ (mà ở đây là các tổ chức tín dụng) đứng ra chuyển một số tiền nhất định theo yêu cầu của bên trả tiền cho bên thụ hưởng. Dịch vụ chuyển tiền có thể thực hiện thông qua tài khoản thanh toán hoặc các tài khoản khác của khách hàng được mở tại ngân hàng. (Thông tư số 46/2014 của Ngân hàng Nhà nước) Dịch vụ chuyển tiền có thể được chia thành hai loại: chuyển tiền trong nước và chuyển tiền ngoài nước. Các công cụ thường được sử dụng để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền là séc, điện chuyển tiền, thư chuyển tiền… Dịch vụ nhờ thu Dịch vụ nhờ thu là dịch vụ mà ngân hàng được khách hàng ủy thác để thu các khoản tiền căn cứ vào các chứng từ như séc, thương phiếu, các chứng khoán có giá… Dịch vụ này được sử dụng chủ yếu trong giao dịch buôn bán xuất nhập khẩu: người bán thông qua ngân hàng thương mại để thu tiền hàng của người mua. Nhờ thu có 2 loại là nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) và nhờ thu trơn (clean collection). Nhờ thu kèm chứng từ là người mua muốn lấy được chứng từ nhận hàng thì phải trả tiền ngay hoặc ký chấp nhận trả tiền, sau đó ngân hàng nhờ thu mới giao chứng từ cho người mua đi nhận hàng. Nhờ thu trơn là người bán chỉ giao chỉ thị nhờ thu và hối phiếu cho ngân hàng, còn bộ chứng từ gửi thẳng đến cho người mua. Người mua nhận hàng rồi mới thanh toán tiền cho ngân hàng. (Trần Văn Hòe, 2011)
- 8 Khi tiến hành dịch vụ nhờ thu, ngoài việc thu phí thủ tục của khách hàng, ngân hàng còn có thể tranh thủ sử dụng số tiền của khách hàng khi thu hộ được, đặc biệt là ngoại tệ. Dịch vụ phát hành thư tín dụng Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là một cam kết thanh toán bằng văn bản của ngân hàng thương mại đối với khách hàng (thông thường là người bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ) khi khách hàng xuất trình được một bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp với các điều khoản trong L/C. Nói cách khác, ngân hàng sẽ thanh toán cho khách hàng (người thụ hưởng) một số tiền nhất định khi dikhách hàng cung cấp được bộ chứng từ chứng minh được mình đã hoàn thành nghĩa vụ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định được quy định trong L/C. Tùy thuộc vào uy tín của khách hàng mà ngân hàng có thể yêu cầu họ phải ký quỹ để mở L/C hoặc không. Một số loại thư tín dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C), thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C), thư tín dụng có xác nhận (Comfirmed L/C), thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C), thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C), thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit), thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit), thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)…tùy theo phương thức và đặc điểm vủa từng loại giao dịch mà ta có thể lựa chọn loại thư tín dụng phù hợp. Sở dĩ thư tín dụng được sử dụng nhiều trong buôn bán, đặc biệt là trong thanh toán quốc tế là do sự an toàn và tiện dụng, đảm bảo được đồng thời cả lợi ích bên mua lẫn bên bán. Người bán chỉ nhận được thanh toán khi đã đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa hoặc dịch vụ được quy định trong hợp đồng. Người mua chỉ phải thanh toán khi đã có các bằng chứng xác thực người bán đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Ngân hàng thu được phần phí mở L/C và tiền hoa hồng khi thực hiện dịch vụ này. Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ Thẻ ngân hàng là một phương tiện dùng để thanh toán do các tổ chức phát hành cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ về thẻ kèm theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận. Thẻ ngân hàng được phát hành bởi các
- 9 ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một số công ty tài chính khác. Dựa trên phạm vi sử dụng, thẻ ngân hàng có thể được phân thành hai loại: thẻ nội địa và thẻ quốc tế. Dựa trên nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ, có thể phân thành: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước: - Thẻ ghi nợ (Debit card): là loại thẻ được phát hành và sử dụng dựa trên số tiền gửi của chủ thẻ tại ngân hàng. Các giao dịch thực hiện trên thẻ phải trong phạm vi số dư tiền gửi của chủ thẻ mở tại ngân hàng. Ban đầu, thẻ ghi nợ được thiết kế là thẻ rút tiền mặt trong tài khoản của chủ thẻ tại các ATM, do đó, loại thẻ này còn được gọi là thẻ ATM. Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngoài các tiện ích cơ bản như rút tiền, kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền,… chiếc thẻ ATM đã được các ngân hàng tích hợp thêm nhiều tính năng như dùng để mua hàng hóa hoặc thanh toán hóa đơn tại các siêu thị, nhà hàng; thực hiện các giao dịch mua hàng trực tuyến trên internet. Chủ thẻ sử dụng hoàn toàn chủ động kiểm soát được phạm vi tiêu dùng do loại thẻ này được phát hành dựa trên số dư tài khoản của khách hàng. - Thẻ tín dụng (Credit card): là loại thẻ được phát hành dựa trên một thỏa thuận hạn mức tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng. Dựa trên uy tín, thu nhập, số tiền ký quỹ hay tài sản mà chủ thẻ đảm bảo mà ngân hàng có thể xem xét cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định. Đặc điểm của loại thẻ này là “chi tiêu trước, trả tiền sau” có nghĩa là chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ trước hoặc trên các trang web mua bán trực tuyến. Sau đó, theo định kỳ nhất định sẽ có một ngày các ngân hàng gửi các bảng kê cụ thể các chi tiêu trong tháng của chủ thẻ và yêu cầu chủ thẻ thanh toán. Nếu vượt quá thời hạn mà ngân hàng quy định mà chủ thẻ vẫn chưa thanh toán xong, thì số tiền nợ còn lại sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng. - Thẻ trả trước (Prepaid card) là loại thẻ thường được các trung tâm mua sắm, các doanh nghiệp có dịch vụ lớn phát hành cho khách hàng. Loại thẻ này cho phép
- 10 chủ thẻ thanh toán trong phạm vi số tiền mà chủ thẻ đã nạp cho các tổ chức phát hành thẻ trước đó. (Một số thông tin về thẻ ngân hàng, trang web Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Khi phát hành thẻ, thu nhập của ngân hàng chủ yếu đến từ các loại phí dịch vụ liên quan đến việc sử dụng thẻ. 2.2.2. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Khái niệm về kinh doanh ngoại hối Kinh doanh ngoại hối là việc ngân hàng mua bán các loại ngoại tệ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của ngân hàng. Ngân hàng đạt được lợi nhuận từ việc kinh doanh ngoại hối chủ yếu là do chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền được mua bán. Đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh ngoại hối Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung đều chứa đựng nhiều rủi ro, tuy nhiên đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, do liên quan đến nhiều đồng tiền của nhiều quốc gia và có tính nhạy cảm cao đối với những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội… của các quốc gia trên thế giới do đó hoạt động này ẩn chứa nhiều rủi ro hơn. Các rủi ro đó có thể là rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá, rủi ro về lãi suất. Thứ hai, kinh doanh ngoại hối là một hoạt động đặc trưng, tiêu biểu cho nền kinh tế hiện đại. Do hoạt động kinh doanh này diễn ra trên một thị trường có tính toàn cầu hóa cao, lại không có giới hạn về thời gian và không gian, nên nó yêu cầu phải có đầy đủ cơ sở vật chất, cũng như các trang thiết bị hiện đại, các phương tiện thông tin liên lạc tiên tiến để có thể đạt hiệu quả cao. Thứ ba, hoạt động kinh doanh ngoại hối đòi hỏi nhà đầu tư phải có hiểu biết trên nhiều lĩnh vực; có trình độ quản lý, có những kỹ năng nhất định, và khả năng nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng. Nhà đầu tư cần có hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ cùng với việc cập nhật thông tin thường xuyên để nắm bắt những gì xảy ra trên thị
- 11 trường, từ đó có những dự báo chính xác về những biến động có thể xảy ra để đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Các nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh ngoại hối Dịch vụ ngoại hối giao ngay: là hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau, trong đó ngày thanh toán có giá trị trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Trong thời hạn 2 ngày này, các bên tiến hành kiểm tra, hoàn tất giấy tờ thủ tục thanh toán. Loại giao dịch này thực hiện trên tỷ giá giao ngay và nơi diễn ra được gọi là thị trường ngoại hối giao ngay. Giao dịch ngoại hối kỳ hạn: được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân hàng tại một thời điểm đã xác định trong tương lai và còn nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro trước những biến động về tỷ giá. Đây là nghiệp vụ kinh doanh trong đó các yếu tố của giao dịch như tỷ giá, số tiền, ngày giao dịch được xác định ở thời điểm hiện tại, còn việc thực hiện giao dịch lại ở một thời điểm xác định trong tương lai. Giao dịch ngoại hối tương lai: khác với các hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng giao dịch tiền tệ tương lại là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai. Ngoài ra, các hợp đồng giao dịch tiền tệ tương lại không chỉ được sử dụng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro mà còn được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ: là một công cụ hữu hiệu cho nhà đầu tư, những người đi vay ngoại tệ và các ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái hoặc kinh doanh thu lợi nhuận. Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau, tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Do số lượng tiền mua vào và bán ra là bằng nhau nên giao dịch này không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng cho các ngân hàng tham gia giao dịch, do đó mà tránh được rủi ro tỷ giá. Giao dịch quyền chọn ngoại tệ: hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính, cho phép người mua hợp đồng có quyền (chứ không có nghĩa vụ) mua hoặc bán một đồng tiền nhất định trong tương lai tại mức tỷ giá đã được thỏa thuận, gọi là tỷ giá quyền
- 12 chọn (hay tỷ giá giao dịch). Ngược lại, đối với người bán hợp dồng quyền chọn không có bất cứ sự lựa chọn nào khác, ngoài việc sẵn sàng giao dịch khi người mua muốn. Có hai loại quyền chọn: hợp đồng quyền chọn mua và hợp đồng quyền chọn bán. Hoạt động kinh doanh ngoại hối có thể giúp các ngân hàng thu được một khoản lợi nhuận đáng kể thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ để hưởng chênh lệch tỷ giá, kể cả các khoản thu phí khi ngân hàng thực hiện dịch vụ cho khách hàng cũng là một nguồn thu đáng kể. 2.2.3. Thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán Thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán bảo gồm hai loại: thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư. Chứng khoán kinh doanh Chứng khoán kinh doanh bao gồm chứng khoán nợ, chứng khoán vốn và các chứng khoán khác được ngân hàng mua và nắm giữ trong vòng một năm nhằm mục đích kinh doanh trong ngắn hạn. Chứng khoán kinh doanh được ghi nhận ban đầu theo giá vốn. Sau đó, chứng khoán kinh doanh được ghi nhận trên nguyên tắc lấy giá vốn trừ cho dự phòng giảm giá. Lãi hoặc lỗ từ việc bán chứng khoán kinh doanh được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo số thuần. Chứng khoán đầu tư Chứng khoán đầu tư được phân loại theo hai loại: chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán: đây là loại chứng khoán rất khó để nhận biết. Không có quy định cụ thể về loại chứng khoán này. Tùy thuộc vào từng ngân hàng mà loại chứng khoán này được định nghĩa khác nhau. Tóm lại, chứng khoán nào không phải là chứng khoán kinh doanh và chứng khoán giữ đến đáo hạn có thể xếp vào loại này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn