Đề tài: Hành trang để doanh nghiệp gia nhập thị trường chung Asean và cách liên kết để giảm chi phí
lượt xem 21
download
Nếu thị trường chung AEC được hình thành trong tương lai thì các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong khối bằng nội lực vì các hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan dần được gỡ bỏ và không còn bảo hộ. Để hưởng ứng việc khởi tạo thị trường chung các doanh nghiệp nên chuẩn bị một số hành trang như:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hành trang để doanh nghiệp gia nhập thị trường chung Asean và cách liên kết để giảm chi phí
- Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh Quốc tế Nếu thị trường chung AEC được hình thành trong tương lai thì các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong khối bằng nội lực vì các hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan dần được gỡ bỏ và không còn bảo hộ. Để hưởng ứng việc khởi tạo thị trường chung các doanh nghiệp nên chuẩn bị một số hành trang như: 1. Nhận thức: Trước hết, các doanh nghiệp trong khối cần có nhận thức đầy đ ủ và rõ ràng về quá trình hội nhập, từ đó có sự chuẩn bị cho hoạt động của doanh nghiệp mình trong bối cảnh hội nhập về kinh tế 2. Tận dụng triệt để hỗ trợ từ Nhà nước: Các doanh nghiệp cần phát huy nội lực và trí sáng tạo sẵn có, kết hợp với sự hỗ trợ từ Nhà nước, để nhanh chóng cải tổ, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hoá. Đây là yếu tố quy ết đ ịnh mang tính sống còn. Các doanh nghiệp cần tích cực đổi mới công nghệ đ ể nâng cao năng suất và cần hạ giá thành, nâng cao năng lực quản lý, đào tạo và đào tạo lại. 3. Quảng bá: doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, tiếp thị để quảng bá nhãn hiệu và sản phẩm của mình. 4. Xây dựng chiến lược kinh doanh mới: thật sự đây không phải là một giải pháp tình huống, mà là chiến lược lâu dài để xác định vị trí và định hướng kinh doanh trong kinh tế toàn cầu. Doanh nghiệp cần phải xác định nhiệm vụ mục tiêu dựa trên sự phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong; những điểm mạnh, điểm yếu bên trong và những cơ hội , nguy cơ của môi trường bên ngoài sẽ giúp việc định hướng chiến lược vừa trong tầm hạn của doanh nghiệp. Đây là một chuyển biến rất cơ bản, đòi hỏi xem xét lại và tính toán lại toàn bộ chiến lược kinh doanh đi đôi với xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thị trường này, nguyên tắc cạnh tranh bằng nội lực được áp dụng phổ biến giữa các doanh nghiệp, các nền kinh tế; nhưng đó là cùng hợp tác và cạnh tranh, một cuộc cạnh tranh có văn hóa. Mỗi doanh nghiệp cần khẩn trương soát xét lại kế hoạch kinh doanh, thực hiện các biện pháp đầu tư, mở rộng quy mô, v.v...bằng sức của mình hoặc thông qua liên kết, liên doanh để nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình trên phạm vi toàn cầu và với các nước trong khối. Trang 1 GVGD: THs Huỳnh Quang Vinh
- Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh Quốc tế 5. Thông hiểu luật pháp quốc tế đồng thời hiểu về đặc điểm, sự cho phép mà khi tham gia thị trường chung có được: Một trong những yếu kém thấy rõ của doanh nghiệp VN là chưa thông hiểu luật pháp và những qui định theo thông lệ quốc tế ... Tìm hiểu luật pháp của những thị trường và thị trường tiềm năng, dành ngân khoản thích đáng cho việc thuê chuyên gia tư vấn luật cũng như luật sư trong các hoạt động kinh doanh là điểm cần quan tâm đúng mức trong giai đoạn hiện nay. 6. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Khi hình thành thị trường chung thì các sản phẩm, dịch vụ và vốn của khối sẽ được tự do thông thương, người lao động có tay nghề được tự do đi lại và thử sức những kỹ năng của họ trong thị trường này thì các bản quyền trong nước sẽ dễ dàng bị sao chép nên cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong thực tiễn kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ không chỉ bao gồm những vấn đ ề phát sinh từ nhãn hiệu, mà còn gồm nhiều vấn đề khác trong lĩnh vực: sáng chế phát minh, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, giống cây trồng-vật nuôi, quyền tác giả,…. Từ đó, có thể nêu ra ba vấn đề mấu chốt mà các doanh nghiệp cần quan tâm để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là : (i) nắm rõ qui định pháp luật có liên quan đến sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước để không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và không để người khác vi phạm sở hữu trí tuệ của mình; (ii) đánh giá đúng mức và tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp bằng những giải pháp tốt nhất; (iii) đăng ký nhãn hiệu (bao gồm tên gọi, âm thanh, màu sắc, hình ảnh, logo, slogan,…,gắn với sản phẩm) ở thị trường sẵn có và cả thị trường tiềm năng. Bên cạnh việc đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu, một vấn đề vô cùng quan trọng trong quảng bá hình ảnh và tạo lợi thế cạnh tranh là xây dựng và quảng bá thương hiệu, kể cả thương hiệu của doanh nghiệp và của sản phẩm. 7. Thực hiện những liên kết kinh tế: Cần tận dụng việc cùng trong một Hiệp hội để tăng cường liên doanh liên kết với các doanh nghiệp ASEAN khác để cùng khai thác thị trường và vươn ra các khu vực khác trên thế giới. Để tiến tới thị trường chung, việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp là hết sức quan trọng, đ ể cải thiện những khuyết điểm của doanh nghiệp trong nước như: quy mô nhỏ và vừa, thiếu vốn, yếu về công nghệ, ít hiểu biết về thị trường, v.v... thì liên kết, liên doanh là con đường rất hiệu quả để khắc phục những khó khăn đó. Từ nay, không chỉ liên Trang 2 GVGD: THs Huỳnh Quang Vinh
- Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh Quốc tế kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau, giữa các doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn, mà rất cần liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài nhất là các doanh nghiệp trong cùng khối Asean, kể cả doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, không chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở tầm khu vực và rộng ra với toàn thế giới, nhất là với các công ty xuyên quốc gia (TNC) để tranh thủ kỹ thuật và thị trường. Phạm vi, nội dung, cũng như hình thức liên kết kinh tế sẽ phong phú thêm nhiều, đòi hỏi doanh nghiệp nước ta những hiểu biết mới về luật pháp quốc tế, để khai thác đ ược thời cơ, tranh rủi ro. 8. Đẩy mạnh R&D về khoa học – công nghệ : để tiến tới xây dựng thị trường chung các nước trong khối sẽ được tự do di chuyển về công nghệ. Lúc này nếu có đủ điều kiện để phát minh công nghệ thì có thể chuyển giao nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, tận dụng được lợi thế so sánh ở các nước trong khối để chuyển giao nhằm thu lại sản phẩm với giá thành thấp và thu phí chuyển giao. Nếu không đủ điều kiện để phát minh công nghệ mới thì cần đẩy mạnh thiết kế và thiết kế l ại nhằm phù hợp với điều kiện mỗi nước nhưng vẫn không cần tự sáng chế một công nghệ. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cần tập trung vào những sản phẩm chủ lực của mỗi doanh nghiệp, phân tích những mặt yếu của sản phẩm trong thế so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, từ đó, đ ề ra các giải pháp nhằm cải thiện mẫu mã, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm và doanh nghiệp. 9. Phát triển nguồn nhân lực: Trong doanh nghiệp, nhân lực được coi là nguồn vốn đặc biệt, là tài sản quý giá nhất, là sức lao động quan trọng nhất. Nguồn nhân l ực chất lượng cao sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao của doanh nghiệp. Thu hút và phát tri ển nhân lực, chăm lo cho con người trong doanh nghiệp về tất cả các khía c ạnh trong cuộc sống của mọi cá nhân, từ tình trạng sức khỏe tới sự tự do về kinh tế và chính trị là giải pháp cơ bản, lâu dài để doanh nghiệp phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh tất cả doanh nghiệp ở các nước đều có điều kiện và ưu đãi như nhau và phải cạnh tranh bằng nội lực. Đó cũng là văn hóa trong kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, tạo điều ki ện Trang 3 GVGD: THs Huỳnh Quang Vinh
- Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh Quốc tế để mọi người, nhất là lớp thanh niên, được phát huy tài năng, trí tuệ, thỏa sức sáng tạo, đề ra những giải pháp cụ thể góp phần phát triển doanh nghiệp. Như trên có nói các doanh nghiệp trong khối cần mở rộng liên kết với những thế lực của các đối tác khác trong cùng quốc gia hoặc cùng khối nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh. Một số gợi ý để doanh nghiêp liên kết nhằm giảm chi phí sản xuất và một số cách nhằm giảm chi phí: 1. Liên kết những quốc gia khác trong khối có lợi thế so sánh khác nhau v ề vốn và lao động Thực tiễn quốc tế đã chỉ ra rằng doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả hoạt đ ộng tiết kiệm chi phí phải khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh quốc gia trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm thoả mãn tốt nhu cầu trong nước và quốc tế cả về chất lượng, mẫu mã, đặc biệt là giá cả. 2. Liên kết với nhà cung cấp Tìm kiếm các nguồn nhập khẩu các yếu tố đầu vào trung gian để sản xuất sản phẩm có chi phí thấp nhất. Các nước trong khối Asean tương lai sẽ có sự chu chuyển tự do về hàng hóa và dịch vụ. 3. Liên kết với các đối tác trong khối về công nghệ, trang thiết bị Các doanh nghiệp nên nhập các thiết bị nước ngoài, học tập nguyên tắc thiết kế, tự thiết kế lại nhằm tiết kiệm chi phí, cải tiến cho phù hợp với điều kiện sản xuất và chế tạo trong nước, đối với các công nghệ hoặc thiết bị khó nhập khẩu hoặc nhập khẩu quá đắt, các doanh nghiệp cần hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của Nhà nước cùng đầu tư nghiên cứu để thiết kế và chế tạo , các doanh nghiệp có thể khai thác các thông tin qua mạng để tham gia các hướng công nghệ mới và tìm kiếm sự trợ giúp kỹ thuật từ bên ngoài doanh nghiệp, nên đổi mới công nghệ theo hướng tập trung ở một vài khâu then chốt có ảnh hưởng quyết định nhất, tìm kiếm cơ hội liên doanh với các công ty nước ngoài có khả năng công nghệ hiện đại. Trang 4 GVGD: THs Huỳnh Quang Vinh
- Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh Quốc tế Liên kết với các doanh nghiệp khác tạo thành nhóm mua hàng 4. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các nước của quốc gia hoặc khối nên hợp tác lại tạo thành những nhóm mua hàng với số lượng lớn sẽ giúp doanh nghiệp mua được hàng chiết khấu mà có thể lại chọn được sản phẩm tốt hơn. 5. Liên kết với các nước khác để thuê trang thiết bị Thuê trang thiết bị là một cách giảm bớt chi phí bởi vì doanh nghiệp chỉ thuê khi cần sử dụng, hoặc doanh nghiệp không cần sử dụng thiết bị như vậy thường xuyên. Tuy nhiên một nhược điểm của việc đi thuê đó là trang thiết bị sẽ không được tính vào tài sản của doanh nghiệp và chi phí đi thuê thường đắt hơn so với chi phí nếu doanh nghiệp sở hữu thực sự trong một cùng thời gian như nhau. 6. Mở rộng Việc mở rộng sản xuất có thể khiến chi phí cố định không đổi trong khi l ượng sản phẩm sản xuất ra để bán lại tăng lên. Nếu doanh nghiệp phải tăng chi phí cố định để đạt được doanh số tăng lên thì cần phải cân nhắc một số vấn đề như tỉ lệ lợi nhuận so với chi phí hay mục tiêu của doanh nghiệp là gì để có quyết định hợp lí trong từng giai đoạn. Việc mở rộng này không chỉ trong nước mà còn có thể vượt ra ngoài biên giới một quốc gia nếu điều kiện nước hướng tới cho phép giảm được chi phí. 7. Đa dạng hóa Đa dạng hóa sản phẩm thường được coi là một sự lựa chọn phát triển kinh doanh và một cách tiết kiệm chi phí hiệu quả. Thông thường lĩnh vực được sử dụng đ ể đa dạng hóa nên liên quan đến hoạt động hiện tại của doanh nghiệp đồng thời mở rộng lĩnh vực đa dạng sang các nước có lợi thế so sánh. 8. Liên doanh Liên doanh có thể là một phương pháp được sử dụng để làm giảm bớt chi phí mở rộng trong quá trình sản xuất, mua hàng và bán hàng. Mối quan hệ này cần được cân nhắc và xây dựng để cả hai bên đều có lợi ích bền vững. Chi phí đ ược tiết ki ệm thường là tổng chi phí cố định bởi vì những chi phí đó bây giờ được chia cho các bên đồng thời dễ dàng thâm nhập vào thị trường ngoài nước, chia sẻ rủi ro trong vấn đề Trang 5 GVGD: THs Huỳnh Quang Vinh
- Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh Quốc tế liên kết, bổ sung kinh nghiệm/kỹ năng và tài sản cho nhau, thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật cho ngành công nghiệp của mình 9. Mua bán và sáp nhập Khi hai công ty sáp nhập lại với nhau có nhiều lợi ích nhưng dễ nhìn thấy nhất đó là lợi thế kinh tế nhờ quy mô giúp giảm chi phí, ngoài ra công ty còn có thể tận dụng công nghệ của nhau để tiết kiệm chi phí cho việc nhận chuyển giao công nghệ. 10. Liên kết với các thế lực nghiên cứu khoa học Để gắn khoa học, công nghệ với sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, rất cần mở rộng hơn nữa các quan hệ liên kết giữa nhà khoa học, các trường, viện, cơ quan nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp, thông qua hình thức hợp đồng mà gắn kết quả ứng dụng với lợi ích của các bên tham gia, bảo đảm cho mối quan hệ liên kết, hợp tác thêm chặt chẽ, đem lại hiệu quả thiết thực. Tóm lại Khi các nước tiến vào thị trường chung Asean, đây là mốc quan trọng không chỉ cho cả nước nói chung mà còn đối với doanh nghiệp nói riêng được nhiều thuận lơi hơn bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn khiến doanh nghiệp phải chuẩn bị trước hành trang để hưởng ứng việc khởi tạo thị trường chung. Trong việc hượng ứng việc khởi tạo thị trường chung doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra những liên kết giúp doanh nghiệp giảm chi phí đồng thời tăng năng lực cạnh tranh. Tài liệu tham khảo Từ các trang web: Trang 6 GVGD: THs Huỳnh Quang Vinh
- Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh Quốc tế 1. Nguyễn Anh Ngọc MBA. 02/2007. Doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập và phát triển [online]. Tap chí phat triên kinh tế số 196. Đọc từ ̣ ́ ̉ http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/08/09/1508/ 2. 22/03/2012. Quá trình Việt Nam gia nhập Afta có ảnh hưởng đối với doanh nghiệp Việt Nam [online]. Đọc từ http://khotailieu.com/tai-lieu/kinh-te/kinh-te- quoc-te/qua-trinh-viet-nam-gia-nhap-afta-co-anh-huong-doi-voi-doanh-nghiep- viet-nam.html 3. Vũ Quốc Tuấn. 13/05/2011. Doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập. Đọc từ http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/doanh-nghiep-viet-nam-trong-hoi-nhap-vu-quoc- tuan.603587.html thuật tiết kiệm Đọc từ 4. 08/12/2012. Kĩ chi phí. http://doanhnghiep.portals.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=946:ki-thuat-tiet-kiem-chi- phi&catid=140:san-xuat-van-hanh&Itemid=330 5. 23/08/2012. Tại sao phải tiến hành M&A (sáp nhập và mua lại). Đọc từ http://bandoanhnghiep.net/tai-sao-phai-tien-hanh-sap-nhap-va-mua-lai.htm Trang 7 GVGD: THs Huỳnh Quang Vinh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ TÀI "THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ VIỆC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT KINH DOANH TẠI VIỆT NAM"
100 p | 1108 | 348
-
Đề tài: " Thực trạng về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp "
16 p | 437 | 157
-
Luận văn: Việc quản lý dự án xây dựng tại công ty TNHH tư vấn quản lý xây dựng Hưng Đức
78 p | 368 | 108
-
Đề Tài: Thực trạng hoạt động kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt
51 p | 236 | 106
-
Đề tài: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội
17 p | 351 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay
157 p | 259 | 69
-
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
29 p | 555 | 55
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
85 p | 309 | 48
-
Đề tài: Thực trạng thanh toán tiền măt ở nước ta
9 p | 111 | 26
-
Luận văn: Phương hướng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà
39 p | 103 | 24
-
Khoá luật tốt nghiệp: Thực trạng công tác kế toán thuế tại Công ty TNHH MTV Cơ khí Đại Lợi
97 p | 17 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về cưỡng chế tài sản để thi hành án kinh doanh thương mại
26 p | 42 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng quản lý đất phi nông nghiệp tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
91 p | 33 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Xuất bản - Phát hành: Hoạt động kinh doanh lịch tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật 2011-2013
7 p | 59 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện việc bán tour du lịch nội địa tại Công ty TNHH Truyền thông và Du dịch Saigonstar tourism
78 p | 3 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Huỳnh Phan
60 p | 5 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Hoạt động marketing online tại Công ty TNHH giải trí truyền thông Cầu Kiện
81 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn