Đề tài: Hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị xã Sơn Tây
lượt xem 19
download
Đề tài: Hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị xã Sơn Tây trình bày về thực trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị xã Sơn Tây, từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị xã Sơn Tây
- Lời nói đầu Theo kết kết quả điều tra Lao động- Việc làm, tại thời điểm 1/7/2006 lực lượng lao động cả nước (gồm những người đủ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế và những người thất nghiệp) có hơn 45.128 ngàn người, trong đó khu vực thành thị chiếm 26,18%, khu vực nông thôn chi ếm 73,82% v ới đặc đi ểm nguồn nhân lực trẻ, có quy mô lớn nên đã, đang và s ẽ tạo ra ngu ồn cung d ồi dào về nhân lực. Hằng năm số lượng người cần có việc làm tăng thêm h ơn 1,5 tri ệu người. Trong khi đó, với trình độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế như hiện nay, cầu về nhân lực còn hạn chế và phản ánh một cơ c ấu l ạc h ậu, đ ại b ộ ph ận nguồn nhân lực còn nằm trong khu vực nông nghiệp. Chính sự bất cân đối này đã đặt ra vấn đề là phải giải quyết việc làm cho người lao động. Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện bằng thị trường trong nước mà còn phải chú trọng phát triển cả thị trường ngoài biên giới, chính vì vậy vấn đề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo h ợp đ ồng hi ện nay đang được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, chú trọng. Hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài đã được thực hiện từ những năm đầu của thập niên tám mươi và rất được chú trọng trong nh ững năm gần đây, bên cạnh những thành quả to lớn đã đạt được thì vẫn còn nh ững h ạn chế nhất định và cũng bộc lộ một số khiếm khuyết cần khắc phục. Thị xã Sơn Tây- thành phố Hà Nội không nằm ngoài thực trạng chung này c ủa c ả n ước. V ới mục đích tìm hiểu thực trạng để đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hi ệu quả hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, em xin chọn nội dung tiểu luận về hoạt động người lao động đi làm việc ở n ước ngoài theo hợp đồng tại thị xã Sơn Tây nghiên cứu để có th ể nhìn nhận m ột cách c ụ thể nhất trong việc thực hiện hoạt động này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình chu đáo của Giảng viên Nguyễn Thị Minh Hòa đã giúp em hoàn thiện tiểu luận này. Mặc dù em đã c ố gắng trong việc nghiên cứu, song không tránh kh ỏi nhiều thi ếu sót. Em r ất mong tiếp tục được thầy, cô xem xét và chỉ bảo để tiểu luận của em được hoàn ch ỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô. 1
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái niệm: Vấn đề "Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng" những năm trước đổi mới được thực hiện dưới hình thức "Hợp tác quốc tế về lao động", đến đầu những năm chín mươi thì hoạt động này được s ử d ụng b ằng thuật ngữ Đưa người lao động và chuyên gia đi làm vi ệc có th ời h ạn ở n ước ngoài và trong những năm gần đây thì sử dụng thuật ngữ Xuất kh ẩu lao đ ộng đ ể chỉ hoạt động chuyển dịch lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đ ể qu ản lý hoạt động này, ngày 29 tháng 11 năm 2006 Quốc h ội đã thông qua Lu ật Ng ười Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp lu ật c ủa nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này. 2. Hợp đồng cung ứng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 4. Hợp đồng cá nhân là sự thỏa thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài. II. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Theo điều 6 Luật "Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo theo hợp đồng" thì Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình th ức sau đây: 1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ ch ức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; 2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu t ư ra nước ngoài có đ ưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; 3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình th ức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm vi ệc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề; 4. Hợp đồng cá nhân. 2
- Luật cũng quy định đối với những doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tính đến ngày 31/12/2007 trong cả nước có 151 doanh nghiệp có gi ấy phép hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có 11 doanh nghiệp tư nhân. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) I. Đặc điểm tình hình 1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây Thị xã Sơn Tây là một đô thị nhỏ nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 45km về phía tây- bắc bao gồm 15 đơn vị hành chính xã, ph ường có di ện tích 11346ha, dân số (2008) là 124202 người, mật độ dân số thị xã là 10,95 người/ha. Về địa hình là đồng bằng xen lẫn đồi gò thấp nên không thuận lợi cho vi ệc phát tri ển nông nghiệp nên giá trị sản xuất nông nghiệp (năm 2008) chỉ chiếm 8,45% tổng giá trị sản phẩm của thị xã. Với điều kiện thị xã Sơn Tây từng là trung tâm t ỉnh l ị (tỉnh Sơn Tây cũ), với hai dòng sông Hồng, sông Tích Giang (nối với sông Đáy) và các đường quốc lộ 32, 21 chạy qua với các di tích di tích l ịch s ử, danh lam th ắng cảnh đã được nhà nước xếp hạng, có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ trong đó có những cơ sở được nhà nước đầu tư từ những năm trước đ ổi m ới là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thị xã. 2. Điều kiện lao động của thị xã Sơn Tây Kết quả điều tra lao động- việc làm năm 2006 đến 2008 cho th ấy thi xã Sơn Tây có dân số trẻ, tốc độ tăng thấp hơn cả nước: Biểu 1: Quy mô dân số và lao động thị xã Sơn Tây giai đoạn 2006-2008 Đơn vị: người Tiêu mục Dân số Lao động Lao động ở nông thôn năm Số Lượng Tỉ lệ soSố lương Tỉ lệ so với với dân số lao động (%) (%) 2006 121 491 76539 62,99 41692 54,47 2007 122 921 77563 63.09 42189 54,39 2008 124 202 78619 63.29 42415 53,95 (Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Sơn Tây) Qua biểu quy mô dân số và lao động trên ta th ấy th ị xã Sơn Tây là đô th ị có dân số trẻ với tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt đ ộng kinh t ế và ng ười thất nghiệp là khá cao và vẫn có xu hướng gia tăng. Từ năm 1998 th ị xã đã hoàn 3
- thành phổ cập Trung học cơ sở, số người trong độ tuổi theo học Trung học phổ thông và tương đương là rất cao, mặt khác trên địa bàn thị xã có một số các trường đào tạo như trường Cao đẳng công nghiệp Việt- Hung, trường Việt- Ba (nay là cơ sở 2 trường Đại học Lao động Xã hội), Phân viện 2- Học viện Ngân hàng, Trường Trung cấp kỹ thuật ô tô xe máy (Bộ Quốc phòng), Trường Trung cấp Quân y (Học viện Quân y). Với đặc điểm dân s ố trẻ có trình đ ộ văn hóa cao và có điều kiện thuận lợi để tham gia các lớp đào tạo là một điều kiện vô cùng thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn lao động là nguồn l ực to l ớn đ ể phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thị xã. Tuy nhiên v ới m ật độ dân s ố đông, đi ều kiện tự nhiên không thuận lợi để phát triển nông nghiệp trong khi số lượng lao động tập trung ở khu vực nông là cao (khoảng 54% tổng số lao động của th ị xã) là một sức ép lớn về giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn, do đó ngoài hướng dịch chuyển lao động sang khu vực công nghiệp-xây dựng và du lịch-dịch vụ thì đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động) cũng là một hướng đi quan trọng đã và đang được chính quy ền thị xã quan tâm phát triển. II. Thực trạng hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị xã Sơn Tây 1. Kết quả đạt được 1.1. Chính sách hỗ trợ Nhận thấy việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (xuất khẩu lao động) là một hướng đi quan trọng đối với thị xã Sơn Tây, chính quy ền th ị xã đã có những chính sách quan trọng để hỗ trợ công tác xuất kh ẩu lao động phát triển. Năm 2005 tại kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân khóa 17 thị xã Sơn Tây đã có nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Ngày 09/11/2005 Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây đã ra Quyết định thành lập Ban ch ỉ đạo Xuất khẩu lao động do một đồng chí Phó Chủ tịch thị xã làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã h ội làm Phó ban th ường trực cùng với các ủy viên là cán bộ các phòng, ban thuộc ngành LĐTBXH, Đài truyền thanh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên th ị xã. Ngoài vi ệc tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc Ủy ban nhân dân các xã, ph ường, Ban ch ỉ đạo đã có những chính sách, biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp đến làm dịch vụ xuất khẩu lao động và giúp đỡ người lao động đi xuất khẩu lao động. Ban chỉ đạo đã phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã h ội Hà Tây (nay là Hà Nội) kêu gọi và khuyến khích các công ty làm dịch vụ xuất kh ẩu lao động đến địa phương hợp tác, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuê, mượn địa điểm để tiến hành tuyên truyền, vận động, tuyển chọn người lao động. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp, ngân hàng với hội đoàn thể đại diện cho người lao đông (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên). Đó là th ực hiện tuyên truyền về yêu cầu tiêu chuẩn, nghĩa vụ, ch ế độ đãi ngộ, th ị tr ường 4
- làm việc, thời hạn hợp đồng cho người lao động thông qua hệ thống đài truy ền thanh thị xã và các tổ chức hội đoàn thể cho hội viên. Về chính sách hỗ trợ về tài chính thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nhu cầu vay nếu là đối tượng hộ nghèo, hộ chính sách người có công sẽ vay tại Ngân hàng chính sách xã h ội bằng 80% ti ền phí, l ệ phí phải đóng nhưng không quá 50 triệu đồng và không phải th ế ch ấp, đ ược Ủy ban nhân dân xã, phường bảo lãnh với lãi xuất rất th ấp (ổn định ở m ức 0,65%/tháng); còn các đối tượng còn lại thì vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với số tiền được vay tối đa là 70% phí, lệ phí ph ải đóng (không k ể ti ền đ ặt cọc nếu có) và phải thế chấp tại ngân hàng bằng tài sản như quyền sử dụng đất. 1.2. Công tác tuyển chọn, giáo dục- đào tạo định hướng Công tác tuyển chọn người lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài được các tổ chức Hội đoàn thể tiến hành hướng dẫn người lao đ ộng có nhu c ầu lập hồ sơ rồi chuyển cho các doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động, từ đó doanh nghiệp trức tiếp tuyển chọn và đào tạo người lao động. Sau quá trình đào tạo nghề nghiêp, ngoại ngữ, và văn hóa của nước đến thì ti ến hành ki ểm tra, nếu người lao động nào đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì doanh nghi ệp ti ến hành đ ưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng doanh nghiệp đã ký kết với đối tác tại nước ngoài. Thị trường xuất khẩu lao động tập trung ch ủ y ếu vào Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Các nước Trung Đông. Đi ều này đ ược thể hiện qua biểu sau: Biểu2: kết quả công tác xuất khẩu lao động giai đoạn 2006- 2008 t ại th ị xã Sơn Tây phân theo thị trường Đơnvị tính: người Năm 2006 2007 2008 Tên nước đến Đài Loan 200 150 80 Hàn Quốc 100 80 90 Malaixia 150 160 120 Nhật Bản 12 27 25 Quatar 100 200 350 Tổng số 562 617 665 (Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thị xã Sơn Tây) Qua biểu trên ta thấy số lượng người đi làm việc ở nước ngoài của thị xã đều tăng qua các năm với mức tăng từ 8- 9%/năm, nhưng mức tăng có sự khác biệt lớn giữa các thị trường. Năm 2006 thị trường xuất kh ẩu lao động c ủa th ị xã chủ yếu là Đài Loan với 200 lao động chiếm tới 36% tổng s ố lao đ ộng đi làm 5
- việc ở nước ngoài, tiếp theo là thị trường Malaixia, Hàn Quốc, Quatar, th ị tr ường Nhật Bản chỉ chiếm tỉ trọng rất thấp với 12 lao động. Tuy nhiên thị trường Đài Loan đã giảm dần qua các năm cả về số lượng cũng như tỉ trọng và đ ến năm 2008 chỉ còn chiếm hơn 12% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài của thị xã trong khi thị trường Quatar đã tăng nhanh chóng và đến năm 2008 đã chi ếm t ới hơn 52%, còn các thị trường khác cũng có biến động nhưng không đáng kể. Kết quả này cho thấy lao động đi làm việc ở nước ngoài chủ y ếu là lao động phổ thông, còn các thị trường đòi hỏi lao động kỹ thuật cao vẫn còn hạn chế. Cụ thể lao động đi làm việc ở Đài Loan chủ yếu là ph ụ nữ giúp vi ệc gia đình, thợ xây, thợ cơ khí, lái xe... chủ yếu thông qua Công ty Th ương m ại và Xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải (VIETTRANCIMEX), thị trường Quatar và các nước Trung Đông, Malaixia chủ yếu được thực hiện qua Công ty Cung ứng d ịch vụ hàng không (AIRSERCO) với lao động tại Quatar và các nước Trung Đông là thợ xây, mộc cốt pha, cơ khi xây dựng, lái xe, thị trường Malaixia là thợ may và giúp việc gia đình. Thị trường Nhật Bản được công ty AIRSERCO th ực hiện thông qua hình thức tu nghiệp sinh với công việc là chế biến hải sản, cơ khí ô tô. Riêng thị trường Hàn Quốc được thực hiện qua hình thức thi tuy ển tr ực tiếp bởi Ủy ban Kiểm tra tiếng Hàn thuộc Hiệp hội Ngôn ngữ Hàn Quốc là cơ quan được chỉ định phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước- Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội Việt Nam (QLLĐNN) dựa trên sự phân bổ ch ỉ tiêu của Cục QLLĐNN cho các Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong đó ưu tiên bộ đội xuất ngũ, đối tượng hộ nghèo, người có công và các học viên tốt nghi ệp các trường nghề của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Với kết quả đạt được bước đầu này đã góp phần to lớn trong vi ệc gi ải quyết việc làm cho người lao động, giúp nhiều h ộ gia đình v ươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, một số hộ có mức sống khá giả. 2. Một số tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác đưa người đi làm vi ệc ở nước ngoài còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. 2.1 Công tác tổ chức thực hiện: Có thể nói phần lớn người lao động Việt Nam nói chung đi làm vi ệc ở nước ngoài đều cần cù chăm chỉ, có ý thức lao động thì v ẫn còn m ột b ộ ph ận lao động thiếu ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp trong đó có cả các lao động c ủa thị xã Sơn Tây dẫn đến một số lao động phải về nước trước thời h ạn hoặc b ị trục xuất về nước do bỏ trốn ra ngoài làm việc. V ấn đề này ch ỉ chi ếm t ỉ l ệ r ất ít trong số người lao động xong đã làm ảnh hưởng to lớn đến lĩnh vực xuất khẩu lao động của nước ta nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng. 2.2 Chính sách hỗ trợ tài chính 6
- Người lao động đi làm việc nước ngoài ở thị xã Sơn Tây ch ủ yếu tập trung vào các thị trường phổ thông ngoài yếu tố do trình độ tay nghề, ngoại ngữ hạn chế của người lao động còn do những thị trường có mức thu nhập cao thì mức phí lệ phí cũng cao và số tiền đặt cọc khá lớn trong khi ng ười lao đ ộng ch ỉ đ ược vay ở mức hạn chế và không được vay để nộp tiền đặt cọc do vậy rất ít người lao động có thể tiếp cận được với thị trường cao cấp nh ư Nh ật B ản, M ỹ, Australia. III. Một số giải pháp Để hoạt động Người đi làm việc ở nước ngoài hiệu quả và bền vững thì ngoài tăng cường thực hiện các biện pháp đang làm cần bổ sung thêm m ột s ố biện pháp sau: 1. Tăng cường công tác tuyển chọn, giáo dục- đào tạo định hướng người lao động. Cụ thể đó là: Hoàn thiện Ban chỉ đạo Xuất khẩu lao động từ thị xã đến các xã, phường để tăng cường công tác quản lý, giúp đỡ hoạt động xuất kh ẩu lao đ ộng, n ắm b ắt được những khó khăn, vướng mắc đối với các doanh nghiệp và người lao động từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời, hiệu quả. Giúp các doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn để người lao động hiểu biết, nắm chắc từ đó tuyển chọn được những người lao động có nguy ện vọng, đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có ý thức tổ chức kỷ luật. Tăng cường đào tạo cho người lao động cả về chuyên môn nghề nghiệp cũng như ngoại ngữ, pháp luật, văn hóa của nước đến để người lao động nhanh chóng bắt kịp với với môi trường lao động của nước đến. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động với các trường đào tạo trên địa bàn để tuyển chọn được những người lao động có chất lượng cao đáp ứng được những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia. 2. Cần tiếp tục hỗ trợ người lao động về tài chính để họ có điều kiện đi làm việc ở nước ngoài một cách thuận lợi. Như tăng thêm nguồn vốn cho Ngân Hàng chính sách xã hội để ngoài đối tượng hộ nghèo, người có công thì đối tượng hộ cận nghèo có thể tiếp cận nguồn vay ưu đãi này và có thể tăng mức vay lên cao hơn để những đối tượng này có thể tiếp cận được với những thị trường có mức đóng phí, lệ phí cao nhưng thu nhập cao. Đối với những đối tượng vay t ừ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì cần tăng thêm m ức vay đ ối với những thị trường phải đặt cọc để người lao động có thể tiếp cận được với cao cấp này. Tuy nhiên cần phải tăng tính rằng buộc về trách nhiệm giữa người lao động, gia đình họ với ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu lao đ ộng đ ể đ ảm bảo an toàn về vốn và kỷ luật lao động. 7
- LỜI KẾT Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những mối quan tâm nước ta cũng như thị xã Sơn Tây hiện nay. Việc giải quyết việc làm như thế nào cho có khoa học và đạt được hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã h ội là m ột câu h ỏi không chỉ đặt ra đối với cơ quan chức năng mà đối với tất cả mọi người. Để giải quyết việc làm ngày nay trong xu thế hội nhập, vấn đề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đang được các quốc gia h ết sức quan tâm, t ạo nên những thị trường sôi động cho các quốc gia . Hoạt động này cũng đ ược nhà nước ta khuyến khích phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây và đã thu đ ược những thành tựu to lớn. Do vậy, nhằm tạo sự phát triển mạnh hơn nữa trong hoạt động XKLĐ, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể cho t ừng đ ịa ph ương, đ ại diện là thị xã Sơn Tây như đã trình bày để có thể hoàn thiện công tác này, cho k ết quả hoạt động ngày càng cao, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của đất n ước đ ể tiến gần hơn với sự phát triển như vũ bão của các quốc gia trên th ế giới. Đ ối v ới nhưng sinh viên chuyên ngành về kinh tế lao động, điều này l ại càng tr ở nên c ấp thiết, chính vì vậy việc nghiên cứu về vấn đề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. 8
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Thị trường lao động (Đại học Lao động Xã Hội); - Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Nghị quyết số 03/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây khóa 17 - Báo cáo kết quả công tác Xuất khẩu lao động (Phòng Lao đ ộng Th ương binh và Xã hội thị xã Sơn Tây) - Báo cáo dân số và lao động (Phòng Thống kê thị xã Sơn Tây) http://www.molisa.gov.vn http://www.sontay.gov.vn 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Tạo động lực cho người lao động thông qua công tác khuyến khích vật chất và tinh thần tại Công ty CP Thế Giới Số Trần Anh "
86 p | 755 | 333
-
Đề tài:" Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Phương Đông"
56 p | 476 | 272
-
Đề tài:"Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thương mại và những giải pháp để đẩy mạnh bán hàng"
12 p | 709 | 230
-
LUẬN VĂN: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long
77 p | 379 | 181
-
Đề tài về: Tranh chấp lao động và cách giải quyết tranh chấp lao động
16 p | 210 | 69
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch và các hoạt động của người dân đến Vườn quốc gia Hoàng Liên – huyện SaPa – Lào Cai
6 p | 212 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Hoàn thiện hoạt động tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện Lực Từ Liêm
166 p | 78 | 20
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Xuất khẩu Lao động ra nước ngoài tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2010
43 p | 109 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình di cư và hoạt động chính trị - xã hội của người Việt ở Lào (1893-1945)
27 p | 89 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ: Công tác xã hội với người lao động nhập cư tại phường Phúc Xá - quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội
122 p | 135 | 11
-
Đề tài: Hoạt động XKLĐ để nghiên cứu
45 p | 75 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động trả lương tại Công ty cổ phần Xây dựng Đông Dương
99 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh quản lý: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần đăng kiểm xe cơ giới đường Bộ Quảng Ninh
78 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cho người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thịnh Đức Tiến
110 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác cho vay tại Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) chi nhánh Mỹ Tho
120 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến nhận thức về kết quả hoạt động của người lao động tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa
130 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến nhận thức về kết quả hoạt động của người lao động tại Công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa
123 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn