Đề tài : Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Một thành viên Thông Điệp
lượt xem 247
download
Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài : kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên thông điệp', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài : Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Một thành viên Thông Điệp
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Một thành viên Thông Điệp SVTH: HOÀNG KHẮC DUY
- 2 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp M ục l ục PHẦN 1: MỞ ĐẦU 3 1. Lí Do chọn đề tài 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 4 3. Phương pháp nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Bố cục khóa luận 5 PHẦN 2: NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1: 6 1.1. Kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa 6 1.2. Kế toán xác định kết quá hoạt động kinh doanh 12 CHƯƠNG 2: 25 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty : 26 2.2. Mục đích, phạm vi kinh doanh và nhiệm vụ của công ty 29 2.3. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty : 31 CHƯƠNG 3: 42 3.1. Đặc điểm chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty 42 3.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty 45 3.3. Kế toán điều chỉnh các khoản giảm trừ doanh thu 52 3.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty 56 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 4.1. Nhận xét khái quát về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán 84 4.2. Nhận xét khái quát công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh 85 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty 88 KẾT LUẬN 89 GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 3 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí Do chọn đề tài Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như ngày nay, với cơ chế hạch toán kinh doanh và sự cạnh tranh gay gắt của nhiều thành phần kinh tế thì để tồn tại lâu dài và phát triển bền vững, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động có lãi. Thực hiện được yêu cầu đó đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin kịp thời và chính xác, từ đó làm cơ sở để đưa ra những quyết định kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Vì thế buộc các nhà quản lý phải quan tâm tới tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ lúc bỏ vốn ra đến khi thu hồi vốn về vì mục đích cuối cùng của hầu hết các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Trong điều kiện này các doanh nghiệp phải tự mình quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Lúc này doanh nghiệp nào tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thì doanh nghiệp đó đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp được chi phí bỏ ra và xác định đúng kết quả kinh doanh sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào thiếu quan tâm đến tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sẽ dẫn đến tình trạng “lãi giả, lỗ thật” như vậy không sớm thì muộn cũng đi đến chỗ phá sản. Muốn thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu cầu người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và phong phú, đa dạng, chương trình tiếp thị, chương trình khuyến mãi hấp dẫn...có như thế doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thực tế nền kinh tế thị trường đã và đang cho thấy rõ điều đó. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và cuối cùng kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng muốn đẩy mạnh khâu tiêu thụ đòi hỏi các nhà quản lý phải sử dụng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau, trong đó hạch toán kế toán là công cụ quan trọng, không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng, quản lý tài sản, GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 4 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp hàng hóa nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nhờ có những thông tin kế toán cung cấp các nhà quản lý doanh nghiệp mới biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thế nào, kết quả kinh doanh trong kì ra sao để từ đó làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập ở công ty TNHH Một thành viên Thông Điệp, được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Phạm Xuân Viễn cùng sự quan tâm chỉ bảo của các anh chị trong phòng kế toán công ty, em nhận thấy kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả hoạt động kinh doanh là bộ phận hết sức quan trọng nên luôn luôn đòi hỏi phải được hoàn thiện. Vì vậy, em quyết định đi sâu nghiên cứu công tác kế toán của công ty với đề tài: “Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Một thành viên Thông Điệp”. 2. Mục tiêu nghiên cứu a) Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu chủ yếu là hoàn thiện thêm mặt lý luận về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các biện pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để giải quyết một số vướng mắc trong thực tiễn hạch toán kế toán hiện tại. b) Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu tình hình thực tế về tiêu thụ sản phẩm và công tác kế toán xác định kết quả tại công ty nhằm đưa ra một số kiến nghị để cơ quan tham khảo. Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp biện chứng: xét các mối quan hệ biện chứng của các đối tượng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong thời gian, không gian cụ thể. - Phương pháp thu thập số liệu: a) Số liệu sơ cấp: GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 5 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp Quan sát, thu thập tài liệu từ công ty cũng như tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến công tác nghiên cứu từ những nhân viên kế toán tại đơn vị thực tập và theo vốn hiểu biết của bản thân. b) Số liệu thứ cấp: + Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp: bảng CĐKT, bảng báo cáo kết quả HĐKD, phiếu thu, phiếu chi… + Thu thập thêm thông tin từ báo chí và Internet. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh và các biện pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty TNHH Một thành viên Thông Điệp – Là ( đại lý cấp I của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Xuân Hòa và Công ty CP Nội thất Hòa Phát) công ty chuyên cung cấp cho thị trường các trang thiết bị Nội thất văn phòng, Gia đình và đặc biệt là Thiết bị cho ngành Giáo dục. Trên cơ sở đó xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở công ty đang áp dụng, đồng thời cải tiến thêm để hoàn thiện hệ thống hạch toán kế toán cho doanh nghiệp. Đề tài này xin được giới hạn trong phạm vi hoạt động kinh doanh thương mại của Công Ty TNHH Một thành viên Thông Điệp. Người viết chỉ nghiên cứu quá trình tiêu thụ sản phẩm, chi phí, doanh thu trong thời gian 6 thàng cuối năm 2010 . Các số liệu được thu thập từ phòng kế toán của công ty. 5. Bố cục khóa luận Khóa luận gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận – kiến nghị. Trong phần nội dung có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Chương 2: Thực trạng và tình hình hoạt động của Công Ty TNHH Một thành viên Thông Điệp. GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 6 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp Chương 3: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNHH Một thành viên Thông Điệp. Trong điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế cả về thời gian và sự hiểu biết của bản thân, vì vậy bài làm chắc chắn không thể tránh được thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý Thầy cô và các bạn giúp khóa luận được hoàn thiện hơn. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa tiêu thụ hàng hóa 1.1.1.1. Khái niệm Hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa là một khâu vô cùng quan trọng trong chuỗi hoạt động Sản xuất – Lưu thông – Phân phối – Tiêu dùng nó quyết định sự thành công hay thất bại của của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. Tiêu thụ chính là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái hiện vật sang hình thai giá trị “tiền tệ” và hình thành kết quả kinh doanh. Hay nói một cách khác, tiêu thụ là quá trình chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa gắn với phần lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời thu được tiền hoặc giấy chấp nhận thanh toán. Sản phẩm của doanh nghiệp nếu đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ được tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn, nếu có giá thành hạ sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Có nhiều phương thức phổ biến để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; có thể đó là tiêu thụ sản phẩm theo phương thức xuất bán trực tiếp cho khách hàng, cũng có thể là phương thức xuất gửi đại lý bán. Nếu doanh nghiệp xuất theo kiểu bán trực tiếp cho khách hàng, doanh nghiệp có thể bán hàng theo giá trả ngay hay có thể bán theo giá trả góp; doanh nghiệp có thể xuất bán sản phẩm cho khách hàng và thu tiền hay GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 7 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp được khách hàng chấp nhận thanh toán, cũng có thể xuất bán sản phẩm cho khách hàng theo phương thức trao đổi hàng hóa. Doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm theo yêu cầu và thỏa thuận với các tổ chức và các cá nhân khác nhau; cũng có thể cung cấp theo yêu cầu hoặc theo các đơn đặt hàng của nhà nước. Sản phẩm của doanh nghiệp làm ra hầu hết được tiêu thụ trên thị trường, cũng có trường hợp được tiêu dùng nội bộ; dùng làm quà tặng; khuyến mãi không thu tiền; dùng để trả thay lương, thưởng cho người lao động... Sản phẩm của doanh nghiệp có thể được tiêu thụ thị trường nội địa, cũng có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài để mở rộng thị trường. 1.1.1.2. Ý nghĩa Tiêu thụ sản phẩm (hàng hóa) là thực hiện mục đích sản xuất và tiêu dùng, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, vì vậy quá trình tiêu thụ chính là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nó là giai đoạn tái sản xuất, tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ với ngân Sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế, đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống người lao động. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì tiêu thụ không chỉ là việc bán hàng hóa mà nó bao gồm từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức mua và xuất bán hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. 1.1.2. Kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa Phương thức tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng các tài khoản kế toán phản ánh tình hình xuất kho sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời, có tính quyết định đến việc xác định thời thời điểm bán hàng, hình thành doanh thu bán hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận. Hiện nay, các doanh nghiệp thường vận dụng các phương thức bán hàng dưới đây: 1.1.2.1. Bán hàng và kế toán hàng bán theo phương thức gửi hàng đi bán Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng mua bán giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm quy ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 8 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận doanh thu bán hàng. Tài khoản sử dụng: 157 – Hàng gửi đi bán. Nội dung và kết cấu tài khoản 157: Bên nợ ghi: − Trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa gửi bán, kí gửi. − Trị giá lao vụ, dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. − Kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng hóa, thành phẩm gửi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ (phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên có ghi: − Trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa dịch vụ gửi bán đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. − Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ khách hàng trả lại hoặc không chấp nhận. − Kết chuyển trị giá thành phẩm, hàng hóa đã gửi đi chưa được khách hàng thanh toán đầu kỳ (phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư nợ: ghi bên nợ và phản ánh trị giá thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán. Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản: − Chỉ phản ánh vào tài khoản 157 “ Hàng gửi đi bán” trị giá của sản phẩm hàng hóa đã được gửi đi hoặc trị giá dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán ( chưa được ghi nhận là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ) − Hàng hóa trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, kế toán phải mở sổ theo dõi từng loại hàng hóa, từng sản phẩm; từng lần gửi hàng và từng lần được chấp nhận thanh toán ( Hàng hóa, sản phẩm được xác định là tiêu thụ). GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 9 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp − Không phản ánh vào tài khoản này chi phí vận chuyển, bốc xếp, ứng hộ khách hàng... Phương pháp kế toán theo phương thức gửi hàng : − Đối với đơn vị hạch toàn hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: • Căn cứ vào phiếu xuất kho gửi thành phẩm, hàng hóa đi bán hoặc gửi cho các đại lý nhờ bán hộ - kế toán ghi: Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán Có TK 156 – Hàng hóa • Trường hợp DNTM mua hàng gửi đi bán ngay không qua nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán Có TK 331 – Phải trả cho người bán • Căn cứ vào giấy chấp nhận thanh toán hoặc các chứng từ thanh toán tiền của khách hàng, của cơ sở đại lý bán hộ và các chứng từ thanh toán khác, kế toán kết chuyển trị giá vốn của hàng đã bán sang bên nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 157 – Hàng gửi bán • Hàng hóa đã gửi đi hoặc dịch vụ đã thực hiện, khách hàng không chấp nhận, kế toán phản ánh nghiệp vụ nhập lại kho: Nợ TK 156 – Hàng hóa Có TK 157 – Hàng gửi bán − Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: • Đầu kỳ, kết chuyển trị giá thành phẩm gửi đi bán cuối kỳ trước nhưng chưa được chấp nhận thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán có TK 157 – Hàng gửi bán GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 10 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp • Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê thành phẩm gửi đi bán nhưng chưa được xác định là bán, kế toán ghi: Nợ TK 157 – Hàng gửi bán Có TK 632 – Giá vốn hàng bán • Khi xuất kho hàng hóa, kế toán ghi: Nợ TK 157 – Xuất gửi bán Nợ TK 632 – Xuất bán trực tiếp tại kho Có TK 156 – Giá thành thực tế của hàng hóa xuất kho 1.1.2.2. Bán hàng và kế toán hàng bán theo phương thức giao hàng trực tiếp Theo phương thức này, bên khách hàng ủy quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán hoặc giao nhận hàng tay ba (các doanh nghiệp thương mại mua bán thẳng). Người nhận hàng sau khi ký nhận vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hóa được xác định là bán (sở hữu thuộc về khách hàng). Tài khoản sử dụng: 632 – Giá vốn hàng bán Nội dung và kết cấu tài khoản 632: Bên Nợ ghi: − Trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa xuất kho đã được xác định là bán. − Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (Phương pháp kiểm kê định kỳ ở doanh nghiệp sản xuất). − Trị giá vốn thực tế của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành (Phương pháp kiểm kê định kỳ ở DNSX). − Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào giá vốn hàng bán. Bên có ghi: − Kết chuyển trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ hoàn thành vào bên nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 11 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp − Kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên nợ TK 156 – Hàng hóa (Phương pháp kiểm kê định kỳ ở DNSX). Tài khoản 632 không có số dư. Phương pháp xuất kho hàng hóa theo phương thức bán hàng trực tiếp như sau: − Đối với đơn vị hạch toàn hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: • Căn cứ vào phiếu xuất kho, giao hàng trực tiếp cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 156 – Hàng hóa • Trường hợp doanh nghiệp thương mại, dịch vụ mua bán hàng giao tay ba, kế toán ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 331 – Phải trả người bán • Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn thành nhưng không nhập kho mà chuyển bán ngay, kế toán ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang • Cuối kỳ, kết chuyển trị giá vốn hàng xuất kho đã bán vào bên nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 – Giá vốn hàng bán Ngoài ra, các trường hợp bán lẻ hàng hóa, bán hàng trả góp cũng sử dụng tài khoản 632 để phản ánh tình hình giá vốn hàng xuất kho đã bán. − Đối với đơn vị hạch toàn hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: * Đầu kỳ, kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho và gửi bán đại lý, kế toán ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 156 – Trị giá hàng hóa tồn kho đầu kỳ GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 12 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp Có TK 157 – Trị giá thành phẩm gửi bán đại lý đầu kỳ * Xác định và kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm trong kỳ: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 631 – Giá thành sản xuất sản phẩm * Cuối kỳ, kiểm kê xác định giá thành phẩm tồn kho, thành phẩm gửi nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa được chấp nhận thanh toán: Nợ TK 155 – Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ Nợ TK 157 – Giá trị thành phẩm gửi bán đại lý cuối kỳ Có TK 632 – Giá vốn hàng bán * Xác định và kết chuyển giá vốn của thành phẩm tiêu thụ trong kỳ: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh ( Trị giá thành phẩm được xác định là tiêu thụ trong kỳ) Có TK 632 – Giá vốn hàng bán 1.2. Kế toán xác định kết quá hoạt động kinh doanh 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa kết quá kinh doanh 1.2.1.1. Khái niệm Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng (cũng là lợi nhuận) của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số còn lại của doanh thu thuần sau khi trừ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: kết quả của hoạt động sản xuất, chế biến; kết quả hoạt động thương mại; kết quả hoạt động lao vụ, dịch vụ. 1.2.1.2. Ý nghĩa Mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường được quan tâm nhất là kết quả kinh doanh và làm như thế nào để kết quả kinh doanh ngày càng tốt ( tức lợi nhuận mang lại càng nhiều). Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát doanh thu, chi phí và xác định, tính toán kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải biết kinh doanh mặt hàng nào để có kết quả cao GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 13 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp và kinh doanh như thế nào để có hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường cao...nên đầu tư để mở rộng kinh doanh hay chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. Do vậy, việc xác định kết quả kinh doanh là rất quan trọng nhằm cung cấp thông tin trung thực, hợp lý giúp các chủ doanh nghiệp hay giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả tối ưu. 1.2.2. Khái niệm, nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán liên quan đến việc xác định kết quả kinh doanh 1.2.2.1. Khái niệm kế toán a) Khái niệm: Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm - hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất phụ. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Doanh thu Giá vốn Chi phí Chi phí - + + = Lãi thuần hàng bán bán hàng quản lý DN - kết quả hoạt động tài chính là số còn lại của các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính sau khi đã trừ các khoản chi phí hoạt động tài chính như: mua bán chứng khoán, cho vay, góp vốn liên doanh... Chi phí Kết quả hoạt động Thu nhập hoạt = - tài chính tài chính động tài chính - Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác, chi phí khác. Kết quả hoạt động Thu nhập Chi phí = - khác khác khác b) Ý nghĩa: GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 14 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp Sau khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ xong thì thông tin về kết quả tiêu thụ là rất quan trọng. Dựa vào đó doanh nghiệp mới kiểm tra được chi phí, doanh thu và tình hình hoạt động tại đơn vị. Tất cả đều phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Yếu tố được doanh nghiệp quan tâm nhất là kết quả kinh doanh và làm thế nào để kết quả đó mang lại lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy, các nhà quản trị hay giám đốc điều hành phải lựa chọn các phương án, chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận. Điều này không chỉ đòi hỏi ở nhà quản trị có năng lực mà còn phụ thuộc vào các thông tin kế toán được cung cấp đảm bảo tính tin cậy, trung thực và kịp thời. 1.2.2.2. Nguyên tắc kế toán Phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh phải hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động như hoạt động sản xuất, chế biến; hoạt động kinh doanh thương mại; hoạt động dịch vụ; hoạt động tài chính; hoạt động khác. Trong từng loại hoạt động kinh doanh, có thể được hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ,... Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. Sau một kỳ kế toán, cần xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ với yêu cầu chính xác và kịp thời. Chú ý nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán. 1.2.2.3. Nhiệm vụ kế toán Phản ánh và giám đốc tình hình kế hoạch tiêu thụ thành phẩm, tính toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu ( chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước). Theo dõi, phản ánh, kiểm soát chặt chẽ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Ghi nhận đầy đủ, kịp thời vào các GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 15 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp khoản chi phí thu nhập của từng địa điểm kinh doanh, từng mặt hàng, từng hoạt động. Phân tích sự biến động của các khoản giảm trừ doanh thu để đánh giá hiệu quả của các chiến lược đang thực hiện ( chẳng hạn doanh nghiệp áp dụng chính sách chiết khấu thương mại có hiệu quả hay không, có nên thay đổi hay từ bỏ thực hiện chính sách đó); hoặc tìm ra nguyên nhân nhằm giảm thiểu tình trạng phải giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại vì những trường hợp này một mặt làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, mặt khác làm giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Xác định kết quả từng hoạt động trong doanh nghiệp, phản ánh và kiểm tra, giám sát tình hình phân phối kết quả kinh doanh. Xác định đúng số thuế phải nộp cho nhà nước liên quan tới quá trình tiêu thụ thành phẩm và kịp thời thanh toán với ngân sách nhà nước theo quy định của các luật thuế hiện hành. Phản ánh và giám đốc tình hình thu nợ khách hàng về tiền mua hàng; vào thời điểm cuối niên độ kế toán, căn cứ vào tình hình thực tế và chứng cứ thu thập được để lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi; tiến hành xóa sổ các khoản nợ phải thu khó đòi nếu thực tế không thể thu hồi được và theo dõi việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ. Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin liên quan. Định kỳ, tiến hành phân tích kinh tế hoạt động bán hàng, kết quả kinh doanh và tình hình phân phối lợi nhuận. 1.2.3. Nội dung kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 1.2.3.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh a) doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Khái niệm: + Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. + Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là lợi ích kinh tế, không GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 16 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp làm tăng vốn chủ sở hữu nên không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và phản ánh lên sơ đồ tài khoản Kế toán sử dụng TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Doanh thu của giao dịch và cung ứng dịch vụ được xác định khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau: + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó + Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. + Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. + Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. Sơ đồ hạch toán doanh thu cung ứng dịch vụ Tài Khoản 511,512 Tài Khoản 511,512 không có số dư b) Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu bán hàng thuần mà doanh nghiệp thu được có thể thấp hơn doanh thu bán hàng. Doanh thu thuần là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu. GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 17 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: - Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản giảm giá có thể phát sinh trên khối lượng từng lô hàng mà khách hàng đã mua, cũng xó thể phát sinh trên tổng khối lượng hàng mua lũy kế trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào chính sách chiết khấu thương mại của bên bán. Tài khoản sử dụng: 521 “chiết khấu thương mại” Nội dung tài khoản: Bên nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho khách hàng được hưởng. Bên có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 “ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần. - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua cho toàn bộ hay một phần hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Như vậy chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán đều là giảm giá cho người mua, song lại phát sinh trong hai trường hợp khác nhau hoàn toàn. Tài khoản sử dụng: 532 “ giảm giá hàng bán” Nội dung tài khoản: Bên nợ: các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho khách hàng được hưởng. Bên có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần. - Hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết; vi phạm hợp đồng kinh tế; hàng bị mất, kém phẩm chất; không đúng phẩm chất, quy cách. Khi doanh nghiệp ghi nhận trị giá hàng bán bị trả lại cần đồng thời ghi giảm tương ứng trị giá vốn hàng bán trong kỳ. GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
- 18 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp Tài khoản sử dụng: 531 “Hàng bán bị trả lại” Nội dung tài khoản: Bên nợ: Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho khách hàng hoặc tính trừ số tiền khách hàng còn nợ. Bên có: Kết chuyển số hàng bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 “ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần. - Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu và thuế GTGT trực tiếp: là các khoản thuế được xác định trực tiếp trên doanh thu bán hàng theo quy định hiện hành của các luật thuế tùy từng loại mặt hàng khác nhau. Các khoản thuế này tính cho đói tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nên các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hóa đó. 1.2.3.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính a) doanh thu hoạt động tài chính: Khái niệm: doanh thu hoạt động tài chính gồm doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và phản ánh lên sơ đồ tài khoản Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau: + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Sơ đồ tài khoản: Tài khoản 515 - Tiền lãi, cổ tức và lợi - Số thuế GTGT phải nhuận được chia. nộp tính theo phương - Chiết khấu thanh toán pháp trực tiếp (nếu có) được hưởng. - Kết chuyển doanh thu GVHD : - Doanh thu hoạt động tài Học viên : Hoàng KhắạtDuy – tài chính1B ho c động Lớp KT chính khác phát sinh trong kì thuần sang TK 911 Trang 1
- 19 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ b) Chi phí hoạt động tài chính: Là những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính: chi phí vốn vay, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn… Kế toán sử dụng tài khoản 635 – Chi phí tài chính Tài khoản 635 - Chi phí hoạt động tài chính. - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư - Khoản lỗ do thanh lí đầu tư ngắn hạn, chứng khoán. chênh lệch tỷ giá hối đoái, bán ngoại tệ... - Cuối kỳ, kết chuyển vào tài khoản 911- - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng xác định kết quả kinh doanh khoán. - Chi phí chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng. Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ 1.2.3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác a) Doanh thu khác Khái niệm: Doanh thu khác là khoản thu nhập phát sinh không thường xuyên góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, bao gồm: thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp… Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 711 – Doanh thu khác Tài khoản 711 GVHD Số thuế GTGT phải nộp tính theo Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý : Họcphương pháp Khắctiếp (nếLớp KT 1B viên : Hoàng trực Duy – u có) tài sản cố định. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các Trang 1 khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào TK 911.
- 20 Trường Đại học Tây Bắc Luận văn tốt nghiệp Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ b) chi phí khác: Khái niệm: Chi phí khác là những chi phí (bao gồm khoản lỗ) do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước, gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế… Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 811 – Chi phí khác Tài khoản 811 Chi phí thanh lý nhượng bán tài Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các sản cố định. khỏan thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào TK 911. Các khoản chi phí khác. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ 1.2.3.4. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh a) Kế toán giá vốn hàng bán Để xác định đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trước hết cần xác định đúng giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán là giá vốn thực tế xuất kho của số hàng hoá (gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng hoá đã bán ra trong kỳ - đối với DN thương mại, hoặc là giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ - đối với DNSX ) đã xác định là đã tiêu thụ, được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh. GVHD : Học viên : Hoàng Khắc Duy – Lớp KT 1B Trang 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tổng quan về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
76 p | 4242 | 2584
-
Đề tài "kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty công trình đường thủy "
50 p | 1199 | 526
-
Đề tài "Kế toán tiêu thụ thành phẩm và kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp công nghiệp"
26 p | 742 | 255
-
Đề tài hoạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
34 p | 503 | 240
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Kế toán Bán hàng , Thành phẩm và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH VẠN TỒN”
37 p | 336 | 137
-
Đề tài: Kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần Vật Tư Nghiệp Hà Nội
36 p | 604 | 135
-
Đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông 18”
69 p | 414 | 132
-
Đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại DNTN Vạn Thành
62 p | 319 | 119
-
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18
82 p | 243 | 90
-
Đề tài " KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG NHA TRANG "
0 p | 366 | 89
-
Đề tài: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm
114 p | 280 | 85
-
ĐỀ TÀI: " Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần SX-TM Thiên Long "
62 p | 115 | 34
-
Đề tài: " Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty TNHH Trung Tuấn "
79 p | 152 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hiệp Thành
101 p | 133 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco
96 p | 119 | 13
-
Đề tài : “Kế toán thiệt hại trong sản xuất”
32 p | 93 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng
91 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn