![](images/graphics/blank.gif)
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định
lượt xem 92
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định nhằm tìm hiểu công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty, đưa ra những đánh giá và nhận xét về thực tế công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty, đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế thương mại thế giới WTO thì việc cạnh tranh giữa nền kinh tế trong nước các nền kinh tế khác trên thế giới là điều tất yếu. Điều này đ ặt ra cho doanh nghi ệp Việt Nam một câu hỏi lớn là làm sao để sử dụng đồng vốn có hiệu quả nh ất. Trong khi nền kinh tế trong nước còn non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm ở thị tr ường quốc tế thì đây càng là một câu hỏi khó cho những nhà quản lý và những người làm công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Để có được những số liệu phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta không thể không nhắc đến vai trò to lớn của bộ phận kế toán. Thông qua các số liệu do kế toán cung cấp, nhà quản lý sẽ hiểu rõ được thực trạng nguồn vốn công ty từ đó sẽ có những quyết định đầu tư đúng đắn hay những cơ hội kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, việc quản lý vốn bằng tiền sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề rất đáng quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, em quyết định chọn đề tài “Kế toán Vốn bằng tiền” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Đây là dịp để em nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tế nhằm hiểu rõ hơn, tích luỹ kinh nghiệm và bổ sung kiến thức đã học. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích chủ yếu là tìm hiểu công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định. Và từ quá trình nghiên cứu có thể đưa ra những đánh giá và nhận xét về thực tế công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty, đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định. Số liệu nghiên cứu là quý I Năm 2013. Với phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt thời gian: Thời gian thực hiện từ 10/2/2014 đến 04/04/2014. Tập trung nghiên cứu tình hình Công ty qua năm 2013 và thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty tháng 03/2013. Về mặt không gian: Phòng kế toán – tài chính tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sử dụng chứng từ, tài khoản sổ sách để hệ thống hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. - Tham khảo các bài báo cáo, các luận văn trên các trang wed mạng. - Phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, kết hợp với những kiến thức trang bị từ nhà trường nói chung và kiến thức hạch toán kế toán nói riêng, để dựa vào những hóa đơn, chứng từ phát sinh xem cách họach toán thu - chi để từ đó rút ra các kết luận cụ thể hơn, tổng quát hơn. 5. Dự kiến đóng góp của đề tài Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Đ ịnh, em có thể hiểu biết được thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty, từ đó đưa ra những nhận xét và đánh giá cùng với những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn về công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty. 6. Kết cấu của đề tài Nội dung của bài báo cáo gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán Vốn bằng tiền Chương 2: Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định Chương 3: Một số giải pháp góp phần nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định Mặc dù đã rất cố gắng song thời gian thực tập còn ít, khả năng và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em
- rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của Cô giáo cũng như c ủa các anh, chị kế toán trong Công ty và các bạn sinh viên cùng ngành để bài viết của em đ ược hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Quy Nhơn, Ngày 03 tháng 04 năm 2014 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Thanh Nhị
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1.1. Khái niệm về kế toán vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại trực tiếp dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi tại các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển. Với tính thanh khoản cao, vốn bằng tiền được doanh nghiệp dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm, chi phí. 1.1.2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền 1.1.2.1. Đặc điểm của công tác kế toán vốn bằng tiền Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm các loại vật tư hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời kế toán vốn bằng tiền cũng là kết quả của việc mua bán và thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ do vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao, nên nó là đối tượng gian lận và sai sót. Vì vậy việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý thống nhất của Nhà nước. Chẳng hạn: lượng tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không vượt quá mức tồn quỹ của doanh nghiệp và ngân hàng đã thỏa thuận theo hợp đồng thương mại,… 1.1.2.2. Các nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Hoạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị giá là “đồng Việt Nam (VNĐ)” để tổng hợp các loại vốn bằng tiền. Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ các loại tiền đó. Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có và tình hình thu chi toàn các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại
- tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi, từng loại vàng, bạc, đá quý theo số lượng, giá trị, quy cách, độ tuổi, phẩm chất, kích thước,... Nguyên tắc hoạch toán ngoại tệ: nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ của các loại tiền đó. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường liên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ không công bố tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam thì thống nhất quy đổi ra đồng đô la Mỹ (USD). Với vàng, bạc, kim khí quý đá quý thì giá nhập vào trong kỳ được tính theo giá trị thực tế, còn giá xuất trong kỳ đ ược tính theo phương pháp sau: + Phương pháp giá thực tế bình quân bình quân gia quyền giữa giá đầu kỳ và giá các lần nhập trong kỳ + Phương pháp thực tế nhập trước - xuất trước + Phương pháp thực tế nhập sau - xuất trước + Phương pháp thực tế đích danh + Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập Thực hiện đúng các nguyên tắc trên thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt về các loại vốn bằng tiền của mình. Đồng thời doanh nghiệp còn chủ động trong kế hoạch thu chi, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục. 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền Theo dõi phản ánh một cách chính xác, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của từng loại từ vốn bằng tiền. Cung cấp số liệu kịp thời cho công tác kiểm kê lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh tế. Chấp hành các qui định thủ tục trong việc quản lí vốn bằng tiền tại doanh nghiệp.
- - Thông qua việc ghi chép vốn bằng tiền, kế toán thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện các chênh lệch, xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý vốn bằng tiền. - Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ. Kiểm tra thường xuyên, đố i chiếu số liệu của thủ quỹ với kế toán tiền mặt để đảm bảo tính cân đối thống nhất. 1.2. KẾ TOÁN TIỀN MẶT 1.2.1. Khái niệm Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và việc bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện. 1.2.2. Nguyên tắc hạch toán Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không ghi vào bên Nợ tài khoản 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ tài khoản 113 “Tiền đang chuyển”. Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cả nhận ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hằng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và
- sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. 1.2.3. Phương pháp kế toán 1.2.3.1. Chứng từ và sổ sách sử dụng Chứng từ kế toán sử dụng - Phiếu thu (mẫu 01 – TT) - Phiếu chi (mẫu 02 – TT) - Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu 03 – TT) - Giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu 04 – TT) - Giấy đề nghị thanh toán (mẫu 05 – TT) - Biên lai thu tiền (mẫu 06 – TT) - Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (mẫu 07 – TT) - Bảng kiểm kê quỹ dùng cho VND (mẫu 08a – TT) - Bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (mẫu 08b – TT) - Bảng kê chi tiền (mẫu 09 – TT) - Và các chứng từ khác có liên quan,… Sổ sách sử dụng Sổ Nhật ký thu tiền (mẫu S03a1-DN), Sổ Nhật ký chi tiền (mẫu s03a2- DN), Sổ Quỹ tiền mặt S07-DN), Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt (mẫu S07a-DN), Sổ cái (mẫu S03b – DN) và các sổ khác liên quan,… 1.2.3.2. Tài khoản sử dụng Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt” để phản ánh số hiện có và tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ. Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt. - Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm, tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- - Tài khoản 1113 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ. 1.2.3.3. Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ chủ yếu Thu tiền bán hàng nhập quỹ: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111 (1111): Tiền mặt Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT Có TK 333 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111 (1111): Tiền mặt Có TK 511: Doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT Thu tiền mặt từ các hoạt động tài chính, hoạt động khác: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 711: Thu nhập khác Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 515, 711 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: Nợ TK 111 (1111): Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt và nhập quỹ của đơn vị, ghi: Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 131, 136, 141 Nhận ký quỹ, ký cược của đơn vị khác bằng tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Nợ TK 111: Tiền mặt
- Có TK 338 (3388): Nếu ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 344: Nhận thế chấp ký quỹ, ký cược dài hạn Thu hồi các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản ký quỹ, ký cược, hoặc thu hồi các khoản cho vay nhập quỹ tiền mặt, ghi: Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Có TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác Có TK 144: Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn Có TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê: Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 338 (3381): Nếu chưa xác định được nguyên nhân Chi tiền mặt trả lương cho cán bộ công nhân viên: Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 111: Tiền mặt Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 152, 153, 211 Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111 (1111): Tiền mặt + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 152, 153, 211 Có TK 111 (1111): Tiền mặt Nộp tiền mặt vào ngân hàng: Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 111: Tiền mặt Chi tiền mặt tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi công tác, đi mua nguyên vật liệu: Nợ TK 141: Tạm ứng (chi tiết người nhận tạm ứng)
- Có TK 111 (1111): Tiền mặt Chi hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng tiền mặt: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 635, 811: Chi phí tài chính, chi phí khác Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111 (1111): Tiền mặt + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 635, 811: Chi phí tài chính, chi phí khác Có TK 111 (1111): Tiền mặt Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, ghi: Nợ TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Nợ TK 228: Đầu tư dài hạn khác Có TK 111: Tiền mặt Xuất quỹ tiền mặt hoặc vàng bạc, kim khí quý, đá quý mang đi thế chấp, ký cược, ký quỹ: Nợ TK 144: Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn Nợ TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn Có TK 111: Tiền mặt Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, ghi: Nợ TK 311, 315, 331, 333, 334, 336, 338 Có TK 111: Tiền mặt Chi tiền mặt dùng cho quản lý phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 627, 641, 642 Nợ TK 133 ( nếu có) Có TK 111 1.3. KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG 1.3.1. Khái niệm
- Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, Kho bạc, công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không đúng tiền mặt. Lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng (TGNH) được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 1.3.2. Nguyên tắc hạch toán Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng" là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,...) Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 "Phải thu khác" (1388) (Nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 "Phải trả , phải nộp khác" (3388) (Nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ. Ở những đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi. Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. 1.3.3. Phương pháp kế toán 1.3.3.1. Chứng từ sử dụng - Giấy báo Có - Giấy báo Nợ - Bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi…) - Các chứng từ khác liên quan,…
- 1.3.3.2. Tài khoản và sổ sách sử dụng Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng (Kho bạc Nhà nước hay công ty tài chính). Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam. - Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rútt ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại quy đổi ra Đồng Việt Nam. - Tài khoản 1123 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh gia trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào, rút ra, và đang hiện gửi tại Ngân hàng. Sổ sách sử dụng - Sổ Nhật ký thu tiền (mẫu S03a1 – DN) - Sổ Nhật ký chi tiền (mẫu S03a2 – DN) - Sổ tiền gửi ngân hàng (mẫu S08 – DN) - Sổ cái (mẫu S03b – DN) - Và các loại sổ khác liên quan,… 1.3.3.3. Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ chủ yếu Thu tiền bán hàng bằng tiền gửi ngân hàng: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá có thuế GTGT Thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng tiền gửi ngân hàng: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
- Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Có TK 515, 711: Giá chưa có thuế GTGT Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Có TK 515, 711: Giá bao gồm cả thuế GTGT Nộp tiền mặt vào ngân hàng: Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Có TK 111: Tiền mặt Thu hồi các khoản nợ bằng tiền gửi ngân hàng: Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Có TK 131, 136, 138 Nhận vốn, kinh phí được cấp bằng tiền gửi ngân hàng: Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Có TK 411, 461 Nhận ký quỹ, ký cược của đơn vị khác bằng tiền gửi ngân hàng: Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 338 (3388): Nếu ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 344: Nhận thế chấp, ký quỹ, ký cược dài hạn Thu hồi các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản ký quỹ, ký cược, hoặc thu hồi các khoản cho vay bằng tiền gửi ngân hàng, ghi: Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 121, 228, 144, 244 Chi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định bằng tiền gửi ngân hàng: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 152, 153, 211, 213: Giá chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
- + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 152, 153, 211, 213: Giá bao gồm cả thuế GTGT Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: Nợ TK 111 (1111): Tiền mặt Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Chi trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng: Nợ TK 311, 341, 315, 331, 333, 336, 338 Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Chi hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng tiền gửi ngân hàng: + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 635, 811: Chi hoạt động tài chính, chi HĐ khác Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu ra phải nộp (nếu có) Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 635, 811: Chi hoạt động tài chính, HĐ khác Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Dùng tiền gửi ngân hàng mua chứng khoán, ghi: Nợ TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Nợ TK 228: Đầu tư chứng khoán dài hạn Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng Dùng tiền gửi ngân hàng hoặc vàng bạc, kim khí quý, đá quý mang đi thế chấp, ký cược, ký quỹ: Nợ TK 144: Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn Nợ TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng * Lưu ý: Trường hợp có sự sai lệch giữa số liệu của kế toán với số liệu c ủa ngân hàng về số tiền của doanh nghiệp tại ngân hàng phải đối chiếu số liệu đ ể xác minh
- xử lý: Nếu số liệu ngân hàng lớn hơn số liệu kế toán, khi đó kế toán sẽ ghi theo số liệu của ngân hàng. Nợ TK 112: Số chênh lệch tăng Có TK 338 (3388) Khi phát hiện nguyên nhân xử lý: - Xử lý: Nợ TK 338 (3388) Có TK 112: Nếu do ngân hàng ghi thừa Có TK 511, 131, 515, 711, 333: Nếu doanh nghiệp ghi thiếu - Nếu số liệu ngân hàng nhỏ hơn số liệu kế toán: Nợ TK 138 (1388) Có TK 112: Số chênh lệch giảm - Khi tìm ra nguyên nhân xử lý: Nợ TK 511, 131, 635, 333: Nếu do doanh nghiệp ghi thừa Nợ TK 112: Nếu do ngân hàng ghi thiếu Có TK 138 (1388) 1.4. KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN 1.4.1. Khái niệm Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, Kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua b ưu điện để thanh toán nhưng chưa nhận giấy báo của đơn vị thụ hưởng. 1.4.2. Nguyên tắc hoạch toán Kế toán phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện chuyển trả cho các đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để chuyển trả cho các đơn vị khác nhưng chưa nhận giấy báo Nợ, giấy báo Có hay bảng sao kê của ngân hàng. Tiền đang chuyển xảy ra trong các trường hợp cụ thể sau: - Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng.
- - Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác. - Thu tiền bán hàng nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước,… 1.4.3. Phương pháp kế toán 1.4.3.1. Chứng từ sử dụng - Phiếu chi - Giấy nộp tiền - Biên lai thu tiền - Phiếu chuyển tiền - Và các chứng từ khác liên quan,… 1.4.3.2. Tài khoản và sổ sách sử dụng Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tiền đang chuyển. Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển. - Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển. Sổ sách sử dụng - Sổ kế toán tiền đang chuyển - Sổ cái (mẫu S03b – DN) - Và các sổ khác có liên quan,… 1.4.3.3. Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ chủ yếu Thu tiền bán hàng trực tiếp chuyển thẳng vào ngân hàng, chưa nhận đ ược GBC: (Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Nợ TK 113 (1131): Tiền đang chuyển Có TK 511: Doanh thu bán hàng (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 333 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp Khi nhận được GBC của ngân hàng:
- Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Có TK 113 (1131): Tiền đang chuyển Thu tiền nợ người mua chuyển thẳng vào ngân hàng, chưa nhận được GBC: Nợ TK 113 (1131): Tiền đang chuyển Có TK 131: Phải thu khách hàng Khi nhận được GBC của ngân hàng: Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Có TK 113 (1131): Tiền đang chuyển Xuất tiền mặt gửi vào ngân hàng (chưa nhận được GBC): Nợ TK 113 (1131): Tiền đang chuyển Có TK 111 (1111): Tiền mặt Khi nhận được GBC của ngân hàng: Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Có TK 113 (1131): Tiền đang chuyển Làm thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng trả cho người bán: Nợ TK 113 (1131): Tiền đang chuyển Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng Khi nhận được giấy báo của người bán: Nợ TK 331: Phải trả người bán Có TK 113 (1131): Tiền đang chuyển
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC BÌNH ĐỊNH 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 2.1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty Tên công ty : Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định Địa chỉ trụ sở chính : 146 Lý Thái Tổ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Mã số thuế : 4100258955 Điện thoại : 056.3647946 Fax : 056.3847843 Website : www.binhdinhwaco.com.vn 2.1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng Hệ thống cấp nước TP Quy Nhơn được hình thành từ thời Mỹ Thiệu với quy mô nhỏ, sản xuất nước với công nghệ lạc hậu, hệ thống cấp nước có công suất khoảng 2.000m3/ ngày đêm chủ yếu phục vụ cho các trại lính đóng trên địa bàn thị xã Quy Nhơn và một số cơ quan văn phòng của chế độ cũ. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, năm 1976 UBND tỉnh Nghĩa Bình (cũ) nay là tỉnh Bình Định đã ký quyết định thành lập nhà máy nước Quy Nhơn. Nhà máy nước Quy Nhơn là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Sở xây dựng Nghĩa Bình (cũ) nay là
- Sở xây dựng Bình Định. Nhà máy nước Quy Nhơn đã tiến hành cải tạo lại 3 giếng nước tại công ty Thủy Lợi, giếng bơm Bàu Sen và giếng bơm Cây Thị, công suất nước sau khi cải tạo nâng cấp đạt khoảng 5.000m 3/ ngày đêm. Nhưng công suất cấp nước vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân Thị xã Quy Nhơn. Do đó UBND tỉnh Nghĩa Bình (cũ) đã ký quyết định thành lập Ban kiến thiết nhà máy nước Quy Nhơn – Đơn vị trực thuộc Sở xây dựng Nghĩa Bình (cũ) để có thể đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển. * Giai đoạn 1996 – 2005: Tháng 9 năm 1996 Công ty Cấp thoát nước Bình Định được UBND tỉnh quyết định thành lập theo Quyết định số 2312/QĐ-UB, ngày 23/09/1996 đổi tên là Công ty Cấp thoát nước Bình Định. Từ năm 1996 đến năm 2005 Công ty Cấp thoát nước Bình Định đã phát triển và lớn mạnh không ngừng là nhờ thực hiện dự án nâng công suất cấp thoát nước TP Quy Nhơn từ nguồn vốn ODA. * Giai đoạn 2005 – nay: Hiện nay nhờ dự án cấp thoát nước đã hoàn thành vào cuối năm 2005 nâng công suất lên 45.000m3/ ngày đêm và đã ký hợp đồng nước cho 43.824 hộ gia đình và 1.223 cơ quan, xí nghiệp. Tháng 4/2006, Công ty đã tiến hành triển khai dự án cung cấp nước sạch cho 9 thị trấn, thị trấn trong tỉnh gồm: Tuy Phước (huyện Tuy Phước), Bình Đ ịnh, Đ ập Đá, Gò Găng (huyện An Nhơn), Ngô Mây (huyện Phù Cát), Bình Dương (huyện Phù Mỹ), Bồng Sơn, Tam Quan (huyện Hoài Nhơn) và Tăng Bạt Hổ (huyện Hoài Ân). Dự án được đầu tư qua 2 giai đoạn với tổng kinh phí 117 tỷ VNĐ và sẽ cung cấp khoảng 11.000m3/ng.đ cho 16.000 hộ dân của 9 thị trấn, các xã lân cận trong vùng Dự án. Thực hiện ý kiến của UBND tỉnh Bình Định tại quyết định số 270/QĐ- UBND ngày 24/6/2010 về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Công ty Cấp thoát nước Bình Định thành Công ty TNHH một thành viên, từ ngày 01/7/2010 Công ty đã chính thức chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên. Năm 2012, Công ty đã thực hiện xong Dự án đầu tư cải tạo công nghệ và nâng công suất Nhà máy Xử lý nước Phú Tài từ 25.000m3/ng.đ lên 30.000m3/ng.đ, đ ược
- UBND tỉnh Bình Định thống nhất về chủ trương tiến hành triển khai các Dự án: Nâng công suất các nhà máy nước tại thị trấn Bình Dương và Bồng Sơn; Đầu tư mở rộng mạng lưới cấp nước tại 09 thị trấn; Dự án cấp nước Trung tâm gặp gỡ khoa học quốc tế đa ngành tại khu vực 1, phường Ghềnh Ráng, TP-Quy Nhơn; Dự án nâng công suất hệ thống cấp nước TP-Quy Nhơn từ 54.300 lên 80.000m3/ng.đ; Dự án đầu tư xây dựng dịch chuyển 02 tuyến ống D400, D500 nằm trong lòng đường Quốc lộ 1D bằng tuyến ống D700 theo quy hoạch được duyệt. 2.1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty Tính tới thời điểm ngày 31/12/2013, nguồn vốn kinh doanh của công ty là: 439.577.859.979 đồng, Trong đó: - Nợ phải trả: 307.374.551.431 đồng. - Vốn chủ sở hữu: 127.437.242.456 đồng. + Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 94.836.265.806 đồng. Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2013 là: 357 người. Như vậy, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ thì Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định được xếp vào loại doanh nghiệp lớn. 2.1.1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Đ ịnh, đóng góp vào ngân sách qua các năm gần đây Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế, Công ty đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự phát triển c ủa đ ất n ước. Điều đó thể hiện qua các chỉ tiêu đạt được như sau: Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả HĐKD đạt được trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.DT bán hàng và cc dv 77.931.721.211 91.748.929.076 103.155.217.673 2.Các khoản giảm trừ 44.879.595 36.798.255 174.694.695 DT
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Tư vấn Xây dựng và Phát triển nông thôn
45 p |
12519 |
5195
-
Đề tài: Thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương
48 p |
1724 |
686
-
Báo cáo thực tập kế toán: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH MTV Hợp Quốc
59 p |
1457 |
479
-
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Xây Dựng Hà Hùng
81 p |
717 |
382
-
BÁO CÁO THỰC TẬP - Đề tài:" KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU"
47 p |
3425 |
350
-
Luận văn Tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền 2
26 p |
1072 |
185
-
ĐỀ TÀI: " Kế Toán Vốn Bằng Tiền"
48 p |
922 |
170
-
Luận văn: Hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Nhật Anh
51 p |
397 |
137
-
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên
95 p |
244 |
74
-
Luận văn: Hoàn thành công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty CP XD và SX nhôm
137 p |
271 |
66
-
Đề tài: Hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần thương mại xây dựng Sóc Sơn
85 p |
210 |
64
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công ty TNHH Công nghệ Việt Hàn
103 p |
260 |
43
-
Khoá luận tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Công ty TNHH Tỷ Xuân
86 p |
34 |
8
-
Khoá luận tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Công ty Cổ phần In – Bao bì Đồng Tháp
105 p |
19 |
7
-
Khoá luận tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Thuốc lá Cửu Long,
135 p |
46 |
5
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại cảng Tân Thuận
114 p |
10 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải trả, phải nộp tại Công ty TNHH La Vie
152 p |
10 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)