intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống của Hà Tây

Chia sẻ: Nguyen Thi Ngan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

494
lượt xem
110
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghề thủ công truyền thống Việt Nam có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Bàn tay tài hoa của cha ông ta đã ghi dấu ấn trên tất cả các di tích lịch sử, văn hóa qua các triều đại. Cuộc khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đã phát hiện rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm ra cách đây nghìn năm với nghệ thuật tinh xảo tuyệt vời. Hiện nay, nước ta có hàng trăm loại sản phẩm thủ công khác nhau, trong đó nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển hàng trăm năm....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống của Hà Tây

  1. Luận văn Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống của Hà Tây
  2. Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 4 Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 4 1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 4 2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 4 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5 4. Kết cấu đề tài:.............................................................................................................. 5 NỘI DUNG .................................................................................................................... 6 Chương 1: Tổng quan về Hà Tây .................................................................................... 6 1.1 Khái quát chung về Hà Tây........................................................................................ 6 1.2 Khái quát về làng nghề của Hà Tây............................................................................ 7 Chương 2 Một số làng nghề truyền thống của Hà Tây ................................................ 8 2.1 Một số làng nghề truyền thống của Hà Tây ................................................................ 9 2.2 Đặc điểm các làng nghề truyền thống của Hà tây ..................................................... 24 Chương 3 Giá trị bảo tồn và tầm quan trọng của làng nghề ..................................... 28 3.1 Giá trị kinh tế......................................................................................................... 28 3.1.1 Giá trị dân sinh .................................................................................................... 28 3.1.2 Giá trị phát triển du lịch làng nghề ..................................................................... 28 3.2. Hướng phát triển và tầm quan trọng của làng nghề ........................................... 30 3.2.2 Về nguyên vật liệu cho các làng nghề.................................................................. 30 3.2.3 Về đào tạo nhân lực trong làng nghề .................................................................. 30 3.2.4 Về vốn cho sản xuất-kinh doanh ở làng nghề ..................................................... 30 3.2.5 Về tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề ...................................... 31
  3. 3.2.6 Về các hình thức tổ chức sản xuất-kinh doanh ở làng nghề ............................... 31 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 32 Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 34
  4. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề truyền thống là loại hình sản xuất có mặt hầu hết ở mọi địa phương, gắn bó và có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, lao động của người dân. Làng nghề đã góp phần vào sự phát triển của kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị. Với hy vọng góp phần nhỏ bé và sự phát triển của làng nghề truyền thống nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng ở Hà Tây tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát các làng nghề truyền thống của Hà Tây”. Đây là vấn đề quan trọng trong phát triển làng nghề việc nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn lớn không chỉ cho việc phát triển làng nghề ở Hà Tây. 1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống những lý luận nghiên cứu về phát triển bền vững và phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam. - Tìm hiểu các làng nghề truyền thống của Hà Tây, từ đó để thấy được thực trạng và phát triển làng nghề. 2. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các lý luận và thực tiễn phát triển các làng nghề truyền thống. - Phạm vi nghiên cứu là các làng nghề truyền thống của Hà Tây.
  5. 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các tài liệu sẵn có (sách tham khảo, báo, tạp chí, các trang web điện tử). - Thu thập thực tế tại làng nghề. - Phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê. - Phương pháp đối chiếu. 4. Kết cấu đề tài: Gồm 3 chương: - Chương 1: Khái quát chung về Hà Tây - Chương 2: Một số làng nghề truyền thống của Hà Tây - Chương 3:Đặc điểm của làng nghề truyền thống - Ngoài ra còn có phần mở đầu, mục lục và kết luận và tài liệu tham khảo.
  6. NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về Hà Tây 1.1 Khái quát chung về Hà Tây 1.1.1 Địa lí và dân cư Tỉnh Hà Tây thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây giáp tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, phía đông giáp Hà Nội, Hưng Yên, phía nam giáp Hà Nam. Địa hình của tỉnh tương đối đa dạng bao gồm đồi, núi và đồng bằng. Hà Tây có diện tích là 2192 km, với dân số là 2452500 (theo năm 2002). Hà Tây là vùng đất trú nhự của một số dân tộc Việt, Mường, Tày Dao. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp lý tưởng cho phát triển du lịch. Chính vì vậy mà Hà Tây đã dần định hình một thương hiệu du lịch làng nghề nổi tiếng ở trong nước và ngoài nước. 1.1.2 Dân cư
  7. Hà Tây có khoảng 2,47 triệu người với mật độ dân số 1.126 người/km² (2003). Thành phần dân số: Nông thôn: 91%, Thành thị: 9%. Thành phần dân tộc: Kinh, Mường, trong đó người kinh chiếm đa số. 1.2 Khái quát về làng nghề của Hà Tây Hiện nay, Hà Tây có 1.160 làng có nghề thủ công, trong đó 201 làng đã được tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề với nhiều nghề truyền thống có giá trị với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài - Duyên Thái, tiện gỗ - Nhị Khê, thêu - Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá. Đặc biệt có một làng nghề mộc mỹ nghệ rất sầm uất là Làng nghề mộc truyền thống Đại Nghiệp v.v. Đến với Hà Tây ngoài việc tìm hiểu quy trình kỹ thuật làm ra các sản phẩm, khách được thâm nhập vào cuộc sống cộng đồng ở nông thôn, lựa chọn, mua các mặt hàng thủ công giá cả vừa phải, thưởng ngoạn cảnh quan với vẻ đẹp đặc trưng của làng quê Bắc Bộ và nhiều sinh hoạt dân gian phong phú, sôi động. Hà Tây được mệnh danh là cửa ngõ của Thủ đô mà nhạc sĩ Nhật Lai đã dành cho Hà Tây những gì đẹp nhất trên những dòng nhạc bay bổng, sâu lắng, chữ tình. Cả bài hát đã nói lên gần hết những địa danh, làng nghề và con người quê lụa. Bài hát ra đời khi Không quân Hoa Kỳ tăng cường đánh phá miền Bắc Việt Nam với ca từ đẹp, giai điệu mượt mà đã trở nên nổi tiếng: “Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh. Trời đất Hà Tây tay em dệt lụa. Sữa trắng Ba Vì, thóc vàng khu Cháy. Hồn thơ Nguyễn Trãi dệt thành vần. Sông Tích sông Đà giăng lụa mênh mông. Đan Phượng ơi! Quê hương
  8. người gái đảm. Đồng hợp tác xanh tươi cấy cầy thẳng tắp. Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc. Hà Tây ! Cửa ngõ Thủ Đô! Áo giáp chở che ngàn năm bền vững. Ngăn bầy giặc Mỹ vẫn đục bầu trời. Hà Tây ! Vọng gác Thủ Đô! Cô gái Suối Hai chàng trai Cầu Giẽ. Giữ lấy màu xanh biếc cho tấm lụa thanh thiên. Hà Tây...” Chương 2 Một số làng nghề truyền thống của Hà Tây Nghề thủ công truyền thống Việt Nam có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Bàn tay tài hoa của cha ông ta đã ghi dấu ấn trên tất cả các di tích lịch sử, văn hóa qua các triều đại. Cuộc khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đã phát hiện rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm ra cách đây nghìn năm với nghệ thuật tinh xảo tuyệt vời. Hiện nay, nước ta có hàng trăm loại sản phẩm thủ công khác nhau, trong đó nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển hàng trăm năm. Thí dụ: Tơ lụa Hà Ðông có nghìn năm lịch sử, mây tre đan Phú Vinh (Hà Tây) có từ hơn 700 năm, gốm Bát Tràng (Hà Nội) có lịch sử gần 500 năm... Thời hiện đại, khi vật liệu xây dựng, đồ dùng trong gia đình được sản xuất bằng máy móc, được nhập khẩu nhiều thì sản phẩm thủ công khó tiêu thụ, nhiều nghề thủ công tưởng như thất truyền. Nhưng nhiều làng nghề, nhiều nghệ nhân đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, lao động hết sức mình với ý thức quý trọng, giữ gìn nghề truyền thống của cha ông để lại. Tôi
  9. xin ghi lại những nét văn hóa của một số làng nghề truyền thống của Hà Tây. 2.1 Một số làng nghề truyền thống của Hà Tây Hà Tây là địa phương nổi tiếng bởi “đất trăm nghề”, hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề của tỉnh Hà Tây thực sự có lợi thế so sánh để phát triển xuất khẩu. Những lợi thế so sánh của hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề của Việt Nam đều hiện diện ở Hà Tây. Qua việc khảo sát các làng nghề của vùng đất được mệnh danh là đất trăm nghề này. Tôi xin lấy một số làng nghề đại diện tiêu biểu cho các làng nghề truyền thống của Hà Tây. 2.1.1 Làng nghề thêu Quất Động Có những tác phẩm không được vẽ lên từ sơn dầu, bột màu, không được khắc hoạ qua chổi lông, bút vẽ mà được hình thành từ cây kim sợi chỉ. Đó là những bức tranh thêu tay Việt Nam, những tác phẩm đặc sắc của người phụ nữ Việt Nam được sáng tạo bằng đôi bàn tay khéo léo. Không biết nghề thêu có từ bao giờ, chỉ biết rằng năm 40 sau Công nguyên trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lá cờ thêu 6 chữ vàng “ trả thù nhà, đền nợ nước” tung bay đã làm quân thù hồn xiêu phách lạc. Nghề thêu cho đến nay vẫn chỉ được coi là một nghề phụ, một công việc nội trợ của người phụ nữ Việt Nam.
  10. Về bản chất nghệ thuật thêu tay là vô cùng tinh tế. Ông tổ của nghề là Lê Công Hành (1606-1661). Ông có tên là thật là Trần Quốc Khái, vốn dòng họ Mạc, đỗ tiến sĩ vào đời Lê Chân Tông, là viên quan thượng thư triều Lê, cũng là người trong làng. Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, ông được vua Lê Thái Tổ cử làm người dẫn đầu sứ đoàn sang Trung Quốc. Trong thời gian này, ông học được cách làm lọng và nghề thêu truyền thống rất đặc sắc của Trung Hoa. Sau khi về nước, ông đã đem những kiến thức mình học được dạy cho dân làng Quất Động về cách làm lọng, thêu thùa, pha từng đường kim mũi chỉ theo cách của người Bắc Kinh.Hằng năm, ngày 12 tháng 6 âm lịch, dân làng 5 xã lại tổ chức lễ tế tổ trưởng để tưởng nhớ công đức của ông. Hơn 300 năm qua, nghề thêu đã phát triển rộng khắp với sức sống mãnh liệt, người làm nghề đã kéo nhau lập thành những phố nghề. Giờ đây đến Quất Động - quê hương của nghề thêu truyền thống với hàng trăm cơ sở tư nhân, quy mô từ vài chục đến hàng trăm cây kim. Người thợ thêu Quất Động không chỉ là những người thợ cần cù, tỉ mỉ mà họ còn là những người nghệ sỹ thực sự. Ngoài nghề thêu tay, làng Quất Động và những làng lân cận vẫn còn giữ cả nghề thêu ren. Ban đầu, làng thêu chủ yếu phục vụ cung đình và các nhà quyền quý, đền chùa và phường tuồng. Kỹ thuật thêu cũng đơn giản, dùng năm màu chỉ: vàng, đỏ, tím, xanh, lục. Các loại hình thêu và kỹ thuật thêu lúc này còn thô sơ, đơn giản, chủ yếu là câu đối, trướng, nghi môn treo ở đình chùa. Theo thời gian, nghề thêu càng phát triển và kỹ thuật thêu càng tinh tế, khéo léo hơn với thêu trắng, thêu màu nổi, thêu cuốn và thêu kim tuyến. Các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa như thêu long phụng, uyên ương hồ điệp... đã được đông đảo các tầng lớp quí tộc vua quan ưa chuộng. Không những
  11. thế, chúng còn theo chân các lái buôn sang biên giới các nước láng giềng như Lào, Thái Lan… như một sứ giả của văn hóa Việt Nam tại đất bạn. Người thợ thêu Quất Động không chỉ là những người thợ cần cù, tỉ mỉ mà họ còn là những người nghệ sỹ thực sự. Công cụ dùng trong nghề thêu khá đơn giản. Các thợ thêu chỉ sử dụng một số thứ vật liệu ở mức tối thiểu: - Kim thêu - Khung thêu các cỡ, kiểu tròn và kiểu chữ nhật - Kéo, thước, bút lông, phấn mỡ - Chỉ thêu các màu - Vải thêu (vải trắng, sa tanh, lụa...) Các nhóm hàng truyền thống như: câu đối, nghi môn, tàn lọng, cờ, biển, trướng, các loại trang phục sân khấu cổ truyền, các đồ gia dụng như chăn, ga, gối, nệm, khăn trải bàn, khăn ăn… đến các sản phẩm cao cấp như áo thêu, tranh thêu… những sản phẩm của Quất Động đều chứa chan tinh túy đất Việt, tạo nên vẻ đẹp thuần khiết, tinh tế mà hiện đại thu hút rất nhiều khách hàng gần xa. Với đôi bàn tay khéo léo và bộ óc sáng tạo của người thợ thêu, người Quất Động đã làm ra nhiều sản phẩm, từ các mẫu truyền thống đến các mẫu hiện đại. Hàng thêu Quất Động đã từng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, hiện nay vẫn chiếm được cảm tình và tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước. Chỉ bằng những đường chỉ thêu mà họ đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo vừa mang tính dân tộc vừa mang tính hiện đại
  12. Ở Hà Nội có những gia đình nguyên gốc là người Thường Tín – Hà Tây ra lập nghiệp ở Thăng Long có nghề thêu nhiều đời ở Hà Nội. Gia đình bà Tân M ỹ ở phố Hàng Gai là một trong những gia đình đã nổi tiếng với nghề thêu tay và những sản phẩm thêu tay đạt trình độ tinh xảo. Khi các vua triều Nguyễn lập kinh đô ở xứ đàng trong thì một số nghề thủ công kinh Bắc cũng được hội tụ và phát triển ở Huế. Nghề thêu vào đến thời kỳ này đã phát triển hơn cả về kỹ thuật và độ tinh xảo. Thời gian này tất nhiên thêu vẫn phục vụ chủ yếu cho nhu cầu đời sống của vua chúa cung đ ình Ngày nay, hòa cùng dòng chảy của thời gian, những đường kim, mũi chỉ tinh hoa đã trở thành niềm tự hào của biết bao thế hệ dân làng Quất Động, để làng nghề của họ đi vào ca dao: “Hỡi cô mà thắt bao xanh Có về Quất Động với anh thì về Quất Động anh đã có nghề Thêu gà thêu vịt, thêu huê trên cành Thêu cả tranh sơn thủy hữu tình Thêu cả tranh ảnh của mình, của ta” 2.1.2 Làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa Từ xa xưa, người Việt Nam đã biết sử dụng mây, tre làm nhà để ở, làm công cụ lao động, làm những chiếc thuyền nan, thuyền thúng vượt biển, những mảnh bè vượt sông... mây, tre còn được sử dụng để làm
  13. các vật dụng trong gia đình, làm đồ lưu niệm, nhạc cụ... và ngày nay còn trở thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị. Trên cả nước không ở đâu có nghề mây tre đan phát triển mạnh như Hà Tây. Mười tám làng nghề truyền thống mây, tre, giang đan, với nhiều cái tên quen thuộc như Phú Vinh, Trường Yên, Ninh Sở, Bình Phú… góp phần làm rạng danh nghề thủ công truyền thống này của Việt Nam. Ở huyện Chương Mỹ (Hà Tây) có làng Phú Vinh nổi tiếng về nghề mây từ lâu đời. Nhân dân ta xưa nay đều coi đất Phú Vinh là "xứ Mây", là quê hương của mây đan với những sản phẩm mỹ nghệ bằng mây đạt tới tỉnh cao nghệ thuật tạo hình dân gian của Việt Nam. Người Phú Vinh cha truyền con nối, đến nay đã sáng tạo được 180 mẫu hàng, xuất khẩu là chủ yếu gồm đủ mọi thứ: đĩa mây, lẵng mây, làn mây, chậu mây, bát mây... * Đĩa mây: gồm đĩa tròn, đĩa bát giác, đĩa rua miệng, đĩa vuông, đĩa chữ nhật, đĩa bán nguyệt, đĩa vỏ dưa, đĩa hoa muống, đĩa lót tròn... * Bát mây: có bát răng cưa, bát rua miệng, bát trơn mộc, bát đáy dày...
  14. * Chậu mây: có chậu đứng cong, chậu thắt suốt, chậu thau... * Lẵng mây: lẵng xách tay, lẵng bán nguyệt, lẵng quai chai... * Làn mây: làn viên trụ, làn chữ nhật, làn kép, làn đơn... Để hiểu rõ những kỳ công của quá trình làm ra sản phẩm mây đan, chúng ta hãy tìm hiểu về cây mây, kỹ thuật chế biến mây và bàn tay tài khéo của người thợ thủ công mà tiêu biểu là người thợ mây Phú Vinh. Cây mây lớn rất chậm, mỗi năm nó chỉ dài thêm ra được 1 mét, khi dài tới 5 mét thì phải thu hoạch. Cây mây non hoặc già quá chất lượng đều kém. Muốn cây mây thẳng, khi trồng phải đặt rễ mây cho thẳng. Rễ dài đến đâu cũng phải đào hố trồng sâu đến đấy để đặt rễ cho thẳng.Kinh nghiệm cho thấy, khi đặt rễ thẳng như thế, dù cây mây có leo, có cuốn xoắn vào cây khác thì khi chẻ sợi mây cũng cứ thẳng, không bị vặn.sự cẩn thận, cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu. Đối với mặt hàng này nguyên liệu chính là cây song, cây mây. Cây mây phải chọn cây có gióng đều, thông thường phải đạt độ dài năm mét, khi chẻ và đan mới dễ dàng. Tuy nhiên, cây mây lớn rất chậm, mỗi năm chỉ dài được một mét. Như vậy, mỗi cây mây từ ngày trồng đến ngày thu hoạch phải mất tới năm năm. Cây mây non hay già thì chất lượng đều kém. Cây non quá, sản phẩm dễ bị mốc, khi chẻ mây dễ bị ọp còn cây già quá khi chẻ dễ bị xơ, đan sẽ không đẹp. Mây và tre đều là loại cây có chất đường nên dễ bị mọt ăn, chính vì vậy khâu xử lý nguyên liệu cũng hết sức quan trọng. Mây tre mua về sau khi lựa chọn được đem đi sấy. Ở làng nghề, dân làng sử dụng phương pháp thủ công sấy mây tre trong lò kín, phương pháp này giúp loại bỏ lượng đường trong nguyên liệu, sản phẩm không bị mối mọt mà lại có độ bền chắc. Khi sấy, khói nhiều quá hay ít quá mây cũng bị đỏ, nếu làm đúng kỹ thuật mây tre được sấy sẽ có độ trắng sáng đẹp mắt.
  15. Sau đó, mây sẽ được đem ra chẻ thành các nan mỏng. Chẻ nan mây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người thợ có tay nghề cao. Tùy theo từng sản phẩm mà người thợ có cách chẻ nan riêng, sợi nan lúc thì chẻ thành từng ống tròn, lúc chẻ thành bẩy hoặc chín nan mỏng. Đối với kỹ thuật chẻ nhiều nan mỏng đều tay thì phải người thợ có kinh nghiệm mới làm được. Thân cây mây là thân tròn, phía bên trong lại có lõi nên chẻ không khéo sẽ bị lạng chỗ dầy, chỗ mỏng. Với cách chẻ lột, người thợ sẽ có cách lấy được cả phần cật và lõi của cây mây. Người thợ khi làm phải bảo vệ ngón tay cái và ngón trỏ bằng vải bọc vì sợi mây tuy mềm mại nhưng sau khi chẻ nhỏ lại có cạnh rất sắc. Sau công đoạn chẻ, các nan được đem chuốt để có những sợi mây mượt mà, phẳng bóng. Bàn chuốt được người làng nghề tự tạo nên hết sức đơn giản, chỉ bao gồm một tấm sắt tây, đục nhiều lỗ kích thước khác nhau được kẹp bằng bốn đoạn tre. Mây sau khi chuốt được phơi ngoài nắng cho thật khô, để nước trong sợi mây thoát hết ra ngoài. Nan mây chưa khô tới thì nước da bị úa, mà khô kiệt quá thì nước da mất vẻ óng mềm. Do đó, phơi sấy mây đòi hỏi phải đúng kỹ thuật, không thể sao nhãng và phải liên tục săn sóc. Mây phơi khô lại tiếp tục được nhúng vào nước rồi đem đi sấy thêm một lần nữa. Mục đích của việc nhúng nước này là làm cho sợi mây có độ dẻo, tiếp tục cho vào sấy sẽ khiến sợi mây dẻo và mềm hơn. Để cho sản phẩm có độ đa dạng về mầu sắc, người làng nghề Phú Vinh còn có bí quyết tạo mầu riêng. Các nan mây sau khi chẻ, phơi khô, sấy sẽ được nhúng vào các chậu lá cây sòi băm nhỏ đã được nấu sôi. Sợi nan được nhúng vào nước khoảng 15-20 lần sau đó phơi trong nắng cho khô. Các nan nhúng nước sồi sẽ có mầu vàng đều. Muốn mầu đen óng ả, các nan mây được đem ngâm bùn ao từ ba đến năm ngày.
  16. Đây là cách tạo mầu hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất giúp cho sản phẩm mây tre đan của Phú Vinh luôn là những sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe người sử dụng và có độ bền mầu cao tới 30-40 năm. Nói tóm lại mỗi nghề lại có một kĩ thuật làm riêng mà không nghề nào giống nghề nào. Cũng như vậy nghề đan cũng có khuôn mực của nó. Ấy là phương pháp và nguyên tắc kỹ thuật đan, cài. Dù là thợ hay nghệ nhân, không ai có thể vượt ra ngoài khuôn mực ấy. Chẳng hạn khi đan cái dần, cái sàng, cái thúng, cái nia bằng tre, đã đan lóng mốt thì chỉ được bắt nan lóng mốt, đan lóng đôi chỉ được bắt đều lóng đôi. Nếu bắt sang lóng ba, lóng t ư là lỗi ngay. Trong nghề đan mây cũng thế, khi đan chân dung, đã bắt 5 thì phải đè 5 - bắt 6 hoặc 4 đều lỗi... chính từ bí mật của kỹ thuật này sau những suy nghĩ tìm tòi và thử nghiệm công phu trong lĩnh vực tạo kiểu dáng mà hàng loạt mẫu hàng mới khác chưa phải đã là những sáng tạo cuối cùng của nghề mây tre đan Phú Nghĩa. 2.1.3 Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc “Chiếu Nga Sơn, Gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” (Thơ Tố Hữu) “The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng
  17. Lụa Vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên” (ca dao) Tỉnh Hà Tây từ xa xưa vẫn có câu “Bảy làng La, ba làng Mỗ”, đều làm nghề dệt lụa. Cho nên, có người gọi đây là quê lụa. Có người quá yêu mến, gọi đây là “xứ lụa”. Tuy vậy, lụa Hà Đông nổi tiếng nhất vẫn là lụa Vạn Phúc. Người ta gọi là lụa Hà Đông, chính là lụa Vạn Phúc. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen, cạnh cây đa cổ thụ, buổi chiều vẫn họp chợ trước đình. Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống. “Lụa Hà Đông” cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Ăn, ở, mặc…là những nhu cầu vật chất cơ bản của xã hội loài người nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam có nhiều vị tổ nghề thủ công truyền thống, nhưng không ai không biết đến công chúa Thiều Hoa, người được tôn vinh là Bà tổ nghề dệt lụa - một nghề truyền thống có lịch sử lâu đời gắn bó mật thiết với người phụ nữ Việt Nam. Người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay có câu “Người đẹp vì lụa…”, vải lụa là một sản phẩm văn hóa bản địa của Việt Nam có giá trị từ trong lịch sử đến ngày nay. Vải lụa đã đi vào ca dao Việt Nam: “Lụa này là lụa Cổ Đô
  18. Chính tông lụa cống, các cô ưa dùng” Truyện kể rằng công chúa là người hiền lành, xinh đẹp nhưng lại không chịu lấy chồng. Nàng từ chối ý định gả chồng của vua cha và sang sống ở trang trại khác. Nàng có biệt tài nói chuyện với chim và bướm mỗi khi vào rừng chơi. Một lần nói chuyện với bướm nâu, biết bướm nâu chỉ ăn một thứ lá dâu để đẻ ra trứng rồi nở thành sâu, nhả ra sợi vàng. Bướm đưa Thiều Hoa ra bãi dâu ven sông thấy hàng ngàn con sâu đang làm kén. Thiều Hoa xin bướm giống trứng và sâu ấy cũng như hỏi bướm cách kéo tơ rồi tìm cách đan chúng thành những mảnh, tấm nõn nà vàng tươi. Nàng đặt tên cho những tấm sợi ấy là lụa. Chính cái tên Thiều Hoa gọi bướm là ngài và giống sâu cho sợi ấy là tằm còn gọi đến ngày nay. Nghề dệt lụa cũng có từ buổi ấy và gắn với truyền thuyết về một nàng công chúa xinh đẹp, một trong những vị tổ nghề quan trọng đặt nền tảng cho một giá trị văn hoá vật chất có sức sống lâu bền đến nay và là niềm tự hào của người Việt. Cùng với sự ra đời của nhiều giá trị văn hoá khác trong lịch sử dân tộc, lụa Cổ Đô gắn với bà tổ nghề là Công chúa con Vua Hùng Vương thứ 6 - Công chúa Thiều Hoa. Các triều đại Vua Hùng gắn
  19. với buổi bình minh lập nước của lịch sử Việt Nam Sau kỳ tích ấy Thiều Hoa đem truyền dạy cho mọi người trồng dâu, chăn tằm, kéo sợi, dệt lụa. Tấm lụa đầu tiên nàng đem tặng Vua cha. Hùng Vương khen ngợi con gái yêu và truyền cho dân chúng theo đó mà dệt lụa. Dân làng Cổ Đô, Vân Sa…rất nổi tiếng về nghề dệt lụa và nhiều làng tôn Thiều Hoa làm tổ sư nghề dệt lụa, làm thành hoàng làng của mình. Từ bao đời nay, nghề dệt lụa đã trở thành nghề truyền thống của làng Vạn Phúc. Lụa Vạn phúc không giống bất kỳ một loại lụa nào được dệt ở những nơi khác bởi chất liệu mượt mà, mềm mại và độ tinh xảo trong từng đường tơ, từng hoạ tiết trang trí. Chính vì thế lụa Vạn Phúc không chỉ là đặc sản của làng mà còn là một thứ quà quý, một thứ đặc sản truyền thống của người Việt Nam. Theo truyền thuyết và người dân làng Vạn phúc kể lại thì Tổ nghề nghề dệt lụa Vạn Phúc là bà Lã Thị Nga. Bà sống vào thế kỷ thứ 7, thứ 8 khi nước nhà bị đô hộ. Bà Lã Thị Nga, con một gia đình hào phú ở Cao Bằng, một lần theo chồng là Cao Biền đi kinh lý tới Ấp Vạn Bảo, thấy đất đai thơ mộng, bà xin ở lại ấp dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt cửi, mang lại nghề dệt lụa cho dân Vạn Phúc. Trong hậu cung của đ ình làng nơi thờ bà họ Lã hiện nay vẫn bày các thúng sơn, thước sơn, kéo bằng sắt, vạch bằng ngà là những đồ dùng của thợ may. Bà là thành hoàng làng Vạn Phúc. Dân làng vẫn lấy ngày sinh của bà là 10 tháng 8 âm và ngày mất là 25 tháng chạp để tế lễ và giỗ tổ.
  20. Từ lâu, âm thanh từ những khung cửi, từ tiếng thoi đưa rộn ràng, khoan thai, dìu dặt đã trở thành nhịp điệu cuộc sống nơi đây. Cùng tiếng thoi đưa, những nghệ nhân đã tạo ra sản phẩm nổi tiếng: lụa hàng vân, gấm hoa ngũ sắc…Thoạt đầu là những khung dệt thô sơ, giản đơn ban đầu như khung “con cò”, rồi khung “chân dậm tay thoi”, khung “tay giật, thoi lao”, đến nay đã có nhiều khung dệt khác nhau, mỗi khung cho một sản phẩm mặt hàng lụa khác nhau: hàng trơn, hàng khổ rộng, hàng tơ tằm nguyên chất, hàng Vân… để cho ra các sản phẩm với nhiều chất liệu khác nhau như lụa thường, ngang xe, hay dọc tơ chập, ngang tơ chập, dọc tơ xe… Người dệt dùng những ngón tay thanh mảnh lao chiếc thoi qua khung dệt. Rồi đến chiếc khung dùng sợi dây để giật cho con thoi lao qua; Và đến chiếc khung cài hoa cải tiến, gồm 2 người, người dệt ngồi dưới, và một người nữa ngồi trên nóc khung, dùng tay lồng từng sợi tơ để tết thành hoa. Rồi đến chiếc khung hôm nay, có hàng nghìn que kim tự động, cài đủ các loại hoa theo ý con người. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng, trước hết là lụa Vân. Vân nghĩa là mây. Có mây trên lụa, nhìn lụa như thấy có mây. Đây là một kỹ thuật tinh tế, mà trước kia chỉ làng Vạn Phúc mới dệt được, cả nước ta không đâu dệt nổi. Lụa là thứ mượt mà, mà lại nổi vân là khó lắm Trong các mặt hàng lụa ở Vạn Phúc, có lẽ lụa sa tanh là mặt hàng sang trọng nhất, cao cấp nhất. Cũng là tơ lụa, nhưng khi đã trở thành lụa sa tanh, bỗng trở nên cao quý đặc biệt. Lụa sa tanh có chất lấp lánh như thuỷ tinh. Hoa hướng dương, hoa triện viền quanh mặt lụa, càng làm cho lụa sa tanh trở thành quý phẩm. Ta có cảm giác rằng, nếu lụa sa tanh được trang trí trong nội thất ở một nhà nào đó, khi có một người khách lạ đến và được ngồi vào trong ngôi nhà đó, người khách sẽ ngạc nhiên và nghĩ rằng, sao cuộc đời lại có thể đẹp và hạnh phúc đến chừng này. Người làng Vạn Phúc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2