1<br />
<br />
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1. Lý do hình thành đề tài:<br />
Sức khoẻ là một vấn đề rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số,<br />
nó là một trong chiến lược phát triển con người ở mỗi quốc gia trên Thế giới. Theo<br />
Tổ chức Y tế Thế Giới “Sức khoẻ không chỉ là trạng thái không bệnh không tật mà<br />
còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về các mặt cơ thể, tâm thần và xã hội”. Sức<br />
khoẻ giúp con người làm việc tốt và chủ động tham gia vào các hoạt động đời sống<br />
kinh tế xã hội, cộng đồng. Vì vậy, muốn phát triển đất nước, trước hết phải quan<br />
tâm tới yếu tố sức khỏe, lấy con người làm trung tâm.<br />
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật đã kéo theo những<br />
biến đổi về mặt văn hóa xã hội làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ tinh thần giữa<br />
người và người. Do vậy, sức khỏe tâm thần đang ngày càng trở thành vấn đề quan<br />
trọng hơn trong xã hội hiện đại.<br />
Theo kết quả điều tra dịch tễ học năm 2001 của các chuyên gia về tâm thần<br />
Việt Nam, chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần thường gặp là: tâm thần phân liệt, trầm<br />
cảm, động kinh, rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ ở người già, loạn thần sau chấn thương<br />
sọ não, chậm phát triển tâm thần, rối loạn tâm thần do rượu, rối loạn hành vi ở thanh<br />
thiếu niên, rối loạn tâm thần do ma túy đã có 14.9% dân số mắc bệnh này.[7]<br />
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ngành y tế<br />
đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nói chung<br />
và chăm sóc sức khoẻ tâm thần nói riêng cho nhân dân. Nghị Quyết 46-NQ-TW<br />
ngày 23-02-2005 của Bộ Chính Trị đã nhấn mạnh cần đổi mới và hoàn thiện hệ<br />
thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển. Củng cố và hoàn thiện hệ<br />
thống y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ nhằm tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày<br />
càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.[4]<br />
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã và đang đi sâu vào nhận<br />
thức của mọi người. Người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe tâm thần của<br />
<br />
2<br />
<br />
mình nhiều hơn, không chỉ dừng lại ở việc khám chữa bệnh mà đã nâng lên một bậc<br />
đó là phòng bệnh. Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương II là đơn vị đầu tiên của<br />
ngành y tế Đồng Nai thực hiện nghị định 43/CP của Chính Phủ, được giao quyền tự<br />
chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Bệnh viện đã quán triệt nắm rõ 2<br />
mục tiêu và 3 giải pháp của Nghị định để thay đổi tư duy: Từ hình thức phục vụ<br />
chuyển sang hình thức cung cấp dịch vụ.[3]<br />
Số người tìm đến Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương II với mục đích kiểm<br />
tra sức khỏe định kì hay tầm soát một số bệnh ngày một tăng, các hoạt động nhằm<br />
nâng cao hiểu biết của người dân về các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng được thực<br />
hiện nhiều hơn.<br />
Trong khi nhu cầu của người dân và xã hội ngày càng tăng lên thì ngành y tế<br />
nước ta vẫn chưa theo kịp đà phát triển của xã hội, đặc biệt là việc nâng cao chất<br />
lượng khám chữa bệnh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần:<br />
- Nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe tâm thần thiếu trầm trọng do những<br />
mặc cảm xã hội, nhân viên y tế không thoải mái trong quản lý người bệnh tâm thần.<br />
- Nhiều người dân được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần<br />
nhưng lại không thể trả được mức chi phí y tế cơ bản.<br />
- Việc lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần vào chăm sóc sức khỏe<br />
tâm thần chưa được triển khai mạnh.<br />
Việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và<br />
tác động đến sự hài lòng của người bệnh khi đến với bệnh viện sẽ giúp ban lãnh đạo<br />
bệnh viện có những giải pháp đúng đắn để nâng cao: hiệu quả về kinh tế, hiệu quả<br />
về xã hội và hiệu quả chất lượng điều trị. Đây cũng là lý do tác giả mạnh dạn chọn<br />
đề tài “Khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh tại Bệnh Viện Tâm Thần<br />
Trung Ương II” để nghiên cứu.<br />
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu:<br />
Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như<br />
hàng hoá nhưng phi vật chất. Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là<br />
sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức<br />
khoẻ...và mang lại lợi nhuận.<br />
<br />
3<br />
<br />
Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung<br />
ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở<br />
hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật<br />
chất.<br />
Còn các nhà khoa học về nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống lại có những quan<br />
điểm như sau:<br />
Theo quan niệm của Mác: “Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của mỗi con<br />
người trong những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và phát triển của<br />
mình”.<br />
Theo quan điểm A.Maslow nhu cầu được chia thành 5 loại xếp heo thang<br />
bậc từ thấp đến cao.[15]<br />
+ Nhu cầu vật chất (sinh lý): thức ăn, không khí, nước uống...<br />
+ Nhu cầu an toàn (bảo vệ): nhà ở, việc làm, sức khoẻ...<br />
+ Nhu cầu giao tiếp xã hội: tình thương yêu, được hoà nhập….<br />
+ Nhu cầu được tôn trọng: Được chấp nhận có một vị trí trong một nhóm<br />
người...<br />
+ Nhu cầu tự khẳng định mình: Nhu cầu hoàn thiện, được thể hiện khả năng<br />
và tiềm lực của mình.<br />
Dịch vụ xã hội là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa<br />
- hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy<br />
khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội. Đối với lĩnh vực y tế dịch vụ bao gồm các<br />
hình thức khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng về thể chất cũng như<br />
tinh thần cho các đối tượng người bệnh. Để đáp ứng sự hài lòng của người bệnh<br />
cần phải luôn quan tâm đến các nhu cầu của người bệnh trong từng giai đoạn từ<br />
khâu phòng bệnh, khám bệnh cho đến chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng.<br />
[16]<br />
3. Mục tiêu nghiên cứu:<br />
- Xác định các mong muốn của người bệnh khi khám và chữa bệnh tại Bệnh<br />
Viện Tâm Thần Trung Ương II.<br />
<br />
4<br />
<br />
- Xây dựng mô hình nghiên cứu đo lường sự hài lòng của người bệnh dựa<br />
trên việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người bệnh.<br />
- Đánh giá thực trạng mức độ hài lòng của người bệnh khi khám và chữa<br />
bệnh tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương II.<br />
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao sự hài lòng của người<br />
bệnh khi khám chữa bệnh tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương II.<br />
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:<br />
Đề tài giúp đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh khi khám và chữa bệnh<br />
tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương II. Kết quả của việc khảo sát này sẽ giúp cho<br />
bệnh viện có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng<br />
người bệnh, những gì người bệnh đã hài lòng hoặc chưa hài lòng, từ đó ban quản lí<br />
bệnh viện sẽ tập trung tốt hơn trong việc hoạch định, cải thiện chất lượng phục vụ<br />
để từng bước tạo dựng được sự an tâm, tin tưởng nơi người bệnh. Đồng thời cũng<br />
đáp ứng được 3 mục tiêu mà NĐ 43/CP đã đề ra đó là mang lại lợi ích cho Nhà<br />
nước, lợi ích cá nhân và lợi ích cho người bệnh.<br />
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:<br />
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mức độ hài lòng của người bệnh với<br />
dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Về không gian: Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương II.<br />
+ Về thời gian: Tiến hành khảo sát từ 1/7/ 2010 đến 31/10/2010.<br />
6. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp:<br />
- Thu thập số liệu để có căn cứ trong việc nghiên cứu, đánh giá rút ra những<br />
kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người bệnh<br />
tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương II.<br />
- Phương pháp thống kê: Xử lí các số liệu thu thập được theo thuật toán<br />
thống kê (phần mềm SPSS 15), kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach<br />
Alpha, phân tích EFA, phân tích hồi quy tuyến tính.<br />
7. Kết cấu của đề tài:<br />
<br />
5<br />
<br />
Ngoài các phần tổng quan đề tài nghiên cứu, danh mục, kết luận, tài liệu<br />
tham khảo, phụ lục, bài nghiên cứu khoa học này được chia thành 3 chương với nội<br />
dung như sau:<br />
Chương 1: Cở sở lý luận.<br />
Chương 2: Thực trạng mức độ hài lòng của người bệnh tại Bệnh viện<br />
Tâm Thần Trung Ương II.<br />
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của người bệnh<br />
tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương II.<br />
<br />