intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài khoa học: Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ ở Việt Nam trong giai đoạn 1997-2012

Chia sẻ: Nguyên Khê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

260
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài khoa học "Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ ở Việt Nam trong giai đoạn 1997-2012" trình bày nội dung gồm có 5 chương: chương 1 giới thiệu về bài nghiên cứu, chương 2 xem xét các nghiên cứu trước đây, chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, chương 4 là kết quả, chương 5 đưa ra một số kết luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài khoa học: Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ ở Việt Nam trong giai đoạn 1997-2012

Mã số: 27<br /> MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ LỆ LẠM PHÁT, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHI TIÊU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1997-2012<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài nghiên cứu này nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chi tiêu chính phủ được tách thành chi thường xuyên và chi phát triển. Bài nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian trong giai đoạn 1997-2012. Các công cụ kinh tế như kiểm định nghiệm đơn vị ADF, mô hình ARDL, kiểm định đồng liên kết và quan hệ nhân quả Granger được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ đó. Các kết quả thu được bằng cách áp dụng các công cụ kinh tế cho thấy có một mối quan hệ dài hạn giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ. Trong ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát không tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng chi tiêu chính phủ thì có. Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả cho thấy có quan hệ nhân quả hai chiều giữa tỷ lệ lạm phát và chi phát triển và có mối quan hệ nhân quả một chiều giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát, giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế, giữa chi tiêu chính phủ và tỷ lệ lạm phát.<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Chương 1. Giới thiệu....................................................................................... 5 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 5 1.2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................... 5 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 5 1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................. 5 1.5. Kết cấu đề tài ......................................................................................... 6 Chương 2. Các nghiên cứu trước đây ............................................................ 6 2.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế .............................. 6 2.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ ............... 7 2.3. Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và lạm phát ................................ 8 Chương 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 9 3.1. Dữ liệu................................................................................................... 9 3.2. Mô hình ................................................................................................. 9 3.3. Đo lường các biến ............................................................................... 10 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................... 10 Chương 4. Kết quả ........................................................................................ 11 Chương 5. Kết luận ....................................................................................... 17 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 19 Phụ lục ........................................................................................................... 21 Phụ lục 1: Dữ liệu thu thập ....................................................................... 21 Phụ lục 2: Dữ liệu thô ............................................................................... 22 Phụ lục 3: Dữ liệu chạy mô hình............................................................... 23<br /> <br /> Phụ lục 4: Kiểm định nghiệm đơn vị ......................................................... 24 Phụ lục 5: Ước lượng mô hình .................................................................. 30 Phụ lục 6: Ước lượng ECM ....................................................................... 32 Phụ lục 7: Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư ........................................... 34 Phụ lục 8: Kiểm định Breusch-Godfery Langrage Multiplier ................... 38<br /> <br /> 5<br /> <br /> Chương 1. Giới thiệu 1.1. Lý do chọn đề tài Lạm phát có vai trò rất quan trọng trong điều hành chính sách kinh tế của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trong những năm qua, lạm phát luôn là yếu tố căn bản tác động đến hiệu quả điều hành chính sách kinh tế. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là chủ đề nghiên cứu sâu rộng trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chính thức nào về mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ. Vì vậy, bài nghiên cứu này được thực hiện để bổ sung cho các nghiên cứu trước đó về lạm phát ở Việt Nam. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu đi tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi sau:  Thứ nhất: Tỷ lệ lạm phát và chi tiêu chính phủ có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không?  Thứ hai: Giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ có một mối quan hệ nào hay không, nếu có thì quan hệ như thế nào? 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu là bổ sung cho các nghiên cứu thực nghiệm về lạm phát ở Việt Nam. Cụ thể là :  Đo lường mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và biến tăng trưởng kinh tế;  Đo lường mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và biến tổng chi tiêu chính;  Đo lường mối quan hệ giữa biến tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và chi tiêu chính phủ, trong đó chi tiêu chính phủ được tách thành chi thường xuyên và chi phát triển;  Nghiên cứu hướng của mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ. 1.4. Ý nghĩa của đề tài Kết quả từ các mô hình trong bài nghiên cứu đều hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả của các chính sách hiện tại cũng như việc phân tích các chính sách mới về kinh tế của đất nước.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0