Đề tài khoa học: Nghiên cứu đổi năm gốc so sánh 1994 sang năm 2005 của một số chỉ tiêu trong thống kê tài khoản quốc gia
lượt xem 5
download
Nội dung chính của đề tài trình bày phương pháp luận tính chuyển một số chỉ tiêu thuộc thống kê tài khoản quốc gia từ giá thực tế về giá so sánh năm gốc và từ một năm gốc sang một năm gốc khác. Thực trạng về việc chuyển đổi năm gốc so sánh và tính theo giá so sánh đối với một số chỉ tiêu trong thống kê tài khoản quốc gia.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài khoa học: Nghiên cứu đổi năm gốc so sánh 1994 sang năm 2005 của một số chỉ tiêu trong thống kê tài khoản quốc gia
- ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 2.1.7-TC06 NGHIÊN CỨU ĐỔI NĂM GỐC SO SÁNH 1994 SANG NĂM GỐC SO SÁNH 2005 CỦA MỘT SỐ CHỈ TIÊU THUỘC THỐNG KÊ TÀI KHOẢN QUỐC GIA 1. Cấp đề tài : Tổng cục 2. Thời gian nghiên cứu : 2006 3. Đơn vị chủ trì : Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia 4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Bùi Bá Cƣờng 6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: CN. Nguyễn Thị Mai Hạnh CN. Nguyễn Văn Minh CN. Hoàng Phƣơng Tần CN. Lƣu Văn Vĩnh PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc CN. Vũ Văn Tuấn ThS. Phạm Đình Thúy CN. Nguyễn Văn Nông ThS. Nguyễn Văn Đoàn CN. Nguyễn Đức Thắng CN. Phạm Đình Hàn CN. Nguyễn Kim Anh CN. Bùi Trinh CN. Nguyễn Thị Hƣơng 8. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,51 / Xếp loại: Khá 70
- PHẦN I PHƢƠNG PHÁP LUẬN TÍNH CHUYỂN MỘT SỐ CHỈ TIÊU THUỘC THỐNG KÊ TÀI KHOẢN QUỐC GIA TỪ GIÁ THỰC TẾ VỀ GIÁ SO SÁNH NĂM GỐC VÀ TỪ MỘT NĂM GỐC SANG MỘT NĂM GỐC KHÁC 1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển đổi các chỉ tiêu kinh tế thuộc TKQG giữa các năm gốc với nhau Để so sánh các chỉ tiêu giá trị giữa các năm gốc với nhau, cần phải quan tâm và giải quyết các vấn đề giữa các năm gốc sau: - Biến động về ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế - Thay đổi về phƣơng pháp tính và nguồn số liệu để tính các chỉ tiêu giá trị - Biến động về giá cả và biên soạn chỉ số giá a. Biến động về ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế Biến động về ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế là những thay đổi liên quan đến thay đổi các bảng phân ngành kinh tế, phân ngành sản phẩm và loại hình kinh tế. b. Thay đổi phương pháp đánh giá đối với từng chỉ tiêu giá trị cụ thể, tức là thay đổi phương pháp hạch toán, phương pháp tính đi liền với thay đổi với đơn vị thu thập số liệu - Đối với các chỉ tiêu tính theo giá thực tế khi thay đổi nguyên tắc tính đối với các chỉ tiêu giá trị sẽ cho tốc độ tăng trƣởng hoặc cơ cấu ngành sản phẩm khác nhau, thể hiện ở các thay đổi: + Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá nào: giá cơ bản, giá sản xuất hay giá sử dụng cuối cùng? + Thông tin để tính giá trị sản xuất từ tiêu thụ sản phẩm, theo chi phí tạo ra sản phẩm, tính trực tiếp từ khối lƣợng sản xuất nhân (x) với đơn giá bình quân của sản phẩm, hay tính từ phân tích luồng sản phẩm? + Tính giá trị sản xuất theo đơn vị cơ sở, theo doanh nghiệp hay theo một ngành kinh tế? + Tính giá trị sản xuất theo nguyên tắc “chuyển giao quyền sở hữu” hay nguyên tắc “thực thanh, thực chi”. Tính giá trị sản xuất cho loại sản phẩm hàng hoá (có bán trên thị trƣờng) hay sản phẩm phi thị trƣờng? - Đối với các chỉ tiêu tính theo giá so sánh: 71
- Áp dụng phƣơng pháp nào trong 3 phƣơng pháp sau: + Phƣơng pháp giảm phát + Phƣơng pháp chỉ số khối lƣợng + Phƣơng pháp xác định giá trị trực tiếp từ giá và lƣợng của từng loại sản phẩm. Áp dụng phƣơng pháp khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. c. Biến động về giá cả và biên soạn chỉ số giá Sự biến động về giá cả và áp dụng phƣơng pháp tính chỉ số giá phụ thuộc vào: + Mức độ chi tiết, đầy đủ trong lập danh mục về khối lƣợng và đơn giá của từng nhóm sảm phẩm giữa các năm gốc + Áp dụng phƣơng pháp (công thức) để tính chỉ số giá giữa các năm gốc + Mức độ chi tiết và phạm vi trong xây dựng quyền số dùng để tính chỉ số giá giữa các năm gốc + Thay đổi chất lƣợng sản phẩm sản xuất trong từng thời kỳ áp dụng năm gốc phản ánh qua khối lƣợng sản phẩm của từng thời kỳ đƣợc đề cập và đƣợc xử lý đến đâu? + Mức độ chi tiết, đầy đủ của hệ thống chỉ số giá: chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá đầu vào, chỉ số giá xuất nhập khẩu, …? Để có thể so sánh chuỗi số liệu giá trị theo thời gian về cùng một năm gốc, cần hạn chế hoặc loại bỏ những ảnh hƣởng của những nhân tố đã nêu ở trên, tức là: - Phải đƣa về cùng một phân loại mà năm 2005 đang sử dụng. - Phƣơng pháp tính từng chỉ tiêu giá trị theo giá thực tế, theo giá so sánh ở các thời kỳ có năm gốc khác nhau phải áp dụng cùng nguyên tắc và phƣơng pháp, tức là nguyên tắc và phƣơng pháp đo lƣờng của năm 2005. - Áp dụng cùng một phƣơng pháp để loại trừ sự biến động về giá cả. 2. Lý luận chung để chuyển đổi giá năm gốc và chuyển giá thực tế về giá so sánh Căn cứ để chuyển đổi năm gốc so sánh xét về mặt kinh tế, do có sự thay đổi nhiều về cơ cấu kinh tế của năm hiện hành so với năm đƣợc chọn làm gốc. Theo thời gian, do phát triển kinh tế, các sản phẩm sản xuất ra, do yêu cầu của sử dụng... luôn biến động, giá cả các sản phẩm của năm hiện hành 72
- quá chênh lệch so với giá cả của năm gốc, cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, của các sản phẩm dùng làm quyền số để tính chỉ số giá của năm đƣợc chọn làm gốc có nhiều biến động, năm hiện hành càng xa với năm gốc đã chọn nếu tiếp tục dùng năm gốc sẽ không phản ánh đúng thực chất phát triển của nền kinh tế. Đối với một đất nƣớc, khi công tác kế hoạch hoá có vai trò cực kỳ quan trọng để hoạch định chính sách trong điều hành và quản lý nền kinh tế thì năm đƣợc chọn làm gốc để thay cho năm gốc cũ thƣờng là năm có nền kinh tế ổn định và là năm đầu của một kỳ kế hoạch trung và dài hạn. Nếu nền kinh tế phát triển ổn định, thông thƣờng khoảng 10 đến 15 năm sẽ thay đổi năm gốc so sánh. Song đối với một đất nƣớc đang phát triển và nhất là đất nƣớc chuyển đổi (từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng), thông thƣờng 5 đến 10 năm phải thay đổi năm gốc so sánh. 2.1. Chuyển đổi giá năm gốc Khi nói đến giá là nói đến giá của sản phẩm, nhƣ vậy ý niệm về giá tƣơng ứng với giá trị sản xuất; điều này rất quan trọng khi tính toán giá của một nhóm sản phẩm, vì khi tính giá theo nhóm sản phẩm phải cần đến giá trị sản xuất để làm quyền số, do đó khi đề cập đến giá của một nhóm mặt hàng nào đó có nghĩa đã là giá bình quân gia quyền theo giá của các mặt hàng chi tiết hơn, khi các nhóm sản phẩm càng đƣợc gộp lớn thì giá của nhóm sản phẩm gộp càng xa với giá của hàng hoá chi tiết trong đó. Tƣơng tự nhƣ vậy, chỉ số giá là chỉ số giá của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, chỉ số giá có thể là chỉ số giá của năm sau so với năm trƣớc hoặc của một năm so với một năm cố định nào đó (thƣờng đƣợc gọi là năm gốc), có thể dễ dàng nhận thấy chỉ số giá của một năm nào đó so với năm gốc là chỉ số giá bình quân của nhiều hoặc rất nhiều loại hàng hoá khác nhau nằm trong nhóm sản phẩm đang đƣợc khảo sát về giá. Trong một nền kinh tế đặc biệt đối với những nƣớc đang phát triển các sản phẩm luôn luôn thay đổi, một số sản phẩm mới xuất hiện và một số sản phẩm khác mất đi, nên năm khảo sát mà quá xa năm gốc sẽ không thể tính đƣợc chỉ số giá của năm khảo sát so với năm gốc do quyền số các mặt hàng (mới xuất hiện hoặc mất đi) thay đổi; đấy là lý do chủ yếu dẫn đến việc phải thay đổi năm gốc. 2.2. Chuyển giá thực tế về giá so sánh Để tính đƣợc tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất (GO) và GDP cần phải tính đƣợc GO và GDP theo giá so sánh - điều này có nghĩa cần loại trừ 73
- biến động của yếu tố giá cả qua các năm. Qua đó có thể nhận thấy việc chọn năm gốc là rất quan trọng. Việc tính chuyển chỉ tiêu GDP về giá năm gốc (GDP theo giá so sánh) cần phải đƣợc tiến hành qua những tính toán trung gian và phƣơng pháp cơ bản đƣợc cả thế giới áp dụng là sử dụng bảng I/O (Input - Output table) hoặc bảng Nguồn và sử dụng (Supply and Use tables - S.U.T) của năm gốc để tính chuyển GDP của các năm sau đó về năm có bảng S.U.T. Nhƣ vậy một vấn đề rất quan trọng là năm gốc phải là năm có bảng S.U.T hoăc bảng I/O. Giá trị sản xuất của ngành sản phẩm nào đó theo giá thực tế chia cho chỉ số giá của nhóm ngành tƣơng ứng là giá trị sản xuất của ngành sản phẩm đó theo giá so sánh năm gốc, vì vậy một vấn đề rất quan trọng cần xác định giá của giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất có thể xác định theo 3 loại giá: giá sử dụng cuối cùng, giá ngƣời sản xuất và giá cơ bản. Nhƣ vậy cần xác định giá gì của giá trị sản xuất để áp dụng các chỉ số giá tƣơng ứng? Hiện nay ở Việt Nam, chỉ tiêu GDP theo giá so sánh đƣợc tính theo hai phƣơng pháp: phƣơng pháp sản xuất và phƣơng pháp sử dụng cuối cùng. Theo phƣơng pháp sản xuất GDP đƣợc tính bằng tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Việc tính toán này đƣợc thực hiện một cách khoa học trong mối quan hệ tổng thể về cung, cầu hàng hóa và các ảnh hƣởng của sự tác động kinh tế liên ngành dựa trên những điều kiện nhất định. Điều kiện quan trọng để thực hiện đƣợc phƣơng pháp xác định chỉ tiêu GDP theo giá so sánh trong mối quan hệ liên ngành này là cần phải có bảng Nguồn và Sử dụng (bảng S.U.T) và một hệ thống chỉ số giá tƣơng ứng. Chỉ tiêu GDP theo giá so sánh đƣợc ƣớc tính dựa vào bảng SUT cho phép phản ánh đƣợc đúng đắn tốc độ tăng trƣởng không chỉ trên toàn bộ nền kinh tế mà còn cho thấy những đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế của từng ngành kinh tế cụ thể. Đồng thời, cùng với việc sử dụng bảng SUT và một số chỉ số giá phù hợp có thể kiểm tra, đánh giá đƣợc kết quả tính toán chỉ tiêu GDP theo phƣơng pháp sản xuất qua việc so sánh kết quả tính toán chỉ tiêu này theo phƣơng pháp sử dụng cuối cùng (hoặc phƣơng pháp phân phối). 3. Phƣơng pháp tính chuyển GDP từ giá thực tế về giá so sánh 3.1. Giới thiệu về bảng nguồn và sử dụng (S.U.T) Cấu trúc tổng quát của hệ thống này nhƣ sau: 74
- Sơ đồ 1: Ngành kinh tế Ngành sản phẩm Sử dụng cuối cùng Ngành kinh tế Bảng nguồn Ngành sản phẩm Ma trận chi phí Sử dụng cuối trung gian của cùng bảng sử dụng Giá trị tăng thêm - Bảng nguồn, theo dòng mô tả chi tiết nguồn sản phẩm do sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu tạo nên, theo cột mô tả các sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong mỗi ngành. - Bảng sử dụng mô tả chi tiết luồng sản phẩm đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất theo ngành kinh tế nhƣ: cho tiêu dùng trung gian, cho tích luỹ tài sản, cho tiêu dùng cuối cùng và cho xuất khẩu (theo dòng). Bảng sử dụng cũng mô tả tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thu nhập (theo cột). Trong sơ đồ 1, tổng theo cột bằng tổng theo dòng. Sau đây là cấu tạo chi tiết bảng nguồn và sử dụng: a. Bảng nguồn Bảng nguồn dạng rút gọn Tổng nguồn Nhập Tổng Thuế sản Phí Tổng từ sản xuất khẩu nguồn (giá phẩm lƣu nguồn theo N1 N2 … Nm trong nƣớc (giá cif) cơ bản) thông giá SDCC 1 2 … m A B C D E F SP1 SP2 … Xij Ai SPn Tổng Gj GTSX theo giá cơ bản (G) Trong đó: - i 1, n : là số ngành sản phẩm - j 1, m : là số ngành kinh tế 75
- - Xij là lƣợng sản phẩm i do ngành kinh tế j sản xuất ra - Xác định các phần tử Xij từ biểu điều tra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị điều tra. Sau khi đã làm đầy ma trận Xij, nếu gọi Ai là các phần tử của cột tổng nguồn từ sản xuất hoặc tổng sản phẩm loại i đƣợc sản xuất ra trong nƣớc và Gj là các phần tử của dòng tổng giá trị sản xuất theo giá cơ bản, hoặc giá trị sản xuất của ngành kinh tế j, ta có: n Ai X ij (1) j 1 m Gj X ij (2) i 1` Nhƣ vậy tổng giá trị của từng sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong nƣớc và tổng giá trị sản xuất của từng ngành kinh tế (theo giá cơ bản) đƣợc tính theo công thức (1) và (2). - Từ kết quả điều tra về hàng hoá nhập khẩu xác định đƣợc các phần tử của cột B. - Các phần tử của cột C “Tổng nguồn theo giá cơ bản” sẽ đƣợc tính toán theo công thức sau: Ci = Ai + Bi ( i 1, n ) - Thuế sản phẩm ở cột D hàm ý bao gồm thuế đối với sản phẩm trong nƣớc và thuế nhập khẩu. Số liệu này thu thập từ Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính. - Số liệu về phí lƣu thông ở cột E lấy từ tổng hợp và xử lý kết quả điều tra. - Tổng nguồn theo giá sử dụng cuối cùng bao gồm cả phí lƣu thông và thuế hàng hoá nên các giá trị của cột tổng nguồn theo giá sử dụng cuối cùng đƣợc tính theo công thức: Fi = Ci + Di + Ei ( i 1, n ) Nhƣ vậy ta đã tính toán đƣợc toàn bộ các chỉ tiêu cơ bản của bảng nguồn theo công thức và qui trình nhƣ trên. b. Bảng sử dụng Bảng sử dụng rút gọn 76
- Tiêu dùng trung gian Nhu cầu cuối cùng Tổng Xuất nguồn Tổng sử khẩu theo giá N1 N2 … Nm dụng cho TDCC TLTS (giá SDCC sx Fob) 1 2 … m H I G K L Chi SP1 phí trung SP2 gian … Xij Hi SPn Giá trị Thu của NLĐ tăng K/hao thêm Tdƣ sx Tổng GTSX theo giá cơ bản Trong đó: Nj là ký hiệu của ngành kinh tế (theo cột) với j 1, m SPi là ngành sản phẩm (theo dòng) với i 1, n Xij là lƣợng sản phẩm i dùng cho tiêu dùng trung gian của ngành kinh tế j. - Xij xác định đƣợc từ việc xử lý kết quả biểu điều tra “kết quả sản xuất” và biểu “chi phí sản xuất” của ngành kinh tế. - Tổng giá trị sản phẩm dùng cho sản xuất (Hi) đƣợc xác định theo công thức: m Hi xij j 1 Các phần tử của cột I, K đƣợc xác định từ xử lý kết quả điều tra tiêu dùng và xuất khẩu chi tiết theo từng sản phẩm. Cột G phản ánh tích lũy của các loại sản phẩm sản xuất ra trong năm và thƣờng đƣợc coi là phần để kiểm tra sự cân đối giữa nguồn và sử dụng sản phẩm. Các giá trị Ki ở cột K là giá trị xuất khẩu của các sản phẩm và đƣợc tính theo giá Fob. Các giá trị Li ở cột L là tổng sử dụng sản phẩm theo giá sử dụng cuối cùng. Sau khi bảng nguồn và bảng sử dụng đã đƣợc lập ta luôn có mối quan hệ sau: Ei = Li 3.2. Các ứng dụng của bảng nguồn và sử dụng a. Ứng dụng để lập bảng IO: Bảng nguồn và sử dụng đƣợc ứng dụng nhƣ một bƣớc trung gian trong quá trình lập bảng IO. 77
- b. Một ứng dụng rất quan trọng trong việc lập bảng nguồn và sử dụng đó là để cân đối và xác minh lại các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ GDP (theo 3 loại giá), tiêu dùng, tích luỹ và xuất, nhập khẩu. Một trong những chỉ tiêu này đƣợc ƣớc tính không chính xác sẽ dẫn đến rất khó khăn trong cân đối nguồn và sử dụng (cân đối SUT). c. Tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị sản xuất của các ngành có thể đƣợc sử dụng để ƣớc tính giá trị tăng thêm hàng năm và hàng quí và từ đó tính đƣợc GDP. d. Ứng dụng để tính chuyển giá trị sản xuất theo ngành kinh tế về giá trị sản xuất theo ngành sản phẩm. Giá trị sản xuất thông thƣờng đƣợc các Vụ thống kê chuyên ngành tính theo ngành kinh tế, do đó việc sử dụng bảng nguồn để tính chuyển giá trị sản xuất từ ngành kinh tế sang ngành sản phẩm là rất hữu ích cho việc tính chuyển đổi giá. e. Ứng dụng trong việc tính chuyển GDP về giá so sánh: ứng dụng này đƣợc hầu hết các nƣớc trên thế giới áp dụng. PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ VIỆC CHUYỂN ĐỔI NĂM GỐC SO SÁNH VÀ TÍNH THEO GIÁ SO SÁNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG THỐNG KÊ TÀI KHOẢN QUỐC GIA I. Sơ lƣợc về bảng giá cố định và chọn các năm gốc so sánh đối với một số chỉ tiêu trong thống kê TKQG 1. Năm gốc so sánh và bảng giá cố định Từ khi thành lập ngành Thống kê đến nay, ở Việt Nam đã áp dụng hai phƣơng pháp hạch toán kinh tế quốc gia để phản ánh quá trình tái sản xuất xã hội, đó là hệ thống bảng kinh tế quốc dân (MPS) và Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) và đã 6 lần thay đổi năm gốc so sánh đối với một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của hai phƣơng pháp kể trên, đó là các năm gốc 1958, 1961, 1970, 1982, 1989 và 1994. Cho đến năm 1994, năm đƣợc chọn làm gốc để so sánh trong công tác thống kê Việt Nam là năm lập bảng giá cố định. Bảng giá cố định đầu tiên của Việt Nam là bảng giá cố định 1958, bảng giá cố định hiện nay đang còn áp dụng là bảng giá cố định 1994. Cho đến nay, về cơ bản các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thuộc MPS và SNA tính theo giá so sánh bằng “phƣơng pháp xác định trực tiếp từ giá và lƣợng của từng loại sản phẩm”, tức là chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá so sánh đƣợc tính 78
- bằng cách lấy khối lƣợng sản phẩm của năm cần tính nhân (x) với đơn giá sản phẩm của năm gốc. Đây cũng là căn cứ cơ bản để lập bảng giá cố định. Nguyên tắc xác định giá cố định là: + Xác định giá cố định của một hàng hoá hoặc dịch vụ phải căn cứ vào giá tiêu thụ phổ biến của cơ sở sản xuất kinh doanh, đó là giá bán buôn. + Giá bình quân theo không gian: Trong bảng giá cố định, mỗi danh điểm sản phẩm có qui cách, phẩm chất giống nhau, dù sản xuất ở các vùng khác nhau, với công nghệ khác nhau hoặc do các thành phần kinh tế khác nhau, cũng chỉ có một mức giá, đó là giá bình quân gia quyền các mức giá cá biệt của danh điểm đó. + Giá bình quân và giá riêng biệt: đối với loại sản phẩm có nhiều qui cách, chủng loại khác nhau và đã xây dựng mức giá cụ thể cho từng qui cách, chủng loại thì cũng phải xây dựng mức giá bình quân cho toàn bộ sản phẩm đó. Mức giá bình quân dùng để tính giá cố định của toàn bộ sản phẩm chỉ biết số lƣợng chung của toàn bộ sản phẩm mà không biết số lƣợng của từng qui cách, chủng loại sản phẩm. 2. Bảng giá cố định năm 1994 II. Thực trạng tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của hệ thống tài khoản quốc gia theo giá so sánh năm 1994 1. Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá so sánh Cho đến nay khi tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá so sánh của từng ngành kinh tế đƣợc chia làm hai khối: a. Khối áp dụng bảng giá cố định Mặc dù bảng giá cố định năm 1994 không chỉ lập cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp mà còn lập cho các sản phẩm của ngành xây dựng, khách sạn nhà hàng, vận tải, bƣu điện và y tế, song trong thực tế bảng giá cố định năm 1994 chỉ đƣợc áp dụng để tính chỉ tiêu giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, sản xuất điện, ga và cung cấp nƣớc bằng “phƣơng pháp xác định giá trị trực tiếp từ giá và lƣợng của từng loại sản phẩm”. GOt,o = ∑ qti poi Trong đó: GO t,o = Giá trị sản xuất của năm t theo giá năm gốc Poi = Giá năm gốc của nhóm sản phẩm i 79
- qti = Khối lƣợng của nhóm sản phẩm i của năm t. b. Khối áp dụng chỉ số giá Cho đến nay, phƣơng pháp giảm phát dùng để tính giá trị sản xuất theo giá so sánh riêng rẽ cho từng ngành nhƣ ngành xây dựng và 14 ngành dịch vụ còn lại, bằng cách lấy giá trị sản xuất theo giá thực tế của năm cần tính chia cho chỉ số giá phù hợp (PPI, CPI, chỉ số giá bán vật tƣ, chỉ số giá xuất, nhập khẩu): GOt,o = GOtt / Itp,o Trong đó: GOt,o = Giá trị sản xuất năm t theo giá so sánh GOtt = Giá trị sản xuất năm t theo giá thực tế Itp,o = Chỉ số giá của năm t so với năm gốc 2. Tính chỉ tiêu GDP theo giá so sánh - Phƣơng pháp sản xuất GDP theo giá thực tế và giá so sánh đƣợc tính theo công thức sau: n n GOi - IC i TNK GDP = i 1 + (1) i 1 VA i = GO i - IC i (2) Trong ®ã: GDP: Tæng s¶n phÈm trong n-íc n GOi : Tæng gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña tÊt c¶ c¸c ngµnh kinh tÕ (tõ ngµnh i 1 kinh tÕ thø 1 ®Õn ngµnh kinh tÕ thø n) n IC i : Tæng chi phÝ trung gian cña tÊt c¶ c¸c ngµnh kinh tÕ (tõ ngµnh i 1 thø 1 ®Õn ngµnh kinh tÕ thø n) TNK: Tæng sè thuÕ nhËp khÈu VAi: Gi¸ trÞ t¨ng thªm ngµnh i GOi: Gi¸ trÞ s¶n xuÊt ngµnh i ICi: Chi phÝ trung gian ngµnh i. 80
- Từ công thức trên, có 2 phƣơng pháp tính chuyển Giá trị tăng thêm của các ngành về giá so sánh: phƣơng pháp giảm phát 1 lần (giảm phát đơn) và phƣơng pháp giảm phát 2 lần (giảm phát kép). Việc áp dụng phƣơng pháp giảm phát 1 lần hay phƣơng pháp giảm phát 2 lần phụ thuộc vào nguồn thông tin để tính cho từng ngành cụ thể. Tính chuyển Giá trị sản xuất theo giá thực tế về giá so sánh: Giá trị sản xuất năm báo Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá thực tế = cáo theo giá so sánh Chỉ số giá bán của ngƣời sản xuất hoặc chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo so với năm gốc - Tính chuyển Chi phí trung gian theo giá thực tế về giá so sánh. Chi phí trung gian Chi phí trung gian năm báo cáo theo giá thực tế năm báo cáo theo = Chỉ số giá nguyên, vật liệu, nhiên liệu, động lực, giá so sánh dịch vụ bình quân năm báo cáo so với năm gốc - Tính chuyển Giá trị tăng thêm theo giá thực tế về giá so sánh Giá trị tăng thêm Giá trị sản xuất Chi phí trung gian năm báo cáo theo = năm báo cáo theo - năm báo cáo theo giá so sánh giá so sánh giá so sánh - Tính chuyển Thuế nhập khẩu theo giá thực tế về giá so sánh qua 2 bƣớc: Dùng chỉ số giá nhập khẩu tính chuyển trị giá hàng nhập khẩu theo giá thực tế về giá so sánh. Sau đó tính theo công thức: Thuế nhập khẩu năm báo Thuế nhập khẩu Trị giá hàng cáo theo giá thực tế năm báo cáo = nhập khẩu theo x Trị giá hàng nhập khẩu theo giá so sánh giá so sánh theo giá thực tế - Phƣơng pháp sử dụng: GDP tính theo phƣơng pháp sử dụng cũng đƣợc tính theo giá thực tế và so sánh. Công thức tính nhƣ sau: Tiêu dùng cuối Tích luỹ tài Xuất khẩu Nhập khẩu GDP = cùng (hộ gia đình + sản (cố định + hàng hoá - hàng hoá và và nhà nƣớc) và lƣu động) và dịch vụ dịch vụ 81
- GDP theo giá so sánh đƣợc tính bằng cách tính chuyển từng nhân tố từ giá thực tế về giá so sánh. Cụ thể nhƣ sau: Tiêu dùng cuối cùng Tiêu dùng cuối cùng theo giá thực tế = theo giá so sánh Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc Tiêu dùng cuối cùng theo giá thực tế đƣợc tính theo các nhóm hàng chi tiết; chỉ số giá tiêu dùng cũng đƣợc tính cho các nhóm hàng tƣơng ứng. Tích luỹ tài sản Tích luỹ tài sản theo giá thực tế = theo giá so sánh Chỉ số giá sản xuất tài sản bình quân năm báo cáo so với năm gốc Tích luỹ tài sản theo giá thực tế đƣợc tính chi tiết theo các loại tài sản nhƣ tài sản cố định, tài sản lƣu động; chỉ số giá cũng đƣợc tính cho các loại tài sản tƣơng ứng. Tổng trị giá xuất khẩu năm Tổng trị giá báo cáo tính bằng USD Tỷ giá hối đoái giữa xuất khẩu theo = x đồng Việt Nam và giá so sánh Chỉ số giá xuất khẩu theo USD năm gốc USD và: Tổng trị giá nhập khẩu năm Tỷ giá hối đoái Tổng trị giá báo cáo tính bằng USD giữa đồng Việt = x nhập khẩu theo Chỉ số giá xuất khẩu theo USD Nam và USD giá so sánh năm gốc Tổng trị giá xuất khẩu tính theo USD đƣợc tính chi tiết theo các nhóm hàng hoá và dịch vụ, chỉ số giá cũng đƣợc tính cho các nhóm tƣơng ứng. III. Ƣu nhƣợc điểm của việc tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thuộc hệ thống tài khoản quốc gia hiện nay 1. Đối với khối áp dụng bảng giá cố định 1994 a. Ưu điểm - Bảng giá cố định 1994 là “cẩm nang” của phƣơng pháp xác định giá trị trực tiếp từ lƣợng và giá cho từng loại sản phẩm. Phƣơng pháp này phù hợp 82
- với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, phù hợp với phƣơng pháp đánh giá kết quả sản xuất xã hội của MPS. - Phƣơng pháp xác định giá trị qua bảng giá cố định dễ áp dụng và cho ý nghĩa trực quan rõ ràng. b. Nhược điểm - Nhiều sản phẩm mới xuất hiện không có tên trong bảng giá cố định. - Chất lƣợng sản phẩm không ngừng đƣợc nâng cao nhƣng giá bán một số sản phẩm ngày càng hạ. Nếu dùng giá trong bảng giá cố định để đánh giá kết quả sản xuất sẽ bị sai lệch cả về tốc độ tăng trƣởng, cả về cơ cấu ngành kinh tế, ngành sản phẩm. - Bảng giá cố định chủ yếu lập cho các sản phẩm thuộc các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và các sản phẩm công nghiệp nên đối với các sản phẩm xây dựng và dịch vụ rất khó xác định và thống kê đƣợc khối lƣợng. - Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, hàng hoá phong phú, đa dạng, sự phân chia sản phẩm càng chi tiết thì việc lập bảng giá cố định mới càng trở nên phức tạp khó khăn và không có tính khả thi. - Số lƣợng các cơ sở sản xuất ngày càng phát triển và đầy biến động, bản thân các cơ sở này không có nhu cầu tính giá trị sản xuất theo giá cố định, vì vậy việc yêu cầu các cơ sở tính giá trị sản xuất theo bảng giá cố định là không thực tế và không khả thi. - Theo qui định trong xây dựng bảng giá cố định 1994 các tổ chức thống kê Bộ, ngành có vai trò rất quan trọng trong việc lập và sử dụng các bảng giá cố định, song do tổ chức thống kê của Bộ, ngành quá yếu nên không đảm đƣơng đƣợc nhiệm vụ này. - Thời kỳ thu thập mức giá để lập giá cố định là giá bình quân 6 tháng đầu năm 1994, không phải là giá bình quân của cả năm 1994. 2. Đối với khối áp dụng chỉ số giá - Hàng năm, ngành Thống kê chỉ tính đƣợc giá trị sản xuất theo giá thực tế của các ngành Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản và Công nghiệp theo ngành cấp 2; các ngành Xây dựng và Dịch vụ còn lại chủ yếu tính đƣợc theo ngành cấp 1. Giữa các vụ trong Tổng cục cũng chƣa có sự thống nhất về các nguyên tắc chung trong tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá thực tế. Việc duy trì, sử dụng quá lâu hệ số chi phí trung gian của năm điều tra cơ bản, trong thực tế 83
- hàng năm hệ số này có nhiều biến động, dẫn đến GDP/VA theo giá thực tế có thể tính cao hoặc thấp hơn so với thực tế. - Cho đến nay vẫn chƣa tính đƣợc chỉ số giá sản xuất của các ngành Xây dựng, Vận tải, Kinh doanh bất động sản, Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, dịch vụ Văn hoá, Y tế, Giáo dục. Chƣa tính đƣợc chỉ số tiền lƣơng để loại trừ yếu tố “tăng giá sức lao động”, chỉ số giá đầu vào và chỉ số giá xuất, nhập khẩu chƣa đáp ứng cho giảm phát chỉ tiêu chi phí trung gian và xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Tuy vậy áp dụng phƣơng pháp giảm phát có các ƣu điểm sau: + Thông tin về giá của sản phẩm vật chất và dịch vụ thu thập đƣợc thƣờng đầy đủ và có tính đại diện hơn so với thông tin về số lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra. + Tính chỉ số giá thƣờng cố định rổ hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là 5 năm), nên chất lƣợng của hàng hoá và dịch vụ trong rổ hàng ít thay đổi giữa hai thời kỳ và thƣờng bao gồm cả sản phẩm mới, các ngành sản xuất mới xuất hiện hoặc dễ dàng chỉnh lý yếu tố thay đổi về chất lƣợng sản phẩm. PHẦN III ĐỀ XUẤT CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI KHOẢN QUỐC GIA TỪ GIÁ THỰC TẾ VỀ GIÁ SO SÁNH I. Sử dụng bảng nguồn và sử dụng để tính các chỉ tiêu tài khoản quốc gia về giá so sánh 1. Những vấn đề cơ bản khi sử dụng bảng SUT để tính chuyển các chỉ tiêu tài khoản quốc gia về giá so sánh Trong bảng nguồn và sử dụng mối quan hệ cơ bản trong nền kinh tế đƣợc đƣợc thể hiện rất rõ nét. Mối quan hệ đó là: (Giá trị sản xuất sản phẩm trong nƣớc + Thuế trừ đi trợ cấp sản xuất của sản phẩm) + Nhập khẩu = Tiêu dùng trung gian + Tích lũy tài sản + Tiêu dùng cuối cùng + Xuất khẩu Hoặc có thể đƣợc viết lại là: (Giá trị sản xuất sản phẩm trong nƣớc - Tiêu dùng trung gian) + Thuế trừ trợ cấp sản xuất của sản phẩm = Tích lũy tài sản + Tiêu dùng cuối cùng + (Xuất khẩu - Nhập khẩu) (*) 84
- Nhƣ vậy, vế bên trái của (*) sẽ thể hiện bên sản xuất và phía bên phải của (*) sẽ thể hiện bên sử dụng sản phẩm trong nền kinh tế và cả hai vế là hai phƣơng pháp cùng đƣợc sử dụng để đánh giá chỉ tiêu GDP theo giá thực tế và giá so sánh. Để đánh giá chỉ tiêu GDP theo giá so sánh, Tài khoản quốc gia sử dụng bảng SUT và hệ thống chỉ số giá theo các phƣơng pháp sau: a. Phương pháp giảm phát hai lần Phƣơng pháp giảm phát hai lần trình bày dƣới đây áp dụng trong trƣờng hợp có sẵn bảng nguồn và sử dụng đầy đủ của năm hiện hành và khả năng phân chia bảng sử dụng theo giá sử dụng thành bốn thành phần: Giá trị cơ bản, phần này đƣợc chia thành sản phẩm sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu, phí vận tải và thƣơng mại và thuế trừ trợ cấp sản phẩm. Mỗi thành phần đƣợc giảm phát độc lập bằng chỉ số giá của chúng hoặc hệ số của năm cơ bản (năm đƣợc chọn làm năm gốc để so sánh). Phƣơng pháp giảm phát này yêu cầu có: - Bảng nguồn và sử dụng của năm chuẩn hoặc năm cơ bản - Bảng nguồn và sử dụng năm hiện hành theo giá thực tế - Chỉ số giá cơ bản cho các loại hàng hoá - Chỉ số giá nhập khẩu. a.1. Chuyển bảng sử dụng về giá cơ bản - Áp tỷ lệ cho phí thƣơng mại - Phân chia bảng sử dụng thành hàng hoá trong nƣớc và nhập khẩu. a.2. Giảm phát theo loại sản phẩm Phƣơng pháp giảm phát đƣợc áp dụng cho bảng SUT thay đổi theo loại sản phẩm, đƣợc phân thành 3 nhóm: Hàng hoá, dịch vụ thị trƣờng và dịch vụ phi thị trƣờng khác. Sau đây là những bước giảm phát cơ bản: Thứ nhất, giảm phát hàng hoá và dịch vụ thị trƣờng ở bảng nguồn theo giá cơ bản để nhận đƣợc giá trị sản xuất ngành kinh tế theo giá so sánh và chỉ số giá giá trị sản xuất ngành kinh tế ngầm định. Thứ hai, tính chỉ số giá cho dịch vụ phi thi trƣờng khác dựa trên chi phí sản xuất dùng ở bảng sử dụng theo giá cơ bản. 85
- Thứ ba, giảm phát tiêu dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng ở bảng sử dụng, dùng chỉ số giá cơ bản, chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá cho dịch vụ phi thị trƣờng đã tính ở bƣớc hai. Thứ tƣ, giảm phát giá trị tăng thêm gộp theo giá cơ bản bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất ngành kinh tế ở giá so sánh và tiêu dùng trung gian ở giá so sánh. Thứ năm, giảm phát thuế sản phẩm bằng Tổng nguồn sản phẩm theo giá cơ bản x (nhân) tỷ lệ thuế năm cơ bản, áp tỷ lệ khác nhau cho hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá trong nƣớc. Thứ sáu, tính đƣợc GDP theo giá so sánh = (bằng) tổng giá trị tăng thêm gộp thực tế theo giá cơ bản và thuế sản phẩm thực tế. (GDP theo giá so sánh cũng có thể tính đƣợc bằng tổng các thành phần của nhu cầu cuối cùng theo giá so sánh). Tính giá trị tăng thêm theo giá so sánh Giá trị tăng thêm Giá trị sản xuất ngành Tiêu dùng trung gian = - theo giá so sánh kinh tế theo giá so sánh theo giá so sánh GDP theo giá Tổng giá trị tăng thêm giá Thuế trừ trợ cấp sản = + so sánh cơ bản theo giá so sánh phẩm theo giá so sánh b. Phương pháp giảm phát tắt trong tài khoản quốc gia Phƣơng pháp giảm phát tắt sử dụng các loại chỉ số giá nhƣ chỉ số giá PPI, CPI, xuất khẩu, nhập khẩu, tích luỹ tài sản và thay đổi tồn kho. Phƣơng pháp này tránh việc chia bảng sử dụng thành 4 thành phần nhƣ phƣơng pháp trên và tận dụng tất cả các chỉ số giá. Phƣơng pháp này dựa trên (1) Việc tính đƣợc tổng nguồn và theo đó là tổng sử dụng theo giá so sánh, (2) Giảm phát chi tiêu cuối cùng để tính đƣợc GDP theo giá so sánh theo phƣơng pháp sử dụng cuối cùng, (3) Tính đƣợc tiêu dùng trung gian theo giá so sánh là hiệu số giữa (1) và (2) và chỉ số giá ngầm định theo sản phẩm cho tiêu dùng trung gian, và (4) Sử dụng chỉ số giá ngầm định để tính đƣợc tiêu dùng trung gian theo ngành kinh tế theo giá so sánh, giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế và cuối cùng là GDP theo phƣơng pháp sản xuất. 2. Tính toán thử nghiệm về năm gốc 2000 qua bảng SUT của năm 2005 Theo nhƣ lý thuyết đã trình bày, có thể tính đƣợc chỉ tiêu tài khoản quốc gia nhƣ: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm, tiêu dùng cuối 86
- cùng, tích luỹ tài sản, xuất khẩu, nhập khẩu… về giá so sánh thông qua việc sử dụng bảng SUT và các chỉ số giá tƣơng ứng. Tuy nhiên, để lập bảng SUT cho năm 2005 và có một hệ thống chỉ số giá đáp ứng đƣợc yêu cầu tính chuyển về giá năm gốc của các chỉ tiêu trong bảng SUT là một công việc vƣợt ra ngoài khuôn khổ đề tài này, vì vậy với nỗ lực khai thác mọi nguồn thông tin và các giả thiết có thể, đề tài trƣớc hết sẽ cập Nhật Bảng SUT 2005 theo giá cơ bản và sau đó sử dụng bảng SUT vừa lập làm công cụ để tính các chỉ tiêu tài khoản quốc gia về giá so sánh trong đó có chỉ tiêu GDP. a. Cập Nhật Bảng SUT 2005 theo giá cơ bản Bảng SUT cập nhật cho năm 2005 đƣợc lập với 18 ngành kinh tế và 85 ngành sản phẩm. Sau đây là các bƣớc lập bảng Nguồn và bảng Sử dụng: Lập bảng nguồn: + Sử dụng hệ số của bảng nguồn năm gốc 2000 và các thông tin về: giá trị tăng thêm đã đƣợc tính toán và công bố trên Niên giám thống kê, các thông tin về nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thuế nhập khẩu để lập bảng nguồn theo giá cơ bản. Công thức cho lập bảng nguồn tổng quát nhƣ sau: V= X1. V1 (1) Với: X1 là ma trận đƣờng chéo, các phần tử trên đƣờng chéo là giá trị sản xuất theo ngành kinh tế; V1 là ma trận hệ số đƣợc tổng hợp từ điều tra. + Lập véc tơ thuế sản phẩm (bao gồm cho sản xuất và thuế nhập khẩu), khi áp tỷ lệ thuế suất cho các ngành hàng có một điều nẩy sinh là tổng của thuế nhập khẩu và thuế sản xuất phải nộp cao hơn số thuế mà ngân sách thu đƣợc (thu thập từ Bộ tài chính) rất nhiều; Vì vậy phải phân bổ lại véc tơ thuế theo ngành theo số ngân sách thu đƣợc. + Véc tơ nhập khẩu về sản phẩm vật chất dựa vào cán cân thanh toán. Từ đây lập đƣợc bảng nguồn với nguyên tắc: ∑Vij = Xk (2) ∑Vij = Xs (3) Ở đây Vij là các phần tử của ma trận V; Xk là véc tơ giá trị sản xuất theo ngành kinh tế; Xs là véc tơ giá trị sản xuất theo ngành sản phẩm. 87
- Lập bảng sử dụng: + Ô I của bảng sử dụng đƣợc cập nhật dƣa trên bảng IO năm 2000 giá cơ bản, các thông tin bổ sung của năm 2005 và phƣơng pháp RAS. + Phần sử dụng cuối cùng: - Lập véc tơ tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và tiêu dùng của Nhà nƣớc, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nƣớc dựa trên các thông tin về chi tiêu của Nhà nƣớc, tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình dựa vào điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình và tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ...; - Các chỉ tiêu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa dựa vào thông tin trong cán cân thanh toán năm 2005; - Véc tơ tích luỹ đƣợc tính theo phƣơng pháp luồng sản phẩm, đây là phƣơng pháp hầu nhƣ nƣớc nào cũng dùng để tính tích luỹ theo từng loại sản phẩm. Phƣơng pháp này đƣợc thể hiện nhƣ sau: I = Xs- ∑ Xij – C – E + M (4) Ở đây: I là véc tơ tích luỹ; Xij chi phí trung gian của ngành kinh tế j sử dụng sản phẩm loại i; C là véc tơ tiêu dùng cuối cùng; E là véc tơ xuất khẩu; M là véc tơ nhập khẩu. Các quan hệ cân đối nguồn và sử dụng đƣợc thể hiện bằng công thức sau: Xk = ∑Xij + Vaij (5) Xs = ∑Xij + C+ I + E - M (6) Trong xử lý bảng SUT đã chuyển về giá cơ bản với những lý do: - Về bản chất bảng SUT có thể đƣợc cân đối theo cả 3 loại giá, tuỳ theo GTSX đƣợc tính theo giá gì. - Để tính đƣợc giá trị tăng thêm của các ngành theo giá so sánh trong điều kiện có chỉ số giá PPI thì việc chuyển về giá cơ bản để áp vectơ chỉ số giá PPI là thuận lợi nhất. - Về kỹ thuật, cho dù bảng sử dụng theo giá nào thì tổng chi phí trung gian vẫn là giá sử dụng cuối cùng. b. Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm, GDP về giá năm gốc Sử dụng bảng SUT và chỉ số giá để tính GDP về giá năm gốc theo các bƣớc sau: 88
- + Dùng bảng nguồn giảm phát giá trị sản xuất giá cơ bản theo ngành kinh tế với các chỉ số giá mà vụ thống kê Thƣơng mại -Dịch vụ và Giá cả đã cung cấp. + Dựa vào tỷ lệ thuế sản phẩm so với giá trị sản xuất năm thực tế từ bảng nguồn để tính thuế sản phẩm theo giá so sánh năm gốc. + Dùng bảng sử dụng tính chuyển chi phí trung gian giá thực tế về chi phí trung gian giá so sánh năm gốc theo các chỉ số giá mà vụ thống kê Thƣơng mại -Dịch vụ và Giá cả đã cung cấp. + Giá trị tăng thêm đƣợc tính theo phƣơng pháp sản xuất bằng giá trị sản xuất theo giá so sánh trừ đi chi phí trung gian theo giá so sánh. + GDP bằng giá trị tăng thêm theo giá so sánh cộng với thuế sản phẩm theo giá so sánh. 3. Một vài nhận xét trong tính toán thử nghiệm qua sử dụng SUT II. Áp dụng phƣơng pháp giảm phát riêng rẽ cho từng ngành, từng hoạt động và một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu 1. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản a. Đối với chỉ tiêu giá trị sản xuất Công thức tính giá trị sản xuất theo giá so sánh nhƣ sau: GTSXssi = GTSXtti / PPIi b. Đối với chỉ tiêu giá trị tăng thêm: Tính GTTT theo giá so sánh bằng phƣơng pháp Giảm phát một lần. Cụ thể là: GTTTtt GTTTss = GTSXss x GTSXtt 2. Các ngành công nghiệp a. Đối với chỉ tiêu giá trị sản xuất GTSXtti GTSXssi = PPIi b. Đối với chỉ tiêu giá trị tăng thêm - Tính giá trị tăng thêm theo phƣơng pháp giảm phát hai lần theo công thức: Giá trị tăng thêm Giá trị sản xuất Chi phí trung gian = - (giá ss) (giá ss) (giá ss) 89
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 1044 | 185
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu giải pháp mới của công nghệ sinh học xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường
174 p | 531 | 140
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu phát triển sản xuất chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma có hoạt lực cao trừ bệnh hại cây trồng
314 p | 365 | 80
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu áp dụng công nghệ phôi vô tính, hạt nhân tạo trong nhân nhanh một số cây có giá trị kinh tế
557 p | 260 | 62
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 165 | 11
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật cơ sở đăng ký kinh doanh cá thể phục vụ công tác quản lý và công tác thống kê
38 p | 52 | 7
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu thống kê chủ yếu về công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm 2005
21 p | 64 | 6
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tính toán chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho định kỳ hàng tháng ở Việt Nam
29 p | 52 | 6
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh sự phát triển bền vững ở Việt Nam
15 p | 65 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các bộ, ngành
26 p | 53 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính chỉ tiêu giá trị trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp và thuỷ sản
36 p | 58 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xác định nội dung thông tin và hình thức cung cấp thông tin thống kê phục vụ yêu cầu hợp tác quốc tế
19 p | 51 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng makét Niên giám thống kê theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
33 p | 56 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xác định nội dung và hình thức phổ biến thông tin thống kê của Trung tâm Tư liệu Thống kê
33 p | 46 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng Danh mục dịch vụ trong thương mại quốc tế của Việt Nam
16 p | 55 | 5
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện nội dung, nguồn thông tin và phương pháp tính một số chỉ tiêu tài khoản quốc gia trong hoạt động bảo hiểm và chứng khoán ở Việt Nam
28 p | 67 | 4
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu hoàn thiện nội dung thông tin trong tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
16 p | 41 | 4
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu xác định mục tiêu, yêu cầu và nội dung chương trình đào tạo ngành kế toán trong trường Cao đẳng Thống kê Bắc Ninh
13 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn