intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Chia sẻ: Lê Văn Hưng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

244
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên gồm có 4 phần với nội dung sau: Giới thiệu, những vấn đề chung, đặc trưng cơ bản của cồng chiêng Tây Nguyên, tiềm năng phát triển và những giải phát để gìn giữ và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

  1. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên *** Giảng viên: Hồ Thu Hà *** Danh sách thành viên : 1. Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Hồng Nhung 2. Nguyễn Thị Vân Anh 3. Tống Thị Huyền 4. Nguyễn Thu Hiền 5. Trần Minh Nguyệt 6. Giang Anh Minh 7. Vũ Thị Thu Huyền 8. Lang Thị Thư 9. Đặng Thị Thùy Linh 10. Cao Thị Hoài Thu 11. Nguyễn Thị Thủy 12. Nguyễn Văn Hưng
  2. 13. Lương Thái Bình 14. Phạm Thùy Dung BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC S T HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ GHI  T CHÚ 1 Vũ Thị Thu Huyền Tìm hiểu không gian  4/5* Nộp  đúng  tồn tại và lịch sử hình  hạn thành của CCTN 2 Tống Thị Huyền Tìm hiểu về cấu tạo  4/5* Nộp  đúng  của không gian văn  hạn hóa CCTN
  3. 3 Lê Văn Hưng Tìm hiểu về quan  Hưng: 2/5* Hưng  nộp  niệm về cồng chiêng  Bình:0/5* muộn,  Lương Thái Bình của người Tây  thiếu  ảnh Nguyên 4 Trần Minh Nguyệt Tìm hiểu về đặc  4/5* Nộp  đúng  trưng người diễn  hạn xướng. 5 Phạm Thùy Dung Tìm hiểu về đặc  3/5* Nộp  muộn,  trưng về cách thức  thiếu  diễn xướng ảnh 6 Nguyễn Thị Thủy Tìm hiểu về biên chế  3/5* Thiếu  ảnh và cơ cấu dàn nhạc. 7 Lang Thị Thư Tìm hiểu về hệ bài  Thư:4/5* Nộp  đúng  Đặng Thị Thùy Linh bản Linh:4/5* hạn
  4. 8 Cao Thị Hoài Thu Tìm hiểu về thực  3/5* Nộp  muộn,  trạng và tiềm năng thiếu  ảnh 9 Nguyễn Thu Hiền Làm powerpoint Hiền:5/5* Tích  cực Nguyễn Thị Vân Anh V.Anh:5/5* 10 Giang Anh Minh Thuyết trình 5/5* Tích  cực 11 Nguyễn Thị Hồng Nhung Phân chia công việc,  5/5* Nhóm  trưởng tổng hợp tài liệu,  chỉnh sửa và hoàn  thiện word, thuyết  trình, đánh giá. Cấu tạo bài: I/ Giới thiệu.
  5. II/ Những vấn đề chung. 1. Không gian tồn tại. 2. Lịch sử và nguồn gốc hình thành. 3. Cấu tạo. 4. Quan niệm về cồng chiêng của người Tây Nguyên. III/ Đặc trưng cơ bản của cồng chiêng Tây Nguyên. 1. Đặc trưng về người diễn xướng. 2. Đặc trưng về cách thức diễn xướng. 3. Đặc trưng về biên chế và cơ cấu dàn nhạc. 4. Hệ bài bản. IV/  Tiềm   năng  phát  triển  và  những  giải phát   để  gìn  giữ   và phát   triển   không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. 1. Thực trạng 2. Tiềm năng phát triển 3. Các giải pháp *** Phần I/ Giới thiệu: Nhắc đến Tây Nguyên người ta sẽ nghĩ đến ngay mảnh đất cao nguyên đầy  nắng và gió, những bản làng của người Gia Lai, Ê Đê, những câu truyện sử thi  già làng kể mỗi đêm… hay chú voi con ở Bản Đôn đã nghe từ ngày còn nhỏ….  Đặc biệt nhất phải kể đến đó chính là không gian sôi nổi, vui vẻ với những  điệu múa của những cô gái Tây Nguyên, của tiếng nhạc phát ra từ những chiếc  cồng, chiếc chiêng làm nên bản sắc văn hóa của cả một dân tộc. Vâng đó chính  là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là  kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 25/11/2005.  Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi  vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới.
  6. Điều đó khẳng định Việt Nam là một đất nước có bề dày truyền thống văn hóa,  có nhiều nghệ thuật truyền thống cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Sau đây là những tìm hiểu của nhóm về kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền  khẩu của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng. *** Phần II/ Những vấn đề chung. 1.  Không gian tồn tại:  Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum,  Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá  và đặc sắc này là 17 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á (Austro­ Asian) và Nam đảo (Austronesian) sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của  Việt Nam, các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn – Tây Nguyên như : Bana,  Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử  dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của dân tộc  mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới và cồng chiêng  gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, nó là tiếng nói của tâm  linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong  lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Trải qua bao năm tháng cồng chiêng đã  trở thành nền văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây  Nguyên.  2.  Lịch sử và nguồn gốc hình thành.  Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa Đông  Sơn_truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên  cứu cho rằng, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. Bởi trước khi có văn hóa  đồ đồng tức thời kì đồ đá, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá,  chiêng đá, …, hay chiêng tre,… Rồi theo tiến trình lịch sử phát triển của nhân  loại, con người tìm ra đồng, tạo nên thời đại hoàng kim đồ đồng. Trong thời 
  7. kì hoàng kim của đồ đồng, các vật dụng bằng đồng lần lượt được ra đời,  trong số đó, chiêng đồng được coi là đỉnh cao với kĩ thuật chế tác tinh xảo. Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng,..  Nó là biểu hiện của tín ngưỡng ­ là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên...  Với âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với  tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và  con người Tây Nguyên. Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ  sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho,  lễ đâm trâu, … hay trong một buổi nghe khan thì đều phải có tiếng cồng,  tiếng chiêng dài hơn đời người. Tiếng cồng, tiếng chiêng nối liền và  kết  dính những thế hệ lại với nhau. Có một câu chuyện truyền miệng như sau : Người Xêđăng kể rằng: Thuở xa xưa có lần voi dữ tràn về phá rẫy, phá  buôn. Con trai Xêđăng mang theo lao, tên lá cùng hợp sức tiêu diệt thú dữ,  đánh nhau suốt mấy ngày đêm, sức tàn lực kiệt mà thú dữ càng hung tợn. Họ  chỉ còn biết chắp tay cầu Yàng. Bỗng họ thấy đùn lên một ụ đất, đào xuống  thấy một vật bằng đồng tròn như ông mặt trời to bốn người ôm mới xuể. Gõ vào vật ấy phát ra tiếng trầm vang động núi rừng khiến đàn thú dữ ngơ  ngác. Rồi các ụ đất liên tiếp mọc lên, mang theo các vật bằng đồng hình  dáng tương tự nhưng nhỏ dần, âm càng cao. Khi đã có trong tay hơn 10 chiếc  Chiêng, đồng thanh gõ lên thì tiếng trầm như thác đổ, tiếng cao như thác reo  khiến voi dữ phải chạy vào rừng sâu… 3.  Cấu tạo của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.  Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, nó là tiếng  nói của tâm linh, tâm hồn con người, nó diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc  sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau:  cồng­chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng  chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến  nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy,  bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...).
  8. Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá.  Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ  lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng  sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt  vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng  nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh". Hiện tại, ở các vùng có Cồng Chiêng trên Tây Nguyên, Lễ Hội Cồng Chiêng  được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn  hóa vừa là một sản phẩm dành cho du lịch rất thịnh hành. Lễ Hội Cồng Chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân  phiên tại các tỉnh có văn hoá Cồng Chiêng trong đó Đắk Lắk là một điểm quan  trọng và hay được chọn nhất do vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu  vực Tây Nguyên nơi có nhiều Cồng Chiêng nhất ở Việt Nam. Và ở mỗi một dân tộc khác nhau lại có những quy định khác nhau về cách tổ  chức và người chơi cồng chiêng. Điều này liên quan đến phong tục tập quán và  tín ngưỡng của từng dân tộc, những kiêng kị trong sử dụng cồng chiêng cũng  khác biệt ở mỗi dân tộc. Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc  đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng thì không có núm. Nhạc cụ này có nhiều  kích cỡ, đường kính dao động từ 20cm đến 60cm, loại cực đại lên tới 90cm  hoặc đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ  bao gồm từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc. Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng. Các dàn  cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang  âm của riêng mình. Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi  thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên  cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Chính vì vậy trên  thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó  lý giải là tại vì sao mà âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu  đến như vậy. Đặc điểm nổi bật nhất của cồng chiêng Tây Nguyên đó là trong cấu tạo. Cấu  tạo của cồng chiêng Tây Nguyên không tách ra đơn lẻ mà thành dàn và dàn cồng  chiêng được diễn tấu bởi một tập thể người_mang tính cộng đồng dân tộc sâu 
  9. sắc. Nghĩa là ở đây mỗi nhạc công chỉ chơi một chiếc cồng hoặc một chiếc  chiêng, tức là mỗi người chỉ đảm nhiệm một nốt nhạc trong một bản nhạc. Bởi  vậy, khi hoà tấu cồng chiêng, các thành viên phải diễn tấu, kết hợp với nhau  theo từng đơn vị tiết tấu nhất định để tạo nên bài bản. Đó là một kỹ thuật  không dễ thực hiện, đòi hỏi nhạc công phải có một bản lĩnh tiết tấu vững vàng.  Trong bài bản cồng chiêng, chúng ta thấy có tầng giai điệu trên, tầng giai điệu  dưới, có phần hòa âm, có phần bè trầm đan xen hòa quyện; bởi vậy mỗi thành  viên khi diễn tấu phải kết hợp với nhau theo một quy luật nào đó để cấu thành  nên những bài cồng chiêng khác nhau v.v… Trên một nền kinh tế nương rẫy còn  nhiều khó khăn đói nghèo, việc đồng bào Tây Nguyên sở hữu một nền nghệ  thuật như vậy quả là điều thật kỳ vĩ. Với đồng bào Tây Nguyên, kỹ thuật tiết  tấu dường như là bản năng của họ. Ở đây, do mỗi người chơi một chiếc cồng,  chiêng tức là mỗi người chơi một nốt nhạc nên chúng ta có cảm giác dàn cồng  chiêng trải dài trong không gian. Nó giống như một cây đàn khổng lồ mà mỗi  người chỉ chơi 1 phím đàn thôi. Bởi vậy, nếu người nghe đứng giữa dàn cồng  chiêng, tức “chiếc đàn khổng lồ” này thì họ sẽ cảm thấy giai điệu bài bản chạy  qua, chạy lại, đi vòng quanh.  Ví dụ: nếu họ đứng ở khúc giữa thì sẽ nghe giai điệu bản nhạc diễn ra ở một  vài cái chiêng ở trước mặt thôi còn ở phía xa hơn về bên tay phải hoặc tay trái  sẽ khó nghe thấy toàn bộ sự hiển thị giai điệu cân bằng. Khi hoà tấu, âm thanh  của dàn cồng chiêng chuyển động, chúng ta sẽ cảm thấy bản nhạc thực sự  chuyển động trong không gian và đấy chính là hiệu ứng của âm thanh vòm  (surround sound) rất là thú vị. Qua những điều nói ở trên, có thể khẳng định rằng “cồng chiêng Tây Nguyên” là  một nền nghệ thuật đồ sộ, vĩ đại. Vĩ đại ở chỗ người Tây Nguyên không sản  xuất ra cồng chiêng mà thu mua, gom lại của các tộc người khác sống quanh  mình. Họ mua lại của người Kinh, người Lào, người Khơ me, hay mua từ nhiều  nguồn khác nhau, sau đó tập hợp lại thành bộ, căn chỉnh và xếp theo hàng âm sao  cho phù hợp với thẩm mỹ của dân tộc họ. Rồi từ đó dần dần hình thành nên  một nền nghệ thuật cồng chiêng đồ sộ như ngày nay.  Một số loại chiêng: ­ Chiêng Lào: đã được đưa từ Lào sang, có người còn cho rằng chiêng Lào thực  ra đã được đúc từ Myanma, qua con đường trao đổi, buôn bán đã đến Tây 
  10. Nguyên. Đây là loại chiêng rất quý được đúc bằng đồng có pha bạc, tiếng kêu to  và vang xa. ­ Chiêng Gioăn: do người Kinh đúc. Đây cũng là vấn đề còn được bàn luận khá  sôi nổi. Tại sao người Kinh đúc chiêng mà lại không sử dụng? Có lẽ thuở bấy  giờ người Kinh đã tìm thấy một thị trường lớn tiêu thụ cồng chiêng rồi sản xuất  và đưa lên Tây Nguyên trao đổi, luôn bán. ­ Chiêng Kur: được đưa từ Campuchia sang. 4.  Quan niệm của người Tây Nguyên về cồng chiêng.  Trong xã hội cổ truyền, con người có ít nhất là ba mối quan hệ: đó là quan hệ  với thiên nhiên­thông quá trình canh tác cây trồng, quan hệ với xã hội­thông qua  các tập tục tín ngưỡng, quan hệ với dòng đời­mỗi con người thành viên. Để  hiện thực hóa các mối quan hệ đó, con người tổ chức các nghi lễ, các hoạt động  văn hóa trong cộng đồng. Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, trong toàn  bộ các nghi lễ đó cồng chiêng là một thành tố không thể thiếu. Tiếng chiêng  tiếng cồng được coi là một biểu hiện vô hình của đời sống cộng đồng. Và trên  hết, cồng chiêng được tín hiệu nối kết mọi người trong một đơn vị lại với nhau.  Chỉ cần nghe tiếng chiêng, những người trong buôn, trong vùng sẽ hiểu ngay ở  phía đó đang xảy ra chuyện gì, âm điệu và bài chiêng sẽ báo hiệu cho đó là  chuyện lành hay diềm dữ. Chính vì cồng chiêng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng như vậy, người  Tây Nguyên có những quan niệm về cồng chiêng như sau:  • Do tín ngưỡng vạn vật hữu linh, Các tộc người tây nguyên quan niệm  cồng chiêng là “vật thiêng”, nơi trú ngụ của các vị thần linh, đằng sau mỗi chiếc  cồng, mỗi chiếc chiêng là 1 vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị  thần càng cao. Tuy nhiên, ngay từ đầu thì những bộ cồng chiêng mới chưa có  được khả năng thần bí ấy. Sau khi mua chiêng về, tiếp ngay sau công đoạn  thẩm âm cho chiêng là đến nghi lễ đón hồn chiêng. Người ta làm lễ hiến sinh và  mời thần linh về giúp đỡ, bằng phép thuật, thần linh làm cho cồng chiêng có sức  mạnh hơn, đủ khả năng thông linh với các tầng miền thế giới trong vũ trụ. Đối  với các tộc người Tây Nguyên, lễ hiến sinh càng lớn cồng chiêng càng có sức  mạnh và linh thiêng.
  11. Với quan niệm này cồng chiêng được sử dụng để thờ cúng. • Bên cạnh quan niệm bên trên, người Tây Nguyên còn coi cồng chiêng là  tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc  chiêng có giá trị bằng hai con voi hoặc hai mươi con trâu. Với quan niệm này cồng chiêng được sử dụng làm vật trang trí. • Cùng với quan niệm coi cồng chiêng là vật thiêng để thờ cúng, hay là vật  quý giá để trang trí và thể hiện đẳng cấp xã hội. Người Tây Nguyên còn coi  cồng chiêng như là công cụ để giải trí. Đôi khi nó còn được dùng để đánh, để  múa ,để hát, để vui chơi giải trí trong những lễ hội. Trong mỗi lễ hội tiếng  cồng chiêng là phương tiện kết nối thiêng liêng nhất và hiệu quả nhất giữa con  người với con người và giữa dân tộc này với dân tộc khác. Con người dường  như tìm thấy một sự giao hòa thực sự với nhau và với mẹ thiên nhiên vĩ đại khi  họ cùng hòa chung trong những âm thanh sống động của cồng chiêng, nó đem  đến niềm vui cho tất cả mọi người trong nghi lễ đâm trâu, lễ lập làng, lễ mừng  nhà rông mới. Cứ như vậy chiêng mải miết theo thời gian, đi hết vòng tròn này  đến vòng tròn khác. Mỗi thời khắc đi qua, chiêng mang đến cho mọi người biết  bao điều như niềm vui có nơi ở mới, thành viên mới, lời cảm thông chia sẻ lỗi  buồn và biết bao điều hy vọng. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa  thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo  cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp  phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa  lãng mạn, vừa hùng tráng. *** Phần III/ Đặc trưng cơ bản của cồng chiêng Tây Nguyên. 1.  Đặc trưng về người diễn xướng. 
  12. Ở mỗi một dân tộc khác nhau lại có những quy định khác nhau về việc lựa chọn  người chơi cồng chiêng. Điều này liên quan đến phong tục tập quán và tín  ngưỡng của từng dân tộc, những kiêng kị trong sử dụng cồng chiêng cũng khác  biệt ở mỗi dân tộc. Ở phần lớn các tộc người, cồng chiêng là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Đó  là trường hợp của các tộc người như Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng,  Brâu, Cơ Ho... Nhưng song song với những dân tộc đó, có những tộc người cồng  chiêng được cho phép cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng, ví dụ như : Mạ,  M’Nông. Nhưng riêng một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có nữ giới mới  được chơi cồng chiêng.  Văn hóa và âm nhạc công chiêng Tây Nguyên tồn tại dưới hình thức văn hóa và  âm nhạc dân gian. Nó là sự sở hữu của cộng đồng và có năng lực xác định chuẩn  văn hóa cho thành viên cộng đồng. Chẳng hạn như: ở những tộc người, cồng  chiêng dành riêng cho nam giới thì tất cả nam giới trong tộc người đó phải biết  đánh chiêng; ngược lại ở những tộc người cồng chiêng dành riêng cho nữ giới  thì mọi cô gái của tộc người đó phải thực hiện nhiệm vụ này. Trang phục của nghệ nhân trình diễn cồng chiêng và những người nhảy múa  bao giờ cũng là bộ sắc phục đẹp nhất và được dành riêng cho những khi tiến  hành lễ hội mà thường ngày ít khi mặc và bắt gặp. Ví dụ như bộ sắc phục của nam và nữ Ba Na:  Với nam giới: các chàng trai mặc áo ló (một kiểu áo chui đầu, không tay, có  trang trí những đường viền đỏ xung quanh cổ, vai, gấu áo), mang khố hoa có  trang trí nhiều họa tiết ở hai đầu và những hạt cườm trắng cầu kỳ. Nam giới  cũng thường chú ý làm cho tóc của mình trở nên hấp dẫn bằng cách sử dụng  những dây buộc tóc được làm từ những sợi mây nhỏ tết lại theo các hình quả  trám, cộng thêm những lông chim trĩ hoặc là lông đuôi gà rừng đực cắm ở phía  sau gáy. Bộ sắc phục này còn được trang hoàng thêm bởi những vòng đồng, bạc  ở những thắt lưng, những vòng cườm quanh cổ và những vòng đồng ở cổ tay,  cũng có trường hợp người ta còn buộc thêm những quả chuông đồng nhỏ ở  quanh cổ chân, khiến cho những bước di chuyển của những nghệ nhân dẫn theo  những tiếng va chạm của chuông đồng.
  13. Với nữ giới: Trang phục của họ cầu kì hơn, các cô gái mặc một cái áo dài tay bó  sát thân hình có trang trí nhiều họa tiết ở vùng xung quanh ngực, gấu áo, cổ tay  và hai bên vai. Chiếc áo này có thể mặc bằng hai cách: áo luồn tay và  áo không  luồn tay, đối với áo không luồn tay thì phải có một chi tiết động là hai cánh tay  thả lỏng ở bên ngoài, chỉ đính vào thân áo ở cầu vai. Phụ nữ đương nhiên có  chiếc váy truyền thống trang trí rất nhiều hoa văn ở mông và những đường viền  chạy quanh thân người. Chiếc váy này không được may thành hình ống tròn mà  chỉ là một tấm vải được dệt sẵn và khép lại ở phía trước. Mỗi khi thực hiện  bước múa, các cô gái cao nguyên xinh đẹp lại khéo léo để lộ ra một phần cặp  chân của họ. Phụ nữ Ba Na cũng thích làm đẹp hơn bằng cách đeo nhiều vòng  đồng, bạc ở vùng quanh eo, cổ tay và trên cổ. Những chiếc vòng này chỉ mang  tính chất trang trí vì hầu hết những chiếc vòng này đều rộng hơn so với eo của  những cô gái và họ thường cố tình để nó trễ sang một bên hông. Cách đây nhiều  năm về trước, còn bắt gặp trong trang phục của người phụ nữ Ba Na những  chùm chuông đồng nhỏ đính ở eo hoặc quanh cổ chân. Trang phục lễ hội tạo cho những người dân cao nguyên vẻ đẹp khác thường và  đó là dấu hiệu bản sắc để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác trong cùng  một vùng sinh sống. Bên cạnh trang phục, người diễn xướng cần có những kỹ thuật nhất định và có  sự cảm âm tốt, kết hợp với mọi người trong dàn nhạc. 2.  Đặc trưng về cách thức diễn xướng.  Công chiêng Tây Nguyên đ ̀ ược bao l ̉ ưu dươi hinh th ́ ̀ ưc diên x ́ ̃ ướng tâp thê – công ̣ ̉ ̣   đông: ̀ ̣        Môi nghê nhân ch ̃ ơi môt nôt (môt chiêng) va môt mô hinh tiêt tâu, kêt h ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ́ ́ ợp  ̣ thanh be, thanh giai điêu. Khi h ̀ ̀ ̀ ợp tâu thi cac nghê nhân lăng nghe nhau t ́ ̀ ́ ̣ ́ ức la phai ̀ ̉  ́ ̣ co tâm linh công đông.  ̀ Ứng vao trong qua trinh diên x ̀ ́ ̀ ̃ ướng, người đanh công  ́ ̀ ̣ ̀ ̣ chiêng luôn luôn di đông con đông tac thi rât đa dang nh ́ ̀ ́ ̣ ư nghiêng minh, cui  ̀ ́ ngươi, khom l ̀ ưng. Trong dàn cồng chiêng, vị trí của mỗi cá nhân cũng hết sức đặc biệt: đối tượng  quan trọng nhất bao giờ cũng ở giữa, dàn cồng đi vòng quanh đối tượng từ phải  sang trái, ngược chiều kim đồng hồ, với ý nghĩa ngược thời gian trở về dĩ vãng,  từ bên ngoài vào trong tim…
  14. Về cách kích âm thì có 2 phương pháp kích âm cơ bản là chi dùi gõ (dành cho cả  cồng lẫn chiêng) và chi đấm (chỉ dành cho chiêng). Theo thống kê, các dàn  chiêng tộc người Mạ, M’nông, dàn chiêng đôi của người Chu Ru và Cơ Ho  thuộc chi đấm. Còn tất cả các dàn chiêng khác đều thuộc chi dùi gõ. Tùy từng nơi, trong lúc diễn tấu, người ta thường sử dụng bàn tay đỡ vào mặt  hay thành cồng chiêng để bịt hay mở tiếng nhằm tạo hiệu quả âm ngân vang hay  âm ngắt. Tay còn lại kích âm theo cách đấm hoặc gõ dùi. Điểm kích âm của  cồng bao giờ cũng là núm lồi. Còn điểm kích âm của chiêng thì đa dạng hơn.  Với chi dùi gõ, người ta có thể đánh vào điểm gần hoặc chính tâm chiêng. Còn  với chi đấm, điểm kích âm bao giờ cũng nằm ở giữa tính từ tâm ra đến thành  chiêng. Nếu đánh ở điểm khác thì tiếng bị xịt. Cũng cần nói thêm rằng dùng dùi  thì gõ ở mặt nào cũng được, nhưng đấm thì người ta buộc phải đấm ở mặt  ngoài của chiêng để cườm tay không bị chạm và cạnh của thành chiêng. Mặt  khác, qua thực nghiệm chúng tôi thấy đấm ở mặt ngoài, tiếng chiêng đẹp hơn. Trong chi dùi gõ, có thể chia 3 loại dùi: + Dùi cứng: làm bằng gỗ cứng như ở người Ê Đê. Hiệu quả tiếng vang đanh,  cường độ lớn và bên cạnh âm cơ bản có rất nhiều tạp âm (dạng tiếng động). + Dùi vừa: làm bằng thân cây sắn như ở người Bahnar, Xê Đăng, Gia Rai. Hiệu  quả tiếng vang nét, âm cơ bản rõ ràng. + Dùi mềm: làm bằng gỗ bọc da dái trâu, bò, dê hay vải hoặc cao su, chỉ thấy  dùng để đánh cồng. Hiệu quả tiếng vang ấm, âm cơ bản rõ ràng. Trong chi đấm, người ta dùng một nắm tay đấm vào mặt chiêng. Tay kia dùng  bàn tay đỡ vào mặt trong của chiêng. Kỹ thuật này là bắt buộc, đóng vai trò đặc  biệt quan trọng. Với các ngón bịt, mở, xoa, miết bằng cườm tay, ngón tay với  nhiều góc độ và lực độ khác nhau, nghệ nhân diễn tấu sẽ tạo ra nhiều sắc thái  khác nhau trên cùng một âm. Bởi vậy, nếu chi dùi gõ tạo ra những âm thanh  vang to, sắc nét thậm chí hoành tráng hay dữ dội thì chi đấm lại tạo ra những âm  thanh huyền ảo, trầm mặc, vẻ như thủ thỉ dãi bày và dễ biểu cảm những sắc  thái tinh tế. Về mặt kỹ thuật thì nhìn chung, kỹ thuật xử lý cồng chiêng chi đấm thuộc loại  phức tạp hơn nhiều so với kỹ thuật cồng chiêng chi dùi gõ. Đó là điều dễ nhận  thấy trong thực tế. Riêng với các dàn chiêng chi đấm của tộc người M’nông, 
  15. chiếc chiêng thứ 2 tính từ thấp lên cao (chiêng Bố) thì bao giờ người đánh  chiêng cũng đeo vòng ở cổ tay đỡ trong lòng chiêng. Khi tay kia đấm chiêng, tay  đeo vòng lúc bịt lúc mở. Lúc mở, bàn tay rời khỏi mặt chiêng. Lúc bịt, bàn tay ấp  vào mặt chiêng, đồng thời nghệ nhân vẩy cổ tay sao cho chiếc vòng gõ vào mặt  chiêng tạo tiếng “cạch” đồng thời làm nhiệm vụ giữ nhịp. Trường hợp không có  vòng, nghệ nhân có thể đeo nhẫn thay thế như một vật dụng tương ứng để thực  hiện kỹ thuật này. ̉ ̣ ̣ ̀ ̃ ướng công chiêng ăn y, đoi hoi môi ng      Đê tao ra môt dan diên x ̀ ́ ̀ ̉ ̃ ười nghê nhân  ̣ ̉ ́ ́ ̀ ̉ ̣ ̀ ̉ ̀ ́ ̣ phai co qua trinh khô luyên lâu dai, am hiêu nhau va luôn luôn lăng nghe âm điêu  ̉ cua ng ươi khac, phôi h ̀ ́ ́ ợp cung nhau tao thanh 1 chuôi thông nhât ̀ ̣ ̀ ̃ ́ ́ 3.  Đặc trưng về biên chế và cơ cấu dàn nhạc  Ở mỗi dân tộc khác nhau, hay tùy theo yêu cầu của từng nghi thức lễ hội thì lại  sử dụng các biên chế khác nhau. Chính vì vậy, biên chế cồng chiêng ở Tây  Nguyên rất đa dạng và phong phú. Về cơ bản thì có các loại biên chế như sau: biên chế từ hai đến ba chiếc, biên  chế sáu chiếc( có khi lên đến bảy chiếc), biên chế từ tám đến chín chiếc, biên  chế lớn từ mười một đến mười hai chiếc. Đầu tiên, với biên chế từ hai đến ba chiếc: với biên chế thuộc loại nhỏ như thế  này thì chỉ yếu có chức năng giữ nhịp điệu rõ ràng cần thiết cho các hoạt động  nghi lễ hoặc các bước múa, điệu múa bằng cách sử dụng các cao độ trầm bổng.  Biên chế này tuy nhỏ nhưng theo quan niệm của nhiều tộc người Tây Nguyên  thì đây chính là biên chế cổ xưa nhất được dùng trong các nghi lễ quan trọng  như: lễ đâm trâu, chúc sức khỏe, cầu an cho lúa và gia súc,... Trên thực tế, dàn 3 cồng này có thể chơi riêng với trống cái. Tuy nhiên, chúng  thường xuyên kết hợp với dàn chiêng biên chế 8 chiếc tạo thành một biên chế  lớn hơn. Khi đó dàn 3 cồng thường được bổ xung thêm một số chiếc cồng ở âm  khu cao – là những âm tăng cường dạng bồi âm quãng 8 so với 3 cồng cơ bản. Ví dụ: * Thang âm biên chế 2 chiếc: thấy có ở tộc người Chu Ru và KơHo.  Dưới đây là thang âm dàn chiêng đôi (Sariâu) của người Chu Ru (thôn Próh ngò –  xã Próh – Đơn Dương – Lâm Đồng).           *Thang âm biên chế 3 chiếc: Có 2 loại.
  16. + Loại thứ nhất là biên chế độc lập, không kết hợp với các biên chế khác. Đó là  dàn cồng 3 chiếc (Ching Klâu Poh)tộc người Chu Ru (thôn Próh ngò – xã Próh –  Đơn Dương – Lâm Đồng) – Âm vực 1159 cents. + Loại thứ hai bao gồm dàn 3 cồng của các tộc người Bahnar, Gia Rai và Xê  Đăng. Các dàn cồng này đều được xây dựng trên cơ sở các quãng 5 đúng, 4 đúng  và 8 đúng (với độ chuẩn lý tưởng là 702 cents, 498 cents và 1200 cents). Ví dụ  dàn cồng 3 chiếc tộc người Bahnar Kon Kơ Đeh (plei Kông Mha – xã Kông  Lơng Khơng – huyện Kbang – Gia Lai). Thứ hai, loại biên chế trung bình sáu chiếc. Loại biên chế này phổ biến ở  nhiều tộc người. Đó có thể là sáu chiêng bằng của người Mạ, Xơ Đăng hay Ê  Đê,... hay sáu cồng núm như trường hợp của người Ê Đê Bih. Đây là các thang âm biên chế 6 chiếc, có khi lên đến 7 chiếc.Đây là những biên  chế độc lập, không kết hợp với các biên chế khác.  Ví dụ: + Dàn chiêng tộc người Mạ (boon Bơđăng – thôn 2 – xã Lộc Bắc – Bảo  Lâm – Lâm Đồng) – Âm vực 856 cents. + Dàn chiêng 6 chiếc (Chêng Blơi Loi) tộc người M’nông Bu Noong Nong (boon  Pơng Xim – Trường Xuân – Đắk Song – Đắk Nông)­ Âm vực 1024 cents. + Dàn chiêng 6 chiếc tộc người M’nông Bu Noong P’râng (buôn Tinh – xã  Quảng Sơn­ xã Đắk Ha – Đắk Nông – Đắk Nông) – Âm vực 1218 cents. Thứ ba, loại lớn với biên chế từ tám đến chín chiếc. Hầu hết với các dân tộc  sử dụng biên chế này sẽ kết hợp với biên chế 2 và 3 chiếc ở đầu tiên để tạo ra  biên chế lớn hơn. Ví dụ: Dàn chiêng biên chế 8 chiếc của người Bahnar, Gia Rai, Xê Đăng. Có thể  xếp thang âm của chúng vào dạng tương đồng. Trong đó, theo thứ tự từ thấp lên  cao, chiếc số 2 và chiếc số 7 có quan hệ một quãng 8 đúng với nhau. Thang âm  này có thể tăng cường chiếc thứ 9 – cao hơn chiếc số 4 một quãng 8 đúng. Điều  đặc biệt, như đã giới thiệu, biên chế này luôn kết hợp với dàn 3 cồng. Trong đó,  chiếc số 2 của dàn 8 chiêng bao giờ cũng cao hơn chiếc cồng trầm nhất hai  quãng 8 đúng. Dường như khi sáng tạo ra bộ 8 chiêng, các tộc người này đã có ý  định kết hợp ngay từ ban đầu nên sự chồng âm quãng 8 là điều đã được mặc  định sẵn.
  17. Dàn biên chế 9 chiếc: Đây là trường hợp của dàn cồng chiêng 9 chiếc (Ching  Shar Knăh) tộc người Êđê K’pah (boon Kmrơng Proong A – xã Êa tu – Buôn Mê  Thuột – Đắk Lắk) – Âm vực 1917 cents. Trong biên chế này, riêng cồng Mđuh là  một hiện tượng đặc biệt. Khi kích âm, người ta úp nó xuống, một đầu cạnh kê  lên gối vải, một đầu kê lên đùi nghệ nhân, tay anh này tỳ lên mặt cồng và đánh  bịt tiếng. Do vậy tiếng vang thật của chiếc cồng này có hiệu quả giống tiếng  trống bịt mặt – tức thực tế nó được sử dụng như một chiếc trống đồng hơn là  một chiếc cồng định âm. Có thể vì thế mà trong sự sắp đặt vị trí diễn tấu của  Ching Shar Knăh, cồng Mđuh được xếp cạnh chiếc trống cái. Tuy nhiên, chúng  tôi vẫn đo tiếng ngân vang của nó để tìm hiểu. Thứ tư, biên chế lớn từ 11 đến 12 chiếc. Đây là loại biên chế được tạo ra từ  biên chế đầu tiên và biên chế thứ ba. Với biên chế như vậy, số lượng cồng,  chiêng trong dàn rất lớn. Ví dụ:  Dàn chiêng 11 hoặc 12 chiếc gồm 3 cồng núm và 8­9 chiếc chiêng bằng  củacác tộc người Giarai (ngành Aráp), Bana (ngành TồLồ, Kon K’Đeh),  ngườiXơđăng (ngành Steng).Các dàn chiêng có biên chế 3 chiêng trở lên thường  có chiếc trống lớn vàcặp chũm choẹ.Riêng dàn 3 cồng núm của người Churu thì  phải có chiếc khèn 6âm phối hợp.Ở nhiều tộc người như Churu, Xơđăng,  Mnông và đặc biệt tộc người Giarai,Bana, phụ nữ (nhất là các cô gái trẻ) làm  thành một dàn múa đồng hành với bảnnhạc chiêng.Điều đáng nói là các điệu  múa này được coi là thành tố không thểthiếu của việc diễn tấu các bài cồng  chiêng (không được dùng bên ngoài diễn tấucồng chiêng hoặc trình diễn giải  trí). Tiếp theo là đến cơ cấu dàn nhạc: Với mỗi biên chế khác nhau thì sẽ có sự sắp xếp khác nhau, dẫn đến cơ cấu dàn  nhạc ở mỗi biên chế cũng sẽ khác nhau. Trong cơ cấu dàn nhạc, hầu hết cồng núm làm nhiệm vụ giữ nhịp, đặc biệt là  nhịp trì tục. Các chiêng bằng thì thể hiện giai điệu và hòa âm. Bài bản của dàn  chiêng hỗn hợp này thường có hình thức nhạc chủ đạo.
  18. Thông thường, theo thứ tự thì đi đầu hàng chiêng là một cái trống, tiếp theo đó là  chiêng cồng với thứ tự cái có cao độ trầm đi trước, cái có cao độ cao dần thì lần  lượt theo sau. Trong dàn chiêng có chiêng chính là “chiêng mẹ”, “chiêng cha” và  theo sau đó là các “chiêng con”. Ứng với đó chiêng đầu sẽ là “chiêng mẹ”, tiếp  theo sau là “chiêng bố”, bốn chiêng còn lại là bốn đứa con ( theo từng loại biên  chế), theo sau có thể còn có các “ chiêng cháu”. Tùy từng nơi mà người ta sắp  xếp phân biệt đâu là con trai, đâu là con gái. Thông thường chiêng con liền kề  với bố mẹ nhất được coi là con cả, đứa con cao nhất là con út. Điều này thể  hiện mối quan hệ khá lí thú trong các bậc âm của một dàn chiêng. Điều đó tạo  nên hiệu quả như một phần hòa âm tất yếu của bài bản. Khi biểu diễn, hai chiếc cồng mẹ và cồng cha đánh ra âm thanh trầm gần giống  nhau để làm nền cho cả dàn nhạc. Kế tiếp là 3 cồng con cùng đánh một lượt với  nhau thành một hòa âm, có tác dụng như những cây cột chống đỡ trong ngôi nhà  (chứng tỏ cách sắp xếp chẳng những theo hệ thống gia đình mà còn mang cả  cấu trúc như nhà cửa, vị trí của những nhạc khí trong một dàn nhạc có hệ  thống). Những chiếc còn lại thì đánh so le theo thứ tự trước ­ sau, mau ­ chậm  theo đúng qui định, phối hợp với nhau thành ra nét nhạc. Để nắm vững những  qui định này đòi hỏi nhạc công phải nhớ nằm lòng, phải nghe cho rõ và nhất là  phải tập trung tâm trí để vừa tròn phần mình vừa lắng nghe người khác trong  dàn nhạc. Mỗi dân tộc ở Tây nguyên lại có một cách điều chỉnh âm thanh rất  riêng, không những khác nhau về độ cao mà còn khác về màu âm. Chẳng hạn âm  nào quá thanh phải chỉnh cho đục một chút để tạo ra nét đẹp tế nhị, giống như  họa sĩ không sử dụng màu đỏ hay màu xanh tiêu chuẩn mà thường pha đậm hơn  hay lợt đi một chút để tạo phong cách riêng. Kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng rất  tinh vi đòi hỏi một kỹ năng cao, bởi chỉ sử dụng chiếc búa gỗ nhỏ mà có thể  điều chỉnh âm lên cao hay xuống thấp thật chính xác. Một lổ tai nghe các âm  thật chính xác(Đáng tiếc hiện nay ở Tây nguyên số lượng nghệ nhân thuần thục  việc chỉnh âm cồng chiêng chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay). Đặc biệt trong  các buổi lễ lớn hay những dịp tôn vinh một nhân vật nào thì đối tượng được tôn  vinh phải tọa lạc ở vị trí trung tâm, và dàn cồng chiêng đi quanh thành hình tròn.  Trong biểu diễn các nhạc công đi theo hình tròn nhưng lại theo chiều ngược kim  đồng hồ, điều này đồng nghĩa với việc như ngược trở lại với quá khứ, tìm về dĩ  vãng, nhớ lại những cội nguồn. 4.  Hệ bài bản 
  19. Cồng chiêng Tây Nguyên có mặt trong tất cả các lễ hội truyền thống của các  dân tộc thiểu số Tây Nguyên – nó thể hiện đời sống tinh thần của người Tây  Nguyên, biểu thị những quan niệm của họ về con người, về vũ trụ ít nhiều còn  thô sơ, chất phác nhưng họ rất tin thờ. Những lễ quan trọng ­ dù là phục vụ sản  xuất hay cho con người ­ đều trở thành những hội vui, cuốn hút sự tham gia của  toàn thể cộng đồng, thậm chí các dòng tộc khác hoặc buôn lân cận (ví dụ như lễ  cúng bến nước ­ hay còn gọi là uống nước giọt vào dịp cuối năm cũ hoặc đầu  năm mới; lễ ăn cơm mới ­ đóng cửa kho lúa vào dịp thu hoạch mùa màng; lễ  cưới cho người trẻ, lễ mừng thọ người già, lễ bỏ mả ­ phơ thi cho người đã  khuất...). Mỗi hội lễ là một tổng thể nguyên hợp, tiêu biểu cho đời sống văn hóa  cổ truyền các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cho nền văn minh nương rẫy. Ngoài những đặc trưng về người diễn xướng, cách thức diễn xướng, cơ cấu  dàn nhạc, cồng chiêng Tây Nguyên còn có những đặc trưng về hệ bài bản riêng:  •   Thông thường, dàn nhạc được hiểu là sự kết hợp nhạc cụ với nhiều giai  điệu khác, mỗi nhạc cụ đảm nhiệm sự diễn tấu của 1 đường. Thứ âm nhạc đó  được gọi là hoà tấu. Đây cũng là nguyên tắc chung của đại đa số các dàn trong  mọi nến âm nhạc trên thế giới. Thế nhưng ở nghệ thuật cồng chiêng, mỗi nhạc  cụ trong dàn nhạc thực chất chỉ diễn tấu 1 nhạc âm trong đường tuyến giai, nói  cách khác, mỗi 1 nhạc công thực chất chỉ là 1 nốt nhạc,nhiều nhạc cụ ứng với  những cao độ khác nhau kết hợp so le theo chiều ngang sẽ cấu thành giai điệu.  Nếu đánh 6 chiếc chiêng theo thứ tự từ thấp đến cao, sẽ thấy chiêng số 1 được  gọi là chiêng mẹ, chiêng số 2 được gọi là chiêng bố, 4 chiêng còn lại là 4 đứa  con. Trong các chiêng con, tuỳ từng nơi mà người ta phân bậc đâu là con trai, con  gai. Thông th ́ ường, đứa con liền kề với bố mẹ được gọi là con cả, đứa con cao  nhất gọi là con út. Điều này thể hiện mối quan hệ khá lí thú trong các bậc âm  của 1 dàn chiêng. Điều đó tạo nên hiệu quả như 1 phần hoà âm tất yếu của bài  bản. Đối với những dàn cồng chiêng không có nhạc cụ phụ trách phần hoà âm  riêng thì hoà âm giai điệu chính là toàn bộ phần hoà âm của bài bản. •   Mỗi tác phẩm cồng chiêng thực chất được cấu trúc từ 1 nét giai điệu  ngắn hoặc trung bình, nét nhạc ngắn nhất chỉ đơn giản là 1 nhịp, dài hơn thì 17  nhịp hoặc cá biệt có thể lên đến 30 2/4.  • Trong diễn biến của bài bản, nét giai điệu đó cùng hệ thống giai điệu phụ  hoạ và phần mềm đồng bộ được lặp đi lặp lại với chu kì không giới hạn. 
  20. •  Độ dài của 1 bài bản trong mỗi lần diễn tấu phụ thuộc vào tình huống  văn hoá mà bài cồng chiêng là 1 thành tố. Các bài chiêng cũng đạt đến trình độ  biểu cảm phù hợp với tâm tư tình cảm con người trong các nghi lễ thích hợp.  VD: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn, chiêng mùa gặt thì  thanh thót vui tươi, chiêng đâm trâu thì nhịp điệu rộn rã... ̃ ̣     Môi tôc người co 1 hê thông bai ban công chiêng găn v ́ ̣ ́ ̀ ̉ ̀ ́ ới cac hê thông nghi lê  ́ ̣ ́ ̃ ̀ ời người,chu ki vong đ vong đ ̀ ̀ ời cây trông va cac nghi lê văn hoa tâm linh VD: ̀ ̀ ́ ̃ ́ ̣ Dân tôc Mnông co: ́ Têt tê Ngăn lai Ding thật Ding ai… ̣ Dân tôc Chu Ru co: ́ Pôt rumpro ́ Pagơnăng Aria ̣ ̣ Dân tôc Ma: Nao Ting Ngan ̣ Ching Ma Tô Kring Par Xre Zơr….v.v. ̃ ̣ Môi tôc ng ười cung chon cho minh môt phong cach âm nhac, co thê đo la nhac  ̃ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ̉ ́   nhip điêu, nhac hoa điêu, nhac chu điêu, nhac di điêu. Tuy nhiên cung co thê thây 1 ̀ ̃ ̣ ́ ̣ ̀ ́ ̉ ̣ ́ ̣ thi hiêu âm nhac chung nao đo chăng han cac tôc ng ười ở phia Băc Tây Nguyên  ́ ́ như Ba Na, Xơ Đăng va Gia Rai thi nghiêng vê nhac chu điêu va di điêu con cac  ̀ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ dân tôc ̣ ở phia Nam Tây Nguyên nh ́ ư Êđê, Mnông lai nghiêng vê nhac nhip điêu  ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ va hoa điêu. ̀ ̀ ̣
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2