ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
-----------------------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THANH<br />
<br />
TRUYỀN THUYẾT VỀ NỮ THẦN, MẪU THẦN<br />
VÀ THÁNH MẪU TRONG KHÔNG GIAN<br />
VĂN HÓA HÕA BÌNH VÀ THANH HÓA<br />
<br />
Chuyên ngành: Văn học Dân gian<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 22 01 25<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt<br />
<br />
Hà Nội, 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 4<br />
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 6<br />
3. Mục đích nghiê n cứu ................................................................................................. 11<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 11<br />
6. Đóng góp của luận văn............................................................................................... 13<br />
7. Cấu trúc luận văn........................................................................................................ 13<br />
NỘI DUNG ....................................................................................................................... 14<br />
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI................................................................ 14<br />
1.1. Không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa ................................................. 14<br />
1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .......................................................................... 14<br />
1.1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội ...................................................................................... 16<br />
1.1.3. Đặc điểm văn hóa .................................................................................................. 18<br />
1.2. Khái quát văn học dân gian tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa........................... 20<br />
1.3. Khái quát về Đạo Mẫu Việt Nam và tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Hòa Bình và<br />
Thanh Hóa ........................................................................................................................ 25<br />
1.3.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam....................................................................... 25<br />
1.3.2.Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hòa Bình và Thanh HóaError!<br />
<br />
Bookmark<br />
<br />
not<br />
<br />
defined.<br />
1.4. Về hiện tƣợng văn học dân gian Đạo Mẫu ở Hòa Bình và Thanh HóaError!<br />
Bookmark not defined.<br />
1.4.1. Truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh<br />
Hóa ...................................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
1.4.2. Các bài Văn chầu................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
Tiểu kết chƣơng 1:........................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THUYẾT VỀ NỮ<br />
THẦN, MẪU THẦN VÀ THÁNH MẪU Ở HÕA BÌNH, THANH HÓAError!<br />
Bookmark not defined.<br />
2.1. Nội dung truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở Hòa Bình,<br />
Thanh Hóa ........................................................................ Error! Bookmark not defined.<br />
2.1.1. Ca ngợi vẻ đẹp toàn diện của nhân vật.............. Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
2.1.2. Ca ngợi quyền năng, sức mạnh thần kì bảo vệ con người, bảo vệ quê<br />
hương đất nước của nhân vật........................................ Error! Bookmark not defined.<br />
2.1.3. Thể hiện sự tôn vinh, thờ phụng nhân vật của tác giả dân gian ............Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
2.2. Nghệ thuật.................................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.1. Nhân vật................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.2. Những motif cơ bản .............................................. Error! Bookmark not defined.<br />
Tiểu kết chƣơng 2:........................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
CHƢƠNG 3 : MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT VỀ NỮ THẦN,<br />
MẪU THẦN VÀ THÁNH MẪU Ở HÕA BÌNH, THANH HÓA VỚI<br />
NHỮNG THÀNH TỐ VĂN HÓA KHÁC .............. Error! Bookmark not defined.<br />
3.1. Mối quan hệ giữa truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh<br />
Mẫu ở Hòa Bình, Thanh Hóa với tín ngƣỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần<br />
và Thánh Mẫu................................................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu với<br />
lễ hội trong không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh HóaError! Bookmark not<br />
defined.<br />
3.3. Mối quan hệ giữa truyền thuyết về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu với<br />
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trong không gian văn hóa Hòa<br />
Bình và Thanh Hóa......................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.4. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và Văn chầu về Nữ thần, Mẫu thần và<br />
Thánh Mẫu ở Hòa Bình và Thanh Hóa .................... Error! Bookmark not defined.<br />
Tiểu kết chƣơng 3:........................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
Kết luận.............................................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 30<br />
Phụ lục................................................................................ Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1.Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có lịch sử hình<br />
thành và phát triển từ lâu đời. Người Việt Nam thờ Mẫu cũng chính là thờ mẹ. Bởi<br />
mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chăm sóc che chở cho con cái suốt cả<br />
cuộc đời. Theo quan niệm của dân gian thì Mẫu còn tượng trưng cho sự sinh sôi<br />
nảy nở và sự trù phú. Mẫu còn là người mẹ tâm linh luôn phù hộ độ trì cho con<br />
người gặp nhiều may mắn, giúp con người có sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn<br />
thử thách trong cuộc sống...<br />
1.2. Việt Nam thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước nên sự đảm đang<br />
khéo léo của người phụ nữ được đề cao. Trong vốn huyền thoại và truyền thuyết<br />
của dân tộc ta, ban đầu con người coi tự nhiên như người mẹ : Mẹ Đất, Mẹ Nước,<br />
Mẹ Lúa, Mẹ Mưa.... Trải qua quá trình hình thành, phát triển và sự bồi đắp về văn<br />
hóa, tín ngưỡng tâm linh, dân tộc ta đã hình thành nên tục thờ Nữ thần, Mẫu thần<br />
và Thánh Mẫu. Các vị thần này có thể là những Nữ thần tự nhiên hay những người<br />
mẹ, những người phụ nữ có thực trong lịch sử đã anh dũng chiến đấu vì độc lập tự<br />
do của tổ quốc, những người có công lao xây dựng cuộc sống cộng đồng…. được<br />
nhân dân ghi nhớ, tôn phong, phụng thờ. Nhờ vậy mà những người phụ nữ ấy sống<br />
mãi trong tâm thức của người dân Việt Nam và trường tồn cùng lịch sử dân tộc.<br />
Cho đến nay, hệ thống các Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ở nước ta được thờ<br />
phụng ngày càng nhiều, nhưng tiêu biểu nhất là: Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh<br />
Mẫu Thoải, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Man Nương… Giá trị của tín<br />
ngưỡng thờ Mẫu đó là cái tâm hướng thiện, thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ<br />
nguồn”, giáo dục con người biết ăn ở, đối nhân xử thế thành tâm thờ phụng ông bà<br />
tổ tiên, cao hơn nữa đó là biết ơn những người có công với nhân dân và đất nước.<br />
1.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc từ tục thờ Nữ<br />
thần và chịu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa, hình thành Đạo Tam Phủ (Mẫu<br />
<br />
Thượng Thiên, Mẫu Thoải, Địa Mẫu), Đạo Tứ Phủ (Mẫu Thượng Thiên cai quản<br />
vùng trời, Mẫu Thoải cai quản vùng sông biển, Mẫu Địa cai quản vùng Đất và Mẫu<br />
Thượng Ngàn cai quản vùng núi), sau đó trở thành Đạo Mẫu ở miền Bắc. Tín<br />
ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống phong phú và đa<br />
dạng. Nếu như tín ngưỡng các tôn giáo khác hướng con người về thế giới sau khi<br />
chết thì tín ngưỡng thờ Mẫu hướng con người về đời sống thực tại gần gũi. Đó là<br />
cái thế giới mà con người cầu mong sức khỏe, tiền tài, quan lộc và gặp nhiều may<br />
mắn. Đây là nhân sinh quan mang tính tích cực phù hợp với cuộc sống của con<br />
người thời hiện đại. Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt cho rằng:“Để đời đời ngưỡng mộ,<br />
sùng bái và tôn vinh những Thánh Mẫu linh thiêng đó mà người Việt xây dựng nên<br />
cả một hệ thống văn hóa Thánh Mẫu như: sáng tác và lưu truyền những truyền<br />
thuyết, huyền tích về những nhân vật phụng thờ trong tín ngưỡng về Thánh Mẫu;<br />
xây đền, đình, chùa, miếu, phủ; xác lập thần chủ, kiện toàn điện thờ, dựng nên các<br />
lễ nghi (hầu đồng, hát văn, múa bóng…), tổ chức các lễ hội về Thánh Mẫu…, ở<br />
khắp nơi có sự hiển linh, linh ứng của các Thánh Mẫu. Đó là những di sản văn hóa<br />
Thánh Mẫu, tạo nên một hệ thống những giá trị đặc sắc trong nền văn hóa Việt”<br />
[43, tr.454]. Nghiên cứu truyện kể về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu góp phần<br />
khẳng định giá trị quan trọng của Đạo Mẫu đối với đời sống tinh thần của người<br />
dân Việt Nam.<br />
1.4. Hòa Bình và Thanh Hóa là hai tỉnh thuộc miền núi Việt Nam là nơi cư trú<br />
của nhiều dân tộc ít người. Chính vì vậy mà ở đây có một kho tàng văn học nghệ<br />
thuật dân gian vô cùng phong phú và đa dạng. Những giá trị đó được chắt lọc, sáng<br />
tạo từ cuộc sống của người Mường, Kinh, Thái, Dao, Thổ, H’Mông, Khơ Mú…<br />
được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đã có rất nhiều bài báo, công trình<br />
nghiên cứu viết về các giá trị của kho tàng văn học nghệ thuật ở tỉnh Hòa Bình và<br />
Thanh Hóa nhưng chưa có bài viết nào đi sâu nghiên cứu truyền thuyết về Nữ<br />
Thần, Mẫu thần và Thánh Mẫu. Vì vậy nghiên cứu về Nữ thần, Mẫu thần và Thánh<br />
<br />