HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN VĂN QUANG<br />
<br />
KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ<br />
VỚI SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2017<br />
<br />
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN VĂN QUANG<br />
<br />
KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ<br />
VỚI SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC<br />
Mã số: 62 31 02 04<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
1. PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG<br />
2. TS. LÝ VIỆT QUANG<br />
<br />
HÀ NỘI - 2017<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa<br />
học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong<br />
luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn<br />
đầy đủ theo quy định.<br />
<br />
Tác giả<br />
<br />
Nguyễn Văn Quang<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1<br />
<br />
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN<br />
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN<br />
<br />
7<br />
<br />
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
<br />
7<br />
<br />
1.2. Những vấn đề kế thừa và định hướng triển khai của đề tài<br />
<br />
24<br />
<br />
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH HỒ CHÍ<br />
MINH VÀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ<br />
<br />
28<br />
<br />
2.1. Nhân cách Hồ Chí Minh<br />
<br />
28<br />
<br />
2.2. Không gian văn hóa Huế<br />
<br />
40<br />
<br />
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ ĐẾN<br />
SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
78<br />
<br />
3.1. Một số yếu tố của không gian văn hóa Huế ảnh hướng đến sự hình<br />
thành nhân cách Hồ Chí Minh<br />
<br />
78<br />
<br />
3.2. Biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ ảnh hưởng của không gian văn<br />
hóa Huế<br />
<br />
104<br />
<br />
Chương 4: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI SỰ<br />
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH CHO CON NGƯỜI<br />
VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
<br />
127<br />
<br />
4.1. Một số nhận xét về ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình<br />
thành nhân cách Hồ Chí Minh<br />
<br />
127<br />
<br />
4.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế<br />
đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh đối với sự phát triển nhân<br />
cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
132<br />
149<br />
<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN<br />
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
<br />
151<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
152<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt<br />
xuất của Việt Nam. Người tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc, cho ý chí kiên<br />
cường, bất khuất của con người Việt Nam trong công cuộc dựng xây đất nước. Với<br />
nhân cách cao đẹp, Hồ Chí Minh đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong dòng chảy<br />
lịch sử nhân loại, góp phần làm phong phú và phát triển những giá trị chung của loài<br />
người. Vì vậy, nghiên cứu nhân cách Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm sáng tỏ những<br />
giá trị đặc sắc của Hồ Chí Minh.<br />
Nhân cách Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển từ sự tác động - ảnh<br />
hưởng đa chiều của các điều kiện kinh tế, lịch sử, môi trường văn hóa, xã hội và con<br />
người của những nơi Người từng sống, học tập, làm việc, được biểu hiện qua tư<br />
tưởng và hành động. Trong các không gian văn hóa ảnh hưởng đến sự hình thành và<br />
phát triển nhân cách Hồ Chí Minh, Huế có vị trí đặc biệt quan trọng. Nơi đây hội tụ<br />
tinh hoa văn hóa dân tộc, đồng thời cũng là vùng văn hóa mang sắc thái và dấu ấn<br />
đặc trưng của văn hóa cung đình quyện hòa với văn hóa dân gian, Người cùng gia<br />
đình sinh sống trong một khoảng thời gian khá dài, thời gian bắt đầu hình thành nhân<br />
cách trước khi ra đi tìm đường cứu nước.<br />
Tại kinh đô Huế, sự biến động về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội đã tác<br />
động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh. Bằng sự mẫn cảm của người học trò thông minh,<br />
sự khát khao tìm tòi học hỏi, chiếm lĩnh tri thức mới, Người sớm thâu nhận những<br />
giá trị của văn hóa Huế, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại. Đó là truyền<br />
thống yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập, tự do; lối sống đoàn kết, thương<br />
yêu, đùm bọc trong khó khăn hoạn nạn; lòng tự hào, tự tôn dân tộc của những vị vua<br />
yêu nước, của những thầy dạy học và những nhà cách mạng tiền bối; tư tưởng “Tự<br />
do, Bình đẳng, Bác ái” của văn hóa Pháp; tư tưởng dân tộc, dân chủ của Tân văn,<br />
Tân thư... Để từ đó, Hồ Chí Minh có bước trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành<br />
động, trực tiếp tham gia phong trào Duy Tân, đấu tranh chống thuế cùng nhân dân<br />
Thừa Thiên. Những nhân tố quan trọng đó đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành<br />
và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh.<br />
<br />