intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quy hoạch Vùng và Đô thị: Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quy hoạch Vùng và Đô thị "Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử ở các nước trên thế giới và Việt Nam; Cơ sở khoa học tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử tại Hà Nội; Giải pháp tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quy hoạch Vùng và Đô thị: Tổ chức không gian công cộng khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI ________________________ NGUYỄN HẢI VÂN HIỀN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BIẾN ĐỔI LINH HOẠT ĐA CHỨC NĂNG Chuyên ngành: Quy hoạch Vùng và Đô thị Mã số: 9580105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Cán bộ hướng dẫn Hà Nội – Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI ________________________________ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BIẾN ĐỔI LINH HOẠT ĐA CHỨC NĂNG Chuyên ngành: Quy hoạch Vùng và Đô thị Mã số: 9580105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Cán bộ hướng dẫn GS.TS.KTS DOÃN MINH KHÔI Hà Nội – Năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực. Các đề xuất mới của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, năm 2024 Tác giả luận án
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Phòng Quản lý Đào tạo, Khoa Kiến trúc Quy hoạch, và các thầy giáo, cô giáo. Đặc biệt cảm ơn thầy giáo GS.TS.KTS. Doãn Minh Khôi đã tận tâm hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Bộ môn Quy hoạch, thầy giáo PGS.TS.KTS. Phạm Hùng Cường, cô giáo TS.KTS Lê Quỳnh Chi, các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và bạn bè, những người thân trong gia đình đã hết sức giúp đỡ, động viên và chia sẻ để tôi có thể hoàn thành luận án. Hà Nội, năm 2024 Tác giả luận án
  5. i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ...9 1.1 Tổng quan tổ chức KGCC khu vực NĐLS theo hướng BĐLHĐCN ở các nước trên thế giới ...........................................................................................9 1.1.1 Lịch sử hình thành các khu vực NĐLS trên thế giới ........................................9 1.1.2 Quá trình hình thành KGCC tại các khu vực NĐLS trên thế giới .................10 1.1.3 Tình hình tổ chức KGCC khu vực NĐLS trên thế giới theo hướng BĐLHĐCN ........................................................................................................................13 1.2 Tổng quan tổ chức KGCC khu vực NĐLS tại Việt Nam .........................18 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển các đô thị lịch sử tại Việt Nam ..................18 1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển KGCC tại các đô thị lịch sử ở Việt Nam18 1.2.3 Tình hình tổ chức KGCC tại các Đô thị lịch sử ở Việt Nam theo hướng BĐLHĐCN .....................................................................................................21 1.3 Thực trạng tổ chức KGCC khu vực NĐLS Hà Nội ..................................27 1.3.1 Ranh giới khu vực NĐLS Hà Nội ...................................................................27 1.3.2 Thực trạng về thiết kế các KGCC khu vực NĐLS Hà Nội .............................28 1.3.3 Thực trạng sử dụng KGCC khu vực NĐLS Hà Nội .......................................30 1.3.4 Thực trạng quản lý và khai thác sử dụng KGCC tại khu vực NĐLS Hà Nội 37 1.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ..................................39 1.4.1 Các công trình khoa học có liên quan ...........................................................39 1.4.2 Các dự án cuộc thi, thiết kế và các nhóm hoạt động có liên quan ................43 1.5 Các vấn đề cần nghiên cứu ..........................................................................44 1.5.1 Đánh giá chung ..............................................................................................44 1.5.2 Các vấn đề cần nghiên cứu : ..........................................................................44 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ TẠI HÀ NỘI .......................................................45
  6. ii 2.1 Cơ sở pháp lý ................................................................................................45 2.1.1 Hệ thống văn bản pháp lý có liên quan .........................................................45 2.1.2 Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đô thị ............................................................45 2.2 Cơ sở lý luận .................................................................................................46 2.2.1 Lý luận về vai trò của KGCC trong đô thị hiện đại .......................................46 2.2.2 Lý luận về Thiết kế đô thị : .............................................................................48 2.2.3 Lý luận về tinh thần nơi chốn và bản sắc ......................................................49 2.2.4 Nguyên lý về cảm thụ không gian và thẩm mỹ ...............................................51 2.2.5 Lý thuyết tổ chức cảnh quan đô thị ................................................................54 2.2.6 Lý luận về biến đổi linh hoạt đa chức năng Không gian công cộng. ............55 2.3 Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................59 2.3.1 Điều kiện tự nhiên, khí hậu và biến đổi khí hậu ............................................59 2.3.2 Cơ sở Kinh tế - Văn hóa - Xã hội : ................................................................61 2.3.3 Cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tin học ..................67 2.3.4 Bài học kinh nghiệm quốc tế và trong nước liên quan tới tổ chức LHĐCN trong KGCC .............................................................................................................70 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BIẾN ĐỔI LINH HOẠT ĐA CHỨC NĂNG ..........................................................................................................75 3.1 QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC ...................................................................75 3.1.1 Quan điểm ......................................................................................................75 3.1.2 Nguyên tắc ......................................................................................................76 3.2 Phân loại và xây dựng tiêu chí trong tổ chức KGCC khu vực NDLS theo hướng BDLHDCN ........................................................................................78 3.2.1 Bổ sung các Khái niệm liên quan...................................................................78 3.2.2 Phân loại biến đổi linh hoạt đa chức năng trong tổ chức KGCC .................79 3.2.3 Xây dựng tiêu chí đánh giá các khả năng BĐLHĐCN trong KGCC cho khu vực NĐLS Hà Nội...........................................................................................86 3.3 Mô hình tổ chức KGCC khu vực NĐLS theo hướng BĐLHĐCN ..........89 3.3.1 Mô hình tổ chức KGCC biến đổi theo trục không gian theo trục không gian ........................................................................................................................89 3.3.2 Mô hình tổ chức KGCC theo trục thời gian : ................................................90
  7. iii 3.3.3 Mô hình tổ chức KGCC biến đổi theo hình thái KG Điểm - Tuyến - Diện, cho các KGCC Quảng trường, tuyến phố đi bộ và Công viên vườn hoa. ............91 3.3.4 Yếu tố hỗ trợ BĐLHĐCN trong tổ chức KGCC khu vực nội đô LS...............94 3.3.5 Bộ công cụ thiết kế phục vụ hoạt động KGCC mô hình Điểm – Tuyến – Diện theo hướng BĐLHĐCN ................................................................................100 3.4 Giải pháp tổ chức KGCC khu vực NDLS HN theo hướng BDLHDCN ......................................................................................................................101 3.4.1 Giải pháp Quy hoạch tổng thể KGCC khu vực NĐLS Hà Nội ....................101 3.4.2 Giải pháp hỗ trợ tổ chức KGCC linh hoạt theo Thời gian và Không gian .102 3.4.3 Giải pháp thiết kế đô thị các KGCC khu vực NĐLS Hà Nội .......................103 3.4.4 Giải pháp kết nối KGCC đa chức năng trong Kiến trúc công cộng và KGCC bên ngoài công trình của khu vực NĐLS Hà Nội ........................................105 3.4.5 Giải pháp Quản lý Quy hoạch KGCC khu vực NĐLS Hà Nội ....................107 3.4.6 Giải pháp tổ chức KGCC có sự tham gia của cộng đồng ...........................107 3.5 Ứng dụng nghiên cứu vào tổ chức KGCC khu vực NĐLS Hà Nội .......108 3.5.1 Đề xuất Quy hoạch quảng trường giao thông Ô chợ dừa – Đàn Xã tắc theo hướng BĐLHĐCN ........................................................................................109 3.5.2 Đề xuất Thiết kế đô thị quảng trường, công viên, tuyến phố khu vực Văn Miếu – Quốc tử giám theo hướng BĐLHĐCN ......................................................111 3.5.3 Đề xuất Thiết kế Kiến trúc Trung tâm Văn hoá – Thể thao Quận Hoàn Kiếm theo hướng BĐLHĐCN ................................................................................114 3.6 BÀN LUẬN .................................................................................................118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................121 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................................................................................................................123 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................124
  8. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT NỘI DUNG VIẾT TẮT NGÔN TIẾNG NGỮ GỐC ANH 1 Không gian công cộng KGCC 2 Nội đô lịch sử NĐLS 3 Biến đổi linh hoạt đa chức năng BĐLHĐCN 4 Quản lý - Tổ chức - Sử dụng QL-TC-SD 5 Quảng trường QT 6 Tuyến đi bộ TĐB 7 Công viên CV
  9. v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1-1: Minh họa các KGCC thời kỳ cổ đại .........................................................11 Hình 1-2: Minh họa các KGCC thời kỳ trung và cận đại .........................................12 Hình 1-3: Quảng trường Prahran ở Melbourn, Úc (nguồn: archdaily) .....................14 Hình 1-4: Quảng trường giao thông Schuman Roundabout Bruessels, Bỉ ...............14 Hình 1-5: Quảng trường trong công trình tòa nhà The Edge, Berlin (Đức) .............15 Hình 1-6: Trung tâm thương mại và nhà ở Markthal, Rotterdam (Hà Lan) .............15 Hình 1-7: Bảo tàng Grand Egyptian Museum (GEM) Cairo, Ai Cập (theo visit-gem) ...................................................................................................................................16 Hình 1-8: Công viên Kim Hoa, (Trung Quốc) ..........................................................16 Hình 1-9: Cầu Life Ribon ở Canbera (Úc) ................................................................17 Hình 1-10: Khuôn viên trường Đại học Thammasat (Thái Lan) ..............................18 Hình 1-11: Công viên Lowline ở Hoa Kỳ .................................................................18 Hình 1-12: Hình ảnh Lễ hội đền Hùng, Phú Thọ ......................................................21 Hình 1-13: Cổ Loa, Kinh đô của Nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương ...........22 Hình 1-14: Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.......................................................................23 Hình 1-15: Tái hiện Tết Đoan Ngọ tổ chức trong Hoàng Thành Thăng Long .........23 Hình 1-16: Thành nhà Hồ .........................................................................................24 Hình 1-17: Cầu đi bộ ven sông Hương, TP Huế .......................................................25 Hình 1-18: Phố đi bộ ở thành cổ Sơn Tây, Hà Nội ...................................................26 Hình 1-19: Đường hoa Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh ............................................26 Hình 1-20: Dự án biến hố ga thành tranh ghép gốm .................................................43 Hình 2-1: Ký hiệu KGCC Quảng trường – Tuyến đi bộ - Công viên .......................47 Hình 2-2: Không gian đóng mở và liên kết KG (nguồn: PGS.TS ) ..........................55 Hình 2-3: Hệ thống Sông ngòi ở Hà Nội ..................................................................60 Hình 2-4 Cây xanh tuyến phố ...................................................................................61 Hình 2-5: Các giải pháp sử dụng tiện nghi đô thị hỗ trợ người sử dụng xe lăn ........70 Hình 2-6: Giải pháp công nghệ cho ban ngày và ban đêm .......................................70 Hình 2-7: Tuyến đi bộ và quảng trường nước, Tây An, Trung Quốc .......................70 Hình 2-8: Khu phố Itaewon thời điểm trước khi thảm họa xảy ra ............................71 Hình 2-9: Khu phố Itaewon thời điểm 1 năm sau thảm họa .....................................71 Hình 2-10: Con suối Cheonggyecheon trước và sau khi hồi sinh.............................72
  10. vi Hình 2-11: Công viên nổi được thiết kế bởi những trụ bê tông xòe hoa nổi trên nước ...................................................................................................................................73 Hình 3-1: Modun tổ chức KGCC BĐLHĐCN tại 1 điểm ........................................93 Hình 3-2: Modun tổ chức KGCC BĐLHĐCN theo tổ hợp Điểm - Tuyến - Diện....94 Hình 3-3: Hình minh họa công nghệ ánh sáng (internet) ..........................................96 Hình 3-4: Hình minh họa tiện nghi đô thị .................................................................97 Hình 3-5: Hinh minh họa công nghệ phương tiện gia thông (internet) ....................97 Hình 3-6: Hình minh họa cấu kiện lắp rời ................................................................98 Hình 3-7: Hình minh họa cấu kiện lắp rời ................................................................98 Hình 3-8: Hình minh họa biến đổi linh hoạt đa chức năng .......................................99 Hình 3-9: Các thành phần cơ bản trong KGCC ......................................................104 Hình 3-10: Các yếu tố bản sắc trong không gian ....................................................105 Hình 3-11: Phương án thiết kế ý tưởng TT Văn hóa Đa năng 46 Hàng Cót ..........116 Hình 3-12: Phương án thiết kế nội thất TT Văn hóa đa năng 46 Hàng Cót ...........117 Hình 3-13: Phương án thiết kế TT Thể thao đa năng 225 Hồng Hà (tác giả đề xuất) .................................................................................................................................118
  11. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-1: Khái quát hình ảnh các khu vực NĐLS trên thế giới qua các giai đoạn ....9 Bảng 1-2: Khái quát hình ảnh KGCC khu vực NĐLS trên thế giới qua các giai đoạn ...................................................................................................................................13 Bảng 1-3: Khái quát hình ảnh phát triển các KGCC tại Việt Nam qua các giai đoạn ...................................................................................................................................20 Bảng 1-4: Bảng thống kê 1 số các loại hình KGCC khu vực NĐLS Hà Nội ...........29 Bảng 1-5: Bảng thống kê 3 loại hình KGCC điển hình khu vực NĐLS Hà Nội ......30 Bảng 1-6: Bảng tổng hợp vị trí, hình thái không gian và chức năng của các KGCC điển hình tại 4 quận NĐLS Hà Nội ...........................................................................37 Bảng 2-1: Bảng thống kê hệ thống sông, hồ, núi,… điển hình khu vực NĐLS Hà nội ...................................................................................................................................60 Bảng 2-2: Bảng thống kê các tuyến phố cổ có giá trị phát triển du lịch ...................62 Bảng 2-3: Bảng thống kê diện tích đất công cộng khu vực NĐLS Hà Nội ..............66 Bảng 3-1: Bảng phân loại KGCC theo công năng, hình thái và khả năng Biến đổi .84 Bảng 3-2: Bảng tiêu chí Đánh giá khả năng biến đổi linh hoạt theo 3 lớp đô thị .....87 Bảng 3-3: Bảng mô hình tổ chức khai thác KGCC theo thời gian. ..........................91
  12. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1-1: Phân tích diễn biến quá trình hình thành và phát triển các khu vực NĐLS ...................................................................................................................................10 Sơ đồ 1-2: Sơ đồ phân tích sự thu hẹp dần ranh giới khu vực NĐLS Hà Nội ..........28 Sơ đồ 1-3: Sơ đồ vị trí các KGCC điển hình khu vực NĐLS Hà Nội đối với các công trình lân cận ...............................................................................................................30 Sơ đồ 2-1: Trường thị giác (nguồn KTS Nguyễn Luận) ...........................................51 Sơ đồ 2-2: Cảm thụ thị giác (nguồn PGS.TS Phạm Hùng Cường) ...........................51 Sơ đồ 2-3: Trục nhận thức không gian (nguồn KTS Nguyễn Luận) ........................52 Sơ đồ 2-4: Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong quy hoạch và xây dựng. ........68 Sơ đồ 3-1: Mở rộng định nghĩa KGCC từ thời nguyên thủy đến định nghĩa hiện đại ...................................................................................................................................79 Sơ đồ 3-2: Sơ đồ các vành đai đô thị ........................................................................81 Sơ đồ 3-3: Sơ đồ các lớp KG theo chiều đứng (nguồn: tác giả) ...............................83 Sơ đồ 3-4: Sơ đồ các lớp KGCC đô thị theo ngang và chiều đứng ..........................83 Sơ đồ 3-5: Phân loại các khả năng biến đổi không gian đô thị ................................85 Sơ đồ 3-6: Mô hình Điểm – Tuyến – Diện khai thác đa lớp đa chức năng ..............90 Sơ đồ 3-7: Mô hình tổ chức KGCC linh hoạt trên tuyến ..........................................93 Sơ đồ 3-8: Đề xuất bộ công cụ tại mô hình Điểm – Tuyến – Diện .........................100 Sơ đồ 3-9: Đề xuất bộ công cụ (tổng thể) ...............................................................101 Sơ đồ 3-10: Giải pháp quy hoạch kết nối tứ trấn, 5 cửa ô ......................................102 Sơ đồ 3-11: Giải pháp quy hoạch kết nối Quảng trường, Tuyến đường, Công viên .................................................................................................................................102 Sơ đồ 3-12: Sơ đồ tổ chức KGCC đối với 3 trường hợp nghiên cứu ứng dụng .....109 Sơ đồ 3-13: Phương án thiết kế ý tưởng tổ chức KGCC tuyến đi bộ Văn Miếu ....113 Sơ đồ 3-14: Phương án tổ chức kết nối 2 công trình thông qua tuyến BĐLH........115
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn có nhu cầu tương tác và giao tiếp. KGCC là nơi có nhiều hoạt động chung, đông người tham gia, như phòng khách đô thị. Tại các nước phát triển, KGCC luôn được coi là một phần quan trọng của đô thị nhằm đem lại những lợi ích cả về vật chất lẫn phi vật chất, là một phần không thể thiếu của một đô thị phát triển bền vững. KGCC trong khu vực NĐLS Hà Nội là nơi chứa đựng rõ nét bản sắc địa phương và giá trị lịch sử. Vì vậy nhu cầu hoạt động công cộng tại các khu vực NĐLS Hà Nội ngày càng trở nên quan trọng. Nó có ý nghĩa không chỉ phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng mà còn phục vụ cả các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, việc tổ chức KGCC khu vực nội đô lịch sử Hà Nội đang đứng trước những thách thức cơ bản. Một là, sự thiếu hụt toàn diện các KGCC, kể cả quảng trường, vườn hoa và không gian đi bộ. Hai là, nhiều KGCC trong NĐLSHN bị xuống cấp, tổ chức lộn xộn, ngẫu hứng mất bản sắc. Đa số KGCC chính thống được thiết kế hoạt động chưa hiệu quả. Trong khi đó những không gian công cộng phi chính thống khác như khoảng sân trong khu tập thể, những ngõ, hẻm, mái nhà, cầu vượt đi bộ, tầng hầm,.. lại đang là những không gian hoạt đông công cộng hấp dẫn, sôi động được xem là KGCC tự phát nhưng chưa có những nghiên cứu, thiết kế, chỉ dẫn biến đổi linh hoạt và đa chức năng. Khái niệm biến đổi linh hoạt và đa chức năng KGCC khu vực NĐLS có thể được nhìn nhận theo thời gian và không gian bởi những không gian đó gắn với nhiều cách thức thực hiện khác nhau chứ không theo một khuôn mẫu cố định. Ở một góc nhìn khác, cần phải xác định những yếu tố bất biến cần phải bảo tồn trong rất nhiều các yếu tố có thể biến đổi. Sự linh hoạt trong tổ chức KGCC liên quan tới con người. Con người vừa quan sát, lại vừa tham gia các hoạt động chung có sự tương tác với chính quyền và các doanh nghiệp tham gia tổ chức KGCC. Sự biến đổi linh hoạt đa chức năng KGCC khu vực NĐLS sẽ là cách tiếp cận phù hợp trong việc tổ chức KGCC ở những khu vực chật hẹp thiếu diện tích để tiến hành các hoạt động công cộng đa dạng. Ở một góc độ khác, giải pháp linh hoạt đa chức năng sẽ phát huy hiệu quả trong việc bảo tồn và khai thác giá trị các di sản văn hoá lịch sử trong khu vực
  14. 2 NĐLS. Về quy hoạch đó là sự kết nối linh hoạt những góc phố, nút giao thông, các tuyến đi bộ, quảng trường, công viên, vườn hoa. Về hạ tầng đó là sự tận dụng linh hoạt các không gian hạ tầng kỹ thuật trong đô thị như các cầu đường bộ, các hầm đi bộ, các dải cách ly,.. Về kiến trúc đó là sự sử dụng thông minh và hiệu quả các không gian phát triển theo chiều cao của các toà nhà trong khu vực nội đô như: không gian tầng trệt, không gian hầm, không gian tầng cao, không gian mái. Khả năng biến đổi linh hoạt đa chức năng trong tổ chức KGCC khu vực NĐLS Hà Nội liên quan tới rất nhiều yếu tố tác động, cần được nghiên cứu học hỏi các kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển công nghệ 4.0 các giải pháp cần phải chú trọng tới việc nghiên cứu, tận dụng công nghệ trên nền tảng phải giữ gìn yếu tố bản sắc của một khu vực đậm đặc các giá trị về lịch sử văn hoá. Chính vì vậy đề tài có một ý nghĩa thời sự và quan trọng. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu : Tổ chức KGCC khu vực NĐLS Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng  Phạm vi nghiên cứu: Khu vực nội đô lịch sử Hà Nội, giới hạn từ bờ Nam sông Hồng đến đường vành đai 2. Gồm: 4 quận nội thành cũ (Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, phía Bắc quận Hai Bà Trưng) và 1 phần của quận Tây Hồ. Quy mô diện tích: khoảng 3.880 ha. Thời gian đến năm 2030 tầm nhìn 2050
  15. 3 3. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tổ chức KGCC tại khu vực NĐLS Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt KGCC và nâng cao hiệu quả sử dụng KGCC khu vực NĐLS  Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất các quan điểm và nguyên tắc mới về TCKGCC khu vực NĐLS thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng giúp bổ sung vào hệ thống lý thuyết chuyên ngành thiết kế đô thị; Đề xuất phân loại và các tiêu chí đánh giá KGCC khu vực NĐLS thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi linh hoạt đa chức năng; Đề xuất mô hình và giải pháp tổ chức KGCC khu vực NĐLS thành phố Hà Nội theo hướng biến đổi LHĐCN và ứng dụng vào giải pháp TCKGCC khu vực quận Hoàn Kiếm 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp điền dã : Là phương pháp giúp nhận diện phát hiện các quy luật về Quản lý, Tổ chức, Sử dụng không gian của người dân tại khu vực NĐLS HN. Phương pháp này tập trung ghi nhận các hình thái không gian và mapping các hoạt động tại không gian. Để tìm hiểu được quy luật vể Quản lý, tổ chức, sử dụng KGCC, phương pháp điền dã có thể có sự kết hợp với nhiều phương pháp khác. Đối tượng quan sát là những không gian công cộng chính thức và phi chính thức cũng như những hoạt động, nhu cầu, thói quen của người dân cũng như tại khu vực Nội đô lịch sử. (Phương pháp này được sử dụng trong Chương 1)  Phương pháp thu thập dữ liệu, tổng hợp, so sánh Thu thập dữ liệu liên quan đến lĩnh vực quan tâm, từ đó lưu trữ và phân loại tài liệu. Nguồn tài liệu được phân loại theo tác giả: Trong ngành/ ngoài ngành; Trong cuộc/ Ngoài Cuộc; Đương thời/ Hậu thế; Trong nước/ Ngoài nước. Nguồn tài liệu theo chủng loại: tác phẩm khoa học; Tạp chí khoa học; Tài liệu lưu trữ. Thông tin đại chúng. Theo mức độ tin cậy: Sơ cấp/ Thứ cấp. Các nguồn thông tin truyền miệng, huyền thoại, truyền thuyết,… Tổng hợp so sánh để tìm ra quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng. Từ đó
  16. 4 phát hiện mặt mạnh, mặt yếu của đối tượng nghiên cứu, trong hoạt động thực tế, đặt những câu hỏi nghiên cứu và vấn đề cần giải quyết. (Phương pháp này được sử dụng trong phần Chương 1 và 2)  Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích nhằm phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố để phân tích, phát hiện ra bản chất, thuộc tính, quy luật để từ đó hiểu rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng và mở rộng, bổ sung khái niệm một cách rõ ràng hơn. (Phương pháp này được sử dụng trong phần Chương 2 và 3)  Phương pháp quy nạp, diễn giải Nếu như phương pháp Quy nạp quan sát và liên kết các sự vật hiện tượng ở trong quá trình thì phương pháp Diễn giải sự vận động của đối tượng thông qua những lý luận và nguyên lý, lý thuyết đã được chứng minh. Đây là phương pháp được sử dụng để rút ra những kết luận. (Phương pháp này được sử dụng ở Chương 2 và 3)  Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra bảng hỏi sử dụng dạng câu hỏi mở để người trả lời điền câu trả lời, phân loại đối tượng nghiên cứu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, nhằm tìm hiểu được tâm lý sử dụng của cộng đồng liên quan tới vấn đề quản tri không gian, nhấn mạnh sự đa dạng của đối tượng điều tra, các số lượng câu hỏi tùy theo vấn đề nghiên cứu, phương pháp xử lý số liệu sử dụng các pp thống kê, sơ đồ hóa dữ liệu.Trong điều tra, một số phỏng vấn sâu nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vấn đề tương đối phức tạp nhưng lại đem đến kết quả đáng tin cậy hơn Phương pháp phỏng vấn chuyên gia có ưu điểm là tính chính xác của nội dung phân tích và có sức ảnh hưởng trong xã hội, (Phương pháp này sử dụng trong chương 2 và chương 3)  Phương pháp dự báo Xác định những luận điểm có căn cứ khoa học trên cơ sở dự báo những tình huống và xu thế có thể xảy ra trong tương lai cần phải được tính đến trong quá trình thực hiện (Phương pháp này được áp dụng ở chương 3)  Phương pháp Chuyên gia Tổ chức tọa đàm tham khảo ý kiến các chuyên gia về khả năng biến đổi linh hoạt các thể lọai KGCC khu vực NĐLS, những thách thức trong tổ chức KGCC liên quan tới bảo tồn di sản đô thị, các giải pháp về quy hoạch, thiết kế đô thị, tổ chức
  17. 5 cảnh quan hạ tầng và kiến trúc công cộng. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa trong các hoạt động khoa học và đào tạo: Đóng góp vào cơ sở lý luận trong nước về tổ chức KGCC khu vực NĐLS Hà Nội theo hướng BĐLHĐCN; Bổ sung tài liệu giảng dạy, cập nhật văn bản hữu ích cho nghiên cứu và đào tạo. Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu hỗ trợ cho các nhà tư vấn quy hoạch, thiết kế đô thị, thiết kế kiến trúc khu vực NĐLS Hà Nội; Là tài liệu tham khảo cho chính quyền thành phố nhìn nhận đánh giá khả năng tổ chức KGCC khu vực NĐLS Hà Nội theo hướng BĐLHĐCN. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI Đề xuất quan điểm và nguyên tắc tổ chức KGCC khu vực NĐLS Hà Nội theo hướng BĐLHĐCN. Đề xuất phân loại, tiêu chí tổ chức KGCC theo hướng BĐLHĐCN Đề xuất quy trình Quản lý, Tổ chức, Sử dụng KGCC khu vực NĐLS theo hướng BĐLHĐCN Đề xuất mô hình và công cụ tổ chức KGCC khu vực NĐLS Hà Nội theo hướng BĐLHDCN Đề xuất giải pháp tổ chức KGCC khu vực NĐLS Hà Nội theo hướng BĐLHDCN, Ứng dụng vào trường hợp tổ chức KGCC tại khu vực NĐLS Hà Nội 7. GIẢI THÍCH MỘT SÓ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ  Không gian công cộng: Theo từ điển Bách khoa toàn thư: KGCC là không gian mở, như đường phố, vườn hoa, công viên, quảng trường, phục vụ cho tất cả mọi người, miễn phí và dễ dàng tiếp cận. Theo từ điển tiếng Việt: KGCC là không gian phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người như quảng trường, đường phố, công viên. Sự hình thành, phát triển và thay đổi của KGCC phụ thuộc vào đặc điểm của đời sống công cộng, vốn không giống nhau giữa các nền văn hóa khác nhau, ở các thời điểm khác nhau. Theo tổ chức UNESCO, không gian công cộng được định nghĩa như những khu vực chung mà mọi người đều có thể thoải mái tiếp cận, không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Đó có thể là quảng trường, công viên, đường dạo bộ ven sông, khu vui chơi ngoài trời v.v )… phục vụ cho các nhu cầu thư giãn, kết nối, tương
  18. 6 tác trong cộng đồng. So với các nước trên thế giới, không gian cộng đồng ở Việt Nam còn khá đơn giản về thể loại, hình thức thiết kế, hay trải nghiệm. Theo UN-Habitat, 2015, khái niệm không gian công cộng là tất cả những nơi được sở hữu công cộng hoặc được sử dụng công cộng, dễ tiếp cận và được tận hưởng bởi tất cả mọi người mà không thu phí hay không vì mục đích lợi nhuận. Nó bao gồm các đường phố, không gian mở và các tiện nghi công cộng Thuật ngữ KGCC lần đầu tiên được nêu trong Nghị quyết 1210 của Quốc hội ban hành 2016 mới đưa ra khái niệm về KCCC. Theo đó Không gian công cộng của đô thị bao gồm: không gian sinh hoạt cộng đồng, công viên, vườn hoa, quảng trường, khu vực đi bộ (được tổ chức là không gian mở, có điểm vui chơi, giải trí phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị)… Khái niệm KGCC được nghiên cứu trong luận án là không gian sinh hoạt cộng đồng với các KG điển hình là Quảng trường, Tuyến đi bộ và Công viên - được tổ chức như những không gian mở cho các hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội, có điểm vui chơi nghỉ ngơi giải trí phục vụ đời sống vật chất và tinh thần dân cư đô thị.  Nội đô lịch sử Về mặt lý thuyết, không có khái niệm NĐLS chung cho các thành phố trên thế giới. Thay vào đó, có nhiều định nghĩa được xác định bởi các nhà nghiên cứu đưa ra tuỳ theo bối cảnh mỗi quốc gia, thành phố. Cũng theo Unesco, khu vực Nội đô lịch sử (Historic area/city) được khuyến nghị từ năm 1976 là “là các khu vực bao gồm các địa điểm khảo cổ và cổ sinh vật học, tạo thành các khu định cư của con người trong môi trường đô thị hoặc nông thôn, sự gắn kết và giá trị của chúng, từ cơ sở khảo cổ học, quan điểm kiến trúc, thời tiền sử, lịch sử, thẩm mỹ hoặc văn hóa xã hội đều được công nhận”. Theo TS Nguyễn Quang (UN Habitat): “KGCC là nơi thuộc sở hữu cộng đồng hoặc do cộng đồng sử dụng, tất cả mọi người đều có thể tiếp cận, thụ hưởng mà không phải trả phí”. Đó là nơi con người thực hiện các hoạt động: Di chuyển từ nơi này sang nơi khác; tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí; đến thăm các điểm tham quan trong thành phố; mua sắm; gặp gỡ người quen, đi dạo. Nếu không có KGCC, hoặc KGCC không đầy đủ, thiết kế không tốt hoặc bị tư nhân hóa, thành phố sẽ rơi vào tình trạng bị chia cắt, xung đột xã hội gia tăng, cơ hội kinh tế bị cản trở”. Theo chuyên gia Yinan Yan (Trung Quốc): “Ở Trung Quốc khu NĐLS có thể
  19. 7 được chia thành bảy bộ phận cấu thành: Kinh thành , Cố đô; Thành phố trong thiết kế truyền thống; Thành phố với cảnh quan thiên nhiên; Thành phố với văn hóa địa phương; Thành phố có tầm quan trọng lịch sử đặc biệt trong thời hiện đại; Thành phố có chức năng đặc biệt trong lịch sử (chẳng hạn như "thành phố muối" Zigong và "thành phố sứ" Jingdezhen).” … “Ở châu Âu, khu NĐLS là thành phố khởi nguồn trong các bức tường thành - trái ngược với thị trấn mới bên cạnh vào thời điểm mở rộng thành phố vào thế kỷ 19 Trong tác phẩm này, "Altstadt" được định nghĩa như sau: các trung tâm thành phố lịch sử được thành lập ở Đức trước năm 1860. Trên bình diện không gian, phố cổ trùng với trung tâm thành phố hoặc nội đô.” Nội đô (mầu đỏ) của TP Cologne NĐLS (mầu đỏ) của TP Cologne Ở Việt Nam, khái niệm khu vực Nội đô lịch sử chưa có một định nghĩa và hệ tiêu chí cụ thể. Nó là phần lõi của nội thành thủ đô hoặc thành phố lớn mà trong đó có các khu vực đặc trưng tiêu biểu chứa đựng nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc cảnh quan đô thị đó. Khu vực Nội đô lịch sử là khu vực có sức hút đối với người dân đô thị và khách du lịch. Theo thời gian khu vực lõi Nội đô lịch sử được mở rộng thêm, hoặc tăng thêm, hoặc có thể phát triển lệch tâm so với trung tâm lõi lịch sử ban đầu.  Biến đổi linh hoạt đa chức năng Biến đổi là : làm thay đổi, hay làm biến chất, biến tính một hay nhiều sự vật hiện tượng xung quanh. Khái niệm Biến đổi trong Luận án được xét đến cả Biến đổi chủ động và Biến đổi Bị động có tính đến sự tác động của các yếu tố xã hội và
  20. 8 điều kiện địa lý tại Hà Nội. Linh hoạt là: khả năng ứng phó nhanh nhạy phù hợp với tình hình thực tế và ngữ cảnh khu vực, với các xử lý mềm dẻo thích ứng. Đa chức năng là có nhiều chức năng khác nhau đồng thời được tiến hành Biến đổi linh hoạt đa chức năng là biến đổi không gian một cách linh hoạt để tổ chức một cách đồng thời và đa dạng các hoạt động chức năng của cộng đồng; Là giải pháp chủ động nhằm khắc phục và chế ngự hoàn cảnh. Thí dụ: Biến thiên nhiên hoang dã thành Cảnh quan thiên nhiên, Cảnh quan lịch sử; Biến CQTN, CQLS thành KGCC có chủ đich; Biến KGCC có chủ đich thành KGCC phục vụ cộng đồng (mọi đối tượng, nhiều thể loại). Biến đổi linh hoạt trong tổ chức KGCC là một giải pháp tích cực trong tổ chức không gian đô thị. Nó có thể biến cái tiêu cực thành tích cực, biến sự đơn điệu thành sinh động, địa điểm đơn thuần thành nơi chốn. 8. CẤU TRÚC CHUNG CỦA LUẬN ÁN Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở khoa học Chương 3: Giải pháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2