
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Cấu trúc hạ tầng xanh trong quy hoạch xây dựng nông thôn đồng bằng sông Hồng
lượt xem 1
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quy hoạch vùng và đô thị "Cấu trúc hạ tầng xanh trong quy hoạch xây dựng nông thôn đồng bằng sông Hồng" được nghiên cứu với mục tiêu: Đưa ra quan điểm và nguyên tắc thiết lập cấu trúc HTX cho điểm dân cư NT là các làng xã truyền thống vùng ĐBSH; (2) Xây dựng tiêu chí thiết lập cấu trúc hạ tầng xanh nông thôn (HTXNT); (3) Đề xuất giải pháp thiết lập, điều chỉnh cấu trúc HTX cho điểm dân cư NT, áp dụng trong công tác QHXDNT vùng ĐBSH.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Cấu trúc hạ tầng xanh trong quy hoạch xây dựng nông thôn đồng bằng sông Hồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI PHÙNG THỊ MỸ HẠNH CẤU TRÚC HẠ TẦNG XANH TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Structures of green infrastructure in Construction planning for the Red River Delta Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 9580105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - NĂM 2024
- Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Hùng Cường Phản biện 1: GS. TS. Nguyễn Quốc Thông Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Hồng Tiến Phản biện 3: TS. Nguyễn Xuân Hinh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Vào hồi ..... .giờ...... ngày ...... tháng …. năm 2025. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có khoảng 7.500 làng xã truyền thống, phần lớn được hình thành từ hàng trăm năm, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá (VH), lịch sử phong phú, đại diện cho VH của người Việt. Với hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) và không gian (KG) khép kín làng xã đã hình thành một chu trình sinh thái (ST) tuần hoàn, ít có sự tham gia của công nghệ. Tuy nhiên với những biến đổi sâu sắc về điều kiện kinh tế, lối sống, điều kiện sản xuất và các yếu tố mới về công nghệ, tác động đô thị hóa (ĐTH)... đến khu vực nông thôn ĐBSH khoảng 30 năm trở lại đây, HTKT và KG làng xã truyền thống buộc phải thay đổi và đó là quy luật tất yếu. Nhìn từ thực tiễn công tác quy hoạch xây dựng nông thôn (QHXDNT) mà phạm vi bao trùm các làng xã truyền thống, việc lập quy hoạch (QH) chung xã và các điểm dân cư nông thôn (DCNT) còn khá vội vàng, chưa có các giải pháp chất lượng, bền vững. Các thành tố tạo chất lượng môi trường (MT) quan trọng như KG xanh, mặt nước, hệ thống cấp thoát nước ngày càng có xu hướng bị đứt gãy kết nối với tự nhiên. Xu hướng phát triển hạ tầng xanh (HTX) đã được khẳng định tính đúng đắn trong bối cảnh các vùng lãnh thổ ĐT và nông thôn đang đối mặt với những áp lực to lớn từ biến đổi khí hậu, MT suy thoái, từ tác động công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), toàn cầu hóa. Phát triển bền vững (PTBV), trong đó HTX là một xu hướng cũng đang là vấn đề bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam, tuy nhiên hướng đến khu vực ĐT, nghiên cứu giải pháp cho khu vực nông thôn (NT) vẫn đang là khoảng trống. Tóm lại, việc nghiên cứu đề tài: “Cấu trúc hạ tầng xanh trong QH xây dựng nông thôn Đồng bằng sông Hồng” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. 2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu để Thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH dựa trên việc giữ gìn và phát huy giá trị VH truyền thống, bảo vệ môi trường sinh thái (MTST) và đáp ứng yêu cầu phát triển tương lai góp phần cải thiện đời sống cộng đồng dân cư, thúc đẩy phát triển kinh tế, XH NT theo hướng bền vững. - Mục tiêu nghiên cứu: (1) Đưa ra quan điểm và nguyên tắc thiết lập cấu trúc HTX cho điểm dân cư NT là các làng xã truyền thống vùng ĐBSH; (2) Xây dựng tiêu chí thiết lập cấu trúc hạ tầng xanh nông thôn (HTXNT); (3) Đề xuất giải pháp thiết lập, điều chỉnh cấu trúc HTX cho điểm dân cư NT, áp dụng trong công tác QHXDNT vùng ĐBSH. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc và các thành tố cơ bản HTX của làng xã truyền thống vùng ĐBSH có lịch sử hình thành sau trước năm 1954. b. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2022-2035, tầm nhìn đến 2045. - Phạm vi KG: + Nghiên cứu khái quát: Nghiên cứu khảo sát khái quát 60 làng truyền thống (làng nghề và làng thuần nông) khu vực NT các tỉnh/thành phố ĐBSH; + Nghiên cứu cụ thể: Nghiên cứu trường hợp cụ thể là các điểm DCNT của 3 làng xã truyền thống theo các mức độ biến đổi cấu trúc HTXNT là làng Nôm (Văn Lâm, Hưng Yên – mức độ biến đổi thấp), Hương Ngải (Thạch Thất, Hà Nội - biến đổi mức độ trung bình), làng Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội - biến đổi mạnh). - Giới hạn vấn đề nghiên cứu: (1) Tập trung nghiên cứu cấu trúc và các thành tố của cấu trúc HTX điểm dân cư là làng xã truyền thống vùng ĐBSH, trong phạm vi xã. Cấp huyện chỉ nghiên cứu những nội dung có liên quan đến điểm dân cư; (2) Không nghiên cứu các khu vực thuộc ĐT hoặc thuộc khu vực mở rộng của ĐT theo QH do có tính đặc thù của tác động ĐTH. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa; Phương pháp sưu tầm và xử lý tài liệu từ các tài liệu tham khảo, từ Internet, từ các dự án, đồ án QH-KT đã công bố ở địa
- 2 bàn nghiên cứu; Phương pháp bản đồ; Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, dự báo, SWOT; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thiết kế minh họa. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học: - Luận án hệ thống hóa các cơ sở khoa học để thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH; - Luận án là tài liệu tham khảo về mặt chuyên môn và quản lý trong công tác QHXD và phát triển NT tại vùng ĐBSH nói riêng và Việt Nam nói chung và là tài liệu hỗ trợ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học trong các lĩnh vực liên quan đến QH ĐT và NT. b. Ý nghĩa thực tế: - Đóng góp kiến thức và lý luận vào định hướng và giải pháp QHXDNT vùng ĐBSH nói riêng và NT Việt Nam nói chung; - Đóng góp đề xuất giải pháp thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT nhằm hướng đến PTBV tại vùng ĐBSH; kết quả của luận án có thể góp phần hoàn thiện văn bản hướng dẫn kỹ thuật QHXDNT; - Đóng góp vào việc nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, chuyên gia và cộng đồng XH về sự cấp thiết của việc tiếp cận và áp dụng cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH từ đó có thể đưa ra chính sách, quyết định và hướng dẫn liên quan nhằm nâng cao chất lượng đồ án và kết quả của công tác QHXDNT. 6. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đề xuất quan điểm và nguyên tắc thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH; - Luận án đề xuất tiêu chí thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH; - Luận án đề xuất giải pháp thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH. 7. Cấu trúc luận án - Luận án bao gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và kiến nghị tổng cộng. Phần nội dung có 3 chương: + Chương 1: Tổng quan về cấu trúc HTX trong QHXDNT; + Chương 2: Cơ sở khoa học thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH; + Chương 3: Thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH. 8. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan Trong nghiên cứu này, HTX được hiểu là mạng lưới KG tự nhiên, bán tự nhiên và các yếu tố tạo lập MT khác được kết nối mật thiết thông qua việc xây dựng HTKT, KG xanh và CQ, sản xuất, MTST để đạt được chất lượng về MT, tiết kiệm tài nguyên, cộng đồng bền vững. - Hạ tầng xanh NT: là sự kết hợp của hệ thống HTX gắn liền với các yếu tố đặc trưng của MT NT về điều kiện tự nhiên, sản xuất và VH, cộng đồng. - Hạ tầng xanh NT vùng ĐBSH: là sự kết hợp của hệ thống HTX gắn liền với các yếu tố đặc trưng của MT NT của vùng ĐBSH về điều kiện tự nhiên, sản xuất và VH, cộng đồng làng xã truyền thống. - Cấu trúc hạ tầng xanh NT vùng ĐBSH: là hệ thống liên kết các thành tố cơ bản tạo nên HTXNT vùng ĐBSH trong đó có HTKT xanh; KG xanh, CQ; MTST; sản xuất xanh; VH cộng đồng. Trong đó HTKT xanh bao gồm mạng lưới giao thông (GT), hệ thống cấp nước, thoát nước mưa, nước thải gắn kết với tự nhiên. Cấu trúc HTXNT vùng ĐBSH khác biệt với ĐT ở sự tích hợp liên quan với các yếu tố sản xuất nông nghiệp (NN) và VH đặc trưng của điểm dân cư vùng ĐBSH.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CẤU TRÚC HẠ TẦNG XANH TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1.1. Tình hình QH cấu trúc HTXNT trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Quan điểm, lý luận của các nhà khoa học và tổ chức về cấu trúc HTX và HTXNT Benedict & McMahon (2002), coi bản chất HTX là hệ thống hỗ trợ cuộc sống tự nhiên – mạng lưới liên kết của mặt nước, khu ngập nước, rừng, MT hoang dã, tuyến xanh, công viên và các khu vực tự nhiên khác hỗ trợ giống loài bản địa, duy trì quá trình ST, không khí và nguồn nước và đóng góp cho chất lượng sức khỏe và cuộc sống của người dân. Theo Cơ quan bảo vệ MT Mỹ EPA (2008), HTX nhấn mạnh vào các giải pháp mang tính quản lý và công nghệ góp phần giải quyết các thách thức biến đổi khí hậu thông qua việc can thiệp bằng sự hỗ trợ của công nghệ gắn liền với quy luật vận hành của các yếu tố tự nhiên. Hiệp hội QH ĐT & nông thôn TCPA (2004) và tổ chức bảo tồn thiên nhiên Natural England tại Anh (2006) cho rằng cấu trúc HTX là một mạng lưới KGCX, mặt nước đa chức năng trong ĐT và NT, mang lại chất lượng cuộc sống và lợi ích MT cho cộng đồng. Báo cáo “Xây dựng HTX cho châu Âu” của EU (2013) cho rằng cấu trúc HTX được quan niệm như một mạng lưới MT vật thể với các KG xanh đa chức năng bao gồm công viên, rừng, vành đai xanh, mặt nước, CX đường phố và KG mở NT. Ở khu vực Châu Á, tác giả Natuhara (2018) cho rằng cấu trúc HTXNT tại Nhật Bản cần phải được bảo tồn, phát huy giá trị hệ sinh thái (HST) gắn chặt giữa hoạt động của con người và tự nhiên góp phần tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên như động đất, sóng thần, ngập lụt. Morimoto (2011) cho rằng ngoài các giải pháp công nghệ hiện đại thì việc kết hợp với phát huy kinh nghiệm truyền thống trong việc thiết lập cấu trúc HTXNT hiệu quả tại Nhật Bản là hết sức quan trọng và có lợi ích kinh tế. Trong nghiên cứu về biến đổi cấu trúc HTX làng NN ven đô Bạch Sa, tác giả Hua Xia (2021) và Yujing Bai (2021) trong nghiên cứu về khía cạnh thích ứng ST khu vực NT Cáp Nhĩ Tân cùng có quan điểm xác định cấu trúc HTXNT bao gồm các thành tố KG xanh, đất NN, đất ngập nước và đất rừng. 1.1.1.1. Lồng ghép việc thiết lập HTX vào công tác QHKG Tại châu Âu, người ta cho rằng HTX đa chức năng là mối quan tâm chung của các bên tham gia như doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà chính sách, nhà quản lý và cộng đồng từ cấp liên quốc gia đến địa phương. HTX đã được đưa vào chương trình nghị sự của châu Âu từ năm 2013. 1.1.1.2. Quan điểm và lý luận tại Việt Nam Đào Thị Sơn (2014) trong đề xuất QHXD hệ thống hạ tầng NT cho xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) cho rằng HTX bao gồm các lĩnh vực của hệ thống hạ tầng mang trong mình “yếu tố xanh” nhằm cân bằng các yếu tố tự nhiên, gìn giữ MTST, cân bằng và gìn giữ đa dạng sinh học hướng đến mục tiêu phát triển NT bền vững. Phạm Hùng Cường (2014) trong kỷ yếu “Hội thảo QH làng xã NT ĐBSH tầm nhìn 2030 theo hướng phát triển xanh, bền vững” đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về mô hình HTXNT đáp ứng yêu cầu PTBV làng xã trong tương lai dưới tác động của CNH, HĐH. 1.1.2. Tình hình QH và phát triển cấu trúc HTXNT trên thế giới và Việt Nam Có thể thấy việc phát triển HTX tại một số khu vực trên thế giới và Việt Nam đã được nhận thức rõ về tầm quan trọng và thiết lập một cách phong phú ở các khía cạnh và quy mô khác nhau. Tuy có những quan điểm về hệ thống HTX khác nhau nhưng qua thực tiễn đã cho thấy các hành động đều hướng đến việc tái kết nối MT cư trú với hệ thống tự nhiên, bảo vệ MTST địa phương, giảm thiểu tác động tiêu cực của ĐTH, CNH và tôn trọng vai trò của cộng đồng XH, kế thừa các truyền thống VH bản địa. Có thể kể đến một số trường hợp thành công trong việc bảo tồn và phát triển cấu trúc và thành tố HTXNT như làng Harie (Shiga, Nhật Bản), Oeam (Asan, Hàn Quốc),
- 4 hệ thống Subak tại Bali (Indonesia), giải pháp kỹ thuật MT xử lý nước thải tại Hà Tĩnh và mô hình sản xuất nông nghiệp xanh tại Việt Nam. 1.2. Đặc điểm cấu trúc HTX làng xã truyền thống vùng ĐBSH 1.2.1. Khái quát về làng xã truyền thống vùng ĐBSH Với lịch sử phát triển và VH khá tương đồng nhau, các làng xã khu vực Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh có lịch sử hình thành khoảng từ 1.000-4.000 năm. Sau đó là các làng ở Hải Phòng, Thái Bình, muộn nhất hình thành vùng đất Hiện nay số dân một xã trung bình khoảng từ 5.000-12.000 dân, mỗi xã có thể bao gồm từ 1 đến 5 làng. Làng xã truyền thống có kết cấu cộng đồng rất chặt chẽ với các mối quan hệ XH như: Gia đình và dòng họ; Quan hệ láng giềng ngõ xóm; Các tổ chức XH tiêu biểu. Trong cấu trúc kinh tế NT truyền thống, NN là hoạt động căn bản và luôn được xem là nghề gốc của đa số các hộ dân cư và có vai trò bao trùm chi phối đến tất cả các hoạt động kinh tế khác. 1.2.2. Đặc điểm cấu trúc không gian làng xã truyền thống Làng có cấu trúc KG co cụm, bao bọc bởi lũy tre, đường GT phân nhánh kiểu cành cây trên gò đất cao hoặc răng lược ven sông, phân chia thành các ngõ xóm, trong làng có các công trình tôn giáo tín ngưỡng và công cộng điển hình như đình, chùa, miếu, quán, chợ, cổng làng, ao làng, giếng làng. Các KG và công trình chủ yếu trong làng xã truyền thống gồm có: nhà ở, công trình tôn giáo tín ngưỡng, chợ/quán làng, GT/hạ tầng (đường làng, kênh mương) và các thành tố khác (cổng làng, luỹ tre, ao hồ, cây xanh, đồng ruộng, nghĩa địa…). 1.2.3. Đặc điểm cấu trúc HTX làng xã truyền thống Cấu trúc HTXNT vùng ĐBSH là hệ thống liên kết các thành tố cơ bản tạo nên HTXNT. Trong đó, năm thành tố cơ bản của HTXNT truyền thống vùng ĐBSH bao gồm: HTKT xanh (bao gồm GT, cấp thoát nước, xử lý rác thải); KG xanh, CQ; MTST; Sản xuất xanh; VH cộng đồng. 1.2.4. Đặc điểm các thành tố của cấu trúc HTX làng xã truyền thống - Hệ thống HTKT xanh: Cấu trúc phân nhánh kiểu cành cây là phổ biến hơn cả, đặc biệt với các làng ở khu vực địa hình đồi thấp giáp trung du (Vĩnh Phúc), gò đồi thấp xen kẽ đồng bằng cao (Sơn Tây, Thạch Thất thuộc Hà Nội) và đồng bằng cao khu vực trung tâm vùng ĐBSH (Hà Nội, Bắc Ninh). Ở các khu vực phía Nam sông Hồng là vùng đất lấn biển, cấu trúc đường GT dạng mạng vòng khép kín với đường bao thôn chạy quanh làng và song song với mương nước. KG mặt nước trong làng xã truyền thống (bao gồm giếng, ao, hồ) vùng ĐBSH đóng vai trò HTKT và VH-XH then chốt trong đời sống của dân làng; - KG xanh, CQ làng xã truyền thống: Hệ thống CX trong làng xã cũng là một đặc trưng phổ biến và có vai trò quan trọng trong việc điều hòa vi khí hậu và tạo CQ làng xã truyền thống vùng ĐBSH và cũng được coi như một thành tố đóng vai trò HTKT chủ chốt của làng xã; - Môi trường và hệ sinh thái làng xã: Trong làng xã thuần nông, khu dân cư và đồng ruộng là HST cơ bản với vòng tuần hoàn năng lượng và vật chất diễn ra khép kín. Các chu trình chất thải, dinh dưỡng và năng lượng được thực hiện với sự tham gia của con người và tự nhiên, ít có sự tham gia của các phương tiện kỹ thuật; - Mô hình sản xuất xanh: Đặc điểm sản xuất tiểu nông, tự cung tự cấp nên có mặt tích cực là tạo nên HST khép kín trong làng xã, thuận theo điều kiện tự nhiên và không có can thiệp đáng kể của yếu tố khoa học kỹ thuật như mô hình kinh tế xanh trong hộ gia đình Vườn - Ao – Chuồng (VAC) nông hộ; - VH cộng đồng làng xã bền vững: Làng xã là một mô hình cư trú ST nhân văn PTBV, quan hệ XH đa chiều (láng giềng, huyết thống, phường hội, giáp...) có vai trò lớn của cộng đồng đối với MT cư trú. 1.3. Sự biến đổi của cấu trúc HTX làng xã truyền thống giai đoạn 1986-nay 1.3.1. Sự biến đổi cấu trúc KG làng xã truyền thống Sự biến đổi rõ rệt của cấu trúc HTX làng xã vùng ĐBSH bắt đầu xảy ra từ giai
- 5 đoạn 1986-nay. Giai đoạn này có sự biến đổi của kinh tế NT, từ kinh tế tiểu nông chuyển dần sang kinh tế thị trường, chịu tác động từ ĐTH. 1.3.2. Sự biến đổi của các thành tố trong cấu trúc HTXNT 1.3.2.1 Hệ thống HTKT - Giao thông: Cơ bản các làng vẫn giữ nguyên cấu trúc đường trước đây, vẫn là hệ thống dạng đường ngõ phân nhánh cành cây dựa trên hệ thống đường của các làng xã truyền thống, rất hạn chế trong việc đưa đường GT cơ giới tiếp cận các hộ dân, hỗ trợ cho sự phát triển nghề phụ, nghề truyền thống và các hoạt động dịch vụ; - Hệ thống cấp thoát nước: Nước thải và nước mưa phần nhiều thoát ra các ao hồ, cánh đồng chứ không thoát ra trục đường chính; - Thu gom xử lý rác: Do số lượng rác lớn nên cách tự xử lý rác tại hộ gia đình, làm phân bón truyền thống đã mai một, đặc biệt các làng nghề. 1.3.2.2. Không gian xanh và cảnh quan: Đánh giá chung là các KG xanh, CQ nông thôn truyền thống đã bị suy giảm, chỉ còn giữ được ở các khu vực đình, chùa. 1.3.2.3. Môi trường và hệ sinh thái tự nhiên Do chịu tác động của sự thay đổi về phương thức sản xuất CNH, HĐH trên quy mô năng suất cao và diện tích lớn, nên sản xuất NN áp dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật có hại cho sức khỏe con người và MT. 1.3.2.4. Mô hình sản xuất NN, tiểu thủ công nghiệp Các mô hình sản xuất NN truyền thống cũng chịu ảnh hưởng suy giảm do xu hướng cơ giới hóa và CNH gia tăng với sản xuất hàng loạt, năng suất cao cùng với sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật độc hại. 1.3.2.5. Văn hóa và sự gắn kết cộng đồng làng xã Các giá trị VH, tập quán lâu đời tôn trọng tự nhiên vẫn còn nhưng cũng đã bị mai một đi đáng kể do sự tác động của lối sống hiện đại và KHKT tiên tiến. 1.4. Tình hình công tác QHXDNT vùng ĐBSH giai đoạn 2010 đến nay 1.4.1. Điểm DCNT và KG làng xã truyền thống Công tác QHNT nông thôn cơ bản là bao trùm lên các làng xã truyền thống. Thông thường mỗi một điểm dân cư đều có nguồn gốc từ 1 làng xã truyền thống. QH điểm dân cư trong công tác QH xây dựng NT là QH một khu vực tập trung dân cư, có cả khu dân cư mới, đất giãn dân và khu vực dân cư cũ là làng xã truyền thống. 1.4.2. Tình hình chung QH là một trong những tiêu chí tiên quyết của 19 tiêu chí của nông thôn mới. Đối chiếu 19 tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2010-2020 với góc nhìn HTX cho thấy các tiêu chí này mới chú trọng về nâng cao điều kiện HTXH như cung cấp đủ trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, nhà VH và nâng cao đời sống qua các chỉ tiêu về thu nhập, an ninh trật tự, VH-XH. 1.4.3. Công tác QHXD triển khai tại các xã Mặt tích cực: Cơ bản giữ cấu trúc truyền thống bên trong làng, ít có sự can thiệp cải tạo, giữ được nền tảng GT phân nhánh theo ngõ xóm, GT đi bộ, phù hợp với quan hệ cộng đồng xóm giềng truyền thống. Mặt hạn chế: CQ trong làng biến đổi, diện tích CX che phủ giảm, KG ngõ hẹp do nhà xây nhiều tầng, chỗ dừng, đỗ xe ô tô còn thiếu để phát triển sản xuất, cấu trúc GT không thuận tiện để xây dựng hệ thống hạ tầng cấp thoát nước đảm bảo chất lượng MT trong cuộc sống hiện đại. 1.5. Các công trình nghiên cứu liên quan đến HTXNT 1.5.1. Nghiên cứu liên quan đến HTXNT - Luận án “Chuyển đổi cấu trúc làng xã vùng ven ĐT ĐBSH thành đơn vị ở trong quá trình đô thị hóa” – Tác giả Phạm Hùng Cường, năm 2000. Nghiên cứu đã nhận diện sự biến đổi cấu trúc KG làng xã truyền thống vùng ĐBSH và đề xuất mô hình chuyển đổi cấu trúc KG làng xã truyền thống ven ĐT ĐBSH thành đơn vị ở trong quá trình ĐT hóa với các khoảng mở là KG xanh nhằm hạn chế tác động tiêu cực của ĐTH;
- 6 - Luận án “Tổ chức MT ở NT vùng ĐBSH theo hướng hiện đại và phát huy giá trị truyền thống” – Tác giả Đỗ Trọng Chung, năm 2016. Luận án đề xuất hệ thống đánh giá chất lượng MT ở; các mô hình và giải pháp tổ chức MT ở NT vùng ĐBSH theo hướng hiện đại và phát huy giá trị truyền thống; - Luận án “Tổ chức KG nhà ở NT vùng ĐBSH trong quá trình phát triển CNH, HĐH” – Tác giả Nguyễn Hoài Thu, 2019. Luận án đề xuất các giải pháp tổ chức KG kiến trúc cho MT ở NT nhằm thích ứng với quá trình phát triển CNH và HĐH; - Luận văn “Nghiên cứu xây dựng hệ thống HT NT xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên theo xu hướng HTX” – Tác giả Đào Thị Sơn, năm 2014. Nghiên cứu đưa ra các vấn đề tồn tại của cấu trúc HT điểm dân cư NT trong vùng Đồng bằng sông Hồng và đề xuất giải pháp trong đồ án QHXDNT cho xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên theo xu hướng HTX; - Luận văn “Tổ chức KG mặt nước trong quy hoạch làng xã ngoại thành Hà Nội. Áp dụng cho làng Hạ Hội, Kim Âu, Ngọc Trúc, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội” – Tác giả Nguyễn Công Thiện, năm 2017. Đề tài phát hiện và đề xuất giải pháp khả thi và hiệu quả trong tổ chức KG mặt nước trong QH làng xã theo hướng PTBV, áp dụng vào thực tế của khu vực nghiên cứu; - Một số nghiên cứu liên quan trên thế giới: + Luận án “Hạ tầng xanh: khái niệm, cảm nhận và chức năng trong quy hoạch không gian” (Green Infrastructure: concepts, perceptions and its use in spatial planning) - Tác giả Ian Mell, Đại học New Castle, Anh, 2010. Luận án đưa ra khái niệm về HTX và phân loại; nhận định các yếu tố ảnh hưởng tới QH và PT HTX tại Anh và một số đề xuất giải pháp QH và PT HTX theo hướng PTBV tại Anh; + Luận án “Chuyển tiếp sang hệ thống hạ tầng dân dụng bền vững: Quản lý nước mưa và Tư duy thiết kế kỹ thuật” (Transitioning to Sustainable Civil Infrastructure Systems: Green Stormwater Management and Engineering Design thinking) – Tác giả Carli Denyse Flynn, Đại học Syracuse, Mỹ, 2017. Tác giả đưa ra phương pháp thu thập số liệu và đánh giá phân tích số liệu về hệ thống xử lý nước mưa và từ đó đưa một số giải pháp cùng với kiến nghị về quy hoạch và thiết kế kỹ thuật nhằm tối ưu hoá và tích hợp chặt chẽ hệ thống xử lý nước mưa đô thị với khung phát triển xã hội – sinh thái và chính sách của vùng New York. 1.5.2. Các bài báo, tài liệu hội thảo khoa học, báo cáo KHCN - Một số bài báo trong hệ thống công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Hùng Cường liên quan di sản làng xã truyền thống vùng ĐBSH như: bài báo “Làm mới lại cấu trúc làng Việt” đăng trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 4/2006; “Hệ thống các giá trị di sản trong làng xã truyền thống vùng ĐBSH” đăng trên Tạp chí Kiến trúc tháng 8/2008; “Làng Việt và những giá trị di sản kiến trúc cảnh quan” đăng trên Tạp chí Kiến trúc tháng 5/2009; “Quy hoạch và bảo tồn các làng cổ Đường Lâm” đăng trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 1/2009; “Quy hoạch Nông thôn mới:Mô hình kinh tế quyết định mô hình cư trú” đăng trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 7/2010; “VH bản địa trong xây dựng môi trường cư trú truyền thống” đăng trên Tạp chí Kiến trúc tháng 5/2017 đã nhận diện giá trị nổi bật và hiện trạng của hệ thống di sản làng xã truyền thống vùng ĐBSH ở các bình diện đơn lẻ và hệ thống cảnh quan tổng thể vốn ở mô hình dạng đóng đang bị ảnh hưởng rõ rệt dưới tác động kinh tế, xã hội trong bối cảnh mới; - Tài liệu kỷ yếu hội thảo khoa học “Quy hoạch làng xã nông thôn Đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2030 theo hướng phát triển xanh, bền vững” năm 2014 tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội có một số bài tham luận nêu lên nhiều thách thức trong giai đoạn đến năm 2030 trên các góc nhìn QHXD nói riêng, kỹ thuật môi trường trong giai đoạn mới sự cấp thiết phải đề xuất những mô hình QH, kiến trúc, cảnh quan, môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chỉ tiêu về HTKT, HTXH phù hợp với hiện trạng, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và phong tục tập quán các địa phương,
- 7 đáp ứng đòi hỏi cấp bách của công cuộc CNH, HĐH đất nước; 1.6. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu - Nhận diện cấu trúc HTXNT truyền thống, những đặc trưng trên khía cạnh VH của làng xã truyền thống, làm rõ tình hình biến đổi, đứt gãy cấu trúc HTX trước những biến động kinh tế XH đã, đang và sẽ diễn ra tại nông thôn ĐBSH; - Đánh giá nguyên nhân biến đổi và đứt gãy của một số cấu trúc HTXNT điển hình; Xác định mức độ can thiệp để điều chỉnh cấu trúc HTX cho các hình thái cấu trúc điển hình; Tập trung vào tái kết nối, thiết lập hệ thống các liên kết về hình thái, cấu trúc KG, HTKT; xem xét phần công nghệ và chính sách ở các khía cạnh tác động; - Đưa ra hệ thống quan điểm, nguyên tắc và tiêu chí để thiết lập cấu trúc HTXNT trong giai đoạn tới, dựa trên thành tố cơ bản: HTKT xanh; KG xanh, CQ; MTST; sản xuất xanh; VH cộng đồng; - Mục tiêu cần đạt được là có thể tích hợp được việc thiết lập, tái kết nối HTXNT vào trong công tác QHXDNT, trọng tâm là điểm DCNT để nhanh chóng tạo lập sự PTBV ở NT. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT LẬP CẤU TRÚC HẠ TẦNG XANH TRONG QH XÂY DỰNG NT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết về phát triển bền vững 2.1.1.1. Phát triển bền vững Tại Việt Nam, các văn bản nhấn mạnh con người chính là trung tâm của PTBV và phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hòa hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển XH và bảo vệ tài nguyên, MT. 2.1.1.2. Lý thuyết phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững Ủy ban Châu Âu (2020) cho rằng PTBV là quá trình phát triển lâu dài, tối ưu chi phí của các cộng đồng NT trong khi vẫn bảo tồn các nền tảng tự nhiên của đời sống và đảm bảo an sinh xã hội cho mọi tầng lớp dân cư dựa trên việc sử dụng tài nguyên địa phương một cách hiệu quả đồng thời cải thiện và bảo vệ MTST, đa dạng sinh học. 2.1.2. Lý thuyết thiết lập hệ thống hạ tầng xanh - Thiết lập mạng lưới xanh và tuyến xanh: KTS cảnh quan người Mỹ F. L. Olmsted (1872) đánh giá cao vai trò của HST tự nhiên và cho rằng việc kết hợp công viên, CQ thiên nhiên vào cấu trúc ĐT có thể giúp giảm nhiều ảnh hưởng tiêu cực mà phát triển ĐT gây ra. Tác giả Little (1995) nhấn mạnh về chức năng của tuyến xanh thường là các hành lang ST và hệ thống tự nhiên; các tuyến và mạng lưới xanh phục vụ giải trí và các kết nối xanh mang tính chất di sản và VH. - Thiết lập cấu trúc hạ tầng xanh để bảo tồn và kết nối môi trường sinh thái: Benedict & McMahon (2002) đề xuất các nguyên tắc thiết lập HTX như sau: (1) HTX cần phải là bộ khung cho việc bảo tồn, phát triển và cần được tích hợp ở các quy mô vật lý và quản lý. - Trọng tâm bảo tồn và quản lý nước mưa trong thiết lập cấu trúc HTX: Tại Mỹ, Ahern (2007) đã cho rằng các giải pháp HTX là sự kết hợp và bổ sung lẫn nhau giữa HT xám (hệ thống HTKT) và HTX hỗ trợ các khu vực dân cư và CQ nhằm bảo vệ các HST bền vững. Cơ quan bảo vệ MT Mỹ (EPA, 2008), HTX là một loạt các biện pháp xử lý nước mưa, cây trồng, mặt đất, vỉa hè thấm hút hoặc các bề mặt thấm hút khác, thu giữ hoặc tái sử dụng nước mưa và hỗ trợ giảm thiểu áp lực cho hệ thống thoát nước hoặc bề mặt chứa nước. - Quy hoạch hệ thống giao thông bền vững: Theo báo cáo của Ủy ban Châu Âu (EC) về hỗ trợ thực hiện chiến lược HTX châu Âu, GT xanh là một thành tố quan trong hệ thống HTX của Châu Âu nhằm: giảm phát thải carbon từ GT; tăng cơ hội để tích hợp cải thiện chất lượng MTST và đa dạng sinh học. - Quy hoạch thoát nước thải bền vững để thiết lập HTX: Trong báo cáo về hệ thống thoát nước bền vững nước thải của Cơ quan MT nước Anh thì đây là giải pháp mang lại cơ hội cho việc cải thiện quản lý nước tại nguồn. Đó là một loạt các giải
- 8 pháp mô phỏng các quá trình tự nhiên và trong môi trường NT và là công cụ duy trì và quản lý nước hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ ngập lụt, ô nhiễm và bảo vệ đất đai. 2.1.3. Môi trường sinh thái trong hạ tầng xanh MTST là một thành tố quan trọng trong HXTNT, bao gồm các HST được tạo lập cân bằng, có sự chuyển hóa bền vững. HST là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần vô sinh như không khí, nước và đất. Sự biến đổi của HST được đánh giá qua một số khía cạnh: Sự đứt gãy của các chu trình ST; Sự giảm sút của đa dạng sinh học; Sự thay thế của các thành tố trong chu trình ST, tác động của công nghệ. 2.1.4. Lý thuyết về tổ chức không gian xanh theo hướng hạ tầng xanh Cây xanh là một thành tố quan trọng bậc nhất trong HTXNT, được tổ chức thành các KG công viên CX, vườn hoa, CX đường phố, trong các KG mở. Có vai trò đối với việc tạo chất lượng MT và thẩm mỹ KG, CQ. Để tạo được hiệu quả cao về tổ chức các KG xanh đối với MT cũng cần tuân theo các nguyên tắc: Tạo giá trị sinh khối (biomass) lớn; Giá trị của CX với MT chính là khả năng hấp thụ CO2 lớn; Tổ chức KG xanh – HTX nhằm khai thác triệt để các KG. 2.1.5. Lý thuyết về cảnh quan sinh thái KTS CQ Ian McHarg (Đại học Pensylvania, Mỹ) với nghiên cứu nổi bật “Thiết kế với thiên nhiên” (Design with Nature) xuất bản năm 1969 đã đề xuất giải pháp thiết kế dựa trên nền tảng ST ở phạm vi vùng trong bối cảnh các nước phương Tây bộc lộ nhiều mặt trái về sự suy giảm nghiêm trọng về đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và cảnh báo cấp bách về biến đổi khí hậu. . 2.1.6. Bảo tồn di sản và gìn giữ đặc trưng cảnh quan nông thôn truyền thống trong thiết lập hạ tầng xanh Bảo tồn không gian và kiến trúc cảnh quan Bảo tồn thích ứng là phương pháp được cho là phù hợp với các nguyên tắc: (1) Bảo tồn tối đa các giá trị gốc còn lại, kế thừa, chuyển tiếp các giá trị, lựa chọn và thiết lập các giá trị mới bổ sung để di sản sống được trong bối cảnh đương đại; (2) Phải tạo lập được cơ chế của sự tham gia chủ động của cộng đồng trong công tác bảo tồn, tu bổ và quản lý di sản (Phạm Hùng Cường, 2020). 2.1.7. Lý thuyết về hệ sinh thái làng xã Bao gồm HST vật chất và HST nhân văn. HST làng xã truyền thống là HST có tính độc lập, nhiều chu trình khép kín với HST hộ gia đình và HST làng xã. HST hộ gia đình là khuôn viên nhà ở với mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) có thể coi là một đơn vị cân bằng ST, tạo được các chu trình khép kín về năng lượng, dinh dưỡng và chất thải. Bên cạnh đó, làng xã truyền thống vùng ĐBSH là một đơn vị có HST nhân văn mật thiết, có mối quan hệ gắn bó giữa hệ thống XH và MT sống vật chất của con người. 2.1.8. Lý thuyết về mô hình kinh tế xanh nông thôn Theo định nghĩa của chương trình MT Liên hợp quốc, kinh tế xanh là mô hình đem lại sự cải thiện sức khỏe của con người và giảm sự bất bình đẳng dài hạn đồng thời không làm gia tăng rủi ro và thiết hụt về MT và ST cho các thế hệ tương lai. 2.1.9. Thiết lập hạ tầng xanh NT có sự tham gia của cộng đồng Lieberherr (2018) cho rằng cần coi việc triển khai thực hiện thiết lập HTX như một tiếp cận từ dưới lên với vai trò quan trọng của cộng đồng, đặc biệt khi hầu hết các khu vực QH HTX nằm trong sở hữu tư nhân tại Mỹ. Phạm Hùng Cường (2020) đề xuất các phương thức tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình QH và xây dựng các làng xã truyền thống trên các cấp độ chủ thể và mức độ khác nhau. 2.1.10. Cơ sở thiết lập bộ tiêu chí đánh giá HTXNT - Ý nghĩa của việc thiết lập bộ tiêu chí đánh giá HTXNT: Bộ tiêu chí đánh giá HTXNT làm chuẩn mực đánh giá XD nông thôn hướng tới PTBV, có thể lồng ghép với mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; Làm thước đo đánh giá tác dụng của hệ thống HTXNT và từng thành tố đối với 3 mục tiêu: bảo vệ MT, HST và tiết kiệm
- 9 tài nguyên; - Tham khảo nguyên tắc thiết lập bộ tiêu chí đánh giá công trình xanh: Dựa trên các bộ tiêu chí đánh giá công trình xanh, bộ tiêu chí đánh giá HTXNT vùng ĐBSH cũng cần tuân thủ nguyên tắc: Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, XH, VH của nông thôn vùng ĐBSH và phù hợp với khả năng áp dụng trong giai đoạn 2024-2035. - Cơ sở để lựa chọn các tiêu chí: Bộ tiêu chí đánh giá bao gồm 5 nhóm tiêu chí và 14 chỉ tiêu chính: + Nhóm 1: HTKT xanh: 1. GT, 2. Cấp nước, 3. Thoát nước, 4. Xử lý rác; + Nhóm 2: KG xanh, CQ: 5. CX, 6. KG mở, 7. CQ; + Nhóm 3: MT, ST: 8. Tự nhiên, 9. ST, 10. MT; + Nhóm 4: VH, cộng đồng: 11. VH, 12. Cộng đồng; + Nhóm 5: Sản xuất xanh: 13. Sản xuất trong điểm dân cư. 14. Sản xuất ngoài điểm dân cư. Cần quan tâm làm rõ các chỉ tiêu về VH, cộng đồng và sản xuất xanh, vì đây là 2 chỉ tiêu khác biệt với khu vực ĐT, mang đặc trưng của NT vùng ĐBSH. Nguyên tắc để lựa chọn các chỉ số của các tiêu chí: Không thấp hơn Quy chuẩn XD Việt Nam hiện hành, có thể có khoảng dao động theo điều kiện địa hình hoặc yêu cầu phát triển xanh; Có tính đến điều kiện kinh tế XH hiện tại, tầm nhìn 15 năm, đảm bảo tính khả thi, có thể thực hiện được; Phù hợp với khả năng áp dụng công nghệ, sự phát triển của công nghệ MT; Trọng số của các tiêu chí theo tầm quan trọng của tiêu chí đó đối với MT; Có chỉ số định tính và định lượng: Các chỉ số định lượng bằng diện tích hoặc chỉ số kỹ thuật tương ứng. Các chỉ số định tính có thể đánh giá là đạt, không đạt, có hoặc không có. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Đặc điểm tự nhiên của khu vực NT vùng ĐBSH - Đặc điểm khí hậu: Vùng ĐBSH ảnh hưởng sự điều hòa của biển đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. - Dự báo biến đổi khí hậu: Theo kịch bản BĐKH nghiên cứu cho vùng ĐBSH của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021), đến giữa thế kỷ 21 nhiệt độ tăng nhanh hơn vào các tháng mùa hè với mức tăng khoảng 2,1 đến 2,9 độ C, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 2,6 độ C. Lượng mưa vào thời kỳ 2020-2030 tăng ở các tháng mùa xuân và mùa thu, giảm ở các tháng mùa hè và mùa đông. - Đặc điểm địa hình: Nhìn chung, vùng ĐBSH (không xét đến các khu vực ven biển đặc thù Hải Phòng và Quảng Ninh) có các khu vực địa hình cơ bản là: (1) Khu vực giáp trung du và đồi núi; (2) Khu vực đồi núi thấp xen kẽ đồng bằng cao; (3) Khu vực đồng bằng thấp; (4) Khu vực đồi núi xen kẽ đồng bằng thấp; (5) Khu vực đồng bằng ven biển. - Đặc điểm thủy văn: Hệ thống mặt nước tự nhiên NT chính là một thành tố chủ đạo của cấu trúc HTXNT truyền thống với vai trò điều tiết nước tưới tiêu cho sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi, điều hòa vi khí hậu trong khu dân cư, thoát nước thải, chứa nước mưa. - Môi trường sinh thái nông thôn: Hiện nay, CNH và HĐH ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng MT nhiều khu vực NT, làm cho các HST bị suy giảm sự đa dạng sinh học. - Không gian cảnh quan khu vực nông thôn: không gian cảnh quan nông thôn (KGCQNT) tại một số khu vực nhất định đã bị thay đổi hoặc mai một do hoạt động sản xuất NN biến đổi do năng suất thấp, người dân chuyển đổi sang hoạt động dịch vụ thương mại, do ô nhiễm MT từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của người dân, do ĐTH nhanh chóng. 2.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa của khu vực nông thôn vùng ĐBSH - Trong vùng hiện có 1.336 làng nghề thủ công mỹ nghệ với trên 200 loại sản phẩm, đang tạo việc làm cho khoảng 1,2 triệu lao động với thu nhập bình quân đạt 35-37 triệu đồng/người/năm.
- 10 - Cơ cấu kinh tế chủ yếu hiện nay của các làng di sản vẫn là NN chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 50-60% còn dịch vụ và xây dựng, tiểu thủ công nghiệp chiếm 40- 50%. Một hệ thống HTXNT hoạt động đảm bảo MT tốt, vận hành hiệu quả sẽ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho việc phát triển sản xuất NN theo hướng CNH và HĐH nhằm hướng đến các mục tiệu phát triển kinh tế NN địa phương. - Cùng với đời sống của người dân được cải thiện, hệ thống hạ tầng GT và HTXH ở các làng hiện nay cũng đã được nâng cấp, xây mới khá khang trang và đồng bộ. 2.2.3. Nhận diện đặc điểm cấu trúc HTXNT vùng ĐBSH hiện nay 2.2.3.1. Các hình thái cấu trúc HTXNT theo khu vực địa hình NCS đã thực hiện đánh giá hiện trạng bằng khảo sát trực tiếp và tài liệu có sẵn về hình thái cấu trúc HTX truyền thống của 60 làng/thôn tại vùng ĐBSH trực thuộc địa phận tỉnh/thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên theo đặc trưng địa hình và sự phân bố tương đối đều tại các tỉnh/thành phố với mức độ phổ biến về thông tin tổng quan. Trong giới hạn nguồn lực, đề tài không thực hiện được khảo sát một số khu vực NT có thuộc tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh và khu vực đồi núi tỉnh Ninh Bình. 2.2.3.2. Nhận diện hình thái cấu trúc và sự biến đổi HTXNT Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, kết quả của việc khảo sát và nhận diện này là 10 dạng hình thái cấu trúc HTX điển hình cho các khu vực có đặc trưng về địa hình trong vùng ĐBSH. NCS quan tâm đến khảo sát các thành tố về KTKT xanh và KGCQNT sau: Nhận diện đặc điểm hình thái cấu trúc HTXNT vùng ĐBSH; Nhận diện sự biến đổi và đứt gãy liên kết các thành tố cơ bản HTXNT vùng ĐBSH; Nhận diện mối quan hệ giữa các thành tố trong sự biến đổi của cấu trúc HTXNT điển hình. 2.2.3.3. Đánh giá chung về sự biến đổi và đứt gãy của cấu trúc HTX điển hình - Với 10 hình thái cấu trúc điển hình đã được khái quát từ công tác khảo sát trên diện rộng, đã có thể nhận định được các giá trị nguyên gốc và sự biến đổi của cấu trúc HTX truyền thống theo các khu vực địa hình đặc trưng trong vùng ĐBSH. Từ giai đoạn 1986 đến nay khu vực NT chịu tác động mạnh mẽ từ công cuộc CNH, HĐH và ĐTH, đa phần cấu trúc HTX truyền thống thể hiện sự biến đổi mức độ khác nhau và việc đáp ứng sự phát triển theo yêu cầu cuộc sống hiện đại có một số hạn chế; - Phân loại mức độ biến đổi tổng thể của cấu trúc HTXNT: Nhóm A là những làng còn giá trị VH lịch sử cao; Nhóm B có giá trị VH lịch sử mức độ trung bình; Nhóm C đã hoàn toàn thay đổi, sự kế thừa các giá trị truyền thống bị mai một nghiêm trọng. Bảng 2.1. Bảng đánh giá mức độ biến đổi cấu trúc HTXNT truyền thống TT Tên làng tiêu biểu Địa hình/Hình thái cấu trúc A B C 1 Thích Chung Trung du, phân nhánh cành cây x 2 Vĩnh Sơn Trung du, dạng mạng x Đồng bằng xen gò đồi, phân nhánh 3 Đường Lâm cành cây x 4 Hương Ngải Đồng bằng cao, phân nhánh cành cây x 5 Hữu Bằng Đồng bằng cao, phân nhánh cành cây x 6 Cự Đà Đồng bằng ven sông, răng lược x 7 Nôm Đồng bằng thấp, phân nhánh cành cây x 8 Nha Xá Đồng bằng thấp, phân nhánh cành cây x 9 Cự Trữ Đồng bằng thấp ven biển, dạng mạng x Đồng bằng thấp ven biển, dạng vòng 10 Hành Thiện khép kín x
- 11 2.2.4. Đánh giá cụ thể về biến đổi và đứt gãy của cấu trúc HTXNT 2.2.4.1. Giới thiệu chung về 3 trường hợp khảo sát chuyên sâu Ba làng xã truyền thống được chọn đại diện cho ba mức độ khác nhau trong sự biến đổi cấu trúc: còn đa phần giá trị nguyên bản (làng Nôm – nhóm A), đã có biến đổi một phần (làng Hương Ngải – nhóm B) và biến đổi mạnh mẽ (làng Hữu Bằng – nhóm C). 2.2.4.2. Nội dung khảo sát chuyên sâu mức độ biến đổi cấu trúc HTX Khảo sát và điều tra XH học này đánh giá về sự biến đổi và đứt gãy các kết nối trong cấu trúc HTX trên các khía cạnh: GT, thoát nước, cấp nước, CX và mặt nước. Từ đó có định hướng cho công tác QH phải tái kết nối các liên kết trong cấu trúc hạ tầng bằng các giải pháp QH kết hợp với công nghệ, kỹ thuật. 2.2.4.3. Phương thức thực hiện khảo sát Việc phát phiếu khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu tại các hộ gia đình trong một thôn/xóm, 90 phiếu/3 làng, kết hợp điều tra XH học, phỏng vấn và quan sát, chụp ảnh. Việc chọn thôn/xóm để phỏng vấn và khảo sát được lựa chọn một cách ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan. 2.2.5. Nhận diện và đánh giá sự biến đổi cấu trúc HTX tại 3 làng đại diện 2.2.5.1. Kết quả khảo sát về hiện trạng mạng lưới giao thông tại 3 làng đại diện Sự đứt gãy kết nối trong HTXNT hiện nay thể hiện rõ nhất về mặt GT là ở những làng nghề như Hữu Bằng việc gia tăng GT cơ giới bên trong mạng lưới đường đi bộ hiện hữu tạo nên sự ùn tắc, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn trong khi khả năng mở rộng đường là khó khăn. Bảng 2.2. Bảng thống kê lượt phương tiện hoạt động từ 7h00-8h00 Lượt xe Lượt xe Lượt ô tô/h Lượt đi bộ/h Bãi đỗ xe Tên làng/xã đạp/h máy/h (m2) Hương Ngải 188 298 48 278 0 Hữu Bằng 164 1230 234 55 0 Nôm 45 190 12 15 563 2.2.5.2. Kết quả khảo sát về hiện trạng mạng lưới thoát nước trong 3 làng đại diện Cả 3 địa điểm khảo sát đều có hiện trạng là thoát nước mưa và nước thải trộn lẫn, một phần qua rãnh thu hai bên đường, thoát vào cống chung và chảy ra mương tiêu chung của xã hoặc huyện và chảy vào sông, một phần trực tiếp từ hộ gia đình chảy vào ao hồ bên trong làng, tự phân hủy. Cả 3 làng đều không có trạm xử lý nước thải. 2.2.5.3. Kết quả khảo sát về hiện trạng nguồn cấp nước tại 3 làng đại diện Hiện nay 100% người dân trong cả 3 xã dùng nước giếng khoan và khoan ở độ sâu khoảng 15-25m, tự lọc ở hộ gia đình. Cả 3 làng đều chưa có nước máy đồng bộ và hầu như không còn dùng nước giếng đào để làm nguồn nước ăn. Sự đứt gãy kết nối quan trọng trong HTXNT hiện nay là mất đi truyền thống thu gom và tái sử dụng nước mưa cũng như tái sử dụng nước thải để tưới rau, tưới cây trồng. 2.2.5.4. Kết quả khảo sát về hiện trạng cây xanh và mặt nước tại 3 làng đại diện Kết quả cho thấy hiện tượng san lấp ao nhà là hết sức phổ biến. Khảo sát ý kiến cộng đồng cho thấy lý do là cần diện tích đất để XD thêm nhà ở và ao không còn cần thiết cho trồng rau, nuôi cá hay lấy nước sinh hoạt. Diện tích cây xanh hiện có không nằm trong sự điều tiết của công tác QHXD. Diện tích CX che phủ hiện hữu phần lớn nằm trong không gian của các cụm công trình tôn giáo tín ngưỡng và CX vườn hộ gia đình. Theo số liệu của các đồ án QHXD xã thì tỷ lệ diện tích CX che phủ tại 3 làng là: Làng Nôm 7,8%; Làng Hương Ngải 4,1%; Làng Hữu Bằng 2,1% có tỷ lệ đặc biệt thấp so chịu tác động mạnh mẽ từ ĐTH và CNH. 2.2.5.5. Đặc điểm sử dụng đất tại 3 làng đại diện Số liệu khảo sát cho thấy xã Hữu Bằng có tỷ lệ đất NN và GT thấp nhất trong 3 xã. Trên thực tế, phần lớn đất NN tại Hữu Bằng đã bị lấn chiếm sử dụng làm nhà xưởng, nơi sản xuất hoặc chỗ ở mới.
- 12 2.2.5.6. Đặc điểm sản xuất và văn hóa cộng đồng Đặc điểm sản xuất: Làng Hương Ngải có nghề nông là chủ yếu và nghề mộc làm khung nhà truyền thống với khoảng 10% lao động tham gia nghề mộc. Xã Đại Đồng có làng Nôm trước đây đã từng phát triển nghề buôn đồng nát nay không còn, chỉ còn một số hộ sản xuất đồ đồng truyền thống còn ở làng Lộng Thượng, còn lại là làm nông. Riêng xã Hữu Bằng tỷ lệ lao động nghề tiểu thủ công là cao nhất, cả 9 thôn đều làm nghề, số hộ làm nghề mộc chiếm tỷ lệ khoảng 35%, hầu như không sản xuất NN. 2.2.6. Phân tích về sự đứt gãy liên kết HTXNT truyền thống và nguyên nhân - Sự đứt gãy rõ nét nhất là sự kết nối với MT nước tự nhiên; - Sự đứt gãy quan trọng thứ hai về HST nông nghiệp, MT tự nhiên trên đồng ruộng; - Sự đứt gãy của các hành vi lối sống “xanh” làm giảm sút những mặt tích cực của mô hình làng xã truyền thống vốn là hệ thống cân bằng ST nhân văn; - Sự biến đổi và đứt gãy trong hệ thống HTX làng xã có sự khác nhau giữa các làng, đa dạng về các biến thể biến đổi; - Nguyên nhân: nhu cầu tăng trưởng sản xuất; lối sống tiện nghi hơn; sản xuất thị trường không khép kín; do tác động của ĐTH; nhận thức XH; thiếu giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp. 2.3. Cơ sở pháp lý 2.3.1. Nhóm chính sách phục vụ xây dựng nông thôn mới Có thể kể đến một số văn bản pháp luật được nhằm mở đường, chỉ đạo và hướng dẫn cho quá trình này như: Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/04/1988 (còn gọi là Nghị quyết khoán 10); Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa X về NN, ND, NT đã đặt ra yêu cầu của xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trong bối cảnh mới; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM”; Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010–2020, lựa chọn cấp xã làm đơn vị triển khai; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 điều chỉnh, bổ sung với các mục tiêu cụ thể hóa về kỹ thuật, kinh tế và quản lý toàn diện hơn trong tình hình mới; Quyết định số 491 ngày 16/04/2009 Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM với 19 tiêu chí. 2.3.2. Nhóm chính sách về công tác quy hoạch xây dựng nông thôn Có thể đề cập đến: các bộ Luật Xây dựng, Đất đai, Quy hoạch, Kiến trúc; Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 ban hành kèm theo QCVN 14: 2009/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về QHXDNT; QCXDVN 01 năm 2019 về QHXD do Bộ XD ban hành quy định chỉ tiêu đất CX công cộng; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4454: 2012 về QHXDNT; quy chuẩn Việt Nam 01: 2019/BXD. 2.3.3. Nhóm chính sách về định hướng phát triển xanh quốc gia Các bộ Luật Bảo vệ MT; Luật Đa dạng sinh học và các văn bản pháp lý định hướng về chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh như Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 của Thủ trướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; Thông tư số 10/2023/TT-BKHĐT ngày 1/11/2023 quy định bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh một cách định lượng. 2.3.4. Nhóm chính sách về quy hoạch bảo tồn di sản văn hóa làng xã truyền thống Luật Di sản VH số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Di sản VH năm 2001; Luật Di sản VH số 10/2013/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 với một số sửa đổi, bổ sung. Quy chuẩn QCVN14: 2009/BXD có Điều 1.3.1 bảo vệ CQ và các di tích lịch sử VH; Thông tư 02/2017/BXD ngày 1/3/2017 hướng dẫn về QHXDNT theo đồ án có Điều 7 quy định các khu vực bảo tồn, di tích, thắng cảnh, cấm XD.
- 13 2.4. Một số yếu tố tác động 2.4.1. Sự biến đổi kinh tế và xã hội trong đời sống khu vực nông thôn 2.4.1.1. Phương thức sản xuất thay đổi Sau giai đoạn mở cửa 1986, từ 1993 đến nay thì sự biến đổi xảy ra mạnh, toàn diện đến làng xã trên các khía cạnh: Việc dồn điền đổi thửa, tăng năng suất cây trồng, thâm canh, kinh tế thị trường, liên kết sản xuất, tác động đến HST, phương thức sản xuất NN truyền thống; Hoạt động kinh tế dịch vụ và phi NN gia tăng. 2.4.1.2. Di dân do đô thị hóa: Do sản xuất kinh tế tại địa phương không đem lại nguồn thu nhập ổn định nên nhiều người trẻ lựa chọn lập nghiệp tại các khu ĐT, khu công nghiệp. 2.4.1.3. Chênh lệch thu nhập đô thị - nông thôn, hiện tượng bỏ ruộng hoang Người lao động bỏ không làm ruộng mà vào ĐT làm dịch vụ. Một phần cũng do giá trị sản xuất NN vẫn còn khá thấp so với thu nhập làm dịch vụ tại nội đô, thu nhập bình quân hộ làm NN khoảng 65 triệu đồng/ năm, khoảng bằng 1/3 thu nhập bình quân trong ĐT. 2.4.1.4. Sự thay đổi lối sống, sử dụng các công nghệ mới trong sinh hoạt Trong khoảng 30 năm trở lại đây, các công nghệ mới đã tác động sâu sắc đến thói quen sinh hoạt kiểu truyền thống có tác động tiêu cực đến MT, thể hiện ở việc sử dụng các sản phẩm hoá chất khó phân huỷ và việc suy giảm ý thức sử dụng nước mưa, tái sử dụng nước. 2.4.2. Tác động của công nghệ thông tin Lợi ích của công nghệ thông tin đã được chứng minh sự hiệu quả trong công tác QHXD với sự hỗ trợ của công nghệ phần mềm hệ thống hóa và tích hợp hóa các tính năng quản lý thông tin QH một cách chính xác và nhanh chóng. 2.5. Một số bài học kinh nghiệm trên thế giới - Bài học về quản lý phát triển hạ tầng xanh: Hội đồng hạt Devon (Tây Nam nước Anh) với phần lớn là khu vực NT đã xây dựng chiến lược phát triển HTX tại hạt, làm rõ tất cả các thành tố về HTX cần được phát triển. - Bài học về xây dựng chiến lược quy hoạch và phát triển tổng thể: Tại Anh, việc đưa phát triển HTX vào kế hoạch và cấu trúc phát triển chiến lược của vùng và khu vực dân cư là một nhiệm vụ bắt buộc ngay từ những giai đoạn ban đầu, được cụ thể hóa thành hệ thống văn bản pháp luật. Tại Nhật Bản, có một nhận định rằng HTX cần phải được định hướng trọng tâm vào tăng cường tính chống chịu của hệ thống hạ tầng và CQ dưới tác động nghiêm trọng của thiên tai thông qua các giải pháp kỹ thuật và kết nối mạng lưới CQ NT truyền thống. CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP CẤU TRÚC HẠ TẦNG XANH TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. Quan điểm và nguyên tắc thiết lập cấu trúc hạ tầng xanh 3.1.1. Quan điểm - Quan điểm 1: Thiết lập cấu trúc HTXNT vùng ĐBSH phải gắn liền với tái kết nối những đứt gãy của cấu trúc HTXNT truyền thống, có tính kế thừa và bổ sung các thành tố liên kết mới để tạo sự PTBV ở NT; - Quan điểm 2: Cấu trúc HTXNT vùng ĐBSH là một hệ thống gồm 5 thành tố chính là HTKT xanh, KG xanh, CQ, MTST, sản xuất xanh, VH cộng đồng được kết nối chặt chẽ với hệ thống tự nhiên và đặc điểm kinh tế, xã hội của vùng ĐBSH. Có thể chia ra thành 2 nhóm: (1) Tổ chức KG vật thể và (2) Tổ chức hoạt động kinh tế, XH; - Quan điểm 3: Cấu trúc HTXNT (nhóm 1) cần được lồng ghép thiết lập trong công tác QHXDNT thông qua các giải pháp QH sử dụng đất, HTKT, MT, tổ chức KGCQ có bản sắc VH và QH có sự tham gia của cộng đồng; - Quan điểm 4: Cấu trúc HTXNT (nhóm 2) được thiết lập với hoạt động sản xuất xanh, bảo vệ MTST, đa dạng sinh học, gìn giữ VH cộng đồng truyền thống; - Quan điểm 5: HTXNT vùng ĐBSH cần có sự hỗ trợ của yếu tố kỹ thuật, công
- 14 nghệ, có tính thích ứng với các biến đổi kinh tế XH. 3.1.2. Nguyên tắc thiết lập - Nguyên tắc 1: Thiết lập HTXNT kế thừa và phát huy những mặt tích cực của văn hoá tổ chức không gian làng xã truyền thống ĐBSH - Nguyên tắc 2: Thiết lập cấu trúc HTXNT trong đồ án QHXDNT: + Thiết lập lại cấu trúc HTXNT dựa trên các thành tố như GT, dân cư, CX, mặt nước, cấu trúc phù hợp với địa hình, kế thừa cấu trúc KG hiện hữu để tái thiết lập HTXNT phù hợp với yêu cầu của cuộc sống đương đại; + Về mặt GT: Tái thiết lập cấu trúc GT, thiết lập đường bao thôn để tăng cường hệ thống GT vùng biên cho tiếp cận cơ giới, duy trì GT đi bộ là chính trong điểm dân cư, giảm phát thải do GT cơ giới, không làm gia tăng các bề mặt cứng, xu hướng bê tông hóa; + Về mặt thoát nước: Tách nước mưa và nước thải, phải thu gom được toàn bộ nước thải, gìn giữ ao hồ để thu gom nước mưa, bổ sung hệ thống ao hồ sinh học. Các làng nghề phải có trạm xử lý nước thải theo quy định; + Về mặt cấp nước: Cung cấp nước sạch theo quy định đồng thời với việc thu gom và tái sử dụng nước mưa trong làng và hộ gia đình; + Về không gian CX và mặt nước: Đảm bảo chỉ tiêu đất CX theo QCVN và TCVN 4454:2012. Kiến nghị bổ sung chỉ tiêu diện tích mặt nước dành riêng cho khu vực NT vùng ĐBSH. - Nguyên tắc 3: Thiết lập HTXNT gắn liền với kế thừa, tạo lập và quản lý CQ đặc trưng, kiến trúc NT truyền thống vùng ĐBSH; - Nguyên tắc 4: Thiết lập HTXNT được sự hỗ trợ của kỹ thuật, công nghệ theo hướng bền vững; - Nguyên tắc 5: Thiết lập HTXNT có sự hỗ trợ của kinh tế, sản xuất xanh; - Nguyên tắc 6: Hình thành hệ thống hạ tầng dịch vụ xanh, mang lại hiệu quả thiết thực từ HTXNT cho cộng đồng. 3.2. Xây dựng tiêu chí thiết lập và đánh giá cấu trúc HTXNT trong QHXDNT 3.2.1. Bộ tiêu chí tổng hợp HTXNT vùng ĐBSH Nhóm tiêu chí 1- Tổ chức không gian vật thể (QHXD): 1. Hạ tầng kỹ thuật xanh 2. Không gian xanh, cảnh quan 3. Môi trường sinh thái Nhóm tiêu chí 2 - Kinh tế, xã hội: 1. Sản xuất xanh 2. Văn hóa cộng đồng 3.2.2. Các tiêu chí HTXNT áp dụng cho tổ chức KG vật thể trong QHXDNT 3.2.2.1. Bảng tổng hợp các nhóm tiêu chí và điểm đánh giá Bảng 3.1. Bảng đánh giá nhóm tiêu chí không gian vật thể áp dụng trong QHXD TT Nhóm tiêu chí Điểm tối đa 1 Hạ tầng kỹ thuật xanh 45 1.1 Quy hoạch giao thông 30 1.2 Cấp nước, thu gom nước mưa 4 1.3 Thoát nước và xử lý nước thải 6 1.4 Thu gom và xử lý rác thải 5 2 Không gian xanh, cảnh quan 50 2.1 Quy hoạch cây xanh 20 2.2 Quy hoạch không gian mặt nước 20 2.3 Tạo lập đặc trưng cảnh quan 10 3 Môi trường sinh thái 5 3.1 Môi trường 2,5 3.2 Sinh thái 2,5
- 15 TT Nhóm tiêu chí Điểm tối đa Tổng điểm (1) + (2) + (3) 100 3.2.2.2. Xây dựng tiêu chí và chỉ tiêu thiết lập cấu trúc HTXNT trong QHXD a. Tiêu chí về QH hệ thống GT: (1) Tiêu chí về tính tuần hoàn và kết nối GT; (2) Tiêu chí về GT phi cơ giới; (3) Tiêu chí về GT tĩnh. b. Tiêu chí về cấp nước sinh hoạt và thu gom nước mưa: (1) Tiêu chí thu gom và tái sử dụng nước mưa; (2) Tiêu chí ao chung thu gom nước mưa. c. Tiêu chí thoát nước và xử lý nước thải: (1) Tiêu chí về tái sử dụng nước thải; (2) Tiêu chí tách đường thu gom nước mưa với đường thoát nước thải; (3) Tiêu chí tách đường thu gom nước mưa với đường thoát nước thải; (4) Tiêu chí QH và XD trạm xử lý nước thải; (5) Tiêu chí sử dụng vật liệu có tính thấm hút. d. Tiêu chí về QH thu gom và xử lý rác thải: (1) Tiêu chí thu gom chất thải từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; (2) Tiêu chí thu gom rác thải theo ngõ xóm; (3) Tiêu chí thu gom và xử lý rác thải phân tác theo đường bao thôn; (4) Tiêu chí ứng dụng công nghệ xử lý rác thải. e. Tiêu chí về cây xanh: (1) Tiêu chí chỉ tiêu trên đầu người; (2) Tiêu chí độ che phủ thực vật; (3) Tiêu chí mức độ kết nối KGCX. f. Tiêu chí về mặt nước: (1) Tiêu chí chỉ tiêu đầu người về diện tích mặt nước; (2) Tiêu chí về mức độ kết nối xanh mặt nước. g. Tiêu chí về tạo lập CQNT đặc trưng: tiêu chí HTXNT góp phần tạo lập đặc trưng CQNT được thể hiện ở việc đánh giá một cách tương đối tỷ lệ bảo tồn các tổ hợp KGCQ đặc trưng và tỷ lệ tạo lập KGCQ đặc trưng trong công tác QHXD khu dân cư mới. h. Tiêu chí về MT và HST: (1) Tiêu chí về chất lượng MT; (2) Tiêu chí đánh giá sự đa dạng sinh học của HST. 3.2.2.3. Đánh giá tổng hợp các nhóm tiêu chí và phân loại Các nhóm tiêu chí QHXD có thể chia ra làm 3 mức độ đánh giá tiềm năng thiết lập HTXNT trong đồ án QHXD xã là loại I, II và III, từ đó đơn vị tư vấn có thể lựa chọn và quyết định các giải pháp QH và thiết kế phù hợp. Bảng 3.2. Đánh giá xếp hạng các nhóm tiêu chí thiết lập HTXNT về mặt QHXD Điểm Xếp hạng TT Nhóm tiêu chí tối đa Loại I Loại II Loại III Tổng điểm nhóm tiêu 1 chí QHXD 100 71-100 61-70 51-60 Các nhóm Các nhóm Các nhóm Điều kiện xếp hạng tiêu chí tiêu chí tiêu chí thành 2 nhóm tiêu chí thành phần thành phần phần đạt trên đạt trên 70% đạt trên 60% 50% 3.2.2.4. Đánh giá điểm các nhóm tiêu chí thành phần về QHXD môi trường vật thể Bảng 3.3. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí QH giao thông TT Tiêu chí đánh giá Chỉ tiêu Điểm tối đa Tính kết nối giao thông (ngõ xóm và đường bao thôn) 15 1 - Kết nối hầu hết 70-100% 15 - Kết nối phần lớn 50-70% 10 - Kết nối một phần ≤50% 5 Tính khép kín của đường bao thôn 10 - Khép kín hoàn toàn 100% 10 2 - Khép kín phần lớn 80% 8 - Khép kín một phần ≤ 60% 5
- 16 TT Tiêu chí đánh giá Chỉ tiêu Điểm tối đa Giao thông phi cơ giới 3 (tỷ lệ lưu lượng xe phi cơ giới/tuyến đường/ngày) 2,5 - Tỷ lệ GT phi cơ giới đạt từ 60% trở lên > 60% 2,5 - Tỷ lệ GT phi cơ giới đạt dưới 60% < 60% 1 Giao thông tĩnh 4 (mức độ phân bố bãi đỗ xe theo thôn) 2,5 - Phân bố đều 5 - Phân bố không đều 2,5 Tổng điểm (1) + (2) + (3) + (4) 30 Bảng 3.4. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí QH cấp nước, sử dụng nước mưa; thoát nước, thu gom xử lý nước thải TT Tiêu chis đánh giá Chỉ tiêu Điểm tối đa Thu gom và tái sử dụng nước mưa 2 70-100 2 1 - Tỷ lệ hộ gia đình thu gom và tái sử dụng 50-70 1,5 nước mưa trong xã, thôn ≤50% 1 Ao chung thu gom nước mưa 2 2 - Có ao chung Có 2 - Không có ao chung Không 0 Tái sử dụng nước thải 2 70-100 2 3 - Tỷ lệ hộ gia đình thu gom và tái sử dụng 50-70 1,5 nước thải trong xã, thôn ≤50% 1 Tách đường thu gom nước mưa và nước thải 2 4 70-100 2 - Tỷ lệ mức độ tách đường thu gom nước mưa 50-70 1,5 và nước thải trong xã, thôn ≤50% 1 QH trạm xử lý nước thải 1 5 - Có trạm xử lý Có 1 - Không có trạm xử lý Không 0 Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải 1 6 100% 1 - Tỷ lệ hoàn thành thu gom nước thải ≤100% 0 Tổng điểm (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6) 10 Bảng 3.5. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí QH thu gom rác thải TT Tiêu chí đánh giá Chỉ tiêu Điểm tối đa Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật 1 1 - Đúng quy cách 100% 100% 1 - Chưa đúng quy cách 100% ≤100% 0 Thu gom rác thải theo ngõ xóm 1 - Bố trí 100% điểm thu gom rác thải theo 100% 1 2 đường ngõ xóm - Chưa đạt bố trí 100% điểm thu gom rác ≤100% 0 thải theo đường ngõ xóm Điểm tập kết rác thải của xã 1,5 3 - Có điểm tập kết rác thải của xã Có 1,5
- 17 TT Tiêu chí đánh giá Chỉ tiêu Điểm tối đa - Chưa có điểm tập kết rác thải của xã Không 0 Ứng dụng công nghệ xử lý rác thải 1,5 4 - Có lò đốt rác thải, biogas Có 1,5 - Không có lò đốt rác thải, biogas Không 0 Tổng điểm (1)+(2)+(3)+(4) 5 Bảng 3.6. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí QH cây xanh TT Tiêu chí đánh giá Chỉ tiêu Điểm tối đa Chỉ tiêu đất CX/đầu người m²/người 10 - Đạt QCVN 01:2008/BXD 2m²/người 5 1 - Đạt TCVN 4454:2012/BXD 6-7m²/người 7,5 - Đạt TCVN 4454:2012/BXD 7-9m²/người 10 Độ che phủ thực vật NDVI 5 - Không có thực vật che phủ NDVI≤ 0.2 0 0,2≤NDVI≤ 2 - Có thực vật che phủ ở mức thấp 0,5 0,5 0,5≤NDVI≤ - Có thực vật che phủ ở mức trung bình 0,8 2,5 - Có thực vật che phủ ở mức cao NDVI>0.8 5 3 Tính kết nối mảng xanh thực vật 5 - Kết nối liên tục Liên tục 5 - Kết nối không liên tục (còn đứt gãy) Đứt gãy 2,5 Tổng điểm (1) + (2) + (3) 20 Bảng 3.7. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí QHKG mặt nước TT Tiêu chí đánh giá Chỉ tiêu Điểm tối đa Chỉ tiêu diện tích/đầu người m²/người 10 1 - Đạt mức 2m²/người 2m²/người 8 - Đạt trên mức 2m²/người >2m²/người 10 Tính kết nối mặt nước 10 2 - Kết nối liên tục Liên tục 10 - Kết nối phần lớn Không liên tục 8 - Nhiều kết nối đứt gãy Đứt gãy 4 Tổng điểm (1)+(2) 20 Bảng 3.8. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí HTXNT góp phần tạo lập đặc trưng CQ TT Tiêu chí đánh giá Chỉ tiêu Điểm tối đa Bảo tồn nguyên gốc các trục, tuyến, tổ hợp 6 CQ đặc trưng 1 - Tỷ lệ số lượng trục, tuyến, tổ hợp CQ đặc 80-100% 6 trưng được bảo tồn nguyên gốc 60-80% 5 ≤60% 4 Tạo lập các KGCQ đặc trưng tại điểm dân 4 cư mới 2 - Tỷ lệ số lượng KGCQ đặc trưng được tạo 80-100% 4 lập ≤80% 2 Tổng điểm (1) + (2) 10 Bảng 3.9. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí chất lượng MT và HST TT Tiêu chí đánh giá Chỉ tiêu Điểm tối đa Mức độ đa dạng của HST 2,5 1 (++++) 2,5
- 18 TT Tiêu chí đánh giá Chỉ tiêu Điểm tối đa - Mức độ phong phú của loài: (++++) rất (+++) 2 nhiều loài; (+++) nhiều loài; (++) không (++) 1.5 nhiều; (+) hiếm gặp (+) 0 Chất lượng MT (theo QCVN) 2,5 Đạt 2,5 - MT không khí xung quanh Không đạt 0 2 Đạt 2,5 - Chất lượng MT nước mặt Không đạt 0 Đạt 2,5 - Quản lý xử lý chất thải rắn Không đạt 0 Tổng điểm (1) + (2) 5 C 3.2.3. Đề xuất các tiêu chí đánh giá nhóm chỉ tiêu kinh tế, xã hội 1. Sản xuất xanh: (1) Nghề truyền thống: Các làng nghề được đảm bảo chất lượng về mặt MT, không có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm trong điểm dân cư. Đánh giá định tính: Đạt hoặc Không đạt; (2) Sản xuất NN xanh: Có từ 20% trên tổng quỹ đất trở lên là đất NN sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với MT như ruộng lúa hữu cơ, rau sạch. Đánh giá định tính: Đạt hoặc Không đạt. 2. Văn hóa cộng đồng: (1) VH truyền thống: Các tập tục, tập quán truyền thống có liên quan đến bảo tồn các KG xanh, mặt nước đình chùa, ao làng, tục lệ thờ nước, thờ thần cây, lễ hội làng, cầu mưa, xuống đồng, quan niệm phong thủy...được duy trì. Đánh giá định tính: Đạt hoặc Không đạt; (2) Cộng đồng: Cộng đồng có tinh thần tham gia vào QHXDNT, gìn giữ KG xanh, bảo tồn di sản, xây dựng hạ tầng chung. Đánh giá định tính: Đạt hoặc Không đạt. 3.3. Giải pháp thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH 3.3.1. Giải pháp thiết lập cấu trúc HTXNT trong đồ án QHXDNT 3.3.1.1. Định hướng tái kết nối các thành tố HTXNT Dựa vào kết quả nhận diện và phân tích mức độ quan hệ đa chiều giữa các thành tố trong cấu trúc HTXNT ở mục 2.2.3.3, với các liên kết được đánh giá ở mức độ còn mạnh thì định hướng là gìn giữ, bảo tồn, đối với các liên kết được đánh giá ở mức độ trung bình và có xu hướng giảm thì định hướng là kết hợp tái kết nối trong đồ án QHXDNT và kết hợp gìn giữ bảo tồn cùng với giải pháp công nghệ. 3.3.1.2. Đề xuất giải pháp thiết lập cấu trúc HTXNT theo nhóm hình thái cấu trúc điển hình trong vùng ĐBSH (1) Làng giáp trung du phân nhánh cành cây, dốc phía sông. (2) Làng giáp trung du cấu trúc mạng, bên trong phân nhánh cành cây.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
335 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
387 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
439 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
443 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
302 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p |
308 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
370 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
328 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
254 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
296 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
362 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
323 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
278 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
161 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
275 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
151 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
176 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
319 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
