intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Cấu trúc hạ tầng xanh trong quy hoạch xây dựng nông thôn đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quy hoạch vùng và đô thị "Cấu trúc hạ tầng xanh trong quy hoạch xây dựng nông thôn đồng bằng sông Hồng" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về cấu trúc hạ tầng xanh trong quy hoạch xây dựng nông thôn; Cơ sở khoa học thiết lập cấu trúc hạ tầng xanh trong quy hoạch xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; Thiết lập cấu trúc hạ tầng xanh trong quy hoạch xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Cấu trúc hạ tầng xanh trong quy hoạch xây dựng nông thôn đồng bằng sông Hồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI --------------------- Phùng Thị Mỹ Hạnh CẤU TRÚC HẠ TẦNG XANH TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 9580105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội, năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI --------------------- Phùng Thị Mỹ Hạnh CẤU TRÚC HẠ TẦNG XANH TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 9580105 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Phạm Hùng Cường Hà Nội năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ “Cấu trúc hạ tầng xanh trong quy hoạch xây dựng nông thôn Đồng bằng sông Hồng” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các thông tin, số liệu và nội dung được trích dẫn trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận án không trùng lặp với các công trình khoa học khác đã công bố. Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2024 Tác giả luận án Phùng Thị Mỹ Hạnh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được Nghiên cứu sinh thực hiện tại Bộ môn Quy hoạch, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Trong thời gian thực hiện Luận án “Cấu trúc hạ tầng xanh trong quy hoạch xây dựng nông thôn Đồng bằng sông Hồng”, Nghiên cứu sinh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các cơ quan, ban ngành và đồng nghiệp Lời đầu tiên, Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Phạm Hùng Cường, người trực tiếp hướng dẫn Nghiên cứu sinh về chuyên môn trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án. Với kiến thức sâu rộng của Thầy về khoa học và thực tiễn, Nghiên cứu sinh được tiếp nạp thêm nhiều kiến thức bổ ích và có những bài học quý giá. Nghiên cứu sinh đã được Thầy truyền thụ nhận thức, lòng tự hào và mong muốn được đóng góp vào nhiệm vụ bảo tồn và kế thừa hệ thống di sản văn hoá phong phú để hướng tới sự phát triển bền vững của nông thôn Đồng bằng sông Hồng. Sự kiên nhẫn, tâm huyết và niềm tin của Thầy vào khoa học và con người là động lực to lớn để Nghiên cứu sinh vượt qua khó khăn trên con đường học tập. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và các nhà khoa học, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các thầy cô giáo tại Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Bộ môn Quy hoạch, Bộ môn Kiến trúc cảnh quan – là những đơn vị đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho Nghiên cứu sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ các cá nhân, tổ chức trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ và chia sẻ trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ x MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án ................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 5. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 4 7. Kết quả nghiên cứu mới của luận án ................................................................ 4 8. Cấu trúc luận án ................................................................................................. 4 9. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan .............................................................. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CẤU TRÚC HẠ TẦNG XANH TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ....................... 8 1.1. Tình hình QH cấu trúc HTXNT trên thế giới và Việt Nam ........................... 8 1.1.1. Quan điểm, lý luận của các nhà khoa học và tổ chức về cấu trúc HTX và HTXNT .......................................................................................................................... 8 1.1.2. Tình hình QH và phát triển cấu trúc HTXNT trên thế giới và Việt Nam ...... 12 1.2. Đặc điểm cấu trúc HTX làng xã truyền thống vùng ĐBSH ......................... 16 1.2.1. Khái quát về làng xã truyền thống vùng ĐBSH ............................................. 16 1.2.2. Đặc điểm cấu trúc KG làng xã truyền thống .................................................. 19 1.2.3. Đặc điểm cấu trúc HTX làng xã truyền thống................................................ 22 1.2.4. Đặc điểm các thành tố của cấu trúc HTX làng xã truyền thống..................... 23 1.3. Sự biến đổi của cấu trúc HTX làng xã truyền thống giai đoạn 1986-nay ... 33 1.3.1. Sự biến đổi cấu trúc KG làng xã truyền thống ............................................... 33 1.3.2. Sự biến đổi của các thành tố trong cấu trúc HTXNT ..................................... 35 1.4. Tình hình công tác QHXDNT vùng ĐBSH giai đoạn 2010 đến nay ............ 38 1.4.1. Điểm DCNT và KG làng xã truyền thống ...................................................... 38 1.4.2. Tình hình chung .............................................................................................. 38 1.4.3. Công tác QHXD triển khai tại các xã ............................................................. 39 1.5. Các công trình nghiên cứu liên quan đến HTXNT ....................................... 41 1.5.1. Nghiên cứu liên quan đến HTXNT ................................................................ 41 1.5.2. Các bài báo, tài liệu hội thảo khoa học, báo cáo KHCN ................................ 45 1.5.3. Nhận xét chung: .............................................................................................. 46 1.6. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu ............................................................. 46
  6. iv 1.6.1. Đánh giá tổng hợp .......................................................................................... 46 1.6.2. Những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết ....................................................... 48 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT LẬP CẤU TRÚC HẠ TẦNG XANH TRONG QH XÂY DỰNG NT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ..................... 49 2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 49 2.1.1. Lý thuyết về phát triển bền vững.................................................................... 49 2.1.2. Lý thuyết thiết lập hệ thống hạ tầng xanh ...................................................... 50 2.1.3. Môi trường sinh thái trong hạ tầng xanh ........................................................ 54 2.1.4. Lý thuyết về tổ chức không gian xanh theo hướng hạ tầng xanh................... 55 2.1.5. Lý thuyết về cảnh quan sinh thái .................................................................... 56 2.1.6. Bảo tồn di sản và gìn giữ đặc trưng cảnh quan nông thôn truyền thống trong thiết lập hạ tầng xanh ...................................................................................................... 56 2.1.7. Lý thuyết về hệ sinh thái làng xã .................................................................... 58 2.1.8. Lý thuyết về mô hình kinh tế xanh nông thôn ................................................ 59 2.1.9. Thiết lập hạ tầng xanh NT có sự tham gia của cộng đồng ............................. 60 2.1.10. Cơ sở thiết lập bộ tiêu chí đánh giá HTXNT ................................................. 60 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 63 2.2.1. Đặc điểm tự nhiên của khu vực NT vùng ĐBSH ........................................... 63 2.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa của khu vực nông thôn vùng ĐBSH .... 68 2.2.3. Nhận diện đặc điểm cấu trúc HTXNT vùng ĐBSH hiện nay ........................ 71 2.2.4. Đánh giá cụ thể về biến đổi và đứt gãy của cấu trúc HTXNT ....................... 85 2.2.5. Nhận diện và đánh giá sự biến đổi cấu trúc HTX tại 3 làng đại diện ............ 86 2.2.6. Phân tích về sự đứt gãy liên kết HTXNT truyền thống và nguyên nhân ....... 92 2.3. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 93 2.3.1. Nhóm chính sách phục vụ xây dựng nông thôn mới ...................................... 93 2.3.2. Nhóm chính sách về công tác quy hoạch xây dựng nông thôn ...................... 95 2.3.3. Nhóm chính sách về định hướng phát triển xanh quốc gia ............................ 98 2.3.4. Nhóm chính sách về quy hoạch bảo tồn di sản văn hóa làng xã truyền thống99 2.4. Một số yếu tố tác động.................................................................................... 100 2.4.1. Sự biến đổi kinh tế và xã hội trong đời sống khu vực nông thôn................. 100 2.4.2. Tác động của công nghệ thông tin................................................................ 101 2.5. Một số bài học kinh nghiệm trên thế giới ..................................................... 102 2.5.1. Bài học về quản lý phát triển hạ tầng xanh .................................................. 102 2.5.2. Bài học về xây dựng chiến lược quy hoạch và phát triển tổng thể .............. 102 CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP CẤU TRÚC HẠ TẦNG XANH TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN VÙNG ĐBSH .............................................. 103 3.1. Quan điểm và nguyên tắc thiết lập cấu trúc hạ tầng xanh ......................... 103 3.1.1. Quan điểm .................................................................................................... 103 3.1.2. Nguyên tắc thiết lập ...................................................................................... 103
  7. v 3.2. Xây dựng tiêu chí thiết lập và đánh giá cấu trúc HTXNT trong QHXDNT .. .......................................................................................................................... 106 3.2.1. Bộ tiêu chí tổng hợp HTXNT vùng ĐBSH .................................................. 106 3.2.2. Các tiêu chí HTXNT áp dụng cho tổ chức KG vật thể trong QHXDNT ..... 107 3.2.3. Đề xuất các tiêu chí đánh giá nhóm chỉ tiêu kinh tế, xã hội......................... 115 3.3. Giải pháp thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH ............... 115 3.3.1. Giải pháp thiết lập cấu trúc HTXNT trong đồ án QHXDNT ....................... 115 3.3.2. Giải pháp thiết lập HTXNT có sự hỗ trợ của kỹ thuật công nghệ ............... 130 3.3.3. Thiết lập và thực hiện quy hoạch HTXNT có sự tham gia của cộng đồng .. 133 3.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết lập và quản lý HTXNT ................ 134 3.4. Áp dụng kết quả nghiên cứu cho Đồ án QH chung xây dựng xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội .......................................................................................... 134 3.4.1. Giới thiệu về Đồ án điều chỉnh QHC xây dựng xã tỷ lệ 1/5000 .................. 134 3.4.2. Giải pháp thiết lập HTXNT trong Đồ án QH chung XD xã Hương Ngải 1/5000 ...................................................................................................................... 136 3.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 142 3.5.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu của luận án ................................................ 142 3.5.2. Bàn luận về tính khả thi của kết quả đề xuất trong điều kiện Việt Nam ...... 145 3.5.3. Hiệu quả của kết quả nghiên cứu ................................................................. 146 3.5.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề xuất................................................... 146 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 148 1. Kết luận ........................................................................................................... 148 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NCSError! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 152 PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL 1
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung 1. BCN Ban chủ nhiệm 2. BĐKH Biến đổi khí hậu 3. CNH Công nghiệp hóa 4. CP Chính phủ 5. CQ Cảnh quan 6. CQNT Cảnh quan nông thôn 7. DCNT Dân cư nông thôn 8. ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 9. ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 10. ĐT Đô thị 11. ĐTH Đô thị hóa 12. GT Giao thông 13. HĐH Hiện đại hóa 14. HST Hệ sinh thái 15. HT Hạ tầng 16. KHCN Khoa học công nghệ 17. KHKT Khoa học kỹ thuật 18. HTKT Hạ tầng kỹ thuật 19. HTXH Hạ tầng xã hội 20. HTX Hạ tầng xanh 21. HTXNT Hạ tầng xanh nông thôn 22. KG Không gian 23. KGCQ Không gian cảnh quan 24. KGCQNT Không gian cảnh quan nông thôn 25. KGCX Không gian cây xanh 26. KTCQ Kiến trúc cảnh quan 27. KTS Kiến trúc sư 28. KTXH Kinh tế xã hội 29. MT Môi trường 30. MTST Môi trường sinh thái 31. NCKH Nghiên cứu khoa học 32. NCS Nghiên cứu sinh 33. ND Nông dân 34. NN Nông nghiệp 35. NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 36. NT Nông thôn 37. NTM Nông thôn mới 38. PT Phát triển
  9. vii 39. PTBV Phát triển bền vững 40. PTNT Phát triển nông thôn 41. QCVN Quy chuẩn Việt Nam 42. QH Quy hoạch 43. QHC Quy hoạch chung 44. QHCT Quy hoạch chi tiết 45. QHKG Quy hoạch không gian 46. QHPTNT Quy hoạch phát triển nông thôn 47. QHXD Quy hoạch xây dựng 48. QHXDNT Quy hoạch xây dựng nông thôn 49. TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 50. VH Văn hóa 51. VPĐP NTM Văn phòng điều phối nông thôn mới 52. XD Xây dựng 53. XDNTM Xây dựng nông thôn mới 54. XH Xã hội
  10. viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Hệ thống tuần hoàn nước Kabata tại làng Harie ............................................. 12 Hình 1.2. Hiện trạng liên kết mặt nước của làng Oeam ................................................. 13 Hình 1.3. Ao làng Oeam được khôi phục năm 2014 ...................................................... 14 Hình 1.4. Subak – hệ thống điều phối nước NN tại Bali................................................ 15 Hình 1.5. Cấu trúc KG làng xã truyền thống vùng ĐBSH trước 1954 .......................... 20 Hình 1.6. Sơ đồ liên kết và các thành tố trong cấu trúc HTXNT vùng ĐBSH .............. 22 Hình 1.7. Sơ đồ cấu trúc HTX làng xã truyền thống ...................................................... 23 Hình 1.8. Cấu trúc GT phân nhánh cành cây ................................................................. 24 Hình 1.9. Cấu trúc GT dạng răng lược làng ven sông .................................................... 24 Hình 1.10. Cấu trúc GT cành cây khu vực đồng bằng thấp ........................................... 25 Hình 1.11. Cấu trúc GT đặc thù khu vực đồng bằng ven biển ....................................... 25 Hình 1.12. Sơ đồ thoát nước trong làng ......................................................................... 26 Hình 1.13. Ao chung trong làng xã truyền thống ........................................................... 26 Hình 1.14. Một số giếng làng tiêu biểu .......................................................................... 27 Hình 1.15. Mặt nước trong HST nông hộ....................................................................... 28 Hình 1.16. Hệ thống mương quanh làng và sông ngoài làng Hành Thiện ..................... 28 Hình 1.17. Lũy tre quanh làng và cây cổ thụ trong làng Đường Lâm, Sơn Tây ............ 29 Hình 1.18. Một số KGCQ đặc trưng của làng xã truyền thống ...................................... 30 Hình 1.19. Các HST cơ bản trong làng xã ..................................................................... 31 Hình 1.20. Sơ đồ quá trình biến đổi và mở rộng cấu trúc KG xã................................... 34 Hình 1.21. Sơ đồ biến đổi cấu trúc HTX làng xã truyền thống từ 1986-nay ................. 35 Hình 1.22. Thực trạng biến đổi về GT và thoát nước .................................................... 36 Hình 1.23. Thực trạng biến đổi về cấp nước và chất thải............................................... 37 Hình 1.24. Đồ án QHXD chung NTM xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên ....... 40 Hình 1.25. Trọng tâm điều chỉnh trực tiếp vào cấu trúc HTXNT qua QHXDNT ......... 47 Hình 2.1. Lý luận về tuyến xanh và thành phố vườn ..................................................... 51 Hình 2.2. Mạng lưới kết nối các trung tâm trong hệ thống HTX ................................... 52 Hình 2.3. Quản lý nước mưa trong chương trình PT HTX tại Portland, Oregon (Mỹ) . 53 Hình 2.4. KGCQ đặc trưng và tổng thể làng truyền thống ............................................ 57 Hình 2.5. Hệ sinh thái trong khuôn viên hộ gia đình ..................................................... 58 Hình 2.6. Hệ sinh thái làng xã ........................................................................................ 58 Hình 2.7. Phân vùng địa hình ĐBSH để khái quát hình thái cấu trúc HTXNT điển hình ........................................................................................................................................ 64 Hình 2.8. Bản đồ lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình .............................................. 66 Hình 2.9. KGCQ NN vùng ĐBSH ................................................................................. 68 Hình 2.10. Vị trí đánh giá các cấu trúc HTX điển hình tại vùng ĐBSH ........................ 71 Hình 2.11. Đánh giá hiện trạng mức độ mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc HTXNT ........................................................................................................................................ 83
  11. ix Hình 2.12. Sơ đồ cấu trúc mạng lưới GT 3 làng đại diện .............................................. 87 Hình 2.13. Sơ đồ hiện trạng thoát nước và mặt nước tại 3 làng đại diện ....................... 88 Hình 2.14. Sơ đồ hiện trạng phân bố CX tại 3 làng đại diện.......................................... 90 Hình 3.1. Sơ đồ nguyên tắc tái kết nối cấu trúc HTXNT ............................................. 104 Hình 3.2. Nguyên tắc chung kế thừa, tạo lập và quản lý CQ đặc trưng ....................... 105 Hình 3.3. Định hướng mức độ và cách thức can thiệp kết nối liên kết/quan hệ cấu trúc HTXNT ......................................................................................................................... 116 Hình 3.4. Đặc điểm mạng lưới GT hiện trạng điển hình .............................................. 123 Hình 3.5. Giải pháp 1 - Đường bao thôn liên tục và khép kín ..................................... 123 Hình 3.6. Giải pháp 2 - Đường bao thôn kết nối từng đoạn ........................................ 124 Hình 3.7. Giải pháp 3 - Đường bao thôn với dạng cấu trúc răng lược ........................ 124 Hình 3.8. Sơ đồ thoát nước có sử dụng ao hồ sinh học để xử lý nước thải .................. 126 Hình 3.9. Tái kết nối HST và đa dạng sinh học ........................................................... 128 Hình 3.10. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa cho các mục đích sử dụng [92] .......... 132 Hình 3.11. Hiện trạng cấu trúc HTXNT xã Hương Ngải ............................................. 135 Hình 3.12. Sơ đồ quy hoạch thoát nước xã Hương Ngải ............................................. 139 Hình 3.13. Cấu trúc HTXNT tổng thể xã Hương Ngải trong Đồ án QHC tỷ lệ 1/5000 ...................................................................................................................................... 141
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp các luận án/luận văn liên quan ...................................................... 41 Bảng 1.2. Tổng hợp sách tham khảo và đề tài NCKH liên quan ................................... 43 Bảng 2.1. Bảng phân chia các khu vực địa hình cơ bản của ĐBSH [138] ..................... 64 Bảng 2.2. Một số hình thái cấu trúc HTX điển hình theo khu vực địa hình .................. 72 Bảng 2.3. Hình thái cấu trúc HTX làng xã khu vực giáp trung du (1) ........................... 73 Bảng 2.4. Hình thái cấu trúc HTX làng xã khu vực giáp trung du (2) ........................... 74 Bảng 2.5. Hình thái cấu trúc HTX làng xã khu vực đồng bằng trung tâm ĐBSH (3) ... 75 Bảng 2.6. Hình thái cấu trúc HTX làng xã khu vực đồng bằng trung tâm ĐBSH (4) ... 76 Bảng 2.7. Đặc điểm hình thái cấu trúc HTX làng xã khu vực đồng bằng trung tâm ĐBSH (5) ........................................................................................................................ 77 Bảng 2.8. Đặc điểm hình thái cấu trúc HTX làng xã khu vực đồng bằng trung tâm ĐBSH (6) ........................................................................................................................ 78 Bảng 2.9. Hình thái cấu trúc HTX làng xã khu vực đồng bằng thấp ĐBSH (7) ............ 79 Bảng 2.10. Hình thái cấu trúc HTX làng xã khu vực đồng bằng thấp ĐBSH (8) .......... 80 Bảng 2.11. Hình thái cấu trúc HTX làng xã khu vực đồng bằng thấp ven biển (9) ....... 81 Bảng 2.12. Hình thái cấu trúc HTX làng xã khu vực đồng bằng thấp ven biển (10) ..... 82 Bảng 2.13. Bảng đánh giá mức độ biến đổi cấu trúc HTXNT truyền thống.................. 85 Bảng 2.14. Đánh giá 3 làng theo mức độ biến đổi ......................................................... 85 Bảng 2.15. Bảng thống kê lượt phương tiện hoạt động từ 7h00-8h00 tại 3 làng đại diện ........................................................................................................................................ 87 Bảng 2.16. Kết quả khảo sát hiện trạng thoát và sử dụng nước thải .............................. 88 Bảng 2.17. Kết quả khảo sát nguồn cấp nước hộ gia đình tại 3 làng xã đại diện........... 89 Bảng 2.18. Kết quả khảo sát diện tích mặt nước tại 3 làng đại diện .............................. 90 Bảng 2.19. Đặc điểm sử dụng đất tại 3 làng đại diện ..................................................... 91 Bảng 3.1. Bảng đánh giá nhóm tiêu chí không gian vật thể áp dụng trong QHXD ..... 107 Bảng 3.2. Đánh giá xếp hạng các nhóm tiêu chí thiết lập HTXNT về mặt QHXD ..... 111 Bảng 3.3. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí QH giao thông...................................... 111 Bảng 3.4. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí QH cấp nước, sử dụng nước mưa; thoát nước, thu gom xử lý nước thải ..................................................................................... 112 Bảng 3.5. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí QH thu gom rác thải ............................ 113 Bảng 3.6. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí QH cây xanh ........................................ 113 Bảng 3.7. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí QHKG mặt nước .................................. 114 Bảng 3.8. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí HTXNT góp phần tạo lập đặc trưng CQ ...................................................................................................................................... 114 Bảng 3.9. Bảng đánh giá điểm nhóm tiêu chí chất lượng MT và HST ........................ 114 Bảng 3.10. Giải pháp thiết lập cấu trúc HTXNT cho nhóm làng khu vực giáp trung du ...................................................................................................................................... 117
  13. xi Bảng 3.11. Giải pháp thiết lập cấu trúc HTXNT cho nhóm làng khu vực đồng bằng cao ...................................................................................................................................... 118 Bảng 3.12. Giải pháp thiết lập cấu trúc HTXNT cho nhóm làng đồng bằng cao ........ 119 Bảng 3.13. Giải pháp thiết lập cấu trúc HTXNT cho nhóm làng đồng bằng thấp ....... 120 Bảng 3.14. Giải pháp thiết lập cấu trúc HTXNT cho nhóm làng đồng bằng ven biển 121 Bảng 3.15. Đánh giá hiện trạng theo tiêu chí nhóm tiêu chí 1 về mặt QHXD ............. 136
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng (XD) nông thôn mới (NTM) là một chương trình phát triển nông thôn (NT) toàn diện, quan tâm đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau ở khu vực NT, được thực hiện trên địa bàn tất cả các xã trong toàn quốc và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội (XH) ở nước ta. Chương trình đã được triển khai từ năm 2010 đến nay. Đến nay hầu hết các xã trong vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đã đạt chuẩn quốc gia về NTM. Vùng ĐBSH có khoảng 7.500 làng xã truyền thống [40], phần lớn được hình thành từ hàng trăm năm, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá (VH), lịch sử phong phú, đại diện cho VH của người Việt [42]. Với hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) và không gian (KG) khép kín làng xã đã hình thành một chu trình sinh thái (ST) tuần hoàn, ít có sự tham gia của công nghệ. Cấu trúc của làng xã được hoàn thiện và biến đổi, thích ứng dần trong quá trình XD và phát triển theo điều kiện địa phương, tạo nên một giá trị VH đặc sắc về xây dựng môi trường (MT) cư trú của người Việt ở vùng ĐBSH. Tuy nhiên với những biến đổi sâu sắc về điều kiện kinh tế, lối sống, điều kiện sản xuất và các yếu tố mới về công nghệ, tác động đô thị hóa (ĐTH)... đến khu vực nông thôn ĐBSH khoảng 25 năm trở lại đây, HTKT và KG làng xã truyền thống buộc phải thay đổi và đó là quy luật tất yếu. Nhìn từ thực tiễn công tác quy hoạch xây dựng (QHXD) NT mà phạm vi bao trùm các làng xã truyền thống, việc lập quy hoạch (QH) chung xã và các điểm dân cư nông thôn (DCNT) còn khá vội vàng, chưa có các giải pháp chất lượng, chủ yếu mới thực hiện ở việc chỉnh trang, nâng cấp và bao phủ trên diện rộng mà chưa thực sự QH được một hệ thống hạ tầng, MT bền vững. Các thành tố tạo chất lượng MT quan trọng như KG xanh, mặt nước, hệ thống cấp thoát nước ngày càng có xu hướng bị đứt gãy kết nối với tự nhiên. Phát triển hạ tầng xanh (HTX), thiết lập mạng lưới kết nối của các KG tự nhiên và nhân tạo thành một hệ thống tích hợp chặt chẽ nhằm bảo tồn giá trị và chức năng của các HST tự nhiên, duy trì không khí và nước sạch, đồng thời mang đến các lợi ích cho con người và đời sống hoang dã đã và đang là một xu hướng phát triển mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới. Xu hướng phát triển HTX được khẳng định tính đúng đắn trong bối cảnh các vùng lãnh thổ ĐT và nông thôn đang đối mặt với những áp lực to lớn từ biến đổi khí hậu, MT suy thoái, từ tác động công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), toàn cầu hóa. Phát triển bền vững (PTBV), trong đó HTX là một xu hướng cũng đang là vấn đề bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam, tuy nhiên hướng đến khu vực ĐT, khu vực NT vẫn là khoảng trống. Cho đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về QHNT, MT ở NT vùng ĐBSH với mục đích bảo tồn, phát huy giá trị VH truyền thống và phát triển đáp ứng yêu
  15. 2 cầu và thách thức của tương lai nhưng chưa có đề xuất nào về cấu trúc HTXNT trong công tác QHXDNT một cách trực tiếp, giải đáp được các tồn tại cơ bản nêu trên. Tóm lại, việc nghiên cứu đề tài: “Cấu trúc hạ tầng xanh trong QH xây dựng nông thôn Đồng bằng sông Hồng” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH dựa trên việc giữ gìn và phát huy giá trị VH truyền thống, bảo vệ MTST và đáp ứng yêu cầu phát triển tương lai góp phần cải thiện đời sống cộng đồng dân cư, thúc đẩy phát triển kinh tế, XH NT theo hướng bền vững. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đưa ra quan điểm và nguyên tắc thiết lập cấu trúc HTX cho điểm dân cư NT là các làng xã truyền thống vùng ĐBSH; - Xây dựng tiêu chí thiết lập cấu trúc HTXNT; - Đề xuất giải pháp thiết lập, điều chỉnh cấu trúc HTX cho điểm dân cư NT, áp dụng trong công tác QHXDNT vùng ĐBSH. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc và các thành tố cơ bản HTX của làng xã truyền thống vùng ĐBSH có lịch sử hình thành sau trước năm 1954; - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2022-2035, tầm nhìn đến 2045; - Phạm vi KG: + Nghiên cứu khái quát: Nghiên cứu khảo sát khái quát 60 làng truyền thống (làng nghề và làng thuần nông) khu vực NT các tỉnh/thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Do giới hạn về nguồn lực và đặc thù địa phương, đề tài không đưa các làng xã truyền thống của tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh và khu vực đồi núi tỉnh Ninh Bình vào nghiên cứu cấu trúc HTX điển hình; + Nghiên cứu cụ thể: Nghiên cứu trường hợp cụ thể là các điểm DCNT của 3 làng xã truyền thống theo các mức độ biến đổi cấu trúc HTXNT là làng Nôm (Văn Lâm, Hưng Yên – mức độ biến đổi thấp), Hương Ngải (Thạch Thất, Hà Nội - biến đổi mức độ trung bình), làng Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội - biến đổi mạnh). - Giới hạn vấn đề nghiên cứu: + Tập trung nghiên cứu cấu trúc và các thành tố của cấu trúc HTX điểm dân cư là làng xã truyền thống vùng ĐBSH, trong phạm vi xã. Cấp huyện chỉ nghiên cứu những nội dung có liên quan đến điểm dân cư;
  16. 3 + Không nghiên cứu các khu vực thuộc ĐT hoặc thuộc khu vực mở rộng của ĐT theo QH do có tính đặc thù của tác động ĐTH. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp kế thừa: Luận án thống kê, thu thập, tổng hợp thông tin qua các tài liệu, sách báo, mạng internet, các hội thảo khoa học về các vấn đề liên quan đến đề tài. Nghiên cứu sinh chắt lọc, kế thừa thông tin, quan điểm từ các kết quả nghiên cứu đã thực hiện như những nền tảng kiến thức của Luận án; - Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng các tài liệu NCKH như sách chuyên ngành, bài báo khoa học, luận án và đề tài khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu để tổng hợp, phân tích và đánh giá. Từ đó, kế thừa và hệ thống hóa được các lý thuyết, kiến thức và kết quả của các nghiên cứu đã thực hiện. - Phương pháp quan sát và khảo sát hiện trạng: + NCS tiến hành khảo sát trên tài liệu và thực tiễn khái quát trên diện rộng 60 làng truyền thống trong vùng ĐBSH ở các khu vực có điều kiện địa hình đặc trưng như trung du, gò đồi, đồng bằng cao, đồng bằng thấp, ven sông, ven biển để khái quát và nhận diện một số hình thái cấu trúc HTXNT điển hình và từ đó đánh giá sự biến đổi và đứt gãy các liên kết HXTNT truyền thống của từng dạng hình thái cấu trúc để có định hướng giải pháp kết nối phù hợp (xem phụ lục); + Với phần nghiên cứu trường hợp cụ thể, NCS tiến hành khảo sát chuyên sâu tại 3 làng xã truyền thống đại diện cho các mức độ biến đổi và đứt gãy liên kết HTXNT truyền thống ở mức thấp, trung bình và mạnh. - Phương pháp điều tra XH học: NCS đã tiến hành phương pháp quan sát, điều tra XH học với người dân, nhóm cộng đồng, nhà tư vấn, chuyên gia, tổ chức chính quyền xã, huyện để thu thập thông tin và số liệu phục vụ nghiên cứu (xem phụ lục); - Phương pháp chuyên gia: Luận án tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học về các nội dung nghiên cứu thông qua việc báo cáo tại các hội thảo khoa học, các chuyên đề Tiến sĩ, hội thảo bộ môn, hội thảo bộ môn mở rộng để hoàn thiện đề tài nghiên cứu; - Phương pháp dự báo: Các số liệu thống kê và đánh giá định tính liên quan đến QHXDNT tại vùng ĐBSH, xu hướng QH và phát triển HTX trên thế giới, sự biến đổi của khu vực NT được sử dụng để dự báo những định hướng giải pháp thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH. 5. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan tình hình lý luận và QH cấu trúc HTX tại Việt Nam và một số khu vực trên thế giới; - Phân tích cơ sở khoa học để thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH;
  17. 4 - Đề xuất nguyên tắc và giải pháp thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH và áp dụng cho một đồ án QHXDNT cụ thể. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học - Luận án hệ thống hóa các cơ sở khoa học để thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH; - Luận án là tài liệu tham khảo về mặt chuyên môn và quản lý trong công tác QHXD và phát triển NT tại vùng ĐBSH nói riêng và Việt Nam nói chung và là tài liệu hỗ trợ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học trong các lĩnh vực liên quan đến QH ĐT và NT. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đóng góp kiến thức và lý luận vào định hướng và giải pháp QHXDNT vùng ĐBSH nói riêng và NT Việt Nam nói chung; - Đóng góp đề xuất giải pháp thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT nhằm hướng đến PTBV tại vùng ĐBSH; kết quả của luận án có thể góp phần hoàn thiện văn bản hướng dẫn kỹ thuật QHXDNT; - Đóng góp vào việc nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, chuyên gia và cộng đồng XH về sự cấp thiết của việc tiếp cận và áp dụng cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH từ đó có thể đưa ra chính sách, quyết định và hướng dẫn liên quan nhằm nâng cao chất lượng đồ án và kết quả của công tác QHXDNT. 7. Kết quả nghiên cứu mới của luận án Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã đề xuất được một số đóng góp mới như sau: - Luận án đề xuất quan điểm và nguyên tắc thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH; - Luận án đề xuất tiêu chí thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH; - Luận án đề xuất giải pháp thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH. 8. Cấu trúc luận án - Luận án bao gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và kiến nghị. Phần nội dung có 3 chương: + Chương 1: Tổng quan về cấu trúc HTX trong QHXDNT; + Chương 2: Cơ sở khoa học thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH; + Chương 3: Thiết lập cấu trúc HTX trong QHXDNT vùng ĐBSH. 9. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan a. Khái niệm liên quan đến làng xã truyền thống:
  18. 5 - Xã: là đơn vị hành chính cơ bản của NT từ thời phong kiến cho đến nay, đã từng có nhiều tên gọi khác như ấp, trại, giáp... Dưới xã là thôn, một xã có thể có một hoặc nhiều thôn [19]. - Làng: theo Từ điển tiếng Việt (2003), làng là khối dân cư ở NT làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến [57]. - Làng: theo Bách khoa thư làng Việt cổ truyền (2022), làng là một từ Nôm (hay từ Việt cổ), dùng để chỉ đơn vị tụ cư truyền thống của người Việt ở NT và một phần ở ĐT, có địa vực riêng (địa giới xác định); cấu trúc vật chất (đường làng, ngõ xóm, các công trình thờ cúng) riêng; cơ cấu tổ chức (các thiết chế), lệ tục, “tiếng làng” riêng (thể hiện ở âm hay giọng nói); tính cách riêng (thể hiện rõ nhất ở cung cách ứng xử, cư xử trong các tình huống, các mối quan hệ), hoàn chỉnh và tương đối ổn định qua quá trình lịch sử. Làng là cơ sở để nhà nước phong kiến thiết lập đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã) theo kiểu “Nhất xã nhất thôn” hay “Nhất xã nhị thôn, tam thôn” [45]. - Điểm DCNT: là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động XH khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - XH, VH và các yếu tố khác [13]. Điểm DCNT vùng ĐBSH có phần cũ và phần mới trong đó hầu hết các phần cũ là các làng xã truyền thống. b. Khái niệm liên quan đến HTX, HTXNT và cấu trúc HTXNT: - Cơ sở hạ tầng NT: là mạng lưới hỗ trợ sự vận hành của khu vực dân cư NT bao gồm HTKT và hạ tầng XH (HTXH) [65]. - Hệ thống công trình HTKT gồm: Hệ thống GT; Hệ thống cung cấp năng lượng; Hệ thống chiếu sáng công cộng; Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước; Hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh MT; Hệ thống nghĩa trang; Các công trình HTKT khác [65]. - Hệ thống công trình HTXH gồm: Các công trình nhà ở; Các công trình công cộng, dịch vụ: y tế, VH, giáo dục, thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ khác; Các khu vực cây xanh, mặt nước; Các công trình cơ quan hành chính; Các công trình HTXH khác [65]. - Không gian xanh: theo văn bản pháp lý tại Việt Nam, không gian xanh được xác định là hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, công viên hoặc rừng tự nhiên, nhân tạo trong đô thị [6] hoặc đối với nông thôn là cây xanh, vườn hoa công cộng, vườn cây tập trung như vườn cây kinh tế, cây ăn quả, cây thuốc, vườn ươm, cây xanh cách ly trồng quanh các khu sản xuất tập trung hoặc công trình sản xuất [13]. - Không gian mở cảnh quan: là phần còn lại của cảnh quan đô thị hoặc nông thôn không bị công trình hay đường giao thông cơ giới che phủ [1]. Không gian mở có thể bao gồm không gian cây xanh, vườn hoa, công viên, quảng trường, sân chơi công cộng. - Không gian kiến trúc cảnh quan truyền thống: trong khuôn khổ luận án, không gian kiến trúc cảnh quan truyền thống có thể được hiểu là phạm vi ba chiều chứa đựng các
  19. 6 yếu tố và liên kết kiến trúc cảnh quan tự nhiên và nhân tạo của một khu vực lãnh thổ đã hình thành lâu đời, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Không gian kiến trúc cảnh quan nông thôn: trong khuôn khổ luận án, không gian kiến trúc cảnh quan có thể được hiểu là phạm vi ba chiều chứa đựng các yếu tố và liên kết kiến trúc cảnh quan tự nhiên và nhân tạo của một khu vực lãnh thổ có dân cư chủ yếu làm nông nghiệp. - Một số khái niệm về Hạ tầng xanh: + Theo Benedict&McMahon (2002), HTX là mạng lưới kết nối của các KG tự nhiên và các KG mở khác nhằm bảo tồn giá trị và chức năng của các HST tự nhiên, duy trì không khí và nước sạch, đồng thời mang đến các lợi ích liên quan cho con người và đời sống hoang dã [101]; + Theo Ian Mell (2010), HTX là một dạng thức cảnh quan (CQ) có tính thích ứng, hỗ trợ ST, kinh tế và lợi ích của con người bằng cách duy trì tính vẹn toàn và thúc đẩy sự kết nối CQ đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và MT trên các quy mô CQ [117]; + Theo Ahern (2007), HTX là một mạng lưới thủy văn và tiêu thoát nước, bổ sung và liên kết các khu vực xanh truyền thống với cơ sở hạ tầng nhân tạo cung cấp các chức năng ST [96]. + Theo tổ chức bảo vệ MT tự nhiên nước Anh (2009), HTX là một mạng lưới được QH và phát triển chiến lược bao gồm một loạt KG xanh mới và cũ ở NT và ĐT cùng các giá trị MT khác hỗ trợ quá trình tự nhiên và ST và không thể tách rời lợi ích về chất lượng cuộc sống của cộng đồng bền vững [121, 122]; + Theo Cơ quan bảo vệ MT Mỹ EPA, HTX là một cách tiếp cận mang tính quản lý và công nghệ để tận dụng, tăng cường hoặc mô phỏng chu trình thủy văn tự nhiên trong quá trình thấm nước, thoát nước và tái sử dụng nước [119]. Khái niệm này hiện nay đã được mở rộng, không chỉ bao gồm các KG xanh mà còn là “các nguồn tài nguyên sinh vật trong ĐT” [115], là các KG nhân tạo, bán tự nhiên được kết nối với tự nhiên để phục vụ các chức năng ST, MT và mang lại lợi ích về kinh tế, XH và MT. Trong nghiên cứu này, HTX được hiểu là mạng lưới KG tự nhiên, bán tự nhiên và các yếu tố tạo lập MT khác được kết nối mật thiết thông qua việc xây dựng HTKT, KG và CQ, sản xuất, MTST để đạt được chất lượng về MT, tiết kiệm tài nguyên, cộng đồng bền vững. - Hạ tầng xanh NT: là sự kết hợp của hệ thống HTX gắn liền với các yếu tố đặc trưng của MT NT về điều kiện tự nhiên, sản xuất và VH, cộng đồng. - Hạ tầng xanh NT vùng ĐBSH: là sự kết hợp của hệ thống HTX gắn liền với các yếu tố đặc trưng của MT NT của vùng ĐBSH về điều kiện tự nhiên, sản xuất và VH, cộng đồng làng xã truyền thống.
  20. 7 - Cấu trúc hạ tầng xanh NT vùng ĐBSH: là hệ thống liên kết các thành tố cơ bản tạo nên HTXNT vùng ĐBSH trong đó có HTKT xanh; KG xanh, CQ; MTST; sản xuất xanh; VH cộng đồng. Trong đó HTKT xanh bao gồm mạng lưới GT, hệ thống cấp nước, thoát nước mưa, nước thải gắn kết với tự nhiên. Cấu trúc HTXNT vùng ĐBSH khác biệt với ĐT ở sự tích hợp liên quan với các yếu tố sản xuất nông nghiệp (NN) và VH đặc trưng của điểm dân cư vùng ĐBSH. Các thành tố cơ bản của hạ tầng xanh NT truyền thống vùng ĐBSH được kế thừa, chuyển tiếp trong đời sống đương đại. Trong đó, yếu tố VH cộng đồng là yếu tố phi vật thể được thiết lập cùng với việc tổ chức KG vật thể, kỹ thuật, công nghệ mang đặc trưng khác biệt của HTXNT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2