intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:215

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quy hoạch vùng và đô thị "Quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu QHPT TTM trong đô thị ĐTT trên thế giới và ở Việt Nam; Cơ sở khoa học thiết lập TTM trong đô thị ĐTT vùng ĐBSH; Đề xuất QHPT TTM trong đô thị ĐTT vùng ĐBSH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI Trần Quý Dương QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM MỚI TRONG ĐÔ THỊ ĐA TRUNG TÂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 9580105 Hà Nội - Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI Trần Quý Dương QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM MỚI TRONG ĐÔ THỊ ĐA TRUNG TÂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 9580105 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. PHẠM HÙNG CƯỜNG Hà Nội - Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nghiên cứu sinh Trần Quý Dương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án này trong một thời gian dài đầy thử thách và khó khăn, đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đối với PGS.TS Phạm Hùng Cường - người Thầy đáng kính đã tận tâm dạy bảo và hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Xây dựng Hà Nội, phòng Quản lý đào tạo, Khoa Kiến trúc và quy hoạch, Bộ môn Quy hoạch, các nhà khoa học trong và ngoài trường, những người thầy, các bạn đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng xin dành tình cảm riêng của mình cho gia đình, bạn bè, đã giúp đỡ, động viên và chia sẻ với tôi những thách thức, khó khăn trong những năm tháng qua. Nghiên cứu sinh Trần Quý Dương
  5. iii MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan i Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt viii Danh mục các bảng ix Danh mục các hình vẽ x MỞ ĐẦU 1 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Những đóng góp mới của luận án 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 7. Các thuật ngữ, khái niệm 4 8. Cấu trúc luận án 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUY 9 HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM MỚI TRONG ĐÔ THỊ ĐA TRUNG TÂM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. Tổng quan quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa 9 trung tâm trên thế giới 1.1.1. Tổng quan về quy hoạch đô thị đa trung tâm một số đô thị trên thế giới 9 1.1.1.1. Khu vực châu Mỹ - La tinh 9 1.1.1.2. Khu vực Châu Âu 11 1.1.1.3. Khu vực châu Á 13 1.1.2. Tổng quan về quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung 16 tâm trên thế giới 1.1.2.1. Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc 16 1.1.2.2. Thành phố Seoul, Hàn Quốc 18 1.1.2.3. Thành phố Băng Cốc, Thái Lan 18 1.1.2.4. Khu vực phía Nam bang Perak, Malaysia 19 1.1.3. Các nghiên cứu lý luận về quy hoạch phát triển trung tâm mới trong 21 đô thị đa trung tâm trên thế giới 1.1.3.1. Cơ sở hình thành cấu trúc đô thị đa trung tâm 21 1.1.3.2. Khoảng cách, kết nối, tắc nghẽn, hành vi đi lại trong đô thị đa 22 trung tâm 1.1.3.3. Yếu tố kinh tế - xã hội của mô hình đô thị đa trung tâm 24 1.1.3.4. Tính hấp dẫn của trung tâm mới 24 1.1.3.5. Chính sách quản lý, phát triển mô hình đô thị đa trung tâm 24 1.1.4. Tổng hợp chung về nghiên cứu quy hoạch phát triển trung tâm mới 26
  6. iv trong đô thị đa trung tâm trên thế giới 1.2. Tổng quan về quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa 28 trung tâm ở Việt Nam 1.2.1. Bối cảnh hình thành và phát triển các đô thị quy hoạch theo hướng 28 đa trung tâm ở Việt Nam 1.2.1.1. Bối cảnh đô thị hóa và phát triển đô thị ở Việt Nam 28 1.2.1.2. Bối cảnh kinh tế xã hội và phát triển quy hoạch theo hướng đa 29 trung tâm tại các đô thị loại I vùng ĐBSH 1.2.1.3. Các yêu tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển đô thị 31 1.2.2. Tổng quan về quy hoạch đô thị đa trung tâm các đô thị vùng ĐBSH 33 1.2.2.1. Thực tiễn quy hoạch các đô thị vùng ĐBSH 33 1.2.2.2. Cấu trúc quy hoạch thành phố Hà Nội 33 1.2.2.3. Cấu trúc quy hoạch các đô thị loại I vùng ĐBSH 34 1.2.2.4. Đặc điểm cấu trúc đa trung tâm của các đô thị loại I vùng 41 ĐBSH 1.2.3. Các nghiên cứu lý luận quy hoạch trung tâm mới trong đô thị đa trung 45 tâm ở Việt Nam 1.2.4. Tổng hợp chung về nghiên cứu quy hoạch phát triển trung tâm mới 46 trong đô thị đa trung tâm vùng ĐBSH 1.3. Những vấn đề cần nghiên cứu 46 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN 48 TRUNG TÂM MỚI TRONG ĐÔ THỊ ĐA TRUNG TÂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2.1. Cơ sở lý luận quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa 48 trung tâm 2.1.1. Lý luận về quy hoạch phát triển đô thị đa trung tâm 48 2.1.1.1. Lý luận chung thiết lập cấu trúc đô thị 48 2.1.1.2. Cơ sở thiết lập cấu trúc đô thị 48 2.1.1.3. Cơ sở hình thành cấu trúc đô thị đa trung tâm 50 2.1.1.4. Lý luận về khoảng cách, kết nối, tắc nghẽn giao thông và hành vi 52 đi lại trong đô thị đa trung tâm 2.1.2. Lý luận về quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung 58 tâm 2.1.2.1. Cơ sở lựa chọn vị trí trung tâm mới 58 2.1.2.2. Kết nối trung tâm mới với trung tâm đô thị lõi 60 2.1.2.3. Quy mô trung tâm mới 62 2.1.2.4. Động lực hình thành phát triển trung tâm mới 64 2.1.2.5. Cơ sở xã hội 65 2.1.2.6. Tính hấp dẫn của trung tâm mới 65 2.1.2.7. Chính sách quản lý, phát triển cấu trúc đô thị đa trung tâm 68 2.1.3. Các yếu tố tác động đến quy hoạch phát triển đô thị đa trung tâm 71 2.1.3.1. Tác động của địa hình, diện tích đất, GDP bình quân đầu người 71
  7. v đối với sự hình thành cấu trúc đô thị đa trung tâm 2.1.3.2. Các mô hình phát triển 71 2.1.4. Các yếu tố tác động đến quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô 73 thị đa trung tâm 2.1.4.1. Yếu tố kinh tế 73 2.1.4.2. Sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng 73 2.2. Cơ sở thực tiễn quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa 74 trung tâm 2.2.1. Thực tiễn quy hoạch phát triển đô thị đa trung tâm 74 2.2.1.1. Cơ sở hình thành cấu trúc đô thị đa trung tâm các đô thị loại I 74 vùng ĐBSH 2.2.1.2. Kết nối giữa các trung tâm 77 2.2.1.3. Phương tiện và thời gian đi lại giữa trung tâm mới với trung 80 tâm đô thị lõi 2.2.1.4. Chính sách quản lý cấu trúc đô thị đa trung tâm 82 2.2.1.5. Mối quan hệ tương tác trong và ngoài của hệ thống các trung 83 tâm 2.2.2. Thực tiễn quy hoạch hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa 84 trung tâm 2.2.2.1. Quy mô và cấp độ của trung tâm mới 84 2.2.2.2. Tính chất của trung tâm mới 85 2.2.2.3. Loại hình trung tâm mới 86 2.2.2.4. Sức hấp dẫn của trung tâm mới 93 2.3. Cơ sở pháp lý 95 2.3.1. Quyết định phê duyệt quy hoạch chung (điều chỉnh quy hoạch 95 chung) các đô thị loại I vùng ĐBSH 2.3.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến việc lập và hình thành trung tâm mới 95 2.3.3. Cơ sở pháp lý về quản lý phát triển đô thị 96 2.3.4. Cơ sở pháp lý về tổ chức đơn vị hành chính 97 2.4. Bài học kinh nghiệm quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô 98 thị đa trung tâm 2.4.1. Quy hoạch phát triển trung tâm mới thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc 98 2.4.2. Mô hình đô thị đa trung tâm và quy hoạch phát triển trung tâm mới của 101 thành phố Hà Nội CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM 106 MỚI TRONG ĐÔ THỊ ĐA TRUNG TÂM VÙNG ĐBSH 3.1. Quan điểm quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa 106 trung tâm 3.2. Nguyên tắc quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa 106 trung tâm 3.2.1. Nguyên tắc quy hoạch phát triển đô thị đa trung tâm 107 3.2.1.1. Lựa chọn vị trí trung tâm mới 107
  8. vi 3.2.1.2. Thiết lập mối liên kết giữa trung tâm mới với trung tâm đô thị 107 lõi và các trung tâm khác 3.2.1.3. Thiết lập hình thái không gian đô thị 108 3.2.1.4. Sử dụng tốt các điều kiện tự nhiên, môi trường 108 3.2.2. Nguyên tắc quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung 108 tâm 3.2.2.1. Thiết lập mối quan hệ tương tác trong hệ thống 108 3.2.2.2. Xác định quy mô dân cư và đất đai của trung tâm mới 109 3.2.2.3. Trung tâm mới phải là trung tâm thu hút, có sức hấp dẫn 109 3.2.2.4. Khả năng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đô thị 110 3.2.2.5. Quy hoạch xây dựng trung tâm mới phải gắn với quy hoạch 110 phát triển 3.2.2.6. Có chính sách quản lý phát triển trung tâm mới 110 3.3. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của trung tâm mới 111 3.3.1. Mục tiêu và phạm vi áp dụng 111 3.3.1.1. Mục tiêu 111 3.3.1.2. Phạm vi áp dụng 111 3.3.2. Nội dung tiêu chí 111 3.3.2.1. Việc làm và thu nhập bình quân đầu người 111 3.3.2.2. Khả năng đáp ứng đa dạng loại hình nhà ở và chất lượng không 112 gian ở 3.3.2.3. Yếu tố khẳng định vai trò phát triển vùng 113 3.3.2.4. Tổng hợp bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của trung tâm mới 113 3.4. Mô hình quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa 113 trung tâm 3.4.1. Mô hình kết nối trung tâm mới với hệ thống trung tâm trong đô thị 113 đa trung tâm 3.4.1.1. Mô hình kết nối đa hướng 113 3.4.1.2. Mô hình kết nối đơn tuyến 114 3.4.1.3. Mô hình kết nối đa tuyến 114 3.4.1.4. Dạng liên kết tam giác 115 3.4.2. Mô hình quy hoạch phát triển các trung tâm mới đặc thù trong đô 115 thị đa trung tâm vùng ĐBSH 3.4.2.1. Trung tâm hành chính tập trung 115 3.4.2.2. Trung tâm du lịch biển 118 3.4.2.3. Trung tâm có chức năng tổng hợp 120 3.4.2.4. Điều chỉnh mô hình không gian theo kịch bản phát triển 121 3.5. Giải pháp quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa 122 trung tâm 3.5.1. Giải pháp thiết lập trung tâm mới trong cấu trúc đô thị đa trung tâm 122 3.5.1.1. Lựa chọn vị trí trung tâm mới 122 3.5.1.2. Thiết lập mối liên kết giữa trung tâm mới và trung tâm lõi 124
  9. vii 3.5.2. Giải pháp quy hoạch phát triển trung tâm mới 128 3.5.2.1. Thành phần chức năng của trung tâm mới 128 3.5.2.2. Quy mô trung tâm mới 129 3.5.2.3. Tạo lập sức hút kinh tế - xã hội cho trung tâm mới 130 3.6. Chính sách quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa 132 trung tâm vùng ĐBSH 3.6.1. Quan điển chung 132 3.6.2. Một số giải pháp quản lý phát triển 133 3.6.2.1. Phương pháp quy hoạch phù hợp 133 3.6.2.2. Điều chỉnh yêu cầu về nội dung quy hoạch 133 3.6.2.3. Bộ máy quản lý phát triển 134 3.6.2.4. Các bước đầu tư xây dựng theo mô hình và kịch bản phát triển 134 3.6.2.5. Chính sách thúc đẩy phát triển trung tâm mới 135 3.6.2.6. Chính sách quản lý phát triển đô thị loại I trực thuộc TW 136 3.7. Áp dụng đề xuất, điều chỉnh quy hoạch phát triển trung tâm mới 137 cho thành phố Hải Phòng 3.7.1. Điều chỉnh cấu trúc quy hoạch chung đô thị 137 3.7.1.1. Điều chỉnh cấu trúc đô thị đa trung tâm 137 3.7.1.2. Điều chỉnh giao thông kết nối 139 3.7.2. Điều chỉnh quy hoạch phát triển trung tâm mới 141 3.7.2.1. Điều chỉnh quy mô dân cư tại các trung tám 141 3.7.2.2. Đề xuất giải pháp quy hoạch phát triển trung tâm mới An 141 Dương 3.8. Bàn luận kết quả nghiên cứu 144 3.8.1. Mô hình đa trung tâm các đô thị loại I vùng ĐBSH 144 3.8.2. Quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung tâm 145 3.8.3. Chính sách quy hoạch phát triển trung tâm mới trong đô thị đa trung 145 tâm 3.8.4. Nguyên tắc và giải pháp thiết lập kết nối giữa TTM và TT đô thị lõi 145 trong cấu trúc đô thị ĐTT 3.8.5. Nguyên tắc và giải pháp quy hoạch phát triển trung tâm mới 146 3.8.6. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của trung tâm mới trong đô 146 thị đa trung tâm đảm bảo tính hiệu quả, khả thi thực hiện của giải pháp quy hoạch KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN 151 LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC PL1
  10. viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT - AMCM: Khu vực đô thị Mexico. - BRT (Bus Rapid Transit): Xe buýt nhanh. - BĐS: Bất động sản - BOT ( Build - Operate – Transfer): Xây dựng- Kinh doanh- Chuyển giao. - CBD (Central business district): Quận thương mại trung tâm. - CTCC: Công trình công cộng. - ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng. - ĐTH: Đô thị hóa. - ĐTT: Đa trung tâm. - ĐTVT: Đô thị vệ tinh. - GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội - GIS (Geographic Information Systems): Hệ thống thông tin địa lý. - GRDP (Gross regional domestic product): Tổng sản phẩm trên địa bàn. - GTCC: Giao thông công cộng. - KHCN: Khoa học công nghệ - LĐ: lao động - O - D (Origin - Destination): Điểm đi - Điểm đến. - PPP ((Public - Private Partnership): Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. - PUR (Polycentrics urban region): Vùng đô thị đa trung tâm. - TOD (Transit Oriented Development): Phát triển theo định hướng giao thông. - TP: Thành phố. - TT: Trung tâm. - TTHC: trung tâm hành chính. - TTM: Trung tâm mới. - TTg: Thủ tướng. - TVEs ('Town and Village Enterprises): Các doanh nghiệp làng và thị trấn. - QHC: quy hoạch chung. - QL: Quốc lộ.
  11. ix - QHPK: Quy hoạch phân khu. - QHPT: Quy hoạch phát triển DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp mô hình, cấu trúc phát triển các đô thị loại I vùng ĐBSH Bảng 2.1. Phân tích thống kê mô tả khoảng cách trung bình và khoảng cách chuẩn hóa trung bình
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ so sánh cấu trúc đô thị một TT, nhiều TT và ĐTT Hình 1.2. Thành phần chức năng TT đô thị Hình 1.3. TTM trong các đô thị loại I Hình 1.4. Sơ đồ cấu trúc luận án Hình 1.5. Hệ thống TT của khu vực đô thị Mexico Hình 1.6. Các TT chính của Lima theo việc làm dịch vụ, 1993 Hình 1.7. Các TTM việc làm ở Lima theo dữ liệu của IV CENEC Hình 1.8. TTM việc làm ở Fortaleza Hình 1.9. Khu vực đô thị chức năng mở rộng của Dublin Hình 1.10. Sự chuyển đổi mô hình cấu trúc đô thị Dublin từ đơn trung tâm sang đa trung tâm Hình 1.11. Hệ thống TT TP Istanbul, Thổ Nhỹ Kỳ Hình 1.12. Khu vực TT của TP Bắc Kinh Hình 1.13. Cấu trúc đô thị ĐTT TP Bắc Kinh Hình 1.14. Cấu trúc ĐTT TP Thâm Quyến Hình 1.15. Mô hình đô thị ĐTT TP Hàng Châu Hình 1.16. Vị trí 4 TTM của TP Bắc Kinh Hình 1.17. Các thị trấn mới ở khu vực đô thị Seoul Hình 1.18. Quy hoạch mạng lưới TTM trong ba kế hoạch đô thị năm 1960, 1970, 1980 của TP Bangkok Hình 1.19. Vị trí của 59 TTM phân bố theo hệ thống giao thông Hình 1.20. Vị trí TP Ipoh và khu vực Nam Perak Hình 1.21. Quá trình ĐTH và sự thay đổi ở các trung tâm đô thị chính và dọc theo các trục giao thông, năm 1975 (trái) và 2015 (phải) Hình 1.22. Sự phân bổ không gian của các dự án xây dựng được quan sát. Chiều cao của thanh cho biết quy mô của dự án, dựa trên số lượng căn hộ đang được xây dựng Hình 1.23. Sơ đồ các dạng ĐTT Hình 1.24. Tổ chức không gian TP Hà Nội Hình 1.25. Cấu trúc đô thị ĐTT TP Hà Nội
  13. xi Hình 1.26. Định hướng phát triển không gian toàn đô thị Hà Nội trong điều chỉnh QHC Hình 1.27. Sơ đồ cấu trúc ĐTT TP Hải Phòng đến 2030 (Theo QĐ số 1448/QĐ- TTg năm 2009) Hình 1.28. Sơ đồ cấu trúc ĐTT TP Hải Phòng đến 2040 tầm nhìn 2050 (Theo QĐ số 323/QĐ-TTg năm 2023) Hình 1.29. Ba hành lang tam giác phát triển TP Bắc Ninh (Theo QHC năm 2015) Hình 1.30. Sơ đồ cấu trúc ĐTT TP Bắc Ninh (Theo QHC năm 2023) Hình 1.31. Sơ đồ cấu trúc ĐTT TP Hạ Long đến 2030 tầm nhìn 2050 (Theo QĐ số 702/QĐ-TTg năm 2019) Hình 1.32. Sơ đồ cấu trúc phát triển TP Hạ Long đến năm 2040 (Theo QĐ số 72/QĐ-TTg năm 2023) Hình 1.33. Sơ đồ cấu trúc không gian TP Nam Định Hình 1.34. Sơ đồ cáu trúc TT TP Hải Dương Hình 1.35. Phạm vi nội hàm cấu trúc đô thị ĐTT Hình 1.36. Các vấn đề cần giải quyết của luận án Hình 2.1. Sự phát triển tuyến tính quanh trục Hình 2.2. Sự phát triển tuyến tính theo trục bán nguyệt Hình 2.3. Sự phát triển tuyến tính theo vòng tròn khép kín Hình 2.4. Sự phát triển kết nối phức hợp với hệ thống ĐTVT bên ngoài Hình 2.5. Sơ đồ các mối tương tác trong cấu trúc đô thị ĐTT Hình 2.6. Mô hình giả định: vị thế nơi ở và chất lượng nhà ở Hình 2.7. Ngưỡng đường cong liên tục Hình 2.8. Khả năng áp dụng của mô hình để biểu diễn một TP đa cực Hình 2.9. Hai chiều của cấu trúc không gian đô thị Hình 2.10. Lý thuyết của Christaller về sự sắp xếp các vị trí TT Hình 2.11. Quy hoạch cấu trúc không gian đô thị Hình 2.12. Bán kính di chuyển trong 1 giờ theo các phương thức giao thông đô thị Hình 2.13. Sự phát triển của đô thị ĐTT do quá trình tham gia của các nhà phát triển Hình 2.14. Quy trình phân chia dân số và cấu trúc đô thị Hình 2.15. Bốn kịch bản cấu trúc khác nhau Hình 2.16. Các phương thức đi lại trong các mô hình cấu trúc không gian đô thị khác nhau Hình 2.17. Bão lớn làm hạn chế việc đi lại trên cầu Bãi Cháy, TP Hạ Long năm 2010
  14. xii Hình 2.18. Mô hình cấu trúc 2 vành đai kinh tế, 3 hành lang cảnh quan đô thị, 3 TT của TP Hải phòng Hình 2.19. Cấu trúc ĐTT của TP Bắc Ninh Hình 2.20. Cấu trúc ĐTT của TP Hạ Long Hình 2.21. Khoảng cách giữa các TTM đến TT đô thị lõi các đô thị loại I khu vực ĐBSH Hình 2.22. Các dạng yếu tố tự nhiên tác động đến sự kết nối Hình 2.23. Khu vực bị ngăn cách bởi địa hình đồi núi - Bãi Đính, Ninh Bình Hình 2.24. Đặc điểm địa hình, địa mạo và yếu tố kết nối giữa các TT của TP Hạ Long Hình 2.25. Yếu tố kết nối giữa các TT chính của TP Hải Phòng Hình 2.26. Sơ đồ sự ngăn cách giữa các TT bởi đồng ruộng tại đô thị Bắc Ninh Hình 2.27. Thời gian đi lại giữa TTM và TT đô thị lõi Hình 2.28. Mối quan hệ tương tác trong và ngoài của hệ thống các TT Hình 2.29. Bãi biển Hạ Long mùa hè và mùa đông Hình 2.30. Sơ đồ các dạng kết nối không gian giữa TT du lịch biển và khu dân cư Hình 2.31. Cấu trúc TT các đô thị loại I hiện nay ở Việt Nam Hình 2.32. Vị trí các TTM của TP Bắc Kinh Hình 2.33. Quá trình phát triển bám dọc các tuyến giao thông Hình 2.34. Thực trạng sử dụng đất qua thời gian, phân tích những vùng đất tự nhiên chuyển thành đất BĐS hữu dụng hay bỏ hoang Hình 2.35. Quy hoạch phân khu ĐTVT Hòa Lạc: Đồ án và thực tiễn Hình 2.36. Phạm vi 3 quy hoạch phân khu ĐTVT Phú Xuyên đã phê duyệt Hình 3.1. Sơ đồ minh họa sự khác biệt giữa TT dịch vụ và TT hấp dẫn Hình 3.2. Sơ đồ kết nối dạng đa hướng trong cấu trúc đô thị ĐTT Hình 3.3. Sơ đồ kết nối dạng đơn tuyến trong cấu trúc đô thị ĐTT Hình 3.4. Sơ đồ kết nối dạng đa tuyến trong cấu trúc đô thị ĐTT Hình 3.5. Sơ đồ kết nối dạng liên kết tam giác trong cấu trúc đô thị ĐTT Hình 3.6. Sơ đồ tổ hợp liên kết không gian khu hành chính và các chức năng khác của đô thị Hình 3.7. Các dạng tổ hợp khu hành chính không khuyến khích Hình 3.8. Sơ đồ liên kết các khu chức năng trong TT du lịch Hình 3.9. Bố trí các chức năng trong TT du lịch Hình 3.10 Sơ đồ nguyên tắc liên kết giữa TT du lịch biển và các chức năng khác của đô thị
  15. xiii Hình 3.11. Sơ đồ liên kết các chức năng trong TT có chức năng tổng hợp Hình 3.12. Sơ đồ nguyên tắc liên kết TT có chức năng tổng hợp với chức năng khác của đô thị Hình 3.13. Ba kịch bản phát triển TTM căn cứ theo nguồn lực phát triển Hình 3.14. Khoảng cách các TTM đến TT đô thị lõi theo tính chất các TT Hình 3.15. Tuyến liên kết xanh nối khu du lịch và TT đô thị lõi Hình 3.16 Kết nối TTHC và TT đô thị lõi trong điều kiện đồi núi Hình 3.17. Kết nối TTHC và TT đô thị lõi ngăn cách bởi sông, hồ, biển Hình 3.18 Mô hình sử dụng đất hỗn hợp Hình 3.19. Minh họa về quản lý ranh giới phát triển đô thị Hình 3.20 Điều chỉnh mô hình cấu trúc đô thị ĐTT của TP Hải Phòng Hình 3.21. Đề xuất điều chỉnh cấu trúc QHC TP Hải Phòng đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2050 Hình 3.22. Đề xuất tuyến GTCC xe bus nhanh BRT trên các trục kết nối Hình 3.23. Tăng cường kết nối giao thông xanh trục TT đô thị lõi - CBD - Đồ Sơn Hình 3.24. Chức năng một số điểm liên kết trên tuyến giao thông xanh Hình 3.25. Sơ đồ cấu trúc và mối quan hệ tương tác trong TTM An Dương Hình 3.26. Kiểm soát vành đai phát triển TTM An Dương Hình 3.27. Minh họa không gian hành lang xanh - vành đai xanh TTM An Dương Hình 3.28. Hệ thống các TT cấp đô thị Hình 3.29. Lựa chọn kịch bản phát triển TTM An Dương
  16. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đô thị Việt Nam đang chịu tác động sâu sắc của quá trình đô thị hóa (ĐTH). Tỷ lệ ĐTH từ khoảng 20% năm 1986 tăng đến 30,4% năm 2014, 39,2% năm 2020 và dự báo đến năm 2030 tỷ lệ ĐTH ở Việt Nam có thể đạt tỷ lệ tới 50% với khoảng 1000 - 1200 đô thị bao gồm 4 vùng đô thị (TP Hà Nội, TP.HCM, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ) [115]. Với tác động đó việc mở rộng và nâng cấp đô thị đã trở thành một xu thế phổ biến. Sự thay đổi cả về quy mô dân cư, diện tích và tất yếu đó là sự thay đổi cấu trúc của đô thị. Trong quá trình quy hoạch mở rộng, nâng cấp đô thị giai đoạn vừa qua, nhiều đô thị đã hình thành cấu trúc đô thị đa trung tâm (ĐTT) hoặc có xu hướng phát triển ĐTT. Các đô thị loại I vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) điển hình như Hải Phòng, Hạ Long, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định hiện là những đô thị đang có những biến đổi lớn, quá trình mở rộng đô thị mạnh mẽ đã có nhiều lần điều chỉnh quy hoạch và đều có xu hướng phát triển thành các đô thị ĐTT. Xuất phát từ các yếu tố lịch sử và hiện trạng, việc phát triển dạng “đô thị nén” cải tạo trên cơ sở một trung tâm (TT) hiện trạng khó mang tính khả thi, vì vậy đã hình thành các trung tâm mới (TTM) như: Trung tâm hành chính (TTHC) tập trung, TT phát triển từ các đô thị hiện hữu (thị xã, thị trấn), TT gắn kết với các khu công nghiệp, giáo dục, du lịch mới... hình thành nên một khu vực phát triển mới. Tính chất các TTM này không đơn thuần là các TT của hệ thống công trình phục vụ đô thị mà là khu vực gắn liền với các công trình thuộc hệ thống TT chuyên ngành, có vai trò trong việc phát triển đô thị, là nhân tố tạo thị như các TT du lịch, các cụm công trình đào tạo, các công trình vui chơi giải trí, các TT thương mại dịch vụ lớn cấp vùng... Các TTM này cũng là các cực phát triển, là động lực phát triển mới của đô thị. Đúc kết từ các tài liệu nghiên cứu về phát triển đô thị ĐTT trên thế giới cho thấy cấu trúc đô thị ĐTT đã và đang là xu hướng được nhiều quốc gia và đô thị lựa chọn. Cấu trúc đô thị ĐTT đã được chứng minh là mô hình phát triển đem lại nhiều ưu điểm so với cấu trúc đô thị đơn TT về các mặt như: tắc nghẽn giao thông, đi lại, năng suất và hiệu quả kinh tế... Thực tế cho thấy các đô thị loại I ở Việt Nam đã và đang dần hình thành và phát triển theo mô hình đô thị ĐTT, tuy nhiên do cơ sở lý luận hiện chưa đầy đủ và thấu đáo nên quá trình hình thành, phát triển các TTM còn chậm và yếu (ví dụ như: TTHC tập trung Bắc sông Cấm, Hải Phòng) chưa đúng như định hướng của đồ án quy hoạch chung (QHC) đô thị. Các giải pháp quy hoạch chưa học hỏi được kinh nghiệm của thế giới, bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc điểm ĐTH tại vùng ĐBSH, chính sách, thể chế hiện hành cũng là vấn đề đặc thù chưa được xử lý thấu đáo trong quá trình quy hoạch và quản lý phát triển. Từ đây cũng xuất hiện nhiều vấn đề về quy hoạch phát triển (QHPT) các TTM của đô thị như yếu tố kết nối giao thông với đô thị lõi, thiết lập cấu trúc không gian, khả năng tạo lập sức hấp dẫn, các chính sách quản lý phát triển (ví dụ như Đồ Sơn - Hải Phòng, Tuần Châu - Hạ Long) chưa được giải quyết thấu đáo.
  17. 2 Do vậy, việc nghiên cứu QHPT TTM trong đô thị ĐTT với mục đích đảm bảo các định hướng quy hoạch được thực hiện có hiệu quả, để TTM có sức hấp dẫn, trở thành cực phát triển của đô thị hướng tới một mô hình phát triển bền vững là rất cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu (1) Đề xuất các quan điểm và nguyên tắc QHPT TTM trong đô thị ĐTT. (2) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn TTM trong đô thị ĐTT. (3) Đề xuất mô hình và giải pháp QHPT TTM trong đô thị ĐTT. (4) Đề xuất chính sách quản lý, thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển của TTM trong đô thị ĐTT. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: QHPT TTM trong đô thị ĐTT. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là các đô thị loại I vùng ĐBSH, gồm 5 đô thị Bắc Ninh, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương, Nam Định và nghiên cứu áp dụng cho TP Hải Phòng. + Về thời gian: Đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 (thời gian phê duyệt đồ án QHC hoặc điều chỉnh QHC của các đô thị loại I vùng ĐBSH). + Phạm vi vấn đề: Giới hạn trong các nội dung của quy hoạch và phát triển đô thị, các khía cạnh của quy hoạch cấu trúc đô thị. Tập trung vào vấn đề QHPT TTM trong đô thị ĐTT, lựa chọn vị trí và quan hệ kết nối với TT đô thị lõi, tạo cực phát triển và tạo tính hấp dẫn cho TTM. 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu: Nghiên cứu và tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài nhằm kế thừa thông tin, kiến thức phục vụ cho đề tài. Phương pháp này còn được gọi là sử dụng tài liệu thứ cấp. Tài liệu thu thập là các Quyết định, thuyết minh, hồ sơ bản vẽ các đồ án QHC đã được phê duyệt, báo cáo thống kê, kết quả điều tra xã hội học... b. Phương pháp điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng: Đề tài tiến hành khảo sát các đô thị loại I vùng ĐBSH (tập trung vào 03 đô thị Bắc Ninh, Hạ Long, Hải Phòng). - Nội dung khảo sát: Tình hình kinh tế - xã hội địa phương; các đặc điểm phát triển đô thị; cấu trúc quy hoạch đô thị; sức hấp dẫn của các TTM. - Hình thức khảo sát: Thu thập số liệu thống kê về kinh tế - xã hội, bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dựng đất, hiện trạng xây dựng, các bản đồ quy hoạch liên quan; phỏng vấn người dân, chuyên gia địa phương; đánh giá bằng cảm quan trên thực địa. - Sử dụng phần mềm ArcGIS: ArcGIS là phần mềm điện toán đám mây, thành lập bản đồ dựa trên nền web của Esri, có được thông tin chi tiết nâng cao khi tương tác với dữ liệu. ArcGIS là dòng sản phẩm hỗ trợ thông tin địa lý (GIS); arcGIS hỗ trợ nhiều phần mở rộng gọi là các Extensions, mỗi extension hỗ trợ một chức năng chuyên biệt như: phân tích không gian (spatial analysis), phân tích 3D (3D analysis), phân tích mạng (netwwork analysis), xử lý dữ liệu, thống kê không gian. Đề tài sử dụng arcGIS để lấy
  18. 3 số liệu thông tin trên nội dung chính: Mức độ phủ về xây dựng của toàn đô thị và các TTM của 4 TP Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Bắc Ninh (đánh giá quá trình phát triển mở rộng của đô thị và sự hình thành TTM) qua 2 giai đoạn 2016 và 2023. c. Phương pháp kế thừa: Khai thác các nguồn tài liệu, số liệu từ tài liệu và Internet, kế thừa kết quả, số liệu của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu nhằm thực hiện tổng quan nghiên cứu của đề tài. d. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định làm cơ sở cho nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính: Qua nhìn nhận thực tế phát triển các đô thị, cụ thể là các đô thị vùng ĐBSH, nhận định các đô thị loại I đều có xu hướng QHPT theo mô hình đô thị ĐTT, đa cực hoặc có định hướng ĐTT. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tiến hành thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng tài liệu, bản đồ, sơ đồ, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về mô hình đô thị ĐTT nhằm phục vụ mục đích phân tích và thống kê. Các thông tin, dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi trên diện rộng. e. Phương pháp phân tích ma trận SWOT, sơ đồ hóa: Ma trận SWOT được thiết kế để thể hiện trực quan những dữ liệu về điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức trong bối cảnh thực tế của mô hình đô thị ĐTT, từ đó đưa ra những giải pháp chiến lược cho mô hình. f. Phương pháp dự báo: - Dự báo định tính: Căn cứ các bài học thực tế trên thế giới và trong nước để dự báo cấu trúc đô thị ĐTT cho các đô thị loại I vùng ĐBSH. - Dự báo định lượng: Sử dụng dữ liệu, số liệu thu thập được ở thời điểm quá khứ và hiện tại, căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn, phương pháp tính toán để dự báo cho tương lai. g. Phương pháp điều tra xã hội học: Bảng hỏi là một loạt các câu hỏi được thiết kế bởi người nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu trả lời. Cấu trúc bảng câu hỏi thường ở dạng đánh giá mức độ, trả lời theo những câu trả lời đã được phân loại sẵn, người nghiên cứu cũng có thể sử dụng dạng câu hỏi mở để người trả lời điền câu trả lời của mình vào bảng hỏi. Luận án tiến hành lập bảng hỏi để đánh giá thực trạng, mong muốn của người dân về vấn đề đi lại giữa TTM với TT đô thị lõi và sức hấp dẫn của TTM. Luận án thực hiện trên 2 TTM là Bãi Cháy - Hạ Long và Từ Sơn - Bắc Ninh. h. Phương pháp mô hình hóa: Là một phương pháp khoa học bằng việc xây dựng mô hình của đối tượng nghiên cứu. Luận án thực hiện xây dựng mô hình tổng quát về cấu trúc quy hoạch ĐTT cho cả đô thị và các TTM điển hình cùng với các khuyến cáo áp dụng cho từng trường hợp. i. Phương pháp chuyên gia: Trong phương pháp này, người nghiên cứu sẽ đưa chủ đề hoặc đặt câu hỏi cho một nhóm các chuyên gia thảo luận. Ưu điểm của phương
  19. 4 pháp này là tính chính xác của nội dung phân tích cao. 5. Những đóng góp mới của luận án (1) Đề xuất các nguyên tắc và giải pháp thiết lập kết nối giữa TTM và TT đô thị lõi trong cấu trúc đô thị ĐTT. (2) Đề xuất các nguyên tắc và giải pháp QHPT TTM, trọng tâm vào những thành tố tạo cực phát triển, có mối liên hệ với cấu trúc chung của đô thị. (3) Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của TTM trong đô thị ĐTT, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi thực hiện của giải pháp quy hoạch. (4) Đề xuất chính sách quản lý phát triển TTM với vai trò là cực phát triển của đô thị. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học của đề tài: - Mô hình đô thị ĐTT đã được áp dụng triển khai tại nhiều đô thị trên thế giới và đã có những nghiên cứu về kết quả của mô hình trên nhiều khía cạnh không gian - kinh tế - xã hội - môi trường trên nhiều cấp độ khác nhau: cấp đô thị, cấp liên đô thị, cấp vùng. Tại Việt Nam, đô thị ĐTT đã và đang được nhiều đô thị lựa chọn làm mô hình quy hoạch, đặc biệt là các đô thị loại I, tuy nhiên hiện có rất ít nghiên cứu liên quan đến mô hình cũng như giải pháp QHPT TTM trong đô thị ĐTT. - Xuất phát trên thực tế này, luận án đã thực hiện phân tích các cơ sở khoa học, căn cứ trên thực tiễn triển khai của mô hình đô thị ĐTT các đô thị loại I vùng ĐBSH từ đó nhận diện các vấn đề còn yếu và thiếu để bổ sung vào hệ thống lý luận phát triển đô thị ĐTT trong bối cảnh kinh tế - xã hội - chính trị của Việt Nam, làm cơ sở để lựa chọn áp dụng mô hình này trong công tác quy hoạch. - Ngoài ra, đề tài đã nghiên cứu, bổ sung cơ sở lý luận cho việc QHPT TTM trong đô thị ĐTT các đô thị loại I vùng ĐBSH, từ đó làm cơ sở áp dụng cho các đô thị loại I ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: - Đề tài đã nhận diện, chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế, thành công và khó khăn của việc QHPT TTM trong đô thị ĐTT các đô thị loại I vùng ĐBSH. - Nghiên cứu đã đề xuất được các mô hình và giải pháp QHPT TTM trong đô thị ĐTT cho một số TTM đặc thù: TTHC tập trung, TT du lịch biển, TT có tính chất tổng hợp. - Tiến hành nghiên cứu, vận dụng các nguyên tắc để đề xuất điều chỉnh cấu trúc quy hoạch đô thị ĐTT cho TP Hải Phòng và giải pháp QHPT TTM điển hình. 7. Các thuật ngữ, khái niệm a. Khái niệm trung tâm đô thị Trong các quy định pháp lý ở Việt Nam, khái niệm về “TT đô thị” chưa có định nghĩa thật rõ ràng. Có thể do quan niệm đây là khái niệm đã phổ biến. Một số định nghĩa về TT đô thị: (1) Là nơi thường diễn ra các hoạt động công cộng, giao tiếp của dân cư đô thị cũng là nơi tập trung các công trình công cộng (CTCC) quan trọng nhất của đô thị như bảo tàng, nhà hát, cửa hàng lớn, tòa thị chính và các cơ quan hành chính, chính trị khác
  20. 5 [110]. (2) Là khu vực đô thị lớn và dân cư đông đúc, có thể bao gồm một số quận hành chính độc lập [1]. Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, chương III, mục I nêu: Xác định hệ thống TT hành chính, TT thương mại, dịch vụ, TT công cộng, thể dục thể thao; công viên cây xanh và không gian mở của đô thị; TT chuyên ngành cấp TP. Khái niệm quốc tế về TT đô thị rất đa dạng, có thể viết là: City center, down town, inner city... Tuy nhiên nhìn chung khái niệm TT đô thị được hiểu theo 2 khía cạnh chính: + Khu vực TT đô thị: Là khu vực tập trung mật độ cao của đô thị, bao gồm nhiều CTCC như các công trình hành chính, thương mại, văn hóa, dịch vụ và cả nhà ở. + Hệ thống TT đô thị: Bao gồm các CTCC trong hệ thống phục vụ cho đô thị hoặc tạo lập đô thị. Hệ thống công trình dịch vụ - công cộng được phân thành 3 cấp: cấp vùng (TT cấp III), cấp đô thị (TT cấp II), cấp đơn vị ở (TT cấp I). Xét theo khía cạnh hệ thống, các TT của đô thị ở Việt Nam được chia ra 2 hệ thống: + Hệ thống TT dịch vụ: Bao gồm các CTCC phục vụ đô thị. Hệ thống TT dịch vụ này có thể được bố trí ở dạng tập trung hoặc phân tán với các khu vực chức năng riêng như TTHC, TT văn hóa, TT thương mại. Những thành tố này được hiểu chỉ là một bộ phận trong TT đô thị. + Hệ thống TT chuyên ngành: Bao gồm các CTCC có tính chất tạo thị, phục vụ trên quy mô vùng như: Bệnh viện tỉnh, trường đại học, làng thi đấu Olympic, công trình hành chính cấp trung ương (TW) hoặc cấp tỉnh, các khu du lịch, công trình đầu mối giao thông cấp vùng… Đây là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế của đô thị và hình thành lao động (LĐ) phi nông nghiệp (LĐ tạo thị), hình thành dân cư đô thị. TT chuyên ngành có thể đan xen nằm trong TT đô thị hoặc cũng có thể đặt độc lập ngoài TT công cộng đô thị, là các khu vực chức năng đặc thù [127]. + CBD (central business district): Là khái niệm của mô hình đô thị đơn TT [19], sau đó mô hình này đã được mở rộng bao gồm các hoạt động sản xuất, vận chuyển và nhà ở [60] [61] [65]. Theo khái niệm này, tất cả các hoạt động sản xuất trong TP được cho là diễn ra tại một điểm đại diện cho khu thương mại TT (CBD), và tất cả LĐ sống ở khu vực xung quanh đều phải đi lại đến CBD. b. Khái niệm đô thị đa trung tâm Trong các lý luận về cấu trúc đô thị trên thế giới, cấu trúc đô thị được chia làm hai nhóm chính là đô thị đơn TT (monocentric city) và đô thị ĐTT (polycentric city). Đô thị đơn TT (monocentric city) được đưa ra từ năm 1964 (bởi Alonso), với định hướng này đô thị có một TT, gọi là các CBD và đã trở thành xu hướng quy hoạch được phát triển rộng rãi giai đoạn đầu thế kỷ XX. Đô thị ĐTT (polycentric city): Khái niệm về đô thị ĐTT không phải là mới, trên mỗi khía cạnh tiếp cận thì khái niệm này có thể được hiểu khác nhau: Các nhà quy hoạch đô thị sử dụng khái niệm này như một công cụ lập kế hoạch không gian chiến lược; các nhà địa lý và kinh tế sử dụng nó để giải thích cấu trúc và tăng trưởng đô thị. Từ những
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2