intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:188

52
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là diện mạo của văn hóa cư dân vùng biển đảo Vân Đồn trên các khía cạnh cơ bản sinh kế, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội; phân tích các chiều tương tác thể hiện trong văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn; luận án hướng đến việc khẳng định Vân Đồn là một không gian văn hóa đặc thù, là đầu mối của sự giao lưu, kết nối văn hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÀNH THU TRANG VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH ` LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÀNH THU TRANG VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH Ngành: Văn Hóa Học Mã số: 9.22.90.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phƣơng Châm Hà Nội - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án tiến sĩ Văn hóa của cƣ dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và chưa từng được công bố. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã kế thừa những nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước và có trích dẫn đầy đủ. Kết quả nêu trong luận án là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2021 Tác giả
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN ........................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ........... 7 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................... 21 1.3. Khái quát về điều kiện địa lý - tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội, dân cư ở vùng biển đảo Vân Đồn .................................................... 34 Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 47 Chƣơng 2: SINH KẾ CỦA CƢ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN ..... 48 2.1. Nghề đi biển và những công việc phụ trợ cho nghề đi biển của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn ............................................................... 48 2.2. Tri thức dân gian của cư dân Vân Đồn về biển và nghề đi biển ...... 66 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 72 Chƣơng 3: PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA CƢ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN ............................................................................................ 73 3.1. Tập quán ăn, mặc, ở, đi lại của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn ..... 73 3.2. Những tập quán trong việc sinh đẻ, cưới hỏi, tang ma của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn .......................................................................... 84 3.3. Những tục lệ liên quan đến việc kiêng kỵ, lễ tết của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn.................................................................................... 99 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 101 Chƣơng 4: TÍN NGƢỠNG, LỄ HỘI CỦA CƢ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN .......................................................................................... 102 4.1. Tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn............. 102 4.2. Lễ hội ............................................................................................. 114 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 125
  5. Chƣơng 5: VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN TRONG CÁC CHIỀU TƢƠNG TÁC....................................................... 127 5.1. Tương tác giữa các yếu tố văn hóa nông nghiệp và văn hóa biển . 127 5.2. Tương tác giữa các yếu tố văn hóa truyền thống và đương đại ..... 132 5.3. Tương tác giữa các yếu tố văn hóa nội sinh và ngoại sinh ............ 133 5.4. Kết quả rút ra từ sự tương tác các yếu tố văn hóa của cư dân biển đảo Vân Đồn ......................................................................................... 138 Tiểu kết chƣơng 5 ........................................................................................ 143 KẾT LUẬN .................................................................................................. 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 147 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 BQL : Ban quản lý 2 BVHTT : Bộ Văn hóa thông tin 3 CN : Công nghiệp 4 KCN : Khu công nghiệp 5 KKT : Khu kinh tế 6 KHXH : Khoa học xã hội 7 Nxb : Nhà xuất bản 8 QĐ : Quyết định 9 STT : Số thứ tự 10 Tr : Trang 11 UBND : Ủy ban nhân dân 12 UNESCO : Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên Hiệp Quốc 13 VHDT : Văn hóa dân tộc 14 VHTT : Văn hóa thông tin 15 VHNT : Văn hóa Nghệ thuật 16 VHTT&DL : Văn hóa thể thao và du lịch
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia ven biển, có chiều dài đường bờ biển hơn 3.260 km, là nước đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới. Vùng biển Việt Nam trải dài trên 13 vĩ độ, thuộc phạm vi lãnh thổ hành chính của 28 tỉnh, thành phố. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, biển đảo có vai trò to lớn trong việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành nên nền văn hóa biển, thiết lập mối quan hệ giao thương với các nước; đồng thời xác lập chủ quyền và an ninh quốc gia trên biển. Xác định được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề biển đảo nói chung và văn hóa của cư dân vùng biển nói riêng. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (ngày 09/02/2007) đã ban hành Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020). Nghị quyết xác định rõ: Đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo; góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Kế thừa tinh thần đó, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (tháng 10/2018), Đảng ta tiếp tục đưa ra Nghị quyết “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nghị quyết nhấn mạnh: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biến; hình thành văn hóa sinh thái biển. Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc của Tổ quốc, có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ. Ngay từ thời nhà Lý ở thế kỷ XI, Vân Đồn không chỉ là một vùng đất có vị thế địa - quân sự, địa - kinh tế, địa - văn hoá mà còn là một thương cảng nổi tiếng với tiềm năng kinh tế và môi trường tự nhiên phong phú, đã sớm là địa bàn sinh tụ của nhiều lớp cư dân cổ. Ngày nay, vùng biển đảo Vân Đồn vẫn luôn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng 1
  8. Đông Bắc Việt Nam nói chung. Trải qua quá trình phát triển, các giá trị văn hoá đặc trưng của cư dân ven biển ở Vân Đồn dần hình thành. Là cư dân sống ven biển và trên biển, các cộng đồng cư dân khu vực này đã sớm biết khai thác các nguồn lợi từ biển, xác lập nên nền kinh tế biển với khai thác biển và phát triển thương mại biển. Từ trong môi trường sống đó, các đặc tính xã hội - văn hoá, tri thức, kinh nghiệm đi biển, hiểu biết về ngư trường, về các nguồn tài nguyên ẩn tàng trong lòng biển - tri thức về biển của cư dân Vân Đồn cũng được định hình. Cũng trong quá trình ấy, cư dân Vân Đồn cũng đã thể hiện tinh thần và truyền thống văn hoá, trong đó có các lễ hội, sinh hoạt văn hoá gắn liền với môi trường biển, với truyền thống hào hùng của lịch sử chống giặc ngoại xâm. Do đó, nghiên cứu văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn không chỉ góp phần cung cấp những nhận thức mới và hệ thống về sự hình thành và phát triển của các khu vực cư dân ven biển; mà còn góp phần làm rõ hơn lịch sử văn hoá cư dân ở một khu vực địa - chiến lược của đất nước ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra, việc nghiên cứu văn hoá của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn còn góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hoá cư dân khu vực này và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nơi đây, nhất là trong bối cảnh nước ta đang triển khai mạnh mẽ “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Hiện nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Vân Đồn đang đứng trước vận hội mới nên những tiềm năng và giá trị văn hóa của Vân Đồn cần được tiếp tục phát huy. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Văn hóa của cƣ dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh” làm đề tài Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa học. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh, trong đó tập trung vào các khía cạnh cơ bản như sinh kế, phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lễ hội. 2
  9. 3. Phạm vi nghiên cứu +Về thời gian: Luận án nghiên cứu văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn trong quá trình lịch sử, đặc biệt là giai đoạn gần đây, khi Vân Đồn có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và du lịch theo chủ trương của Chính phủ khi xây dựng Vân Đồn thành khu kinh tế du lịch trọng điểm + Về không gian: Luận án tập trung chủ yếu vào nghiên cứu văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, luận án đặt đối tượng nghiên cứu này trong mối tương tác với cả khu vực ven biển Đông Bắc nói riêng cũng như trong hệ thống văn hoá của các cư dân ven biển Việt Nam nói chung. + Về nội dung: Vì văn hóa của cư dân biển đảo Vân Đồn là vấn đề khá rộng nên luận án tập trung vào việc làm rõ diện mạo văn hóa của cư dân biển đảo Vân Đồn ở các khía cạnh như thực hành sinh kế, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội; đồng thời chỉ ra các chiều tương tác trong văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu diện mạo của văn hóa cư dân vùng biển đảo Vân Đồn trên các khía cạnh cơ bản sinh kế, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội; phân tích các chiều tương tác thể hiện trong văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn; luận án hướng đến việc khẳng định Vân Đồn là một không gian văn hóa đặc thù, là đầu mối của sự giao lưu, kết nối văn hóa. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án tập trong vào một số nhiệm vụ sau: Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm. Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa biển; đặc trưng của văn hóa biển ở Việt Nam. 3
  10. Thứ ba, phân tích diện mạo văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn trên các khía cạnh như sinh kế, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội. Thứ tư, phân tích các chiều tương tác thể hiện trong văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Hướng tiếp cận: Do tính chất của đề tài nghiên cứu về văn hoá biển là một chủ đề rộng liên quan đến nhiều chuyên ngành khoa học như: lịch sử, văn hóa học, nhân học văn hóa, xã hội học… nên đề tài đi theo hướng tiếp cận liên ngành để vấn đề nghiên cứu được làm sáng rõ hơn, từ nhiều chiều cạnh khác nhau. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điền dã: Tác giả luận án đã thực hiện nhiều đợt diền dã tại Vân Đồn; đã quan sát tham dự, ghi chép, chụp ảnh, thu thập tối đa các tài liệu thực tế về các thành tố cơ bản trong văn hóa biển của vùng biển đảo Vân Đồn.Trong các đợt điền dã, tác giả luận án cũng đã tham dự trực tiếp vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của cư dân Vân Đồn, nhất là các hoạt động cộng đồng, lễ hội. Đồng thời, tác giả cũng phỏng vấn sâu những người cao tuổi am hiểu về văn hóa cộng đồng, những người có tri thức dân gian phong phú. Tác giả luận án phỏng vấn những ngư dân, người buôn bán để hiểu về sinh kế của họ. Ngoài ra, tác giả cũng phỏng vấn các lãnh đạo địa phương, nhất là những người làm công tác quản lý văn hóa… qua đó giúp cho tác giả luận án hiểu được cuộc sống của người dân và cách mà người dân thực hành văn hóa của họ. Tác giả luận án đã phỏng vấn sâu 20 người, chủ yếu ở đảo Cái Bầu và Quan Lạn. Bên cạnh đó, tác giả luận án còn tham gia vào các hoạt động khai thác thủy hải sản, tham gia lễ hội của cư dân Quan Lạn, trực tiếp di chuyển trên các tàu đến với một số đảo trong Vịnh Bái Tử Long nhằm trải nghiệm không gian địa lý và văn hóa của địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia nghiên cứu về văn hóa biển, cũng như chuyên gia nghiên cứu về 4
  11. khu vực biển Vân Đồn và cả ý kiến của những trí thức tại địa phương. Trong đó, tác giả luận án tham khảo ý kiến các chuyên gia về lịch sử Việt Nam để hiểu hơn quá trình di cư của cư dân Vân Đồn từ trong đất liền ra vùng ven biển này và họ đã mang theo những yếu tố văn hoá gốc khi ra đảo như thế nào. Mặt khác, tác giả đặc biệt chú ý các ý kiến của các chuyên gia Nhân học văn hoá để nhận diện rõ hơn những biến chuyển về sinh kế của người dân, những phong tục tập quán để thấy được sự khác biệt của văn hóa khu vực này với các khu vực khác. - Phương pháp phân tích nguồn tài liệu thứ cấp: Tác giả luận án tiến hành thu thập và phân tích trên các công trình nghiên cứu đã công bố dưới dạng sách báo hoặc tạp chí về văn hóa biển nói chung và văn hóa vùng biển đảo Vân Đồn nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả cũng tập hợp tài liệu là những báo cáo của các cơ quan quản lý địa phương như Phòng Văn hóa thông tin huyện Vân Đồn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, những tài liệu lưu giữ ở các di tích và các gia đình cư dân vùng biển Vân Đồn. Sau khi thu thập tư liệu, tác giả đã tiến hành phân loại, đánh giá vị trí và tầm quan trọng của từng loại tư liệu để có thể tham khảo được tốt nhất trong luận án. - Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp… 6. Đóng góp của luận án Đóng góp về khoa học: Tìm hiểu văn hóa của cư dân biển đảo Vân Đồn góp thêm nguồn tư liệu quan trọng, phong phú cho ngành Văn hoá học. Từ đó, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về văn hóa biển nói chung và văn hoá biển đảo Vân Đồn nói riêng cũng như việc thực hành văn hoá biển trong bối cảnh mới tại khu vực này. Đóng góp về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa biển và 5
  12. văn hóa vùng biển đảo Vân Đồn. Tài liệu này là căn cứ khoa học quan trọng để tham mưu, tư vấn cho các cấp, các ngành xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả văn hóa biển Vân Đồn trong phát triển cũng như giữ gìn và phát triển di sản văn hóa biển ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 7. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm các nội dung chính: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát vùng biển đảo Vân Đồn Chương 2: Sinh kế của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn Chương 3: Phong tục tập quán của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn Chương 4: Tín ngưỡng, lễ hội của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn Chương 5: Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn trong các chiều tương tác 6
  13. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Việt Nam là một quốc gia biển nên văn hóa biển, văn hóa của cư dân vùng biển nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo đề tài của luận án, tác giả tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan thành hai nhóm vấn đề chính như sau: 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa biển, văn hóa biển đảo và văn hóa của cư dân vùng biển * Những công trình nghiên cứu nước ngoài Đã từ lâu, chủ đề biển Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều học giả nước ngoài. Trong số đó, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa và được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như Anh, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan… Vấn đề biển đảo Việt Nam đương đại được nghiên cứu ở nhiều chiều cạnh khác nhau như vấn đề chủ quyền biển, thương mại biển, văn hóa biển… Tiêu biểu là những công trình nghiên cứu của các tác giả như Li Tana “Về góc nhìn từ biển với vùng ven biển Bắc Bộ và Trung Bộ” (A View from the Sea: Pespectives on the Northern and Central Vietnamese Coast, 2006); hay tác giả Whitmore, J với bài viết “Vươn lên từ biển: Thương mại, quốc gia và văn hóa của nước Đại Việt xưa” (The rise of the Coast: Trade, State and Culture in Early Dai Viet, 2006)… Những công trình đó đã phác thảo bức tranh về biển Việt Nam nói chung và văn hóa biển nói riêng dưới góc nhìn của các học giả nước ngoài. Đặc biệt, từ những năm 2010 trở lại đây, các học giả nước ngoài đã đi sâu nghiên cứu về văn hóa biển của Việt Nam. Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu sau: 7
  14. Luận án tiến sĩ: “Tục thờ cá Voi: một di sản đa văn hóa của vùng biển Việt Nam” của Nguyễn Quốc Thanh - một nghiên cứu sinh người Pháp gốc Việt hoàn thành năm 2017. Trong phần kết luận của Luận án, tác giả khẳng định: Việt Nam là một vùng văn hóa thuận lợi cho các tín ngưỡng về biển như tín ngưỡng thờ cá Ông, thờ cá Voi và những điệu hò của ngư dân vùng biển. Đó là nét đặc sắc trong văn hóa biển Việt Nam. Trong số các công trình nghiên cứu về biển Việt Nam và văn hóa biển Việt Nam, có nhiều công trình tập trung nghiên cứu về các cảng thị Việt Nam như Hội An, Lý Sơn… như Luận án tiến sĩ “Thương mại liên văn hóa và mạng lưới liên vùng ở Cảng thị Hội An; hàng hải Việt Nam giai đoạn tiền hiện đại” của tác giả Chales Wheeler (năm 2001). Trong luận án, tác giả đã tổng quan về đặc điểm vùng biển Việt Nam, đi sâu phân tích vùng cảng thị Hội An. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng thuyết phục để khẳng định Hội An là một đô thị cổ, một trung tâm thương mại quốc tế lớn của miền Trung. Nơi đây đã kết tinh những giá trị văn hóa nổi bật của vùng biển miền Trung Việt Nam. Có thể nói, biển Việt Nam nói chung và văn hóa biển Việt Nam nói riêng nhận được sự quan tâm của không ít nhà khoa học nước ngoài. Những công trình đó có giá trị tham khảo nhất định với tác giả luận án khi trình bày những vấn đề về văn hóa biển Việt Nam. * Những công trình nghiên cứu trong nước Đến nay, các công trình nghiên cứu về biển của các học giả trong nước được tiếp cận ở nhiều góc độ như khảo cổ học, sử học, dân tộc học, văn hóa dân gian, văn hóa học, khu vực học…; trong đó nhiều nhất là những nghiên cứu thuộc chuyên ngành văn hóa học, dân tộc học và sử học. Tiêu biểu là những công trình nghiên cứu sau: Cuốn sách Văn hóa dân gian làng ven biển (Ngô Đức Thịnh chủ biên, 2000). Trong bài dẫn luận, tác giả đã đưa ra quan điểm về văn hóa biển Việt Nam như sau: “Việt Nam không có một nền văn hóa biển điển hình, mà chỉ là 8
  15. những yếu tố văn hóa biển đan xen với văn hóa nông nghiệp tạo nên một sắc diện văn hóa đặc thù của cư dân ven biển. Đó chính là một mảng mầu văn hóa riêng- văn hóa cận duyên, góp phần làm cho văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú hơn” [116; tr.69]. Như vậy, theo tác giả, ở Việt Nam không có một nền văn hóa biển theo đúng nghĩa mà có sự đan xen với văn hóa nông nghiệp để góp phần tạo nên dấu ấn của văn hóa biển Việt Nam. Bài viết “Văn hóa biển miền Đông Nam Bộ- nhìn từ lễ hội dân gian của ngư dân” của tác giả Đinh Văn Hạnh (năm 200) [41]. Bài viết khái quát đặc điểm của văn hóa biển miền Đông Nam Bộ qua không gian địa lý, lịch sử-văn hóa miền Đông Nam Bộ, vùng duyên hải miền Đông Nam Bộ với hàng chục lễ hội dân gian: Lễ hội thờ cúng Thành hoàng làng (hay hội đình), Lễ hội Nghinh Ông (tức tục thờ cá ông-cá voi, hay Nam hải Đại tướng quân, Lễ hội thờ Mẫu/Nữ thần. Lễ hội dân gian của ngư dân miền Đông Nam Bộ là loại hình lễ hội của một nhóm cộng đồng sinh sống trên cùng một địa bàn với nghề nghiệp nhất định, phản ánh đặc điểm riêng có về quá trình hình thành, về nghề nghiệp, về điều kiện lao động sản xuất, gắn liền với nghề đánh bắt thủy, hải sản. Bài viết có giá trị tham khảo nhất định với tác giả luận án trong việc khái quát đặc điểm của văn hóa biển các vùng miền trên đất nước ta. Trong bài viết “Truyền thống văn hóa biển cận duyên của người Việt” của Ngô Đức Thịnh (năm 2010) [120], tác giả đã đi sâu nghiên cứu về văn hóa biển, chủ thể của văn hóa biển, đặc trưng cấu thành nền văn hóa biển cận duyên truyền thống của người Việt, cộng đồng ngư dân và các hình thức tổ chức xã hội; hệ thống tri thức bản địa; hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng, nghi lễ và phong tục… Bài viết đã chỉ ra những nội hàm cơ bản của văn hóa biển nước ta, có giá trị tham khảo với tác giả luận án trong việc trình bày đặc điểm của văn hóa biển Việt Nam. Bài viết “Phác thảo yếu tố biển trong văn hóa Việt Nam” của Trần Thị Mai An (năm 2010) [5] đã nhấn mạnh vai trò và vị trí văn hóa biển trong tổng thể của nền văn hoá Việt. Từ những hình thức kinh tế nông nghiệp đầu tiên 9
  16. như trồng khoai lang trên bãi cát đến các mảnh vỡ “dân tộc học” trong dòng tri thức dân gian, hay các dấu ấn đã từng thịnh vượng của các cảng thị/thương cảng Việt xưa như Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An... Bức tranh văn hoá biển Việt Nam ngày càng lộ diện và không thể không được nhắc đến trong các yếu tố cấu thành văn hoá Việt. Bài viết “Người Việt với biển” của tác giả Nguyễn Văn Kim (năm 2011) [65] đề cập đến ba nội dung chính: Cơ tầng văn hoá biển; Quan hệ giao thương; Chủ quyền và an ninh biển và khẳng định vị trí, tầm quan trọng của biển, tiềm năng phong phú đa dạng của biển đồng thời góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Khác với một số ý kiến cho rằng người Việt “xa rừng, nhạt biển”, tác giả Nguyễn Văn Kim dựa vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau đã chỉ ra rằng trong hành trình lịch sử - văn hoá của dân tộc từ thời dựng nước, biển có một vị trí khá quan trọng trong tâm thức và tư duy của nhiều tộc người ở Việt Nam. Vị trí của biển trong tâm thức và tư duy của các cộng đồng tộc người, đặc biệt là người Việt, không chỉ được thể hiện rõ trong các truyền thuyết, huyền thoại như truyện Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Tiên Dung - Chử Đồng Tử mà còn biểu hiện rõ trong niềm tin, thực hành tín ngưỡng dân gian của nhiều cộng đồng. Bài viết “Văn hóa biển đảo và văn hóa biển đảo Khánh Hòa” của tác giả Trần Ngọc Thêm (năm 2012) [108] đã chỉ ra 4 yếu tố nhận diện văn hóa biển: không gian đủ rộng, thời gian đủ dài, dân số đủ đông và kết quả hoạt động kinh tế đủ nhiều trở thành nguồn sống chính. Đây là cách tiếp cận mới về văn hóa biển để qua đó tác giả chỉ ra sự khác biệt của văn hóa biển với các khía cạnh văn hóa khác. Bài viết “Quốc gia biển và chính sách bảo tồn văn hóa biển” của Trần Đức Anh Sơn (năm 2012) [99]. Trong bài viết, tác giả nêu lên nguồn gốc và mối quan hệ của người Việt với biển và chỉ ra một thực tế “Tuy sống cạnh 10
  17. biển và “nương nhờ” vào biển nhưng từ bao đời nay người dân duyên hải miền Trung vẫn mang tâm lý “sợ biển”, sợ những thảm họa hiểm nguy đến từ biển, nên chưa thực sự “đối diện” với biển và sẵn sàng “sống chung” với biển. Tâm lý này không chỉ có trong các cộng đồng cư dân duyên hải miền Trung mà là tâm lý chung của người dân ở các miền duyên hải Việt Nam”. Chính vì vậy, tác giả đã nêu ra những chính sách bảo vệ văn hóa biển trong tầm nhìn của một quốc gia biển như Việt Nam. Bài viết “Có một văn hoá biển đảo ở Việt Nam” của tác giả Phan An (năm 2012) cho rằng: “Các nhà văn hóa xem văn hóa biển đảo Việt Nam có thể nghiên cứu từ nhiều góc cạnh khác nhau như văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử, văn hóa tổ chức... Dân tộc Việt Nam đã biết và hiểu rõ về biển đảo của mình, đã biết cách ứng xử rất linh hoạt và độc đáo để tồn tại và phát triển với biển đảo. Đó là một dân tộc hướng biển”[1]. Như vậy, tác giả khẳng định Việt Nam có một nét đặc sắc của văn hóa biển đảo. Nền văn hóa ấy được hình thành trong quá trình con người gắn bó với biển. Trong cuốn Văn hóa biển miền Trung Việt Nam của tác giả Lê Văn Kỳ (năm 2015), tác giả đã tập trung phân tích nét đặc trưng của văn hóa biển ở khu vực miền Trung nước ta qua các bình diện như văn học dân gian vùng biển miền Trung; tục thờ phụng thần biển ở miền Trung; lễ hội, phong tục và dân ca vùng biển miền Trung; các nghề biển truyền thống của ngư dân miền Trung và Văn hóa - du lịch biển miền Trung. Tác giả nhấn mạnh: Nghiên cứu văn hóa biển là “để tìm xem ngư dân Việt Nam, đặc biệt là ngư dân miền Trung đã hoạt động, ứng xử với biển như thế nào trong quá trình làm ăn, chung sống, để từ đó tìm ra giải pháp khai thác tiềm năng của biển tốt hơn” [48; tr.61]. Tác giả Nguyễn Khắc Sử trong bài viết “Các nền văn hóa biển tiền sử Việt Nam những giá trị lịch sử - văn hóa” (năm 2015) đã chỉ ra cội nguồn của văn hóa biển Việt Nam. Nó được hình thành trong quá trình con người gắn bó với biển: “...Văn hóa biển tiền sử Việt Nam đã lưu giữ những bằng chứng về 11
  18. sự tương thích của con người với những biến động khắc nghiệt của môi trường như biển tiến, biển thoái, động đất, sóng thần, mưa bão để hun đúc nên bản sắc văn hóa biển Việt Nam.”[101; tr 3]. Bài viết “Văn hóa biển đảo Việt Nam, giá trị và cách tiếp cận” của tác giả Nguyễn Chí Bền (năm 2015) cho rằng: “Văn hóa biển đảo Việt Nam là một bộ phận văn hóa đa giá trị, đa dạng về loại hình, thể loại, phong phú về trữ lượng tác phẩm.....” . Theo tác giả, khi nghiên cứu về văn hóa biển Việt Nam cần chú ý đến các cảng biển với vai trò quan trọng trong tiếp nhận và giao lưu văn hóa biển với các văn hóa khác: “Nghiên cứu giá trị của văn hóa biển đảo Việt Nam, các thành tố của văn hóa biển đảo Việt Nam không thể không chú ý đến các cảng biển của nước ta, vai trò của chúng với tư cách đầu cầu, nơi đầu tiên tiếp nhận các luồng văn hóa đến từ các chân trời khác nhau vào Việt Nam bằng đường biển” [10; Tr.17]. Nhận định này của tác giả rất hợp lý bởi lẽ các cảng biển với vị trí chiến lược chính là nơi giao lưu, tiếp biến văn hóa. Bài viết “Nhận diện văn hóa biển - đảo Việt Nam” của Nguyễn Duy Thiệu (năm 2015) [113] đã đi sâu phân tích khái niệm về văn hóa biển đảo, văn hóa biển - đảo từ góc nhìn bảo tồn/bảo tàng. Bài viết bước đầu nhận diện các thành tố chính cấu thành văn hóa biển - đảo, để từ đó có một cái nhìn cụ thể cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển - đảo trong cuộc sống đương đại. Cuốn sách Văn hóa biển đảo Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa dân gian (2 tập) của tác giả Vũ Quang Dũng tuyển chọn (năm 2017) [27] với 189 bài viết đã phân tích tổng quan về văn hóa biển đảo Việt Nam từ nhiều khía cạnh, nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau như văn học dân gian và nghệ thuật dân gian liên quan đến văn hóa biển, đảo Việt Nam; những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và tri thức dân gian. Đây là công trình tập hợp tư liệu có giá trị tham khảo cho những nghiên cứu về văn hoá biển. Bài viết “Nghiên cứu về văn hóa biển ở Việt Nam hiện nay - vấn đề và cách tiếp cận” của tác giả Trần Thị An (năm 2019) [4; tr. 34] chỉ ra các lý 12
  19. thuyết tiếp cận, các vấn đề đặt ra về nhân học biển, văn hóa học biển, chủ thể văn hóa biển, tác giả chỉ ra một số hướng nghiên cứu về văn hóa biển Việt Nam,...để đi đến kết luận về những “trăn trở” về việc nghiên cứu văn hóa biển còn rất nhiều khoảng trống, các nhà nghiên cứu văn hóa biển có trọng trách rất lớn trong việc nhận diện văn hóa biển, chỉ ra các rào cản trong văn hóa biển truyền thống cần gỡ bỏ, những thách thức đặt ra trước các chủ thể văn hóa biển. Cuốn sách Văn hóa biển miền Trung trong xã hội đương đại [149] do Viện nghiên cứu Văn hóa ấn hành (năm 2019) tập hợp 26 bài về các vấn đề mới trong nghiên cứu văn hoá biển Việt Nam, ví như góc nhìn lịch sử về văn hoá biển miền Trung; thực hành cũng như các thách thức trong sinh kế của các cộng đồng cư dân ven biển miền Trung hiện nay; nhận diện, bảo tồn và phát huy di sản, đặc biệt là văn hoá phi vật thể của các cộng đồng cư dân ven biển,... Có thể nói đây là công trình tiêu biểu cho nhóm chủ đề nghiên cứu về văn hóa biển đảo gần đây. Đáng chú ý trong những công trình nghiên cứu về văn hóa biển Việt Nam phải kể đến bộ sách “Văn hóa biển đảo Việt Nam” gồm 9 quyển do Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản, GS.TS. Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam làm Tổng chủ biên. Đây là kết quả của chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa biển đảo Việt Nam của Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam trong hai năm 2015-2016. Trong số 09 tập sách, tập đầu tiên và tập cuối cùng cung cấp cái nhìn tổng quan, chung nhất về văn hóa biển đảo Việt Nam và vấn đề quản lý văn hóa biển đảo Việt Nam. Tập 1 - Tổng quan văn hóa biển đảo Việt Nam (GS.TS. Nguyễn Chí Bền chủ biên) nghiên cứu lý thuyết, cách tiếp cận và tình hình nghiên cứu văn hóa biển đảo Việt Nam; làm rõ chủ thể, sự phát triển và giá trị của văn hóa biển đảo Việt Nam; phân tích thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị 13
  20. văn hóa biển đảo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa biển đảo ở Việt Nam hướng tới phát triển bền vững. Tập 9 - Quản lý văn hóa biển đảo Việt Nam (PGS.TS. Bùi Hoài Sơn chủ biên) tập trung đi sâu vào một lĩnh vực của văn hóa biển đảo, nhưng là một lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt, được xem là một trong những giải pháp để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia mạnh toàn diện về biển, đó là lĩnh vực quản lý văn hóa biển đảo. Các tập sách còn lại (từ tập 2 đến tập 8), là những nội dung nghiên cứu chuyên sâu chia theo vùng văn hóa, trải từ Bắc Bộ qua Trung Bộ, tới Nam Bộ. Mỗi tập sách, các tác giả đều lựa chọn một số địa bàn tiêu biểu để khảo sát, nghiên cứu, từ đó tìm ra, khái quát nên những đặc điểm chung nhất, nổi bật nhất của văn hóa biển đảo vùng. Có thể khẳng định, Văn hóa biển đảo Việt Nam là một công trình nghiên cứu toàn diện và giàu tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến văn hóa biển đảo các vùng trên cả nước; đề xuất các giải pháp trong quản lý, phát triển văn hóa biển đảo, góp phần thiết thực bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như phát triển kinh tế - văn hóa biển đảo quê hương, đất nước. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ý nghĩa đối với tác giả luận án không chỉ về những vấn đề lý luận về văn hóa biển đảo Việt Nam nói chung và còn cả những vấn đề thực tiễn về văn hóa biển đảo ở nước ta. Như vậy có thể nhận thấy, cho đến nay số lượng các nghiên cứu văn hóa biển, văn hóa biển đảo Việt Nam tương đối phong phú, đa dạng về nội dung và các khu vực nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu này tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tập trung vào các vấn đề về lịch sử tiếp xúc và giao lưu của người Việt cổ với biển, các vùng văn hóa có liên quan đến biển, các công trình lý luận về văn hóa biển của người Việt, số ít các công trình nghiên cứu về văn hóa biển với tư cách là đối tượng nhằm quy hoạch, phát triển và bảo vệ chủ quyền quốc gia. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2