intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG CHÂU Á 1997-1998 VẤN ĐỀ VỀ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CHÍNH SÁCH CỦA IMF

Chia sẻ: Pham Ngoc Linhdan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

402
lượt xem
113
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 1997, châu Á thu hút gần một nửa tổng số vốn nước ngoài dành cho những nước đang phát triển. Các nền kinh tế Đông Nam Á có tỷ lệ lợi tức cao đặc biệt có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn cao. Kết quả là nhiều nền kinh tế trong khu vực thu nhận được một lượng lớn "tiền nóng" (hot money) và kinh qua một thời kỳ giá tài sản tăng vọt mạnh mẽ. Cùng lúc, nhiều nền kinh tế khu vực như Thái Lan, Malaysia,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG CHÂU Á 1997-1998 VẤN ĐỀ VỀ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CHÍNH SÁCH CỦA IMF

  1. TÀI LIỆU KHỦNG HOẢNG CHÂU Á 1997-1998 VẤN ĐỀ VỀ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CHÍNH SÁCH CỦA IMF
  2. MỤC LỤC Giới thiệu chung .......................................................................................................................... 2 1. Diễn biến cuộc khủng hoảng ...................................................................................................... 2 2. 2.1 Tình hình tại Thái Lan và bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng ........................................... 2 2.2. Những diễn biến cụ thể ............................................................................................................ 5 2.2.1 Thái Lan.............................................................................................................................. 5 2.2.2 Hong Kong .......................................................................................................................... 5 2.2.4 Hàn Quốc ............................................................................................................................ 6 2.2.5 Malaysia .............................................................................................................................. 6 2.2.6 Indonesia ............................................................................................................................. 7 2.3 Hậu quả từ cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến các nước ...................................................... 7 3. Bất động sản, nguyên nhân bùng phát cuộc khủng hoảng ...................................................... 8 3.1 Sự sụp đổ của thị trường bất động sản ................................................................................... 9 3.1.1 Nguyên nhân của bong bóng bất động sản ...................................................................... 9 4. Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng .............................................................................. 10 4.1 Những ảnh hưởng của chính sách đồng thuận Washington đến cuộc khủng hoảng Đông Á...................................................................................................................................................... 11 4.1.1 Chính sách tài khóa thắt chặt : ....................................................................................... 11 4.1.2 Việc giữ lãi suất cao ......................................................................................................... 11 4.2.3 Tự do hóa tài khỏan vốn .................................................................................................. 12 4.2.4 Tự do hóa thị trường tài chính ....................................................................................... 13 4.2 Chính sách cơ tài chính .......................................................................................................... 13 5. Lối thóat của các nước trong cơn khủng hoảng ..................................................................... 13 5.1 Thái Lan................................................................................................................................... 14 5.2 Hàn Quốc, Malaysia................................................................................................................ 14 6. Bài học ........................................................................................................................................ 15 7. Tài liệu tham khảo .................................................................................................................... 17 1
  3. KHỦNG HOẢNG CHÂU Á 1997 – 1998 VẤN ĐỀ VỀ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CHÍNH SÁCH CỦA IMF 1. Giới thiệu chung Năm 1997, châu Á thu hút gần một nửa tổng số vốn nước ngoài dành cho những nước đang phát triển. Các nền kinh tế Đông Nam Á có tỷ lệ lợi tức cao đặc biệt có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn cao. Kết quả là nhiều nền kinh tế trong khu vực thu nhận được một lượng lớn "tiền nóng" (hot money) và kinh qua một thời kỳ giá tài sản tăng vọt mạnh mẽ. Cùng lúc, nhiều nền kinh tế khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Hàn Quốc có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, đạt được 8–12% tổng sản lượng nội địa (GDP) liên tục trong khoảng thời gian cuối thập niên kỷ 1980 và đầu thập niên kỷ 1990. Thành quả đạt được này đã được nhiều viện nghiên cứu kinh tế hoan nghênh, bao gồm cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank), và nó đuợc biết đến như một phần phép lạ của kinh tế Đông Nam Á. Thế nhưng chỉ trong vòng 2 năm, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á; chính những “con hổ Đông Á” ấy là nạn nhân của cuộc khủng hoảng. Vậy điểu gì đã làm những “Con hổ Đông Á” trở thành những con hổ đầy thương tích như vậy. Ở đề tài của mình, chúng tôi sẽ trình bày những hiểu biết của mình về cuộc khủng châu Á 1997- 1998 hay còn gọi là cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á. Bằng cách tìm hiểu những diễn biến đã xảy ra, dựa vào những luồn quan điểm khác nhau, chúng tôi tổng hợp và đi sâu phân tích một số nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng từ đó so sánh với những gì đã diễn ra ở Việt Nam cũng như rút ra những bài học cần thiết từ cuộc khủng hoảng này. Có thể nói, để phân tích những gì đã diễn ra vào năm 1997 – 1998 là có rất nhiều khía cạnh như vấn đề về thâm hụt cán cân thương mại, thu hút và quản lý vốn đầu tư, chính sách về tỉ giá hối đóai … thế nhưng trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung vào xem xét 2 nguyên nhân làm cuộc khủng hoảng xảy ra và trở nên nghiệm trọng là về bất động sản và chính sách của IMF. 2. Diễn biến cuộc khủng hoảng 2.1 Tình hình tại Thái Lan và bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng Trong giai đoạn 1980 – 1990 : Thái Lan nổi lên như một nền kinh tế năng động nhất Châu Á. Từ 1985 đến 1995, tốc độ - tăng trưởng kinh tế của Thái Lan đạt 8,5% hàng năm, mức độ lạm phát trung bình hàng năm 5%(so sánh trong cùng thời kì kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,3% và lạm phát 3,2%). Tăng trưởng kinh tế rất nóng do sự bùng nổ đầu tư vào kinh doanh nhà xưởng, bất động sản, cơ sở hạ tầng du lịch. 2
  4. Nhu cầu về bất động sản tăng rất nhanh tại Bangkok, văn phòng làm việc và các tòa nhà - chọc trời mọc lên khắp nơi trên thành phố. Các tổ chức tài chính tiếp tục cho các công ty kinh doanh bất động sản vay vốn vì giá bất động sản liên tục tăng. Đầu năm 1997 Sự bùng nổ về xây dựng nhà ở và văn phòng kinh doanh đã lên tới đỉnh điểm khi lượng - cung vượt quá cầu. Ước tính 365.000 căn hộ bỏ trống ở Bankok vào cuối năm 1996, cùng với 100.000 căn hộ khác sẽ được đưa vào sử dụng năm 1997 đã làm cho cung vượt xa cầu trên thị trường bất động sản Trong thời gian đó, bùng nổ đầu tư của Thái Lan vào cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, - khu thương mại..làm tăng lượng hàng nhập khẩu với tỷ lệ cao chưa từng thấy. Để xây dựng Thái Lan phải nhập các thiết bị đắc tiền,vật liệu từ Mỹ, Châu Âu, Nhật. Kết quả tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán thâm hụt mạnh trong suốt giữa những năm 90. Trong giai đoạn này xuất khẩu tăng nhưng nhập khẩu càng tăng nhanh hơn . Trong năm 1995 thâm hụt cán cân thanh toán là 8,1% so với GDP. Lúc này, chính phủ quyết định thực hiện việc tăng lãi suất Cũng trong thời gian đó các - công ty cho vay tài chính cũng lần lượt tuyên bố phá sản vì không có khả năng trả nợ nước ngoài vì nợ xấu trên thị trường bất động sản ngày càng tăng lên và tăng hơn 30 tỷ trong thời gian này. Những biến chuyển trên đây không hẳn chỉ riêng ở Thái Lan mới có mà thực sự đã xảy ra rập khuôn tại tất cả các nơi khác trong vùng từ, singapore, Malayxia, Indonesia cho tới Hàn Quốc, Hồng Kông... Như vậy bối cảnh lúc này của nền kinh tế là như sau : Do cán cân thanh tóan thâm hụt, nên các nhà đâu tư dự kiến rằng tình trạng phá giá - đồng nội tệ sẽ diễn ra. Tức là, tỉ giá cố định sẽ không được giữ nữa vì vậy nhiều công ty mua Dollar vào để trả nợ khi đáo hạn Sự tăng lãi suất của ngân hàng làm nhiều công ty tài chính bị sụp đổ - Trước những sức ép trên, Chính phủ Thái Lan ban đầu dùng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá nhưng cũng không có khả năng duy trì được lâu. Đồng Baht được thả nổi vào ngày 02/07/1997 và ngay lập tức mất giá 10%, rồi giá trị tiếp tục giảm xuống sau đó. Khủng hoảng nhanh chóng lan ra Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia. Đồng Ringgit và Rupiah đều chịu sức ép và sau cùng đều bị phá giá. Đồng won Hàn Quốc, nhờ cơ chế tỷ giá linh hoạt, nên đã mất giá từ năm 1996. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa chính thức (nội tệ/USD) Hàn Quốc (Won) Thái Lan (Baht) Indonesia (Rupiah) 3
  5. Malaysia (Ringgit) Philippines (Peso) Singapore (S-dollar) Nguồn: NHTG, “World Development Indicators”, 2002. Chỉ số tỷ giá hối đoái với USD Dòng vốn ngắn hạn đã chảy vào các nước Đông Á, giờ ồ ạt chảy ra. Cả các nhà đầu tư - đều muốn chuyển vốn ra. Ngân hàng đòi lại vốn cho vay, từ chối đảo nợ và ngưng cho vay mới. Các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ra ngoại tệ và chuyển ra ngoài. - Riêng trong năm 1997, hơn 20 tỷ USD ròng được đưa ra khỏi 5 nước Đông Á chịu khủng hoảng, trong khi trong năm 1996 vẫn còn nhận được gần 66 tỷ USD. Dòng vốn quốc tế chảy ra khỏi Đông Á Đvt: Tỷ USD 1996 1997 1998 1999 Vốn tư nhân ròng 65.8 -20.4 -25.6 -24.6 Đầu tư trực tiếp ròng 8.4 10.3 8.6 10.2 Đầu tư chứng khoán ròng 20.3 12.9 -6 6.3 Vay thương mại và đầu tư khác 37.1 -43.6 -28.2 -41.1 Viện trợ chính thức ròng -0.4 17.9 19.7 -4.7 Thị trường bất động sản tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia ...sụp đổ. - Hình 8: Chỉ số giá cao ốc văn phòng tại Thái Lan và Indonesia 4
  6. Nguồn: Marcus Miller và Pongsak Luangaram (1998) Chỉ số chứng khoán tụt giảm mạnh ở hầu hết các nước Đông Á. - Chỉ số giá chứng khoán Nguồn: IMF, “World Economic Outllook”, 12/1997. 2.2. Những diễn biến cụ thể Có thể nói, cuộc khủng hoảng này đã lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều nước, tuy nhiên trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một số quốc gia tiêu biểu sau 2.2.1 Thái Lan Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh, cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi. Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy - mô lớn. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá - baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Đồng Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức - 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. - Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho - Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar. 2.2.2 Hong Kong: 5
  7. Tháng 10 năm 1997, Dollar Hong Kong bị tấn công đầu cơ. Đồng tiền này vốn được neo vào Dollar Mỹ với tỷ giá 7,8 HKD/USD. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Hong Kong lại cao hơn ở Mỹ, vì vậy đây là cơ sở để cho giới đầu cơ tấn công Nhờ có dự trữ ngoại tệ hùng hậu lên tới 80 tỷ USD vào thời điểm đó tương đương 700% - lượng cung tiền M1 hay 45% lượng cung tiền M3, nên Cơ quan Tiền tệ Hong Kong đã dám chi hơn 1 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền của mình. Các thị trường chứng khoán ngày càng trở nên dễ đổ vỡ. Từ ngày 20 tháng 10 đến 23 tháng 10, Chỉ số Hang Seng đã giảm 23%. Ngày 15 tháng 8 - năm 1998, Hong Kong nâng lãi suất cho vay qua đêm từ 8% lên thành 23% và ngay lập tức nâng vọt lên 500%. Đồng thời, Cơ quan Tiền tệ Hong Kong bắt đầu mua vào các loại cổ phiếu thành phần - của Chỉ số Hang Seng để giảm áp lực giảm giá cổ phiếu. Cơ quan này và ông Donald Tsang, lúc đó là Bộ trưởng Tài chính và sau này làm Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong, đã công khai tuyên chiến với giới đầu cơ. Chính quyền đã mua vào khoảng 120 tỷ Dollar Hong Kong (tương đương 15 tỷ Dollar - Mỹ) các loại chứng khoán. Sau này, vào năm 2001, chính quyền đã bán ra số chứng khoáng này và thu lời khoảng 30 tỷ Dollar Hong Kong (khoảng 4 tỷ Dollar Mỹ). này đã ngừng lại vào tháng 9 năm 1998 chủ yếu do các nhà đầu cơ bị thiệt hại bởi chính - sách điều tiết dòng vốn nước ngoài của chính phủ Malaysia và bởi sự sụp đổ của thị Các hoạt động đầu cơ nhằm vào Dollar Hong Kong và thị trường chứng khoán của nước trường trái phiếu và tiền tệ ở Nga. Tỷ giá neo giữa Dollar Hong Kong và Dollar Mỹ vẫn được bảo toàn ở mức 7,8 : 1. - 2.2.4 Hàn Quốc Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty, tập đoàn lớn nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra. Khi thị trường châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn - Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11 - lại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách thắt chặc tiền tệ. Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD. 2.2.5 Malaysia Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht (ngày 2 tháng 7 năm 1997), đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar. Phần lớn sức ép giảm giá đối với Ringgit là từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị trường tiền ở nước ngoài. Những người tham gia thị trường tiền duy trì tài khoản bằng đồng Ringgit ở trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào với dự tính về sử giảm giá của đồng Ringgit trong tương lai. 6
  8. Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài. Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm 1997. 2.2.6 Indonesia Tháng 7, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của Indonesia đã nới - rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar Mỹ từ 8% lên 12%. Tháng 8, đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công và đến ngày 14 thì chế độ tỷ giá hối đoái - thả nổi có quản lý được thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn toàn. Đồng Rupiah liên tục mất giá. IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ Dollar, - nhưng Rupiah tiếp tục mất giá do đồng Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu Dollar Mỹ ở Indonesia tăng vọt. Tháng 9, cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử. Rupiah mất giá làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các công ty Indonesia, đặc biệt là làm cho món nợ ngân hàng nước ngoài của các công ty tăng lên. Trước tình hình đó, nhiều công ty đẩy mạnh mua Dollar vào (có nghĩa là bán Rupiah ra) khiến cho nội tệ thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt. Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính thắt chặt theo yêu cầu của IMF khiến chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng này tăng lên. Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng đã bùng phát. Riêng ở Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị. Giữa năm 1998, Suharto buộc phải từ chức tổng thống. Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng 2000 : 1. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000 : 1. Do thay đổi tỷ giá hối đoái và do nhiều nhân tố khác, GDP theo Dollar Mỹ của Indonesia đã giảm đi. 2.3 Hậu quả từ cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến các nước  Hàng loạt các ngân hàng, công ty tài chính thua lỗ nặng nề và lâm vào tình trạng phá sản, giải thể, sáp nhập trong khoảng thời gian từ 1/4/1997 đến 31/3/1998 Tình trạng thua lỗ và phá sản trong hệ thống tài chính Tổng số Số NH bị Số NH bị Số NH Số NH bán % số NH đình chỉ HĐ CP giám sát bị sáp nhập cho cty NN có vấn đề NH Thái Lan 108 56 4 59% Malaysia 60 41 68% Indonesia 228 16 56 11 36% Hàn Quốc 56 16 32%  Kinh tế suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm sút thậm chí bị âm (-) trầm trọng.  Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, chỉ riêng Thái Lan, sau khủng hoảng đã khiến 2 triệu người mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp Philippines từ 9,5% (năm 96) tăng lên 10,4% (năm 97), tại Hàn Quốc từ 2,5 (năm 97) tăng vọt lên 8,6% (tháng 7/98). 7
  9.  Thu nhập bình quân đầu người sụt giảm mạnh, cho đến năm 2002 vẫn ch ưa thể hồi phục bằng mức của năm 1996. SO SÁNH MỨC TNBQ/NGƯỜI NĂM 1996 VÀ NĂM 2002  Sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư, người cho vay trong và ngoài nước khiến nguồn vốn tín dụng cạn kiệt, thị trường chứng khoán trầm lắng xảy ra ở hầu hết các nước Đông Á.  Từ khủng hoảng tiền tệ, ngân hàng ở Indonesia còn đối mặt với cuộc khủng hoảng về chính trị xã hội, khiến Tổng thống Suharto buộc phải từ chức. 3. Bất động sản, nguyên nhân bùng phát cuộc khủng hoảng Như vậy nhìn vào diễn biến trên ta có thể thấy được nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đến từ những lý do sau :  Sự sụp đổ của thị trường bất động sản  Hành vi của các nhà đầu cơ đã làm tỉ giá đã giảm lại còn giảm thấp hơn  Vấn đề về chính sách của nhà nước : o Chính sắt thắt chặt tiền tệ o Việc điều tiết lãi suất o Vấn đề về quản lý các nguồn vốn, đầu tư o Các vấn đề về cơ cấu vốn, doanh nghiệp Tuy nhiên, vấn đề về các nhà đầu cơ là vấn đề hiển nhiên khi chênh lệch lãi suất hay tỉ giá dự kiến là thay đổi. Làm thế nào để tuyên chiến với các nhà đầu cơ, tại Malaysia cũng đã chỉ rõ, điều đó phụ thuộc vào hành vi của chính phủ. Như vậy, để làm rõ nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng, chúng tôi đã tìm hiểu 2 vấn đề sau: thứ nhất, điều gì đã làm thị trường bất động sản sụp đổ; thứ hai, những chính sách của nhà nứơc hay nói cách khác là chính sách của IMF đã góp phần vào việc “giải quyết” cuộc khủng hoảng như thế nào. 8
  10. 3.1 Sự sụp đổ của thị trường bất động sản 3.1.1 Nguyên nhân của bong bóng bất động sản Có thể nói rằng chính sự quản lý yếu kém cuả chính phủ trong lĩnh vực đầu tư và kinh tế đối ngoại là nguyên nhân làm thị trường bất động sản nóng lên, thể hiện rất rõ ở các điểm sau:  Đầu tư nước ngoài rất cao vượt quá khả năng hấp thu cuả nền kinh tế trong khi khả năng tiết kiệm trong nước chưa tương xứng  Chủ yếu là đầu tư vào thị trường vốn ngắn hạn đạt 40% tổng mức đầu tư nước ngoài. (Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc chu chuyển ngoại tệ khi có đột biến tiền tệ làm cường độ cuộc khủng hoảng nhân lên nhiều lần)  Chính sách kinh tế rộng mở của Chính phủ cho phép doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn không cần thông qua nhiều thủ tục kỹ càng khiến những hoạt động kinh doanh không hiệu quả đang tăng dần. Vấn đề đáng lo ngại nhất là tiền dần chảy vào túi các cá nhân, điều này làm cho lòng tham con người trở nên khó kiểm soát hơn, càng đẩy mạnh quá trình đầu cơ gây tổn thương nền kinh tế nhiều hơn Như vậy cơ cấu đầu tư bất ổn và không hợp lý sẽ là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên ở đây chúng tôi đi sâu vào vấn đề đầu tư bất động sản bởi đa số các nguồn vay ngắn hạn đều được các tổ chức tài chính dùng để đầu tư vào tài sản dài hạn mà chủ yếu là bất động sản.  Với kỳ vọng thu được tỷ suất sinh lợi cao từ việc đầu tư này, người ta đổ xô đầu tư vào bất động sản, nhu cầu tăng cao trong khi cung cố định, giá được đẩy lên cao. Chính lòng tham đã khiến những người đầu cơ thế chấp vay nợ và tiếp tục đổ vào bất động sản. Các tổ chức tài chính khi cho vay để đầu tư vào bất động sản cũng sẵn sàng tiếp tục cho vay vì thấy “quá an toàn” (tức là khi đất được dùng làm tài sản thế chấp và giá đất lại tăng lên). Bong bóng giá bất động sản hình thành và ngày càng phình to trước lòng tham của con người.  Trước mắt, ai ai cũng nghĩ rằng đầu cơ nhà đất là con đường mau nhất để làm giàu cho nên nhiều người đã bỏ tất cả để đổ xô vào việc mua bán nhà cửa. Vấn đề trở nên tệ hại đến nỗi một viên chức cao cấp đã chua chát tuyên bố rằng nếu không có những biện pháp cứng rắn thì Singapore chắc rồi sẽ trở thành một nước mà dường như tất cả mọi người đều chỉ muốn làm nghề môi giới buôn bán nhà đất. tài nguyên đất nước thay vì đổ vào các ngành xây dựng cơ bản, k ỹ thuật, công nghệ, nghiên cứu thì lại đổ vào nhà đất quá nhiều. Nhìn rõ hơn, ta sẽ thấy chính dòng vốn chảy vào đã tạo nên sự bùng nổ tín dụng trong khu vực. Trong thập niên 1990, tín dụng ngân hàng cấp cho khu vực tư nhân tăng lên nhanh chóng. Tới cuối năm 1996, tổng giá trị nợ tài chính của khu vực tư nhân trên GDP lên tới hơn 140% ở Hàn Quốc và Thái Lan Dư nợ tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng chủ yếu tập trung vào khu vực bất động sản, một lĩnh vực đầu tư có tính dài hạn trong khi nguồn huy động lại mang tính ngắn hạn - Ở Indonesia, các khoản cho vay khu vực bất động sản tăng 37%/năm trong giai đoạn 1992-95 (trong khi tổng tín dụng ngân hàng chỉ tăng 22%/năm). 9
  11. Ở Thái Lan, các khoản cho vay bất động sản của những công ty tài chính tăng 41%/năm - trong giai đoạn 1990-95 (trong khi tổng tín dụng chỉ tăng 33%/năm). Ở Hàn Quốc, các khoản cho vay của ngân hàng được tập trung chủ yếu vào các tập đoàn lớn. - Phần trăm giá trị cho vay BĐS và CNCB của các công ty tài chính Thái Lan trong tổng dư nợ  Khi giá cả bất động sản lên cao quá so với giá trị thật của nó, cũng là lúc các nhà đầu cơ xoay cho mình 1 kênh đầu cơ khác sinh lời nhiều hơn. Bởi 1 lẽ đơn giản, lúc 1 kênh đầu tư nào được gần như cả thế giới( hay trường hợp của Thái Lan là hầu hết các doanh nghiệp) cùng đầu tư vào, lúc đó kênh đầu tư này không thẻ mang lại suất sinh lời cao như mong đợi nữa. Lúc này, các nhà đầu cơ thấy ràng không có kênh đầu cơ nào hấp dẫn hơn thị trường chứng khoán , kinh doanh tài sản không có thực thông quá các công cụ phái sinh của các ngân hàng, các quỹ tín dụng.  Một khi giá nhà cửa lên quá cao, người dân (Singapore) phải bỏ rất nhiều tiền để trả nợ mua nhà. Từ đó sẽ đưa đến áp lực đòi hỏi tăng lương khiến giá thuê nhân công trở nên đắt đỏ. Yếu tố này cùng với việc giá thuê văn phòng, cơ xưởng ngày càng gia tăng khiến nhiều công ty nước ngoài đặt lại vấn đề, tính chuyện chuyển đầu tư từ Singapore qua các nước khác. 4. Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng Nhìn lại cuộc khủng hoảng, có thể thấy được bên cạnh việc cung cấp vốn cho chính phủ các nước để giữ tỉ giá, thì IMF đã đưa ra những chính sách ép buộc các nước làm theo như việc đẩy lãi suất lên cao, cơ cấu lại vốn quy định, ép các ngân hàng tuyên bố phá sản. Trước khi làm rõ những điều này đã tác động đến cuộc khủng hoảng như thế nào, chúng ta hãy nhìn lại những vấn đề sau :  Tình hình của các nước Đông Á trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng Các quốc gia Đông Á có ngân sách thặng dư sau cuộc phát triển thần kỳ. - Nền kinh tế có lạm phát thấp - Các doanh nghiệp trong nứơc có tỉ lệ nợ cao -  Chính sách đồng thuận Washington Đây là chính sách mà trong cuộc khủng hoảng, IMF đã bắt các nước thực hiện theo. Trong chính sách này, chúng tôi đề cập đến những vấn đề sau : 10
  12. Tự do hóa thị trường tài chính nhanh - Tự do hóa tài khoản vốn - Vai trò tối thiểu của chính phủ. Chính phủ không định hướng cho sự phát triển - của tương lai - Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt - Lãi suất cao Theo Stiglitz, chính những điều này đã làm cuộc khủng hoảng ở Đông Á sâu hơn và nặng nề hơn. Bởi đây là phương thuốc mà IMF đã áp dụng cho khu vực này, thế nhưng đó lại là phương thuốc sai lầm. Trong phần này, chúng tôi sẽ lý giải những ảnh hưởng của chính sách đồng thuận Washington đến tình trạng khủng hoảng ở Đông Á. 4.1 Những ảnh hưởng của chính sách đồng thuận Washington đến cuộc khủng hoảng Đông Á Trước hết, phải nói rằng những điều trong chính sach đồng thuận Washington nêu ra, đã tỏ ra rất hữu hiệu khi giải quyết cuộc khủng hoảng của một số nứơc Mỹ Latin. Thế nhưng vấn đề ở đây là tình hình ở các nước Mỹ Lantin lại trái ngược với Đông Á, còn IMF lại có quan điểm “One size fits all” miễn nhiên đem áp dụng chính sách này để giải quyết cơn khủng hoảng tại Đông Á. 4.1.1 Chính sách tài khóa thắt chặt :  Trong khi Đông Á đang thiếu cầu, lẽ ra nên sử dụng chính sách kích thích tổng cầu, tức là sử dụng chính sách tiền tệ hoặc bằng chính sách tài khóa – tức là cắt giảm thuế, tăng chi tiêu hoặc nới lòng chính sách tiền tệ, IMF lại sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt.  Quan điểm của IMF là khi khủng hoảng, thì thuế thu được sẽ giảm, vì vậy chính phủ phải cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, tuy nhiên điều này sẽ làm cho khủng hoảng sâu thêm . Mục tiêu của họ là làm cho ngân sách cân bằng. Như vậy thực trạng tại Đông Á và giải pháp của IMF dành cho khu vực này là ngược nhau hoàn tòan.  Chính sách thắt lưng buộc bụng dẫn đến hệ quả là chính sách “tự hại mình” Tuy nhiên trong cuộc khủng hoảng này IMF còn đưa ra chính sách tồi tệ hơn. Khi suy thóai, các nước nên giảm thâm hụt thương mại. Tuy nhiên điều này chỉ diễn ra logic khi mục tiêu chủ yếu trong chính sách kinh tế vĩ mô của nước đó là để trả các khoản vay nước ngòai. Trên thực tế, khi một nước hạn chế nhập khẩu nghĩa là quốc gia kia sẽ hạn chế xuất khẩu. Hiện tượng này diễn ra ảnh hưởng đồng loạt đến nhiều nước và điều tất yếu là giá nguyên liệu đầu vào và sơ chế giảm. Mặt khác các nước ở Đông Á là quốc gia chuyên xuất khẩu các lĩnh vực này, như vậy các quốc gia sử dụng chính sách kinh tế thay vì cứu vãn nền kinh tế lại đâm ra hại chính mình. 4.1.2 Việc giữ lãi suất cao 11
  13.  Lãi suất cao sẽ làm cho dòng vốn chảy vào trong nước và các nguồn vốn này sẽ giúp hỗ trợ bảo vệ tỷ giá và ổn định tiền tệ.  Thế nhưng đây là phương thuốc sai cho Đông Á. Trong khi các quốc gia ở khu vực này có tỉ lệ doanh nghiệp nợ cao, việc tăng lãi suất sẽ làm dẫn đến nguy cơ phá sản cao. Như vậy khi các doanh nghiệp bị phá sản, tổng cầu sẽ giảm, điều này khiến khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn  Trên thực tế, việc lãi suất cao cũng không thuyết phục các nhà đầu tư đổ tiền vào quốc gia có nền kinh tế đang hỗn loạn.  Như vậy IMF đã làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không liên quan đến cuộc khủng hoảng đã bị ảnh hưởng từ khủng hoảng. 1 Nói tóm lại, về cơ bản chính sách của IMF áp dụng cho Đông Á là hòan tòan không phù hợp Mỹ Lain Đông Á Nền kinh tế của Mỹ latin có lạm phát cao. Vì Đông Á đang thiếu cầu, thế nhưng thay vì tăng vậy cần cắt giảm cầu dư thừa, nên thắt chặt tài cầu lại thực hiện tăng cung bằng cách tự do khóa là hợp lý. hóa thị trường vốn làm cho tình hình trở nên tồi tệ. Bên cạnh đó thay vì sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng lại dùng chính sách tiền tệ thắt chặt Doanh nghiệp có tỉ lệ thấp, vì vậy chính sách Doanh nghiệp nợ nhiều, mặt khác lãi suất lại lãi suất cao tuy gây thiệt hại nhưng nền kinh tế, áp dụng cao điều này gây phá sản hàng loạt nhìn chung vẫn có thể chịu đựng được cho các doanh nghiệp Tuy nhiên trên thực tế, dẫu rằng các chính sách của IMF đã giúp cho các quốc gia châu Mỹ Lantin thoát khỏi tình trang khủng hoảng, thế nhưng việc khôi phục nền kinh tế trở về như ban đầu là hết sức chậm chạp. Cụ thể là ở Mexico, khi khủng hoảng kết thúc vào năm 1995, thế nhưng đến 5 năm sau đó, công nhân ở quốc gia này phải cố gắng để đạt được mức thu nhập mà họ đã có trước đây. Như vậy có thể nói dẫu cho chính sách của IMF có thành công, thì chính sách này cũng chỉ chú ý đến các biến số tài chính, chứ không tập trung vào tiền lương thực tế, thất nghiệp, GDP hay phúc lợi. 4.2.3 Tự do hóa tài khỏan vốn  Đây là nguyên nhân đem lại sự khủng hoảng, ngay cả những nước có ngân hàng mạnh, thị trường cổ phiếu trưởng thành và những thế chế khác.  Không thể chống chọi lại với những thay đổi bất ngờ trong tâm lý các nhà đầu tư, tâm lý đảo ngược dòng đầu tư khổng lồ thành một cụộc tháo chạy vốn 2. Điều này 1 Ước chừng có 75% doanh nghiệp ở Thái Lan lâm vào khó khăn và 50% nợ ngân hàng trở thành nợ xấu. 2 Trong trường hợp của Thái Lan là 7,9%GDP năm 1997, 12,3%GDP năm 1998 12
  14. sẽ gây khủng hoảng lớn trong vấn nghề nghiệp trong khi các nứơc này đã không xây dựng chương trình bảo hiểm thất nghiệp. Thậm chí ngay cả Mỹ cũng không thể xây dựng đầy đủ chương trình bảo hiểm thất nghiệp cho Nông nghiệp, trong khi các nước Đông Á thì nông nghiệp là khu vực rộng lớn nhất. 4.2.4 Tự do hóa thị trường tài chính  Trong khi các nước Đông Á cần rất ít viện trợ tài chính từ bên ngòai. IMF lại khuyến khích các nước này tự do hóa thị trường với lý do nếu làm vậy thì nguồn vốn đầu tư sẽ đa dạng hơn. Thế nhưng điều này sẽ làm nguồn vốn chảy ra khi kinh tế khủng hoảng dù đang cần đến nó nhất và chảy vào khi kinh thế bùng nổ hệ quả là làm tăng thế áp lực lạm phát.  Thái Lan hiểu rằng cho vay đầu cơ bất động sản là nguồn gốc cơ bản của bất ổn kinh tế, vì kiểu cho vay này dễ dẫn đến bong bóng đần tư, vì vậy Thái Lan đã áp đặt chính sách hạn chế nghiêm ngặt trong việc cho vay đầu cơ bất động sản của ngân hàng. Thế nhưng IMF cho rằng những áp dụng trên sẽ ảnh hưởng đến việc phân phối nguồn lực của thị trường. Và IMF đã làm cho Thái Lan trong khi mong muốn chi tiền cho đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục thì IMF đã làm hàng tỉ đồng bỏ phí vào thị trường bất động sản thương mại 4.2 Chính sách cơ tài chính Bên cạnh đồng thuận Washington, chính sách cơ cấu vốn là chính sách đã góp phần làm cho sự suy thóai trở nên sâu hơn. Nhìn vào những gì đã diễn ra ở Thái Lan, không ai không tự hỏi tại sao ngân hàng lớn nhất của Thái Lan lại sụp đổ. Như ta đã biết, các ngân hàng tại Đông Á gặp vấn đề khi các khoản nợ của họ trở thành nợ xấu. Vì vậy IMF đã đề khi tiến hành phân các ngân hàng làm 3 loại: những ngân hàng thực sự ốm yếu cần phải đóng cửa ngay lập tức, những ngân hàng ốm yếu có thể cứu chữa được và những ngân hàng hòan tòan khỏe mạnh. Để chứng minh là một ngân hàng khỏe mạnh, ngân hàng cần phải đáp ứng được tỉ lệ nhất định giữa vốn chủ sở hữu và dư nợ tín dụng cùng các tài sản khác. Các ngân hàng hoặc phải đáp ứng được tiêu chuẩn vốn tối thiểu, hoặc tuyên bố phá sản. Có 2 cách để ngân hàng đảm bảo được tiêu chuẩn vốn đó là: thu hút thêm vốn hoặc giảm dư nợ cho vay. Tuy nhiên với tình hình khó khăn nghiêm trọng thì việc huy động thêm vốn là điều không thể (như đã nói ở phần tự do hóa nguồn vốn), như vậy giải pháp còn lại của các ngân hàng là hạn chế cho vay. Không cần phải nói thêm, cũng có thể biết được hệ quả của việc hạn chế cho vay là nghiêm trọng đến mức nào. Một khi doanh nghiệp không thể vay vốn được, thậm chí việc duy trì sản xuất cũng trở nên khó khăn. Vì vậy họ không thể mở rộng sản xuất, điều tất yếu dẫn đến là doanh thu xuấ khẩu không thể tăng nhanh lên được, vì vậy mục tiêu tăng xuất khẩu hạn chế nhập khẩu của chính phủ cũng bị phá sản. 5. Lối thóat của các nước trong cơn khủng hoảng Nhìn chung, lối thóat của các quốc gia trong cơn khủng hoảng là đi ngược lại những gì IMF nói hoặc thực hiện đúng bài thuốc của IMF. Và bao gồm một số giải pháp sau : 13
  15. 5.1 Thái Lan  Chính phủ cố gắng phân tán rủi ro bằng việc quy định về cho vay như:  Hạn mức cho vay đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có,  Các khoản nợ ngoài bảng tổng kết tài sản hạn chế dưới 50% tổng số vốn,  Các ngân hàng không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phiếu, giấy chứng nhận nợ của một công ty,  Tỷ lệ dự trữ thanh khoản theo quy định là 7% trong đó 2% tiền gởi tại Ngân hàng trung ương, tối đa không quá 2,5% tiền mặt, còn lại dưới dạng chứng khoán.  Ngân hàng phải thực hiện lập 100% dự phòng đối với những tài sản có xếp loại đáng nghi ngờ  Buộc các ngân hàng bị đóng cửa phải tăng vốn điều lệ lên 15% tổng vốn thì mới có thể tiếp tục hoạt động. Có thể nói, tòan bộ giải pháp mà chính phủ Thái Lan đưa ra hòan tòan trung khớp với gói giải pháp mà IMF quy định. Cuối cùng thì quốc gia này cũng thoát ra khỏi khủng hoảng thế nhưng mãi đến 3 năm sau đó, nước này vẫn tiếp tục rơi vào trạng thái suy thóai, với GDP thấp hơn 2,3% so với trước khủng hoảng. Tái cơ cấu doanh nghiệp vẫn đang diễn ra nhưng chỉ được rất ít và gần như là 40% nợ xấu. Ngược lại, chúng ta hãy nhìn sang những quốc gia thực hiện ngược lại gói giải pháp mà IMF đã đưa ra . 5.2 Hàn Quốc, Malaysia Các quốc gia này đều có chung giải phát là thực hiện cố định đồng nội tệ, tránh tình trạng đồng nội tệ bị rớt giá  Cụ thể, tại Malaysia, chính phủ nước này đã cố định đồng Ringgit ở mức 3,8 (Ringgit/ USD)  Giảm lãi suất là việc làm mà cả 3 nhóm nước trên đều thực hiện. Có thể nói mặt trái của việc giảm lãi suất không thể thu hút các nhà đầu tư vào trong nước. Thế nhưng việc làm này đã tỏ ra hiệu quả với mục đích kiềm chế lạm phát, ngăn cản hoạt động đầu cơ, và giúp cho ít công ty bị phá sản hơn. Cho đến ngày na y, giải pháp này cũng được FED áp dụng khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra gần đây. s  Thu hồi vốn về nước. Để bù đắp những thiếu hụt trong nguồn vốn, chính phủ Malaysia đã đưa ra quyết định thu hồi nguồn vốn từ nước ngòai. Điều này có thể tạo ra sự mất lòng tin trong các quốc gia khác. Thế nhưng hành động đó đảm bảo cho sự ổn định nguồn vốn của chính phủ.  Các quốc gia tránh lại hành vi rút vốn ào ạt của các nhà đầu tư phương Tây bằng cách kiểm sóat. Thế nhưng thay vì sử dụng pháp lệnh cấm các nhà đầu tư rút tiền về nước thì chính phủ Malaysia đã khôn khéo hơn khi sử dụng “thuế chuyển tiền” và mức thuế này được giảm từ từ. Công cụ này được sử dụng như công cụ kiểm soát vốn. Việc thực hiện những điều này đã làm cho lãi suất ở Malaysia được hạ thấp, nghĩa là ít doanh nghiệp bị phá sản hơn do đó số tiền công quỹ cần bỏ ra để giúp các doanh nghiệp thấp hơn. Điều này nghĩa là chính phủ ít bị phụ thuộc vào chính sách tài khóa và ít phải vay nợ từ bên ngòai hơn. 14
  16. 6. Bài học  Vai trò lãnh đạo kiên quyết trên cơ sở có đủ thông tin của Nhà nước Những kinh nghiệm phát triển thành công nhất, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đều dựa trên vai trò lãnh đạo quyết đoán của Nhà nước trên cơ sở có đủ thông tin. Lãnh đạo Nhà nước được cung cấp đầy đủ thông tin đáng tin cậy về những thách thức sắp nảy sinh trong quá trình phát triển, trong nhiều trường hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng để định hướng chiến lược, tận dụng lợi thế so sánh, nắm bắt những cơ hội mới, và trong một số trường hợp còn ngăn chặn được khủng hoảng.  Hành lang pháp lý hoàn chỉnh điều tiết hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tài chính Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn để thực hiện thành công quá trình CNH - HĐH, Chính phủ nên sớm có một khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nội địa như Singapore.  Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh Nâng cao năng lực tài chính và trình độ công nghệ cho hệ thống ngân hàng và các định chế - tài chính trong nước. Đa dạng các sản phẩm dịch vụ, các hình thức huy động vốn nhằm khai thông vốn trong nước, - thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa. Nhà nước hỗ trợ các NHTM nâng cao chất lượng tín dụng, kìm chế sự bùng nổ cho vay, cho - vay quá nhiều khiến khó kiểm soát được chất lượng tín dụng hoặc đẩy mạnh tín dụng phát triển kinh tế theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ tổn thương của hệ thống ngân hàng. Nếu phân tích cho kỹ thì đầu mối sự sụp đổ của cơn sốt nhà đất có thể thấy được từ chỗ "khả - năng trả nợ" của người dân đã lên đến một giới hạn cực kỳ nguy hiểm. Một tỷ số cực kỳ quan trọng mà rất ít ai quan tâm đến là cái tỷ lệ giữa số tiền mà một gia đình trung lưu phải trả mỗi tháng để vay nợ mua nhà, trên số tiền lương (sau khi trừ thuế) mang về mỗi tháng. Thông thường thì tỷ số này nên ở vào khoảng một phần ba, tức là trong tổng số tiền lương mang về nhà mỗi tháng, mỗi gia đình chỉ nên dành ra khoảng 33% để trả nợ mua nhà. Ở Nhật Bản, khi giá nhà đất vọt lên tận mây xanh, trước khi nền kinh tế Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng từ gần 10 năm qua, tỷ số này có lúc đã lên quá 100%! Người Nhật lúc bấy giờ tính 15
  17. ra trung bình phải mất tới 90 năm mới trả xong nợ mua nhà, hay nói nôm na là phải làm việc ba đời mới tậu được một ngôi nhà. Riêng ở Singapore, cách đây hơn một năm, có một số liệu cho biết, người Singapore trung bình tiêu 92% số lương vào cái nhà và chiếc xe hơi của họ. Như vậy vấn đề năm ở đây là ngân hàng cần phải có những chính sách kiểm soát vốn chặt chẽ. Theo kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc … nên thành lập ngân hàng - xuất nhập khẩu tài trợ những ngành nghề then chốt trọng điểm hướng đến xuất khẩu và đổi mới công nghệ.  Cần có lộ trình cụ thể cho việc tự do hóa tài khoản vốn Trước tình trạng các định chế tài chính trong nước còn yếu kém, nhất là khi hệ thống ngân - hàng chưa đủ khả năng phân phối tín dụng một cách hữu hiệu, việc tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn là rất nguy hiểm. Dòng vốn tư bản ngắn hạn ồ ạt gây hiện tượng “thừa vốn”, dẫn đến tình trạng lãng phí, hâm - nóng thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và sự đảo ngược dòng vốn này gây ra bất ổn trong thị trường tài chính. Do vậy, phải tự do tài khoản vốn theo lộ trình cụ thể, trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ với - các định chế tài chính trên thế giới và trong khu vực.  Công tác quản lý chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý là hết sức cần thiết cho sự nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững Xây dựng mội trường kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý để khuyến khích tích lũy và đầu tư. Những kinh nghiệm thành công nhất về phát triển ở Đông Á là nhờ các yếu tố như: mức độ thâm hụt ngân sách thấp, tốc độ tăng trưởng tiền tệ và tín dụng hợp lý, tỷ lệ lạm phát tương đối thấp và các khoản nợ của khu vực công tăng ở mức độ hạn chế.  Phát triển dựa vào nguồn tích lũy trong nước là chính và hạn chế đến mức tối thiểu sự lệ thuộc vào vay vốn nước ngoài Những nước công nghiệp mới thành công nhất đều duy trì được tỷ lệ tích lũy trên 30% GNP. Những nước ít bị ảnh hưởng nhất bởi cuộc khủng hoảng là những nước đã chủ yếu sử dụng nguồn tích lũy trong nước phục vụ cho mục đích phát triển và tránh lệ thuộc quá nhiều vào vay nợ nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore. 16
  18.  Chú trọng phát triển con người là nền tảng phát triển cao và bền vững ở hầu hết các nước Đông Á thành công  Sự lãnh đạo của Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân cũng như tăng trưởng dựa vào khu vực tư nhân là cần thiết cho sự nghiệp phát triển và xóa đói giảm nghèo bền vững.  Bên cạnh đó là kiểm sóat hoạt động đầu tư từ nước ngoài. Như Phó thủ tường đương thời Lý Hiển Long, ngày 30/7/1998 đã tỏ ý tiếc là chính phủ đã không rat ay sớm hơn khi một nền kinh tế đã dựa vào bất động sản để làm thế mạnh thì không chóng thì chầy sẽ phải trả giá đắt. Như vậy quốc gia cần phải mở thêm nhiều kênh đầu tư linh hoạt hơn.  Duy trì tỷ giá hối đoái ở mức cạnh tranh là một vấn đề căn bản để khuyến khích xuất khẩu, giảm mức độ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu, cũng như đảm bảo việc lập kế hoạch tài chính hợp lý và hạn chế tình trạng vay vốn nước ngoài với những đồng ngoại tệ bị mất giá. Tỷ giá hối đoái ở mức cạnh tranh cũng là một phương tiện bảo hộ trung tính và có hiệu quả kinh tế cao hơn để tránh tình trạng nhập khẩu quá nhiều. 7. Tài liệu tham khảo 1. “Globalization and its discontents” – Joseph E.Stiglits, 2002. 2. “Tương lai vàng châu Á” – Marc Facber, 2002. 3. ( cập nhật thêm ) 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0