intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề Tài: Kinh tế thị trường nền tảng và sự đổi mới phát triển ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hoàng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

168
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua gần 30 năm đổi mới,thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong việc hiện thực hoá đường lối đó, chúng ta đã đạt dược những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng. Nền dân chủ XHCN với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định trên những đường nét cơ bản. Nền văn hoá tiên tiến,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề Tài: Kinh tế thị trường nền tảng và sự đổi mới phát triển ở Việt Nam

  1. Bài Luận ĐỀ TÀI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NỀN TẢNG CỦA ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM 1
  2. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NỀN TẢNG CỦA ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM Q ua gần 30 năm đổi mới,thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong việc hiện thực hoá đường lối đó, chúng ta đã đạt dược những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng. Nền dân chủ XHCN với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định trên những đường nét cơ bản. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự thống nhất trong đa dạng đã hình thành. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ngày càng được củng cố, thực sự trở thành một động lực quan trọng của đổi mới đất nước. Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân với lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại ngày càng đủ mạnh để bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống yên lành của nhân dân.Nền ngoại giao độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá với tinh thần Việt Nam sắn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, không ngừng mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế đã phát huy vai trò to lớn của mình trong đổi mới đất nước. Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh, đủ sức gánh vác được sứ mệnh lịch sử mà dân tộc ta giao phó. Những thành tựu đó đã làm cho sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng lên nhiều, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là không thể phủ nhận đối với sự phát triển của đất nước. Nhưng phải kể đến vai trò quyết định của đường lối đổi mới mà nồng cốt là đổi mới kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Vậy vai trò của kinh tế thị trường cụ thể như thế nào hãy cùng chúng tôi khám phá bằng đề tài: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NỀN TẢNG CỦA ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM I. ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM LÀ GÌ? 1. KHÁI NIỆM Những tiền đề trước đổi mới Kinh tế tri thức Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong sự nảy sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong ngành kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Đó là những ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và cả những nghành công nghệ truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng công nghệ cao. 2
  3. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD ) đưa ra khái niệm năm 1995: “*Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống”. * Kinh tế tri thức còn được hiểu là một loại môi trường kinh tế-kỹ thuật, văn hóa-xã hội mới, có những đặc tính phù hợp và tạo thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Trong môi trường đó, tri thức sẽ tất yếu trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội. Theo cách hiểu này, cốt lõi của việc phát triển một nền kinh tế tri thức không phải chỉ đơn thuần là việc phát triển khoa học-công nghệ cao mà là việc phát triển một nền văn hóa đổi mới, sáng tạo để đem lại những thuận lợi cho việc sản xuất, khai thác và sử dụng mọi loại tri thức, mọi loại hiểu biết của nhân loại. Hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.[1] Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.[3] Trong các giáo trình nhập môn về kinh tế học quốc tê, hội nhập kinh tế thường được cho là có sáu cấp độ: khu vực hiệp định thương mại ưu đãi, khu vực/hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện. Tuy nhiên trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn. Hội nhập kinh tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy mô toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang hướng tới. Kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Đặc điểm: Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ 3
  4. chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải. Trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, cũng như không có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (trừ nền kinh tế Bắc Triều Tiên). Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố thị trường nhiều hay ít. Ưu điểm: + Kinh tế thị trường tạo cơ hội cho mọi người sáng tạo, luôn tìm cách để cải tiến lối làm việc và rút ra những bài học kinh ngiệm để phát triển không ngừng. + Kinh tế thị trường tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển chọn, sử dụng người quản lí kinh doanh năng động, có hiệu quả và đào thải những nhà quản lí kém hiệu quả. + Kinh tế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh tự do, dân chủ, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Nhược điểm: + Kinh tế thị trường chú trọng những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến nhu cầu cơ bản của xã hội . +Kinh tế thị trường đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “hàng hóa công cộng” (đường sá, các công trình văn hóa, y tế, giáo dục vv…) +Trong kinh tế thị trường có sự phân bieetj giàu nghèo rõ rệt: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội Trong lịch sử có nhiều chiều hướng nhận thức khác nhau về kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa Những người theo chủ nghĩa Stalin (không nhầm lẫn với chủ nghĩa Marx nguyên bản) nhiều lần nhấn mạnh rằng cơ chế thị trường là một cơ chế hoạt động kém, cần phải được thay bằng cơ chế kế hoạch hóa có ý thức Oscar Lange đã phác họa một nền kinh tế mà các công ty sở hữu công cộng có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình hoặc hoạt động theo công thức tối ưu hóa gần như thế. Cơ quan kế hoạch trung ương cố gắng thiết lập các giá cả cân bằng và làm trong sạch thị trường bằng cách mô phỏng cơ chế thị trường: khi thấy nhu cầu tăng, nó tăng giá lên và khi thấy nhu cầu giảm, nó giảm giá xuống. Ông khẳng định rằng một hệ thống như vậy có khả năng cân bằng giữa cung và cầu Tuy nhiên, Friedrich von Hayek đã bác bỏ tư tưởng trên của Lange bằng lập luận: vấn đề lớn thực sự của chủ nghĩa xã hội không phải là việc liệu nó có thiết lập được giá cả cân bằng hay không mà là vấn đề có những động cơ khuyến khích gì để thu thập và áp dụng nhanh chóng những thông tin nhất thiết là tản mạn, lẫn lộn ở nhiều chỗ khác nhau. Những thông tin tản mạn đó được Hayek gọi là tri thức riêng phần, những tri thức được sở hữu và chỉ được sử dụng tốt nhất bởi mỗi cá nhân Trong bài luận "Sử dụng tri thức trong xã hội" (The Use of Knowledge in Society) đăng trên chuyên san American Economic Review năm 1945, Hayek cho 4
  5. thấy rằng kế hoạch hóa kinh tế tỏ ra kém hiệu quả hơn so với tự do hóa kinh tế bởi vì kế hoạch hóa không thể giải được bài toán của hệ thống giá cả là một hệ thống tự phát giúp con người truyền tải tri thức cần thiết từ người này sang người khác để phối hợp với kế hoạch cá nhân riêng rẽ. Chính vì thế, Hayek chủ trương rằng cần phải để nền kinh tế hoạt động tự do trên nguyên tắc của cơ chế thị trường. Kinh tế thị trường và học thuyết xã hội chủ nghĩa Không nên lầm tưởng kinh tế thị trường chỉ gắn liền với chủ nghĩa tư bản, còn chủ nghĩa xã hội thì không. Quan niệm này xuất phát từ mô hình kinh tế bao cấp của Liên Xô và Đông Âu trước kia. Thực ra, theo lý luận của Lenin thì chủ nghĩa xã hội là bước chuyển giữa chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Trong đó mô hình kinh tế là hỗn hợp, đan xen giữa kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể với kinh tế tư bản tư nhân. Theo đó, Lenin đã đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP), theo đó nhà nước cho phép một số thị trường được tồn tại, các ngành công nghiệp nhà nước đó sẽ hoàn toàn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Sau khi Lenin mất, Stalin đã xóa bỏ NEP và xây dựng mô hình kinh tế bao cấp, khiến nhiều người lầm tưởng chủ nghĩa xã hội chỉ gắn liền với kinh tế bao cấp. Những lý luận đầu tiên về chủ nghĩa xã hội thị trường được nhà kinh tế Enrico Barone người Ý nêu ra vào năm 1908 trong tác phẩm "Il Ministro della Produzione nello Stato Collettivista", tạp chi Giornale degli Economisti, số 2, tháng Chín-Mười, trang 267-293. Barone đã đưa ra một mô hình toán về một nền kinh tế tập thể, theo đó các quan hệ tiền tệ hàng hóa trong nền kinh tế đều có thể tính toán được và từ đó có thể điều chỉnh để sao cho phúc lợi tập thể đạt mức tối ưu. Năm 1929, Fred Manville Taylor người Mỹ trong công trình "The Guidance of Production in a Socialist State," tạp chí American Economic Review, số 19(1), trang 1-8, đã nêu ra những điều kiện để nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thể, về mặt lý thuyết, đạt được hiệu quả trong phân phối nguồn lực. Trên cơ sở mô hình của Barone, vào năm 1936 nhà kinh tế người Ba Lan Oskar Ryszard Lange đã công bố cuốn sách của mình mang tên Lý thuyết kinh tế về chủ nghĩa xã hội trong đó ông kết hợp kinh tế học Marxist với kinh tế học tân cổ điển. Lange ủng hộ việc sử dụng các công cụ thị trường (giá cả) và đồng thời ủng hộ việc kế hoạch hóa. Lange cho rằng các nhà làm kế hoạch có thể tính toán và đặt ra các mức giá và chờ đợi phản ứng của thị trường để điều chỉnh cho phù hợp. Như vậy nền kinh tế sẽ có hiệu quả cao hơn thay vì để cho thị trường quyết định hoàn toàn. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy Chủ nghĩa xã hội kết hợp với yếu tố thị trường còn được gọi là Con đường thứ ba (để phân biệt với hai con đường khác là kinh tế thị trường tự do (hay kinh tế tư bản chủ nghĩa) và kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã rời bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Các nước tư bản phát triển như Mĩ, Anh, Đức, Pháp và Nhật trong thế kỉ 20 cũng điều chỉnh mô hình kinh tế theo hướng tăng cường sự can thiệp của bộ máy nhà nước (kinh tế hỗn hợp). Chủ 5
  6. nghĩa xã hội thị trường là đường lối phát triển kinh tế chủ đạo của một số nước phát triển nhất thế giới tại Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch... Các quan điểm về Đổi Mới kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu trên các kinh nghiệm cải cách của các nước Đông Âu và Trung Quốc. VẬY ĐỔI MỚI THEO QUAN ĐIỂM Ở VIỆT NAM LÀ Đổi Mới là một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986 [1]. Đổi Mới về kinh tế được thực hiện trước tiên. Trong những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện Đổi Mới trên các mặt khác: xã hội, chính trị, tư duy, cơ chế, văn hóa…Tuy nhiên chính trị không có những thay đổi nhiều so với Kinh tế. Đổi Mới ở Việt Nam tương tự chính sách kinh tế mới của Liên Xô giai đoạn Lenin lãnh đạo (1921-1924), Cải Cách Khai Phóng ở Trung Quốc và Đổi Mới ở Lào. 2. LỊCH SỬ ĐỔI MỚI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI a. Ở TRUNG QUỐC Ngày 18/12/1978, nhà lãnh đạo thiên tài Đặng Tiểu Bình cùng Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã có một quyết định làm thay đổi vận mệnh của cả dân tộc: Cải cách và mở cửa nền kinh tế. Ở thời điểm đó, giữa các quốc gia thuộc hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa thế giới, Trung Quốc là nước đi đầu trong việc tháo gỡ cơ chế cũ, bứt phá thận trọng nhưng sáng tạo và mạnh bạo nhằm xây dựng một nền kinh tế mới. Đặng Tiểu Bình là người đầu tiên đề xuất Trung Quốc nên tiến hành cải cách, thừa nhận chính sách mở cửa và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế. Trong khi còn khoảng 80% dân số Trung Quốc sống ở vùng nông thôn, ông chỉ ra rằng cải cách nên tiến hành ở nông thôn, trước khi tiến hành ở các thành phố. Công cuộc cải cách các khu đô thị thường phức tạp hơn ở vùng nông thôn, ông khuyến khích nên khám phá các tiềm năng này một cách táo bạo nhưng cũng bằng sự quan tâm và cẩn trọng. Theo đề xuất của ông, 4 đặc khu kinh tế đã được hình thành và 14 thành phố duyên hải mở cửa với thế giới. Thâm Quyến được chọn làm nơi thử nghiệm các chính sách tự do hóa kinh tế của Trung Quốc. Gần 30 năm sau, nơi từng là làng chài 30.000 dân giáp với Hong Kong này đã biến thành một trung tâm kinh tế 12 triệu người. Trên cơ sở bình đẳng đôi bên cùng có lợi, ông tuyên bố Trung Quốc nên mở rộng hợp tác kinh tế với các nước bên ngoài, thu hút vốn, giới thiệu các kỹ thuật và kỹ năng quản lý tiên tiến của họ để thúc đẩy việc phát triển kinh tế riêng của mình. Các thành phần tư nhân nên được phát triển như là một phần phụ trợ cho các thành phần xã hội vốn dĩ sẽ chiếm ưu thế trong nền kinh tế Trung Quốc. Ông cũng cho rằng một số khu vực và một số người được phép làm giàu, sau đó những người khác 6
  7. sẽ theo gương họ. Sự phát triển của Trung Quốc trong 30 năm qua đã chứng minh chính sách cải cách và mở cửa của Đặng Tiểu Bình là hoàn toàn đúng đắn. Những thành tựu đã đạt được Bước ngoặt đầu tiên phải kể đến đó là việc công nhận trang trại tư nhân quy mô nhỏ, từ bỏ chính sách công xã trong nông nghiệp và công nghiệp thời Mao Trạch Đông. Nhiều đặc khu kinh tế được mở ra như Thâm Quyến, Hạ Môn, Chu Hải để thu hút đầu tư nước ngoài, với lực lượng lao động là nông dân thất nghiệp. Kinh tế Trung Quốc kể từ đó đã tăng trưởng mạnh và vươn lên hàng thứ tư thế giới, sau Mỹ, Nhật Bản và Đức. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người năm 1985 là 293 USD và sau hơn 20 năm tăng lên gần 10 lần 2.025 USD. Cải cách kinh tế giúp cho Trung Quốc tăng trưởng ở mức đáng kinh ngạc, với mức tăng trung bình hàng năm là 9,8% trong giai đoạn 1978-2007. Năm 1978, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc ở mức 364,5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 52 tỷ USD). Đến năm 2007, con số này đã gấp 68 lần, lên 25.100 tỷ tệ (khoảng 3.540 tỷ USD). Theo dự báo đến năm 2025, Trung Quốc có khả năng vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Thậm chí, đến năm 2038, Trung Quốc có thể sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngoại thương cũng đạt được nhiều thành tựu. Năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc đạt 2.170 tỷ USD, tăng 107 lần so với mức 20,6 tỷ USD của năm 1978. Năm 2004, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 3 trong buôn bán trên thế giới. Lượng dự trữ ngoại tệ cũng theo đó ngày càng dồi dào. Với số tiền dự trữ ngoại tệ lớn, Trung Quốc có thể đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành kênh quan trọng nhất để Trung Quốc thu hút vốn. Năm 2007, FDI đạt 74,8 tỷ USD, tăng 81 lần so với năm 1983. Tính đến nay, Trung Quốc là nơi hấp dẫn FDI nhất trong số các quốc gia đang phát triển. Từ những thay đổi ngoạn mục trong nền kinh tế vĩ mô, cuộc sống của người dân Trung Quốc cũng theo đó mà thay da đổi thịt. Những vật dụng mà cách đây hơn 30 năm người dân không bao giờ nghĩ tới như là tivi tủ lạnh thì giờ đây nó hiện hữu ở hầu hết mọi gia đình Trung Quốc. Tầng lớp Trung lưu ở Trung Quốc cũng tăng lên đáng kể và rất nhiều người Trung Quốc có nhà riêng với đầy đủ tiện nghi hiện đại cùng với những chiếc ôtô sang trọng. Người dân Trung Quốc giờ đây không phải lo sợ vì không đủ ăn như trước đây nữa thay vào đó là nỗi lo vì… ăn quá nhiều. Những hạn chế Mặc dù cuộc cải cách này đem lại rất nhiều lợi ích cho mọi người nhưng không phải ai cũng nhận được sự những lợi ích bình đẳng như nhau. Sự thay đổi kỳ diệu của nền kinh tế Trung Quốc một phần được đóng góp bởi những người dân nhập cư. Họ là những người nông dân đã rời bỏ đất đai làng mạc để lên thành phố kiếm sống. Theo ước tính của chính phủ Trung Quốc thì số người dân nhập cư hiện 7
  8. nay vào khoảng 210 triệu người. Theo cảnh báo thì chỉ cần 10% trong số những người nhập cư này thất nghiệp thì nguy cơ bất ổn xã hội lẫn chính trị không biết đâu mà lường. Một hạn chế của cải cách kinh tế đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo rất rõ rệt. Khi nhà nước áp đặt đường hướng phát triển, cho phép một thành phần có ưu quyền đặc lợi được làm giàu trước thành phần khác, thì phân cách giàu nghèo càng ngày càng lớn. Trong vòng 12 năm, từ 1995 đến 2007, tiền thuế nhà nước thu vào nhân lên 6 lần. Trong khi thu nhập của người dân thành thị tăng có 1,6 lần và dân nông thôn tăng có 1,2 lần. Theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, hơn 100 triệu trong số 1,3 tỷ dân Trung Quốc sống ở mức dưới 1 USD/ngày. Con số này đã giảm so với mức 800 triệu người ba thập niên trước, nhưng số người sống ở mức 1-2 USD một ngày lại nhiều hơn. Trải qua 30 năm đổi mới, sức mạnh dân tộc của Trung Quốc tăng lên một mức rất lớn và nhân dân nước này đã nhận được những lợi ích rõ ràng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn không ít hạn chế và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã thúc giục người dân nước mình không được bằng lòng với những thành tựu đó và không ngừng tiến lên phía trước. b. Ở LIÊN XÔ (NGA) Trong cuộc nội chiến (1917-1921), Lenin thông qua Cộng sản thời chiến, bắt buộc giải tán các bất động sản ruộng đất và sự cưỡng ép tịch thu thặng dư nông nghiệp. Cuộc nổi loạn Kronstadt là dấu hiệu cho Cuộc chiến tranh chủ nghĩa cộng sản không được dân chúng ủng hộ ở vùng nông thôn: tháng Ba 1921, vào thời điểm cuối của cuộc nội chiến, các thuỷ thủ bị vỡ mộng, các nông dân ban đầu từng là những người ủng hộ tích cực của Bolshevik thời chính phủ lâm thời, nổi loạn chống chính quyền mới. Mặc dù Hồng quân, dưới sự chỉ huy của Leon Trotsky, vượt qua biển Baltic băng giá và nhanh chóng tiêu diệt cuộc nổi loạn nhưng dấu hiệu về sự bất mãn ngày càng lớn đã buộc chính quyền dưới sự lãnh đạo của Lenin phải tạo điều kiện thuận lợi cho một liên minh rộng lớn của tầng lớp lao động và nông dân (tám mươi phần trăm dân số), mặc dù các bè phái cánh tả trong đảng thích một chính quyền được đại diện và có lợi ích dành riêng cho giai cấp vô sản hơn. Chính sách kinh tế mới nổ ra Tháng Ba, Đảng cộng sản Nga tiến hành Đại hội X. Lenin tuyên bố chấm dứt chủ nghĩa cộng sản thời chiến và thành lập Chính sách kinh tế mới (NEP), theo đó nhà nước cho phép một số thị trường giới hạn được tồn tại. Công việc kinh doanh tư nhân nhỏ được cho phép và các hạn chế về hoạt động chính trị được nới lỏng một chút. 8
  9. Tuy nhiên, sự thay đổi to lớn nhất liên quan tới vấn đề thặng dư nông nghiệp. Thay vì trưng thu thặng dư nông nghiệp để nuôi dân thành phố (phần cốt yếu của Chiến tranh chủ nghĩa cộng sản), NEP cho phép nông dân bán sản lượng thặng dư của họ ra thị trường tự do. Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu của cái mà Lenin cho là “chỉ đạo tối cao” nền kinh tế: công nghiệp nặng như các lĩnh vực than, thép và luyện kim cùng với các thành phần ngân hàng và tài chính của nền kinh tế. Sự “chỉ đạo tối cao” đã sử dụng phần lớn công nhân trong các vùng đô thị. Theo chính sách NEP, các ngành công nghiệp nhà nước đó sẽ hoàn toàn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình. NEP của Xô viết (1921-29) hầu như là một giai đoạn “thị trường xã hội chủ nghĩa” tương tự như các cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình tại Trung Quốc sau năm 1978 theo đó dự tính trước một vai trò cho những nhà thầu tư nhân và các thị trường bị hạn chế dựa trên thương mại và giá cả hơn là hoàn toàn kế hoạch hoá tập trung. Một điều khá thú vị, trong cuộc gặp đầu tiên vào đầu những năm 1980 giữa Đặng Tiểu Bình và Armand Hammer, một nhà công nghiệp Mỹ và là nhà đầu tư lớn vào Liên bang sô viết của Lenin, Đặng đã cố tranh thủ được càng nhiều thông tin về NEP càng tốt. Trong giai đoạn NEP, sản lượng nông nghiệp không chỉ hồi phục ở mức đã đạt được trước cách mạng Bolshevik mà còn tăng trưởng mạnh. Việc phá bỏ các lãnh địa gần như phong kiến tại các vùng nông thôn ở thời Sa Hoàng trước đây cho phép nông dân có được sự khích lệ lớn nhất từ trước tới nay để tăng cao sản xuất. Khi đã có thể bán thặng dư của họ ra thị trường tự do, sự chi tiêu của nông dân tạo ra một sự bùng nổ trong các lĩnh vực sản xuất tại các vùng đô thị. Kết quả của NEP và sự xoá bỏ lãnh địa trong thời gian Đảng cộng sản củng cố quyền lực từ 1917-1921 là Liên bang sô viết trở thành nhà sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nông nghiệp phục hồi sau cuộc nội chiến nhanh hơn so với công nghiệp nặng. Các nhà máy bị hư hại nặng trong cuộc chiến và sự sụt giá tư bản có sản lượng kém hơn rất nhiều. Hơn nữa việc tổ chức các nhà máy vào các tờ rớt (trust) hay liên đoàn thuộc một lĩnh vực của nền kinh tế đóng góp nhiều vào việc làm mất cân bằng giữa cầu và cung đi liền với độc quyền. Vì thiếu sự thúc đẩy từ cạnh tranh thị trường, và với rất ít hoặc không có kiểm soát nhà nước về các chính sách bên trong của họ, các tờ rớt sẽ bán hàng với giá cao hơn. Việc công nghiệp phục hồi chậm càng đặt thêm các vấn đề cho giới nông dân, những người chiếm tám mươi phần trăm dân số. Bởi vì sản xuất nông nghiệp có năng suất cao hơn, vì vậy giá của hàng hoá công nghiệp cao hơn giá hàng hoá nông nghiệp. Hậu quả của nó là thứ mà Trotsky gọi là “khủng hoảng kéo” bởi vì hình dáng giống như cái kéo của biểu đồ biểu thị sự đi lên trong bảng chỉ số giá liên quan. Đơn giản là nông dân phải sản xuất thêm nhiều lúa gạo nữa để mua các hàng hoá tiêu thụ từ các vùng thành thị. Hậu quả, một số nông dân giấu thặng dư nông nghiệp vì đoán trước chúng sẽ tăng giá, điều đó góp phần làm dịu sự khan hiếm trong các thành phố. Tất nhiên điều đó là sự tích trữ đối với thái độ của thị trường, nó đã gây khó chịu cho nhiều cán bộ đảng cộng sản, nhưng người coi đó là việc bóc lột những người tiêu thụ tại các thành phố. Trong lúc ấy đảng tiến hành các bước suy diễn để bù đắp sự khủng hoảng, cố gắng hạ giá các mặt hàng sản xuất và ổn định lạm phát, bằng việc áp đặt giá được 9
  10. kiểm soát trên các mặt hàng công nghiệp chính và phá bỏ các tờ rớt nhằm tăng hiệu năng nền kinh tế. II. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM a. Giới thiệu chung Những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục và tăng cường công cuộc Đổi mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế. Tuy giành lại được độc lập từ ngày 2/9/1945, nhưng Việt Nam phải trải qua 30 năm kháng chiến, đến năm 1975 đất nước mới hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả chiến tranh quá nặng nề cùng với những thiếu sót, sai lầm trong chỉ đạo kinh tế, duy trì quá lâu cơ chế tập trung bao cấp nên đến năm 1985 kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12/1986 đã đưa ra đường lối Đổi mới trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm mà nội dung chủ yếu là xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó, tháng 6/1991, Đại hội VII của Đảng đã tiến hành đánh giá thành quả Đổi mới và tiếp tục thực hiện đường lối Đổi mới, đề ra chính sách đối ngoại phù hợp với xu thế lớn của thế giới là đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế để tạo thêm thế mạnh, tranh thủ thêm vốn và công nghệ cho phát triển kinh tế quốc dân. Những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội trong thời gian này đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và đặt nền móng cho giai đoạn phát triển mới. Đại hội lần thứ VIII (tháng 6/1996) khẳng định quyết tâm tiếp tục và phát triển hơn nữa đường lối Đổi mới kinh tế toàn diện, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiếp tục phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được, Đại hội Đảng lần thứ IX (tháng 4/2001) đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 nhằm xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp công việc nội bộ, cùng phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.” b. Các giai đoạn phát triển 1. Giai đoạn 1986-1990: Giai đoạn đầu đổi mới. Đây là giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới với việc chủ yếu là đổi mới cơ chế quản lý. Trong thời gian này đã ban hành nhiều nghị quyết và quyết định của Đảng và Chính phủ nhằm cải tiến quản lý kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách nông nghiệp... Tuy nhiên trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm này cơ chế cũ chưa mất đi, cơ chế mới chưa hình thành nên Đổi mới chưa có hiệu quả đáng kể. Trung bình trong 5 năm, tổng sản phẩm trong nước tăng 3,9%/năm. Vào những năm cuối của thập kỷ 80, tình hình bắt đầu biến chuyển rõ rệt. Riêng lĩnh vực 10
  11. nông nghiệp có sự tiến bộ đột biến. Năm 1988, Việt Nam đưa ra chế độ khoán nông nghiệp, giao đất cho nông dân, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế. Kết quả là nếu năm 1988 phải nhập 450 nghìn tấn lương thực thì năm 1989 trở thành nước xuất khẩu gạo gần 1 triệu tấn và năm 1990 thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới với 1,5 triệu tấn. Một số ngành công nghiệp then chốt như điện, thép cán, xi măng, dầu thô đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị xuất nhập khẩu bình quân tăng 28,0%/năm, tỷ lệ nhập siêu giảm nhanh. Nếu trong các năm 1976-1980 tỷ lệ giữa xuất và nhập là 1/4,0 thì những năm 1986-90 chỉ còn 1/1,8. Một thành công lớn là siêu lạm phát đã được kiềm chế và đẩy lùi (năm 1986 lạm phát là 774,7 %, thì năm 1987 là 223,1 %, 1989 là 34,7% và 1990 là 67,4 %). Tóm lại, thành công của Đổi mới trong các năm 1986-90 là sản xuất được phục hồi, kinh tế tăng trưởng, lạm phát bị đẩy lùi. Điều quan trọng hơn là đã chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới.Thành công này càng có ý nghĩa hơn bởi Đổi mới được thực hiện trước khi các nước Đông Ấu và Liên Xô cũ bị khủng hoảng toàn diện. 2. Giai đoạn 1991-1996: Đổi mới đạt kết quả quan trọng. Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1991 đã đưa ra chiến lược "Ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000" đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho kế hoạch 5 năm 1991-95. Khó khăn lớn lúc này là nền kinh tế vẫn bị bao vây, cấm vận trong bối cảnh các nước Đông Ấu và các nước thuộc Liên Xô (cũ) rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương của Việt Nam với khu vực này giảm sút đột ngột, năm 1991 chỉ bằng 15,1% năm 1990. Song, thuận lợi lúc này là Đổi mới đã phát huy tác dụng, các cơ sở kinh tế thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. 3. Giai đoạn từ 1996 đến nay: Tiếp tục tăng cường đổi mới. Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6/1996) đã đưa ra mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2020 đưa Việt Nam "trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh." Trong 2 năm 1996- 1997, nền kinh tế phát triển tốt, GDP bình quân đạt hơn 9%, cao hơn cả mức trung bình của 5 năm trước. Nhiều ngành sản xuất kinh doanh tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng kể. Giá trị sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp tăng bình quân 4,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 28,4%/năm, nhập khẩu tăng 20%/năm. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát, năm 1996 là 4,5% và năm 1997 là 4,3%. Vốn đầu tư phát triển tăng nhanh đạt khoảng 14- 15 tỷ USD, bằng 35% mức kế hoạch 5 năm 1996- 2000, trong đó vốn huy động trong nước chiếm 51% còn lại là vốn từ nước ngoài. Tuy nhiên, từ giữa năm 1997, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nền kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều 11
  12. khó khăn. Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục suy giảm: năm 1996 đạt 9,34%; năm 1997 đạt 8,15%; 1998 chỉ còn 5,83% và năm 1999 chỉ đạt 4,8%. Tốc độ tăng trưởng giảm sút thể hiện ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu: ngành công nghiệp- xây dựng đạt tốc độ tăng 13,5% năm 1996, đã giảm xuống 12,6% năm 1997, 10,3% năm 1998 và giảm mạnh xuống còn 7,7% năm 1999. Ngành dịch vụ đạt mức 8,9% năm 1996, giảm xuống còn 7,1% năm 1997, 4,2% năm 1998 và chỉ còn 2,3% năm 1999. Ngành nông nghiệp cũng có suy giảm: từ 4,4% năm 1996 xuống 4,3% năm 1997 và chỉ còn 2,7% năm 1998. Sang năm 1999, nông nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng 5,2%. Sự sút giảm cũng được bộc lộ nhiều trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Về ngoại thương, năm 1998 kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 0,9% so với năm 1997. Mặc dù năm 1999, xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 11,52 tỷ USD, tăng 23,1% so với năm 1998 nhưng thiếu vững chắc, tỷ lệ xuất khẩu nông sản, nguyên liệu thô còn cao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giảm sút nghiêm trọng. Năm 1999, chỉ có 298 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,548 tỷ USD. Chính phủ đã và đang nỗ lực điều chỉnh các chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài vì đây là một nguồn vốn quan trọng đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội (khu vực có FDI đóng góp gần 10% GDP, 21% xuất khẩu tạo ra hơn 300.000 việc làm). Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Công tác thu hút và giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ dần qua các năm. Từ năm 1993-1999 Việt Nam đã giải ngân được 6,3 tỷ USD, chiếm hơn 40% so với nguồn ODA đã được cam kết. Ngành du lịch cũng đạt được nhiều thành tựu với lượng khách du lịch nước ngoài ngày càng tăng, các dịch vụ của ngành cũng có chất lượng tốt hơn. Đặc biệt, lĩnh vực hợp tác lao động nước ngoài đã có nhiều tiến bộ, mở ra một hướng quan trọng góp phần tăng thu nhập ngoại tệ, giải quyết việc làm. Hiện Việt Nam có hơn 54.000 lao động ở ngoài nước, thị trường được mở rộng từ 15 nước năm 1995 lên 38 nước năm 1999. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội vẫn duy trì được đà phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh nhằm từng bước nâng cao công bằng xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Trong những năm qua, tình trạng nghèo khổ ở Việt Nam đã giảm đi đáng kể. Từ năm 1995-1998 đã giảm được 1 triệu hộ với khoảng 5 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Riêng năm 1999 đã giảm được 400.000 hộ đói nghèo, tạo việc làm mới cho 1,2 triệu lao động. Chính phủ đã và đang áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy kinh tế như ban hành và thực thi Luật Doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư, thông qua Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, cải cách tài chính, tiếp tục thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực... Tháng 4 năm 2001, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Phương hướng, Nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 nhằm đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng phát triển xã hội của đất nước. Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã đề ra mục tiêu tổng quát là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước 12
  13. công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” theo quan điểm phát triển gồm 5 nội dung chính: (i) phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; (ii) coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết; (iii) đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nguồn lực; (iv) gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; và (v) Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế- xã hội với quốc phòng - an ninh. Trên tinh thần đó, bản Phương hướng, Nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 đã xác định mục tiêu tổng quát là tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Cụ thể hoá mục tiêu đó, chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là đưa GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995. Để được như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2001-2005 phải đạt 7,5%, trong đó dự kiến nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2%. Về kinh tế đối ngoại, phấn đấu nâng tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm. Cơ cấu kinh tế trong GDP đến năm 2005 sẽ chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 20 - 21%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38 - 39%, và tỷ trọng các ngành dịch vụ 41 - 42%. Thực hiện đường lối chính sách đó, Việt Nam đã tập trung cải cách hành chính và tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, mở rộng hợp tác quốc tế, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, nhờ đó kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì được sức phát triển tương đối nhanh và ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP vẫn duy trì được xu hướng tăng dần, năm 2001 đạt 6,89% và 2002 đạt 7,05%, năm 2003 dự kiến đạt trên 7%. Công nghiệp là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng giá trị cao nhất, đạt trên 10% mỗi năm. 13
  14. Tốc độ tăng của lĩnh vực dịch vụ đạt xấp xỉ tốc độ tăng GDP, trong khi giá trị sản xuất nông nghiệp phục hồi trở lại với mức tăng trên 4% sau khi sụt giảm xuống mức gần 3% năm 2001 (do biến động giá sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới). Với mức tăng như vậy, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng đã định, năm 2002 tỷ trọng nông nghiệp còn khoảng 23%GDP, công nghiệp đạt cao nhất 38,6% và dịch vụ 35,5%. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới, tuy còn chậm nhưng đã từng bước nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hình thức đổi mới doanh nghiệp nhà nước cũng đã đa dạng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh tiến trình này. Thành phần kinh tế tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng mở rộng quy mô và ngành nghề. Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2000 tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng phát triển mạnh. Đến nay Việt Nam đã thu hút thêm được tổng số trên 40 tỷ USD vốn FDI (vốn đăng ký). Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng và tăng thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm trong nước. Kinh tế tập thể đang được tổ chức lại theo hướng hiệu quả hơn, giải quyết những tồn đọng vướng mắc nhằm đổi mới phương thức hợp tác giữa các hộ gia đình, các làng nghề... đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Hoạt động kinh tế đối ngoại cũng có bước phát triển ổn định. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng không ngừng tăng lên, năm 2001 đạt trên 15 tỷ USD xuất khẩu và trên 16 tỷ USD nhập khẩu, năm 2002 lần lượt là trên 16,5 tỷ và 19,3 tỷ USD. Đã hình thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm hàng công nghiệp nhẹ, hàng nông, lâm, hải sản và hàng điện tử. Tuy tỷ lệ nhập siêu vẫn còn cao và biến động nhưng ngoại thương Việt Nam đã đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động du lịch cũng có bước phát triển vượt bậc với khoảng 2 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm. Các ngành dịch vụ liên quan như khách sạn, hàng không... cũng có bước phát triển mới. Hệ thống tài chính tiền tệ cũng đang từng bước được cải thiện và nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Các ngân hàng hoạt động thông thoáng và ngày càng có nhiều dịch vụ hơn, đặc biệt là phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử. Tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể. Nhìn chung, trong hơn 15 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực tiễn đã cho thấy công cuộc Đổi mới của Việt Nam phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện cụ thể trong nước. Những thành công của Đổi mới đã đã thực sự làm thay đổi bộ mặt của đất nước theo hướng tích cực, tạo được nhiều tiền đề vật chất để tiếp tục tăng cường đổi mới trong thời gian tới. Những năm đầu thế ký 21, kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển khá tốt, tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng vững vàng hơn. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang tiếp tục tăng cường công cuộc Đổi mới với trọng tâm là cải cách kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước khác trong khu vực. Trên cơ sở những thành tựu kinh tế đã đạt được và những bài học rút ra trong thực tiễn tiến hành Đổi mới, Việt Nam đã và đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình này, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá, thay đổi nhanh cơ cấu kinh 14
  15. tế, tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế. III. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ a. Nhận xét chung Những thành tựu thu được từ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng hơn 20 năm qua cho phép chúng ta rút ra một số kết luận sau đây: Một là, đường lối đổi mới kinh tế đề ra trong từng thời kỳ là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp quy luật khách quan và đáp ứng được lòng mong muốn của nhân dân ta, đã đem lại kết quả đáng khích lệ và tạo khả năng cho nền kinh tế phát triển tốt hơn trong những năm tới. Hai là, trong quá trình đổi mới kinh tế, Đảng ta đã trân trọng và lắng nghe ý kiến, sáng kiến và cách làm sáng tạo của quần chúng nhân dân, biết dựa vào dân, biết chắt lọc ý kiến đóng góp, tổng kết khái quát, nên đã có những quyết sách đúng, những chủ trương phù hợp, kịp thời, nhất là vào những thời điểm khó khăn có tính bước ngoặt. Ba là, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc rằng đổi mới kinh tế phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân và phù hợp với thực tiễn đất nước. Bốn là, đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta là đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo xuất phát từ thực tiễn nước ta, có tham khảo kinh nghiệm của các nước khác một cách có chọn lọc, không sao chép giáo điều. Nguồn tham khảo Vụ THKT-Bộ Ngoại giao b. Những thành tựu nổi bật là: 1. Cơ chế quản lý kinh tế đã thay đổi căn bản: Trong nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần: quốc doanh, tư bản nhà nước, tư bản tư doanh, hợp tác xã, cá thể... trong đó kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 60% tổng sản phẩm trong nước. Các thành phần kinh tế được trao quyền sử dụng đất và xuất nhập khẩu. Kinh tế quốc doanh tiếp tục được chú trọng và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. 2. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao : Trong 5 năm 1991-1995 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 8,2%. Năm 1996 tăng 9,5%. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực phát triển liên tục và vững chắc mỗi năm tăng thêm 1 triệu tấn lương thực. Sản xuất công nghiệp đã từng bước thích nghi với cơ chế quản lý mới, bình quân mỗi năm tăng 13,5%, là mức tăng cao nhất từ trước tới lúc đó. Sản xuất trong nước đã có tích luỹ, đảm bảo trên 90 % quĩ tích luỹ và quĩ tiêu dùng hàng năm. Từ 1991- 1995 có 1401 15
  16. dự án FDI với 20,413 tỷ USD vốn đăng ký. Đây là thời kỳ vốn FDI vào Việt Nam tăng cao nhất, khoảng 50%/năm. Về xuất khẩu, trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm tăng 27%, gấp 3 lần tốc độ tăng GDP. Số liệu đưa ra như sau Một số dữ liệu 10 năm gần đây (2000-2010) - Nguồn: TCTK[51] Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng sản phẩm quốc nội GDP danh nghĩa 31 32 35 39 45 52 60 70 89 91 101 (tính theo tỷ USD, làm tròn) GDP- PPP/đầu 402 416 441 492 561 642 730 843 1052 1064 1168 người (tính theo USD) Tỉ lệ tăng trưởng GDP thực (thay 6,8 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 8,2 8,5 6,2 5,3 6,7 đổi % so với năm trước) Xuất khẩu (tính theo tỷ 14 15 16 20 26 32 39 48 62 57 71 USD, làm tròn) Nhập khẩu (tính theo tỷ 15 16 19 25 31 36 44 62 80 69 84 USD, làm tròn) 16
  17. Chênh lệch– nhập siêu (tính theo tỷ -1 -1 -3 -5 -5 -4 -5 -14 -18 -12 -13 USD, làm tròn) Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI- thực hiện 2.4 2.4 2.5 2.6 2.8 3.3 4.1 8.0 11.5 10 11 (tính theo tỷ USD, làm tròn) Chỉ số giá tiêu dùng CPI (tăng giảm % -0.6 0.8 4.0 3.0 9.5 8.4 6.6 12.6 19.9 6.5 11.7 so với năm trước) Tăng giảm giá USD (tăng giảm % 3.4 3.8 2.1 2.2 0.4 0.9 1.0 -0.3 6.3 10.7 9.6 so với năm trước) 17
  18. 3. Đổi mới cơ cấu kinh tế: 18
  19. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vu, giảm dần của khu vực nông, lâm ngư nghiệp. Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu thay đổi theo hướng hình thành các vùng trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất và các vùng chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp. 4. Lạm phát tiếp tục bị kiềm chế và đẩy lùi: Thời kỳ này nhờ sản xuất phát triển, lưu thông hàng hoá thông thoáng lại có thêm kinh nghiêm chống lạm phát mấy năm trước nên giá cả ổn định dần. Giá hàng hoá và dịch vụ năm 1991 tăng 67,5 %; năm 1993 chỉ tăng 5,2 %; năm 1996 xuống 4,5%. 5. Tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại: Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ bình thường với tất cả các nước và trung tâm kinh tế- chính trị lớn trên thế giới. Ngày 28/07/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). Cũng trong tháng 7/1995, Việt Nam và Liên minh Châu Ấu đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật và bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. Việt Nam cũng đã nộp đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đến cuối năm 1996, Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại chính thức với trên 120 nước, kim ngạch ngoại thương gia tăng nhanh chóng, bình quân trên 20%/năm. Nhiều nước và tổ chức quốc tế đã dành cho Việt Nam viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Tổng số tài trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1994 đến 1997 là 8,53 tỷ USD. Đặc biệt đầu tư nước ngoài tại Việt Nam kể từ 1998 đến tháng 12 năm 1996 đã có 1868 dự án đầu tư được cấp giấy phép với tổng số vốn là 26.974 triệu USD. Đời sống của nhân dân đã dần dần được cải thiện. Giáo dục, y tế được củng cố và tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn nhân dân được cải thiện. Số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm. Mỗi năm thêm hơn một triệu lao động có việc làm. Công tác nghiên cứu khoa học- công nghệ được đẩy mạnh. c.Những hạn chế và quan điểm quán triệt để khắc phục: 1- Mọi chủ trương chính sách tiếp tục đổi mới kinh tế phải coi ưu tiên số 1 là giải phóng lực lượng sản xuất và mọi nguồn lực, mọi tiềm năng của xã hội nhằm tất cả vì mục tiêu phát triển. Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay bảo đảm cho kinh tế tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng đại số 1, là nhiệm vụ trung tâm. 2- Lãnh đạo thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ song song: CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và phát triển mạnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cần phải nhận thức sâu sắc rằng thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trước mắt, cũng như lâu dài không thể tách rời sự phát triển ngày càng hiện đại của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đó, một trong những vấn đề có 19
  20. tính “hạt nhân” của sự tiếp tục đổi mới lãnh đạo kinh tế của Đảng là đề ra và thực hiện được những chính sách kinh tế có tác động tích cực thúc đẩy mạnh nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN và thực hiện có hiệu quả các chính sách CNH, HĐH đất nước để từng bước thực hiện được mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 3- Phải giải quyết tốt mâu thuẫn giữa nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế với yêu cầu bắt buộc phải tiến lên theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. 4- Ngăn chặn và đẩy lùi những nguy cơ tiềm ẩn có thể đưa nền kinh tế nước ta đi chệch định hướng XHCN. 5- Lãnh đạo phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển. Vì đây là một đặc trưng của định hướng XHCN nền kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội ta. 6- Nhanh chóng khắc phục nguy cơ tiềm ẩn suy thoái kinh tế do tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, quyết tâm giảm tỷ lệ lạm phát và tăng giá xuống ở mức một con số; bảo đảm và nâng cao đời sống dân sinh cả về vật chất và tinh thần. 7- Nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của Đảng, đặc biệt là những vấn đề sau đây: - Nâng cao năng lực nắm vững các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta, đề ra những chủ trương, chính sách kinh tế đúng đắn, khai thác được tối đa những tiềm năng trong nước và ngoài nước cho sự nghiệp phát triển kinh tế và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. - Nâng cao năng lực lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo quần chúng nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thành công các chính sách đổi mới kinh tế trong bất cứ tình huống khó khăn nào. Q uá trình Đổi mới đã trải qua gần 30 năm, trong những chặng đường đã đi qua, nó đã mang lại nhiều thành tựu to lớn.Tuy vậy quá trình Đổi mới vẫn đặt ra những vấn đề mới về cả lý luận và thực tiễn. "Công thức phát triển là kinh tế thị trường định hướng XHCN nên được hiểu như thế nào cho rõ ràng? Liệu ta có đang đi nhầm hướng hay không?”Vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: đây là mô hình tự xây dựng, không có khuôn mẫu cụ thể do đó, trong quá trình xây dựng không tránh khỏi khiếm khuyết, phải nhận rõ những khiếm khuyết này và đã từng điều chỉnh trong từng giai đoạn. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong Cương lĩnh mới của Đảng, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với xu thế mới của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân; đồng thời phê phán quan điểm của một số người cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện nay “chẳng giống ai”, “chủ nghĩa xã hội bên ngoài nhưng bên trong lại là tư bản"... là cố tình bóp méo sự thật. Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta phải luôn tin tưởng, thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra vì Đảng và Nhà nước là của Dân, do Dân và vì dân. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2