intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Phát triển các DN QĐND Lào trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: Dai Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

46
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1 - Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển DN QĐND Lào trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2 - Thực trạng xây dựng và phát triển các DN QĐND Lào trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 1986- 2010, trong đó tập trung giai đoạn 2006-2010. Chương 3 - Quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển các DN QĐND Lào trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011- 2020

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Phát triển các DN QĐND Lào trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

1<br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Thực tế phát triển các DN QĐND Lào cho thấy các DN này có vai trò to lớn<br /> trong việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Việc phát triển DN QĐND Lào cho<br /> phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn,<br /> công nghệ và thị trường; tạo công ăn việc làm cho người lao động; góp phần chuyển<br /> dịch cơ cấu kinh tế; giảm bớt chênh lệch giàu nghèo;…<br /> Tuy vậy, trong thời gian qua, hoạt động của các DN QĐND Lào cũng còn có<br /> nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh, hiệu quả SXKD không cao, nhất là trong bối<br /> cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế<br /> CHDCND Lào ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đã tạo ra không ít<br /> những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của các DN QĐND Lào. Xuất phát từ<br /> thực tiễn đó, đề tài “Phát triển các DN QĐND Lào trong quá trình xây dựng kinh tế<br /> thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế”, đã được lựa chọn để nghiên cứu.<br /> 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận và thực trạng phát triển DN QĐND<br /> Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn nghiên cứu sự phát triển DN QĐND Lào<br /> trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án cũng giới hạn nghiên cứu sự phát<br /> triển DN QĐND Lào trong những năm đổi mới (giai đoạn 1986-2010, trong đó tập<br /> trung vào giai đoạn 2006-2010).<br /> 3. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận<br /> án được trình bày trong 3 Chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển DN QĐND Lào trong quá<br /> trình xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế<br /> Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển các DN QĐND Lào trong quá<br /> trình xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 1986- 2010,<br /> trong đó tập trung giai đoạn 2006-2010<br /> Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển các DN QĐND<br /> Lào trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn<br /> 2011- 2020<br /> 2<br /> CHƯƠNG 1<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH<br /> NGHIỆP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG<br /> KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ<br /> <br /> 1.1 . Quan điểm chung về vai trò xây dựng kinh tế của quân đội cách mạng<br /> 1.1.1 Quan điểm Lênin và Hồ Chí Minh về vai trò kinh tế của quân đội<br /> 1.1.1.1. Quan điểm của Lênin về vai trò kinh tế của quân đội<br /> Vấn đề quân đội làm kinh tế đã có từ thời kỳ đầu tiên ở Liên Xô trước đây. Sau<br /> cuộc nội chiến, Lênin đã chỉ ra vai trò làm kinh tế của quân đội. Thời kỳ ấy, chính<br /> quyền Xô Viết còn non trẻ, lại bị kẻ thù trong nước và ngoài nước chống phá dữ dội.<br /> Muốn giữ vững chính quyền, Liên Xô phải khôi phục nền kinh tế của mình. Lênin nói:<br /> “…phải làm cho toàn bộ bộ máy chính quyền Xô Viết từ chỗ tập trung vào chiến tranh<br /> sang chỗ tập trung vào con đường mới là hòa bình, xây dựng kinh tế” [44, tr181].<br /> Chính vì vậy, Lênin đề ra yêu cầu phải giáo dục cho quân đội hiểu rõ được rằng quân<br /> đội có nhiệm vụ cấp bách là phải tham gia làm kinh tế.<br /> 1.1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò kinh tế của quân đội<br /> Tư tưởng về vai trò kinh tế của quân đội cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều<br /> lần nêu lên. Người khẳng định QĐND Việt Nam là đội quân chiến đấu và công tác.<br /> Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ rõ 2 nhiệm vụ cùng một lúc của quân đội là: vừa chiến<br /> đấu để bảo vệ cách mạng, bảo vệ chế độ và bảo vệ nhân dân, vừa thực hiện những<br /> nhiệm vụ kinh tế và xã hội. “QĐND Việt Nam là đội quân chiến đấu và là đội quân<br /> công tác. Quân đội góp phần tích cực xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, làm tròn<br /> nhiệm vụ đội quân cách mạng” [23, tr 824].<br /> 1.1.2 Những tư tưởng và chủ trương của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân<br /> dân Lào về vai trò kinh tế và quân đội tham gia xây dựng kinh tế<br /> + Thứ nhất, QĐND Lào là đội quân cách mạng, xuất thân từ nhân dân lao động.<br /> Quân đội là công cụ sắc bén của Đảng và nhân dân, là đội quân chiến đấu và cũng là<br /> đội quân công tác. Quân đội phải sẵn sàng làm bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân<br /> dân giao cho.<br /> + Thứ hai, Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, quân đội phải tích cực tham gia<br /> vào việc phát triển kinh tế-xã hội, phải tổ chức đưa một bộ phận trong lực lượng quân<br /> sự của mình trực tiếp làm nhiệm vụ kinh tế, góp phần tạo ra ngày càng nhiều của cải<br /> vật chất cho xã hội, vừa nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của quân đội, vừa<br /> đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.<br /> + Thứ ba, Trong khi tham gia vào phát triển kinh tế, một mặt phải coi hiệu quả<br /> 3<br /> kinh tế là trọng tâm, nhưng lại phải tránh tư tưởng kinh tế đơn thuần, không đạt lợi<br /> nhuận cao bằng bất cứ giá nào. Ngược lại, quân đội phải hiểu được ý nghĩa chính trị<br /> xã hội to lớn của việc quân đội làm kinh tế. Hiệu quả kinh tế phải gắn liền với hiệu<br /> quả chính trị xã hội<br /> 1.2 Kinh nghiệm của DNQĐ nhân dân Việt Nam<br /> 1.2.1 Tăng cường năng lực sản xuất, tạo công ăn việc làm, đóng góp ngày<br /> càng nhiều vào ngân sách nhà nước<br /> So với thời kỳ đầu chuyển sang kinh tế thị trường, các DN QĐND Việt Nam đã<br /> có những bước tiến dài. Nhiều DN đã tự khẳng định mình, sản xuất ổn định, nhất là<br /> trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường và ngày càng có nhiều tiến bộ<br /> đáp ứng dần những yêu cầu khắt khe của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vượt qua<br /> những bất lợi về địa bàn hoạt động, và những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường,<br /> để đứng vững và phát triển, vượt qua cơn bão của khủng hoảng tài chính của Thế giới.<br /> Trong 5 năm gần đây, doanh thu của các DN QĐND Việt Nam tăng 200%, lợi nhuận<br /> trước thuế tăng 476,5%, nộp ngân sách tăng 517%, thu nhập ngân sách tăng 102%.<br /> Năm 2010, doanh thu các đơn vị kinh tế đạt 150 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế<br /> đạt trên 16 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách đạt 13.600 tỷ đồng, thu hút 160 nghìn lao<br /> động, thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 6,5 triệu đồng/tháng.<br /> 1.2.2 Tận dụng những cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện có để sản<br /> xuất phục vụ quốc phòng và sản xuất những hàng hóa mà thị trường có nhu cầu<br /> Phần lớn các DNQĐ Việt Nam được hình thành từ các cơ sở sản xuất bảo đảm<br /> hậu cần, sửa chữa vũ khí, khí tài quân sự, các đơn vị quân đội đứng chân trên những<br /> địa bàn chiến lược, thực hiện những nhiệm vụ SXKD, giúp nhân dân xóa đói giảm<br /> nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Các DNQĐ được thành lập để thực hiện các<br /> nhiệm vụ đặc thù cho quốc phòng, đăng kí hoạt động trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực<br /> của nền kinh tế. Ngoài nhiệm vụ đóng góp cho ngành kinh tế, các doanh nghiệp còn<br /> phải thực hiện nhiệm vụ quốc phòng như: Sản xuất sửa chữa vũ khí, trang bị của quân<br /> đội, chuyển ngay sang chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu khi có tình huống. Nhiệm vụ<br /> làm kinh tế được xem như một biện pháp để giữ gìn năng lực phục vụ nhiệm vụ quốc<br /> phòng (do ngân sách, đơn hàng quốc phòng hằng năm ít).<br /> 1.2.3 Luôn đổi mới các DNQĐ nhằm ngày càng trở nên năng động hơn, hiện đại<br /> hơn, phù hợp hơn với thực tiễn kinh tế trong nước và trên thế giới<br /> Việc đổi mới, trước hết là việc sắp xếp lại DNQĐ, được coi là vấn đề sống còn<br /> đối với các doanh nghiệp QĐND Việt Nam. Kết quả là sự ra đời của những DNQĐ<br /> to lớn hơn cả về quy mô vốn và những lĩnh vực kinh doanh làm cho hiệu quả sản<br /> xuất được tăng lên rõ rệt. Những DNQĐ nào kinh doanh kém hiệu quả đều được<br /> 4<br /> xác minh rõ ràng, tìm ra nguyên nhân làm ăn chưa hiệu quả, rồi sau đó quyết định<br /> hướng xử lý hoặc là giải thể hay cho thôi chức năng nhiệm vụ làm kinh tế, hoặc sẽ<br /> được sát nhập với những đơn vị khác. Quá trình phát triển các DNQĐ ở Việt Nam<br /> cũng là quá trình sàng lọc, tổ chức, sắp xếp lại lực lượng làm kinh tế.<br /> 1.3 Doanh nghiệp Quân đội Nhân dân Lào<br /> 1.3.1 Khái niệm và các loại hình DNQĐ Lào<br /> Luận án đưa ra khái niệm về DNQĐ và sử dụng một cách thống nhất trong luận<br /> án: “DNQĐ Lào là một loại hình của DNNN. Đó là một tổ chức kinh tế hạch toán độc<br /> lập, được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ<br /> Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm. DNQĐ là các đơn vị kinh tế mang<br /> tính chất đặc thù để thực hiện các hoạt động kinh tế và nhiệm vụ quốc phòng theo<br /> pháp luật và các quy định của BQP. Hoạt động kinh doanh của các DNQĐ luôn chịu<br /> sự chi phối đồng thời của cả hệ thống quy luật của kinh tế thị trường và hệ thống quy<br /> luật quân sự”.<br /> Hiện nay các DNQĐ Lào gồm 3 loại hình chính:<br /> Một là, DNQĐ sản xuất kinh doanh (bao gồm DNQĐ do BQP đầu tư vốn và<br /> DNQĐ hỗn hợp - có vốn nước ngoài hợp tác).<br /> Hai là, doanh nghiệp sản xuất quốc phòng theo chế độ hành chính bao cấp.<br /> Ba là, doanh nghiệp cho thuê hoặc giao khoán chỉ tiêu nộp ngân sách.<br /> 1.3.2 Đặc điểm hoạt động của DNQĐ Lào<br /> - DNQĐ Lào vừa thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, vừa thực hiện hoạt động SXKD.<br /> - DNQĐ vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, vừa hoạt động theo những quy<br /> định của Bộ Quốc phòng.<br /> - Mục tiêu hoạt động của DNQĐ Lào là hiệu quả kinh tế và hoàn thành nhiệm vụ<br /> quốc phòng.<br /> - Các DN QĐND Lào được hình thành từ các nguồn gốc khác nhau.<br /> 1.3.3. Vai trò của DN QĐND Lào<br /> - Tiên phong trong việc kết hợp nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế<br /> - Tạo ra sản phẩm cho xã hội và giải quyết việc làm<br /> - Đóng góp vào NSNN và giảm gánh nặng ngân sách quốc phòng<br /> - Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước<br /> <br /> <br /> <br /> 1.4 Phát triển các DN QĐND Lào trong quá trình xây dựng kinh tế thị<br /> trường và hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu từ thực tiễn ở Cộng hoà Dân chủ<br /> Nhân dân Lào<br /> 5<br /> 1.4.1. Tính tất yếu phát triển DN QĐND Lào<br /> Vấn đề quân đội tham gia vào công cuộc xây dựng kinh tế của đất nước là một<br /> vấn đề có ý nghĩa phổ biến trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nhiều nước.<br /> Việc này xuất phát từ hai lý do căn bản sau:<br /> Lý do thứ nhất là từ bản chất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các lực<br /> lượng vũ trang trong các nước XHCN trong thực tế đều là những lực lượng hùng hậu,<br /> tập hợp được những lớp người có nhiệt tình cách mạng, có sức khoẻ, có trình độ…<br /> Nguồn lực này không thể đứng bên ngoài hoạt động xây dựng và phát triển đất nước<br /> được mà cần phải được sử dụng.<br /> Lý do thứ hai là do bản chất của QĐND. Khác với các quân đội ở các nước tư bản<br /> chủ nghĩa, quân đội của các nước XHCN, trong đó có QĐND Lào là đội quân vừa chiến<br /> đấu vừa công tác. QĐND Lào không chỉ có ở nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu<br /> bảo vệ tổ quốc mà còn phải sẵn sàng xung phong đi trước ở bất kỳ một lĩnh vực nào trong<br /> tất cả các lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.<br /> 1.4.2. Phát triển DN QĐND Lào<br /> Phát triển DNQĐ là khái niệm toàn diện bao gồm sự phát triển DN cả về chiều<br /> rộng, cả về chiều sâu, cả về thời gian, không gian, tăng trưởng cả về hiệu quả và phát<br /> triển bền vững theo thời gian. Để phát triển DNQĐ Lào, cần chú ý các biện pháp như:<br /> - Phải tìm ra những điểm yếu trong hoạt động của các DNQĐ để khắc phục kịp<br /> thời, đó cũng chính là nơi có thể tiến hành thay đổi nhanh chóng và với thiệt hại ít<br /> nhất, đảm bảo một cơ sở nền tảng vững chắc để từ đó phát triển.<br /> - Củng cố và phát triển các thị trường hiện có, đồng thời tìm kiếm và phát triển thêm<br /> các thị trường mới cho DNQĐ (gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra).<br /> - Phát triển các mối kinh doanh của các DNQĐ và tăng cường các mối liên hệ của<br /> DNQĐ với các DN và tổ chức liên quan khác.<br /> - Phát triển lực lượng nhân viên hiện có cả về số lượng và chất lượng phù hợp với<br /> quy mô mở rộng và phát triển sản xuất.<br /> - Tham gia các hiệp hội liên quan (ví dụ các hiệp hội ngành nghề của DN mình…).<br /> - Quảng bá và phát triển hình ảnh DNQĐ.<br /> 1.4.3. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của DN QĐND Lào<br /> 1.4.3.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài<br /> - Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển DNQĐ<br /> - Xu hướng phát triển của quân đội các nước trên thế giới<br /> - Môi trường pháp lý và hoạt động QLNN đối với DNQĐ<br /> - Môi trường kinh tế vĩ mô và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế<br /> 1.4.3.2. Nhóm các nhân tố bên trong<br /> 6<br /> - Nguồn lực tài chính<br /> - Nguồn nhân lực<br /> - Sự năng động của các nhà quản trị DNQĐ<br /> - Cơ cấu tổ chức của DNQĐ<br /> - Hoạt động Marketing<br /> - Công nghệ được sử dụng trong các DNQĐ<br /> 1.4.4. Hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của DN QĐND Lào<br /> Hội nhập kinh tế quốc tế của CHDCND Lào không những tạo cơ hội để mở<br /> rộng quan hệ kinh tế thương mại, mở rộng xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và đầu<br /> tư, mà vấn đề quan trọng còn là tạo điều kiện để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh<br /> tế theo hướng hiện đại, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tiếp tục<br /> giải phóng sức sản xuất của các thành phần, các tổ chức kinh tế, đẩy mạnh tự do<br /> hoá các hoạt động kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền<br /> kinh tế, tạo điều kiện cho Lào phát triển nhanh và bền vững hơn.<br /> Các thách thức và khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp Lào nói chung và<br /> các DNQĐ Lào nói riêng là không những phải cạnh tranh rất quyết liệt ở thị trường<br /> ngoài nước rất rộng lớn, mà cả ở thị trường trong nước còn đang trong quá trình xây<br /> dựng và phát triển. Điều đó đòi hỏi phải mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư,<br /> nhất là đối với những ngành, những lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm của nền kinh tế mà<br /> nhiều nước có thế mạnh hoặc điều kiện tương tự, phải trực tiếp đối đầu với những rào<br /> cản về kỹ thuật, về tiêu chuẩn lao động, về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm,…<br /> 1.5 Hệ các phương pháp, tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và hoạt<br /> động của doanh nghiệp QĐ Lào<br /> 1.5.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và hoạt động của DNQĐ Lào<br /> 1.5.1.1 Nguyên tắc xây dựng, hoàn thiện và lựa chọn chỉ tiêu đánh giá sự phát<br /> triển và hoạt động của DNQĐ Lào<br /> - Nguyên tắc đảm bảo tính hướng đích.<br /> - Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.<br /> - Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.<br /> - Nguyên tắc đảm bảo tính thích nghi.<br /> - Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.<br /> <br /> 1.5.1.2 Đề xuất lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và hoạt động của<br /> DNQĐ Lào<br /> Nhóm các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hệ thống các DNQĐ Lào: 1/ Số<br /> 7<br /> lượng các DNQĐ Lào; 2/ Cơ cấu các DNQĐ Lào; 3/ Số lượng, cơ cấu cán bộ nhân<br /> viên trong DN QĐND Lào; 4/ Tổng số và cơ cấu vốn đăng ký kinh doanh của các DN<br /> QĐND Lào; 5/ Tổng số tài sản cuối năm; 6/ Quy mô DN theo lao động, và 7/ Quy mô<br /> DN theo vốn.<br /> Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của DNQĐ Lào: Các chỉ tiêu về kết quả<br /> hoạt động (1/ Tổng mức và cơ cấu doanh thu; 2/ Tổng mức và cơ cấu nộp nhân sách;<br /> 3/ Tổng mức và cơ cấu số lãi ròng); Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động (1/ Tổng số lãi<br /> ròng; 2/ Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu; 3/ Tỷ suất lợi nhuận theo tài sản (ROA)).<br /> 1.5.2 Hệ các phương pháp đánh giá sự phát triển và hoạt động của doanh<br /> nghiệp QĐ Lào<br /> Căn cứ đặc điểm phát triển các DNQD Lào, căn cứ thực trạng hệ thống tổ chức<br /> thu thông tin hiện nay, căn cứ nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, có thể đề xuất lựa<br /> chọn các phương pháp đánh giá sự phát triển và hoạt động của DNQĐ Lào, bao gồm<br /> các phương pháp sau: 1/ Phương pháp phân tổ thống kê; 2/ Phương pháp biểu đồ; 3/<br /> Phương pháp tính các chỉ số; và 4/ Phương pháp dãy số thời gian.<br /> 8<br /> CHƯƠNG 2<br /> THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP<br /> QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ<br /> HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2010<br /> (TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010)<br /> Nội dung cơ bản của Chương bao gồm có 4 mục: 1/ Tổng quan về xây dựng và<br /> phát triển DN QĐND Lào; 2/ Thực trạng phát triển của các DN QĐND Lào; 3/<br /> Thực trạng về kết quả hoạt động của DN QĐND Lào; 4/ Thực trạng các chỉ tiêu<br /> hiệu quả hoạt động của DNQĐ; 5/ Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát<br /> triển của các DNQĐ Lào; và 6/ Đánh giá kết quả đạt được.<br /> 2.1. Tổng quan về xây dựng và phát triển DN QĐND Lào<br /> 2.1.1. Giới thiệu về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào<br /> 2.1.2 Quá trình xây dựng và phát triển của DN QĐND Lào<br /> Trong phần tổng quan về xây dựng và phát triển DN QĐND Lào, luận án đã tổng<br /> hợp các thông tin quan trọng về quá trình xây dựng và phát triển của DN QĐND Lào<br /> trong bối cảnh chung về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (với các nội dung giới thiệu<br /> chung; lịch sử; chính trị; các tỉnh; địa lý; kinh tế; dân cư; và văn hóa). Mục tiêu phát triển<br /> DN QĐND Lào đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội Nhân dân Lào xác định là: giữ<br /> vững được ổn định chính trị, mạnh về an ninh quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho<br /> mọi ngành, mọi nghề phát triển, tạo điều kiện cho nhân dân các bộ tộc Lào làm ăn sinh<br /> sống yên lành, đồng bào các dân tộc sớm thoát khỏi sự nghèo đói, từng bước tiến tới dân<br /> giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xây dựng công nghiệp quốc<br /> phòng và tiến hành sản xuất hàng quân sự, kết hợp xây dựng công nghiệp dân dụng và<br /> sản xuất hàng hóa phục vụ dân sinh nằm trong tổng thể chiến lược xây dựng và phát triển<br /> nền công nghiệp hiện đại của đất nước; xây dựng sở kinh tế gắn liền với nhiệm vụ quốc<br /> phòng an ninh, các DNQĐ đã chuyển đổi phát triển kinh tế theo kiểu tập trung bao cấp<br /> sang phát triển kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.<br /> 2.2 Thực trạng phát triển của các DN QĐND Lào<br /> 2.2.1. Thực trạng về cơ cấu, số lượng, phân loại các DN QĐND Lào<br /> Trong quá trình xây dựng và phát triển từ năm 1984 - 2010, các DN QĐND Lào<br /> có tổng số là 37 doanh nghiệp. Thực trạng về cơ cấu, số lượng và phân loại các doanh<br /> nghiệp quốc phòng Lào như sau:<br /> - Loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: gồm 22 doanh nghiệp, trong đó:<br /> + Loại DNNN do Bộ quốc phòng đầu tư vốn: gồm 12 DN<br /> + Loại doanh nghiệp hỗn hợp (có vốn nước ngoài hợp tác): 10 DN<br /> 9<br /> - Doanh nghiệp sản xuất quốc phòng theo chế độ hành chính bao cấp: 5 DN<br /> - Doanh nghiệp cho thuê hoặc giao khoán chỉ tiêu nộp ngân sách cho Bộ Quốc<br /> phòng: 6 DN<br /> - Loại hình doanh nghiệp kinh tế quốc phòng: gồm 4 DN<br /> 2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực trong DN QĐND Lào năm 2010<br /> Số lao động trong DNQĐ Lào được thể hiện một cách tổng hợp trong bảng 2.1<br /> Bảng 2.1: Số lao động trong DNQĐ<br /> DNNN do DN cho thuê và<br /> DN hành<br /> BQP đầu DN hỗn hợp Khoán nộp ngân Tổng số DNQĐ<br /> chính<br /> Cơ cấu lao tư vốn sách<br /> động Số Số Số Số Số<br /> lượng % lượng % lượng % lượng % lượng %<br /> LĐ LĐ LĐ LĐ LĐ<br /> Quân nhân 200 11,57 652 22,1 1060 100 76 14,13 1988 31,64<br /> Dân sự 1529 88,43 2305 77,9 0 0 462 85,87 4296 68,36<br /> Tổng 1729 100 2957 100 1060 100 538 100 6284 100<br /> Nhìn vào bảng và biểu đồ 2.1 cho thấy, trong DNQĐ số lao động là quân nhân<br /> chỉ chiếm 1/3 tổng số lao động, lao động là dân sự chiếm tới 2/3 tổng số lao động. Tuy<br /> nhiên, con số này thay đổi tùy từng loại hình DNQĐ, ví dụ: DN hành chính, số lao<br /> động là quân nhân chiếm 100%; trong khi đó trong khối DNQĐ 100% vốn Nhà nước<br /> có số lao động quân nhân ít nhất, chỉ chiếm 11,57%.<br /> 2.2.3. Tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các DNQĐ Lào<br /> Số vốn đăng ký kinh doanh bình quân năm 2010 của các DNQĐ Lào là 37.480<br /> triệu kíp (tương đương 97.448 triệu VNĐ). Với số nhân viên và số vốn đăng ký kinh<br /> doanh có thể thấy: các DNQĐ Lào có quy mô nhỏ bé. Số vốn qua ít ỏi, vốn chỉ dưới<br /> 40 tỷ kíp, nên rất khó khăn trong sản xuất kinh doanh.<br /> Bảng 2.6; Số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp quân đội Lào từ 2006 - 2010<br /> TT Loại hình DNQĐ 2006 2007 2008 2009 2010<br /> 1 DNNN do BQP đầu tư vốn 106.203 106.203 106.203 114.100 114.100<br /> 2 Doanh nghiệp hỗn hợp 99.515 145.683 406.362 406.362 410.622<br /> DN cho thuê hoặc giao khoán chỉ<br /> 3 10.193 10.193 11.193 11.693 11.693<br /> tiêu nộp NSNN<br /> Tổng 215.911 262.079 523.758 532.155 536.415<br /> <br /> 2.2.4. Tổng số tài sản của DNQĐ<br /> Tổng tài sản của DNQĐ cũng được phân tích theo từng loại hình DNQĐ: Doanh<br /> nghiệp sản xuất kinh doanh (bao gồm 2 nhóm: DNNN do Bộ Quốc phòng đầu tư vốn và<br /> doanh nghiệp hỗn hợp), doanh nghiệp hành chính và doanh nghiệp cho thuê hoặc giao<br /> 10<br /> khoán nộp NS. Phân tích về tổng tài sản của DNQĐ cũng được phân tích và thể hiện ở<br /> bảng 2.9, 2.10 và 2.11 của luận án.<br /> 2.3. Thực trạng về kết quả hoạt động của các DN QĐND Lào<br /> 2.3.1. Thực trạng về kết quả hoạt động của loại hình DN SXKD<br /> Thực trạng kết quả hoạt động của loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh<br /> với 2 nhóm: DNNN do Bộ Quốc phòng đầu tư vốn và doanh nghiệp hỗn hợp theo các<br /> chỉ tiêu được thể hiện một cách tổng hợp ở Biểu đồ 2.6 và Biểu đồ 2.7.<br /> Tỷ kíp<br /> 350<br /> 300<br /> 250<br /> 200 Vốn ĐK<br /> 150 DT<br /> Lãi<br /> 100 Nộp NS<br /> 50<br /> 0<br /> 2006 2007 2008 2009 2010 Năm<br /> <br /> Biểu đồ 2.6: Tình hình hoạt động của các DNNN do BQP đầu tư vốn<br /> từ năm 2006 – 2010<br /> Nhìn vào hai biểu đồ 2.6 và 2.7 ta thấy, trong giai đoạn từ 2006-2010, đối với<br /> loại hình DNNN do BQP đầu tư vốn, các số liệu về vốn đăng ký, lãi, nộp ngân sách<br /> tương đối ổn định, tỷ lệ doanh thu/vốn ổn định trong mức khoảng 2,5-3 lần; doanh thu<br /> năm sau cao hơn năm trước khoảng 105-120%. Trong khi đó, với loại hình doanh<br /> nghiệp hỗn hợp, có số vốn đăng ký ít trong 2 năm đầu 2006-2007, sau đó tăng nhanh<br /> hơn trong 3 năm cuối 2008-2010, tuy nhiên vẫn thấp hơn vốn đăng ký của DNNN do<br /> BQP đầu tư. Ngoài ra, tỷ lệ doanh thu/vốn lại ở mức cao (có thể lên đến hơn 8 lần).<br /> Tuy nhiên, năm 2009, các doanh nghiệp này lại có số lãi âm.<br /> Tỷ kíp<br /> 700<br /> <br /> 600<br /> <br /> 500<br /> <br /> 400<br /> Vốn ĐK<br /> 300<br /> DT<br /> 200 Lãi<br /> 100 Nộp NS<br /> 0<br /> <br /> -100<br /> 2006 2007 2008 2009 2010 Năm<br /> <br /> Biểu đồ 2.7: Tình hình hoạt động của các DN hỗn hợp từ 2006 - 2010<br /> 11<br /> 2.3.2. Thực trạng về kết quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất quốc<br /> phòng theo chế độ hành chính bao cấp<br /> 2.3.2.1. Tổng doanh thu<br /> Từ bảng số liệu trong luận án có thể thấy, doanh thu năm 2010 của các doanh<br /> nghiệp này thấp: Xí nghiệp Dược phẩm 104 có doanh thu thấp nhất, đạt 480 triệu kíp.<br /> Xí nghiệp Pa xẳn Lần Luông Pha Bang có doanh thu cao nhất, đạt 13.467 triệu kíp.<br /> Doanh thu của các doanh nghiệp này qua 5 năm tương đối ổn định. Tổng doanh thu<br /> của loại hình doanh nghiệp này tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2006-2010, từ mức<br /> 14.607 (triệu kíp) lên mức 30.243 (triệu kíp) năm 2010.<br /> 2.3.2.2. Tổng số lãi ròng<br /> Tổng số lãi ròng của các doanh nghiệp sản xuất quốc phòng theo chế độ hành<br /> chính bao cấp được trình bày trong bảng 2.16 của luận án. Các doanh nghiệp sản xuất<br /> quốc phòng theo chế độ hành chính bao cấp được xây dựng để phục vụ cho quân đội<br /> nhân dân Lào. Tổng số lãi ròng của các doanh nghiệp quốc phòng rất khiêm tốn: Năm<br /> 2010, xí nghiệp Pa xẳn Lần Luồng Pha Bang có tổng số lãi ròng cao nhất là 890,732<br /> triệu kíp và xí nghiệp dược phẩm 104 có tổng số lãi ròng thấp nhất là 57,456 triệu kíp.<br /> 2.3.2.3. Tổng số nộp ngân sách<br /> Tổng số nộp ngân sách của các doanh nghiệp sản xuất quốc phòng theo chế độ hành<br /> chính bao cấp được trình bày trong bảng 2.17 của luận án. Trừ trường hợp Nhà máy giày<br /> Tha Văn được miễn nộp ngân sách, các doanh nghiệp còn lại nộp ngân sách rất ít. Năm<br /> 2010, xí nghiệp may số I quân đội có mức nộp nhiều nhất là 587 triệu kíp và xí nghiệp<br /> Dược phẩm 104 có mức nộp thấp nhất là 18 triệu kíp. So sánh mức nộp ngân sách của các<br /> doanh nghiệp từ năm 2006 -2010 có thể thấy mức nộp ngân sách không biến động nhiều.<br /> 2.3.3. Thực trạng về kết quả hoạt động của doanh nghiệp cho thuê hoặc giao<br /> khoán chỉ tiêu nộp ngân sách cho Bộ Quốc phòng<br /> Thực trạng về kết quả hoạt động của doanh nghiệp cho thuê hoặc giao khoán chỉ<br /> tiêu nộp ngân sách cho Bộ Quốc phòng hàng năm được thể hiện qua chỉ tiêu Nộp ngân<br /> sách trong bảng 2.18 của luận án. Trong số các doanh nghiệp cho thuê hoặc giao<br /> khoán chỉ tiêu nộp ngân sách cho Bộ quốc phòng, Xí nghiệp May Phon Xây đóng góp<br /> ngân sách nhiều nhất với 120 triệu kíp, trong khi Công ty phát triển và dịch vụ xuất<br /> nhập khẩu chỉ đóng góp được 30 triệu kíp. Tổng số các DNQĐ cho thuê hoặc giao<br /> khoán chỉ tiêu nộp ngân sách đã nộp được 487 triệu kíp.<br /> 2.4. Thực trạng một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của DNQĐ Lào<br /> Các chỉ tiêu hiệu quả này được thể hiện một cách tổng hợp ở bảng 2.19 và 2.20<br /> của luận án. Cụ thể là:<br /> 12<br /> - Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận theo tài sản sau năm<br /> 2006 liên tục giảm (đến năm 2010).<br /> - So sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm doanh nghiệp, năm 2006, xét theo chỉ tiêu<br /> tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, có thể thấy: Các doanh nghiệp hỗn hợp có tỷ suất lợi<br /> nhuận trên doanh thu bằng 0,2707 kíp/kíp, có nghĩa là trên mỗi kíp doanh thu thu<br /> được, doanh nghiệp nhận được 0,2707 kíp lợi nhuận, cao hơn DNNN do Bộ Quốc<br /> phòng đầu tư vốn 0,0417 kíp. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp hỗn hợp<br /> năm 2006 bằng 0,1030 kíp/kíp, có nghĩa trên mỗi kíp tài sản, doanh nghiệp nhận được<br /> 0,1030 kíp lợi nhuận, cao hơn DNNN do Bộ Quốc phòng đầu tư vốn là 0,0599 kíp.<br /> - Năm 2010, xét theo tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, các doanh nghiệp hỗn<br /> hợp có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bằng 0,2115 kíp/kíp, cao hơn DNNN do Bộ<br /> Quốc phòng đầu tư vốn là 0,0345 kíp /kíp. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của doanh<br /> nghiệp hỗn hợp là 0,0794 kíp/kíp, cao hơn DNNN do Bộ Quốc phòng đầu tư vốn là<br /> 0,0345 kíp/kíp.<br /> Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của<br /> các doanh nghiệp hỗn hợp có mức lợi nhuận cao hơn các DNNN do Bộ Quốc phòng<br /> đầu tư vốn. Nhưng nếu so với tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tỷ suất lợi nhuận trên<br /> doanh thu với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của Lào thì các DNNN do Bộ<br /> quốc phòng đầu tư vốn đều có tỷ suất kém hơn, còn đối với các doanh nghiệp hỗn hợp<br /> thì các tỷ suất đều cao hơn, chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh<br /> nghiệp hỗn hợp tốt hơn.<br /> 2.5. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DNQĐ Lào<br /> 2.5.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài<br /> - Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp quân đội: Như<br /> trong phần trên của luận án đã trình bày, quan điểm của Đảng và Nhà nước CHDCND<br /> Lào là tiếp tục phát triển DNQĐ Lào trong tình hình mới.<br /> - Xu hướng phát triển của quân đội các nước trên thế giới: Hiện nay, phần lớn<br /> quân đội ở các nước hiện nay không tham gia hoặc ít tham gia làm kinh tế, mà chỉ tập<br /> trung vào nhiệm vụ quốc phòng. Tuy nhiên, tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi<br /> trong đó có CHDCND Lào, khi kinh tế đất nước còn khó khăn, Nhà nước và BQP chủ<br /> trương tồn tại mô hình DNQĐ. Đây thực sự là một cơ hội, một thuận lợi cho sự phát<br /> triển của DNQĐ Lào trong thời gian từ nay đến 2020.<br /> - Môi trường pháp lý và hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quân<br /> đội: Hiện nay, các yếu tố thuộc môi trường pháp lý còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ,<br /> nhiều quy định còn mâu thuẫn với nhau, các quy định về phát triển DNQĐ chưa thống<br /> 13<br /> nhất qua các giai đoạn phát triển,… Đây thực sự là những khó khăn và thách thức cho<br /> sự phát triển của DNQĐ Lào trong thời gian tới.<br /> - Môi trường kinh tế vĩ mô và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Trong giai đoạn<br /> 2006 – 2010, các nhân tố này tác động đến các DNQĐ chủ yếu theo hướng tích cực<br /> như: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hội nhập kinh tế sâu rộng,.. tạo cơ hội mở rộng<br /> thị trường cho DNQĐ. Tuy nhiên cũng có những yếu tố tác động theo hướng tạo ra<br /> khó khăn, thách thức cho DNQĐ như: tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, công<br /> nghệ còn yếu,…<br /> 2.5.2. Nhóm các nhân tố bên trong<br /> - Nguồn lực tài chính: Các DNQĐ Lào có nguồn lực tài chính còn hạn chế, các<br /> DNQĐ chủ yếu quy mô vốn nhỏ, đây là khó khăn và thách thức cho các DNQĐ này<br /> trong giai đoạn tới để mở rộng hoạt động.<br /> - Nguồn nhân lực: Quy mô của nguồn nhân lực này còn nhỏ bé vì số lượng và<br /> quy mô của DNQĐ ở quy mô nhỏ. Điểm mạnh của nguồn nhân lực này là có tỷ trọng<br /> người lao động là quân nhân có tác phong làm việc tương đối chuyên nghiệp và kỷ<br /> luật cao. Điểm yếu của nguồn nhân lực trong DNQĐ Lào cũng giống như điểm yếu<br /> chung của nguồn nhân lực trong nền kinh tế Lào đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp,<br /> các nhà quản lý còn mang nặng tư tưởng bao cấp.<br /> - Sự năng động của các nhà quản lý doanh nghiệp quân đội: Đa số các nhà quản<br /> lý trong DNQĐ Lào được đào tạo trong cơ chế cũ, kiến thức về kinh tế thị trường còn<br /> nhiều hạn chế, mang nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại vào nhà nước và quan liêu, tính năng<br /> động thấp. Đây cũng là một khó khăn và thách thức lớn đặt ra cho sự phát triển của<br /> DNQĐ Lào thời gian tới.<br /> 2.6. Đánh giá kết quả đạt được<br /> 2.6.1. Ưu điểm<br /> So với thời kỳ đầu chuyển sang kinh tế thị trường, các DNQĐ đã có những<br /> bước tiến dài. Nhiều doanh nghiệp đã tự khẳng định mình, sản xuất ổn định, nhất là<br /> trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường và những bất lợi về địa bàn<br /> hoạt động, cùng với tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính 5 năm gần đây. Các<br /> ưu điểm cơ bản trong hoạt động của DNQĐ Lào thời gian qua là:<br /> - Các DNQĐ đã xây dựng bản lĩnh chính trị, bản chất giai cấp công nhân trong<br /> cán bộ, đảng viên, ổn định chính trị trong toàn Ðảng bộ Doanh nghiệp. Giữ vững<br /> nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy,<br /> tổ chức Đảng.<br /> - Các DNQĐ đã được xây dựng và phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều<br /> 14<br /> sâu. Lúc đầu, từ chỗ chỉ có một số doanh nghiệp phục vụ cho quân đội thực hiện theo<br /> cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đến nay đã có 31 DN sản xuất kinh doanh với nhiều<br /> ngành nghề.<br /> - Trong thời gian qua, các DNQĐ đã củng cố và phát triển ngành sản xuất cho<br /> thích hợp với tình hình và yêu cầu của thị trường. Từ sản xuất kinh doanh một ngành<br /> sang kinh doanh nhiều ngành, có sự liên kết kinh doanh trong nước và nước ngoài, có<br /> nhiều thành công hơn.<br /> - Các DNQĐ đã thực hiện tốt chế độ nộp ngân sách nhà nước. Việc quản lý kinh<br /> tế tài chính được đề cao, việc tính toán doanh thu và chi phí được kiểm tra chặt chẽ,<br /> thực hiện các định mức chi phí ở từng bộ phận trong doanh nghiệp nhằm tiết kiệm,<br /> tăng lợi nhuận.<br /> - Các doanh nghiệp liên doanh đã tận dụng được sự giúp đỡ của các nước về<br /> vốn và về kinh nghiệm quản lý, về công nghệ tiên tiến, nhưng vẫn giữ được tính độc<br /> lập, tự chủ, phối hợp với việc hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để xây dựng đất nước.<br /> 2.6.2. Những hạn chế<br /> Thứ nhất, các DNQĐ có quy mô rất nhỏ, kỹ thuật và công nghệ còn lạc hậu, nên<br /> rất khó khăn trong sản xuất kinh doanh; số vốn tài sản ít.<br /> Thứ hai, một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của DNQĐ còn thấp, như: chỉ tiêu<br /> tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản.<br /> Thứ ba, nhiều doanh nghiệp năng suất lao động chưa cao, chất lượng cũng như<br /> hình thức, mẫu mã của sản phẩm chưa tốt, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong<br /> nước và quốc tế còn hạn chế.<br /> Thứ tư, trình độ quản lý của cán bộ còn hạn chế, nhất là kinh nghiệm quản lý<br /> kinh doanh theo cơ chế thị trường.<br /> Thứ năm, trình độ, tay nghề của công nhân thấp, việc chấp hành nội quy, quy<br /> chế trong lao động chưa cao, tính chuyên nghiệp trong công việc thấp.<br /> Thứ sáu, cơ cấu sản phẩm không đa dạng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm do<br /> DNQĐ sản xuất còn nhiều hạn chế.<br /> 2.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế<br /> Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:<br /> * Nguyên nhân từ công tác quản lý nhà nước:<br /> - Công tác quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho các doanh<br /> nghiệp quân đội chưa rõ ràng và còn nhiều bất cập.<br /> - Chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ,<br /> chưa thích ứng với sự vận động của cơ chế thị trường.<br /> 15<br /> - Các quy định và các chính sách phát triển đối với doanh nghiệp quân đội còn<br /> nhiều bất cập, nhiều nội dung còn mâu thuẫn.<br /> - Các loại hình và mô hình hoạt động của DNQĐ còn chưa hoàn thiện.<br /> - Chưa có hiệp hội DNQĐ để đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của các DNQĐ<br /> nói chung.<br /> - Nguồn nhân lực trong DNQĐ còn hạn chế về mặt chất lượng có một phần<br /> nguyên nhân từ công tác quản lý nhà nước, đó là Bộ Quốc phòng chưa có các chương<br /> trình đào tạo, bồi dưỡng mang tính bài bản cho các nhà quản lý của DNQĐ và đội ngũ<br /> công nhân viên của các doanh nghiệp này.<br /> * Nguyên nhân từ phía các DNQĐ<br /> - Đảng ủy, ban giám đốc trong các doanh nghiệp cũng như cán bộ kinh doanh<br /> chưa nắm vững đường lối chính sách của Đảng, của cấp trên.<br /> - Phần lớn cán bộ quản lý doanh nghiệp được đào tạo, trưởng thành trong thời<br /> gian quản lý bao cấp trước đây, nay chuyển sang cơ chế thị trường.<br /> - Một số DNQĐ thực hiện không nghiêm chỉnh các quy định về quản lý tài<br /> chính trong DNQĐ dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí, làm giảm hiệu quả hoạt<br /> động của DNQĐ.<br /> - Khả năng cạnh tranh của DNQĐ thấp do công nghệ lạc hậu và tay nghề công<br /> nhân yếu kém. Cơ sở vật chất của một số doanh nghiệp quá cũ, đã hết thời hạn sử<br /> dụng mà chưa có điều kiện thay thế và đổi mới.<br /> - Chưa hình thành rõ nét văn hóa của DNQĐ.<br /> 2.6.4. Những vấn đề đặt ra cần xây dựng và phát triển<br /> Để xây dựng và phát triển các DN QĐND Lào đặt ra những vấn đề cần xây<br /> dựng và phát triển sau:<br /> - “Việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp, trước hết phải hiểu và nắm vững sự<br /> chỉ đạo của Đảng, nắm vững và thực hiện đúng đường lối của Đảng, sử dụng cơ chế<br /> kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đồng thời cũng phải tăng cường sự chỉ<br /> đạo của các cơ quan quản lý vĩ mô cho các doanh nghiệp…” [66].<br /> - Thường xuyên phải củng cố phương pháp làm việc của Đảng ủy, Giám<br /> đốc, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Tăng cường đoàn kết nội bộ, thường<br /> xuyên phối hợp với các cấp chính quyền nhất là các địa phương nơi doanh nghiệp<br /> đặt trụ sở.<br /> - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phát huy tính tiên phong gương mẫu của<br /> Đảng viên, củng cố nâng cao vai trò của các tổ chức quần chính trị như công đoàn,<br /> đoàn thanh niên trong việc xây dựng doanh nghiệp.<br /> 16<br /> - Ngăn chặn và chống mọi biểu hiện sai trái như chây lười, trộm cắp, tham ô,<br /> tham nhũng thất thoát tài sản của doanh nghiệp.<br /> - Quan hệ hợp tác với nước ngoài phải chọn lọc. Đầu tư những ngành nghề có<br /> hàm lượng chất xám cao, công nghệ cao ngang tầm với trình độ quốc tế. Hoạt động<br /> kinh doanh với nước ngoài phải bình đẳng, các bên đều có lợi.<br /> - Trong thời kỳ đổi mới, các DNQĐ phải quan tâm tới năng suất, chất lượng sản<br /> phẩm, hiệu quả kinh tế. Nâng cao sử dụng nguồn vốn trong nước và nước ngoài, tăng<br /> mức sinh lợi của đồng vốn, tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống sản xuất kinh doanh.<br /> Tinh giảm biên chế, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực điều hành<br /> của bộ máy quản lý.<br /> - Đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp là tiền đề để nâng cao hiệu quả sản<br /> xuất kinh doanh.<br /> - Tăng cường quản lý đội ngũ cán bộ. Bố trí chức danh một cách khoa học, định<br /> ra các tiêu chuẩn chức danh, trên cơ sở đó để tuyển dụng cán bộ, đặt chức theo việc,<br /> chọn người theo chức.<br /> 17<br /> CHƯƠNG 3<br /> QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC<br /> DOANH NGHIỆP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO TRONG QUÁ TRÌNH<br /> XÂY DỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ<br /> GIAI ĐOẠN 2011-2020<br /> Quan điểm, phương hướng và các giải pháp phát triển các DNQĐ trong quá trình<br /> xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung quan trọng<br /> được đề cập trong luận án, đặc biệt là nghiên cứu trong bối cảnh xây dựng kinh tế thị<br /> trường và hội nhập kinh tế quốc tế.<br /> 3.1. Tác động của quá trình xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế<br /> quốc tế của CHDCND Lào đến sự phát triển các DNQĐ<br /> 3.1.1. Quá trình xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của các<br /> DNNN Lào<br /> 3.1.1.1. Về phát triển DNNN<br /> - Về số lượng doanh nghiệp: Sự phát triển các doanh nghiệp đã tăng lên nhanh<br /> chóng là giai đoạn năm 2001-2010, số lượng doanh nghiệp được thành lập 122.161<br /> doanh nghiệp.<br /> - Về kết quả kinh doanh: Trong nền kinh tế nhiều thành phần, các DNNN giữ vai<br /> trò chủ đạo. Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của Lào là 62.677 tỷ kíp (khoảng<br /> 7,4 tỷ USD); doanh thu của các DNNN 9802,5 tỷ kíp chiếm 15,6%. Theo báo cáo<br /> của ủy ban cải cách doanh nghiệp quốc gia Lào, năm 2010 số DNNN có 120 doanh<br /> nghiệp, làm ăn có hiệu quả chiếm 69%, doanh nghiệp lỗ là 31%. Như vậy, hiệu quả<br /> sản xuất kinh doanh của DNNN còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và đầu tư<br /> của nhà nước. Các DNNN đã tiếp nhận 18.736 lao động, chiếm khoảng 5,5% tổng lao<br /> động trong cả nước. Việc tạo công ăn việc làm của bộ phận DNNN còn rất thấp.<br /> - Phân tích hiệu quả kinh tế:<br /> + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2005<br /> là 7,2%, đến năm 2010 là 6,7%. Như vậy, khả năng sinh lời có xu hướng giảm và khả<br /> năng sinh lời thấp.<br /> + Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài<br /> sản bình quân của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Biến động<br /> chỉ tiêu trên từ năm 2005 đến năm 2010 có xu hướng tăng dần.<br /> + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này chỉ rõ một đồng vốn<br /> chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. ROE của năm<br /> 2005 là 11,7%, giảm dần đến năm 2010 còn 10,9%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu thấp.<br /> - Về so sánh các chỉ tiêu hiệu quả của DNNN và DNQĐ trong giai đoạn 2006-2010:<br /> Trên hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả cơ bản, gần như không có sự khác biệt giữa DNNN và<br /> DNQĐ.<br /> 18<br /> 3.1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế<br /> Nguyên nhân khách quan: Qui định pháp luật và thể lệ quản lý nhà nước đối với<br /> các hoạt động kinh doanh chưa thành hệ thống, đồng bộ; Việc phân cấp quản lý Nhà<br /> nước đối với DNNN chưa thành hệ thống; Hệ thống pháp luật và quy định quản lý<br /> chưa phù hợp với kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước; Một số<br /> DNNN lẫn lộn giữa kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận và vì lợi ích công; Chưa có<br /> chính sách cổ phần hóa và chuyển đổi DNNN. Hệ thống tài chính ngân hàng trong<br /> nước chưa thực sự là đòn bẩy cho các doanh nghiệp.<br /> Nguyên nhân chủ quan từ sự lãnh đạo quản lý: quản lý nhà nước đối với doanh<br /> nghiệp còn nhiều vướng mắc, yếu kém; cải cách hành chính tiến hành chậm; nhiều cơ<br /> chế, chính sách chưa đồng bộ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ<br /> nghĩa, hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp; tổ chức chỉ đạo thực hiện thiếu kiên<br /> quyết, kém hiệu quả, thiếu kiểm tra đôn đốc; một bộ phận không nhỏ cán bộ chủ chốt của<br /> DNNN chưa đáp ứng yêu cầu, kém năng lực phẩm chất, thiếu trách nhiệm.<br /> Để tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN, cần xác định vai trò chủ<br /> đạo của kinh tế nhà nước (trong đó DNNN là nòng cốt). DNNN phải thực sự hoạt<br /> động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh và hợp tác với<br /> doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trên cơ sở pháp luật; kiên quyết xóa<br /> bao cấp, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm<br /> cần ưu tiên phát triển.<br /> 3.1.2 Tác động của quá trình kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế<br /> đến sự phát triển các DN QĐND Lào<br /> 3.1.2.1. Sắp xếp lại các DNQĐ<br /> - Chuyển giao một số DNQĐ cho Bộ Tài chính quản lý.<br /> - Củng cố một số DNQĐ.<br /> - Chuyển đổi một số DNQĐ.<br /> 3.1.2.2. Thành lập các cơ quan quản lý, kiểm tra, thúc đẩy khuyến khích các hoạt<br /> động sản xuất kinh doanh các DNQĐ<br /> Khi nhiều DNQĐ được thành lập, Bộ Quốc phòng đã thành lập Cục quản lý kinh<br /> doanh, rồi chuyển thành Phòng kinh tế và Văn phòng kinh tế để làm nhiệm vụ quản lý,<br /> kiểm tra và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc<br /> Bộ Quốc phòng. Để đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, quản lý công tác xây dựng kinh tế trong<br /> quân đội một cách có hiệu quả, Bộ Quốc phòng ra quyết thành lập Cục kinh tế, cơ<br /> quan tham mưu về kinh tế, hợp tác kinh doanh với trong nước và nước ngoài, là<br /> trung tâm phối hợp và chỉ đạo quản lý công tác kinh tế của Bộ Quốc phòng. Việc<br /> thành lập Cục kinh tế là cơ quan chuyên môn để quản lý, kiểm tra, thúc đẩy sản xuất<br /> kinh doanh của các DNQĐ cho phù hợp với yêu cầu xây dựng kinh tế thị trường và<br /> 19<br /> hội nhập kinh tế quốc tế.<br /> 3.2. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển DN QĐND Lào trong quá<br /> trình xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011-2020<br /> 3.2.1. Quan điểm phát triển DNQĐ<br /> - Phát triển DNQĐ để góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.<br /> - Phát triển DNQĐ để tận dụng năng lực dôi dư của DNQĐ tạo ra sản phẩm và<br /> dịch vụ cho nền kinh tế.<br /> - Phát triển DNQĐ để củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.<br /> - Phát triển DNQĐ để nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng của<br /> DNQĐ.<br /> 3.2.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển DNQĐ<br /> 3.2.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước đối với DNQĐ<br /> - Củng cố và tổ chức lại DNQĐ: khảo sát kiểm tra để tố chức lại DNQĐ: Doanh<br /> nghiệp nào nên giữ lại của quân đội 100% vốn, doanh nghiệp nào cho chuyển đổi hình<br /> thức sở hữu, nghiên cứu thành lập DNQĐ chủ đạo trong việc ứng dụng khoa học công<br /> nghệ, hiện đại hóa nền công nghiệp quốc phòng.<br /> - Phân loại rõ ràng các nhóm DNQĐ theo mục tiêu hoạt động: có chính sách và<br /> quy định rõ ràng về doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và doanh nghiệp hoạt<br /> động vì nhiệm vụ lợi ích công cộng. Loại doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thì<br /> phải hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Loại doanh nghiệp<br /> hoạt động vì lợi ích công thì hoạt động theo chính sách riêng của Chính phủ.<br /> - Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với DNQĐ: tách biệt giữa chức năng<br /> QLNN của các cơ quan nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh của các DN, để<br /> đảm bảo sự bình đẳng giữa các DN và đảm bảo tính tự chủ của các DN.<br /> 3.2.2.2. Đối với các DNQĐ<br /> - Nâng cao tính chủ động của DNQĐ: Các DNQĐ phải chủ động trong việc tìm<br /> kiếm nguồn hàng, trong việc đổi mới công nghệ… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ<br /> phía khách hàng trên thị trường; đổi mới cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và hiệu quả; các nhà<br /> quản lý trong DNQĐ phải xóa bỏ tư duy bao cấp, tránh dựa dẫm và ỷ lại vào nhà nước.<br /> - Quan hệ hợp tác trong khu vực và quốc tế: Các DN QĐND Lào phải tăng cường<br /> quản lý quan hệ hợp tác với nước ngoài cho chặt chẽ, toàn diện, thực hiện nguyên tắc “<br /> bình đẳng, cùng có lợi và độc lập dân tộc”.<br /> - Củng cố chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp: Củng cố hệ thống kế toán<br /> doanh nghiệp theo đúng quy định của nhà nước. Tổ chức sử dụng hệ thống kiểm tra kế<br /> toán tài chính thông qua cơ quan kiểm toán của Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính;<br /> Quan tâm đến khâu quản lý doanh thu - chi phí và thu hồi vốn của nhà nước; Tăng<br /> cường quản lý sử dụng vốn, tài sản của nhà nước một cách có kế hoạch và đúng mục<br /> 20<br /> tiêu.<br /> 3.2.3. Nhiệm vụ trọng tâm phát triển DNQĐ từ năm 2010- 2015<br /> Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và<br /> chính sách tài chính theo hướng tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh<br /> bạch, ổn định, thông thoáng cho DNNN kinh doanh phát triển.<br /> Thứ hai, tích cực tổ chức và phát triển các công ty có đủ sức mạnh về tài chính, tri<br /> thức, kỹ thuật có thể cạnh tranh với thị trường trong nước và quốc tế.<br /> Thứ ba, xúc tiến phổ biến thông tin, kỹ thuật - công nghệ tới các doanh nghiệp,<br /> cũng như nâng cao năng lực của các doanh nghiệp này trong việc xác định, lựa chọn<br /> và thích ứng với công nghệ.<br /> Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các liên kết ngành và hỗ trợ<br /> phát triển các hiệp hội doanh nghiệp<br /> Thứ năm, thực hiện trợ giúp có trọng điểm để tăng cường khả năng cạnh tranh<br /> của một số ngành hàng mà Lào có lợi thế<br /> Thứ sáu, tách chức năng cung cấp dịch vụ ra khỏi chức năng quản lý nhà nước và<br /> phát triển văn hoá doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh<br /> 3.3. Các giải pháp phát triển DN QĐND Lào trong quá trình xây dựng kinh<br /> tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011- 2020<br /> 3.3.1. Các đề xuất đối với cấp quản lý nhà nước<br /> 3.3.1.1. Hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển DNQĐ<br /> Bộ Quốc phòng cần có chiến lược phát triển dài hạn và quy hoạch cho sự phát<br /> triển của các DNQĐ cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của các DNQĐ trên<br /> thế giới, sự phát triển kinh tế thị trường và những đặc điểm riêng của quân đội Lào. Bộ<br /> Quốc phòng phải cơ cấu lại hệ thống DNQĐ, quy hoạch về số lượng, cơ cấu, chức<br /> năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển cho các DNQĐ trong từng thời kỳ.<br /> 3.3.1.2. Hoàn thiện các chính sách và quy định cho sự phát triển các DNQĐ<br /> Ban hành các quy định liên quan đến công tác quản lý, điều hành hoạt động<br /> SXKD của DNQĐ theo quy định pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.<br /> Hoàn thiện các quy định về sử dụng vốn và tài sản trong các DNQĐ trong điều<br /> kiện đặc thù của các DNQĐ là tận dụng nguồn lực của quốc phòng vào hoạt động<br /> SXKD bên cạnh việc hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng.<br /> Ban hành các chính sách khuyến khích phát triển đối với DNQĐ, chính sách ưu<br /> tiên vốn cho những chương trình kinh tế có ý nghĩa kết hợp kinh tế với quốc phòng,<br /> những chương trình kinh tế công mà đầu tư tư nhân không làm.<br /> 3.3.1.3. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý và hoạt động cho các DNQĐ<br /> - Tiếp tục đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp, tạo cơ cấu tổ chức hợp lý, làm<br /> động lực nâng cao hiệu quả SXKD và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.<br /> 21<br /> - Thí điểm thành lập tập đoàn để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp<br /> quân đội trước sức ép của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.<br /> - Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh của quân đội theo mô hình “công ty mẹ<br /> – công ty con". Do quy mô vốn bình quân của các DNQĐ quá nhỏ, không đủ sức cạnh<br /> tranh với các tập đoàn kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới. Với mô hình tổ<br /> chức “công ty mẹ – công ty con” có thể gọi vốn nhiều thành phần kinh tế cùng tham<br /> gia, nhờ đó “công ty mẹ” tăng được quy mô, nâng cao khả năng cạnh tranh trước làn<br /> sóng toàn cầu hóa hiện nay.<br /> 3.3.1.4. Thành lập hiệp hội doanh nghiệp quân đội<br /> Do đặc điểm các doanh nghiệp thuộc rất nhiều ngành nghề, nhiều địa bàn khác<br /> nhau, chưa có sự liên kết giũa các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và doanh nghiệp<br /> xuất khẩu. Do vậy, nên thành lập Hiệp hội doanh nghiệp quân đội để tập hợp sức<br /> mạnh của các doanh nghiệp quân đội.<br /> 3.3.1.5. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp quân đội<br /> Các doanh nghiệp quân đội cần tạo bước chuyển cơ bản về số lượng, chất lượng,<br /> cơ cấu, trình độ chuyên môn, kiến thức quốc phòng an ninh và bản lĩnh chính trị từ cán<br /> bộ chỉ huy, quản lý, nghiên cứu đến kỹ thuật viên, công nhân trực tiếp sản xuất; có<br /> chính sách ưu đãi, thu hút, giữ gìn nguồn nhân lực chất lượng cao.<br /> 3.3.1.6. Đổi mới cơ cấu, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả<br /> - Tăng quyền tự chủ đi đôi với tự chịu trách nhiệm của DNQĐ, bỏ bao cấp,<br /> chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi, lời ăn, lỗ chịu.<br /> - Tăng trách nhiệm cá nhân tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các<br /> cá nhân, các cấp đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp, giám đốc và bộ máy giúp việc.<br /> - Giảm bớt tầng nấc, biên chế cồng kềnh, chồng chéo, khắc phục tình trạng ra<br /> quyết định chậm và không chịu trách nhiệm về quyết định đó. Tăng quyền quyết định<br /> cho hội đồng quản trị doanh nghiệp để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Quy định tiêu<br /> chuẩn tuyển chọn giám đốc, nghiên cứu chuyển sang cơ chế hợp đồng thuê giám đốc<br /> gắn tiền lương, tiền thưởng với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br /> 3.3.1.7. Xây dựng hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp quân đội<br /> Bộ Quốc phòng phải đảm bảo thông tin thông suốt cho các DNQĐ, kịp thời cập<br /> nhật những quy định, chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động của các<br /> DNQĐ. Hỗ trợ cho các DNQĐ về các phương tiện, đào tạo những nhân viên công<br /> nghệ thông tin,…<br /> 3.3.2. Giải pháp, đề xuất đối với bản thân các doanh nghiệp<br /> 3.3.2.1. Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh<br /> doanh của các doanh nghiệp quân đội trong bối cảnh mới<br /> Trong sản xuất, các doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương thức<br /> 22<br /> quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, nâng<br /> cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả SXKD, bảo đảm đời<br /> sống người lao động và tăng thu nộp ngân sách. Tổ chức quản lý chặt chẽ nguồn vốn,<br /> tài sản của Nhà nước trong DNQĐ cổ phần hoá.<br /> 3.3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng<br /> Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chỉ huy các cấp đối với nhiệm vụ<br /> sản xuất kinh doanh của DNQĐ; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng<br /> trong toàn quân, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ thấy rõ vị trí, ý nghĩa, yêu cầu, tầm quan<br /> trọng của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới, vai trò của quân đội trong<br /> việc tham gia xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói, giảm nghèo và củng cố<br /> quốc phòng an ninh; cần tiếp tục quán triệt sâu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1