BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN HỮU TUẤN<br />
<br />
TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT BÁN LẺ Ở VIỆT NAM: CÁC THAY ĐỔI<br />
CẤU TRÚC VÀ HÀNH VI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ<br />
<br />
TP.HỒ CHÍ MINH THÁNG 12 NĂM 2016<br />
<br />
1<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN HỮU TUẤN<br />
<br />
TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT BÁN LẺ Ở VIỆT NAM: CÁC THAY ĐỔI CẤU<br />
TRÚC VÀ HÀNH VI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ<br />
CHUYÊN NGÀNH: Tài chính – Ngân hàng<br />
MÃ SỐ: 62340201<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG<br />
<br />
TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 12 NĂM 2016<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 4<br />
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN CSTT....................................................................... 5<br />
1.1 Kênh truyền dẫn CSTT và vai trò lãi suất bán lẻ trong truyền dẫn CSTT ......................... 5<br />
1.1.1 Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ ........................................................................................... 5<br />
1.1.2 Truyền dẫn lãi suất chính sách vào lãi suất bán lẻ ..................................................................... 5<br />
1.1.3 Truyền dẫn lãi suất bán lẻ phản ảnh hiệu lực chính sách tiền tệ ................................................. 5<br />
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ ....................................... 5<br />
1.2.1 Hành vi điều chỉnh cứng nhắc lãi suất bán lẻ............................................................................. 5<br />
1.2.2 Hành vi điều chỉnh bất cân xứng lãi suất bán lẻ ........................................................................ 5<br />
1.2.3 Ảnh hưởng của minh bạch chính sách tiền tệ, vấn đề đô la hóa................................................. 6<br />
1.2.4 Hành vi thiết lập lãi cận biên của NHTM ................................................................................. 7<br />
1.2.4.1 Mô hình lý thuyết về hành vi thiết lập lãi cận biên ................................................................. 7<br />
1.2.4.2 Các yếu tố bên ngoài mô hình lý thuyết ................................................................................ 8<br />
1.3 Các nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ gần đây ........................................................ 9<br />
1.3.1 Các nghiên cứu quốc tế ............................................................................................................ 9<br />
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước ...................................................................................................... 9<br />
2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ............................................. 10<br />
2.1 Khung pháp lý chính sách tiền tệ ........................................................................................ 10<br />
2.2 Minh bạch chính sách tiền tệ, kìm hãm tài chính và đô la hóa .......................................... 10<br />
2.3 Hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................................... 10<br />
2.3.1 Quy mô ngành ngân hàng ...................................................................................................... 10<br />
2.3.2 Hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng ............................................................................... 10<br />
2.3.3 Sức mạnh thị trường của các NHTM Việt Nam....................................................................... 10<br />
2.3.4 Hoạt động kinh doanh phi truyền thống trong hệ thống NHTM Việt Nam .............................. 10<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU .................................................................... 11<br />
3.1 Chuỗi thời gian không dừng và đồng liên kết......................................................................... 11<br />
3.2 Ước lượng truyền dẫn lãi suất bán lẻ và hành vi điều chỉnh lãi suất bán lẻ .......................... 11<br />
3.2.1 Ước lượng cân bằng dài hạn truyền dẫn lãi suất bán lẻ ............................................................ 11<br />
3.2.2 Ước lượng cân bằng ngắn hạn và hành vi điều chỉnh lãi suất bán lẻ của NHTM ...................... 11<br />
3.2.3 Mô hình cấu trúc- ảnh hưởng của minh bạch CSTT và đô la hóa ............................................. 12<br />
3.3 Ứng dụng mô hình dữ liệu bảng nghiên cứu hành vi thiết lập lãi cận biên ....................... 12<br />
3.4 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................................. 15<br />
4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM.............................................................................. 15<br />
4.1. Hiệu lực truyền dẫn lãi suất bán lẻ và hành vi điều chỉnh lãi suất bán lẻ............................. 15<br />
4.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị và đồng liên kết ............................................................................. 15<br />
4.1.2 Kết quả cân bằng dài hạn ........................................................................................................ 15<br />
4.1.3 Tác động của minh bạch chính sách tiền tệ và đô la hóa ......................................................... 16<br />
4.1.3.1 Thay đổi cấu trúc: Minh bạch chính sách tiền tệ ................................................................... 16<br />
4.1.3.2 Đô la hóa và truyền dẫn lãi suất bán lẻ ................................................................................ 18<br />
4.1.4 Kết quả ước lượng cân bằng ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh lãi suất bán lẻ .............................. 18<br />
4.1.5 Hành vi điều chỉnh lãi suất lẻ bất cân xứng ............................................................................. 19<br />
4.2 Các yếu tố quyết định lãi cận biên tác động đến điều chỉnh lãi suất bán lẻ ........................... 19<br />
4.2.1 Kết quả mô hình dữ liệu bảng với ước lượng Fixed effect ...................................................... 19<br />
4.2.2 Kết quả mô hình dữ liệu bảng động ....................................................................................... 21<br />
4.3 Các mô hình kiểm chứng (Robustness checks) ................................................................... 23<br />
4.3.1 Truyền dẫn lãi suất bán lẻ tiếp cận từ mô hình VAR ............................................................... 23<br />
4.3.2 Mô hình kiểm chứng hành vi thiết lập lãi cận biên ................................................................. 24<br />
5. KẾT LUÂN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................ 27<br />
5.1 Các kết luận ............................................................................................................................. 27<br />
5.2 Các hàm ý chính sách.............................................................................................................. 27<br />
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................................... 29<br />
<br />
3<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này phân tích truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam, trong đó bổ sung vào khoảng trống<br />
nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc tài chính và hành vi của NHTM ảnh hưởng đến hiệu lực chính sách<br />
tiền tệ (CSTT) của Việt Nam. Phương pháp sử dụng trong luận án là phương pháp ước lượng OLS Engle & Granger (1987), MLECM - Phillips & Loretan (1991) dựa trên dữ liệu lãi suất theo tháng giai<br />
đoạn 1999-2014, cùng với ước lượng System GMM với dữ liệu từ báo cáo tài chính của 44 NHTM<br />
Việt Nam giai đoạn 2008-2014. Các kết quả nghiên cứu cho thấy truyền dẫn lãi suất bán lẻ là không<br />
hoàn toàn ở Việt Nam; Trong giai đoạn minh bạch chính sách tiền tệ, hiệu lực CSTT tăng lên. Đô la<br />
hóa cao có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu lực CSTT; Hành vi thỏa hiệp định giá, hành vi người<br />
tiêu dùng và hành vi thiết lập lãi cận biên cao để bù đắp rủi ro trong hoạt kinh doanh của các NHTM ở<br />
Việt Nam cũng là lý do giải thích truyền dẫn lãi suất bán lẻ không hoàn toàn.<br />
Từ khóa: Truyền dẫn lãi suất bán lẻ,minh bạch chính sách tiền tệ, đô la hóa, lãi cận biên.<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Lý do lựa chọn đề tài<br />
Trong cơ chế truyền dẫn lãi suất, chúng ta dễ dàng nhận ra yếu tố trung gian là lãi suất bán lẻ bao gồm<br />
lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay sẽ quyết định mức độ thành công của CSTT. Hệ thống tài chính<br />
của của Việt Nam cho đến nay chủ yếu vẫn phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng thương mại. Điều<br />
này hàm ý kênh truyền dẫn lãi suất bán lẻ sẽ giữ vai trò quan trọng trong điều hành CSTT. Các nghiên<br />
cứu về truyền dẫn lãi suất bán lẻ không chỉ có ý nghĩa về học thuật mà còn giúp các nhà hoạch định<br />
chính sách có các thông tin hữu ích thực hiện các quyết định chính sách. Từ ý nghĩa này, tác giả đã<br />
thực hiện nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ trong đó nhấn mạnh đến sự thay đổi cấu trúc và hành vi<br />
của hệ thống NHTM đến sự truyền dẫn này.<br />
Khoảng trống nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam<br />
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ còn khá mới mẻ, các nghiên cứu truyền<br />
dẫn lãi suất bán lẻ phần nhiều tập trung vào đo lường hệ số truyền dẫn, chưa phân tích chuyên sâu các<br />
yếu tố hành vi của NHTM tác động đến độ lớn hệ số truyền dẫn. Đây là khoảng trống nghiên cứu lớn<br />
cần được bổ sung.<br />
Việt Nam từ sau năm 2007 đã có các thay đổi về minh bạch CSTT và kiểm soát đô la hóa. Các thay<br />
đổi cấu trúc này có thể có ảnh hưởng đến hiệu lực CSTT. Mặc dù giả thuyết này có cơ sở nhưng các<br />
nghiên cứu về truyền dẫn lãi suất bán lẻ đã thực hiện trước đây chưa thảo luận sâu vào vấn đề minh<br />
bạch chính sách tiền tệ và đô la hóa ở Việt Nam có ảnh hưởng gì đến truyền dẫn lãi suất không. Vì thế,<br />
nghiên cứu tác động của minh bạch CSTT và đô la hóa đến truyền dẫn lãi suất bán lẻ là một khoảng<br />
trống nghiên cứu cần được bổ sung.<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án và những điểm mới trong nghiên cứu<br />
Kết cấu của Luận án<br />
<br />
4<br />
<br />
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ<br />
1.1 Kênh truyền dẫn CSTT và vai trò lãi suất bán lẻ trong truyền dẫn CSTT<br />
1.1.1 Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ<br />
1.1.2 Truyền dẫn lãi suất chính sách vào lãi suất bán lẻ<br />
Rousseas (1985) đã xây dựng mô hình mô tả cách mà các NHTM thiết lập lãi suất bán lẻ. Mô hình này<br />
được xây dựng dựa trên lý thuyết ‘markup pricing’1 trong điều kiện ngân hàng cạnh tranh không hoàn<br />
hảo. Theo Rousseas, các ngân hàng là chủ thể định giá trên thị trường cho vay, các ngân hàng thiết lập<br />
lãi suất bán lẻ bằng cách cộng thêm lợi nhuận biên vào biến phí như phương trình (1.1).<br />
i = k(u)<br />
<br />
(1.1)<br />
<br />
Với i là lãi suất khoản vay; u là biến phí đơn vị và k là lợi nhuận biên cộng thêm theo biến phí hoặc<br />
markup2.<br />
Dựa trên các mô hình định giá do Rousseas (1985), Ho & Sauders (1981), Bondt (2002) mô hình thực<br />
nghiệm phổ biến để nghiên cứu truyền dẫn lãi suất được thiết lập như sau:<br />
= <br />
<br />
+<br />
<br />
(1.2)<br />
<br />
Trong đó i là lãi suất do ngân hàng thiết lập (lãi suất bán lẻ),<br />
vốn và là<br />
<br />
là hệ số markup3, u là chi phí nguồn<br />
<br />
hệ số truyền dẫn lãi suất bán lẻ.<br />
<br />
1.1.3 Truyền dẫn lãi suất bán lẻ phản ảnh hiệu lực chính sách tiền tệ<br />
Hiệu lực chính sách tiền tệ có thể được xem xét thông qua kênh truyền dẫn lãi suất. Khi ngân hàng<br />
trung ương điều chỉnh lãi suất ngắn hạn, hành động này tác động đến lãi suất thực do ngân hàng<br />
thương mại điều chỉnh lãi suất cho vay dành cho khách hàng của mình. Kênh truyền dẫn lãi suất trở<br />
nên có hiệu lực nếu ngân hàng thương mại nhanh chóng chuyển tải thay đổi từ lãi suất chính sách sang<br />
khách hàng của mình. Nếu ngược lại kênh truyền dẫn lãi suất là kém hiệu lực.<br />
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ<br />
1.2.1 Hành vi điều chỉnh cứng nhắc lãi suất bán lẻ<br />
Các nghiên cứu về truyền dẫn lãi suất bán lẻ thường quan tâm đến quá trình điều chỉnh về trạng thái<br />
cân bằng khi lãi suất bán lẻ lệch khỏi vị trí này. Aziakpono & Wilson (2010) cho biết nếu lãi suất<br />
chính sách thay đổi tạo ra một thay đổi nhỏ hơn trong lãi suất thị trường, khi đó lãi suất thị trường gọi<br />
là cứng nhắc. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về sự điều chỉnh cứng nhắc của lãi suất như<br />
nghiên cứu của Hannan & Berger (1991), Neumark & Sharpe (1992) Cottarelli & Kourelis (1994),<br />
Egert và các tác giả (2007).<br />
1.2.2<br />
<br />
Hành vi điều chỉnh bất cân xứng lãi suất bán lẻ<br />
<br />
Như đã đề cập trên đây, nếu lãi suất chính sách hoặc lãi suất liên ngân hàng với lãi suất bán lẻ tồn tại<br />
mối quan hệ cân bằng, thì khi lãi suất bán lẻ dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng sẽ diễn ra quá trình điều<br />
chỉnh. Nếu tốc độ điều chỉnh thay đổi do điều kiện thị trường hoặc thông tin thị trường thì tỷ lệ<br />
<br />
1<br />
<br />
Mô hình thiết lập giá bán có cộng thêm phần lợi nhuận. Trong mô hình này giá bán bao gồm chi phí đơn vị và<br />
suất sinh lợi trên doanh thu.<br />
2<br />
Phần cộng thêm trong mô hình định giá<br />
3<br />
Hệ số này đại diện cho mức công thêm trong mô hình định giá.<br />
<br />
5<br />
<br />