1<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP<br />
______________<br />
<br />
TRẦN TUẤN KHA<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI<br />
HỌC CÁC LOÀI THUỘC BỘ NẤM LỖ POLYPORALES) LÀM CƠ<br />
SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC NẤM LỚN Ở<br />
VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ<br />
<br />
Chuyên ngành: Lâm sinh<br />
Mã số:62.62.0205<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP<br />
<br />
HÀ NỘI -2015<br />
<br />
2<br />
Luận án được hoàn thành tại:<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS. PHẠM QUANG THU<br />
GS.TS. NGUYỄN THẾ NHÃ<br />
<br />
Phản biện 1:........................................<br />
............................................................<br />
Phản biện 2:........................................<br />
...........................................................<br />
Phản biện 3:........................................<br />
...........................................................<br />
<br />
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án<br />
cấp Trường<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP<br />
Vào hồi ....ngày tháng năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại<br />
-Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp.<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài<br />
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013 đất có rừng<br />
tự nhiên là 10.423.844 ha chiếm 75% diện tích rừng toàn quốc. Do nhiều nguyên nhân<br />
tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép ở một số địa phương trở thành điểm<br />
nóng. Luật bảo tồn đa dạng sinh học và luật Bảo vệ và phát triển rừng là vấn đề mấu<br />
chốt để bảo vệ nguồn sinh vật rừng. Làm thế nào bảo vệ tính đa dạng sinh vật để bảo<br />
đảm sự sinh tồn và phát triển của nhân loại là vấn đề được các nhà khoa học, các cơ<br />
quan chính phủ và các giới doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.<br />
Hiện nay trên thế giới có khoảng 7000 loài nấm Lón trong 1 triệu 500 loài nấm,<br />
nhưng tồn tại thực tế chỉ hơn 3000 loài nấm Lớn trong số hơn 72.000 loài nấm đã biết,<br />
phần lớn chưa được nghiên cứu lợi dụng. Việc thu thập, phân loại , nắm vững tập tính<br />
sống trong hệ sinh thái rừng, nghiên cứu và lợi dụng các loài nấm Lớn có tác dụng rất<br />
quan trọng trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh học sẽ góp phân làm giàu rừng, phát<br />
triển bền vững rừng, bảo vệ môi trường.<br />
Chính vì những lý do trên, chính phủ Việt Nam đã công bố Luật Đa dạng sinh học<br />
đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4<br />
thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008<br />
Nấm Lỗ là một quần thể sinh vật mọc trên gỗ và trên đất. Phần lớn các loài gây<br />
mục gỗ, một số loài gây ra tổn thất cho nền kinh tế. Đồng thời có nhiều loài dùng làm<br />
dược liệu, một số loài làm thuốc phòng chữa ung thư, dùng làm trắng vải, giấy, dùng<br />
trong công nghiệp da giày, dùng để phân giải kim loại năng, chất độc dioxin, Selenium,<br />
diệt tuyến trùng hại thông...Đặc biệt, nấm Lỗ làm nhiệm vụ phân giải lignin, xenlulose,<br />
hemixenlulose biến thành các chất hữu cơ đơn giản hoặc thành các chất vô cơ làm chất<br />
dinh dưỡng cho các cây con hấp thu, từ đó hoàn thành quá trình tuần hoàn vật chất và<br />
năng lượng trong hệ sinh thái.Những năm gần đây các nhà nấm học đã nghiên cứu khả<br />
năng làm sạch môi trường của nấm. Nhiều loài nấm Lớn mọc hoang dại như Lentinus<br />
edodes, Agaricus bisporus, Auricularia auricula, Pleurotus pulmonarius có tác dụng tích<br />
luỹ và hút các chất độc trong không khí và đất như Hg, Cd, As, Ag, Ni, Cr... còn mạnh<br />
hơn cả thực vật (Zhou Qixing, 2008)<br />
Hầu hết các nhà nấm học đều cho rằng muốn phát hiện các loài mới, muốn tìm<br />
các giá trị của nấm Lớn nói chung, nấm Lỗ nói riệng chỉ có thể nghiên cứu ở các nước<br />
Nhiệt đới, trong đó có Việt Nam (He Shanghui, 2010 )<br />
Về nghiên cứu thành phần loài, những năm gần đây nhiều nhà nấm học đều ủng<br />
hộ quan điểm phân loại của Hibbett và M.C. Aime (2006) trong cuốn "Kingdom Fungi"<br />
mà Paul M. Kirk, Paul F. Cannon, J.A. Stalpers biên soạn trong cuốn " Từ điển Nấm"<br />
(Dictionary of the Fungi) xuất bản lần thứ 10 năm 2008 và đã được Trung tâm Thông tin<br />
công nghệ sinh học Quốc tế (NCBI, National Center for Biotechnical Information ) công<br />
bố năm 2012 .<br />
Hiện nay ở nước ta chưa một nhà nghiên cứu nào đề cập đến việc xác định thành<br />
phần loài và đặc điểm sinh thái nhằm bảo tồn đa dạng sinh học các loài nấm Lớn nói<br />
chung, nấm Lỗ nói riệng theo hệ thống phân loại mới.<br />
Xuất phát từ những lý do trên tác giả thực hiện đề tài: " Nghiên cứu thành phần<br />
loài và đặc điểm sinh thái học các loài thuộc bộ nấm Lỗ (Polyporales) làm cơ sở cho<br />
công tác bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn ở vườn Quốc gia Ba Vì."<br />
<br />
2<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu tổng quát<br />
Thông qua điều tra và xác định các loài nấm Lỗ hiện có cung cấp các thông tin<br />
cần thiết liên quan đến thành phần loài, đặc điểm sinh thái học nhằm đề xuất một số giải<br />
pháp bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn tại khu vực nghiên cứu nói riêng và các khu bảo<br />
tồn ở Việt Nam nói chung.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Xác định các loài nấm Lỗ tại khu vực nghiên cứu<br />
- Xác đinh thành phần loài nấm Lỗ theo hệ thống phân loại của Kirk P.M,Cannon<br />
PF, Minter DW,Stalpers JA trong "Từ điển Nấm học" Xuất bản lần thứ 10,2008 (Kirk<br />
PM, Cannon PF, Minter DW,Stalpers JA.(2008) Dictionary of the Fungi. 10th.<br />
Wallingford: CABI).<br />
- Xác định tính đa dạng loài, đa dạng đặc điểm hình thái, đặc điểm hiển vi các<br />
loài nấm Lỗ trong khu vực nghiên cứu.<br />
- Xác định đặc điểm sinh thái học nấm Lỗ tại khu vực nghiên cứu<br />
- Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn tại khu vực<br />
nghiên cứu.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Bao gồm các loài thuộc bộ nấm Lỗ hiện có tại vườn Quốc gia Ba Vì.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thành phần loài, một số đặc điểm sinh thái của bộ nấm<br />
Lỗ và đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn tại địa bàn nghiên cứu.<br />
4. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và đóng góp mới của luận án<br />
4.1. Ý nghĩa khoa học<br />
-Luận án đã tiến hành phân loại các loài nấm Lỗ trên một khu vực rừng tự nhiên<br />
thuộc một vườn Quốc gia miền Bắc Việt Nam, đề cập tương đối đầy đủ về thành phần<br />
loài, đặc điểm sinh thái học của chúng. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung những<br />
kiến thức cơ bản về khoa học phân loại nấm, đặc điểm sinh trưởng phát triển, đa dạng về<br />
hình thái, đặc điểm hiển vi và mối quan hệ nhiều chiều với các nhân tố sinh vật và phi<br />
sinh vật của các loài nấm Lỗ; cung cấp những thông tin quan trọng vào kho tàng nghiên<br />
cứu nấm tại Việt Nam.<br />
-Thu thập và giám định được 117 loài nấm thuộc 43 chi, 6 họ trong bộ nấm Lỗ<br />
theo hệ thống phân loại mới trong "Từ điển Nấm học" ( XB lần thứ 10, 2008) và được<br />
NCBI công bố năm 2012 mà ít có tài liệu phân loại nào đề cập đến ở Việt Nam..<br />
-Luận án đã dùng các công thức toán học để tính mức độ sai dị, mức độ phong<br />
phú, mức độ đồng đều thông qua các chỉ số phong phú Margalef,chỉ số đồng đều<br />
Shannon-Wienner,chỉ số đồng đều Sorensen để chứng minh sự đa dạng các loài nấm Lỗ<br />
ở khu vực nghiên cứu.<br />
-Thống kê được số hệ sợi nấm thể hiện mức độ tiến hoá của các loài nấm Lỗ trong<br />
các lớp, ngành và giới nấm.<br />
- Luận án cũng đã thống kê tác dụng đa dạng của các loài nấm hiện có tại khu vực<br />
nghiên cứu như những loài ăn được, những loài làm thuốc chữa bệnh, những loài kháng<br />
ung thư và những loài phân giải gỗ mạnh. Đặc biệt ở khu vực nghiên cứu có những loài<br />
nấm diệt tuyến trùng hại thông và phân giải dioxin nhằm cung cấp thông tin cho những<br />
nghiên cứu tiếp theo.<br />
<br />
3<br />
- Lập được danh sách 33 loài nấm cần được ưu tiên bảo tồn.<br />
4.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Kết quả của luận án sẽ cung cấp cho người nông dân biết chăm sóc, bảo vệ rừng,<br />
tạo môi trường cho nấm có ích phát triển phát huy được chức năng bảo vệ rừng, làm giàu<br />
rừng và phát triển bền vững rừng trên cơ sở sinh thái học nấm Lớn nói chung và nấm Lỗ<br />
nói riêng..<br />
Giúp người nông dân, các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu bảo tồn, nuôi trồng, phát<br />
triển các loài nấm có ích, làm tăng thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao sức<br />
khoẻ công đồng .<br />
4.3. Những đóng góp mới của luận án<br />
-Luận án là công trình đầu tiên được công bố về số loài nấm Lỗ tại một vườn Quốc<br />
gia trên miền Bắc Việt Nam. Trong đó có 15 loài được công bố đầu tiên ở khu vực<br />
nghiên cứu.<br />
-Luận án lần đầu tiên xây dựng danh lục theo hệ thống phân loại mới công bố trên thế giới:<br />
"Từ điển Nấm, The Dictionary of Fungi" xuất bản lần thứ 10 công bố năm 2008 .<br />
- Luận án đã cung cấp nhiều dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh thái học của<br />
một số loài nấm Lỗ hiện có trên khu vực nghiên cứu nói riêng và một số vườn Quốc gia<br />
có các loài nấm phân bố nói chung.<br />
- Luận án đã lần đầu tiên ở Việt Nam sử dụng các công thức toán học về sai dị, chỉ<br />
số phong phú, chỉ số đồng đếu, chỉ số đa dạng để xác định sự đa dạng sinh học nấm Lỗ .<br />
-Luận án đã lần đầu tiên cung cấp thông tin về một số loài nấm Lỗ hiện có ở Ba Vì<br />
có thể nuôi trồng để làm thuốc chữa bệnh, kháng ung thư, phân giải kim loại nặng, chất<br />
độc Selenium, chất độc dioxin và một số loài phòng trừ bệnh tuyến trùng thông, một<br />
bệnh rất nguy hiểm ở Việt Nam và thế giới, đông thời đưa ra danh lục 33 loài nấm ở<br />
vườn QGBV cần được bảo tồn.<br />
- Phần phụ lục tác giả đã mô tả chi tiết về hình thái, hiển vi, phân bố và công dụng<br />
117 loài nấm Lỗ đã phát hiện, giúp cho nhiều người tìm hiểu về nấm có điều kiện nhận<br />
biết và phát hiện các loài nấm mới.<br />
-Luận án đã bước đầu đề xuất các giải pháp liên quan đến bảo vệ rừng nhằm bảo tồn<br />
tính đa dạng sinh học nấm Lớn ở Việt Nam.<br />
5. Bố cục của luận án:<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 3 chương, với tổng 108 trang,<br />
19 bảng biểu, 29 hình, tham khảo 195 tài liệu trong và ngoài nước.Phần phụ lục có 212<br />
ảnh chụp, 3 bản đồ, 14 phụ biểu.<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN<br />
1.1. Những nghiên cứu về nấm Lỗ<br />
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới<br />
Theo thống kê trên thế giới đã có đến 500.000 tài liệu nói về nấm, trong đó nhiều<br />
tài liệu đề cập đến những lĩnh vực thành phần loài, đặc điểm sinh thái, đa dạng sinh học<br />
của nấm Lỗ.<br />
Những năm gần đây nhiều nhà nấm học đều ủng hộ quan điểm phân loại của<br />
Hibbett và M.C. Aime (2006) trong cuốn "Kingdom Fungi" mà Kirk P.M.,Cannon<br />
P.F.,Stalpers J.A. biên soạn trong cuốn " Từ điển Nấm" (Dictionary of the Fungi) xuất<br />
<br />