Đề tài: Mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls) trong lĩnh vực nhà ở: Kinh nghiệm của Mỹ và khả năng hình thành tại Việt Nam
lượt xem 20
download
Trên cơ sở phân tích những ảnh hưởng của S&L đến sự phát triển của thị trường nhà ở của một số nước trên thế giới, đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và mở rộng hoạt động của S&L tại Việt Nam; Thúc đẩy sự phát triển của thị trường nhà ở tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls) trong lĩnh vực nhà ở: Kinh nghiệm của Mỹ và khả năng hình thành tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2012 Tên công trình: MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI TIẾT KIỆM VÀ CHO VAY (S&Ls) TRONG LĨNH VỰC NHÀ Ở: KINH NGHIỆM CỦA MỸ VÀ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH TẠI VIỆT NAM Nhóm ngành: Kinh doanh và Quản lý 1 (KD1) Hà Nội, tháng 04 năm 2012 1
- Mục lục Mục lục....................................................................................................................................... 2 Danh mục từ viết tắt ................................................................................................................. 5 Danh mục bảng ......................................................................................................................... 6 Danh mục hình, biểu đồ ........................................................................................................... 7 Lời mở đầu ................................................................................................................................ 8 Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls) ........................................................................................................................ 13 1.1 Tổng quan về Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls) .............................................. 13 1.1.1 Khái niệm.............................................................................................................. 13 1.1.2 Đặc điểm ............................................................................................................... 14 1.1.2.1 Tính tương hỗ ................................................................................................. 14 1.1.2.2 Tính tích lũy ................................................................................................... 15 1.1.2.3 Tính địa phương ............................................................................................. 15 1.1.2.4 Tính phi lợi nhuận .......................................................................................... 15 1.1.2.5 Mong muốn sở hữu một ngôi nhà là động lực quan trọng của các thành viên .................................................................................................................................... 16 1.1.3 Chức năng ............................................................................................................. 16 1.1.3.1 Chức năng tập hợp, quản lí, phân phối các khoản đóng góp ......................... 16 1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán ................................................................... 17 1.1.3.3 Chức năng trung gian tín dụng ....................................................................... 17 1.1.4 Vai trò ................................................................................................................... 18 1.1.4.1 Giúp những người lao động có một cuộc sống tốt đẹp hơn ........................... 18 1.1.4.2 Kích thích sự phát triển của thị trưởng nhà ở ................................................. 18 1.1.4.3 Khuyến khích thói quen tích lũy, tiết kiệm trong nhân dân ........................... 19 1.1.4.4 Tận dụng mọi khoản vốn nhàn rỗi để đầu tư sinh lợi..................................... 19 1.1.5 Cơ chế hoạt động .................................................................................................... 20 1.1.5.1 Tích lũy trước, sử dụng sau ............................................................................... 20 2
- 1.1.5.2 Mức độ ưu tiên sử dụng vốn giảm dần theo thời gian ....................................... 20 1.2 Mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls) ............................. 21 1.2.1 Mô hình hoạt động một lần (Terminating Plan) ................................................... 21 1.2.2 Mô hình nối tiếp (Serial Plan) .............................................................................. 22 1.2.3 Mô hình vĩnh viễn (Permanent Plan) .................................................................... 23 1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls)............................................................................................................................... 25 1.3.1Các nhân tố kinh tế: ............................................................................................... 25 1.3.1.1 Tăng trưởng kinh tế ........................................................................................ 25 1.3.1.2 Hoạt động của thị trường bất động sản: ......................................................... 28 1.3.1.3 Lãi suất ........................................................................................................... 29 1.3.2 Các nhân tố khác: .................................................................................................. 30 1.3.2.1 Các qui định của pháp luật đối với thị trường bất động sản và các định chế tài chính ........................................................................................................................... 30 1.3.2.2 Sự cạnh tranh giữa các định chế tài chính ...................................................... 31 1.3.2.3 Tâm lý người dân ........................................................................................... 31 1.3.2.4 Năng lực của nhà quản lý ............................................................................... 32 Chƣơng 2: Kinh nghiệm về mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls) trong lĩnh vực nhà ở tại Mỹ ................................................................................................... 34 2.1 Hệ thống cơ sở pháp lý của Mỹ về S&Ls ................................................................ 34 2.2 Mô hình hoạt động một lần của S&Ls tại Mỹ ........................................................ 36 2.3 Mô hình nối tiếp......................................................................................................... 39 2.4 Mô hình hoạt động vĩnh viễn của S&Ls .................................................................. 43 2.5 Đánh giá chung về hoạt động của các mô hình S&Ls tại Mỹ................................ 55 2.5.1 Đánh giá mô hình một lần .................................................................................... 55 2.5.2 Đánh giá mô hình nối tiếp .................................................................................... 56 2.5.3 Đánh giá mô hình vĩnh viễn.................................................................................. 57 Chƣơng 3: Khả năng hình thành mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls) trong lĩnh vực nhà ở tại VN ...................................................................................... 59 3
- 3.1 Khái quát về tình hình hoạt động của thị trƣờng tài chính và thị trƣờng nhà ở tại Việt Nam: ......................................................................................................................... 59 3.1.1 Khái quát về hoạt động của thị trường tài chính tại VN ....................................... 59 3.1.1.1 Hoạt động của thị trường tài chính trong những năm vừa qua ...................... 59 3.1.1.2 Ưu thế của các NHTM trong việc cung cấp các khoản vay mua sắm nhà ở cho khách hàng cá nhân .................................................................................................... 62 3.1.2 Khái quát về hoạt động của thị trường nhà ở tại VN ............................................ 64 3.2 Điều kiện cho sự hình thành và phát triển của S&Ls tại VN ................................ 67 3.2.1 Những thuận lợi khi phát triển S&Ls tại VN ........................................................ 67 3.2.1.1 Đôi nét về thực trạng dân số, nhà ở và thu nhập của người dân VN ............. 67 3.2.1.2 Nhu cầu mua nhà ở......................................................................................... 69 3.2.1.3 Nhược điểm của các khoản vay mua nhà hiện nay ........................................ 70 3.2.2 Những khó khăn khi phát triển S&Ls tại VN ....................................................... 71 3.2.2.1 Yếu tố tâm lý: ................................................................................................. 71 3.2.2.2 Lợi thế của các NHTM................................................................................... 72 3.2.2.3 Giá nhà ở VN quá cao so với thu nhập .......................................................... 72 3.2.2.4 Các kênh đầu tư tài chính chưa đem lại hiệu quả cao .................................... 73 3.2.2.5 Hoạt động chơi họ ở VN ................................................................................ 74 3.3 Mô hình hoạt động dự kiến của S&Ls trong lĩnh vực nhà ở tại Việt Nam .......... 75 3.3.1. Các giả thiết và điều kiện của mô hình ................................................................ 75 3.3.2. Mô hình tích lũy cá nhân ..................................................................................... 77 3.3.3 Mô hình S&L ........................................................................................................ 78 3.3.3.1. Các thành viên không vay vốn ...................................................................... 79 3.3.3.2. Các thành viên có vay vốn ............................................................................ 81 Kết luận .................................................................................................................................... 91 Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................................. 93 Phụ lục ..................................................................................................................................... 96 4
- Danh mục từ viết tắt Danh mục từ viết tắt tiếng Anh Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Hiệp hội tiết kiệm và cho vay S&Ls Savings and loan association Loan Tổ chức bảo hiểm tiết kiệm và FSLIC Federal Savings and Insurance Corporation cho vay liên bang Reform, Đạo luật cải cách các định chế FIRREA Financial Institutions Recovery, and Enforcement Act tài chính Tổng sản phẩm quốc gia GNP Gross national product Tổng sản phẩm quốc nội GDP Gross domestic product Chỉ số giá tiêu dung CPI Consumer price index Danh mục từ viết tắt tiếng Việt Chữ viết tắt Tiếng Việt Việt Nam VN Hà Nội HN Hồ Chí Minh HCM Ngân hàng Nhà nước NHNN Ngân hàng thương mại NHTM 5
- Danh mục bảng Bảng 1: Số liệu về tổng tài sản của S&Ls và GDP của Mỹ từ năm 1940 đến 1989 (tính theo triệu USD) ................................................................................................................................. 25 Bảng 2: Số liệu về số lượng và tài sản của các S&Ls năm 1888, 1900 và 1914 ...................... 47 Bảng 3: Số liệu về số lượng và tài sản của các S&Ls năm 1914, 1924 và 1930 ...................... 48 Bảng 4: Số liệu về số lượng và tài sản của các S&Ls năm 1930, 1937 và 1945 ...................... 48 Bảng 5: Số liệu về số lượng và tài sản của các S&Ls năm 1945, 1952, 1959 và 1965 ............ 49 Bảng 6: Số liệu về số lượng và tài sản của các S&Ls năm 1965, 1970, 1974 và 1979 ............ 50 Bảng 7: Số liệu về số lượng và tài sản của các S&Ls bị phá sản so với số liệu chung của ngành trong những năm 80 của thế kỉ XX........................................................................................... 52 Bảng 8: Số liệu về GDP và tỷ trọng đóng góp của ngành xây dựng vào GDP của VN năm 2005, 2007, 2008, 2009, 2010 .................................................................................................. 65 Bảng 9: Số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP và ngành xây dựng VN giai đoạn 2005 - 2010... 65 Bảng 10: Kết quả điều tra khảo sát về thời gian dự kiến mua nhà ........................................... 69 Bảng 11: Kết quả điều tra khảo sát về ngân sách dự kiến mua nhà.......................................... 70 Bảng 12: Kết quả điều tra khảo sát về các nguồn vốn sử dụng để tài trợ cho việc mua nhà ... 70 Bảng 13: Kết quả điều tra khảo sát về thu nhập/tháng ............................................................. 72 Bảng 14: Trình bày mô hình tích lũy cá nhân .......................................................................... 77 Bảng 15: Trình bày các dòng tiền S&Ls thu được trong một năm ........................................... 78 Bảng 16: Quá trình tích lũy đối với các thành viên không vay vốn ......................................... 80 Bảng 17: Tóm tắt qui trình đối với mô hình thành viên không vay vốn .................................. 80 Bảng 18: Trình bày khoản thu từ các thành viên trong 9 năm đầu tiên .................................... 82 Bảng 19: Tính lãi vay của 4 người vay vốn đầu tiên vào cuối năm thứ nhất ........................... 84 Bảng 20: Trình bày số lãi vay phải trả của những người vay trong 8 năm đầu ....................... 85 Bảng 21: Trình bày số tiền thu được từ lãi vay ........................................................................ 86 Bảng 22: Trình bày việc cấp vốn cho 14 thành viên còn lại .................................................... 87 Bảng 23: Trình bày việc phân bổ lợi nhuận còn lại cho các thành viên................................... 88 Bảng 24: Tóm tắt quá trình của mô hình cho thành viên vay vốn: .......................................... 90 Bảng 25: Danh sách 100 người tham gia trả lời phiếu điều tra ................................................ 99 Bảng 26: Mô hình thành viên không vay vốn ........................................................................ 106 6
- Bảng 27: Mô hình thành viên vay vốn (Số tiền đóng góp của các thành viên) ...................... 109 Bảng 28: Mô hình thành viên vay vốn (Cách tính lãi suất hàng tháng đối với các thành viên vay vốn) .................................................................................................................................. 114 Bảng 29: Mô hình thành viên vay vốn (Số tiền trả lãi) .......................................................... 116 Danh mục hình, biểu đồ Hình 1: Minh họa mô hình hoạt động một lần của S&Ls ......................................................... 22 Hình 2: Minh họa mô hình hoạt động nối tiếp của S&Ls ......................................................... 23 Hình 3: Kết quả chạy mô hình Eviews về mối quan hệ giữa 2 biến: Asset và GDP ................ 28 Biều đồ 1: Thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ giai đoạn 1700 - 1840 .................................. 37 Biểu đồ 2: GNP thực tế bình quân đầu người giai đoạn 1869 – 1918 ...................................... 40 7
- Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế VN trong vòng mười năm trở lại đây khiến cho mức thu nhập của người dân được cải thiện một cách đáng kể; và thúc đẩy tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu mua sắm nhà, đặc biệt ở hai thành phố lớn là HN và thành phố HCM, cũng vì vậy mà gia tăng nhanh chóng1. Tuy nhiên, thị trường bất động sản ở VN còn chưa hoàn thiện, đi kèm với hiện tượng thông tin bất cân xứng, nên nhà ở đến tay người dân bị đội giá lên rất cao so với giá trị thực. Cán bộ công chức hoặc nhân viên với mức lương trung bình không thể trong thời gian ngắn tự tài trợ cho việc mua nhà, mà thường phải tìm đến vay vốn tại các NHTM. Với mức lãi suất cho vay mua nhà còn khá cao, phổ biến trong khoảng 18-19%/năm như hiện nay, thì người vay vốn sẽ phải trả một khoản tiền lãi lên đến 1 tỷ đồng, cho một khoản vay chỉ khoảng 1.5 tỷ đồng trong vòng 8 năm.Vì vậy, ở VN, nhu cầu phát triển thêm những hình thức trung gian tài chính mới có thể hỗ trợ thông tin và đưa ra mức lãi suất hợp lý hơn cho những người mua nhà là rất cao. Mô hình S&Ls (Savings and Loan Asociation – S&Ls) xuất hiện khá phổ biến ở Mỹ từ những năm 1930, và đã chứng tỏ được tính ưu việt của mình trong việc hỗ trợ những người lao động có thu nhập trung bình mua hoặc sửa chữa nhà ở, thông qua việc tập trung các khoản tích lũy nhỏ của các thành viên và đầu tư vào những kênh đầu tư an toàn có sinh lời.Các thành viên sau đó được vay lại vốn của hiệp hội với mức lãi suất ưu đãi hơn của các trung gian tài chính khác, đặc biệt là các NHTM. Ở VN hiện nay, nhu cầu mua nhà ở còn khá lớn; trong khi đó người có nhu cầu mua nhà hầu như chỉ tìm đến các NHTM để tìm kiếm các dịch vụ tài chính như dịch vụ 1 Theo bản báo cáo “Đánh giá đô thị hóa ở VN” của Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN ngày5/4/2012,tốc độ đô thị hóa của VN đạt 3,4%/năm, đa số tập trung trong và xung quanh TP.HCM và HN 8
- cho vay và cấp tín dụng mua nhà trả góp. Do vậy, sự phát triển của S&Ls được kì vọng sẽ mang lại cho người dân thêm nhiều sự hỗ trợ về thông tin và tài chính. Tuy nhiên, trước khi các mô hình này được ứng dụng vào thị trường VN, cần phải có một nghiên cứu để đánh giá tổng thể về các ưu nhược điểm, điều kiện phát triển và các đề xuất thay đổi để các hiệp hội này có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện kinh tế, xã hội ở VN. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn “Mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls) trong lĩnh vực nhà ở: Kinh nghiệm của Mỹ và khả năng hình thành tại Việt Nam” làm đề tài cho công trình nghiên cứu khoa học của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu S&Ls (S&Ls) đã phát triển từ đầu thế kỷ XIX tại Mĩ và Anh.Mô hình hoạt động cơ bản của các S&Ls được giới thiệu trong nhiều giáo trình tài chính hiện đại, tiêu biểu như cuốn Kinh tế học về Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính2của tác giả Frederic S. Mishkinhaycuốn Thị trường tài chính &các định chế tài chính3của tác giả Jeff Madura. Các tác động tích cực và tiêu cực của mô hình trung gian tài chính này đối với thị trường tài chính và thị trường nhà ở (chủ yếu là tại Mĩ) cũng là đối tượng của nhiều nghiên cứu, báo cáo. Một số ví dụ tiêu biểu như: Bài học từ những thất bại của S&L: Cái giá cho những sai lầm trong chính sách công4Nhu cầu về tài sản có tính thanh khoản của các S&Ls: Lý thuyết, Bằng chứng và Gợi ý cho chính sách5 2 Frederic S. Mishkin (2007), The Economics of Money, Banking and Financial markets, 8 th edn, Pearson Education, Inc, Hong Kong 3 Jeff Madura (2009), Financial Markets and Institutions, 9 th edn, South Western Cengage Learning, Hong Kong 4 Ely Bert & Vicki Vanderhoff (1991), Lessons Learned from the S&LS Debacle: The Price of Failed Public Policy, báo cáo số 108. Lewisville, Tex.: Viện nghiên cứu chính sách 5 Maurice Weinrobe (2003), Savings and Loan Demand for Liquid Assets: Theory, Evidence and Implications for Policy, nghiên cứu do Federal Home Loan Bank Board tài trợ 9
- Mặc dù có lịch sử phát triển lâu đời ở nhiều nước trên thế giới nhưng mô hình S&Ls vẫn hoàn toàn xa lạ ở VN. Ngay cả các sinh viên trong lĩnh vực tài chính cũng chỉ biết đến hình thức trung gian tài chính này qua một số giáo trình trong nước, mà tiêu biểu là"Giáo Trình Tài Chính-Tiền Tệ Ngân Hàng", NXB Thống Kê, 2009 của PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Học Viện Ngân Hàng. Ở VN hiện nay chưa có những nghiên cứu một cách toàn diện về khả năng phát triển của mô hình S&Ls trong tình hình thị trường nhà ở tại VN cũng như các đề xuất các giải pháp cải tiến mô hình này cho phù hợp với trình độ kinh tế của nước ta. Vì lí do đó, đề tài này hi vọng sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về tiềm năng của các S&Ls ở nước ta trong thời gian tới. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay tại Mỹ, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất được mô hình hoạt động S&Ls dự kiến cho điều kiện của Việt Nam góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường nhà ở tại VN. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls) trong lĩnh vực nhà ở tại thị trường Mỹ và Việt Nam Mẫu khảo sát: người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn HN 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phân tích tài liệu: nghiên cứu các nguồn thông tin, dữ liệu đã có trong sách vở, các bài báo, công trình khoa học trước đó và thông tin trên mạng Internet làm cơ sở cho lý luận và chứng minh các lập luận. Điều tra bảng câu hỏi: lập bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng mức sống, mức thu nhập và nhu cầu mua nhà ở của người lao động. 10
- Phƣơng pháp quan sát thực tiễn: từ đó rút ra đặc điểm nền kinh tế xã hội ở VN và so sánh những đặc điểm đó với các nước khác trên thế giới. 6. Kết quả nghiên cứu của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Làm rõ được các vấn đề cơ bản về Hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các mô hình hoạt động của Hiệp hội cũng như những ưu điểm và nhược điểm của từng mô hình - Chỉ ra được những nhân tố chính tác động lên hoạt động và sự hình thành của các mô hình hoạt động của Hiệp hội. - Nghiên cứu kinh nghiệm về mô hình hoạt động của S&Ls trong lĩnh vực nhà ở tại Mỹ. - Chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành và phát triển hoạt động của S&Ls trong lĩnh vực nhà ở tại Việt Nam - Đề xuất được mô hình hoạt động dự kiến của S&Ls trong lĩnh vực nhà ở tại Việt Nam. Những thông tin về Hiệp hội S&Ls còn rất ít được biết tới ở VN, ngay cả trong những trường đại học về kinh tế và tài chính. Vì vậy, là một đề tài nghiên cứu khá đầy đủ về mô hình S&Ls (S&Ls), nghiên cứu khoa học này hi vọng sẽ trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình học tập và tìm hiểu của các sinh viên chuyên ngành tài chính. Ngoài ra, do ích lợi rất lớn đối với những người lao động có thu nhập trung bình (công chức, nhân viên văn phòng), mô hình này có thể là một dự án tiềm năng trong kế hoạch cải thiện phúc lợi cho nhân viên đối với các công ty và doanh nghiệp (đặc biệt là các công ty và doanh nghiệp tư nhân). Việc vận hành mô hình này thực chất là không tốn kém chi phí nhiều, và các công ty có thể tận dụng đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính trong việc quản trị hiệp hội này. 11
- 7.Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls) Chương 2: Kinh nghiệm về mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay tại Mỹ Chương 3: Khả năng hình thành mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay S&Ls trong lĩnh vực nhà ở tại VN 12
- Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình hoạt động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls) 1.1 Tổng quan về Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls) 1.1.1 Khái niệm S&Ls là một định chế tài chính mang tính hợp tác và tương hỗ, hoạt động dưới sự cho phép của chính quyền địa phương (mà ở Mĩ là chính quyền các bang), trong đó các thành viên cùng đóng góp vì lợi ích tương trợ và ưu thế tài chính.Hiệp hội này nhận các khoản tiền gửi nhỏ lẻ từ các thành viên và chủ yếu cung cấp các khoản vay bất động sản và mua sắm khác.6 Ban đầu, hoạt động của các S&Ls bị giới hạn trong việc cung cấp các khoản vay để các thành viên mua (xây, hoặc sửa chữa) nhà ở và chúng sẽ tự động giải tán khi tất cả các thành viên đã đạt được mục đích của mình. Nhưng sau đó, S&Ls bắt đầu chấp nhận cả các thành viên tham gia không vì nhu cầu mua nhà, mà có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm hưởng lãi. S&Ls dần dần được phép có thêm những chức năng của các định chế tài chính khác như: mở tài khoản rút tiền (từ năm 1971), tài khoản giao dịch (từ năm 1980), cung cấp các khoản vay thương mại lên đến 10% giá trị tổng tài sản. Các chức năng này khiến S&Ls không còn duy trì được những đặc điểm và chức năng nguyên thủy của chúng , mà ngày càng trở nên tương đồng với các định chế tài chính nhận tiền gửi như NHTM hay ngân hàng tiết kiệm. 6 Theo Henry S. Rosenthal (1920), Toàn thư về các Hiệp hội xây dựng, tiết kiệm và cho vay: Cách tổ chức và vận hành thành công (Cyclopedia of Building, Loan and Savings Associations: How to organize and successfully conduct them), tái bản lần thứ tư, American Building Association News Co., Chicago, Chương II, tr. 10 13
- Vì mục đích chính của công trình là nghiên cứu mô hình các Hiêp hội tiết kiệm và cho vay dưới góc độ là một nguồn tài trợ cho việc vay mua nhà, chúng tôi sẽ chỉ tập trung nghiên cứu các đặc điểm và chức năng nguyên thủy của định chế tài chính này, mà không đi sâu vào các nghiệp vụ đặc trưng của các định chế tài chính khác. Ngày nay, S&Ls (Savings and Loan Association – S&Ls) còn được biết đến ở Mĩ với tên gọi "Thrifts" (có thể tạm dịch là các "Tổ chức tiết kiệm").Tuy nhiên, khi các S&Ls đầu tiên được thành lập, chúng đã mang khá nhiều các tên gọi gần tương tự nhau: "Hiệp hội xây dựng" (Building Association), "Hiệp hội xây dựng và cho vay" (Building and Loan Association), "Ngân hàng hợp tác" (Cooperative Bank), "Hiệp hội tương trợ cho vay" (Mutual Loan Association). Ở Anh, Ireland và các nước thuộc Khối thịnh vượng chung cũng tồn tại các tổ chức tương tự với tên gọi "Liên hiệp xây dựng" (Building Society) hoặc "Ngân hàng tiết kiệm tin cậy" (Trustee Saving Bank). 7 1.1.2 Đặc điểm 1.1.2.1 Tính tƣơng hỗ Các thành viên trong cùng một hiệp hội cùng nhau đóng góp, dùng khoản tiền thu được cho nhau vay, hưởng lợi nhuận cùng nhau; và thậm chí họ là những công nhân, những người làm công cùng làm việc với nhau. Tính tương hỗ đã tạo ra sự bình đẳng giữa các thành viên.Họ có quyền lợi, ý kiến, đặc quyền và cơ hội ngang nhau trong hiệp hội; có quyền vận hành, kiểm soát và quản lý tổ chức như nhau; cùng hưởng lãi suất cũng như chịu các khoản nợ bằng nhau (nếu có). Đặc điểm này khá quan trọng vì, với đặc điểm này mà các S&Ls thường hạn chế phần đóng góp của các thành viên 7 Theo Henry S. Rosenthal (1920), Toàn thư về các Hiệp hội xây dựng, tiết kiệm và cho vay: Cách tổ chức và vận hành thành công (Cyclopedia of Building, Loan and Savings Associations: How to organize and successfully conduct them), tái bản lần thứ tư, American Building Association News Co., Chicago, Chương II, tr. 9 14
- (không chấp nhận các khoản đóng góp quá cao so với mức quy định) để ngăn chặn việc một số cá nhân thâu tóm quyền lợi trong hiệp hội, dẫn đến việc mất bình đẳng. 1.1.2.2 Tính tích lũy Nguồn vốn của các Hiệp hội chủ yếu đến từ các khoản đóng góp tiết kiệm nhỏ lẻ hàng tháng của các thành viên. Sự thành công sau này của các S&Ls được coi là một minh chứng tuyệt vời cho tác dụng của các khoản tiết kiệm có mục đích hệ thống, và sâu xa hơn là lợi ích của thói quen tích lũy. (Lưu ý: S&Ls nhấn mạnh đến thói quen tích lũy, ở một mức độ cao hơn là tiết kiệm đơn thuần, là việc đầu tư các khoản tiền dư ra một cách an toàn nhưng vẫn sinh lời, thay vì chỉ cất giữ các khoản tiền một chỗ) 1.1.2.3 Tính địa phƣơng Hoạt động của các S&Ls chỉ có thể tập trung ở phạm vi địa phương (cụ thể ở Mĩ thì chỉ trong phạm vi 1 bang). Thực tế đã chứng mình rằng mọi nỗ lực mở rộng phạm vi hoạt động của các S&Ls ra ngoài bán kính khu vực trong đó các thành viên đều quen biết lẫn nhau , đều tỏ ra không an toàn hoặc thất bại hoàn toàn. Kết quả này không có gì là quá bất ngờ bởi các S&Ls được xây dựng trên cơ sở tính tương hỗ, tức là sự hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên. Việc mở rộng phạm vi hoạt động của S&LS sẽ khiến mối liên hệ giữa các thành viên trở nên lỏng lẻo, hoạt động của S&Ls vì thế mất đi tính đảm bảo. 1.1.2.4 Tính phi lợi nhuận Các S&Ls hầu hết đều là các hiệp hội hoạt động phi lợi nhuận.Các thành viên đóng các khoản tiền hàng tháng không phải để hưởng lãi, mà là một cách tích lũy có hệ thống để mua nhà.Mục tiêu của S&Ls là hỗ trợ các thành viên mua (xây) được nhà.Khi mục đích này đạt được, tức là mọi thành viên đã được trợ giúp mua nhà, hiệp hội sẽ tự động giải tán.Đây chính là đặc điểm phân biệt S&Ls với các định chế cho vay khác 15
- như NHTM.Thêm vào đó, các S&Ls được vận hành và quản lí bằng chính các thành viên của nó, vì vậy đảm bảo được tính kinh tế và công bẳng. 1.1.2.5 Mong muốn sở hữu một ngôi nhà là động lực quan trọng của các thành viên Trên thực tế, đây được coi là nền tảng của việc thành lập các S&Ls, bởi việc có thể sở hữu một ngôi nhà là một trong những ước mơ lớn của mọi người. Trong khi đó, các thành viên của các S&Ls phần lớn đều là những công nhân, hoặc những người làm công ăn lương có thu nhập thấp; nếu không có S&Ls họ hầu như không thể có khả năng biến ước mở thành hiện thực được. Một phần là do thu nhập của họ quá thấp, mặt khác là do các ngân hàng thời bấy giờ không nhận các khoản tiền quá nhỏ (chỉ vào khoảng 1$/tuần hay 4$/tháng). Vì thế, khi biết những khoản tiền nhỏ mình đóng góp hàng tháng sẽ đổi lại một ngôi nhà, các thành viên của hiệp hội có động lực rất lớn để tham gia. 1.1.3 Chức năng 1.1.3.1 Chức năng tập hợp, quản lí, phân phối các khoản đóng góp Chức năng cơ bản đầu tiên của các S&Ls là nhận các khoản đóng góp nhỏ lẻ của các thành viên (thường chỉ vào khoảng 1$/tuần).Nhờ có S&Ls, các khoản tiền nhỏ này sẽ được tập hợp thành một khoản tiền lớn hơn.Sau đó, ban quản trị của hiệp hội, cũng chính là các thành viên, sẽ chịu trách nhiệm khiến cho khoản tiền này sinh lợi bằng cách đầu tư khoản tiền mới này vào những kênh đầu tư an toàn như mua các trái phiếu, công trái của chính quyền bang và liên bang hoặc gửi vào các ngân hàng lớn hoặc cho chính các thành viên có nhu cầu trong hiệp hội vay (với lãi suất thấp) . Khoản tiền gốc và lãi, cùng với các khoản thu khác đạt đến mức cam kết ban đầu sẽ được phân chia đều cho các thành viên (chưa vay tiền của hiệp hội) vào ngày hết hạn. 16
- Nhờ có chức năng này mà các khoản tiết kiệm cực nhỏ của các cá nhân được tập hợp lại, được sử dụng một cách an toàn và hợp lí để cuối cùng trả lại cho họ một khoản tiền có giá trị lớn hơn (sau một khoảng thời gian thường là nhỏ hơn khoảng thời cần thiết để một mình họ tự tiết kiệm được một khoản tiền tương tự); đủ giúp họ tài trợ cho việc mua nhà.Đây là chức năng nguyên thủy của các S&Ls, cũng là cơ sở của mọi hoạt động của S&Ls. Các chức năng có thêm sau này đều là dựa trên chức năng nguyên thủy này. 1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán Từ những năm 1970 trở đi, các S&Ls bắt đầu được phép mở các tài khoản có thể phát séc và từ năm 1980 được phép mở các tài khoản giao dịch8. Về cơ bản, chức năng này không có gì khác với chức năng trung gian thanh toán của NHTM. 1.1.3.3 Chức năng trung gian tín dụng Ban đầu các S&Ls không được coi là thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Mặc dù các hiệp hội này có nhận tiền gửi tiết kiệm và cho vay lại, nhưng các khoản cho vay lại chủ yếu là trong nội bộ các thành viên của hiệp hội.Mãi đến sau năm 1980, với sự ra đời của Đạo luật phi điều tiết các tổ chức nhận tiền gửi và kiểm soát tiền tệ, các S&Ls được phép phát hành thẻ tín dụng và cấp các khoản tín dụng trong lĩnh vực tiêu dùng có giá trị lên đến 20% tổng tài sản của hiệp hội, và các khoản tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, kinh doanh, nông nghiệp không quá 10% tổng tài sản.9 8 Thông tin tham khảo trên website www.wikipedia.org, truy cập lúc 02h00’ ngày 13/4/2012, đường dẫn: http://en.wikipedia.org/wiki/Savings_and_loan_association 9 Thông tin tham khảo trên website www.wikipedia.org, truy cập lúc 02h00’ ngày 13/4/2012, đường dẫn: http://en.wikipedia.org/wiki/Savings_and_loan_association 17
- 1.1.4 Vai trò 1.1.4.1 Giúp những ngƣời lao động có một cuộc sống tốt đẹp hơn Đây là vai trò dễ nhận thấy nhất của các S&Ls đối với các thành viên của mình.Với mục đích nguyên thủy của mình, S&LS giúp các thành viên đạt được ước mơ có thể sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình và gia đình. Đối với nhiều người lao động nghèo thì đây có thể coi là mục tiêu cả đời của họ. Hơn nữa, việc sở hữu một ngôi nhà sẽ là khởi đầu hứa hẹn cho một cuộc sống tốt đẹp hơn (chủ nhân của nó có thể cho thuê hoặc bắt đầu công việc kinh doanh của riêng họ). Ngay cả khi các thành viên không có nhu cầu mua nhà, thì việc tham gia vào S&Ls cũng giúp cho các thành viên tích lũy được một số vốn trong một thời gian ngắn hơn khoảng thời gian mà họ phải tự mình tiết kiệm. 1.1.4.2 Kích thích sự phát triển của thị trƣởng nhà ở Sự ra đời của các S&Ls khiến cho thị trường nhà ở trở nên sôi động hơn, bởi giờ đây những người lao động có thu nhập thấp cũng có nhu cầu mua (xây dựng ) nhà ở. Vào những năm 1840, hơn một nửa số nhà ở của thành phố Philladenphia, bang Pensylvania, Hoa Kì, được xây dựng thông qua các S&Ls. Sự thịnh vượng của thành phố này cho đến nay vẫn được cho là nhờ một phần tác động tích cực của các hiệp hội này. Vì vậy mà Philadelphia còn được biết đến với cái tên: "Thành phố của những ngôi nhà" (City of homes).10 Ngược lại, trong thời kì bùng nổ về phát triển đô thị và nhà ở cuối thế kỷ XIX, do tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần II, số lượng các S&Ls cũng tăng một cách đột biến. Điều này cho thấy vai trò to lớn cũng như mối quan hệ chặt chẽ của 10 Theo Henry S. Rosenthal (1920), Toàn thư về các Hiệp hội xây dựng, tiết kiệm và cho vay: Cách tổ chức và vận hành thành công (Cyclopedia of Building, Loan and Savings Associations: How to organize and successfully conduct them), tái bản lần thứ tư, American Building Association News Co., Chicago, Chương IV, tr. 35 18
- các hiệp hội này đối với thị trường nhà ở, đặc biệt là ở những khu vực đang bắt đầu đô thị hóa. 1.1.4.3 Khuyến khích thói quen tích lũy, tiết kiệm trong nhân dân Nền tảng của S&Ls chính là sự tích lũy một cách an toàn, khôn ngoan và có hệ thống các khoản tiền nhỏ để tạo thành những khoản vốn lớn hơn. Sự thành công của các mô hình S&Ls chính là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả của việc tích lũy có hệ thống này. Phát triển các mô hình S&Ls, vì thế chính là một trong những cách hữu hiệu nhất để khuyến khích thói quen tốt đẹp này trong dân chúng. Đó cũng là lí do vì sao định chế tài chính này được Quốc hội và Cục Dự trữ Liên Bang Mĩ khuyến khích phát triển thông qua những quy định cực kì ưu ái cho chúng. 1.1.4.4 Tận dụng mọi khoản vốn nhàn rỗi để đầu tƣ sinh lợi Vai trò này của các S&Ls không thực sự rõ nét trong thời gian đầu hình thành. S&Ls tập trung những khoản tiền nhỏ lẻ thành một khoản tiền lớn hơn rồi đầu tư vào những kênh đầu tư an toàn khác như: trái phiếu, công trái, hoặc gửi vào các ngân hàng lớn. Bằng cách này, các kênh đầu nói trên có thể huy động thêm được một nguồn vốn khác trong nhân dân, mà nếu như không có các S&Ls, họ chắc chắn sẽ bỏ qua; vì ngân hàng bình thường sẽ không bao giờ tiếp nhận các khoản tiền quá nhỏ như vậy. Vai trò là một kênh huy động vốn của các S&Ls ngày càng tăng khi định chế này được Quốc hội cho phép mở rộng hoạt động cấp tín dụng cả trong những lĩnh vực không phải là tiêu dùng, như kinh doanh, bất động sản, nông nghiệp. 19
- 1.1.5 Cơ chế hoạt động 1.1.5.1Tích lũy trƣớc, sử dụng sau Một trong những đặc điểm của các S&Ls là tính tích lũy.Nguồn vốn của S&Ls không phải sẵn có như các NHTM.Vì vậy, các thành viên của hiệp hội phải tích lũy trong một thời gian nhất định mới có nguồn vốn để tiến hành cho vay. Tuy nhiên, mỗi thành viên không nhất thiết phải tích lũy được toàn bộ số tiền cần thiết trước khi được sử dụng. Do tính tương trợ, S&Ls cho phép một số thành viên được sử dụng vốn trước khi việc tích lũy hoàn thành, với điều kiện họ đồng ý trả thêm một mức lãi suất (hoặc phần bù rủi ro). Mức lãi suất này được coi là phí để các thành viên vay vốn đầu tiên sử dụng phần tích lũy của các thành viên khác. 1.1.5.2 Mức độ ƣu tiên sử dụng vốn giảm dần theo thời gian Theo cơ chế này, các thành viên vay vốn đầu tiên sẽ phải trả mức lãi suất cao nhất.(Tiền lãi được đóng hàng tháng cùng với tiền gốc). Càng về sau, mức lãi suất vay vốn càng giảm dần.Và những thành viên nhận tiền cuối cùng vào ngày đáo hạn sẽ không phải chịu bất kì một mức lãi suất nào. Đó là do người sử dụng vốn đầu tiên có mức độ rủi ro thấp nhất, nên họ phải chịu một mức lãi cao nhất để bù lại lợi thế mà mình được hưởng. Còn người sử dụng vốn cuối cùng chịu sự rủi ro cao nhất, nên không phải trả lãi suất. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH THANG MÁY DÙNG VĐK AT89C51
13 p | 312 | 70
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
21 p | 499 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số mô hình kinh doanh Franchising thành công trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
120 p | 225 | 63
-
Chủ đề Mô hình hoạt động của một số NHTW trên thế giới? Việc sử dụng chính sách tiền tệ của Việt Nam đã được kết hợp với chính sách tài khóa như thế nào (trong vòng 3 năm qua)?Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện những chính sách này
29 p | 206 | 44
-
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng – Phòng Giao Dịch Hàm Nghi giai đoạn 2012-2014
77 p | 222 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình hoạt động của các công ty xuyên quốc gia và phương pháp áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam
84 p | 110 | 19
-
Tiểu luận: Tình hình hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng hành nước Việt Nam
25 p | 137 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh pháp luật Việt Nam và Malaysia về mô hình quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
20 p | 165 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Đề xuất mô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em lứa tuổi 10 đến 15 tuổi tại xã Yên Tân huyện Ý Yên tỉnh Nam Định
40 p | 74 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động sau cổ phần hóa của tổ chức công đoàn tại Công ty cổ phần phát triển và dịch vụ Nhà Bến Thành
94 p | 25 | 8
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Nghiên cứu trường hợp mô hình Công ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành)
115 p | 11 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Mô hình hỗn hợp về mối quan hệ giữa đổi mới và kết quả hoạt động kinh doanh: nghiên cứu tại các doanh nghiệp Việt Nam
59 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp
73 p | 24 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác tính giá thành dịch vụ tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng
26 p | 10 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hải Phòng
76 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng
101 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động khu công nghiệp Việt Nam - Singapore nhằm góp phần thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương
100 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn