intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ phức hợp giữa các chính sách quản lý vốn và khẩu vị rủi ro của ngân hàng

Chia sẻ: Nguyễn Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

153
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chính sách quản lý vốn lỏng lẻo và không phù hợp là nguyên nhân chính để các ngân hàng có động lực tham gia các hoạt động rủi ro. Vì vậy cần có một nghiên cứu phân tích và đánh giá về mối quan hệ giữa rủi ro ngân hàng.Tham khảo đề tài nghiên cứu này để có cái nhìn khái quát hơn về quản trị tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ phức hợp giữa các chính sách quản lý vốn và khẩu vị rủi ro của ngân hàng

1<br /> <br /> TÓM TẮT ĐỀ TÀI<br /> o Lý do chọn đề tài: Chính sách quản lý vốn lỏng lẻo và không phù hợp là nguyên nhân chính để các ngân hàng có động lực tham gia các hoạt động rủi ro. Vì vậy cần có một nghiên cứu phân tích và đánh giá về mối quan hệ giữa rủi ro ngân hàng và chính sách quản lý vốn nhằm giúp những ai quan tâm có cái nhìn chính xác hơn về sự vận động của rủi ro ngân hàng. o Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ 3 vấn đề mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa chính sách và quản lý vốn Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới mối quan hệ đó Liên hệ các khung pháp lý thực tiễn<br /> <br /> 3 mục tiêu trên o Phương pháp nghiên cứu o Nội dung nghiên cứu o Đóng góp của đề tài Hướng phát triển của đề tài<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Chương 1:<br /> Lý do chọn đề tài:<br /> <br /> Giới thiệu<br /> <br /> 1.1.<br /> <br /> Thế giới hiện nay đang ngày càng bất ổn cả về chính trị lẫn hoạt động kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã giúp cho những nhà nghiên cứu và nhà đầu tư tài chính thừa nhận những điểm yếu được bộc lộ từ các mô hình dự báo tài chính. Nguyên nhân chính là với một chính sách quản lý vốn lỏng lẻo, trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng luôn muốn mở rộng cả về quy mô vốn và quy mô thị trường, tìm kiếm và nắm bắt bất cứ cơ hội đầu tư nào mà họ cho là đem lại một tỷ suất sinh lợi vượt trội so với đối thủ, kể cả việc tăng tỷ lệ nợ xấu, cho vay tràn lan hoặc săn tìm những hoạt động đầu tư dưới chuẩn. Mặc dù tỷ suất sinh lợi cao nhưng rủi ro các nghiệp vụ này mang lại cho ngân hàng cũng không hề nhỏ. Duy trì sự ổn định chung trong hệ thống ngân hàng quốc tế không phải là một vấn đề đơn giản. Trên cơ sở đó, các hiệp ước Basel I và Basel II đã lần lượt ra đời đặt ra những quy định khắt khe về tỷ lệ vốn dự trữ bắt buộc, quy định về việc hoạch định chính sách, hay việc công khai những thông tin một cách phù hợp áp dụng cho toàn bộ thể chế tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng cho dù các Hiệp ước Basel đã xây dựng nên bộ khung pháp lý vững chắc và chặt chẽ về việc kiểm soát dòng tiền của hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng riêng lẻ thuộc những quốc gia khác nhau vẫn tiếp tục có những hoạt động đầu tư dưới mức, vẫn tăng cường cho vay dưới chuẩn, nâng cao tỷ lệ nợ xấu…chung quy lại chính là tăng cường thêm rủi ro thanh khoản và rủi ro vỡ nợ cho chính ngân hàng của mình. Vậy câu hỏi mục tiêu của nhóm nghiên cứu đặt ra là: Liệu việc áp dụng một bộ khung pháp lý chuẩn và đồng nhất (như Hiệp ước Basel) cho tất cả các ngân hàng trên thế giới có hiệu quả hay không, khi mà mức độ chấp nhận rủi ro của từng ngân hàng là khác nhau tùy vào các đặc trưng khác nhau của doanh nghiệp, đặc trưng ngành, cùng các điều kiện kinh tế vĩ mô khác? Để trả lời câu hỏi này, nhóm đã đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ phức hợp giữa các chính sách quản lý vốn và khẩu vị rủi ro của ngân hàng.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3 Nhóm nghiên cứu đã xây dựng các biến nhân tố với giả định rằng đó là những yếu tố ảnh hưởng một cách riêng biệt nhau đến mối quan hệ phức hợp giữa chính sách quản lý vốn và khả năng chấp nhận rủi ro ngân hàng, rồi sử dụng phương pháp ước lượng LGMM nhằm xác định mức độ của sự ảnh hưởng đó. Một trong những khám phá quan trọng của nhóm nghiên cứu này là cho ta thấy được những quy định về quản lý vốn đồng nhất sẽ không bao giờ đem lại được sự ổn định về tài chính cho một hệ thống gồm những ngân hàng không hề đồng nhất về khẩu vị rủi ro, về tiềm lực tài chính.<br /> <br /> 1.2.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu:<br /> <br /> Bài nghiên cứu tập trung trả lời những vấn đề sau đây để làm rõ mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất: Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự khác biệt tham số trong phản ứng của từng ngân hàng riêng lẻ thuộc các quốc gia khác nhau đối với rủi ro thanh khoản và rủi ro vỡ nợ. Nhóm nghiên cứu thực hiện bước này bằng cách xây dựng các biến giải thích trên những cơ sở lý thuyết nhất định rồi dùng phương pháp GMM để kiểm tra các mối quan hệ giữa các biến có thực sự tồn tại hay không. Thứ hai: Những phản ứng khác nhau của các ngân hàng riêng lẻ đối với rủi ro thay đổi như thế nào khi gặp phải sự thay đổi của chính sách quản lý vốn. Nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ Local Polynomial Smoothing để minh họa mối quan hệ giữa chính sách quản lý vốn và rủi ro ngân hàng nhằm cho thấy một điều rằng: với các loại rủi ro khác nhau, tác động của chính sách quản lý vốn đối với khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng sẽ khác nhau. Thứ ba: Sau khi làm rõ các nhân tố ảnh hưởng và xác định rõ mối quan hệ giữa chính sách quản lý vốn và rủi ro ngân hàng, liên hệ với khung pháp lý thực tiễn của các quốc gia hiện còn những thiếu sót gì, và các ngân hàng nên dừng hay tiếp tục các hoạt động làm tăng cường rủi ro cho chính bản thân mình. Với việc giải quyết những vấn đề trên theo phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống, bao gồm đo lường được mức độ đa dạng của rủi ro ngân hàng trong nhiều hệ thống ngân hàng khác nhau, với các khung pháp lý về vốn khác nhau, cùng với việc xác 3<br /> <br /> 4 định những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự đa dạng đó, mục tiêu cuối cùng mà nhóm nghiên cứu nhắm tới chính là việc cung cấp một cái nhìn mới về mối quan hệ rủi ro ngân hàng – chính sách quản lý vốn cho các tổ chức ngân hàng, các cơ quan chức năng quan tâm nhằm phục vụ các mục đích riêng của mình, như các CEO ngân hàng nên điều chỉnh cơ cấu vốn thế nào cho phù hợp với các chính sách mà các nhà làm luật đưa ra.<br /> <br /> 1.3.<br /> <br /> Phạm vi nghiên cứu:<br /> <br /> Bài nghiên cứu được thực hiện tập trung chủ yếu tại các nước Đông Nam Á cùng với 2 nước có thị trường tài chính ngân hàng phát triển mạnh là Hồng Kông, Nhật Bản. Nhóm nghiên cứu chọn khu vực này là phạm vi nghiên cứu vì đây là thị trường đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính, bộ khung pháp lý cho việc quản trị hệ thống ngân hàng còn sơ sài và nhiều khuyết điểm, đồng thời đây là khu vực có tỷ lệ ngân hàng mới thành lập mỗi năm khá lớn nên các hoạt động làm tăng rủi ro như cho vay tăng nợ, đầu tư dưới chuẩn diễn ra rất nhiều, phục vụ tốt cho tiến trình ước lượng của bài nghiên cứu.<br /> <br /> 1.4.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> Nhóm nghiên cứu xây dựng dữ liệu bảng động (dynamic panel data) gồm các số liệu của những ngân hàng thương mại cổ phần nội địa và quốc tế cùng ngân hàng nhà nước từ 10 quốc gia ASEAN: Malaysia, Indonesia, Singapore, Thailand, Philippines, Brunei, Laos, Cambodia, Vietnam, cùng 2 nước có hệ thống ngân hàng phát triển ở khu vực lân cận là Nhật Bản và Hồng Kông, thời gian từ năm 2000 đến năm 2013. Mẫu quan sát gồm 63 ngân hàng thương mại cổ phần được chọn ngẫu nhiên từ các nước và tạo nên được một mẫu bao gồm 704 quan sát. Toàn bộ dữ liệu được thu thập từ trang web Bankscope.<br /> <br /> 1.5.<br /> <br /> Kết cấu bài nghiên cứu<br /> <br /> Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này nhóm nghiên cứu sẽ trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 4<br /> <br /> 5 Chương 2: Những bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa quy định quản lý vốn và rủi ro mà ngân hàng chấp nhận. Mục tiêu của chương này là làm rõ các cơ sở lý thuyết mà nhóm nghiên cứu đã sử dụng làm nền tảng cho mô hình định lượng của mình thông qua các nghiên cứu trước đây Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu trình bày mô tả các biến trong mô hình, phương pháp ước lượng, dữ liệu, mô hình hồi quy, nguồn download dữ liệu và cách thu thập dữ liệu. Chương 4: Kết quả ước lượng mô hình, thảo luận kết quả. Từ kết quả ước lượng rút ra được từ mô hình, nhóm nghiên cứu xác định được những biến nào trong các biến đã đặt ra ban đầu là những nhân tố ảnh hưởng tới sự khác biệt trong rủi ro ngân hàng đối với chính sách quản lý vốn đối với từng tổ chức ngân hàng khác nhau. Chương 5: Kết luận. Nhóm trình bày tổng kết về bài nghiên cứu và các ưu, nhược điểm còn sót lại trong quá trình nghiên cứu<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2