intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh về việc sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh về việc sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế" nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với PM HTKK trong quá trình sử dụng và học tập; nghiên cứu đưa ra các kiến nghị, đề xuất đối với Nhà trường, Khoa, Giảng viên và bên Nhà cung cấp phần mềm để nâng cao sự hài lòng của sinh viên, hỗ trợ việc học tập và thực hành tốt hơn khi sử dụng PM HTKK.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh về việc sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI THUẾ MÃ SỐ: SV2020-120 SKC 0 0 7 3 3 8 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI THUẾ Mã số đề tài: SV2020-120 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Quỳnh - 17125083 TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020 1
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI THUẾ Mã số đề tài: SV2020-120 Thuộc nhóm ngành khoa học: Cơ bản SV thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: 17125CL4A Khoa ĐT CLC Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Kế toán Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI THUẾ VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 2 2.1. Tổng quan về PM HTKK........................................................................................... 2 2.1.1. PM HTKK ........................................................................................................... 2 2.1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 2 2.1.1.2. Đặc trưng của PM HTKK ............................................................................ 2 2.1.2. Ý nghĩa và lợi ích của việc sử dụng PM HTKK ................................................. 3 2.1.2.1. Ý nghĩa của việc sử dụng PM HTKK trong doanh nghiệp ......................... 3 2.1.2.2. Lợi ích của việc sử dụng PM HTKK............................................................ 3 2.2. Chất lượng PM HTKK............................................................................................... 4 2.2.1. Chất lượng ........................................................................................................... 4 2.2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 4 2.2.1.2. Đặc điểm của chất lượng .............................................................................. 5 2.2.2. Đánh giá chất lượng ............................................................................................ 5 2.2.3. Chất lượng PM HTKK ........................................................................................ 6 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dùng PM HTKK ........................ 7 2.3.1. Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng .......................................................... 7 2.3.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của sự hài lòng .............................................. 7 2.3.1.2. Sự hài lòng của khách hàng .......................................................................... 7 2.3.1.3. Sự hài lòng của sinh viên về PM HTKK ...................................................... 7 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sư hài lòng của người sử dụng PM HTKK ............ 7 2.3.3. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM với PM HTKK ....................................... 8 2.4. Một số mô hình chất lượng phần mềm ...................................................................... 9
  5. 2.4.1. Mô hình chất lượng của Jadhav A.S & R.M. Sonar, 2009 ................................. 9 2.4.2. Mô hình chất lượng phần mềm của Dromey ...................................................... 9 2.4.3. Mô hình chất lượng ISO- 9126 ........................................................................... 9 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 11 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 11 3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 12 3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................. 12 3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 12 3.2.3. Giải thích mô hình ............................................................................................. 13 3.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 14 3.3.1. Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 15 3.3.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 18 3.3.2.1. Thiết kế phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................... 18 3.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ........................................................... 18 3.3.2.3. Kích thước mẫu .......................................................................................... 18 3.3.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................. 18 3.3.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 18 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM VỀ PM HTKK .................................................................................. 21 4.1. Tổng quan về sinh viên Kế toán trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM ....... 21 4.2. Thống kê mô tả ........................................................................................................ 21 4.2.1. Thông tin mẫu nghiên cứu ................................................................................ 21 4.2.2. Đánh giá thang đo mô tả ................................................................................... 22 4.2.3. Kiểm định sự tin cậy của thang đo bằng hệ số CRONBACH’S ALPHA ........ 22 4.2.4. Thang đo thuộc các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng PM HTKK phục vụ học tập ............................................................................... 22 4.2.4.1. Thang đo Tài liệu, công cụ hỗ trợ .............................................................. 23 4.2.4.2. Thang đo Chức năng .................................................................................. 23 4.2.4.3. Thang đo Hiệu quả ..................................................................................... 24
  6. 4.2.4.4. Thang đo Khả dụng .................................................................................... 24 4.2.4.5. Thang đo thể hiện sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng PM HTKK ....... 25 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysic) ........................... 26 4.3.1. Phân tích các nhân tố với các nhóm biến độc lập ............................................. 26 4.3.2. Phân tích nhân tố với các nhóm biến phụ thuộc ............................................... 27 4.3.3. Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................. 28 4.3.3.1. Xem xét ma trận tương quan giữa các nhân tố ........................................... 28 4.3.3.2. Sự phù hợp của mô hình hồi quy đa biến ................................................... 28 4.3.3.3. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan ............................................................ 30 4.3.3.4. Hệ số hồi quy và thống kê đa cộng tuyến .................................................. 31 4.3.3.5. Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng PM HTKK tại trường .......................................................... 35 4.4. Phân tích mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khoa Kế toán, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật khi sử dụng PM HTKK phục vụ học tập................. 36 4.4.1. Yếu tố “Tài liệu, công cụ hỗ trợ” của PM HTKK ............................................ 37 4.4.2. Yếu tố “Tính khả dụng” của PM HTKK........................................................... 38 4.4.3. Yếu tố “Chức năng” của PM HTKK ................................................................ 38 4.4.4. Yếu tố “Hiệu quả” của PM HTKK ................................................................... 39 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 41 5.1. Kết luận .................................................................................................................... 41 5.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 42 5.2.1. Đối với nhà trường ............................................................................................ 42 5.2.2. Đối với Khoa Kinh tế ........................................................................................ 43 5.2.3. Đối với giảng viên ............................................................................................. 43 5.2.4. Đối với bên tạo phần mềm ................................................................................ 43 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH SÁCH CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG Bảng 2.1 Tiến độ thực hiện 16 Bảng 3.1 Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Tài liệu, công cụ hỗ trợ 23 Bảng 3.2 Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Chức năng 23 Bảng 3.3 Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Hiệu quả 23 Bảng 3.4 Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Tính khả dụng 24 Bảng 3.5 Bảng đánh giá hệ số tin cậy thang đo sự hài lòng của sinh viên 24 Bảng 3.6 Bảng thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của 26 từng nhóm biến Bảng 3.7 Hệ số KMO của hài lòng - nhóm biến độc lập 26 Bảng 3.8 Kết quả Rotated Component Matrix 27 Bảng 3.9 Hệ số KMO của hài lòng - nhóm biến phụ thuộc 27 Bảng 3.10 Kết quả kiểm định giả thiết về hệ số tương quan r 28 Bảng 3.11 Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích hồi quy 29 Bảng 3.12 Bảng hệ số phù hợp của mô hình 29 Bảng 3.13 Bảng hệ số hồi quy và thống kê đa cộng tuyến 31 Bảng 3.14 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 35
  8. DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ STT TÊN SƠ ĐỒ TRANG Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu 12 Sơ đồ 2.2 Mô hình nghiên cứu ban đầu 13 Sơ đồ 3.1 Kết quả kiểm định mô hình 36
  9. DANH SÁCH CÁC HÌNH STT TÊN HÌNH TRANG Hình 3.1 Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa 31 Hình 3.2 Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết 32 Hình 3.3 Đồ thị dự đoán sự chuẩn hóa 35
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải PM HTKK Phần mềm Hỗ trợ kê khai
  11. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI THUẾ - Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Quỳnh Mã số SV: 17125083 - Lớp: 17125CL4A Khoa: Đào tạo Chất lượng cao - Thành viên đề tài: Stt Họ và tên MSSV Lớp Khoa 1 Trần Lâm Minh Anh 17125008 17125CL2A ĐT CLC 2 Phan Thúy Quỳnh 17125084 17125CL2A ĐT CLC 3 Lê Mỹ Quyên 17125081 17125CL2B ĐT CLC - Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh 2. Mục tiêu đề tài: Nhằm xác định, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đối với PM HTKK bằng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, thu thập và phân tích số liệu. 3. Tính mới và sáng tạo: PM HTKK ra đời nhằm giải quyết nhược điểm, đơn giản hoá việc kê khai thuế và phần mềm đã được đưa vào chương trình giảng dạy các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế. 4. Kết quả nghiên cứu: Đưa ra kiến nghị cho Nhà trường, Khoa Kế toán và Giảng viên nhằm cải thiện khả năng sử dụng Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đáp ứng nhu cầu của sinh viên tăng sự hài lòng khi sử dụng phần mềm và nâng cao chất lượng học tập.
  12. Ngoài ra, từ bài nghiên cứu này có thể phát triển rộng hơn bằng các nghiên cứu khác, như đánh giá sự hài lòng của các doanh nghiệp nhỏ vừa hoặc nghiên cứu trên doanh nghiệp có quy mô lớn khi sử dụng PM HTKK. 5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Ứng dụng của đề tài đã góp phần tích cực vào quá trình học tập của sinh viên nói riêng và của ngành đào tạo nói chung. 6. Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày tháng năm SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (kí, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Ngày tháng năm Người hướng dẫn (kí, họ và tên)
  13. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Từ lâu, thuế đã được Nhà nước sử dụng như một công cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Nộp thuế là nghĩa vụ của mỗi cá nhân hay doanh nghiệp, chính vì vậy công tác nộp thuế ở các cơ quan thuế luôn trong tình trạng quá tải, dẫn đến nguy cơ có thể xảy ra sai sót và làm thất thoát thuế. Phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) đã ra đời dưới sự ban hành và quản lý của Bộ Tài chính nhằm giải quyết các nhược điểm của việc kê khai thuế trực tiếp tại cơ quan, đơn giản hóa việc nộp thuế của cá nhân hay doanh nghiệp. Từ những lý do đó, nhóm muốn làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh về việc sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế để nâng cao chất lượng học tập môn “Chính sách thuế” tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với PM HTKK trong quá trình sử dụng và học tập Từ kết quả khảo sát và nghiên cứu đưa ra các kiến nghị, đề xuất đối với Nhà trường, Khoa, Giảng viên và bên Nhà cung cấp phần mềm để nâng cao sự hài lòng của sinh viên, hỗ trợ việc học tập và thực hành tốt hơn khi sử dụng PM HTKK. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh về việc sử dụng PM HTKK. - Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang học tập và sử dụng PM HTKK học tập tại trường - Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. - Định lượng - Khảo sát, thu thập số liệu - Phân tích, đánh giá số liệu 1
  14. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI THUẾ VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về PM HTKK 2.1.1. PM HTKK 2.1.1.1. Khái niệm Từ năm 2005, để đơn giản hóa quá trình kê khai và nộp thuế qua mạng. Chính Phủ cùng Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính đã xây dựng và cung cấp cho người nộp thuế PM HTKK hay còn được biết đến với cái tên Phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế để người sử dụng có thể kê khai tờ khai các loại thuế, lập báo cáo tài chính doanh nghiệp, lập các báo cáo về hóa đơn, biên lai phí, lệ phí… một cách thuận tiện hơn. Sự ra đời của PM HTKK, với đặc trưng là các tính năng của chúng, không chỉ giúp giảm bớt nỗi lo cho người nộp thuế mà còn gạt bỏ gánh nặng cho cơ quan quản lý thuế mỗi khi đến kỳ hạn khai thuế. 2.1.1.2. Đặc trưng của PM HTKK Hiện nay, PM HTKK đã và đang là một công cụ đắc lực và không thể thiếu trong công tác kế toán. Một số đặc trưng nổi bật của phần mềm có thể kể đến như: - Tính năng tự động cập nhật phiên bản mới khi có kết nối internet. Tính năng này giúp cho người nộp thuế không phải nâng cấp thủ công phần mềm như trước đây. Chỉ cần máy tính của người sử dụng được kết nối với mạng Internet, hệ thống phần mềm sẽ được nâng cấp tự động. Như vậy, rủi ro mất dữ liệu cũng được giảm thiểu đáng kể. - Tăng cường xử lý trên tờ khai khi tải hoặc kết xuất dữ liệu với số lượng dữ liệu lớn. Tính năng này làm tăng cường khả năng giải quyết số lượng lớn các tờ khai thuế của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp có quy mô càng lớn, tính năng này càng phát huy hiệu quả. - Có thể tra cứu lại tất các các hồ sơ, tờ khai đã lập một cách dễ dàng hơn. Các tờ khai được lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu trên hệ thống phần mềm, bởi vậy việc tra cứu trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với việc phải mở sổ tra cứu. - Hỗ trợ tải và kết xuất dữ liệu Excel với hai định dạng *.xls và *.xlsx giúp giảm đáng kể dung lượng file lưu trữ. 2
  15. - Giao diện được thiết kế trực quan, dễ nhìn hơn với người sử dụng, cụ thể: Bổ sung tính năng tìm kiếm trong danh mục trên tờ khai (danh mục tài nguyên, tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí, ngành nghề kinh doanh), cho phép tìm kiếm theo tên và kỳ hiệu lực,… - Hỗ trợ chuyển dữ liệu đã kê khai trên phần mềm hỗ trợ kê khai HTKK phiên bản cũ sang HTKK phiên bản mới nhất. 2.1.2. Ý nghĩa và lợi ích của việc sử dụng PM HTKK 2.1.2.1. Ý nghĩa của việc sử dụng PM HTKK trong doanh nghiệp - Tính chính xác: Điểm nổi bật nhất của Phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế là khả năng cung cấp và cập nhật hệ thống biểu mẫu thống nhất từ chính đơn vị phát hành. Điều này giúp doanh nghiệp không còn mắc phải sai sót khi thực hiện các yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời, tuân thủ chặt chẽ các quy định mới nhất về thuế để hoạt động sản xuất, kinh doanh được thực hiện đúng pháp luật hiện hành. Chưa kể, với tờ khai mã vạch 2 chiều, các sai sót trong quá trình kê khai và nộp thuế sẽ được hạn chế tối đa. - Tính hiệu quả: Phần mềm Hỗ trợ kê khai là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhằm kiểm tra các lỗi số học mà người nộp thuế có thể mắc phải trong quá trình làm việc. Xét về lâu dài, đây là công cụ thiết yếu đối với các cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình kê khai và nộp thuế, đồng thời là công cụ đắc lực đối với cơ quan quản lý thuế Nhà nước trong việc ngăn chặn và hạn chế khả năng thất thoát thuế. - Tính chuyên nghiệp: Việc sử dụng PM HTKK vừa giúp doanh nghiệp được tiếp cận với các giao dịch điện tử vì các thao tác kê khai nộp thuế đều được thực hiện trực tuyến, vừa giúp cơ quan thuế Nhà nước giảm tải khối lượng công việc liên quan đến hoạt động nộp thuế của doanh nghiệp. - Tính cộng tác: Phần mềm là cầu nối giữa cá nhân, doanh nghiệp và Nhà nước, giúp cá nhân và doanh nghiệp kê khai đầy đủ các khoản thuế phải nộp, tạo điều kiện cho việc quản lý của Nhà nước. 2.1.2.2. Lợi ích của việc sử dụng PM HTKK Trước khi HTKK ra đời, các cá nhân hoặc tổ chức phải đến các cơ quan thuế để làm các thủ tục và xác thực rồi mới nộp thuế. Đất nước phát triển đồng nghĩa với nghĩa vụ nộp thuế ngày càng tăng, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các thủ tục hành chính 3
  16. nói chung và việc kế khai thuế nói riêng đã dần được cải biến rất nhiều nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân hay tổ chức nộp thuế và cả cho Nhà nước trong vấn đề quản lý. Trong đó, những lý do chính giải thích cho sự ưu việc của HTKK được Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính đưa ra là: - Người nộp thuế tiết kiệm được quỹ thời gian cũng như kinh phí về thủ tục và các giấy tờ liên quan trong việc kế khai thuế. - Đảm bảo việc thông tin và số liệu được kê khai của người nộp thuế được gửi đến cơ quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác nhất. - Người nộp thuế không còn phiền hà về việc phải chờ đợi do sự quá tải của cơ quan thuế. - Chỉ cần có kết nối Internet, người nộp thuế có thể nộp ở bất cứ khi nào và bất cứ đâu. - Trường hợp người đại diện doanh ngiệp không có mặt vẫn có thể ký chữ ký số và kê khai thuế qua Internet hoặc có thể ủy quyền quản lý chữ ký số cho người được tin cậy để ký và nộp tờ khai. - Đồng thời, về phía cơ quan thuế giảm được áp lực về sự quá tải trong công việc so với khi nhận tờ khai trực tiếp. Việc quản lý, lưu trữ và tìm kiếm thông tin dữ liệu cũng trở nên dễ dàng hơn. 2.2. Chất lượng PM HTKK 2.2.1. Chất lượng 2.2.1.1. Khái niệm Theo quan điểm triết học của Mác thì chất lượng sản phẩm là mức độ, thước đo biểu thị giá trị sử dụng của nó. Giá trị sử dụng của một sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm đó và nó chính là chất lượng của sản phẩm. Theo giáo sư Ishikawa chuyên gia về chất lượng của Nhật Bản cho rằng: "Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất " (Kaoru Ixikaoa, 1990). Theo Feigenbaum: "Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm". (John.S.Oakard, 1994). Còn Juran thì định nghĩa chất lượng sản phẩm đơn giản, ngắn gọn: "Chất lượng là sự phù hợp với sử dụng, với công dụng". (John.S.Oakard, 1994). Phần lớn các chuyên gia 4
  17. về chất lượng trong nền kinh tế thị trường coi chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Ngoài ra chất lượng có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Từ góc độ nhà sản xuất có thể xem chất lượng là mức độ hoàn thiện của sản phẩm (dự án) so với các tiêu chuẩn thiết kế được duyệt. Từ góc độ dịch vụ, chất lượng được xác định chủ yếu thông qua một số chỉ tiêu gián tiếp. Theo quan điểm của người tiêu dùng, chất lượng là tổng thể các đặc tính của một thực thể, phù hợp với việc sử dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hay có thể nói chất lượng là giá trị mà khách hàng nhận được, là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Theo quan điểm chất lượng hướng theo công nghệ thì chất lượng sản phẩm là tổng tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện ở mức độ thoả mãn những yêu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội. 2.2.1.2. Đặc điểm của chất lượng Chất lượng có thể được xác định trên các khía cạnh như thuộc tính của sản phẩm, định hướng thời gian của sản phẩm dịch vụ (phù hợp với việc sử dụng lâu dài, đảm bảo liên tục bền lâu), các dịch vụ sau bán hàng, ấn tượng tâm lý đối với sản phẩm, yếu tố đạo đức kinh doanh trong kinh doanh. Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu. Một thực thể dù đáp ứng các tiêu chuẩn về sản phẩm nhưng lại không phù hợp với nhu cầu, không được thị trường chấp nhận thì bị coi là không có chất lượng. Chất lượng được đo bởi mức độ thỏa mãn nhu cầu. Sự thỏa mãn được thể hiện trên nhiều phương diện như: tính năng của sản phẩm, giá cả, thời điểm cung cầu, mức độ dịch vụ, tính an toàn… Chất lượng phải gắn với điều kiện cụ thể của nhu cầu, của thị trường về các mặt kinh tế kỹ thuật, xã hội phong tục tập quán. 2.2.2. Đánh giá chất lượng Chất lượng sản phẩm được đánh giá qua một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể. Những chỉ tiêu chất lượng đó chính là các thông số kinh tế - kỹ thuật và các đặc tính riêng có của từng sản phẩm, phản ánh tính hữu ích của nó. Những đặc tính này gồm có: - Tính năng tác dụng của sản phẩm - Các tính chất cơ, lý, hoá như kích thước, kết cấu, thành phần cấu tạo - Các chỉ tiêu thẩm mỹ của sản phẩm 5
  18. - Tuổi thọ - Độ tin cậy - Độ an toàn của sản phẩm - Chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường - Tính dễ sử dụng - Tính dễ vận chuyển, bảo quản - Dễ phân phối - Dễ sửa chữa - Tiết kiệm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng - Chi phí, giá cả Các chỉ tiêu này không tồn tại độc lập tách rời mà có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn những chỉ tiêu khác. Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn và quyết định những chỉ tiêu quan trọng nhất làm cho sản phẩm của mình mang sắc thái riêng phân biệt với sản phẩm đồng loại khác trên thị trường. Ngoài ra các chỉ tiêu an toàn đối với người sử dụng và xã hội, môi trường ngày càng quan trọng và trở thành bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống của con người. 2.2.3. Chất lượng PM HTKK Phần mềm sẽ cung cấp một cách đầy đủ đến người dùng tờ khai mã vạch HTKK miễn phí và mã vạch in đính kèm, đồng thời cung cấp đầy đủ các mẫu giấy tờ và hướng dẫn kê khai một cách chi tiết và chính xác nhất, phù hợp với các quy định và thông tư hiện hành. Không chỉ vậy, phần mềm còn hỗ trợ người nộp thuế khai tờ khai nhanh chóng và chính xác theo các văn bản, thông tư của Cơ quan Thuế, đồng thời HTKK còn giúp cơ quan Nhà nước quy chuẩn được dữ liệu đầu vào lưu trữ dễ dàng hơn giúp dễ dàng quản lý các khoản mà doanh nghiệp hay cá nhân phải nộp. 6
  19. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dùng PM HTKK 2.3.1. Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng 2.3.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của sự hài lòng Sự hài lòng là một trạng thái tâm lý sau khi đã trải nghiệm, sử dụng loại dịch vụ hay sản phẩm nào đó và cảm thấy thỏa mãn khi được đáp ứng nhu cầu và mong muốn của mình dựa trên những gì mà họ mong đợi và kết quả nhận được. 2.3.1.2. Sự hài lòng của khách hàng Theo Fornell (1995) “sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi tiêu dùng, được định nghĩa như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá bằng cảm nhận sự khác nhau giữa kỳ vọng trước khi tiêu dùng với cảm nhận thực tế về sản phẩm sau khi tiêu dùng nó”. Hoyer và MacInnis (2001) cho rằng “sự hài lòng có thể gắn liền với cảm giác chấp nhận, hạnh phúc, giúp đỡ, phấn khích, vui sướng”. Hansemark và Albinsson (2004) lại cho rằng “Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”. Theo Zeithaml & Bitner (2000) “Sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ”. Còn theo Kotler (2000), định nghĩa “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thất vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được của sản phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi của họ”. 2.3.1.3. Sự hài lòng của sinh viên về PM HTKK Sự hài lòng của sinh viên là những cảm nhận, cảm xúc mang tính cá nhân khi sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế về việc hỗ trợ học tập, các tính năng, tính chính xác của phần mềm dựa trên trải nghiệm của sinh viên. 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sư hài lòng của người sử dụng PM HTKK Theo Zeithaml và Bitner (2000), sự hài lòng khách hàng chịu sự tác động của 5 yếu tố: chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giá cả, nhân tố hoàn cảnh, nhân tố cá nhân. 7
  20. - Chất lượng dịch vụ: có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng dịch vụ. Theo Advardsson, Thomasson và Ovretveit (1994) cho rằng chất lượng dịch vụ là dịch vụ đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và là nhận thức của họ khi đã sử dụng dịch vụ khác nhau. - Chất lượng sản phẩm: có rất nhiều khái niệm nói về chất lượng sản phẩm. Một sản phẩm được xem là có chất lượng khi đáp ứng được mong đợi của khách hàng với chi phí chấp nhận được và hiệu quả nó mang lại. - Giá cả: là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa Theo Czepiel, Solomo và Gutman (1985), sự hài lòng của khách hàng chịu sự tác động của 2 yếu tố: yếu tố chức năng (hàng hóa, sản phẩm hữu hình), yếu tố dịch vụ nhà cung ứng (vô hình). - Yếu tố chức năng: sản phẩm hay hàng hóa mang lại được lợi ích gì khi sử dụng đồng thời sản phẩm đó phải thấy được và sử dụng được. - Yếu tố dịch vụ: Có rất nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ. Theo Valari A Zeithaml và Mary J Briner (2000) “dịch vụ là những hành vi, quá trình và cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng, làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hành”. Sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm tổng quát nói lên sự hài lòng của khách hàng khi tiêu dùng một sản phẩm, một dịch vụ. Do đó, yếu tố chất lượng sản phẩm (chức năng) là một nhân tố ảnh hưởng, là nhân tố quyết định chính đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng phần mềm. 2.3.3. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM với PM HTKK Đo lường sự hài lòng bằng cách so sánh mong đợi của người dùng với hiệu quả của HTKK. Việc đo lường liên quan đến tính hiệu quả và năng suất của phần mềm đem lại. Đánh giá sự hài lòng của người dùng đối với phần mềm là để xác định mục tiêu, chức năng của phần mềm. Vai trò của việc đo lường sự hài lòng của người dùng đối với việc sử dụng PM HTKK: 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2