intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị phế tích kiến trúc Pháp tại Vườn Quốc gia Ba Vì trong phát triển du lịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu hoạt động bảo tồn, khái thác giá trị phế trích kiến trúc Pháp tại Vườn Quốc gia Ba Vì nhằm đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc Pháp tại đây, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm khai thác giá trị của giá trị di tích kiến trúc Pháp ở VQG Ba Vì phục vụ phát triển du lịch hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị phế tích kiến trúc Pháp tại Vườn Quốc gia Ba Vì trong phát triển du lịch

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ PHẾ TÍCH KIẾN TRÚC PHÁP TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Mã số: DTSV.03.2021 Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Ngọc Hoan Lớp : 1905QLVA Cán bộ hướng dẫn : Ths. Nghiêm Xuân Mừng Hà Nội, tháng 5 năm 2021
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ PHẾ TÍCH KIẾN TRÚC PHÁP TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Mã số: DTSV.03.2021 Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Ngọc Hoan Thành viên tham gia : Phạm Thị Tú Anh Ngô Hoài Linh Hà Mai Linh Lớp : 1905QLVA Cán bộ hướng dẫn : Ths. Nghiêm Xuân Mừng Hà Nội, tháng 5 năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan tất cả nội dung bài nghiên cứu khoa học là công trình nghiên cứu của cả nhóm chúng tôi dưới sự hướng dẫn của Ths. Nghiêm Xuân Mừng. Những số liệu, tư liệu trong đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị phế tích kiến trúc Pháp tại Vườn Quốc gia Ba Vì trong phát triển du lịch” hoàn toàn có nguồn gốc, cơ sở khoa học rõ ràng, trung thực và chưa từng được công bố hay sao chép trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng nếu có sự gian lận không trung thực trong thông tin của đề tài này. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Ngọc Hoan
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy cô trong Khoa Quản lý xã hội, đặc biệt là Ths. Nghiêm Xuân Mừng, người hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị phế tích kiến trúc Pháp tại Vườn Quốc gia Ba Vì trong phát triển du lịch”. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Giám đốc VQG, Trung tâm du lịch Vườn Quốc gia Ba Vì, Phòng Văn hóa huyện Ba Vì, Hà Nội đã giúp đỡ tận tình tạo điều kiện, cung cấp những thông tin cần thiết và những kiến thức để chúng tôi hoàn thiện được bài nghiên cứu khoa học này. Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu khoa học, đề tài còn nhiều thiếu sót nên chúng tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý từ các thầy, cô giáo Trường Đại học Nội vụ Hà nội cũng như các cán bộ nghiên cứu liên quan đề tài để bài nghiên cứu khoa học này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Ngọc Hoan
  5. DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải thích 1 VQG Vườn Quốc gia 2 Nxb Nhà xuất bản 3 DSVH Di sản Văn hóa 4 NQ/TW Nghị quyết/ Trung ương 5 GS. TS. KTS Giáo sư. Tiến sĩ. Kiến trúc 6 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 7 NN&PTNN Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8 VH-TT&DL Văn hóa-Thể thao và Du lịch 9 KTS Kiến trúc sư 10 TS.KTS Tiến sĩ. Kiến trúc 11 ĐH Đại học
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 7. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 4 8. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu khoa học ...................................................... 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHẾ TÍCH KIẾN TRÚC PHÁP TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ ......................................... 5 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 5 1.1. Các khái niệm ............................................................................................. 5 1.1.1. Di sản....................................................................................................... 5 1.1.2. Phế tích .................................................................................................... 6 1.1.3. Bảo tồn .................................................................................................... 6 1.1.3. Khai thác ............................................................................................... 10 1.2. Cơ sở của bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch ................................................................................................................... 11 1.2.1. Di sản văn hóa tạo động lực cho du lịch ............................................... 11 1.2.2. Du lịch góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa.................................. 13 1.3. Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa và nguyên tắc cơ bản trong bảo tồn, trùng tu di tích ................................................................................................. 14 1.3.1. Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa ........................................................ 14 2.2. Những nguyên tắc bảo tồn, trùng tu di tích.............................................. 15
  7. 2. Khái quát về VQG Ba Vì và hệ thống phế tích kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì................................................................................................................ 16 2.1. Vườn Quốc gia Ba Vì............................................................................... 16 2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên động thực vật............................................... 16 2.1.2.Cơ cấu tổ chức và hoạt động .................................................................. 17 2.2. Hệ thống phế tích kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì .................................... 19 2.2.1. Lịch sử xây dựng ................................................................................... 19 2.2.2. Giá trị kiến trúc nghệ thuật ................................................................... 20 Tiểu kết ............................................................................................................ 20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ PHẾ TÍCH KIẾN TRÚC PHÁP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ ................................................................ 21 2.1. Khái quát về các công trình kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì và hiện trạng của phế tích ............................................................................................ 21 2.1.1. Khái quát về các công trình kiến trúc ................................................... 21 2.1.1.1. Nhà thờ đổ .......................................................................................... 21 2.1.1.2. Trung tâm nghỉ mát của quân đội ...................................................... 21 2.1.1.3. Dinh thự nhà đại tá ............................................................................. 22 2.1.1.4. Trại Thanh niên .................................................................................. 22 2.1.1.5. Nhà tù chính trị................................................................................... 23 2.1.2. Hiện trạng phế tích kiến trúc, cảnh quan .............................................. 25 2.2. Hoạt động bảo tồn các phế tích tại VQG Ba Vì ....................................... 25 2.2.1. Kế hoạch bảo tồn................................................................................... 25 2.2.2. Quan điểm, nguyên tắc bảo tồn giá trị phế tích kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì ...................................................................................................... 26 2.2.2.1. Quan điểm bảo tồn ............................................................................. 26 2.2.2.2. Nguyên tắc bảo tồn............................................................................. 27 2.1.3. Kết quả bước đầu của hoạt động bảo tồn .............................................. 31 2.3. Hoạt động khai thác giá trị phế tích kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì phục vụ phát triển du lịch......................................................................................... 32
  8. 2.3.1. Tổ chức cho khách tham quan, trải nghiệm .......................................... 32 2.3.2. Giáo dục bảo vệ môi trường.................................................................. 33 2.3.3. Hoạt động tổ chức sự kiện .................................................................... 34 2.3.4. Hoạt động tuyên truyền quảng bá ......................................................... 35 Tiểu kết ............................................................................................................ 36 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC PHÁP TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ ................................................... 37 3.1. Giải pháp chung ....................................................................................... 37 3.1.1. Đối với các cấp lãnh đạo và các ngành chức năng ............................... 37 3.1.2. Đối với nhân dân và cư dân quanh khu vực ........................................ 38 3.2. Giải pháp cụ thể ....................................................................................... 38 3.2.1. Giải pháp trong hoạt động trùng tu tôn tạo ........................................... 38 3.2.2. Giải pháp về đào tạo những người phục vụ du lịch tại chỗ .................. 39 3.2.3. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá cho du lịch................................... 40 Tiểu kết ............................................................................................................ 41 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 43 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 45
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cách Hà Nội hơn 60km, từ xưa, vùng văn hóa tâm linh Ba Vì đã ăn sâu trong tâm thức người Việt, đây là vùng đất thiêng, mang cả một kho huyền tích gắn với Đức Thánh Tản Viên, một trong “Tứ bất tử” của người dân Việt Nam. Sự linh thiêng khiến vùng đất Ba Vì trường kỳ mang vẻ yên bình. Ở đây còn có một hệ thống các công trình văn hóa như: Đền thờ Bác Hồ, Khu di tích K9, tháp Báo Thiên; các thắng cảnh như Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên ở chân núi. Đặc biệt, Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì (được quy hoạch bảo vệ từ năm 1991) là kho báu vô giá được thiên nhiên ban tặng, chứa đựng bề dày lịch sử, văn hóa, tâm linh, là “hòn ngọc xanh” của Thủ đô. VQG Ba Vì không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những huyền thoại linh thiêng về thánh thần mà Ba Vì còn tồn tại một kho kiến trúc cổ thời Pháp bị vùi lấp trong cỏ cây, hoa lá, rêu phong. Hệ thống kiến trúc Pháp được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, bao gồm những biệt thự nghỉ dưỡng, nhà thờ, sân bay, cả trang trại, đồn điền và căn cứ quân sự được người Pháp quy hoạch và xây dựng khoa học, tỉ mỉ. Mỗi công trình đều ẩn chứa những câu chuyện lịch sử thú vị, tạo nên sức hấp dẫn về một vùng đất đặc biệt. Tuy nhiên trải qua thời gian và chiến tranh, những công trình kiến trúc này dần bị lãng quên và bị bỏ hoang phế. Gần đây, nhận thấy những giá trị của công trình, Nhà nước ta và các tổ chức phi chính phủ đã có chủ trương khôi phục những công trình kiến trúc này để phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch. Việc phát huy, khai thác và đánh thức “một thị trấn đang ngủ quên” hay còn là các giá trị phế tích trong VQG Ba Vì để phục vụ cộng đồng được tham quan, sống cùng một thời kỳ lịch sử là trách nhiệm của các thế hệ và là hướng đi cần thiết. Là sinh viên chuyên ngành Quản lý văn hóa, với mong muốn vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, qua tìm hiểu công tác trùng tu, tôn tạo những phế tích thời Pháp ở VQG Ba Vì, nhóm sinh viên chúng tôi nhận thấy đây là hoạt động rất bổ ích và cần thiết để tìm ra cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, khai thác giá trị di sản kiến trúc, phục vụ cho phát triển du lịch và cũng là để phục vụ cho 1
  10. chuyên ngành học tập của mình. Vì vậy nhóm sinh viên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị phế tích kiến trúc Pháp tại Vườn Quốc gia Ba Vì trong phát triển du lịch” làm công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội năm 2021. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Khai thác giá trị di sản để phục vụ những mục đích khác nhau, trong đó có phát triển du lịch là đề tài được bàn đến trong nhiều công trình nghiên cứu. Cuốn Quản lý di sản văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Kim Loan, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội (2012) [7] là giáo trình đề cập một cách toàn diện và hệ thống các vấn đề liên quan đến di sản văn hóa dân tộc như: hệ thống di sản văn hóa Việt Nam; Vai trò của di sản văn hóa trong đời sống xã hội đương đại; Nội dung chính của quản lý Nhà nước về di sản văn hóa dân tộc, trong đó có bàn đến việc khai thác các giá trị của di sản phục vụ cho phát triển du lịch. Cuốn sách Di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại, Nxb Tri thức, Hà Nội (2014) [9] là tập hợp những bài nghiên cứu về đa dạng các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người Việt và các tộc người thiểu số trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Công trình là sự hợp tác có hiệu quả của nhiều nhà nghiên cứu để có thể khảo sát được nhiều di sản văn hóa trên nhiều địa bàn khác nhau của cả nước và nhìn ra các vấn đề có tính chất chung và bao quát cho các di sản văn hóa của Việt Nam hiện nay, nhằm mục đích làm cho các di sản phát huy được giá trị của nó trong cuộc sống. Trực tiếp đề cập đến bảo tồn các công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội, từ năm 1985, kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng đã cho ra mắt cuốn sách Kiến trúc Hà Nội thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Cuốn sách đã khảo tả chi tiết các công trình kiến trúc do người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ XIX cho đến nửa đầu thế kỷ XX tại Hà Nội với những giai đoạn cùng những trường phái kiến trúc khác nhau, làm rõ nhưng trường phái, phong cách kiến trúc, ý nghĩa và những giá trị của các công trình. Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc nhận diện và kế thừa những tinh hoa trong kiến trúc phương Tây tại Việt Nam.[3] Nhận dạng di sản kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội và giải pháp bảo tồn 2
  11. bền vững là Luận án Tiến sĩ của Trần Quốc Bảo, Trường Đại học Xây dựng (2016) [1]. Với mục đích nhận dạng, hệ thống hóa các hình thái kiến trúc thuộc địa Pháp trên địa bàn Hà Nội và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn bền vững di sản kiến trúc thuộc địa Pháp, đề tài đã nhận dạng và đánh giá di sản kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn bảo vệ di sản này. Ngoài các công trình, cuốn sách nghiên cứu còn có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu đăng tải trên các báo, tạp chí website về việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc Pháp. Đối với VQG Ba Vì cũng đã có nhiều bài viết về việc bảo tồn, phát huy giá trị của những công trình kiến trúc phế tích tại đây. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến việc bảo tồn, khai thác các phế tích này phục vụ cho phát triển du lịch. 3.Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động bảo tồn, khái thác giá trị phế trích kiến trúc Pháp tại Vườn Quốc gia Ba Vì nhằm đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc Pháp tại đây, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm khai thác giá trị của giá trị di tích kiến trúc Pháp ở VQG Ba Vì phục vụ phát triển du lịch hiệu quả. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động khai thác giá trị phế tích kiến trúc Pháp cổ tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội phục vụ phát triển du lịch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Nội. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động khai thác giá trị kiến trúc Pháp cổ từ năm 2015 đến nay (2021). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp tài liệu liên quan đến nội dung đề tài. - Điền dã, khảo sát thực trạng, thực địa, quan sát các giá trị phế tích Pháp cổ tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội. 3
  12. - Phỏng vấn để thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ đề tài. - Tổng hợp, phân tích đánh giá những ưu điểm và nhược điểm và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị phế tích kiến trúc Pháp tại Vườn Quốc gia Ba Vì. 6. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra bài nghiên cứu khoa học đã sử dụng những phương thức tiếp cận hệ thống tư duy, logic, phân tích và tổng hợp để nhận thức và sử lý các thông tin qua các phương pháp sau. - Phương pháp điền dã dân tộc học: Nhóm tác giả đã trực tiếp đến hiện trường VQG Ba Vì để khảo sát thực tế, phỏng vấn cán bộ quản lý, người dân địa phương và du khách để có thông tin, dữ liệu từ thực địa, phục vụ viết đề tài. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Trên cơ sở những tài liệu từ các nguồn thông tin liên quan, tài liệu từ điền dã, khảo sát thực địa, nhóm tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về giá trị kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì và việc khai thác giá trị kiến trúc đó phục vụ phát triển du lịch. 7. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần làm rõ cơ sở khoa học của việc bảo tồn, khai thác các giá trị phế tích Pháp cổ tại VQG Ba Vì từ đó đề ra các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả giá trị các công trình kiến trúc Pháp cổ phục vụ phát triển du lịch. 8. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu khoa học Ngoài phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về các phế tích kiến trúc Pháp tại Vườn Quốc gia Ba Vì Chương 2: Thực trạng bảo tồn và khai thác giá trị phế tích kiến trúc Pháp phục vụ phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia Ba Vì Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và khai thác giá trị phế tích kiến trúc Pháp phục vụ phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia Ba Vì 4
  13. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHẾ TÍCH KIẾN TRÚC PHÁP TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ 1. Cơ sở lý luận 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Di sản Khái niệm di sản văn hoá có thể xác định được một cách thuận lợi từ khái niệm về văn hoá. Như ta đã biết, Văn hoá đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Nhưng xu hướng định nghĩa văn hoá theo tính giá trị và tính đặc trưng cho công đồng chủ thể sáng tạo đang được nhiều người chấp nhận nhất. Theo cách định nghĩa này thì Văn hoá là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần đặc trưng nhất cho bản sắc của cộng đồng người, do cộng đồng con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế khác. Tính chất lưu truyền đã biến văn hoá của thế hệ trước trở thành di sản văn hoá của thế hệ sau. Vì vậy có thể hiểu: “Di sản văn hoá chính là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Nó là bộ phận quan trọng nhất, tầng trầm tích dày nhất đã được thời gian thẩm định của một nền văn hoá cụ thể” [7, tr.9]. Bất cứ dân tộc nào cũng có một di sản văn hoá riêng, đặc trưng cho bản sắc của dân tộc đó. Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Điều 1 Luật Di sản văn hoá của Việt Nam nêu rõ định nghĩa về di sản văn hoá của Việt Nam như sau: “Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [7, tr9]. Theo cách tiếp cận giá trị văn hoá này, ta thấy di sản văn hoá bao gồm hầu hết các giá trị văn hoá do thiên nhiên và con người tạo nên trong quá khứ. Nó là phần tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất đọng lại sau hàng loạt hoạt động sáng tạo của con người từ đời này qua đời khác. Di sản văn hoá là những giá trị văn hoá đặc biệt bền vững vì nó phải được thẩm định một cách khắt khe bằng sự thừa nhận 5
  14. của cả cộng đồng người trong một thời gian lịch sử lâu dài, đó chính là tính chất đặc thù của di sản văn hóa, phân biệt với khái niệm văn hóa nói chung. Bởi vậy, có thể nói di sản văn hoá là bộ phận quan trọng nhất, cơ bản nhất của nền văn hoá nếu không muốn nói là tất cả. Những hoạt động văn hoá đương đại trong chừng mực nào đó chỉ mới là biểu hiện của văn hoá, một phần có thể được coi là hoạt động sáng tạo mà kết quả của nó chưa thể khẳng định ngay là sản phẩm tiêu biểu, tinh tuý của văn hoá dân tộc, vì còn thiếu một yếu tố cơ bản là sự thẩm định của thời gian. Xét về mặt triết học thì quan hệ giữa văn hóa và di sản văn hóa là quan hệ của phạm trù cái chung và cái riêng. Văn hóa là cái chung, di sản văn hóa là cái riêng. Mọi yếu tố của di sản văn hóa đều là văn hóa, nhưng không phải mọi yếu tố của văn hóa đều là di sản văn hóa, vì trong văn hóa còn nhiều yếu tố bị mai một trong dòng chảy lịch sử, do không vượt qua đuợc thử thách của thời gian nên không được lưu truyền lại cho thế hệ sau thành di sản văn hóa, hoặc những yếu tố văn hóa mới được hình thành chưa được thẩm định của thời gian. 1.1.2. Phế tích Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ (2012), Phế (động từ) có nghĩa là “Bỏ không dùng đến”. [11, tr.700]. Phế tích là công trình xây dựng có giá trị bị thiên nhiên hoặc con người phá hủy không còn giữ được nguyên trạng, chỉ còn dấu vết đổ nát. Các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật ở Việt Nam, do tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường, thiên tai, xã hội và các cuộc chiến tranh nên phần lớn đến với thế hệ ngày nay không còn được nguyên vẹn. Do vậy, hầu hết những di tích này đều đặt ra những đòi hỏi về cứu chữa, tu bổ, khôi phục từng phần hoặc toàn phần cùng với sự khơi dòng để tồn tại và tiếp nối. 1.1.3. Bảo tồn Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê biên soạn (2003): “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi” [10, tr.39]. Bảo tồn văn hóa có hai đối tượng để bảo tồn: giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Bảo tồn tức là các hành động nhằm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu lại sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng, gìn giữ chúng để tồn tại cùng với thời gian. Bảo tồn các sự vật, hiện tượng là lưu giữ, không 6
  15. làm cho chúng bị mai một, bị thay đổi và biến dạng. Tuy nhiên, đối tượng được bảo tồn (giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) cần thỏa mãn: Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một giá trị đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì hoài nghi hay bàn cãi. Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài (có giá trị lâu dài) trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người. Bảo tồn di sản chính là cách thức, biện pháp giữ gìn để di sản sống cùng cuộc sống của nhân loại. Về quan điểm bảo tồn di sản, hiện nay trên thế giới tồn tại 3 quan điểm bảo tồn, đó là: Bảo tồn nguyên vẹn, bảo tồn trên cơ sở kế thừa và bảo tồn phát triển. * Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn Theo Gregory J. Ashworth, quan điểm bảo tồn nguyên vẹn phát triển vào những năm 50 của thế kỷ XIX. [7] Quan điểm này được các nhà bảo tồn, bảo tàng trong lĩnh vực di sản văn hóa ủng hộ. Họ cho rằng, những sản phẩm của quá khứ nên được bảo vệ một cách nguyên vẹn như nó vốn có, phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, cách ly di sản khỏi môi trường xã hội đương đại. Họ cho rằng, mỗi di sản chứa đựng những giá trị văn hóa - xã hội nhất định, những giá trị văn hóa ấy luôn biến đổi theo thời gian do tác động của xã hội hiện tại và sẽ tạo nên những lớp văn hóa khác không trùng với lớp văn hóa mà thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau. Vì vậy có thể làm cho các thế hệ sau nữa không thể truy nguyên được những giá trị di sản đang tồn tại. Chính vì như vậy, những người theo quan điểm này cho rằng, do chúng ta chưa có đủ thông tin, trình độ hiểu biết để có thể lý giải giá trị của các di sản văn hóa, chúng ta nên giữ nguyên trạng những di sản này để khi có điều kiện, các thế hệ tiếp nối có thể xử lý, giải thích và tìm cách kế thừa, phát huy di sản một cách tốt hơn. Về mục đích: nguyên tắc tiến hành bảo tồn đơn giản, dễ hiểu và có 14 sự đòi hỏi về mặt đạo đức, mục đích cao nhất là bảo tồn toàn bộ những gì có thể bảo tồn được. Về nguồn lực: các nguồn di sản là căn cứ bất di bất dịch; các địa điểm di tích có 7
  16. một căn cứ lịch sử nhất định của nó, các sản phẩm được xác định và tạo ra trên cơ sở nguồn gốc của di sản (có ý nghĩa về lịch sử, vẻ đẹp kiến trúc…); về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn có thể quyết định một cách khách quan thông qua sự đồng thuận của tập thể; tính chân thực của di sản là yếu tố quyết định giá trị. Về chiến lược bảo tồn: Có sự mâu thuẫn cố hữu giữa bảo tồn và phát triển; những tác động của sự bảo tồn phản lại chức năng sẽ sinh ra những vấn đề phát sinh thứ cấp; tăng việc sử dụng các sản phẩm được bảo tồn trong giai đoạn hiện thời phải phù hợp với công việc quản lý và nếu cần thiết phải giới hạn nhu cầu. Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn có ưu điểm là giữ các giá trị văn hóa cần bảo vệ trong một môi trường an toàn, không bị những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Tuy nhiên, hạn chế của quan điểm bảo tồn này là làm khô cứng các sản phẩm văn hóa, rất khó xác định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phát sinh vì bản chất của văn hóa là luôn biến đổi theo những thay đổi của cuộc sống. * Bảo tồn trên cơ sở kế thừa Quan điểm này dựa trên tư duy mỗi di sản có một vai trò lịch sử nhất định với một thời gian và không gian nhất định. Khi hiện tại nó đang hiện hữu thì di sản ấy cần phát huy giá trị phù hợp với xã hội hiện tại và phải loại bỏ những gì không phù hợp với hiện tại. Bàn về quan điểm này, Ashworth nêu ra những đặc điểm cơ bản sau: - Không chỉ những đồ tạo tác hay những toà nhà mà cả các bộ sưu tập và các di sản khác cũng được bảo tồn dựa vào kế thừa; - Các tiêu chí lựa chọn không phụ thuộc vào bản chất bên trong của di sản mà còn phụ thuộc vào những yếu tố nằm bên ngoài, không thuộc về bản chất của di sản; - Bảo tồn trên quan điểm kế thừa quan tâm không chỉ đến hình thức mà còn quan tâm đến cả các chức năng của di sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm Đời sống mới cũng đã nêu ra những quan điểm rõ ràng về sự kế thừa: cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm. Quan điểm đó thuộc quan điểm bảo tồn dựa trên cơ sở kế thừa này. 8
  17. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn dạng động) Bảo tồn dạng động tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa. Các di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng di sản văn hóa vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn động trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay trong chính đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể trong đời sống xã hội theo thời gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong kí ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian. Với quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa thì được các học giả nước ngoài rất quan tâm. Theo các nhà nghiên cứu như Anh, Mĩ như Bonface, Fowler, Prentice… cho rằng phát triển du lịch trong vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản là rất cần thiết. Tác giả Corner và Harvey cho rằng việc quản lý di sản cần đặt dưới một cách tiếp cận toàn cầu hóa. Còn tác giả Moore và Caulton cũng cho rằng cần quan tâm là làm thế nào lưu giữ được các di sản văn hóa thông qua cách tiếp cận mới và phương tiện kỹ thuật mới. Nhưng nhìn chung, các quan điểm lý thuyết này đều dựa trên cơ sơ mỗi di sản cần phải thực hiện được nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể. Khi di sản ấy tồn tại ở thời gian và không gian hiện tại thì di sản ấy cần phát huy giá trị văn hóa - xã hội phù hợp với xã hội hiện nay và phải loại bỏ đi những gì không phù hợp với xã hội ấy. Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tiềm thức và trí nhớ của con người mà chúng ta thường mệnh danh họ là nhưng nghệ nhân hay những báu vật nhân văn sống. Do đó bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ những báu vật nhân văn sống. Đó là việc xã hội thừa nhận tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu, phát huy được khả năng của họ trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Quan điểm bảo tồn kế thừa có mặt ưu việt là những sản phẩm văn hóa có 9
  18. giá trị, được sàng lọc qua dòng thời gian sẽ có cơ hội tự khẳng định mình. Những sản phẩm văn hóa truyền thống khi đặt trong bối cảnh mới nếu không được điều chỉnh sẽ khó có thể tồn tại lâu dài và khó khăn trong việc xác định đâu là giá trị cần phải kế thừa và phát huy, yếu tố nào cần loại bỏ. Nó tiềm ẩn sự nguy hiểm khi việc loại bỏ ấy có thể sẽ đánh mất những giá trị văn hóa mà chúng ta chưa thật sự hiểu biết về nó. * Bảo tồn phát triển Quan điểm này không bận tâm tới việc bảo tồn y nguyên như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ, mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống đương đại. Có thể có nhiều mục đích khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong việc bảo tồn di sản và mục đích được áp dụng phù hợp với từng đối tượng di sản nhất định. Nguồn lực cho việc bảo tồn được tạo ra bởi nhu cầu của thị trường sản phẩm. Bởi vậy các tiêu chí được lựa chọn để bảo tồn cũng phụ thuộc vào sự lựa chọn của thị trường. Cho nên, chiến lược bảo tồn của quan điểm này coi di sản là một chức năng nên là một sự lựa chọn cho phát triển. Không có sự mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Kế hoạch bảo tồn di sản không tách rời khỏi các chiến lược bảo tồn di sản khác Quan điểm này dựa trên cơ sở DSVH hiển nhiên đang tồn tại song hành với xã hội của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp vận hành di sản một cách thích hợp với những yêu cầu của thời đại hiện nay. Điểm quan trọng của quan điểm này nằm ở nội hàm “tính xác thực” của DSVH. Trên đây là khái niệm bảo tồn và 3 quan điểm về bảo tồn di sản: bảo tồn nguyên vẹn, bảo tồn kế thừa và bảo tồn phát triển. Với nội dung của đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn quan điểm bảo tồn phát triển để xem xét, đánh giá việc khai thác giá trị các phế tích kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì, phục vụ cho phát triển du lịch. 1.1.3. Khai thác Theo Từ điển Tiếng Việt của Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Khanh (2000), Khai thác có nghĩa là: “1. Mở mang để thu hoạch tài nguyên. Ví dụ Khai 10
  19. thác khoáng sản, công ty khác thác. 2: Đưa ra trình bày trước công chúng để thu lợi. Ví dụ Khai thác một cuốn phim” [6, tr.553, 554]. Theo nghĩa của từ này thì có thể hiểu khái niệm: khai thác phế tích là hoạt động trùng tu, tôn tạo, khôi phục các công trình kiến trúc có giá trị vốn bị tàn phá, hư hỏng hoặc hủy hoại do thiên nhiên, chiến tranh và con người để làm cho các công trình đó có tác dụng trong cuộc sống đương đại. Vận dụng khái niệm này trong đề tài, hoạt động khai thác phế tích chính là việc tôn tạo, trùng tu, khôi phục và đưa các công trình kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì vào phát triển du lịch. 1.2. Cơ sở của bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch 1.2.1. Di sản văn hóa tạo động lực cho du lịch Di sản văn hóa là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều khách tham quan trong nước và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Hiện nay, ngành du lịch xem đây là nền tảng, trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yếu tố về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và nguồn nhân lực. Di sản văn hóa cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. Việt Nam có bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cùng với sự đa dạng văn hóa của 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên dải đất hình chữ S đã để lại cho hôm nay một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Đến nay đã có 24 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên được UNESCO vinh danh là di sản thế giới; trong đó có 8 di sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể (Vịnh Hạ Long, Hoàng Thành Thăng Long, quần thể danh thắng Tràng An, Thành Nhà Hồ, Phong Nha Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn); 12 di sản văn hóa phi vật thể (Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Lễ hội Gióng, Ca Trù, Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ kéo co, Đờn ca Tài tử Nam Bộ; Bài Chòi Trung Bộ); và 4 di sản tư liệu (Bia Tiến sỹ Văn Miếu Quốc Tử Giám, Mộc bản Triều Nguyễn, Châu bản Triều Nguyễn, Mộc bản 11
  20. Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang). Cùng với đó là hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh được công nhận di sản. Chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể ước tính có hơn 3.000 di sản cấp quốc gia và khoảng 7.500 di sản cấp tỉnh và nhiều công trình di tích vẫn đang được thống kê; hệ thống các lễ hội, làng nghề truyền thống; văn hóa ẩm thực của các vùng miền, của các dân tộc; các di sản văn hóa văn nghệ dân gian… Trên cơ sở phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc trưng riêng có của mỗi loại hình di sản, những năm gần đây, du lịch di sản đã phát triển mạnh mẽ, lượng khách tham quan trong nước và quốc tế không ngừng gia tăng, đặc biệt di sản sau khi được Nhà nước lập hồ sơ công nhận và được UNESCO vinh danh. Sức hấp dẫn của di sản đã tạo động lực cho phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích về thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Cụ thể như Quần thể di tích cố đô Huế, năm 2017 đón 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó 1,8 triệu khách du lịch quốc tế, thu được 320 tỷ đồng riêng từ vé tham quan; Phố cổ Hội An đón 1,96 triệu lượt khách, thu về 219 tỷ đồng riêng từ vé tham quan. Các di sản nổi tiếng như Hạ Long, Phong Nha-Kẻ Bàng, Tràng An, Yên Tử, Núi Bà Đen… những năm gần đây không ngừng được đầu tư phát triển. Qua đó, du lịch di sản đã đóng góp to lớn vào sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch thời gian qua. Cụ thể giai đoạn từ 2010 đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp hơn 2,5 lần, từ 5 triệu lượt năm 2010 lên 12,9 triệu lượt năm 2017, trung bình tăng 14,5% năm (đặc biệt năm 2017 tăng tới 29,1% so với 2016). Khách du lịch nội địa tăng gấp 2,6 lần, từ 28 triệu lượt năm 2010 lên 73,2 triệu lượt năm 2017, tăng trung bình 14,6%. Tổng thu du lịch tăng trên 5 lần, từ 96.000 tỷ năm 2010 lên 510.000 tỷ năm 2017, trung bình tăng 26,9%, đóng góp trên 7% GDP và tác động lan tỏa trên 13,9% GDP; tạo ra trên 1,2 triệu việc làm trực tiếp và 3,6 triệu việc làm gián tiếp. Nhiều sản phẩm du lịch di sản đã trở thành thương hiệu đặc trưng cho du lịch Việt Nam. Đặc biệt, di sản văn hoá còn là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho hệ thống điểm đến và sản phẩm du lịch của Việt Nam, kết nối và đa dạng hoá các tuyến du lịch xuyên vùng và quốc tế. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2