Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin ngành lao động – thương binh và xã hội
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin ngành lao động – thương binh và xã hội có nội dung bao gồm 3 chương trình bày về cơ sở lý luận về thông tin và chia sẻ thông tin, thực trạng về chia sẻ thông tin ngành lao động - thương binh và xã hội, lựa chọn mô hình và giải pháp thực hiện cơ chế chia sẻ thông tin ngành. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin ngành lao động – thương binh và xã hội
- BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRUNG TÂM THÔNG TIN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHIA SẺ THÔNG TIN NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI MÃ SỐ ĐỀ TÀI: CB2012-02-12 Đơn vị chủ trì đề tài: Trung tâm Thông tin Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Quang Luyến Hà Nội - 2012
- 1 ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ———————————— 1. Cơ quan quản lý: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm Thông tin 3. Thời gian thực hiện: 2012 4. Ban chủ nhiệm: Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Quang Luyến - Phó Giám đốc Thư ký:Ths. Lê Hồng Thao - Trung tâm Thông tin Thành viên: 1. Ths. Lưu Tiến Dũng - Phó Giám đốc 2. Cn. Đỗ Kim Hạnh 3. Ths. Trần Tuấn Cường 4. Cn. Phạm Nguyệt Minh 5. Cn. Nguyễn Thị Ngọc Huyền 5. Cộng tác viên: 6. Cơ quan phối hợp: Các Vụ trong Bộ Viện Công nghệ thông tin - Viện KHVN
- 2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thông tin luôn có vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội, là căn cứ quan trọng để đưa ra các quyết định chỉ đạo, điều hành, quản lý cả ở tầm vĩ mô cũng như vi mô. Các quyết định đưa ra sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và trở thành kém hiệu quả nếu thiếu các thông tin tin cậy. Ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhanh chóng làm tăng vai trò của thông tin trong mọi mặt của đời sống cũng như quản lý, với sự phát triển đó đã làm thay đổi cách thức thu thập, lưu trữ, chia sẻ thông tin, các hoạt động này không chỉ đóng kín trong một đơn vị, một tổ chức mà đã mở rộng trên phạm vi toàn cầu, với mạng không gian ảo. Trong những năm qua Hệ thống thông tin Lao động - Thương binh và Xã hội đã đóng vai trò quan trọng nhất định phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Song còn nhiều bất cập như: thông tin phân tán, thu thập, cập nhật chưa đầy đủ, thường xuyên, kịp thời. Đáng chú ý hơn là thông tin thiếu tính hệ thống, độ tin cậy chưa cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin Lao động - Thương binh và Xã hội chưa được coi trọng dẫn đến việc chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, tổ chức còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa hiệu quả. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải thay đổi tổ chức hệ thông thông tin: cả trong việc thu thập, xử lý, cập nhật, lưu trữ và đặc biệt là vấn đề chia sẻ thông tin sao cho hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin. Xuất phát từ yêu cầu như đã phân tích trên đây việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội” trong bối cảnh hiện nay là một đồi hỏi cần thiết, khách quan nhằm phục vụ nhu cầu tăng cường quản lý, chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội một cách hiệu quả. Đồng thời là nguồn cung cấp, minh bạch hóa thông tin, dữ liệu về lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN 1. Thông tin và Cơ chế chia sẻ thông tin 1.1. Một số khái niệm và phân loại thông tin 1.1.1. Thông tin 1.1.1.1. Khái niệm thông tin Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội; thông tin luôn luôn tồn tại và tác động thông qua các giác quan của con người làm cho con người nhận biết được các sự vật, hiện tượng. Thông tin là biểu hiện của quá trình tác động lẫn nhau giữa các đối tượng vật chất, nó gắn liền với quá trình phản ánh và mang tính khách quan, Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của mọi quyết định. 1.1.1.2. Phân loại thông tin Tùy theo mục tiêu quản lý thông tin có thể có nhiều cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc để phân loại thông tin là luôn phải đảm bảo: (i) thông tin không được trùng lặp, bao nhau; (ii) thông tin phải rõ ràng, tường minh. 1.1.1.3. Dữ liệu và cơ sở dữ liệu Dữ liệu là tập hợp các số liệu hoặc tài liệu được thu thập để phục vụ cho một mục đính nào đó đã định. Đó có thể là một hoặc một số thông điệp, văn bản, hình ảnh, lời nói hay tín hiệu nào đó được thể hiện, truyền đạt bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau, được sắp xếp, tập hợp, quản lý để phục vụ việc phân tích, tổng hợp thông tin. Cơ sở dữ liệu (CSDL): là một tập hợp dữ liệu được sắp xếp và có thể truy cập theo một cấu trúc lô gíc, có hệ thống nhằm mục đích đưa ra các thông tin về một vấn về, việc, sự kiện, hành động...nào đó. Cũng có thể hiểu CSDL là một sưu tập các thông tin biểu diễn một số khía cạnh của thế giới thực. Là tập hợp dữ liệu có mối liên kết lô gíc với một số ý nghĩa vốn có. CSDL được thiết kế, xây dựng, lưu trữ dữ liệu cho mục đích riêng, nó là ý muốn của nhóm người sử dụng.
- 4 1.1.2. Thông tin quản lý 1.1.2.1. Khái niệm Thông tin trong quản lý là những tín hiệu được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định. Thông tin trong quản lý gắn liền với quyết định quản lý. Thông tin trong quản lý như là hệ thần kinh của hệ thống quản lý nó có mặt và tác động đến mọi khâu của quá trình quản lý. TTQL là sản phẩm của lao động quản lý, đồng thời là những thông điệp tin tức có lợi cho hệ thống quản lý. Giống như tri thức và nhiều sản phẩm trí tuệ, giá trị thông tin của TTQL không bị mất đi mà thậm chí còn được tăng lên trong quá trình tiêu dùng, TTQL rất dễ sao chép và nhân bản, những giá trị kinh tế của TTQL lại có xu hướng giảm dần theo thời gian. TTQL gắn liền với quyền uy, quyền lực lãnh đạo. Trên bình diện xã hội, việc lắm giữ thông tin đại chúng được xem như quyền lực thứ tư nhiều khi quyền lực của nó mạnh hơn những quyền lực cơ bản trong tam quyền phân lập. Trong thời đại kinh tế tri thức, những nghành sử dụng thông tin nhiều để tạo được những sản phẩm có hàm lượng thông tin cao đều chờ thành những nghành có vai trò ngày càng quan trọng. 1.1.2.2. Phân loại thông tin quản lý Cũng như thông tin nói chung, TTQL hay thông tin phục vụ quản lý cũng có nhiều cách phân loại đáp ứng yêu cầu và mục tiêu quản lý, lưu trữ, xử lý thông tin phục vụ quyết định quản lý. Căn cứ theo tính chất dữ liệu: thông tin phi số; thông tin số Thông tin số: là thông tin thể hiện dưới dạng các con số biểu diễn số lượng, cơ cấu…các thông tin được mã hóa bằng số. Thông tin số là các số liệu, số thống kê, dữ liệu số. Thông tin phi số: là thông tin văn bản, âm thanh, hình ảnh chưa được mã hóa bằng số. Trong nội dung nghiên cứu đề tài, sử dụng phân loại thông tin theo tính chất số liệu của thông tin. Chia thông tin thành thông tin phi số liệu và thông tin số liệu. 1.1.3. Thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- 5 1.1.3.1. Thông tin xã hội Thông tin xã hội (TTXH) có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, TTXH là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội; Thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội. Trong hệ thống thông tin của thế giới vật chất thì TTXH là loại thông tin cao nhất, phức tạp và phong phú nhất. Nếu xét con người trong quan hệ với thế giới thì thông tin là nội dung của thế giới bên ngoài, được thể hiện trong sự nhận thức của con người còn TTXH sẽ hẹp hơn. Đó chính là thông tin mà con người trao đổi với nhau trong sự giao tiếp. TTXH và quản lý xã hội luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và quá trình quản lý xã hội bao giờ cũng cần đến những TTXH. Bởi vậy, đối với nước ta, để tăng cường hiệu quả quản lý xã hội trong tình hình và điều kiện mới, cần coi trọng việc thu thập thông tin, xử lý chúng một cách đúng đắn, khoa học và trên cơ sở đó, có những quyết định phù hợp, kịp thời. 1.1.3.2. Thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Thông tin ngành Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) là thông tin phục vụ cho quản lý của ngành LĐTBXH. Theo Nghị định Số: 106/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực LĐTBXH) trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công thuộc lĩnh vực do Bộ quản lý. Vậy, với chức năng QLNN của Bộ thì thông tin quản lý của ngành LĐTBXH là thông tin về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn
- 6 lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội. Thông tin ngành LĐTBXH hay thông tin lĩnh LĐTBXH là một bộ phận của TTXH. Tuy nhiên, thông tin ngành LĐTBXH với thông tin khách thể quản lý là các đối tượng quản lý của ngành, thông tin chủ thể quản lý là thông tin của các cơ quan đơn vị thuộc tổ chức ngành. Thông tin về khách thể quản lý (đối tượng quản lý) giúp cho chủ thể quản lý hiểu rõ về đối tượng mà mình quản lý để từ đó đưa ra những quyết định quản lý phù hợp. 1.2. Hệ thống thông tin và chia sẻ thông tin 1.2.1. Hệ thống thông tin Một hệ thống thông tin (information system) là một tiến trình ghi nhận dữ liệu, xử lý nó và cung cấp tạo nên dữ liệu mới có ý nghĩa thông tin, liên quan một phần đến một tổ chức, để trợ giúp các hoạt động liên quan đến tổ chức. 1.2.2. Hệ thống thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Hiện nay, HTTT của ngành LĐTBXH theo đúng nghĩa là chưa được thiết lập. Tức là chưa có một hệ thống trong đó có bộ máy hoàn thiện, có cơ chế vận hành và có sản phẩm thông tin đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ QLNN của ngành. Tuy nhiên, trong hoạt động chỉ đạo điều hành của các cấp, các đơn vị thuộc Bộ cũng có những bộ phận làm thông tin, có những cơ chế hành chính quy định việc cung cấp và chia sẻ thông tin. HTTT hiểu theo khía cạnh này dựa trên trách nhiệm và nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị của ngành (các Sở và các Phòng LĐTBXH) HTTT của ngành hiện nay phụ thuộc vào bộ phận thực hiện hoạt động thu thập và cung cấp thông tin của các đơn vị, các cấp của Bộ, ngành. - Cấp Trung ương: có Bộ LĐTBXH là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng QLNN về việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, BHXH (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc
- 7 trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công thuộc lĩnh vực do Bộ quản lý. Đây là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phạm vi và quy mô rộng lớn, có ảnh hưởng và tác động lớn đến sự phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội của đất nước. - Cấp địa phương: có 63 Sở LĐTBXH cấp tỉnh; các Phòng LĐTBXH cấp huyện; cấp xã có công chức Văn hóa - Xã hội chuyên trách theo dõi về LĐTBXH. Ngoài ra, còn có các đơn vị sự nghiệp của ngành ở các địa phương trên toàn quốc, hoạt động trong các lĩnh vực QLNN của Bộ, các phòng nghiệp vụ về lao động, tiền lương, dạy nghề, giới thiệu việc làm tại các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp,… Cơ chế vận hành HTTT ngành là thực hiện các quy định của nhà nước cho các cơ quan đơn vị gắn với chức năng nhiệm vụ mà cơ quan đơn vị đó được giao. Cơ chế vận hành này chính là cơ chế hành chính của cơ quan QLNN theo lĩnh vực LĐTBXH. Nhà nước (các cơ quan nhà nước) đã ban hành các quy định về thông tin và thống kê phục vụ cho công tác QLNN của Chính phủ nói chung và cho từng Bộ nói riêng. Như: Luật công nghệ thông tin, Luật Thống kê, các văn bản QPPL khác quy định về thông tin và thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ chủ quản - Bộ LĐTBXH đã ban hành Quy chế về hoạt động thông tin quản lý, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cũng như tăng cường đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ về thông tin, thống kê của Bộ. 1.2.3. Chia sẻ thông tin Chia sẻ thông tin là quá trình trao đổi thông tin cho các đối tượng dùng tin. Ở khía cạnh kết quả thì việc chia sẻ thông tin là chức năng cuối cùng của HTTT. Trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của Bộ ngành, các đơn vị cấp dưới có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cho đơn vị cấp trên. Các đơn vị cấp trên và cùng cấp có thể chia sẻ thông tin cho đơn vị
- 8 cấp dưới và cùng cấp theo mức độ và phạm vị của thông tin cần chia sẻ. Chia sẻ thông tin ngành: là việc cho phép các đơn vị cùng cấp tiếp nhận thông tin và cấp dưới tiếp nhận thông tin từ cấp trên, cho phép các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin của mình. Việc chia sẻ thông tin trong Bộ, ngành LĐTBXH hiện nay chủ yếu thông qua các đơn vị có chức năng thông tin như: Báo Lao động và xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội, Văn phòng Bộ, Trung tâm Thông tin, Viện Khoa học và Xã hội. Các đơn vị Quản lý có chức năng nhà nước cũng có trách nhiệm chia sẻ thông tin cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân người có nhu cầu theo quy định của pháp luật nói chung và các quy định của Bộ, ngành nói riêng. 1.3. Cơ chế chia sẻ thông tin 1.3.1. Khái niệm cơ chế Cơ chế toàn diện bao gồm cả con người và mối liên hệ giữa các tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong việc đánh giá và hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin của ngành chỉ tiếp cận cơ chế trong phạm vi hẹp liên quan đến những quy định quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị, các tổ chức cơ quan nhà nước thuộc Bộ, ngành LĐTBXH nhằm hỗ trợ ra các quyết định QLNN lĩnh vực Bộ, ngành. 1.3.2. Đặc trưng của cơ chế chia sẻ thông tin ngành Lao động- Thương binh và Xã hội Hiện nay, việc chia sẻ thông tin của các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành thực hiện theo các văn bản quy định của nhà nước về thông tin và thống kê. Cơ chế hành chính: Chia sẻ thông tin được vận hành theo quy định của các cơ quan nhà nước quản lý về thông tin, thống kê, của Bộ, ngành ban hành. Theo đó, cơ chế chia sẻ chính là các quy định về thu thập thông tin và chia sẻ thông tin từ Luật, Nghị định của chính phủ, Thông tư của các Bộ, cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý về thông tin. Cơ chế xã hội hóa:
- 9 Cơ chế xã hội hóa mang tính lợi ích kinh tế, người có nhu cầu dùng tin lựa chọn thông tin sử dụng và phải trả phí và người cung cấp thông tin theo yêu cầu người sử dụng và có thu phí. Cơ chễ xã hội hóa tạo sự tham gia trong hệ thông thông tin cả cung cấp và chia sẻ thông tin không phải chỉ là các cơ quan đơn vị nhà nước mà còn có các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia. 1.3.3. Vai trò, chức năng và yêu cầu cơ bản của cơ chế chia sẻ thông tin ngành 1.3.3.1. Vai trò và chức năng của cơ chế chia sẻ thông tin ngành Cơ chế thu thập và chia sẻ thông tin tạo ra sự thống nhất của mục tiêu, định hướng QLNN; hình thành quan hệ và tinh thần hỗ trợ giữa các cơ quan nhà nước nhằm đạt được mục đích chung. Vì vậy, cơ chế thu thập và chia sẻ thông tin là cần thiết để duy trì nguyên tắc tổ chức các cơ quan nhà nước và nguyên tắc QLNN. Cơ chế thu thập và chia sẻ thông tin có ý nghĩa dưới các góc độ: tổ chức nhà nước (tăng cường nguyên tắc phối hợp); chính trị – xã hội (thực hành tiết kiệm, chống lãng phí); dưới góc độ bảo đảm thực hiện chương trình xây dựng pháp luật – góp phần đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng văn bản. Cuối cùng, thiết thực và trực tiếp hơn cả là dưới góc độ công vụ, làm tăng cường năng lực của chủ thể tham gia vào quy trình lập pháp, lập quy, của cán bộ, công chức làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. 1.3.3.2. Yêu cầu cơ bản của cơ chế chia sẻ thông tin ngành 1.3.3.2.1. Yêu cầu về thu thập và cơ chế chia sẻ thông tin nói chung Thông tin quản lý rất quan trọng phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành QLNN. Do vậy thông tin quản lý phải đáp ứng những tiêu chuẩn như sau: - Thông tin phải đúng - Thông tin phải đủ - Thông tin phải kịp thời - Thông tin phải dùng được 1.3.3.2.2 Yêu cầu chia sẻ thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- 10 Yêu cầu chia sẻ thông tin quản lý nhằm đáp ứng việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, phục vụ việc ra quyết định điều hành của các cấp lãnh đạo. Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã ban hành Quy chế hoạt động thông tin quản lý của Bộ LĐTBXH. Quy chế này quy định cụ thể quy trình, phân công và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động về công tác thông tin phục vụ QLNN của Bộ LĐTBXH. 2. Phân loại thông tin, mức độ, đối tượng tham gia cung cấp và chia sẻ thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội 2.1. Phân loại thông tin cung cấp và chia sẻ 2.1.1. Về thông tin phi số Theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, thông tin chủ yếu được cung cấp trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, qua khảo sát chuyên sâu tại một số đơn vị có chức năng QLNN của Bộ, một số đơn vị có chức năng thông tin thì việc chia sẻ thông tin ngành có khác nhau đối với các đối tượng dùng tin khác nhau: - Cung cấp, chia sẻ cho các đơn vị, tổ chức QLNN thuộc Bộ, ngành - Các thông tin cung cấp cho cơ quan QLNN ngoài Bộ, ngành - Cung cấp, chia sẻ cho các doanh nghiệp, người dân 2.1.2. Về thông tin số 2.1.2.1. Số liệu thống kê theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia Bộ, ngành phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và không hạn chế đối tượng về số liệu của Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Quốc gia, Bộ LĐTBXH chịu trách nhiệm thu thập. Bộ, ngành thực hiện tổng hợp 13 chỉ tiêu/ nhóm chỉ tiêu trong đó 8 chỉ tiêu do Bộ LĐTBXH trực tiếp thu thập và 5 chỉ tiêu còn lại do Bộ phối hợp với Tổng cục Thống kê, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công An, thu thập, tổng hợp. 2.1.2.2. Số liệu thống kê theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quản lý thuộc ngành
- 11 Các chỉ tiêu thống kê Bộ ban hành (những chỉ tiêu thống kê lĩnh vực lao động việc làm, những lĩnh vực khác được đính kèm tại phụ lục) được chia sẻ cho các đơn vị, QLNN thuộc Bộ phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và xây dựng chính sách. 2.1.2.3. Số liệu tổng hợp từ cơ sở dữ liệu ngành LĐTBXH CSDL phục vụ công tác QLNN các lĩnh vực cụ thể của Bộ, ngành tương ứng với dữ liệu cá nhân theo từng nhu cầu quản lý của từng lĩnh vực. Hiện nay, thông tin số liệu từ các CSDL này chỉ phục vụ cho đơn vị chủ quản. 2.2. Mức độ và phạm vi thông tin chia sẻ 2.2.1. Mức độ và phạm vi chia sẻ thông tin phi số Chia sẻ cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân ngoài Bộ: - Các văn bản QPPL và văn bản điều hành do Bộ, liên bộ và Nhà nước ban hành liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành LĐTBXH; - Các báo cáo tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ, ngành hàng năm, hàng quý và đột xuất; - Các thông tin về lao động - xã hội của nước ngoài và tổ chức quốc tế qua bài báo, bản tin; - Các tư liệu và kết quả nghiên cứu về LĐTBXH; - Các thông tin liên quan đến việc xây dựng chương trình, quy hoạch, kế hoạch LĐTBXH; Với thông tin không bị cấm thì được chia sẻ cho các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ, ngành theo nhiệm vụ QLNN. Chia sẻ thông tin phi số theo chiều ngang - giữa các đơn vị thuộc Bộ, như: - Chia sẻ thông tin giữa các đơn vị có chức năng QLNN, nhằm phối hợp xây dựng chính sách, chỉ đạo thống nhất. - Chia sẻ thông tin giữa các đơn vị QLNN trực tiếp với các đơn vị QLNN sự vụ. - Chia sẻ thông tin giữa các đơn vị QLNN với các tổ chức, đơn vị nghiên cứu trong và ngoài bộ các số liệu, tài liệu. Chia sẻ thông tin theo chiều dọc - từ cấp trên xuống cấp dưới, như:
- 12 - Chia sẻ thông tin chỉ đạo điều hành, nhằm thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành. - Chia sẻ thông tin về chính sách liên quan đến lĩnh vực như: văn bản pháp luật có liên quan, dự án, đề án, chiến lược, kế hoạch ... - Chia sẻ thông tin cá biệt gồm các quyết định đối với cá nhân, tổ chức trong bộ máy QLNN cấp trên. - Chia sẻ những thông tin phản hồi chính sách chung. 2.2.2. Mức độ phạm vi chia sẻ thông tin số Khi chia sẻ số liệu quản lý, tùy theo đối tượng nhận thông tin là các đơn vị thuộc hoặc không thuộc Bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện với mức độ và phạm vi thông tin nhất định. Xác định mức độ và phạm vi cung cấp các số liệu, dữ liệu của Bộ, ngành cần phải được quy định cụ thể trong một văn bản thống thất việc thực hiện trong toàn ngành. 2.3. Đối tượng tham gia hoạt động cung cấp và chia sẻ thông tin ngành Với chức năng là Bộ quản lý ngành LĐTBXH từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở, đối tượng quản lý của ngành rất đa dạng từ con người, doanh nghiệp, các tổ chức (cơ sở dạy nghề; cơ sở BTXH; cơ sở cai nghiện ma túy, mại dâm; Trung tâm giới thiệu việc làm...) được chia thành nhiều lĩnh vực quản lý (Lao động-việc làm, dạy nghề, BTXH, NCC...) nên có nhiều đối tượng tham gia hoạt động cung cấp và chia sẻ thông tin ngành. 3. Khung phân tích và mô hình hóa cơ chế chia sẻ thông tin ngành 3.1. Khung phân tích cơ chế chia sẻ thông tin Thu thập và chia sẻ thông tin là hai mặt của một vấn đề gắn chặt và tương quan hữu cơ với nhau. Thông thường quy định thu thập và chia sẻ thông tin được đặt trong quy định của hệ thống thông tin. Vậy, khung phân tích cơ chế chia sẻ là khung hoạt động hệ thống thông Quy trình phát triển hệ thống thông tin: Được thiết kế thông qua 4 bước: (1) điều tra, phân tích, (2) thiết kế, (3) triển khai, (4) vận hành và duy trì.
- 13 3.2. Mô hình hóa hoạt động chia sẻ thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội 3.2.1. Mô hình hóa hoạt động thu thập và chia sẻ thông tin theo các cấp (Bộ, Sở và phòng LĐTBXH huyện) Mô hình cung cấp và chia sẻ thông tin Bộ ngành sẽ là mô hình thông tin vừa theo chiều dọc (Các đơn vị thuộc Bộ, các Sở LĐTBXH, các phòng LĐTBXH huyện) vừa theo chiều ngang (các đơn vị, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài Bộ) lấy Trung tâm Thông tin của Bộ làm đầu mối. Ở mô hình trên Trung tâm Thông tin nằm ở trung tâm, kết nối với Internet. Các Sở LĐTBXH và các đơn vị không thuộc thuộc Bộ nằm trên 1 vòng ring kết nối với nhau để chia sẻ thông tin. Các đơn vị trong Bộ kết nối với Bộ qua đường VPN, Lãnh đạo và các cơ quan nghiên cứu kết nối để nhận hay chia sẻ thông tin qua thiết bị chuyển mạch switch. Tất cả các thông tin số liệu chia sẻ đều nằm trong hệ thống Server thuộc Trung tâm Thông tin. Bất cứ đơn vị nào trong mô hình trên đều có thể chia sẻ thông tin một cách dễ dàng nhất. Khi chia sẻ thông tin từ cấp Bộ xuống cấp dưới bên cạnh chia sẻ thông qua Hệ thống thông tin của Bộ với Trung tâm Thông tin làm đầu mối thì còn kết hợp các kênh chia sẻ khác như: - Cổng TTĐT của Bộ (online) - Báo Lao động và Xã hội (hàng tuần) - Tạp chí Lao động và Xã hội (hàng tháng) - Các ấn phẩm và website của các đơn vị - Các Hệ thống thông tin chuyên ngành (Hệ thống tác nghiệp) 3.2.2. Mô hình hóa hoạt động chia sẻ thông tin giữa các đơn vị thuộc Bộ Thực hiện chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong Bộ rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tổng hợp, liên ngành và đảm bảo tính thống nhất của thông tin. Mô hình chia sẻ thông tin giữa các đơn vị dựa trên nền tảng kết hợp thông tin của Hệ thống thông tin Bộ với các Hệ thống thông tin chuyên ngành (do các đơn vị quản lý và điều hành).
- 14 Các đơn vị vừa thực hiện chức năng cung cấp thông tin và chia sẻ thông tin, lấy Trung tâm thông tin làm đơn vị đầu mối. Việc thu thập và chia sẻ thông tin thực hiện theo cơ chế hành chính (yêu cầu và đáp ứng yêu cầu) giữa đơn vị tích hợp dữ liệu với đơn vị cung cấp và sử dụng dữ liệu. Mô hình này cũng lấy Trung tâm Thông tin là đầu mối thông tin của Bộ. Các đơn vị QLNN cần tích hợp số liệu, dữ liệu trong phạm vi đơn vị mình quản lý cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ. Trung tâm Thông tin thông qua cổng Thông tin điện tử (TTĐT) của Bộ cho phép các đơn vị thuộc Bộ tiếp cận thông tin số và phi số của Bộ theo quy định của lãnh đạo Bộ. 3.3. Nguyên tắc, quy định chia sẻ thông tin ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Tùy theo phạm vi những thông tin cần cung cấp và chia sẻ, đối tượng và trường hợp cung cấp, chia sẻ, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể, phương thức cung cấp và chia sẻ thông tin; các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện cơ chế đó. 4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về chia sẻ thông tin quản lý 4.1. Từ các Bộ, ngành và các địa phương 4.1.1. Về hệ thống thông tin (i) Mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội nông thôn và miền núi. (ii) Mô hình chia sẻ thông tin Cổng thông tin CSDL quốc gia về thủ tục hành chính. (iii) Mô hình thông tin quản lý đất đai và xây dựng của TP. Hồ Chí Minh. Hệ thống thông tin quản lý đất đai và xây dựng theo hướng thống nhất, với định hướng đây là một HTTT lõi sử dụng thống nhất trên địa bàn các quận/ huyện của thành phố Hồ Chí Minh, liên thông kết nối với các sở ban ngành. Thực hiện hệ thông thông tin này cho phép có giải pháp toàn diện về đăng ký đất đai, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng, ghi nhận biến động quyền sử dụng đất – quyền sở hữu tài sản trên đất và biến động
- 15 xây dựng phát triển đô thị theo một phương thức hiện đại, nhằm cải cách đơn giản các thủ tục hành chính trong quản lý, tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận đầy đủ thông tin đất đai xây dựng giữa các phòng ban chuyên môn và công khai hóa thông tin về đất đai, thông tin về quy hoạch xây dựng. Cung cấp thông tin đất đai xây dựng trên địa bàn qua cổng thông tin tích hợp của thành phố và qua dịch vụ tin nhắn SMS hoặc hộp thư thoại, hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành công việc giữa Sở ngành, UBND thành phố, UBND Quận và phường xã. 4.1.2. Về cơ chế chia sẻ thông tin của một số Bộ, ngành (i) Nguyên tắc thu thập và chia sẻ thông tin của Quy chế thông tin cá nhân do Bộ Thông tin-Truyền thông ban hành: (Nguyên tắc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân) (ii) Nguyên tắc thu thập, lập hệ thống dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước do Bộ KH & CN ban hành: (iii) Nguyên tắc phổ biến thông tin thống kê Nhà nước do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành (iv) Cơ chế phổ biến thông tin thống kê Nhà nước: TT – TK Nhà nước phổ biến theo cơ chế không thu phí và cơ chế thu phí. Không thu phí là cơ chế chủ yếu của hoạt động phổ biến TT – TK Nhà nước, được áp dụng đối với các TT – TK Nhà nước 4.2. Kinh nghiệm quốc tế Thu thập và chia sẻ thông tin luôn là hoạt động chính trong các tổ chức nhất là các tổ chức truyền thông lớn. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của CNTT, việc thu thập và chia sẻ thông tin của các tổ chức trên thế giới ngày càng hiện đại và nhanh chóng. Thông tin thực sự trở thành một nguồn lực cạnh tranh cho sự phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp. Kinh nghiệm quốc tế về mô hình thu thập thông tin, chia sẻ thông tin thì có nhiều, ở đây nghiên cứu đưa ra kinh nghiệm của Hệ thống thông tin Địa lý. Đây là hệ thống ứng dụng CNTT hiện đại, có cách thức chia sẻ thông tin mạng hợp lý và hiệu quả được các tổ chức, cá nhân của nhiều quốc gia sử dụng. Một ứng dụng CNTT vào lĩnh vực thông tin quan trọng là thông tin bản đồ địa lý. Ứng dụng GIS là một ứng dụng điển hình. GIS là
- 16 công cụ trên cơ sở máy tính để lập bản đồ và phân tích những cái đang tồn tại và các sự kiện đang xảy ra trên trái đất. Công nghệ GIS tích hợp các thao tác CSDL như truy vấn và phân tích thống kê với lợi thế quan sát và phân tích thống kê bản đồ. 4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Bộ, ngành 4.3.1. Kinh nghiệm về mô hình nghiệp vụ thu thập và chia sẻ thông tin Mô hình về thu thập và chia sẻ thông tin của ngành (thông tin số và phi số) nên kết hợp chia sẻ thông tin giữa các đơn vị và chia sẻ theo ngành dọc (chia sẻ cho các cấp). Tuy nhiên, theo cấu trúc ngành dọc trực tuyến thì Bộ chia sẻ thông tin cho các Sở LĐTBXH, sau đó Sở LĐTBXH lại thực hiện chia sẻ thông tin cho cấp Phòng LĐTBXH huyện. Mô hình này phải có một đơn vị làm chức năng đầu mối và chỉ đạo thống nhất vận hành hệ thống. Việc thu thập và chia sẻ thông tin ngành và các thông tin chung phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ, phục vụ nhu cầu thông tin của các đơn vị trong và ngoài Bộ, các tổ chức và cá nhân với thông tin đa dạng ở tất cả các lĩnh vực của Bộ, ngành. Với chức năng và nhiệm vụ này thì việc thu thập và chia sẻ thông tin phải được thực hiện ở HTTT chung với đầu mối là Trung tâm Thông tin của Bộ. Khi đó, tất cả các thông tin phi số, số liệu từ các đơn vị trong Bộ cung cấp cho Trung tâm tích hợp dữ liệu (TTTHDL) chung. HTTT chung của Bộ, ngành sẽ tích hợp với các HTTT quản lý tác nghiệp của các đơn vị QLNN như: HTTT của Cục Việc làm, Tổng cục Dạy nghề, Cục bảo trợ, Cục ATLĐ, Cục QLLĐNN, Cục PCTNXH... bên cạnh tích hợp thông tin chung các CSDL chuyên ngành được tích hợp với HTTT của Bộ, ngành và chịu sự điều phối về nguồn lực của đơn vị trung tâm. Cốt lõi của Mô hình chia sẻ thông tin mới dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT, bên cạnh đó, sử dụng các kênh chia sẻ thông tin truyền thống như thông qua các đơn vị có chức năng thông tin: Báo Lao
- 17 động và Xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội, các ấn phẩm của các đơn vị chuyên ngành. 4.3.2. Kinh nghiệm về ứng dụng CNTT thực hiện việc thu thập chia sẻ thông tin Bộ, ngành Trong xu hướng phát triển của CNTT, ứng dụng internet là công cụ chính trong hoạt động thu thập và chia sẻ thông tin của tất cả các đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp. Cổng TTĐT là công cụ trên mạng đáp ứng được các yêu cầu của việc thu thập thông tin của một đơn vị, tổ chức. Cổng TTĐT của Bộ sẽ thực hiện tích hợp tất cả các cổng thông tin các đơn vị thuộc Bộ, tức là thực hiện tích hợp các HTTT chuyên ngành trong HTTT chung của Bộ. Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH sau khi xây dựng xong sẽ có nhiều chức năng đáp ứng được yêu cầu của người dùng như: cập nhật thông tin phi số, số liệu; thống kê, báo cáo; chức năng tích hợp bản đồ; tích hợp các cổng TTĐT của các đơn vị, các website ... Khi đó, Cổng TTĐT của Bộ sẽ là công cụ thực hiện thu thập và chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong Bộ và 63 Sở LĐTBXH các tỉnh. 4.3.3. Kinh nghiệm về xây dựng các quy định vận hành Hệ thống thông tin Căn cứ vào lý luận cũng như tổng kết kinh nghiệm vận hành HTTT của các Bộ, ngành và hoạt động thu thập, chia sẻ thông tin quốc tế bên cạnh việc ứng dụng CNTT hiện đại cần thiết phải có quy định cho hoạt động của HTTT. Cơ chế thu thập và chia sẻ thông tin về thực chất trong đó đã bao hàm 2 yếu tố chính hữu hình và vô hình: Hữu hình: là các đối tượng tham gia vào việc cung cấp và chia sẻ thông tin, đối với HTTT của một ngành thì đối tượng tham gia là (i) chủ thể quản lý (đơn vị QLNN cấp Bộ, Sở LĐTBXH, Phòng LĐTBXH huyện, chuyên trách LĐTBXH xã/phường) và các đối tượng chịu sự quản lý (người dân, doanh nghiệp, các cơ sở thuộc ngành...)
- 18 Vô hình: là các quy định xác định nguyên tắc, yêu cầu, trách nhiệm tham gia cung cấp và được hưởng chia sẻ thông tin. Đối với HTTT ngành của các Bộ, ngành thường có văn bản có tính pháp quy ban hành quy định trách nhiệm của các cơ quan thực hiện việc cung cấp và chia sẻ thông tin quản lý. Đối với các HTTT của tổ chức thường được thủ trưởng đơn vị ban hành theo dạng quy chế hoạt động thông tin quy định trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân thực hiện cung cấp và chia sẻ thông tin trong hệ thống.
- 19 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CHIA SẺ THÔNG TIN NGÀNH LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 1. Đánh giá tình hình thu thập thông tin ngành 1.1. Đánh giá về thu thập thông tin phi số liệu ngành 1.1.1. Tình hình thu thập thông tin phi số chung của các đơn vị Đánh giá về thu thập thông tin phi số chủ yếu ở hình thức thông tin văn bản. Hình thức thông tin văn bản là chủ yếu trong QLNN. Các loại hình thông tin văn bản này được các đơn vị thu thập thông qua các kênh chính như: - Qua kênh hành chính tức là báo cáo, cung cấp thông tin theo chức năng nhiệm vụ được giao. - Qua Công báo, cổng TTĐT của chính phủ của các cơ quan nhà nước ban hành. - Qua các đơn vị có chức năng thông tin của Bộ như: Báo Lao động và Xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội, Văn phòng Bộ, Viện Khoa học lao động và Xã hội, Trung tâm Thông tin... - Qua phương tiện truyền thông đại chúng. 1.1.2. Tình hình thu thập thông tin phi số của các đơn vị có chức năng thông tin * Báo Lao động và Xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội: Các đơn vị này thu thập các thông tin chính là tin tức, sự kiện của Bộ, ngành và các thông tin đến lĩnh vực quản lý của ngành. Bên cạnh đó các cơ quan này còn thu thập được những thông tin về chính sách, các văn bản chỉ đạo điều hành từ lãnh đạo Bộ, các đơn vị QLNN của Bộ. Nguồn thông tin đến từ phóng viên, các cộng tác viên, các đơn vị QLNN của Bộ, thông tin qua công báo và các cổng TTĐT của các đơn vị. * Trung tâm Thông tin: Cũng như các đơn vị thuộc Bộ, ngành Trung tâm Thông tin thu thập các loại hình thông tin văn bản thông qua các kênh chính như: - Qua Công báo, cổng TTĐT của chính phủ của các cơ quan nhà nước ban hành.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5307 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2188 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi
59 p | 1033 | 184
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 672 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1696 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 698 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1474 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1194 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 310 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 725 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 369 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 327 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 289 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 269 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 163 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 131 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn