QT6.2/KHCN1-BM17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH<br />
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC<br />
ISO 9001 : 2008<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO TỔNG KẾT<br />
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
AQUAPONICS: MÔ HÌNH THỦY SẢN KẾT HỢP<br />
BỀN VỮNG VÀ AN TOÀN SINH HỌC<br />
NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU: SO SÁNH HIỆU<br />
QUẢ HAI MÔ HÌNH THỦY SẢN KẾT HỢP:<br />
CÁ LÓC (Channa sp) + RAU XÀ LÁCH XOONG<br />
(Nasturtium officinale L.)<br />
VÀ CÁ ĐIÊU HỒNG (OREOCHROMIS SP) + RAU<br />
XÀ LÁCH XOONG (Nasturtium officinale L.)<br />
<br />
Chủ nhiệm đề tài: ThS. TRẦN THỊ NGỌC BÍCH<br />
Chức danh: Phó Trƣởng Phòng<br />
Đơn vị: Phòng Đào tạo Sau Đại học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trà Vinh, ngày tháng năm 201…<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH<br />
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC<br />
<br />
ISO 9001 : 2008<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO TỔNG KẾT<br />
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
AQUAPONICS: MÔ HÌNH THỦY SẢN KẾT HỢP<br />
BỀN VỮNG VÀ AN TOÀN SINH HỌC<br />
NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU: SO SÁNH HIỆU<br />
QUẢ HAI MÔ HÌNH THỦY SẢN KẾT HỢP:<br />
CÁ LÓC (Channa sp) + RAU XÀ LÁCH XOONG<br />
(Nasturtium officinale L.)<br />
VÀ CÁ ĐIÊU HỒNG (OREOCHROMIS SP) + RAU<br />
XÀ LÁCH XOONG (Nasturtium officinale L.)<br />
<br />
<br />
Xác nhận của cơ quan chủ quản Chủ nhiệm đề tài<br />
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Ngọc Bích<br />
<br />
<br />
<br />
Trà Vinh, ngày tháng năm 201…<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, phòng Khoa học Công nghệ,<br />
phòng Kế hoạch tài vụ, Khoa Nông nghiệp Thủy sản Trường Đại Học Trà Vinh đã hỗ trợ<br />
kinh phí và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu.<br />
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Bộ môn Thủy sản, quý Thầy Cô và<br />
Anh Chị trong hội đồng phản biện đề tài đã đóng góp nhiều ý kiến hữu dụng giúp tác giả<br />
đưa đề tài tiến đến gần hơn với nhu cầu thực tiễn của cộng đồng: áp dụng mô hình ở các<br />
hộ gia đình vùng ven đô thị, ít đất canh tác,…<br />
Đặc biệt gởi lời cám ơn đến em Ngô Thị Diễm Hương, Hứa Thái Nguyên cựu sinh<br />
viên lớp DA11TS đã hết mình hỗ trợ tác giả thực hiện các quá trình thực nghiệm, phân<br />
tích mẫu.<br />
<br />
<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trà Vinh, ngày ……. tháng ……..năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Ngọc Bích<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
i<br />
TÓM TẮT<br />
Aquaponics: mô hình thủy sản kết hợp bền vững và an toàn sinh học – Nghiên cứu<br />
chuyên sâu: So sánh hiệu quả hai mô hình thủy sản kết hợp: cá lóc (Channa sp) + rau xà<br />
lách xoong (Nasturtium officinale L) và cá điêu hồng (Oreochromis sp) + rau xà lách<br />
xoong (Nasturtium officinale L) nhằm tiến đến mục tiêu: tiết kiệm được diện tích, nguồn<br />
nước, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời<br />
mô hình còn là mô hình xanh − sạch – thân thiện với môi trường. Cá lóc và cá điêu hồng<br />
được nuôi trong ao nổi với diện tích 3 x 4m, mực nước 1,2m. mật độ thả nuôi là<br />
70con/m2/loài (khối lượng 5 - 7 gam/con). Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức khác nhau:<br />
NT1 (cá lóc + rau xà lách xoong); NT2 (cá điêu hồng + rau xà lách xoong); NTĐC1 (cá<br />
lóc); NTĐC2 (cá điêu hồng), Nghiệm thức đối chứng 5: rau xà lách xoong trồng trên<br />
luống đất. Mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần. Sau 150 ngày,.khối lượng (trọng lượng) trung<br />
bình của cá lóc cao hơn gấp 3 lần so với khối lượng của cá điêu hồng. Cá lóc đạt khối<br />
lượng trung bình 416,59±35,60 gram, trong khi cá điêu hồng đạt 114,52±39,67 gram. Tỷ<br />
lệ sống của cá lóc (99,76 %) và cá điêu hồng (84,64%) nuôi ở mô hình aquaponics cao<br />
hơn so với cá lóc (71,40%) và cá điêu hồng (63,37%) nuôi ở bể đối chứng và và khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p