Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu một số phương pháp kiểm nghiệm thiết bị khảo sát thủy đạc
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và đề xuất một số phương pháp kiểm nghiệm thiết bị khảo sát thủy đạc trong quá trình sử dụng và áp dụng vào quy trình và hướng dẫn sử dụng cho các máy đo sâu hồi âm và các thiết bị đồng bộ đi kèm để cho giáo viên và sinh viên khoa Công trình thủy sử dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu một số phương pháp kiểm nghiệm thiết bị khảo sát thủy đạc
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA CÔNG TRÌNH THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM THIẾT BỊ KHẢO SÁT THỦY ĐẠC. Chủ nhiệm đề tài: ĐỖ HỒNG QUÂN Thành viên tham gia: LÊ SỸ XINH Hải Phòng, tháng 4/2016
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ............................................................ 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ............................. 5 3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu, kết cấu của công trình nghiên cứu ....................... 6 5. Kết quả đạt được của đề tài ............................................................................ 6 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................... 7 1.1. Giới thiệu chung về công tác khảo sát địa hình đáy biển ........................... 7 1.2. Phân loại bản đồ địa hình đáy biển. .......................................................... 13 1.3. Bản đồ giao thông hàng hải. ..................................................................... 14 1.4. Quá trình phát triển kỹ thuật đo đạc khảo sát bản đồ địa hình đáy biển... 15 Trong các phương pháp trên thì phương pháp khảo sát địa hình bằng máy đo sâu hồi âm đa chùm tia là phương pháp hiện đại phổ biến và ưu việt nhất, có năng suất cao nhất, cho kết quả hiển thị đầy đủ và chính xác nhất, là phương pháp tiêu chuẩn chung của các tổ chức khảo sát thủy đạc quốc tế. ................. 33 CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM THIẾT BỊ KHẢO SÁT THỦY ĐẠC.................................................................. 34 2.1. Kiểm nghiệm máy định vị......................................................................... 34 2.1.1. Kiểm nghiệm tại điểm chuẩn được thực hiện như sau: ...................... 34 2.1.2. Kiểm nghiệm sau khi lắp máy lên tàu đo thực hiện như sau .............. 36 2.2. Kiểm nghiệm máy la bàn .......................................................................... 37 2.2.1. Kiểm nghiệm la bàn vệ tinh ................................................................ 37 2.2.2. Kiểm nghiệm la bàn đã lắp đặt trên tàu đo: ........................................ 39
- 2.2.3. Kiểm nghiệm máy cảm biến sóng....................................................... 39 2.2.4. Kiểm nghiệm máy đo tốc độ âm thanh ............................................... 42 2.2.5. Kiểm nghiệm máy đo sâu hồi âm đơn tia khi có máy đo tốc độ âm thanh .............................................................................................................. 44 2.2.6. Kiểm nghiệm máy đo sâu hồi âm đơn tia khi không có máy đo tốc độ âm thanh ........................................................................................................ 47 2.2.7. Kiểm nghiệm máy đo sâu hồi âm đa tia ............................................. 47 2.3. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đơn tia .......................................................................................................................... 49 2.3.1. Hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đơn tia .................................... 49 2.3.2. Kiểm nghiệm độ lún đầu biến âm do chuyển động của tàu................ 50 2.3.3. Xác định độ trễ định vị ....................................................................... 51 2.4. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đa tia 52 2.4.1. Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm và hiệu chỉnh hệ thống đo sâu bằng máy đo hồi âm đa tia ..................................................................................... 52 2.4.2. Kiểm nghiệm độ lún đầu biến âm ....................................................... 52 2.4.3. Kiểm nghiệm toàn hệ thống ................................................................ 53 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 57
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Bản đồ biển là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện Công ước Luật biển 1982. Bản đồ biển được sử dụng nhằm mục đích: xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải; xác định ranh giới các vùng biển nội thủy, xác định lãnh hải, xác định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; xác định vị trí các đảo nhân tạo, các công trình trên biển, tuyến cáp hoặc dây dẫn ngầm, thể hiện các tuyến đường và cách bố trí phân chia luồng giao thông trong lãnh hải; các khu vực an toàn, các khu bảo tồn biển; sử dụng cho các hoạt động biển (khai thác, bảo vệ tài nguyên, giao thông hàng hải; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ môi trường biển); và là cơ sở đàm phán phân định các đường ranh giới biển, giải quyết các tranh chấp biển. Có thể nói không điều khoản nào của Công ước Luật biển 1982 không có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bản đồ biển. Các bản đồ biển (hải đồ) là một bộ phận quan trọng làm nền tảng cho việc xác lập đường biên giới trên đất liền và trên biển. Chúng được sử dụng làm cơ sở đàm phán cho việc xây dựng chiến lượng đàm phán phân định; là một mô hình thu nhỏ tổng quan địa lý, địa hình trợ giúp cho nghiên cứu điều tra, chỉ dẫn sử dụng; là hồ sơ pháp lý của đường biên giới biển tuân thủ theo đúng quy định của Công ước Luật biển 1982. Chính vì vậy, Công ước Luật biển 1982 quy định các quốc gia ven biển có nghĩa vụ thể hiện các đường cơ sở dùng để tính chiều dài lãnh hải được vạch ra theo đúng các Điều 7,9 và 10 hoặc các ranh giới hình thành từ các điều đó và các đường hoạch định ranh giới được vạch ra đúng theo các Điều 12, 15, 74, 76 và 83. Điều 84, Công ước Luật biển 1982 quy định: trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí của nó. Nếu không, thì có thể thay thế bằng một bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa đã được sử dụng. Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiểu, và đối với các hải đồ và các bản kê các toạ độ vị trí của ranh giới ngoài của thềm lục địa, thì gửi đến Tổng thư ký của Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy đại dương một bản để lưu chiểu. Như vậy quốc gia ven biển phải có nghĩa vụ xây dựng và thường xuyên cập nhật các bản đồ biển của mình, công nhận là bản đồ quốc gia, công 1
- bố theo đúng thủ tục và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chiểu. Đây là một nghĩa vụ quốc tế quan trọng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của quốc gia ven biển và các quốc gia khác, là cơ sở pháp lý giải thích các hoạt động của quốc gia ven biển và các quốc gia khác trong thực thi Công ước Luật biển 1982 và là cơ sở để quản lý biển, giải quyết các tranh chấp biển. Bản đồ biển là tài liệu không thể thiếu cho các hoạt động bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển, các lĩnh vực quản lý, khai thác tiềm năng tài nguyên biển và các hoạt động nghiên cứu khoa học khác về biển. Tất cả các loại bản đồ biển đều được xây dựng trên một nền chung, đó là địa hình đáy biển - mà địa hình đó được bao phủ bởi một lớp nước, vì vậy mà nền đó được gọi là bản đồ nền độ sâu đáy biển. Bản đồ nền độ sâu đáy biển càng được khảo sát và thể hiện một cách chính xác, chi tiết thì ý nghĩa phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, thể hiện các thông tin nghiên cứu khoa học khác càng có tính đắc dụng và hiệu quả. Thông thường các bản đồ biển với mức độ chi tiết và đầy đủ khác nhau phải thể hiện được các yếu tố: Đường bờ (trên bản đồ biển) được biểu thị bằng các đặc điểm đặc trưng (lồi lõm, khúc khuỷu, thẳng, cong, gồ ghề…); Thủy hệ trên phần ven biển, Địa hình trên phần ven biển; Vùng dân cư; Hệ thống đường xá; Lớp phủ thực vật và chất đất; Địa hình đáy biển; Chướng ngại vật hàng hải; Chất đáy; Trang thiết bị an toàn hàng hải; Vật định; Luồng, lạch, kênh, đường hành trình trên biển; Ranh giới; Các yếu tố khác và ghi chú. Theo quy định quốc tế, các bản đồ biển phải đáp ứng các yêu cầu: - Nội dung của bản đồ biển phải đáp ứng mục đích chuyên môn của từng loại hải đồ, phải phản ánh tính điển hình và chân thực của địa lý; - Biểu thị tính chất đường bờ biển, với một phần hợp lý của lục địa; - Ở mức độ hiện tại (tài liệu đo đạc khảo sát phải mới); - Rõ ràng và dễ đọc; - Thống nhất với các bản đồ hiện hành và các tài liệu hướng dẫn hàng hải; - Đáp ứng yêu cầu của các quy phạm hướng dẫn. 2
- Ở Việt Nam, bản đồ biển xuất bản trong những năm 90 của thế kỷ 20 trở về trước được biên tập bằng công nghệ cũ và số liệu chủ yếu (hầu hết) là lấy theo tài liệu bản đồ của nước ngoài xuất bản từ trước 1975. Công nghệ cũ là công nghệ chuyển tải thông tin từ các tài liệu bản đồ nước ngoài được chụp lại, cắt dán, phân sai theo hệ thống lưới kinh vĩ tuyến (trên tỷ lệ bản đồ mới thành lập), vẽ bằng tay và chụp in. Các bản đồ biển tài liệu đưa vào gồm nhiều loại, của nhiều quốc gia, hệ thống toạ độ, hệ quy chiếu không thống nhất cũng như sai khác với hệ toạ độ và hệ quy chiếu quốc gia (hệ HN-72). Trong quá trình biên tập, tuy đã được xử lý qua hiệu chỉnh toạ độ bằng cách tính toán và đồ giải. Độ chính xác đạt được vẫn còn rất hạn chế, không đạt được sự đồng đều trong cùng một mảnh cũng như trong cùng một khối tỷ lệ và càng không đồng đều giữa các khối tỷ lệ khác nhau. Trên biển Đông, theo đánh giá của Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO) việc khảo sát đo đạc và lập bản đồ biển còn nhiều hạn chế. Hiện nay nước ta mới thiết lập được một số bản đồ biển tỷ lệ 1/2.500.000 (toàn bộ biển Đông), tỷ lệ 1/1.000.000 (phần biển Việt Nam), tỷ lệ 1/500000, tỷ lệ 1/400000 (khu vực giữa và Nam biển Đông, ven bờ biển TQ và Việt Nam), tỷ lệ 1/300 000 (ven biển nước ta), tỷ lệ 1/250 000 khu vực biển Căm pu chia – Thái Lan, tỷ lệ 1/200 000, 1/100000 ven biển, khu vực Trường Sa và các mảnh bản đồ biển tỷ lệ 1/25000 các đảo, cửa sông vụng vịnh và hải cảng. Về độ sâu thể hiện trên bản đồ biển thời gian này phần lớn (và chủ yếu) là độ sâu trên bản đồ biển nước ngoài. Nguồn gốc số liệu đo đạc, tính toán mặt chuẩn đều không có lý lịch. Trong một mảnh bản đồ các độ sâu được trích từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau vì thế độ chính xác độ sâu thực tế cũng không đồng nhất. Tuy có những đặc điểm trên nhưng trong quá trình sử dụng mấy chục năm qua và qua đối chiếu so sánh với kết quả khảo sát của những năm gần đây thì độ sâu trên các bản đồ biển này không có các sai lệch lớn. Các bản đồ biển sản xuất trong thời kỳ này đã đáp ứng được cho công tác đi biển; làm tài liệu tham khảo và nền sử dụng cho nhiều ngành nghiên cứu về biển sử dụng. Hệ thống bản đồ biển này hiện nay vẫn còn được sử dụng cho công tác dẫn tàu đi trên biển và cho các lực lượng hoạt động trên biển. Bản đồ biển xuất bản từ những năm 1992 trở lại đây hầu hết đã được áp dụng công nghệ biên tập mới có sử dụng máy tính điện tử để tính toán chuyển đổi hệ thống 3
- toạ độ. Các số liệu toạ độ mặt bằng độ sâu được biên tập trên cơ sở các số liệu đo đạc thực địa bằng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu phân sai (DGPS) và máy đo sâu hồi âm đơn tia độ chính xác cao. Hệ thống toạ độ mặt bằng được đo và quy chuẩn về đúng với hệ thống toạ độ quốc gia (HN-72) và hệ quy chiếu Krasopsky. Mặt chuẩn để tính và xác định độ sâu được tính toán cho từng khu vực thông qua số liệu quan trắc thuỷ triều cho từng khu vực. Công nghệ biên tập cũ được thay thế bằng công nghệ số hoá và biên tập bằng những chương trình biên tập chuyên dụng (Micro Station và Caris). Hiện tại bản đồ biển được Hải quân nhân dân Việt Nam biên tập chủ yếu bằng chương trình Micro Station. Từ năm 2002, các bản đồ biển biên tập mới được thống nhất thành lập trong hệ toạ độ VN-2000, hệ quy chiếu WGS-84. Hệ thống bản đồ biển được lập trên cơ sở số liệu đo đạc mới này bao phủ toàn bộ vùng ven biển ở tỷ lệ 1/100 000; một số cảng, vụng vịnh, cửa sông, đảo ở tỷ lệ 1/25000, và toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa, DK1 ở tỷ lệ 1/200 000. Một số cụm bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa và bãi ngầm DK1 ở tỷ lệ 1/50 000. Các bản đồ được thành lập trên cơ sở số hoá các bản đồ giấy trước đây, việc chuyển đổi toạ độ được tính toán và triển đổi chính xác bởi công nghệ số và độ sâu được kiểm tra đối chiếu, bổ sung, chỉnh lý từ số liệu khảo sát mới nhất. Có thể đánh giá rằng các bản đồ biển được biên tập và xuất bản từ 1992 đến nay có độ tin cậy cao, đã khắc phục được sự không đồng nhất về độ chính xác trong một mảnh, trong một khối tỷ lệ cũng như giữa các khối tỷ lệ. Các bản đồ này tiếp tục được chỉnh lý hoàn thiện bằng các số liệu khảo sát mới nhất và cập nhật thường xuyên trong hệ thống số. Hiện tại, bản đồ biển đang được chuyển hướng thành một dạng bản đồ mới - bản đồ biển điện tử - Được biên tập bằng phần mềm CARIS theo chuẩn của Tổ chức Thuỷ đạc quốc tế (IHO) . Việc đo đạc thu nhận số liệu thực địa cũng đã được áp dụng nhiều tiến bộ từ công nghệ mới. Trong lĩnh vực đo độ sâu đã thay thế hoàn toàn các thế hệ máy đo sâu đơn tia ghi số đọc và ghi băng giấy bằng hệ thống máy đo sâu đơn tia ghi độ sâu trên đĩa từ và băng giấy có liên kết tích hợp hiệu chỉnh do ảnh hưởng của các yếu tố đến độ 4
- sâu đo và toạ độ điểm đo sâu. Công nghệ đó cho phép loại bỏ được sai sót nhầm lẫn khi ghép toạ độ - độ sâu, đẩy nhanh được tốc độ xử lý, tính toán và nâng cao rất nhiều độ chính xác. Hiện nay đã đang sử dụng hệ thống đo sâu hồi âm đa chùm tia để khảo sát thu nhận độ sâu, bảo đảm việc thu nhận nhanh, đều khắp, phủ kín đáy biển cao hơn. Trong lĩnh vực xác định toạ độ, việc ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh được phát triển nhanh và cho độ chính xác ngày càng cao. Các thiết bị định vị luôn được cải tiến nâng cao tốc độ xử lý và độ chính xác… Công nghệ xử lý toạ độ theo thời gian thực (Real Time) với khoảng cách xa và từ vệ tinh là chủ yếu. Việc ứng dụng các công nghệ xử lý tiên tiến và sử dụng các thiết bị đo đạc mới cho phép nâng cao được năng suất tốc độ và độ chính xác của công tác đo đạc bản đồ biển, làm cho bản đồ càng có tính thời sự và chất lượng. Để thực hiện được các nhu cầu kể trên, chúng ta phải theo kịp các công nghệ tiên tiến trên thế giới về đo đạc khảo sát biển, đặc biệt là công nghệ đo sâu bằng máy đo sâu đa chùm tia. Trường Đại học Hàng hải là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và công nghệ lớn cho ngành hàng hải nước nhà. Đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế biển, xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, Nhà trường nói chung và Khoa Công trình thủy nói riêng đã và đang đưa nhiều công nghệ mới vào công tác giảng dạy và ứng dụng vào thực tế khoa học và sản xuất, trong đó có các máy khảo sát thủy đạc hiện đại, tuy nhiên quá trình nghiên cứu sử dụng lại trông chờ vào quá trình tự nghiên cứu của tập thể giáo viên và kỹ thuật viên của Khoa, kết hợp với quá trình đó, tôi làm đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu một số phương pháp kiểm nghiệm thiết bị khảo sát thủy đạc” nhằm mục đích nghiên cứu các phương án sử dụng, kết nối các thiết bị để khai thác vận hành tốt máy đo sâu và kiểm nghiệm độ chính xác vào công tác giảng dạy và lao động sản xuất. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Nghiên cứu và đề xuất một số phương pháp kiểm nghiệm thiết bị khảo sát thủy đạc trong quá trình sử dụng và áp dụng vào quy trình và hướng dẫn sử dụng cho các máy đo sâu hồi âm và các thiết bị đồng bộ đi kèm để cho giáo viên và sinh viên khoa Công trình thủy sử dụng. 5
- 3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Các máy móc thiết bị, quy trình và các công tác khảo sát địa hình bề mặt đáy sông, biển bằng máy đo sâu hồi âm và các máy định vị đo biển. 4. Phương pháp nghiên cứu, kết cấu của công trình nghiên cứu Sưu tầm tài liệu, biên dịch, nghiên cứu máy, nghiên cứu nguyên lý hoạt động, vận hành, kết nối, thực hành đo khảo sát ngoài thực địa, nghiên cứu các phương pháp kiểm nghiệm các thiết bị thủy đạc để loại trừ sai số và tăng độ chính xác khảo sát. 5. Kết quả đạt được của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Làm chủ trang thiết bị hiện đại, lập quy trình chuẩn để giảng dạy, phổ biến nhân rộng kỹ thuật mới cho giáo viên và sinh viên Khoa Công trình thủy. - Ý nghĩa thực tiễn: Đưa máy móc trang thiết bị mới hiện đại vào khai thác vận hành, nâng cao hiệu quả năng suất lao động, ứng dụng vào nhiều mục đích thiết thực. 6
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Giới thiệu chung về công tác khảo sát địa hình đáy biển Bản đồ biển là các loại bản đồ thể hiện các thông tin về đối tượng dưới đáy biển, trong lòng nước, trên mặt biển và các yếu tố liên quan khác trên phần đất liền ven biển; được lập thành từng hệ thống hay riêng lẻ với tỷ lệ thích hợp (từ 1/10.000 trở xuống) phục vụ cho các hoạt động trên biển, đất liền ven biển và các hoạt động liên quan đến biển khác. Bản đồ biển là tài liệu không thể thiếu cho các hoạt động bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển, các lĩnh vực quản lý, khai thác tiềm năng tài nguyên biển và các hoạt động nghiên cứu khoa học khác về biển. Tất cả các loại bản đồ biển đều được xây dựng trên một nền chung, đó là địa hình đáy biển - mà địa hình đó được bao phủ bởi một lớp nước, vì vậy mà nền đó được gọi là bản đồ nền độ sâu đáy biển. Bản đồ nền độ sâu đáy biển càng được khảo sát và thể hiện một cách chính xác, chi tiết thì ý nghĩa phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, thể hiện các thông tin nghiên cứu khoa học khác càng có tính đắc dụng và hiệu quả. Thông thường các bản đồ biển với mức độ chi tiết và đầy đủ khác nhau phải thể hiện được các yếu tố: Đường bờ (trên bản đồ biển) được biểu thị bằng các đặc điểm đặc trưng (lồi lõm, khúc khuỷu, thẳng, cong, gồ ghề…); Thủy hệ trên phần ven biển, Địa hình trên phần ven biển; Vùng dân cư; Hệ thống đường xá; Lớp phủ thực vật và chất đất; Địa hình đáy biển; Chướng ngại vật hàng hải; Chất đáy; Trang thiết bị an toàn hàng hải; Vật định; Luồng, lạch, kênh, đường hành trình trên biển; Ranh giới; Các yếu tố khác và ghi chú. Theo quy định quốc tế, các bản đồ biển phải đáp ứng các yêu cầu: - Nội dung của bản đồ biển phải đáp ứng mục đích chuyên môn của từng loại hải đồ, phải phản ánh tính điển hình và chân thực của địa lý; - Biểu thị tính chất đường bờ biển, với một phần hợp lý của lục địa; - Ở mức độ hiện tại (tài liệu đo đạc khảo sát phải mới); - Rõ ràng và dễ đọc; - Thống nhất với các bản đồ hiện hành và các tài liệu hướng dẫn hàng hải; - Đáp ứng yêu cầu của các quy phạm hướng dẫn. Ở Việt Nam, bản đồ biển xuất bản trong những năm 90 của thế kỷ 20 trở về trước được biên tập bằng công nghệ cũ và số liệu chủ yếu (hầu hết) là lấy theo tài liệu bản đồ của nước ngoài xuất bản từ trước 1975. Công nghệ cũ là công nghệ chuyển tải thông tin từ các tài liệu bản đồ nước ngoài được chụp lại, cắt dán, phân sai theo hệ thống lưới kinh vĩ tuyến (trên tỷ lệ bản đồ mới thành lập), vẽ bằng tay và chụp in. Các bản đồ biển tài liệu đưa vào gồm nhiều loại, của nhiều quốc gia, hệ thống toạ độ, hệ quy chiếu không thống nhất cũng như sai khác với hệ toạ độ và hệ quy chiếu quốc gia (hệ HN-72). Trong quá trình biên tập, tuy đã được xử lý qua hiệu chỉnh toạ độ bằng 7
- cách tính toán và đồ giải. Độ chính xác đạt được vẫn còn rất hạn chế, không đạt được sự đồng đều trong cùng một mảnh cũng như trong cùng một khối tỷ lệ và càng không đồng đều giữa các khối tỷ lệ khác nhau. Trên biển Đông, theo đánh giá của Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO) việc khảo sát đo đạc và lập bản đồ biển còn nhiều hạn chế. Hiện nay nước ta mới thiết lập được một số bản đồ biển tỷ lệ 1/2.500.000 (toàn bộ biển Đông), tỷ lệ 1/1.000.000 (phần biển Việt Nam), tỷ lệ 1/500000, tỷ lệ 1/400000 (khu vực giữa và Nam biển Đông, ven bờ biển TQ và Việt Nam), tỷ lệ 1/300 000 (ven biển nước ta), tỷ lệ 1/250 000 khu vực biển Căm pu chia – Thái Lan, tỷ lệ 1/200 000, 1/100000 ven biển, khu vực Trường Sa và các mảnh bản đồ biển tỷ lệ 1/25000 các đảo, cửa sông vụng vịnh và hải cảng. Về độ sâu thể hiện trên bản đồ biển thời gian này phần lớn (và chủ yếu) là độ sâu trên bản đồ biển nước ngoài. Nguồn gốc số liệu đo đạc, tính toán mặt chuẩn đều không có lý lịch. Trong một mảnh bản đồ các độ sâu được trích từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau vì thế độ chính xác độ sâu thực tế cũng không đồng nhất. Tuy có những đặc điểm trên nhưng trong quá trình sử dụng mấy chục năm qua và qua đối chiếu so sánh với kết quả khảo sát của những năm gần đây thì độ sâu trên các bản đồ biển này không có các sai lệch lớn. Các bản đồ biển sản xuất trong thời kỳ này đã đáp ứng được cho công tác đi biển; làm tài liệu tham khảo và nền sử dụng cho nhiều ngành nghiên cứu về biển sử dụng. Hệ thống bản đồ biển này hiện nay vẫn còn được sử dụng cho công tác dẫn tàu đi trên biển và cho các lực lượng hoạt động trên biển. Bản đồ biển xuất bản từ những năm 1992 trở lại đây hầu hết đã được áp dụng công nghệ biên tập mới có sử dụng máy tính điện tử để tính toán chuyển đổi hệ thống toạ độ. Các số liệu toạ độ mặt bằng độ sâu được biên tập trên cơ sở các số liệu đo đạc thực địa bằng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu phân sai (DGPS) và máy đo sâu hồi âm đơn tia độ chính xác cao. Hệ thống toạ độ mặt bằng được đo và quy chuẩn về đúng với hệ thống toạ độ quốc gia (HN-72) và hệ quy chiếu Krasopsky. Mặt chuẩn để tính và xác định độ sâu được tính toán cho từng khu vực thông qua số liệu quan trắc thuỷ triều cho từng khu vực. Công nghệ biên tập cũ được thay thế bằng công nghệ số hoá và biên tập bằng những chương trình biên tập chuyên dụng (Micro Station và Caris). Hiện tại bản đồ biển được Hải quân nhân dân Việt Nam biên tập chủ yếu bằng chương trình Micro Station. Từ năm 2002, các bản đồ biển biên tập mới được thống nhất thành lập trong hệ toạ độ VN-2000, hệ quy chiếu WGS-84. Hệ thống bản đồ biển được lập trên cơ sở số liệu đo đạc mới này bao phủ toàn bộ vùng ven biển ở tỷ lệ 1/100 000; một số cảng, vụng vịnh, cửa sông, đảo ở tỷ lệ 1/25000, và toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa, DK1 ở tỷ lệ 1/200 000. Một số cụm bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa và bãi ngầm DK1 ở tỷ lệ 1/50 000. Các bản đồ được thành lập trên cơ sở số hoá các bản đồ giấy trước đây, việc chuyển đổi toạ độ được tính toán và triển đổi chính xác bởi công nghệ số và độ sâu được kiểm tra đối chiếu, bổ sung, chỉnh lý từ số liệu khảo sát mới nhất. Có thể đánh giá rằng các bản đồ biển được biên tập và xuất bản từ 1992 đến nay có độ tin cậy cao, đã khắc phục được sự không đồng nhất về độ chính xác trong một mảnh, trong một khối tỷ lệ cũng như giữa các khối tỷ lệ. Các bản đồ này tiếp tục được 8
- chỉnh lý hoàn thiện bằng các số liệu khảo sát mới nhất và cập nhật thường xuyên trong hệ thống số. Hiện tại, bản đồ biển đang được chuyển hướng thành một dạng bản đồ mới - bản đồ biển điện tử - Được biên tập bằng phần mềm CARIS theo chuẩn của Tổ chức Thuỷ đạc quốc tế (IHO) . Việc đo đạc thu nhận số liệu thực địa cũng đã được áp dụng nhiều tiến bộ từ công nghệ mới. Trong lĩnh vực đo độ sâu đã thay thế hoàn toàn các thế hệ máy đo sâu đơn tia ghi số đọc và ghi băng giấy bằng hệ thống máy đo sâu đơn tia ghi độ sâu trên đĩa từ và băng giấy có liên kết tích hợp hiệu chỉnh do ảnh hưởng của các yếu tố đến độ sâu đo và toạ độ điểm đo sâu. Công nghệ đó cho phép loại bỏ được sai sót nhầm lẫn khi ghép toạ độ - độ sâu, đẩy nhanh được tốc độ xử lý, tính toán và nâng cao rất nhiều độ chính xác. Hiện nay đã đang sử dụng hệ thống đo sâu hồi âm đa chùm tia để khảo sát thu nhận độ sâu, bảo đảm việc thu nhận nhanh, đều khắp, phủ kín đáy biển cao hơn. Trong lĩnh vực xác định toạ độ, việc ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh được phát triển nhanh và cho độ chính xác ngày càng cao. Các thiết bị định vị luôn được cải tiến nâng cao tốc độ xử lý và độ chính xác… Công nghệ xử lý toạ độ theo thời gian thực (Real Time) với khoảng cách xa và từ vệ tinh là chủ yếu. Việc ứng dụng các công nghệ xử lý tiên tiến và sử dụng các thiết bị đo đạc mới cho phép nâng cao được năng suất tốc độ và độ chính xác của công tác đo đạc bản đồ biển, làm cho bản đồ càng có tính thời sự và chất lượng. Bản đồ biển là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện Công ước Luật biển 1982. Bản đồ biển được sử dụng nhằm mục đích: xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải; xác định ranh giới các vùng biển nội thủy, xác định lãnh hải, xác định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; xác định vị trí các đảo nhân tạo, các công trình trên biển, tuyến cáp hoặc dây dẫn ngầm, thể hiện các tuyến đường và cách bố trí phân chia luồng giao thông trong lãnh hải; các khu vực an toàn, các khu bảo tồn biển; sử dụng cho các hoạt động biển (khai thác, bảo vệ tài nguyên, giao thông hàng hải; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ môi trường biển); và là cơ sở đàm phán phân định các đường ranh giới biển, giải quyết các tranh chấp biển. Có thể nói không điều khoản nào của Công ước Luật biển 1982 không có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bản đồ biển. Các bản đồ biển (hải đồ) là một bộ phận quan trọng làm nền tảng cho việc xác lập đường biên giới trên đất liền và trên biển. Chúng được sử dụng làm cơ sở đàm phán cho việc xây dựng chiến lượng đàm phán phân định; là một mô hình thu nhỏ tổng quan địa lý, địa hình trợ giúp cho nghiên cứu điều tra, chỉ dẫn sử dụng; là hồ sơ pháp lý của đường biên giới biển tuân thủ theo đúng quy định của Công ước Luật biển 1982. Chính vì vậy, Công ước Luật biển 1982 quy định các quốc gia ven biển có nghĩa vụ thể hiện các đường cơ sở dùng để tính chiều dài lãnh hải được vạch ra theo đúng các Điều 7,9 và 10 hoặc các ranh giới hình thành từ các điều đó và các đường hoạch định ranh giới được vạch ra đúng theo các Điều 12, 15, 74, 76 và 83. Điều 84, Công ước Luật biển 1982 quy định: trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí của nó. Nếu không, thì có thể thay thế bằng một bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa đã được sử dụng. Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiểu, và đối với các hải đồ và các bản kê các toạ độ vị trí của ranh giới ngoài của thềm lục địa, thì gửi đến Tổng thư ký của Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy đại 9
- dương một bản để lưu chiểu. Như vậy quốc gia ven biển phải có nghĩa vụ xây dựng và thường xuyên cập nhật các bản đồ biển của mình, công nhận là bản đồ quốc gia, công bố theo đúng thủ tục và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chiểu. Đây là một nghĩa vụ quốc tế quan trọng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của quốc gia ven biển và các quốc gia khác, là cơ sở pháp lý giải thích các hoạt động của quốc gia ven biển và các quốc gia khác trong thực thi Công ước Luật biển 1982 và là cơ sở để quản lý biển, giải quyết các tranh chấp biển. Để thực hiện được các nhu cầu kể trên, chúng ta phải theo kịp các công nghệ tiên tiến trên thế giới về đo đạc khảo sát biển, đặc biệt là công nghệ đo sâu bằng máy đo sâu đa chùm tia. Bản đồ địa hình đáy biển là sản phẩm của việc mô tả địa hình đáy biển bằng ngôn ngữ bản đồ, nó được dùng làm nền để thể hiện các thông tin địa lý về biển. Bản đồ địa hình đáy biển là cơ sở cho việc thành lập các bản đồ chuyên đề biển. Bản đồ địa hình đáy biển có thể được coi là sự kéo dài của bản đồ địa hình phần đất liền về phía biển, vì vậy chúng tạo thành một hệ thống nhất về hệ tọa độ, hệ độ cao, hệ qui chiếu. Bản đồ địa hình đáy biển có nội dung và cách biểu thị tương tự các bản đồ phần đất liền phục vụ các mục đích nghiên cứu khoa học, các hoạt động kinh tế xã hội ở vùng biển. Bản đồ địa hình đáy biển là cơ sở để thiết kế xây dựng các công trình thủy, phát triển ngư trường, qui hoạch tuyến vận tải biển, nghiên cứu môi trường, thăm dò và khai thác dầu khí, v.v… 10
- 11
- 12
- Hình 1.1: Một số dạng bản đồ địa hình đáy biển hiện đại. 1.2. Phân loại bản đồ địa hình đáy biển. Dựa vào tỷ lệ thì bản đồ địa hình đáy biển được phân loại làm ba nhóm lớn sau: + Các loại bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn : -Bao gồm các loại bản đồ tỷ lệ như 1/1000, 1/2000 và 1/5000. Tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể mà ta chọn tỷ lệ đo vẽ cho phù hợp. Ví dụ: Để thiết kế cảng biển thường dùng bản đồ tỷ lệ 1/1000 và 1/2000; để khảo sát và thiết kế giàn khoan dùng bản đồ tỷ lệ 1/2000; để khảo sát khu vực đánh bắt hải sản hay thăm dò khống sản dùng bản đồ tỷ lệ 1/5000. + Các loại bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình: - Bao gồm các loại bản đồ tỷ lệ từ 1/10.000 ¸ 1/200.000. Đây là hệ thống bản đồ tỷ lệ cơ bản vì nó phục vụ cho nhiều ngành, nhiều đối tượng, nhiều mục đích khác nhau. - Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/10.000: Bao trùm những vùng quan trọng ven bờ, nơi có các hoạt động kinh tế mạnh như Cẩm Phả, Hải Phòng, Cửa Lò, Sông Gianh, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, ... và các cửa sông lớn. Các bản đồ này có khoảng sâu đều đường bình độ là 1m. - Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/25.000: Được thành lập dọc theo bờ biển Việt Nam và một số đảo như Long Vĩ, Phú Quốc, ... Các bản đồ này có khoảng sâu đều đường bình độ là 2 m. - Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/100.000: Bao trùm thềm lục địa Việt Nam, khoảng sâu đều đường bình độ là 10 m. - Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/200.000: Bao trùm vùng đặc quyền kinh tế biển với độ sâu tới 200 m, khoảng sâu đều đường bình độ là 20m. + Các loại bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ nhỏ : 13
- - Bao gồm các loại bản đồ tỷ lệ 1/500.000 và nhỏ hơn. Dựa vào yêu cầu mức độ khái quát địa hình đối với vùng biển mà ta có thể xác định tỷ lệ thành lập là 1/500.000, 1/1.000.000, 1/2.000.000 hay 1/3.000.000. Các bản đồ này sẽ được thành lập bằng cách biên vẽ từ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn. 1.3. Bản đồ giao thông hàng hải. - Mục đích: Để đảm bảo an tòan cho tàu thuyền đi lại trên sông, biển và tránh bị mắc cạn hoặc vướng vào đá ngầm…người ta tiến hành đo đạc, thu thập các thông tin một cách cụ thể, chi tiết và chính xác để phục vụ cho các nhà hàng hải. - Đối tượng phục vụ chủ yếu là các nhà hàng hải nhưng bản đồ giao thông thủy cũng là những tài liệu quý phục vụ cho nghiên cứu sa bồi, xói lở và xác định lãnh hải hay nghiên cứu phục vụ nạo vét thi công hay để phục vụ xây dựng các công trình. Nội dung : Nội dung quan trọng nhất của bản đồ giao thông thủy là ghi rõ độ sâu dọc theo sông, trên biển từ đó cung cấp những thông tin về lộ trình, nơi neo đậu, vùng an tồn, vật, chướng ngại, khu đá ngầm…, các chi tiết khác nhau như địa danh, địa giới, vùng lãnh hải, hải đăng, hải liệu, tính chất địa chất bề mặt đáy. - Bản đồ giao thông thủy thường được thành lập với nhiều tỷ lệ khác nhau từ 1/20000 đến 1/1000. Ở những vùng thường xuyên có tàu bè qua lại và có độ sâu nông người ta thành lập bản đồ tỷ lệ lớn, còn ở những vùng tàu bè ít qua lại thường lập bản đồ bản đồ tỷ lệ nhỏ. Bản đồ tỷ lệ càng lớn thì độ chính xác và mức độ mô tả chi tiết càng cao và tỉ mỉ hơn. 14
- 1.4. Quá trình phát triển kỹ thuật đo đạc khảo sát bản đồ địa hình đáy biển. Hình 1.2. Bản đồ địa hình đáy biển qua các thời kỳ. 15
- Hình 1.3: Các phương pháp đo sâu. 1.4.1. Phương pháp đo sâu thủ công. Đây là phương pháp đo sâu rất đơn giản và xuất hiện từ rất lâu. Thiết bị và cách sử dụng rất đơn giản có thể phân làm hai loại sau - Dây dọi (Lead line): Làm bằng dây không co giãn, trên đó khắc vạch chia đơn vị đo chiều dài và một đầu có buộc vật nặng - Sào đo sâu (Sounding pole): Là những sào gỗ hoặc nhôm trên đó có khắc vạch chia đơn vị đo chiều dài, một đầu có tay cầm. Hình 1.4: Đo sâu bằng dây dọi. 16
- Hình 1.5. Đo sâu bằng dây dọi. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2195 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang
63 p | 1814 | 382
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 925 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1946 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 674 | 182
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Những bài toán chứng minh bằng phương pháp phản chứng trong phổ thông
27 p | 971 | 165
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1698 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 705 | 148
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn về công nghệ thuộc da cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam
212 p | 420 | 100
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên và kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết Việt Nam
92 p | 394 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 520 | 74
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 332 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn