Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu quy trình chiết tách dịch rau đắng ứng dụng trong sản phẩm sữa tắm
lượt xem 13
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là xác định chỉ tiêu hóa lý của rau đắng; Xây dựng quy trình tách chiết rau đắng; Kiểm tra định tính các thành phần hóa học trong dịch chiết rau đắng; Chế tạo sữa tắm rau đắng; So sánh, kết luận và đánh giá kết quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu quy trình chiết tách dịch rau đắng ứng dụng trong sản phẩm sữa tắm
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU ---------- ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH DỊCH RAU ĐẮNG ỨNG DỤNG TRONG SẢN PHẨM SỮA TẮM Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 12 năm 2018
- THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI Tên đề tài: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH DỊCH RAU ĐẮNG ỨNG DỤNG TRONG SẢN PHẨM SỮA TẮM Mã số: Chủ nhiệm đề tài: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng 1. Lý do chọn đề tài : Từ lâu, rau đắng là một loại cây dân dã gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam. Rau đắng là gia vị không thể thiếu trong món ẩm thực như cháo cá lóc hay món lẩu cá kèo, lẩu mắm,... Ngoài ra, trong dân gian, rau đắng được sử dụng làm bài thuốc chữa viêm gan, làm mát gan và tiêu độc cho cơ thể rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, toàn cây rau đắng có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, thận. Cây có tác dụng lợi tiêu hóa, nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Theo y học hiện đại, Rau đắng có thành phần chính là các saponin, flavonoid, cây có chứa nhiều vitamin C, chất xơ rất có lợi cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao. Rau đắng được coi là cây thuốc quí trong thiên nhiên bởi sự lành tính và lợi ích tuyệt vời của nó. Trẻ sơ sinh có hệ thông miễn dịch chưa hoàn chỉnh và làn da rất dễ bị kích ứng. Cấu trúc bề mặt da của trẻ chỉ bằng 1/5 so với da của người trưởng thành. Do đó, lớp sừng mỏng cùng các tế bào da ít ỏi không đủ sức để bảo vệ bé khỏi những tổn thương từ các tiếp xúc bên ngoài. Chính vì thế, trẻ em rất dễ bị rôm sảy và thường xuất hiện vào mùa hè, và tập trung vào những vùng da tiết ra nhiều mô hôi như ngực, lưng, trán, cổ v.v… và cũng có thể xuất hiện thêm ở kẽ nách, háng. Khi trẻ bị rôm xảy gây đau rát rất khó chịu. Để trị rôm sảy thông thường chúng ta làm mát và làm sạch cơ thể bằng cách tắm nước mát. Trở về với thiên nhiên là một xu hướng đang ngày càng lan rộng trong đời sống cộng đồng, đặc biệt là việc sử dụng những sản phẩm liên quan đến sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới đã thống kê sau một cuộc khảo sát, có tới 80% người dân trên thế giới đang hướng đến các sản phẩm sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên. Còn theo báo cáo của Tạp chí New Nurtrition Trang i
- Business, 74% số người được khảo sát cho rằng những sản phẩm từ thiên nhiên sẽ tốt cho sức khỏe. Chính vì lý do trên, ta mong muốn có một sản phẩm sữa tắm có nguồn gốc thiên nhiên, có khả năng chữa được rôm sảy cho trẻ nhỏ. Từ những công dụng và lợi ích của cây rau đắng, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH DỊCH RAU ĐẮNG ỨNG DỤNG TRONG SẢN PHẨM SỮA TẮM” để thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu: - Xác định chỉ tiêu hóa lý của rau đắng; - Xây dựng quy trình tách chiết rau đắng; - Kiểm tra định tính các thành phần hóa học trong dịch chiết rau đắng; - Chế tạo sữa tắm rau đắng; - So sánh, kết luận và đánh giá kết quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Rau đắng được mua từ chợ trong thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà rịa- Vũng Tàu 4. Phương pháp nghiên cứu a. Nghiên cứu lý thuyết - Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài; - Trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, đồng nghiệp. b. Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp hóa học xác định một số chỉ số hóa lý của nguyên liệu; - Phương pháp vật lý: quang phổ hấp thụ phân tử để khảo sát điều kiện chiết, sắc ký khí ghép khối phổ GC – MS xác định một số cấu tử chính trong dịch chiết. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp những thông tin khoa học về điều kiện chiết tách, xác định thành phần Trang ii
- hóa học của dịch chiết rau đắng ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà rịa- Vũng Tàu - Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này. b. Ý nghĩa thực tiễn - Nhằm giúp cho việc ứng dụng rau đắng ở phạm vi rộng một cách khoa học hơn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe; - Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của rau đắng; - Sản xuất được sản phẩm sữa tắm rau đắng đạt tiêu chuẩn; - Kết hợp được với công ty CP Dược phẩm quận 9, chi nhánh 2 : 18A Võ Nguyên Giáp, P.12, thành phố Vũng Tàu, Bà rịa- Vũng Tàu để nghiên cứu sơ bộ sản xuất sữa tắm rau đắng. 6. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo còn có các chương sau: Chương 1: Tổng quan về rau đắng Chương 2: Tổng quan về xà phòng Chương 3: Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Chương 4: Kết quả và biện luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018 Trang iii
- MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ ix CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RAU ĐẮNG ............................................................... 1 1.1. VỊ TRÍ, PHÂN LOẠI RAU ĐẮNG ........................................................................... 1 1.1.1. Vị trí đặc điểm hình thái, phân bố ................................................................... 1 1.1.2. Phân loại rau đắng............................................................................................ 2 1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RAU ĐẮNG ....................................................... 3 1.3. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA RAU ĐẮNG ................................................. 6 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ RAU ĐẮNG .................................................................................................................................. 9 1.4.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 9 1.4.2. Trong nước ..................................................................................................... 10 1.4.3. Một số bài thuốc từ rau đắng ......................................................................... 11 1.4.4. Một số sản phẩm rau đắng trên thị trường ..................................................... 11 1.4.4.1. Thuốc EFTIHEPA .......................................................................................... 11 1.4.4.2. Thực phẩm chức năng Kids Intelligent PM ................................................... 12 1.4.4.3. Viên nang Gachi ............................................................................................. 12 1.4.4.4. Bột rau đắng ................................................................................................... 12 1.4.4.5. Trà thảo mộc AMINAI EM ............................................................................. 13 1.4.4.6. Thuốc lợi gan mật Bar ................................................................................... 13 1.4.4.7. Bacopa monnieri ............................................................................................ 13 1.4.4.8. Viên nang Liverbil .......................................................................................... 14 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ XÀ PHÒNG ............................................................. 15 2.1. NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN VÀ CÔNG THỨC NỀN CỦA XÀ PHÒNG .............. 15 2.1.1. Một số nguyên liệu cơ bản để sản xuất xà phòng .......................................... 15 2.1.2. Công thức nền sữa tắm .................................................................................. 18 Trang iv
- 2.2. MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT XÀ PHÒNG ................................................. 20 2.2.1. Sản xuất xà phòng trực tiếp từ các acid béo .................................................. 20 2.2.2. Sản xuất xà phòng bằng cách trung hoà các axit béo .................................... 21 2.3. CẤU TẠO LỚP DA VÀ PHÂN LOẠI CÁC LOẠI DA ........................................ 22 2.3.1. Cấu tạo lớp da ................................................................................................ 22 2.3.1.1. Lớp biểu bì : ................................................................................................... 23 2.3.1.2. Lớp trung bì .................................................................................................... 25 2.3.1.3. Lớp hạ bì ........................................................................................................ 26 2.3.2. Phân loại các loại da ...................................................................................... 27 2.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ SỮA TẮM ....................................................................... 28 2.5. MỘT SỐ LOẠI NẤM GÂY BỆNH TRÊN DA NGƯỜI ....................................... 30 2.5.1. Candida albicans ............................................................................................ 30 2.5.2. Pseudomonas aeruginosa ............................................................................... 31 2.5.3. Staphylococcus aureus ................................................................................... 33 CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................. 36 3.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, HÓA CHẤT ........................................ 36 3.2. THỰC NGHIỆM ....................................................................................................... 36 3.2.1. Các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa lý bột rau đắng................................ 37 3.2.1.1. Xác định độ ẩm : phương pháp sấy đến khối lượng không đổi ..................... 37 3.2.1.2. Xác định hàm lượng hữu cơ: phương pháp tro hóa mẫu ............................... 37 3.2.1.3. Định tính alcaloid .......................................................................................... 38 3.2.1.4. Định tính flavonoid ........................................................................................ 38 3.2.1.5. Định tính Saponin: ......................................................................................... 39 3.2.1.6. Định tính anthranoid ...................................................................................... 39 3.2.1.7. Định tính glycosid tim .................................................................................... 40 3.2.1.8. Định tính coumarin ........................................................................................ 41 3.2.1.9. Định tính acid hữu cơ..................................................................................... 41 3.2.1.10. Định tính acid amin ...................................................................................... 41 3.2.1.11. Định tính polysaccharid ............................................................................... 42 Trang v
- 3.2.2. Xây dựng quy trình tách chiết dịch rau đắng ................................................. 42 3.2.2.1. Khảo sát chọn dung môi chiết ........................................................................ 42 3.2.2.2. Khảo sát tỷ lệ hỗn hợp dung môi ................................................................... 43 3.2.2.3. Khảo sát ảnh hưởng thời gian chiết nóng soxhlet ......................................... 43 3.2.2.4. Kiểm tra sơ bộ hiệu suất của quá trình chiết soxhlet..................................... 44 3.2.3. Kiểm tra định tính cách thành phần hóa học trong dịch rau đắng bằng GC- MS 44 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN .................................................................. 46 4.1. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC CHỈ TIÊU HÓA LÝ CỦA RAU ĐẮNG ............................ 46 4.1.1. Đánh giá về độ ẩm ......................................................................................... 46 4.1.2. Đánh giá về hàm lượng hữu cơ ...................................................................... 46 4.1.3. Đánh giá về định tính alcaloid ....................................................................... 46 4.1.4. Đánh giá về định tính flavonoid .................................................................... 47 4.1.5. Đánh giá về định tính Saponin....................................................................... 47 4.1.6. Đánh giá về định tính anthranoid................................................................... 47 4.1.7. Đánh giá về định tính glycosid tim ................................................................ 47 4.1.8. Đánh giá về định tính coumarin..................................................................... 48 4.1.9. Đánh giá về định tính acid hữu cơ ................................................................. 48 4.1.10. Đánh giá về định tính acid amin ................................................................. 48 4.1.11. Đánh giá về định tính polysaccharid .......................................................... 48 4.2. ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH TÁCH CHIẾT DỊCH RAU ĐẮNG ............................ 50 4.2.1. Đánh giá khảo sát chọn dung môi chiết ......................................................... 50 4.2.2. Đánh giá khảo sát chọn tỉ lệ dung môi ......................................................... 51 4.2.3. Đánh giá khảo sát thời gian chiết soxhlet ..................................................... 52 4.2.4. Đánh giá sơ bộ hiệu suất quá trình chiết soxhlet ........................................... 55 4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC BẰNG GC-MS ................................................................................................................. 55 4.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM TRA SỮA TẮM RAU ĐẮNG ............................. 58 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 60 5.1. Kết luận ...................................................................................................................... 60 Trang vi
- 5.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 61 Trang vii
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1.Cây rau đắng biển.................................................................................................. 1 Hình 1.2.Rau đắng đất .......................................................................................................... 2 Hình 1.3.Cấu trúc hóa học của a) Jujubogenin b) Pseudojujubogenin ............................. 3 Hình 1.4.Cấu trúc hóa học của Bacobitacin ......................................................................... 4 Hình 1.5. Công thức cấu tạo của spergulin A (1), spergulacin (2), spergulacin A(3) và spergulin B(4)....................................................................................................................... 5 Hình 1.6. Thuốc Eftithepa, Thực phẩm chức năng Kids Intelligent, viên nang Gachi ...... 11 Hình 1.7. a. Bột ran đắng; b. trà thảo mộc Ainai Em ......................................................... 13 Hình 1.8. a. Thuốc lợi gan mật Bar, b. Thuốc Bacopa monniera, c. Thuốc Liverbil ........ 13 Hình 2.1. Các giai đoạn sản xuất xà phòng bằng phương pháp xà phòng hoá trực tiếp .... 21 Hình 2.2. Sản xuất xà phòng bằng cách trung hoà axit béo ............................................... 22 Hình 2.3. Cấu tạo da ........................................................................................................... 22 Hình 2.4.Cấu tạo các lớp của da......................................................................................... 23 Hình 2.5. Biểu đồ quá trình sừng hóa ................................................................................ 24 Hình 2.6. Lớp đáy có tế bào sắc tố ..................................................................................... 24 Hình 2.7. Lớp sừng của da ................................................................................................. 25 Hình 2.8. Lớp trung bì ........................................................................................................ 26 Hình 2.9. Lớp hạ bì ............................................................................................................ 26 Hình 2.10. Phân loại các loại da ......................................................................................... 27 Hình 2.11. Nấm Candida albicans...................................................................................... 30 Hình 2.12. Trẻ bị nhiễm nấm Candida ............................................................................... 31 Hình 2.13. Khuẩn Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) .................................. 32 Hình 2.14. Người bị nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa ............................................ 33 Hình 2.15. Khuẩn Staphylococcus aureus ......................................................................... 33 Hình 2.16. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus ......................................... 34 Hình 3.1. a. Rau đắng sau khi sấy khô; b. rau đắng xay thành bột .................................... 36 Hình 3.2. Sơ đồ quy trình chiết dịch chiết rau đắng .......................................................... 42 Hình 3.3. Quy trình sản xuất sữa tắm rau đắng .................................................................. 45 Hình 4.1. Dịch chiết rau đắng khi sử dụng các dung môi chiết khác nhau ........................ 50 Hình 4.2.Đồ thị khảo sát độ hấp thu tại các dung môi khác nhau ..................................... 51 Hình 4.3. Dịch chiết rau đắng khi sử dụng tỉ lệ dung môi etanl: nước khác nhau ............. 51 Hình 4.4. Đồ thị khảo sát độ hấp thu tại các tỉ lệ dung môi E:H2O khác nhau .................. 52 Hình 4.5.Dịch chiết rau đắng khi sử dụng thời gian chiết khác nhau ................................ 53 Hình 4.6.Đồ thị khảo sát độ hấp thu tại thời gian chiết khác nhau .................................... 54 Hình 4.7.Kết quả GC-MS của mẫu cao rau đắng............................................................... 56 Trang viii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1.Thành phần hóa học của cây rau đắng biển: ........................................................ 6 Bảng 2.1.Thành phần của sữa tắm .................................................................................... 19 Bảng 2.2.Các chỉ tiêu về sữa tắm ...................................................................................... 29 Bảng 4.1.Kết quả xác định hàm lượng độ ẩm ................................................................... 46 Bảng 4.2.Kết quả xác định hàm lượng tro ........................................................................ 46 Bảng 4.3.Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ thường có trong cây rau đắng đất ..... 49 Bảng 4.4.Kết quả độ hấp thu quét tại các bước sóng khác nhau khi khảo sát tại các dung môi khác nhau .................................................................................................................... 50 Bảng 4.5.Kết quả độ hấp thu quét tại các bước sóng khác nhau khi khảo sát tại tỉ lệ E: H2O khác nhau ................................................................................................................... 52 Bảng 4.6.Kết quả độ hấp thu quét tại các bước sóng khác nhau khi khảo sát tại thời gian chiết khác nhau ................................................................................................................... 54 Bảng 4.7.Khảo sát hiệu suất quá trình chiết soxhlet với hệ dung môi etanol : nước =80:20 ............................................................................................................................................ 55 Trang ix
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RAU ĐẮNG 1.1. VỊ TRÍ, PHÂN LOẠI RAU ĐẮNG Chi Rau đắng (danh pháp khoa học: Glinus) là chi thực vật có hoa gồm các loài cây nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Cỏ bình cu (Molluginaceae) được mô tả lần đầu tiên bởi Carl Linnaeus. Chúng chủ yếu là các loài thân thảo hàng năm, lá có phủ lớp lông mờ. Hạt hình thận được chứa trong quả nang. Hầu hết chúng đều được con người sử dụng thường xuyên, một số loài dùng làm cây thuốc, một số loài dùng làm thực phẩm. [1] Rau đắng hay còn gọi là cây càng tôm, biển súc (Polygonum avicularae L.), họ nghể (Polygonaceae). Rau đắng có ở đồng bằng, trung du và vùng núi thấp, mọc thành đám ở các ruộng hoa màu. Hình 1.1.Cây rau đắng biển 1.1.1. Vị trí đặc điểm hình thái, phân bố Theo phân loại khoa học. Theo hệ thống phân loại thực vật của TAKHTJAN 1987, vị trí của chi Clinus được tóm tắt như sau: Thực vật bậc cao (Cormobionta), Ngành Ngọc Lan (Magnoliophy), Lớp ngọc lan(Magnoliopsida), phân lớp cẩm chướng (Caryophyllidae), Bộ cẩm chướng (Caryophyllales), Họ rau đắng (Molluginaceae), chi Clinus. [2] Đặc điểm hình thái: Cây cỏ. Lá mọc đối, mọc so le hoặc gần mọc vòng; không có lá kèm hoặc lá kèm nhỏ và biến mất sớm. Hoa đều, lưỡng tính, mọc đơn độc chạy thành hình xim, thường nhỏ và không rõ rệt; lá đài rời hay liền ở gốc lợp, tồn tại; cách hoa nhỏ hay không có, nhị dưới nhụy hay hơi quanh nhụy, có hạn hay vô hạn; chỉ nhị dời hay dính nhau theo nhiều kiểu ở gốc; bao phấn 2 ô, mở bằng kẻ nứt dọc. Bầu hợp lá noãn (trừ Gisekia), thường nhiều ô, số vòi hay núm nhụy bằng số ô, noãn cong hay noãn đảo. Quả khô tự mở theo kiểu chẻ ô hoặc bẳng kẽ nứt ngang, ít khi không mở, thường bao quanh bởi đài tồn tại; hạt có nội Trang 1
- nhũ, phôi cong hoặc bao quanh phía ngoài. Họ này chủ yếu mọc ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và nhiều loài ở châu Phi. Đặc điểm phân bố : Rau đắng thích hợp mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lũng, bờ mương thuộc những vùng có khí hậu nóng ẩm. Ở Việt Nam và các nước nhiệt đới như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ… rau đắng mọc hoang khắp nơi, thường gặp ở các bãi cỏ, bờ ruộng, ven suối, sườn đồi, những vùng ẩm ướt. Rau đắng có thể thu hái cả bốn mùa nên khả năng mở rộng diện tích trồng và tăng năng suất rất dễ dàng. Bên cạnh đó, việc trồng rau đắng không đòi hỏi đầu tư nhiều và việc chăm sóc tương đối dễ dàng. Ở đất bùn, rau đắng có thể đạt năng suất 1 – 1,2 tấn/ 500m2/ lứa thu hoạch, ở đất khô thì năng suất khoảng 500kg/ 500m2/ lứa. Mỗi năm có thể thu hoạch 7 – 10 lứa. 1.1.2. Phân loại rau đắng Rau đắng biển còn gọi là rau sam đắng (Bacopa monnieri L.), họ hoa mõm sói (Scrophulariaceae). Cây có ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Thuận... Bộ phận dùng là toàn cây, tươi hoặc khô. [2] Rau đắng biển chứa các alcaloid rất đắng, saponin... Theo Đông y, rau đắng biển có vị đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng. Trị xích, bạch lỵ, viêm gan vàng da, mắt đỏ sưng đau, chân tay, mình mẩy nhức mỏi, tê bại; ngã chấn thương. Có thể ăn như rau sống hoặc nấu canh ăn để kích thích tiêu hóa. Hình 1.2.Rau đắng đất Rau đắng đất còn gọi là rau đắng lá vòng [Glinus oppositifolius (L.) DC.], họ rau đắng đất (Molluginaceae). Cây mọc hoang ở bờ biển hoặc ruộng nương ở Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế... Bộ phận dùng là toàn cây lúc bắt đầu ra hoa, rửa sạch, phơi khô. Rau đắng đất có flavonoid, saponin triterpenoid (spergulagenin A), Trang 2
- trihydroxyceton... Theo Đông y, rau đắng đất vị đắng, tính mát. Có tác dụng hạ sốt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan, lợi mật, thông tiểu, nhuận tràng, giải độc. Ngày dùng 20-30g, sắc uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.Trong nhân dân dùng rau đắng đất làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh về gan và chứng vàng da. 1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RAU ĐẮNG Rau đắng biển (Bacopa monnieri) [3] Cây rau đắng biển chứa alkaloid: brahmin, có tác dụng giống strychnin nhưng ít độc tính hơn; 3 base: β1- oxalat, β2-oxalat, β3-chloroplatinate và sterol. Ngoài ra còn alkaloid khác là herpestin, bacosid A và B, monnierin; hersaponin, có tác dụng chủ yếu giống resercin và chlororomazin, acid betulic, d–mannitol, stigmastarol, β- sitosterol và stigmasterol ở trạng thái tự do. Hiện nay, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ phần nào về loài rau này. Rau đắng biển có chứa hoạt chất saponin gồm bacoside A và bacoside B, có tác dụng gia tăng tuần hoàn não, tăng cường dẫn truyền xung động ở hệ thần kinh, chống oxy hoá tế bào não, giúp cho sự tỉnh táo (alertness) và nhận thức (awareness). Một số người Ấn Độ cổ gọi cây này là Phenavati. Theo tiếng Phạn thì “Phena” có thể tạm hiểu là tính tạo bọt. Quả thật khi rau đắng được nấu với nước, nó sẽ sản sinh ra lượng bọt nhiều mà ngày nay người ta cho rằng khối bọt này chính là saponin trong rau đắng biển được phóng thích ra. Thành phần hóa học chính của rau đắng biển gồm các triterpen tự do, saponin, flavonoid, alkaloid và các phenylethanoid glycosid. Trong đó thành phần được biết đến nhiều nhất là các saponin Hình 1.3.Cấu trúc hóa học của a) Jujubogenin b) Pseudojujubogenin Trang 3
- Saponin có sapogenin là jujubogenin(C30H48O4) : bacosaponin A,bacosid A3, bacopasaponin E, bacosaponin F, bacopasid N1, bacopasid X, bacopasid IV… Saponin có sapogenin là pseudojujubogenin ( bacosaponin B, bacopasaponin C, bacosid N2, bacopasid I, bacopasid II, bacopasid III, bacopasid V… Hình 1.4.Cấu trúc hóa học của Bacobitacin Bacobitacin A R=R1=R2=OH Bacobitacin B R=R1=H R2=OH Bacobitacin C R=X R1=R2=H Bacobitacin D R=X R1=OH R2=H Các saponin khác nhau chủ yếu ở phần đường trên C-3 và C-20. Tất cả các saponin đều có mạch đường ở C-3. Mạch đường trên C3 có từ 1-3 đường. Khi là 3 đường, mạch đường có thể phân nhánh. Chỉ có 3 bacopasaponin A, E và F ở C-20 có thêm 1 mạch đường với 1 đường duy nhất là -L -arabinopyranose. Các nghiên cứu về hóa học này đã tìm ra nhiều saponin mới trong Rau đắng biển. Nhiều nhất là thành phần hỗn hợp là bacosid A và B. Ngoài các thành phần saponin, Rau đắng biển còn có các nhóm hợp chất khác bao gồm: Các cucurbitacin là bacobitacin A,B,C và D, cucurbitacin E. Triterpen tự do: ebelin lactone, bacogenin A1, A2, A3, jujubogenin, pseudojujubogenin, bacosin, acid betulinic Các phytosterol, Các alkaloid là brahmin, một lượng rất nhỏ nicoyin và các alkaloid khác Rau đắng đất (Molluginaceae): Rau đắng đất chứa chủ yếu saponin và flavonoid. Từ lá một số tác giả đã phân lập được spergulagenin A [4] Trang 4
- Theo tài liệu .., đã chiết tách được từ Glinus oppositifolius (L.) các hoạt chất spergulin A { 3-O –(b-d -xylopyranosyl 4-sulphate)-spergulagenin A } (1) và spergulin B { 3- O-[a-rhamnopyranosyl (1→2) -b-d-xylopyranosyl]-pergulatriol} (4) và spergulacin (2) và spergulacin A (3). Cấu trúc của chúng được xác định bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân 2 chiều 2D-NMR. Công thức cấu tạo như sau: [5] Hình 1.5. Công thức cấu tạo của spergulin A (1), spergulacin (2), spergulacin A(3) và spergulin B(4) Rastogi và cộng sự công bố thành phần rau đắng đất như sau. Bảng 1.1. Một số thành phần hóa học của rau đắng đất Trang 5
- STT Tên thành phần hóa học Hàm lượng % về khối lượng 1. bacopaside I 5.37 2. bacoside A3 5.59 3. bacopaside II 6.9 4. bacopasaponin C isomer 7.08 5. bacopasaponin C 4.18 Theo nghiên cứu của Devendra, Patel Saurabh Shankar Bảng 1.1.Thành phần hóa học của cây rau đắng biển: STT Thành phần Hàm lượng gm/100gm 1. Độ ẩm 88.4 2. Protein 2.1 3. Chất béo 0.6 4. Carbonhydrates 5.9 5. Chất sơ 1.05 6. Tro 1.9 7. Calci 202.0 8. Phosphorus 16.0 9. Ascorbic Acid 63.0 10. Nitotinic Acid 0.3 11. Sắt 7.8 12. Năng lượng 38 cal 1.3. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA RAU ĐẮNG Theo Organicfacts, rau đắng có tên khoa học là Bacopa monnieri. Loại thảo dược lâu đời này được sử dụng như một trong những thành phần chính trong các phương thuốc Ayuvedic của người Ấn Độ từ thời cổ xưa, cũng như y học truyền thống trên toàn thế giới. Bạn có thể biết đến loại rau này với vài tên gọi khác nhau, chẳng hạn như rau đắng biển, thảo mộc của ân sủng, song rau đắng là tên gọi phổ biến nhất. Thật khó để xác định chính xác khu vực phát sinh loại thảo dược sống ở vùng đất ngập nước này, nhưng hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng nó đã phát triển tự nhiên trong tất cả lục địa lớn hàng trăm nghìn năm nay. Rau đắng mang đến những lợi ích sức khỏe khá độc đáo, làm cho nó trở nên hấp dẫn và được ưa chuộng trong các nền văn hóa toàn cầu. [4] Rau đắng thường được ăn sống như một thành phần của món salad, nhưng cũng có thể được sấy khô và sử dụng như bất kỳ loại thảo dược nào khác. Người ta thường nhai khoảng Trang 6
- 2, 3 cọng rau đắng hằng ngày như một loại thuốc bổ toàn diện, giống như một dạng vitamin bổ sung. Một số công dụng của rau đắng được ghi nhận được như sau: [6] Tăng khả năng nhận thức Một trong những lợi ích đáng giá nhất của rau đắng là khả năng kích thích não bộ, đặc biệt là trí nhớ và khả năng tập trung. Từ lâu loại thảo dược đã được sử dụng trong các bài thuốc Ayurvedic của người Ấn Độ cổ đại để tăng cường sự tập trung và khả năng lưu trữ của não bộ. Một số hợp chất hữu cơ trong rau đắng giúp kích thích các phản ứng sinh hóa trong não, từ đó tăng cường khả năng nhận thức. Chống rối loạn nhận thức Rau này có khả năng làm giảm nguy cơ rối loạn nhận thức ở tuổi già, như chứng mất trí và bệnh Alzheimer. Nghiên cứu đã cho thấy rau đắng là một yếu tố kích thích cơ chế sản sinh các phản ứng sinh hóa trung hòa mới, giảm tình trạng stress oxy hóa trong não, giúp tâm trí luôn minh mẫn khi tuổi tác tăng lên. Giảm lo âu và căng thẳng Có thể nhai lá rau đắng (2-3 cọng) để giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Các hoạt chất trong rau đắng có tác động tích cực đến việc cân bằng hormone nói chung, cách riêng là các hormone gây căng thẳng trong cơ thể. Từ đó đó giúp chúng ta đạt đến trạng thái bình tĩnh và thoải mái một cách tự nhiên. Dùng rau đắng còn tránh được các tác dụng phụ thường thấy trong các bài thuốc cổ truyền. Khả năng chống viêm Khi những chiếc lá của cây rau đắng tiếp xúc với các bộ phận bị viêm của cơ thể, các hợp chất phát ra có thể làm giảm sưng và ngưng sự kích ứng, đối với tình trạng viêm trong cơ thể cũng vậy. Vì vậy rau đắng là lựa chọn lý tưởng cho những người bị viêm khớp, bệnh gút và các bệnh viêm khác. Chứa chất chống oxy hóa Các chất chống oxy hóa có trong rau đắng rất cần thiết cho việc thúc đẩy một lối sống lành mạnh. Chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất ở tế bào có thể làm các tế bào bị chết hoặc đột biến thành ung thư. Các gốc tự do ảnh hưởng đến mọi bộ phận, từ da đến hệ thống tim mạch, do đó, bổ sung rau đắng vào chế độ ăn uống hàng ngày hoặc hàng tuần có thể giúp duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường quá trình trao đổi chất. Chất chống oxy hóa đồng thời giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Nghiên cứu đang tiếp tục chứng minh các thành phần trong rau đắng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự lây lan của bệnh ung thư. Thảo dược này thể hiện rõ khả năng chống lại loại độc tố đặc biệt Trang 7
- nguy hiểm, gọi là acrylamide. Acrylamide gắn liền với các bệnh thoái hóa thần kinh. Vì vậy rau đắng xứng đáng được bổ sung vào danh sách các thực phẩm chống lại bệnh này. Lợi ích cho hệ hô hấp Khi rau đắng được pha thành trà hoặc nhai như một loại lá bình thường, nó có thể tăng cường sức khỏe hô hấp đáng kể. Thảo dược này đã được sử dụng trong các phương pháp trị liệu Ayurveda cho bệnh viêm phế quản, xung huyết, chứng cảm lạnh ngực phổi và viêm mũi xoang. Rau đắng đồng thời có chức năng long đờm và loại bỏ chất nhầy dư thừa, làm giảm tình trạng viêm ở cổ họng và đường hô hấp, cảm giác đau sẽ giảm nhanh chóng. Tăng cường hệ miễn dịch Dù bạn tiêu thụ nó ở bất kỳ dạng nào: pha thành trà hay ăn lá, rau đắng đều giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng nhỏ các chất dinh dưỡng được bổ sung bởi các hợp chất chống oxy hóa giúp kéo dài thời gian hoạt động của hệ miễn dịch chống lại các mầm bệnh, virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Bệnh động kinh Lá rau đắng đã được sử dụng như một cách điều trị chứng động kinh hàng nghìn năm nay. Rau đắng được cho là có tác động tích cực đến các phản ứng trung hòa, giúp ngăn ngừa cơn động kinh, cũng như các dạng bệnh khác về thần kinh, bao gồm rối loạn lưỡng cực và chứng đau dây thần kinh. Chăm sóc sức khỏe làn da Nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và khử trùng cho da cùng một lúc, hãy thoa nước ép rau đắng hoặc tinh dầu rau đắng lên khu vực bị ảnh hưởng. Nó sẽ hạn chế việc để lại sẹo và cho bạn làn da mịn màng, khỏe mạnh nhờ các loại tinh dầu tự nhiên có trong rau đắng. Hạ đường huyết Trong một số nghiên cứu, rau đắng cho thấy mối liên hệ với lượng đường trong máu. Do đó tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể của bệnh tiểu đường, rau đắng có thể làm hạ đường huyết và giúp bạn sống khỏe mạnh bình thường. Vấn đề về hệ tiêu hóa Rau đắng là loại thảo mộc có chức năng làm dịu cơ thể như một liều thuốc an thần. Cùng với khả năng chống viêm, thảo dược này thường được kê đơn trong các bài thuốc truyền thống trị bệnh loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích. Rau đáng có thể làm giảm bớt tình trạng viêm trong ruột, ngăn ngừa hàng loạt căn bệnh tiềm ẩn về đường tiêu hóa. Tuy nhiên việc sử dụng rau đắng cần lưu ý như rằng việc bổ sung liên tục bất kỳ loại thảo dược nào trong thời gian dài đều không được khuyến khích, và rau đắng cũng không phải là ngoại lệ. Không nên ăn rau đắng thường xuyên trong hơn 12 tuần, chỉ nên bổ sung nó Trang 8
- khi cần giảm bớt triệu chứng hay bệnh nào đó. Ngoài ra, do ảnh hưởng của các thành phần tới hệ hô hấp, bài tiết, hệ thống tim mạch và lượng đường trong máu, nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu người sử dụng có bị hen suyễn, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nhịp tim hoặc tăng đường huyết hay không. Ngoài những điều cần lưu ý này, rau đắng không bị đưa vào danh sách một thực phẩm tự nhiên gây dị ứng. Rau đắng còn được sử dụng làm rau Dùng để ăn sống : Có thể dùng riêng hoặc dùng chung với các loại rau khác. Tuy nhiên do vị đắng đậm nên rất its người quen ăn sống. Rau đắng biển ăn với cháo nóng rất tốt Rau luộc : Rau đắng biển tốt nhất là đem luộc, chất đắng bị loại bớt do tan vào nước. Rau đắng biển luộc chấm với thịt kho, cá kho, tương, chao, mắm kho, mắm ruốc… Xào: Rau đắng biển được xào với dầu, mỡ, nước cốt dừa với thịt, tôm, ếch, nhái,… Nấu canh : Rau đắng biển có thể nấu canh với thịt, cá, tôm, cua ếch ăn rất bổ dưỡng 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ RAU ĐẮNG 1.4.1. Trên thế giới Rau đắng biển (Bacopa monnieri, thuộc họ Scrophulariaceae) thường sinh sản mạnh trong khu vực đầm lầy trên khắp các nước và vùng lãnh thổ châu Á như Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Trung Quốc, Đài Loan, nó cũng được tìm thấy ở Florida, Hawaii và các tiểu bang miền Nam khác của Hoa Kỳ. Theo y học Vệ đà (Ayurveda) của Ấn Độ, Rau đắng biển còn gọi là Rau sam đắng, có tên khoa học là Bacopa monnieriđược sử dụng trong nền Y học cổ truyền Ấn Độ cách đây 3.000 năm, loài cỏ này có tác dụng giúp tăng trí nhớ (phòng bệnh Alzheimer), giảm sự mệt mỏi về tinh thần (trầm cảm), chữa bệnh động kinh, hen suyễn, tắt tiếng, một số bệnh về đường ruột, trị rắn cắn… Ở Sri Lanca dùng làm thuốc xổ, nấu nước rửa chữa bệnh nhọt độc sưng ngoài da như bệnh da voi. Nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất của cây rau đắng biển giúp nâng cao năng lực bộ nhớ, cải thiện hoạt động trí tuệ, giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ… Một số nghiên cứu của các nhà khoa học về rau đắng biển như Năm 2006: Holcomb LA và cộng sự công bố nghiên cứu chiết xuất Bacopa monniera làm giảm nồng độ amyloid ở chuột PSAPP. [7] Trang 9
- Năm 2008 : Carlo và cộng sự đã công bố nghiên cứu trên tạp chí y học về tác dụng của một chiết xuất Bacopa monnieri được tiêu chuẩn hóa đối với hiệu suất nhận thức, sự lo âu và trầm cảm ở người cao tuổi [8] Năm 2011: Kamkaew và cộng sự đã có công bố nghiên cứu : Bacopa monnieri và các thành phần của nó là hạ huyết áp ở chuột gây mê và thuốc giãn mạch trong các loại động mạch khác nhau. [9] Năm 2013: Neale và cộng sự công bố công trình Tác dụng nhận thức của hai loại dược phẩm bổ sung Nhân sâm và Bacopa so với modafinil: đánh giá và so sánh kích cỡ tác dụng [10] Năm 2015 : Neelima và cộng sự nghiên cứu tác dụng cải thiện của dược phẩm dinh dưỡng trong rối loạn thần kinh [11] Trong cùng năm Manjeshwar Shrinath Baliga và cộng sự công bố công trình Lợi ích sức khỏe của thuốc Ayurvedic Rasayana (chống lão hóa) truyền thống Ấn Độ. Brahmi Rayasana, bao gồm Brahmi (Bacopa monniera), là một medhya Rayasana (neurotonic) quan trọng. Ở Ayurveda, việc tiêu thụ thường xuyên loại Rayasana này được cho là để cải thiện trí nhớ, khả năng học tập và sự tập trung. [12] Năm 2016 : Jason Pitt và công sự nghiên cứu, Tác dụng nhận thức của dược phẩm dinh dưỡng [13] Năm 2018 : Saswati Banerjee và cộng sự công bố công trình Đánh giá khả năng tăng cường miễn dịch và ức chế ký sinh trùng Leishmania của Spergulin-A , một Saponin triterpenoid tách chiết từ cây rau đắng đất 1.4.2. Trong nước Hiện nay trong nước các công trình nghiên cứu về rau đắng còn khá hạn chế. Một số nghiên cứu trong nước về rau đắng như Năm 2009 : Nguyễn Thu Hương, Tổng quan dược liệu rau đắng biển. [14] Trong cùng năm Trần Thị Thúy Thành, Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây rau đắng đất. [5] Năm 2015, Nguyễn Thị Mai Hương, Nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng cải thiện hội chứng tự kỳ trên thực nghiệm của phân đoạn n-Butanol từ cao chiết ethanol cây rau đắng biển [3] Trang 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5308 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2188 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi
59 p | 1034 | 184
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 673 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1696 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 699 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1474 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1194 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 311 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 725 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 369 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 328 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 290 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 270 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 163 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 132 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn