intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tính chọn và mô phỏng lò UV trong hệ thống xử lý nước ballast

Chia sẻ: Bobietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra một giải pháp hợp lý phục vụ cho việc thiết kế, chế tạo lò UV trong hệ thống xử lý nước Ballast phục vụ cho đội tàu biển Việt Nam, đáp ứng được công ước BWM 2004 của tổ chức Hàng hải quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tính chọn và mô phỏng lò UV trong hệ thống xử lý nước ballast

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TÍNH CHỌN VÀ MÔ PHỎNG LÒ UV TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC BALLAST Chủ nhiệm đề tài: TH.S NGUYỄN ĐÌNH THẠCH Thành viên tham gia: TH.S NGUYỄN NGỌC SƠN Hải Phòng, tháng 4/2016 1
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................. 3 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIA UV ....................................................... 9 1.1 Nguyên lý diệt khuẩn bằng tia UV ......................................................................... 9 1.1.1 Giới thiệu chung. ................................................................................................... 9 1.1.2 Nguyên lý diệt khuẩn bằng tia UV. .................................................................... 10 1.1.3. Hệ thống Xử lý bằng UV điển hình. .................................................................. 11 1.2. Nguyên lý bức xạ tia UV ...................................................................................... 12 1.2.1 Sự hấp thụ của môi trường đối với tia UV ........................................................ 12 1.2.2 Sự khúc xạ. .......................................................................................................... 13 1.2.3 Sự phản xạ. .......................................................................................................... 13 1.2.4 Sự tán xạ .............................................................................................................. 14 1.3. Các tham số cơ bản của tia UV ........................................................................... 15 1.3.1. Hệ số truyền tia của tia UV ( UVT). .................................................................. 15 1.3.2. Lượng UV. .......................................................................................................... 15 1.3.3 Cường độ UV ....................................................................................................... 18 1.3.4 Thời gian xử lý ..................................................................................................... 19 1.4 Các loại đèn UV trong xử lý nước.........................................................................24 1.5. Quy trình và công đoạn xử lý nước Ballast bằng tia UV....................................27 CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH HOÁ CƯỜNG ĐỘ BỨC XẠ TIA UV TRONG LÒ UV ....................................................................................................................................... 25 2.1. Công thức tính toán cường độ tia UV tại một điểm bất kỳ trong lò sử dụng 1 đèn UV bằng phương pháp tổng nguồn đa điểm ...................................................... 25 2.2. Công thức xác định cường độ tia UV tại một điểm bất kỳ trong lò sử dụng nhiều đèn UV ................................................................................................................ 28 CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN, THẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG LÒ UV TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC BALLAST .......................................................................... 30 3.1. Cơ sở lý thuyết cho việc tính toán, thiết kế lò UV ............................................ 30 3.2. Xây dựng chương trình tính toán, lựa chọn và mô phỏng lò UV ..................... 31 3.2.1 Yêu cầu và mục tiêu của chương trình. ............................................................. 31 3.2.2. Xây dựng giao diện chương trình. .................................................................... 31 3.3. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm .................................................................... 33 3.3.1 Kết quả mô phỏng trong trường hợp lò sử dụng một đèn UV ........................... 33 3.3.2. Kết quả mô phỏng khi lò sử dụng nhiều đèn UV .............................................. 34 3.3.3 Kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 35 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 38 2
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU EPA : Cơ quan bảo vệ môi trường UV : Tia cự tím A : Sự hấp thụ tia sáng tại bước sóng λ I0 : Là cường độ ban đầu của tia sáng I1 : Là cường độ của tia sáng tại bước sóng λ sau khi truyền qua một mẫu  : Hệ số hấp thụ phân tử tại bước sóng λ c : Là nồng độ hấp thụ phân tử l : Độ dài truyền dẫn σ : Là hệ số hấp thụ của vật liệu bằng c T : Sự truyền của tia sáng qua vật liệu EA : Tổng cường độ tia UV tại một điểm thu P : Công suất đầu ra của đèn (W) n : Số lượng các nguồn điểm của đèn UV thứ k i : Hệ số hấp thụ của vật chất (cm-1) ri : Khoảng cách bức xạ từ nguồn điểm tới điểm thu (cm) w : Hệ số hấp thụ của nước (cm-1) Rk : Khoảng cách bức xạ từ trục của đèn UV thứ k tới điểm thu (cm) rq : Khoảng cách từ trục của đèn tới thành ngoài của ống thạch anh (cm) q : Hệ số hấp thụ của ống thạch anh (cm-1) tq : Độ dày của ống thạch anh (cm) li : Khoảng cách từ đèn UV thứ k điểm tới điểm thu (cm) 3
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Khi tàu đầy hàng hóa, sự ổn định của tàu chủ yếu được thực hiện bởi hàng hóa. Khi tàu không có hàng hóa hoặc ít hàng hóa, do sức nổi làm sự bất ổn định của tàu tăng lên. Ballast (dằn) là hình thức giúp thêm trọng lượng vào phần thấp hơn của tàu, làm tăng trạng thái ổn định của tàu [2]. Tàu biển sử dụng nước Ballast (Ballast Water) để duy trì trạng thái ổn định, cân bằng, độ bền cấu trúc của tàu. Thông thường, các tàu sẽ bơm nước Ballast vào khoang chứa khi dỡ hàng hóa tại cảng dỡ hàng và bơm ra khi chất hàng hóa tại một cảng khác ( hình 0.1 ) Hình 0.1. Hoạt động bơm và xả nước Ballast của tàu biển Việc di chuyển nước Ballast từ vùng biển này sang vùng biển khác đã vô tình mang theo những “hành khách đi lậu vé”- Chúng là các vi khuẩn, động vật không xương cỡ nhỏ, trứng, nang bào tử (cysts) và ấu trùng của nhiều loài khác nhau. Đây chính là nguyên nhân làm phá vỡ nghiêm trọng cân bằng sinh thái tự nhiên môi trường biển. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và sức khoẻ của con người. Một số ví dụ điển hình về thiệt hại do nước Ballast gây ra như sau : 4
  5. Loài vi khuẩn Vibrio cholerae là nguyên nhân gây ra dịch bệnh và có liên quan đến nước Ballast. Hậu quả là sự lan truyền bệnh dịch tại Nam Mỹ cho trên một triệu người và hơn mười ngàn người tử vong vào năm 1994. Những chủng này trước đây được báo cáo chỉ có ở Bangladesh [5]. Độc tố của tảo, hiện tượng thủy triều đỏ, nâu, xanh là do nhiều loại tảo gây ra. Một số loài tảo được vận chuyển qua đường nước Ballast đến những vùng “đất mới” và gây ra hiện tượng “nở hoa”. Gây ảnh hưởng đến đời sống các loài sinh vật khác do sự thiếu oxygen, nhiễm độc tố do các loại tảo này gây ra [5]. Loài sò Sọc châu Âu Dreissena polymorpha vô tình được mang tới Mỹ thông qua con đường nước Ballast đã phá hoại vỏ tầu, công trình hàng hải và các hệ thống đường ống nước. Không những thế xác chết của chúng tạo ra mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên một vùng rộng lớn. Tổng thiệt hại do loại sò này gây ra vào năm 2000 vào khoảng 1 tỷ USD [5] vv… Những loài sinh vật biển xâm lược là một trong bốn mối đe dọa lớn nhất đối với đại dương toàn cầu. Không giống như những hình thức của ô nhiễm môi trường biển, như tràn dầu, những nơi này có thể được dọn dẹp và làm sạch trở lại, tác động của những loài sinh vật biển xâm chiếm hầu như không hồi phục được Một số liệu đáng chú ý là hàng năm có khoảng 12 tỷ tấn nước Ballast được sử dụng trên các tàu, cùng với khoảng gần 7.000 vi sinh vật, thực vật khác nhau có trong nước biển được luân chuyển đến các nơi trên toàn cầu. Theo số liệu thống kê được hàng năm trên thế giới thiệt hại do sinh vật ngoại lai gây ra trong quá trình luân chuyển nước Ballast vào khoảng 10 tỷ USD [5]. Nhận thấy đây là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết, tháng 2 - 2004 Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã thông qua công ước quốc tế về việc Hướng dẫn & Quản lý nước Ballast. Yêu cầu các tàu phải lắp đặt hệ thống xử lý nước Ballast. Hệ thống này phải có chức năng lọc và diệt khuẩn trong nước Ballast trước khi nước Ballast được bơm ra khỏi tàu, với chất lượng nước đạt được theo tiêu chuẩn D2 của IMO [6]. Công ước trên sẽ có hiệu lực sau 12 tháng khi thoả mãn điều kiện là 30 quốc gia thành viên IMO tham gia công ước với đội tàu tổng cộng chiếm không dưới 35% tổng dung tích đội tàu thế giới. Tính đến ngày 8 tháng 3 năm 2016, Công ước đã nhận được sự phê chuẩn của 49 quốc gia với tổng dung tích đội tàu chiếm 34,82% đội tàu thế giới. Kết quả dự báo cho thấy nhiều khả năng các điều kiện để có hiệu lực của Công ước BWM sẽ được đáp ứng thoả mãn vào giữa năm 2016. Như vậy, Công ước có thể có hiệu lực vào giữa năm 2017. Theo thống kê Việt Nam chúng ta có khoảng 600 con tàu của các công ty vận tải biển nhà nước và tư nhân chạy tuyến quốc tế. Hiện nay chúng ta đang triển khai việc áp dụng công ước quốc tế về quản lý nước Ballast. Trong khi đó chưa có một con tàu nào được trang bị hệ thống này. Hơn nữa, hiện nay chưa có một doanh nghiệp, nhà máy nào trong nước nghiên cứu sản xuất hệ thống xử lý nước Ballast. Như vậy đến năm 2017, khi mà tất cả các tàu ở nước ta phải trang bị hệ thống 5
  6. này thì sẽ phải mất một lượng tiền rất lớn nếu ta phải nhập hệ thống này từ nước ngoài. Nó sẽ gây khó khăn không ít đối với các doanh nghiệp vận tải biển trong nước. Nghiên cứu một công nghệ cụ thể trong việc chế tạo hệ thống xử lý nước Ballast phục vụ cho đội tàu biển của Việt Nam một cách phù hợp và hiệu quả là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Tình hình nghiên cứu trong nước Cho tới thời điểm hiện tại thì chưa có một công trình khoa học trong nước nào nghiên cứu về công nghệ xử lý nước Ballast . Các công trình nghiên cứu trong nước mới chỉ dừng lại ở việc như: - Tìm hiểu về nước Ballast và những rủi ro do nước Ballast gây ra, Các phương pháp lấy mẫu nước Ballast [2]; - Các công trình về việc khảo sát tình hình quản lý nước Ballast tại các cảng biển Việt Nam [1]; - Công trình về phân tích mẫu nước Ballast tại cảng Sài gòn nhằm mục đích đưa ra các chỉ tiêu lý – hoá học mẫu nước Ballast, phân tích thành phần loài phiêu sinh động vật trong mẫu nước Ballast [2]. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Hiện nay trên thế giới đã có một số hãng sản xuất thành công hệ thống xử lý nước Ballast. Các phương pháp xử lý nước Ballast trên thế giới thường được thực hiện như sau: - Phương pháp xử lý cơ học như sử dụng các bộ lọc hoặc dùng máy phân ly; - Phương pháp vật lý như diệt khuẩn bằng ozone, sử dụng tia cực tím ( tia UV), sử dụng điện cực, sử dụng nhiệt độ cao vv; - Phương pháp sử dụng hóa chất để diệt khuẩn; - Kết hợp các phương pháp trên; Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc xử lý nước Ballast bằng công nghệ tia cực tím là phù hợp nhất, bởi vì xét về kích thước thì hệ thống xử dụng công nghệ tia cực tím có kích thước nhỏ gọn nhất, có thể lắp đặt được trên các tàu vừa và nhỏ được đóng mới ở nước ta, hoặc là những tàu cũ có yêu cầu lắp đặt bổ sung hệ thống này. Diệt khuẩn bằng tia UV là phương pháp vật lý, không sử dụng hoạt chất vì vậy phương pháp này không có những tồn dư hoá chất gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Xét về hiệu quả kinh tế thì phương pháp diệt khuẩn bằng tia UV có giá thành rẻ hơn so với một số công nghệ diệt khuẩn bằng phương pháp vật lý khác. Hiện nay trên thế giới đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về việc tính toán, thiết kế lò UV song việc tính toán thiết kế này chỉ dừng lại ở mức đơn giản, thủ công [9]. Đã có những công trình nghiên cứu về việc mô phỏng sự phân bố cường độ tia UV trong lò UV [10]. Song những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở những lò có một 6
  7. đèn UV, chưa nghiên cứu cho những lò UV công suất lớn có nhiều đèn UV trong việc xử lý nước Ballast. Đề tài này sẽ xem xét và tập trung vào các vấn đề còn bỏ ngỏ ở trên. 3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra một giải pháp hợp lý phục vụ cho việc thiết kế, chế tạo lò UV trong hệ thống xử lý nước Ballast phục vụ cho đội tàu biển Việt Nam, đáp ứng được công ước BWM 2004 của tổ chức Hàng hải quốc tế. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây chính là lò UV trong hệ thống xử lý nước Ballast . Do đó phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ tập chung nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tia UV, tính toán thiết kế lò UV trong hệ thống xử lý nước Ballast. 4. Phương pháp nghiên cứu, kết cấu của công trình nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê - Phương pháp điều tra khảo sát - Phương pháp mô phỏng - Phương pháp tổng hợp phân tích và thiết kế - Xây dựng thực nghiệm để hoàn thiện sản phẩm. kết cấu của đề tài Với nhiệm vụ và mục tiêu đề ra cấu trúc của luận án được chia thành 03 chương như sau: Chương1. Cơ sở lý thuyết về tia UV Bao gồm các nội dung chính như: Nguyên lý diệt khuẩn bằng tia UV, Nguyên lý bức xạ tia UV, Các tham số cơ bản của tia UV, các loại đèn UV sử dụng trong hệ thống sử lý nước ballast. Chương2. Mô hình hóa cường độ bức xạ tia UV trong lò UV Trên cơ sở phương pháp tổng nguồn đa điểm, nội dung chương 2 sẽ đi sâu vào việc mô hình hoá cường độ bức xạ tia UV trong lò UV. Làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình mô phỏng sự phân bố cường độ bức xạ tia UV trong lò UV. Chương3. Tính toán, thiết kế và mô phỏng lò UV trong hệ thống xử lý nước ballast. Nội dung chương 3 nghiên cứu đưa ra cơ sở lý thuyết cho việc tính toán, thiết kế lò UV. Trên cơ sở đó đã xây dựng chương trình tính toán, lựa chọn và mô phỏng lò UV. Các kết quả mô phỏng và thực nghiệm cũng sẽ được trình bày trong chương này. 5. Kết quả đạt được của đề tài Đề tài hoàn thành được các vấn đề đặt ra như việc nghiên cứu về tia UV, nguyên lý diệt khuẩn bằng tia UV. Trên cơ sở phương pháp tổng nguồn đa điểm, đề tài 7
  8. đã thực hiện mô hình hoá cường độ bức xạ tia UV trong lò UV. Từ đó đã xây dựng chương trình mô phỏng sự phân bố cường độ bức xạ tia UV trong lò UV. Việc mô phỏng lò UV giúp cho chúng ta một cái nhìn trực quan về sự phân bố cường độ tia UV trong lò từ đó đưa ra được các kết luận tính toán, lựa chọn phù hợp. 8
  9. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIA UV 1.1 Nguyên lý diệt khuẩn bằng tia UV 1.1.1 Giới thiệu chung. Xử lý nước có nghĩa là loại bỏ, vô hiệu hóa hoặc giết các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh có trong nước. Quá trình diệt khuẩn có thể đạt được bằng các phương thức xử lý vật lý hoặc hóa học. Sử dụng năng lượng UV là một trong những ứng dụng vật lý thường xuyên nhất để xử lý nước sinh hoạt và nước thải. Tia cực tím lần đầu tiên được sử dụng ở Pháp để khử khuẩn trong nước uống vào những năm đầu thế kỷ 19. Các hệ thống đầu tiên sớm bị bỏ rơi vì chi phí quá cao, thiết bị chưa đủ độ tin cậy và biện pháp khử khuẩn phổ biến là Chlorine [9]. Vào thời gian hiện đại hơn, Tia cực tím được sử dụng bằng cách kết hợp với các biện pháp xừ lý khác như Chlorine trong các nhà máy xử lý nước ở thành thị. Việc sử dụng tia cực tím để xử lý nước đựơc phát triển do các vấn đề về sức khoẻ có liên quan đến việc sử dụng Chlorine và sự không hiệu quả của chlorine trong việc diệt ký sinh đơn bào Cryptosporidium [8]. Kể từ năm 2000, đã có hơn 400 tiện ích khử khuẩn nước bằng UV trên toàn thế giới, điển hình có những tiện ích có thể đạt được tốc độ dòng chảy gần 1 triệu gallon/ngày. Ngày nay, việc sử dụng năng lượng tia cực tím để xử lý nước nhiễm khuẩn là một công nghệ phù hợp được công nhận. Việc sử dụng tia UV ưu việt hơn so với việc tẩy rửa hoá học ở các điểm sau : - Không có chất độc hoặc các tác dụng phụ đáng kể; - Không gây nguy hiểm khi quá liều; - Loại bỏ các chất hữu cơ gây ô nhiễm; - Không làm phát sinh ra các hợp chất hữu cơ hoặc chất độc không khí; - Không có mùi hoặc gây mùi trong các sản phẩm nước uống thành phẩm; - Yêu cầu thời gian xử lý rất nhỏ (vài giây so với vài phút đối với xử lý hóa học); - Không chứa các chất độc hại; - Chiếm không gian nhỏ hơn để đặt lò UV; - Nâng cao chất lượng nước uống bởi vì các vi sinh vật hữu cơ gây ô nhiễm hoặc tấn công bị tiêu hủy. Những bất lợi khi sử dụng UV bao gồm: Sự bức xạ tia UV không thích hợp đối với nước ở thể rắn, đục, có màu, hoặc các chất hữu cơ hòa tan; Tia UV không hiệu quả trong chống lại bất kỳ vật gây ô nhiễm không còn sống, amiăng, nhiều chất hóa học hữu cơ, clo v.v…; Các nang sống ẩn, dai có sự đề kháng mạnh với tia UV; Yêu cầu cấp điện để hoạt động. Trong tình huống mất nguồn, thiết bị xử lý không hoạt động. 9
  10. 1.1.2 Nguyên lý diệt khuẩn bằng tia UV. Kỹ thuật xử lý bằng UV là cách tiếp cận không hóa học để diệt khuẩn. Trong phương pháp này, việc xử lý đơn giản, rẻ tiền và yêu cầu chi phí bảo dưỡng rất thấp. Các đèn cực tím xử lý nước được thiết kế và tính toán để sản sinh lượng UV cần thiết thường tối thiểu 16,000 Ws/cm3 nhưng rất nhiều đèn có lượng cao hơn. Nguyên lý thiết kế dựa vào kết quả của thời gian xử lý và cường độ. Tia cực tím là một phần của phổ ánh sáng mà được phân loại thành 3 dải bước sóng: • UV-C, từ 100 nm đến 280 nm; • UV-B, từ 280 nm đến 315 nm; • UV-A, từ 315 nm đến 400 nm. Hình 1.1 Phổ ánh sáng và sự bức xạ tia UV Tia UVC được sử dụng để sát trùng, nó vô hiệu hóa DNA của vi rút, vi khuẩn và các mầm bệnh khác (hình1.1). Vì vậy tia UVC diệt khả năng gây bệnh và lây lan của chúng. Đặc biệt, tia UVC phá hủy liên kết giữa các axit nucleic đơn phân kề nhau trong DNA của vi sinh vật. Sự phá hủy các liên kết trong DNA ngăn chặn các vi sinh vật không thể tái tạo, tổ chức lại. Thực tế, khi cấu trúc không thể tái tạo được, nó sẽ chết [13]. Hình 1.2 và 1.3 chỉ ra rằng phân tử DNA của tế bào bị phá vỡ dưới tác động của tia cực tím. Các chất hữu cơ bị vô hiệu hóa khi đưa vào một lượng UV đủ để làm thay đổi cấu trúc phân tử DNA. Kết quả là tia UV gây ra hai phân tử thimine có liên kiết bất thường, hay là dimer. Ảnh hưởng của các phân tử dimmer thymin tới chuỗi DNA ngăn chặn sự tái tạo của sinh vật. Nó có thể không bị tiêu diệt ngay lập tức nhưng sự xáo trộn mã di truyền trong phân tử ngăn chặn sự tái tạo, dịch mã [7]. Guanine Thymine Adenine 10
  11. Cytosine Hình 1.2: DNA trước khi diệt khuẩn bằng tia cực tím Guanine Thymine Adenine Cytosine Dimer Hình 1.3: DNA sau khi diệt khuẩn bằng tia cực tím Các đèn tia cực tím xử lý nước được thiết kế và tính toán để sản xuất ra lượng UV. Cường độ năng lượng UV-C của đèn sẽ giảm sau thời gian sử dụng. Hầu hết các nhà sản xuất đều khuyến cáo nên thay bóng đèn mỗi năm một lần. Tuy nhiên ta nên đo công suất đèn thường xuyên và thay bóng đèn khi công suất của đèn còn dưới 80% so với công suất ban đầu. Các nhà sản xuất cũng cho biết chỉ nên sử dụng đèn trong vòng 10000 giờ [9]. 1.1.3. Hệ thống Xử lý bằng UV điển hình. Hình 1.4. Thiết bị xử lý nước bằng UV điển hình Mục đích của hệ thống xử lý bằng UV để làm giảm số lượng các nguồn bệnh sống trong một dòng chảy ở mức độ chấp nhận được. Thiết kế của một hệ thống UV điển hình được chỉ ra trong hình 1.4. Đèn UV có vỏ là một ống thạch anh sạch. Ống này lại được đặt tại trung tâm của lò UV. Khi nước chảy bên trong lò UV, tia UV sẽ rọi vào dòng nước . Mục đích của việc thiết kế các đèn xử lý bằng UV là để tạo ra lượng UV cần thiết một cách hiệu quả để vô hiệu hóa các vi sinh vật gây bệnh. Vỏ của thiết bị xử lý 11
  12. làm bằng thép được đóng kín, các đèn UV được chứa trong ống đèn bằng thạch anh nhằm mục đích bảo vệ và cách ly. Các lò UV cũng chứa các thiết bị cơ khí làm sạch tự động để giữ cho ống đèn không bị đọng chất lỏng. Các cảm biến UV, bộ đo dòng và trong một vài trường hợp, các bộ phân tích hệ số truyền UVT, được sử dụng để giám sát lượng bức xạ UV của lò UV. 1.2. Nguyên lý bức xạ tia UV 1.2.1 Sự hấp thụ của môi trường đối với tia UV Sự hấp thụ là sự biến đổi của tia sáng thành dạng năng lượng khác khi nó truyền qua vật chất. Sự hấp thụ tia UV của vật chất thay đổi theo bước sóng của ánh sáng. Các thành phần của một hộp phản ứng UV và nước truyền qua hộp phản ứng hấp thụ tia UV sẽ thay đổi nhiệt độ, phụ thuộc vào thành phần vật liệu. Khi tia UV bị hấp thụ, nó sẽ không có giá trị lâu dài để diệt khuẩn. Sự hấp thụ tia UV được xác định là sự giảm cường độ của tia sáng tới khi nó truyền qua một mẫu nước qua một khoảng cách hoặc độ dài truyền dẫn. Về mặt quang phổ, sự hấp thụ A được định nghĩa bởi [4]: I  A   ln  1  (1.1)  I0  Trong đó: I1 là cường độ của tia sáng tại bước sóng λ sau khi truyền qua một mẫu (cường độ ánh sáng còn lại sau khi truyền). I0 là cường độ ban đầu của tia sáng (trước khi truyền qua một mẫu). Cũng theo định luật Beer–Lambert, mối liên hệ giữa sự hấp thụ ánh sáng và đặc tính của vật liệu mà ánh sáng truyền qua như sau [4]: A    lc   l (1.2) Trong đó:   : hệ số hấp thụ phân tử (M-1 cm-1) tại bước sóng λ c: là nồng độ hấp thụ phân tử (M) l : độ dài truyền dẫn σ: là hệ số hấp thụ của vật liệu (cm-1) bằng  c Hình 1.5 là biểu thị sự hấp thụ của tia sáng theo định luật Beer–Lambert khi nó truyền qua thủy tinh có bề rộng l . Công thức này có thể được viết lại: l T  elc e (1.3) Trong đó T là sự truyền của tia sáng qua vật liệu, được định nghĩa I1 T  e A  (1.4) I0 12
  13. Hình 1.5: Định luật hấp thụ Beer–Lambert của chùm tia sáng . 1.2.2 Sự khúc xạ. Hình 1.6 : Sự khúc xạ của tia sáng qua các môi trường khe hở không khí - vỏ thạch anh – nước. Sự khúc xạ (Hình 1.6) là sự thay đổi đường truyền tia sáng tới khi nó truyền qua bề mặt của hai môi trường khác nhau. Trong các hộp phản ứng UV, sự khúc xạ xảy ra khi ánh sáng truyền từ đèn UV vào khe hở không khí, từ khe hở không khí vào ống đèn và từ ống đèn vào nước. Sự khúc xạ làm thay đổi góc mà tia UV tấn công vào nguồn bệnh. 1.2.3 Sự phản xạ. Sự phản xạ là sự thay đổi đường truyền của tia sáng tới khi nó gặp một bề mặt. Sự phản xạ có thể phân loại thành sự phản xạ phản chiếu (Hình 1.7) hoặc sự phản xạ khuếch tán (Hình 1.8). Phản xạ phản chiếu xảy ra khi bề mặt là mặt phẳng nhẵn và 13
  14. tuân theo Định luật phản xạ (góc phản xạ bằng góc tới). Phản xạ khuếch tán xảy ra khi bề mặt bị gồ ghề, làm cho tia sáng bị phản xạ theo nhiều hướng với sự phụ thuộc nhỏ vào góc tới. Hình 1.7: Sự phản xạ phản chiếu Reflected light Incident light Diffuse reflection Hình 1.8: Sự phản xạ khuếch tán Trong các hộp phản ứng UV, sự phản xạ xảy ra tại các giao diện mà không truyền tia UV (ví dụ thành ống) và tại các giao diện truyền tia UV (ví dụ bên trong ống đèn). 1.2.4 Sự tán xạ Sự tán xạ tia sáng là sự thay đổi hướng truyền thẳng của tia sáng gây ra bởi tác động của một phần tử (Hình 1.9). Các phần tử có thể gây ra sự khuếch tán theo tất các hướng, bao gồm cả hướng về tia sáng tới (hồi tiếp). 14
  15. Back scattered light Incident light Scattered light in all directions Scattering of light Hình 1.9: Sự tán xạ tia sáng 1.3. Các tham số cơ bản của tia UV 1.3.1. Hệ số truyền tia của tia UV ( UVT). Hệ số truyền UV (UVT) cũng được sử dụng rộng rãi trong quá trình mô tả đường truyền của tia UV. UVT là tỷ lệ phần trăm của tia sáng truyền qua vật chất (ví dụ nước hoặc thạch anh) qua một khoảng cách xác định. UVT có thể được tính toán dựa vào định luật Beer [10]: I %UVT  100 (1.5) I0 Trong đó: UVT: hệ số truyền tia UV tại một bước sóng xác định qua đường truyền. I : Cường độ tia sáng sau khi truyền qua mẫu ( mW / cm2 ) I0 : Cường độ của tia sáng tới ( mW / cm2 ) UVT cũng có thể được xác định từ quan hệ của nó với sự hấp thụ tia UV theo công thức (1.2) %UVT  100  e A (1.6) Với A là sự hấp thụ tia UV tại bước sóng xác định qua một đường truyền. 1.3.2. Lượng UV. Lượng UV là lượng năng lượng UV-C (được tính bằng công suất hay microwatts) truyền qua một khu vực cụ thể ( tính bằng centimet vuông) trong một thời gian nhất định (giây) .Tính hiệu quả của hệ thống xử lý bằng tia cực tím phụ thuộc phụ thuộc vào lượng tia cực tím được truyền tới nước [9]. Lượng UV là cường độ của tia UV trong khoảng thời gian xử lý. Nếu cường độ tia UV không đổi trong suốt thời gian xử lý, lượng tia UV được định nghĩa là tích giữa cường độ và thời gian xử lý: 15
  16. UVDose = EA.t (1.7) EA : Cường độ tia UV ( mW/cm ). 2 t: Thời gian xử lý (s). Không giống như việc xử lý hoá học, tia UV không để lại lượng tồn dư UV và có độ tin cậy trong việc vô hiệu hóa vi khuẩn. Lượng UV phụ thuộc vào cường độ tia UV, tốc độ dòng chảy và hệ số truyền UV (UVT). Bảng 1.1 Các lượng UV khác nhau cần thiết để khử các loại vi sinh vật Vi khuẩn Lượng Vi khuẩn Lượng Bacteria UV Bacteria UV UV UV Dose Dose Agrobacterium lumefaciens 5 8,500 Pseudomonas aeruginosa 10,500 (Environ.Strain) 1,2,3,4,5,9 Bacillus anthracis 1,4,5,7,9 8,700 Pseudomonas aeruginosa (Lab. 3,900 (anthrax veg.) Strain) 5,7 Bacillus anthracis Spores (anthrax 46,200 Pseudomonas fluorescens 4,9 6,600 spores)* Bacillus megatherium Sp. (veg) 2,500 Rhodospirillum rubrum 5 6,200 4,5,9 Bacillus megatherium Sp. (spores) 5,200 Salmonella enteritidis 3,4,5,9 7,600 4,9 Bacillus paratyphosus 4,9 6,100 Salmonella paratyphi (Enteric 6,100 Fever) 5,7 Bacillus subtilis 3,4,5,6,9 11,000 Salmonella Species 4,7,9 15,200 Bacillus subtilis Spores 2,3,4,6,9 22,000 Salmonella typhimurium 4,5,9 15,200 Clostridium tetani 23,100 Salmonella typhi (Typhoid Fever) 7 7,000 Clostridium botulinum 11,200 Salmonella 10,500 Corynebacterium diphtheriae 6,500 Sarcina lutea 1,4,5,6,9 26,400 1,4,5,7,8,9 Dysentery bacilli 3,4,7,9 4,200 Serratia marcescens 1,4,6,9 6,160 Eberthella typhosa 1,4,9 4,100 Shigella dysenteriae - Dysentery 4,200 1,5,7,9 Escherichia coli 1,2,3,4,9 6,600 Shigella flexneri - Dysentery 5,7 3,400 Legionella bozemanii 5 3,500 Shigella paradysenteriae 4,9 3,400 Legionella dumoffill 5 5,500 Shigella sonnei 5 7,000 Legionella gormanil 5 4,900 Spirillum rubrum 1,4,6,9 6,160 Legionella micdadei 5 3,100 Staphylococcus albus 1,6,9 5,720 16
  17. Legionella longbeachae 5 2,900 Staphylococcus aureus 3,4,6,9 6,600 Legionella pneumophila 12,300 Staphylococcus epidermidis 5,7 5,800 (Legionnaire's Disease) Leptospira canicola-Infectious 6,000 Streptococcus faecaila 5,7,8 10,000 Jaundice 1,9 Leptospira interrogans 1,5,9 6,000 Streptococcus hemolyticus 5,500 1,3,4,5,6,9 Micrococcus candidus 4,9 12,300 Streptococcus lactis 1,3,4,5,6 8,800 Micrococcus sphaeroides 1,4,6,9 15,400 Streptococcus pyrogenes 4,200 Mycobacterium tuberculosis 10,000 Streptococcus salivarius 4,200 1,3,4,5,7,8,9 Neisseria catarrhalis 1,4,5,9 8,500 Streptococcus viridans 3,4,5,9 3,800 Phytomonas tumefaciens 1,4,9 8,500 Vibrio comma (Cholera) 3,7 6,500 Proteus vulgaris 1,4,5,9 6,600 Vibrio cholerae 1,5,8,9 6,500 Mốc Lượng Mốc Lượng Molds UV Molds UV UV UV Dose Dose Aspergillus amstelodami 77,000 Oospora lactis 1,3,4,6,9 11,000 Aspergillus flavus 1,4,5,6,9 99,000 Penicillium chrysogenum 56,000 Aspergillus glaucus 4,5,6,9 88,000 Penicillium digitatum 4,5,6,9 88,000 Aspergillus niger (breed mold) 330,000 Penicillium expansum 1,4,5,6,9 22,000 2,3,4,5,6,9 Mucor mucedo 77,000 Penicillium roqueforti 1,2,3,4,5,6 26,400 Mucor racemosus (A & B) 35,200 Rhizopus nigricans (cheese mold) 220,000 1,3,4,6,9 3,4,5,6,9 Sinh vật đơn bào Lượng Sinh vật đơn bào Lượng Protozoa UV Protozoa UV UV UV Dose Dose Chlorella vulgaris (algae) 22,000 Giardia lamblia (cysts) 3 100,000 1,2,3,4,5,9 Blue-green Algae 420,000 Nematode Eggs 6 40,000 E. hystolytica 84,000 Paramecium 1,2,3,4,5,6,9 200,000 17
  18. Virus Lượng Virus Lượng UV UV UV UV Dose Dose Adeno Virus Type III 3 4,500 Influenza 1,2,3,4,5,7,9 6,600 Bacteriophage 1,3,4,5,6,9 6,600 Rotavirus 5 24,000 Coxsackie 6,300 Tobacco Mosaic 2,4,5,6,9 440,000 Infectious Hepatitis 1,5,7,9 8,000 0 0 Men Lượng Men Lượng Yeasts UV Yeasts UV UV UV Dose Dose Baker's Yeast 1,3,4,5,6,7,9 8,800 Saccharomyces cerevisiae 4,6,9 13,200 Brewer's Yeast 1,2,3,4,5,6,9 6,600 Saccharomyces ellipsoideus 4,5,6,9 13,200 Common Yeast Cake 1,4,5,6,9 13,200 Saccharomyces sp. 2,3,4,5,6,9 17,600 Bảng 1.1 tóm tắt lại các lượng UV khác nhau cần thiết để khử các loại vi sinh vật. Do khó có thể xác định được tất cả các loại vi sinh vật hiện diện trong một nguồn nước nên cũng rất khó có thể xác định được liều lượng UV tối thiểu để đáp ứng cho mọi trường hợp. Tuy nhiên, liều lượng 30 mW-giây/cm2 là tiêu chuẩn quốc tế được thế giới chập nhận rộng rãi đối với nước được khử khuẩn bằng tia cực tím [9]. Tiêu chuẩn này như là một liều lượng tối thiếu cho hệ thống xử lý nước bằng tia cực tím nói chung trừ một số quốc gia và hệ thống đặc biệt sử dụng tiêu chuẩn cao hơn. 1.3.3 Cường độ UV Cường độ tia UV là một thuộc tính quan trọng của tia UV trong xử lý nước và có đơn vị là W/m2 hoặc mW/cm2. Tổng cường độ của tia UV tại một điểm thu EA là tổng công suất bức xạ của tất cả tia sóng tới tác động lên đơn vị diện tích tại điểm đó ( Hình 1.10) tong cong suat buc xa EA  (1.8) dA 18
  19. dA Hình 1.10: Cường độ của tia UV tại một điểm A 1.3.4 Thời gian xử lý Là thời gian cụ thể để một vi sinh vật được khử dưới tia UV-C khi nó đi qua lò UV. Thời gian xử lý thay đổi tuỳ thuộc vào quãng đường và tốc độ di chuyển cụ thể mà sinh vật di chuyển qua lò UV. 1.4 Các loại đèn UV trong xử lý nước Hiện nay có rất nhiều đèn phát ra tia UV. Tuy nhiên những đèn UV thường được sử dụng trong những ứng dụng xử lý nước thì cơ bản chỉ có 3 loại đó là đèn hơi thủy ngân áp suất thấp ( LP ), đèn hơi thủy ngân áp suất thấp công suất ra lớn (LPHO) và đèn hơi thủy ngân áp suất trung bình ( MP). Cấu tạo của 3 loại đèn này được chỉ ra ở hình 1.11 Hình 1.11 cấu tạo của đèn UV 19
  20. Các thông số và đặc tính kỹ thuật của 3 loại đèn trên được chỉ ra ở bảng 1.2 Bảng 1.2 Các thông số và đặc tính kỹ thuật của 3 loại đèn UV Thông số Đèn LP Đèn LPHO Đèn MP Đơn sắc tại Đơn sắc tại Cả dải phổ từ 200 Phổ của tia UV bước sóng bước sóng đến 400nm 254nm 254nm Xấp xỉ 0.93 Áp suất hơi thủy ngân ( Pa ) 0.18-1.6 40,000– 4,000,000 Nhiệt độ hoạt động ( oc ) Xấp xỉ 40 60 - 100 600 - 900 Công suất điện đầu vào (W/cm 0.5 1.5 - 10 50 - 250 ) Công suất tia UV đầu ra 0.2 0.5 - 3.5 5 - 30 (W/cm) Hiệu quả chuyển đổi năng 35 – 38 30 – 35 10 – 20 lượng điện sang tia UV(%) Chiều dài đèn ( cm ) 10 – 150 10 – 150 5 – 120 Số lượng đèn cần trong một hệ Nhiều Trung bình ít thống 8,000 – Tuổi thọ của đèn ( giờ ) 8,000 – 12,000 4,000 – 8,000 10,000 Dựa vào bảng thông số kỹ thuật của các loại đèn trên ta thấy, đèn LP và LPHO có tuổi thọ và hiệu suất diệt khuẩn tương đương nhau, tuy nhiên đèn LPHO có công suất cao hơn nhiều so với đèn LP. Đèn MP có công suất rất lớn, hiện nay trên thị trường đã có những loại đèn MP công suất lên tới vài chục Kw. So với đèn LP và đèn LPHO thì đèn MP có tuổi thọ thấp hơn, nhiệt độ làm việc lớn hơn. Hiệu quả diệt khuẩn của đèn MP chỉ bằng khoảng 1/3 đèn LP và LPHO, điều này được giải thích là vì toàn bộ năng lượng đầu ra tia UV của đèn LP và đèn LPHO đều tập chung ở bước sóng đơn sắc 254nm. Đây là bước sóng có tác dụng diệt khuẩn tốt nhất. Trong khi đó năng lượng đầu ra tia UV của đèn MP thì trải dài ra cả một dải phổ từ 200 đến 400nm hình 1.12. Ưu điểm nổi bật của đèn MP là kích thước nhỏ nhưng công suất lại rất lớn, phù hợp với các ứng dụng xử lý yêu cầu dụng lượng lớn nhưng kích thước hệ thống nhỏ gọn. Nhược điểm của đèn MP là tuổi thọ thấp, giá thành cao. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2