Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tư tưởng quản lý của Khổng Tử và việc vận dụng vào việc quản trị nhân lực trong bối cảnh Việt Nam
lượt xem 35
download
Đề tài tìm hiểu những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử, chỉ ra đƣợc những điểm tích cực và hạn chế của tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử, nghiên cứu và đề xuất giải pháp trong vận dụng tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử vào quản trị nhân lực tại Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tư tưởng quản lý của Khổng Tử và việc vận dụng vào việc quản trị nhân lực trong bối cảnh Việt Nam
- BỘ NỘI VỤ Tr-êng §¹I HäC néi vô hµ néi BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG TƢ TƢỞNG QUẢN LÝ CỦA KHỔNG TỬ VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM Mã số: ĐTCT.2017.81 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc Hà Nội, 2020
- BỘ NỘI VỤ Tr-êng §¹I HäC néi vô hµ néi BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG TƢ TƢỞNG QUẢN LÝ CỦA KHỔNG TỬ VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM Mã số: ĐTCT.2017.81 Chủ nhiệm đề tài : ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc Thành viên tham gia : PGS.TS. Trần Đình Thảo TS. Nguyễn Văn Tạo ThS. Nguyễn Thị Thảo ThS. Trần Tuấn Phong Hà Nội, 2020
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 6 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 7 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 7 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 7 8. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................. 8 9. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 9 CHƢƠNG 1. NỘI DUNG CƠ BẢN TƢ TƢỞNG QUẢN LÝ CỦA KHỔNG TỬ ....................................................................................................................... 10 1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm tƣ tƣởng ............................................................................. 10 1.1.2. Khái niệm quản lý ............................................................................... 11 1.1.3 Vai trò của quản lý ............................................................................... 15 1.2. Hoàn cảnh ra đời tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử ................................ 16 1.2.1. Bối cảnh lịch sử Trung Quốc thời Khổng Tử ..................................... 16 1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội của Trung Quốc cổ đại ............................... 19 1.2.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử............................... 22 1.3. Nội dung tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử ............................................. 28 1.3.1. Quan niệm về bản chất con ngƣời ...................................................... 28 1.3.2. Quan niệm về phân chia giai cấp trong xã hội.................................... 29 1.3.3. Quan niệm về phƣơng pháp quản lý ................................................... 30 1.4. Đánh giá tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử ............................................. 33 1.4.1. Ƣu điểm tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử........................................... 33 1.4.2. Những hạn chế trong tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử ...................... 35 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 37 CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG QUẢN LÝ CỦA KHỔNG TỬ VÀO QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ................................ 38 2.1. Đặc điểm và yêu cầu về nguốn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay ......................................................................................................... 38 2.1.1. Bối cảnh Kinh tế - Văn hóa – Xã hội.................................................. 38
- 2.1.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay .. 41 2.1.3. Yêu cầu nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay ....... 46 2.2. Nội dung cơ bản của Quản trị nhân lực ................................................. 49 2.2.1. Thu hút nguồn nhân lực ...................................................................... 50 2.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................................. 51 2.2.3. Duy trì nguồn nhân lực ....................................................................... 52 2.3. Vận dụng phƣơng pháp quản lý của Khổng Tử tại Việt Nam hiện nay 52 2.3.1. Vận dụng Đức trị của Khổng Tử tại Việt Nam................................... 52 2.3.2. Vận dụng phƣơng pháp nêu gƣơng của Khổng Tử tại Việt Nam....... 56 2.4. Việc vận dụng tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử vào quản trị nhân lực ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................ 58 2.4.1. Vận dụng vào trong thu hút nguồn nhân lực ...................................... 58 2.4.2. Vận dụng vào trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................. 62 2.4.3. Vận dụng vào trong duy trì nguồn nhân lực ....................................... 68 2.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử vào quản trị nhân lực tại Việt Nam ............................................. 73 2.5.1. Vận dụng Đức trị của Khổng Tử trong quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam ....................................................................................................... 74 2.5.2. Vận dụng phƣơng pháp nêu gƣơng của Khổng Tử trong quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam ................................................................................... 76 2.5.3. Vận dụng phƣơng pháp giáo hóa của Khổng Tử trong quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam ................................................................................... 80 2.5.4. Thực hiện bình đẳng giới, nâng cao vị trí quản lý của ngƣời phụ nữ trong quản trị nhân lực tại Việt Nam hiện nay. ............................................ 81 2.5.5. Một số giải pháp khác ......................................................................... 82 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 85 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 88
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, nƣớc ta bƣớc vào giai đoạn đổi mới và hội nhập mạnh mẽ. Xu thế toàn cầu hóa với tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, con ngƣời đang đƣợc coi là nguồn tài sản vô giá và là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức. Trong bối cảnh đó quản trị nhân lực đƣợc coi là lĩnh vực đặc biệt quan trọng vì “mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con ngƣời”. Thật vậy, quản trị nguồn nhân lực có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp, các phòng ban, các đơn vị nào. So với yếu tố khác của quá trình sản xuất thì quản trị nhân lực là vấn đề khó khăn phức tạp hơn nhiều vì mỗi con ngƣời có năng lực, kỹ năng, động cơ làm việc…khác nhau, đòi hòi quản trị con ngƣời phải có tính khoa học và nghệ thuật. Để đứng vững trong môi trƣờng canh tranh gay gắt, đòi hỏi các tổ chức phải xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ có chất lƣợng về năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn để đáp ứng với tình hình của tổ chức mình cũng nhƣ theo kịp với tiến bộ và trình độ khoa học – kỹ thuật của thế giới. Việc quản lý tốt hay không luôn là vấn đề có ảnh hƣởng đến sự tồn vong của một tổ chức. Nhƣng để quản lý tốt cần những yếu tố nào; Yếu tố quản lý hiện đại hay truyền thống. Quá trình phát triển các học thuyết quản lý trải qua hàng nghìn năm, những gì tích lũy của quá khứ là của cải cho tƣơng lai. Các học thuyết quản lý Trung Quốc cổ đại ra đời cách đây hàng nghìn năm, mặc dù còn có nhiều hạn chế do lịch sử, do bản chất giai cấp nhƣng vẫn có nhiều giá trị tƣ tƣởng quý báu, những giá trị tƣ tƣởng này đã đóng góp một vai trò tích cực trong lịch sử Trung Quốc nói riêng và của các nƣớc Á Đông nói chung, đặc biệt ở nƣớc ta, một đất nƣớc chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ từ nền văn hóa Trung Quốc trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Trong số đó, không thể không kể đến tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử. Xét về tổng thể, tƣ tƣởng này vừa là tƣ tƣởng triết học, vừa là tƣ tƣởng chính trị - xã hội, nhƣng đồng thời cũng là tƣ tƣởng về quản trị nhân lực trong đó đề cao quan niệm về chữ “Đức” và yếu tố giáo dục trong việc quản lý. Theo dòng chảy tƣ duy chính trị va các ý nghĩa thời 1
- đại, chúng ta dã vận dụng nhiều điểm tiến bộ trong tƣ tƣởng của Khổng Tử trong công tác quản lý nói chung và quản trị nhân lực nói riêng. Xác định đƣợc vai trò to lớn của việc quản trị nhân lực trong thời kỳ mới, đồng thời cũng nhận thấy những giá trị lớn lao trong tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử cả về mặt lịch sử, lý luận và thực tiễn. Nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Tư tưởng quản lý của Khổng Tử và việc vận dụng vào việc quản trị nhân lực trong bối cảnh Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm mục đích tìm ra và vận dụng những ƣu điểm trong tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử từ đó vận dụng vào việc quản trị nhân lực ở Việt Nam hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Xuất phát từ những ý nghĩa to lớn của tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử đến thực tiễn hoạt động quản lý, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng của Khổng Tử và ảnh hƣởng của nó đến hoạt động quản lý trên nhiều mặt, nhiều phƣơng diện. Cụ thể nhƣ sau: Tình hình nghiên cứu trong nước: Do ảnh hƣởng lớn từ nền văn hóa phong kiến phƣơng Đông, chính vì vậy các tƣ tƣởng quản lý về Nho giáo nói chung và tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử nói riêng đã đƣợc các học giả trong nƣớc nghiên cứu từ rất lâu. Có rất nhiều những tác phẩm, công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử trong đó có thể kể đến: Trong cuốn "Khổng Tử" của Lý Trƣởng Hải, Nhà xuất bản Văn học đã phân tích về tƣ tƣởng triết học Khổng Tử, trong đó nổi lên vấn đề quan niệm về điều nhân, lễ, nghĩa, trí, tín và đạo làm ngƣời quân tử. Tác phẩm "Nho giáo" của Trần Trọng Kim cũng đã đề cập đến tƣ tƣởng chính trị cơ bản của Khổng Tử về ngƣời quân tử, đạo vua tôi, phải thực hiện chính danh định phận. Tác phẩm "Khổng Tử" của Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Tứ thư bình giải của Lý Minh Tuấn, Nhà xuất bản Tôn giáo cũng làm nổi bật đƣợc tƣ tƣởng chính trị của Khổng Tử trong số các tƣ tƣởng chính trị của Trung Hoa cổ đại. 2
- Việc nghiên cứu về nền triết học và tôn giáo Trung Hoa trong cuốn “Lịch sử triết học Phương Đông" của Nguyễn Đăng Thực, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh có đề cập đến địa vị Khổng Tử - nhà trí giả và nhà giáo dục văn hóa lớn trong lịch sử Trung Hoa. Bên cạnh đó, Nguyễn Đăng Thục còn nghiên cứu về triết học Khổng Tử xoay quanh vấn đề vũ trụ quan, thuyết chính danh, đạo nhân, và đặc biệt là triết lý nhân sinh quan với đạo trung thứ và chữ nhân là trung tâm của nó. Trong tác phẩm “Khổng học đăng" Phan Bội Châu đã trình bày rõ một số phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo. Tác giả đặc biệt đề cao những giá trị của Nho giáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò cực kỳ to lớn trong việc giáo dục, hoàn thiện nhân cách con ngƣời. Tác phẩm "Khổng giáo phê bình tiểu luận" của tác giả Đào Duy Anh lại cho rằng, chúng ta phải có thái độ khách quan, toàn diện và khoa học khi nhận xét vai trò của Nho giáo trong xã hội. Ông phê phán thái độ của một số tri thức ở Trung Quốc và Việt Nam coi Nho giáo chỉ là vô dụng, không phù hợp với khoa học. Đặc biệt ông đã nghiên cứu, phân tích tổng hợp những nội dung cơ bản của Nho giáo để từ đó đi đến kết luận, Nho giáo “dẫu nó không thích hợp nữa ở đời nay, mà công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn vẹn nguyên trong lịch sử, không ai có thể chỗi cãi hay xóa bỏ đi được". Tác phẩm “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" của Trần Văn Giàu, từ chỗ chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam, tác giải khái quát một số đặc điểm của nền đạo đức truyền thống và nêu lên những tàn dƣ của đạo đức Nho giáo cần phải khắc phục trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta, đó là chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa đồng tộc, phƣơng châm trị đạo “thân thân” gây trở ngại cho thực hiện dân chủ, động viên, tài năng. Những tác phẩm, cuốn sách trên mới chỉ dừng lại những nghiên cứu chung về thế giới quan, tƣ tƣởng – chính trị xã hội của Khổng Tử nói riêng và đạo Nho nói chung, còn phần nhân sinh quan mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu bƣớc đầu. Để nghiên cứu sâu hơn ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Khổng Tử đến các khía 3
- cạnh của đời sống xã hội có thể kể đến một vài công trình sau: Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị Hồng Doan (2014) “Vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh" đã chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng và nội dung chủ yếu của việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị Loan (2013) “Quan niệm của nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng và ý nghĩa hiện thời của nó" đã nghiên cứu những mặt tích cực và hạn chế trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tƣởng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời đề xuất những giải pháp để kế thừa những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế đó. Luận văn Thạc sĩ Triết học Đỗ Minh Cƣơng (2006) “Thuyết Đức trị của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đến phương thức quản lý xã hội của Việt Nam hiện nay" , luận văn đã góp phần hệ thống hóa những quan điểm của Khổng Tử về quản lý xã hội, khai thác thuyết Đức trị theo một hƣớng tiếp cận mới: triết học trong quản lý xã hội, đồng thời cũng làm rõ ảnh hƣởng của thuyết Đức trị đến phƣơng thức quản lý xã hội ở nƣớc ta hiện nay. Ngoài ra nghiên cứu tƣ tƣởng của Khổng Tử đối với các vấn đề phát triển kinh tế và hiện đại hóa xã hội có các bài báo của tác giả Nguyễn Thanh Bình: Nho giáo với vấn đề phát triển kinh tế và hoàn thiện con người (Tạp chí Giáo dục lý luận, số 5 năm 2000); Khổng giáo với vấn đề hiện đại hóa xã hội của Lê Thanh Sinh (Tạp chí Khoa học xã hội số 1, 2003...). Tuy nhiên, các công trình trên đây mới chỉ nghiên cứu một cách khái lƣợc về ý nghĩa trong tƣ tƣởng của Khổng Tử với sự phát triển của đất nƣớc nói chung, hay đi vào từng vấn đề riêng biệt nhƣ triết học, đạo đức, văn hóa, giáo dục...mà chƣa đi sâu nghiên cứu phân tích tƣ tƣởng của Khổng Tử về quản lý và giá trị của nó đối với hoạt động quản trị nhân lực ở nƣớc ta hiện nay. Tình hình nghiên cứu nước ngoài: Nghiên cứu về tử tƣởng của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đến hoạt động 4
- của đời sống xã hội có những tác phẩm nƣớc ngoài nhƣ sau: Cuốn Tứ thư thập chú của Chu Hy (do Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải, Nhà xuất bản Văn hóa, năm 1998) đã chú giải tƣ tƣởng chính trị của Khổng Tử, làm nổi bật nhiều nội dung cơ bản về học thuyết Đức trị, mà trọng tâm là nhân, lễ, nghĩ, chính danh. Gia sƣ nổi danh thế giới William James Durant đã dành gần 40 năm để soạn bộ Lịch sử văn minh thế giới. Do phạm vi đối tƣợng rộng lớn của bộ sách mà phần Lịch sử văn minh Trung Quốc, William James Durant chỉ dành dung lƣợng khiêm tốn về học thuyết chính trị - xã hội của các nhà nho sơ kỳ trong đó có Khổng Tử. Song có thể nói đó là sự đánh giá khá sâu sắc về những nội dung cơ bản của Nho giáo, bởi lẽ tác giả đã đề cập đến những vấn đề nhƣ đạo đức của ngƣời cầm quyền, mẫu ngƣời lý tƣởng, trật tự xã hội, phƣơng thức xây dựng xã hội lý tƣởng nhƣ dƣỡng dân, giáo dân, phân phối bình quân. Trong cuốn Đại cương triết học Trung Quốc, nhà nghiên cứu Phùng Hữu Lan (Trung Quốc) đã khái quát tiến trình lịch sử triết học Trung Quốc, trong hai mƣơi tám chƣơng của cuốn sách này ông đã trình bày những nội dung cơ bản của các trƣờng phái Triết học Trung Quốc, trong phần nói về các nhà Nho sơ kỳ Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử ông đề cập đến những nội dung căn bản nhƣ Chính danh, Nhân nghĩa. Những vấn đề này đƣợc tác giả đề cập đến với tƣ cách là những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Khổng Tử nói nói chung mà chƣa phải là quan niệm của Khổng Tử về quản lý con ngƣời. Giáo sƣ Tào Thƣợng Bân, một học giả ngƣời Đài Loan, trong cuốn Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần đã bàn đến phạm trù Nhân, Lễ, Nghĩa, Chính danh, Dân vị bang bản, Pháp Hậu vƣơng trong mối quan hệ với tƣ tƣởng nhân bản. Theo ông đây là tƣ tƣởng tiêu biểu cho tinh thần nhân bản của Khổng Tử, là nguồn gốc tƣ tƣởng của chủ nghĩa nhân sinh. Học giả Vi Chính Thông (Trung Quốc) trong cuốn Nho gia với Trung Quốc ngày nay đã thể hiện một cách nhìn phản biện đối với ảnh hƣởng của Nho giáo đối với xã hội Trung Quốc trong truyền thống cũng nhƣ trong hiện tại. Tác giả cuốn sách đã dành phần lớn dung lƣợng để chỉ ra những vấn đề mà ông cho là 5
- khiếm khuyết căn bản của tƣ tƣởng đạo đức Nho giáo. Trong hội thảo khoa học quốc tế do Viện Hán Nôm kết hợp với Đại học Havard – Yenching (Mỹ) tổ chức năm 2006, các học giả đã thống nhất quan điểm cho rằng, nhiều nguyên lý quan trọng của Khổng Tử về xã hội và con ngƣời có sứ trƣờng tồn cả trong lịch sử và ngày nay. Chẳng hạn GS Đỗ Duy Ninh (Đại học Havard – Yenching) đã khẳng định: "Tất cả năm giá trị cốt lõi của Khổng giáo: Nhân, lễ, nghĩa, trí và tín giữ vai trò chủ đạo của đạo đức phổ quát" Nhƣ vậy tất cả các công trình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc đều chỉ ra đƣợc nội dung cơ bản của tử tƣởng Khổng Tử, phân tích những ƣu điểm và hạn chế của tƣ tƣởng đó. Đồng thời các tác phẩm, công trình nghiên cứu đều chỉ ra đƣợc ý nghĩa, giá trị to lớn trong tƣ tƣởng của Khổng Tử đến các mặt của đời sống xã hội cả trong quá khứ và hiện tại. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy đến thời điểm hiện nay ở trong nƣớc và trên thế giới chƣa có công trình nào nghiên cứu về Tư tưởng quản lý của Khổng Tử và việc vận dụng vào việc quản trị nhân lực trong bối cảnh Việt Nam. Vì thế, đây chính là vấn đề mà chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu, luận giải và làm rõ. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tìm hiểu những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử, chỉ ra đƣợc những điểm tích cực và hạn chế của tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử, nghiên cứu và đề xuất giải pháp trong vận dụng tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử vào quản trị nhân lực tại Việt Nam hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ hoàn cảnh ra đời tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử. - Làm rõ nội dung cơ bản tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử, - Xem xét, đánh giá ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử đối với việc quản trị nhân lực ở Việt Nam trong trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số ý tƣởng nhằm vận dụng tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử vào quản trị nhân lực của Việt Nam hiện nay. 6
- 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung học thuyết quản lý của Khổng Tử, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc vận dụng các tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử vào công tác quản trị nhân lực hiện nay. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Vận dụng tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử vào công tác quản trị nhân lực ở Việt Nam hiện nay - Về thời gian: giai đoạn từ năm 2010 đến 2018 6. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử còn nguyên giá trị đối với công tác quản trị nhân lực ở Việt Nam hiện nay Giả thuyết 2: Tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử không còn phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để có thể thực hiện đề tài này, nhóm tác giả dự kiến sử dụng các phƣơng pháp nhƣ sau: - Phƣơng pháp luận khoa học: Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngoài ra còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, hệ thống cấu trúc,... bắt đầu từ quan điểm tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử trong quá trình giải quyết các vấn đề về quản trị nhân lực. - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Nhóm tác giả thu thập, tổng hợp, phân tích, nghiên cứu đánh giá các tài liệu thứ cấp, thông tin từ các công trình nghiên cứu khoa học trƣớc đây, kế thừa có tính chọn lọc, tƣ duy logic để rút ra các kết luận cần thiết liên quan đến tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử trong hoạt động quản trị nhân lực - Phƣơng pháp quan sát: Nhóm tác giả quan sát việc ứng dụng tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử vào công tác quản trị nhân lực ở một số đơn vị hành chính, sự nghiệp ở nƣớc ta. 7
- - Phƣơng pháp thảo luận nhóm: Căn cứ mục tiêu của vấn đề nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài tiến hành phân công nhiệm vụ, vấn đề nghiên cứu đối với các thành viên. Các thành viên sau quá trình thu thập tƣ liệu, thông tin, nghiên cứu vấn đề theo phân công sẽ tổ chức thảo luận nhóm. Trong quá trình thảo luận, thành viên đƣợc phân công sẽ trình bày vấn đề nghiên cứu đƣợc phân công, các thành viên còn lại sẽ tham gia phản biện, góp ý để cùng nhau hoàn thiện nội dung của đề tài. - Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu đề tài các thành viên sẽ độc lập nghiên cứu, trao đổi và thảo luận nhóm. Đối với những vấn đề nhóm tác giả thấy chƣa thỏa đáng đã thống nhất liên hệ, xin ý kiến học thuật của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực Sử học, Triết học, Nhân sự…về vấn đề nghiên cứu và ý kiến, kinh nghiệm áp dụng thực tiễn của các nhà quản lý tại các tổ chức, doanh nghiệp đối với việc áp dụng tƣ tƣởng Khổng Tử vào hoạt động quản lý nhân lực. 8. Đóng góp mới của đề tài - Về mặt lý luận: + Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu một cách có hệ thống tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử; + Làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến việc dùng ngƣời (quản trị nhân lực) trong tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử; + Góp phần hệ thống hoá những quan điểm của Khổng Tử trong hoạt động quản trị nhân lực. - Về mặt thực tiễn: + Góp phần làm rõ ảnh hƣởng tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử, cả mặt tích cực và tiêu cực, đối với công tác quản trị nhân lực trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. + Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu trong nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề, môn học có liên quan đến tƣ tƣởng của Khổng Tử. Những đề xuất, ý tƣởng của đề tài là những kiến giải có cơ sở khoa học để vận dụng sáng tạo, linh hoạt tƣ tƣởng này trong công tác quản trị nhân lực ở Việt Nam. 8
- 9. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung của đề tài đƣợc chia thành 2 chƣơng: Chƣơng 1: Nội dung cơ bản tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử Chƣởng 2: Vận dụng tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử vào quản trị nhân lực trong bối cảnh Việt Nam hiện nay 9
- CHƢƠNG 1 NỘI DUNG CƠ BẢN TƢ TƢỞNG QUẢN LÝ CỦA KHỔNG TỬ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm tư tưởng Theo các tài liệu ghi nhận là sự phản ảnh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện các mối quan hệ giữa con ngƣời với những vấn đề thế giới xung quanh. Tƣ tƣởng là ý thức của một cá nhân, một cộng đồng. Nó chứa một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm đƣợc xây dựng trên một nền tảng triết học. Các khái niệm mang tính chất nhất quán, những quan điểm đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cá nhân, giai cấp, một dân tộc đƣợc hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. Tƣ tƣởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con ngƣời với thế giới chung quanh. "Tư tưởng" ở đây không phải dùng với nghĩa tinh thần - tƣ tƣởng, ý thức tƣ tƣởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm đƣợc xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phƣơng pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc đƣợc hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. Khái niệm "tư tưởng" liên quan trực tiếp đến khái niệm "nhà tư tưởng". Một ngƣời xứng đáng là nhà tƣ tƣởng, theo V.I.Lênin khi ngƣời đó biết giải quyết trƣớc ngƣời khác tất cả những vấn đề chính trị-sách lƣợc, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào không phải một cách tự phát. Tƣ tƣởng triết học của Khổng Tử thể hiện tập trung ở ba nội dung chính: Quan niệm về trời, quỷ thần, con ngƣời; học thuyết về luân lý đạo đức và tƣ tƣởng về chính trị – xã hội. Quan niệm về trời, thiên mệnh, quỷ thần và con ngƣời đƣợc coi là cơ sở cho những quan điểm khác trong hệ thống tƣ tƣởng của Khổng Tử. Nó khá mâu thuẫn bởi tính hai mặt, và vì thế, ngƣời ta vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về đặc điểm và khuynh hƣớng tƣ tƣởng của ông. Tƣ tƣởng hay ý thức hệ là hệ thống các mục đích và quan niệm giúp điều chỉnh mục tiêu, dự tính và hành động của con ngƣời. Một ý thức hệ có thể hiểu 10
- nhƣ một tầm nhìn bao quát, nhƣ cách thức để xem xét sự vật, thƣờng gặp trong một vài trƣờng phái triết học xã hội. Trong đề này này, nhóm tác giả sẽ sử dụng khái niệm này để nghiên cứu. 1.1.2. Khái niệm quản lý Tập quán sinh sống của con ngƣời là quần tụ, sinh sống cộng đồng. Để tồn tại và phát triển, có nhiều việc mà một cá nhân không thể làm đƣợc hoặc làm đƣợc nhƣng kém hiệu quả do đó cần sự liên kết để cùng thực hiện. Từ những yêu cầu khách quan về sự liên kết hợp tác cộng đồng, các cá nhân dần tụ họp liên kết với nhau thành những tổ chức. Hợp tác và phân công lao động tiến dần từ thấp đến cao, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện theo trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Mọi thành quả của tổ chức dù ở bất kỳ trình độ phát triển nào cũng là sự kết hợp, hợp tác cộng đồng của tất cả các thành viên. Vì thế cần đến yếu tố điều hành, phối hợp các bộ phận, cá nhân trong tổ chức – yếu tố đó là quản lý. Trong cộng đồng xã hội thị tộc, xã hội nguyên thủy đã hình thành các tổ chức tự quản, đó là hội đồng thị tộc với ngƣời đứng đầu là tù trƣởng với vai trò thực hiện chức năng quản lý thị tộc. Khi chế độ tƣ hữu ra đời, xuất hiện mâu thuẫn và ra đời giai cấp, mâu thuẫn giai cấp. Để duy trì địa vị của giai cấp thống trị và giải quyết các mâu thuẫn không thể điều hòa thì Nhà nƣớc xuất hiện để thực hiện chức năng quản lý xã hội. Cùng với sự phát triển của hợp tác, phân công lao động. Xã hội loài ngƣời đã trải qua các cuộc cách mạng gắn liền với các hình thái kinh tế - chính trị - xã hội. Trong mỗi tổ chức, quản lý đóng vai trò hết hợp sự nỗ lực chung của mỗi cá nhân trong tổ chức và sử dụng các nguồn lực vật chất có đƣợc để đạt các mục tiêu chung và mục tiêu riêng của từng thành viên tổ chức. Các Mác đã tổng hợp và đƣa ra quan điểm về quản lý:“Mọi người lao động trực tiếp trong xã hội hoặc lao động chung thực hiện trên quy mô tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý". Tóm lại, nguồn gốc ra đời của quản lý là sự cần thiết kết hợp, phối hợp hoạt động giữa các cá nhân trong xã hội, giữa con ngƣời với tự nhiên để mang lại lợi ích mong muốn cho cá nhân và toàn xã hội. 11
- Con ngƣời đã thực hiện hoạt động quản lý từ xa xƣa, nhƣng quản lý ra đời với tƣ cách là một ngành khoa học thì còn rất mới mẻ. Quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau, tuy vậy vẫn có những nội dung chung nhất phản ánh bản chất của hoạt động này. Quản lý gồm hai quá trình đan xen vào nhau một cách chặt chẽ là: “Duy trì” và “Phát triển”. Nếu ta chỉ quan tâm duy trì sự tồn tại của tổ chức thì khi môi trƣờng thay đổi, tổ chức sẽ bị lạc hậu, trì trệ, đổ vỡ. Nếu chỉ lo thúc đẩy tổ chức phát triển mà không quan tâm duy trì, thì tổ chức dễ gặp phải rủi ro trên bƣớc đƣờng phát triển hoặc không có đủ điều kiện phát triển. Nhìn nhận tổng quát giúp cho các nhà quản lý hoạch định đƣợc những kế hoạch, tiến trình hợp lý giúp cho tổ chức tồn tại để phát triển hoặc phát triển trên cơ sở tồn tại. Quản lý gắn liền với kinh tế - xã hội, đặc thù của mỗi tổ chức nên trên thực tế đã có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động này. Những quan điểm này có lịch sử ra đời khác nhau và gắn với mỗi tổ chức trong từng lĩnh vực: - Theo F.W. Taylor: "quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết được rằng họ đã thành công việc đó một cách tốt nhất và rẻ nhất" - Henry Fayol định nghĩa: "quản lý là một tiến trình bao gồm các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nỗ lực của mỗi thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã định trước" - Mary Parker Follett cho rằng: "quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người". - Có ý kiến cho rằng quản lý là hoạt động phối hợp các hoạt động chung của một đoàn thể hợp tác; hay quản lý là điều khiển con ngƣời và sự vật nhằm đạt mục tiêu đã định trƣớc. Từ những quan điểm trên có thể tiếp cận một khái niệm mang tính tổng hợp về quản lý nhƣ sau: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước” [27,tr14] Quản lý đƣợc cấu thành bởi các yếu tố sau: 12
- - Chủ thể quản lý: là yếu tố tạo ra tác động quản lý trong mọi quá trình hoạt động. Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hay tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tƣợng quản lý bằng các công cụ với những phƣơng pháp thích hợp theo guyên tắc nhất định phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của tổ chức. - Khách thể quản lý: là yếu tố tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý. Khách thể quản lý có thể là những hành vi thực thể (cá nhân, tổ chức, sự vật hay môi trƣờng...), nhƣng cũng có thể là mối quan hệ giữa các thực thể trong quá trình vận động, tồn tại. - Mục tiêu: là căn cứ để chủ thể quản lý phát ra các tác động quản lý, cũng nhƣ lựa chọn các phƣơng pháp quản lý thích hợp. Chủ thể, khách thể quản lý đều hƣớng tới mục tiêu quản lý, đó là cái đích cần đạt tới tại một thời điểm trong tƣơng lai với những yêu cầu, nội dung... do chủ thể và khách thể đã thống nhất, xác định từ trƣớc. - Môi trƣờng quản lý: bao gồm môi trƣờng tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội... có ảnh hƣởng, tác động đến hoạt động quản lý, mục tiêu quản lý. Trong các môi trƣờng khác nhau, chủ thể quản lý phải tìm kiếm, sử dụng các công cụ quản lý, phƣơng pháp quản lý phù hợp. Môi trƣờng vừa đặt ra mục tiêu, vừa là địa bàn, động lực cho mỗi tổ chức hoạt động. Đây là một yếu tố có tác động quan trọng trong quản lý. - Phƣơng pháp quản lý: Phƣơng pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động của chủ thể quản lý tới đối tuợng quản lý trên cơ sở lựa chọn những công cụ và phƣơng tiện quản lý phù hợp nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất trong điều kiện môi trƣờng nhất định. Từ định nghĩa này có thể thấy nội hàm của phƣơng pháp quản lý gồm thứ nhất là lựa chọn công cụ và phƣơng tiện quản lý phù hợp, thứ hai là lựa chọn cách thức tác động của chủ thể tới đối tƣợng quản lý. Phƣơng pháp quản lý có 4 đặc trƣng cơ bản: tính linh hoạt và sáng tạo; tính đa dạng, phong phú; quan hệ hữu cơ với các nguyên tắc quản lý; là cơ sở cho việc hình thành phong cách và nghệ thuật quản lý. - Công cụ quản lý bao gồm: công cụ có tính quyền lực, công cụ có tính vật chất và công cụ có tính phi vật chất. Mỗi một công cụ sẽ có những phƣơng pháp 13
- quản lý khác nhau đi kèm tƣơng ứng với nó. Mỗi một đối tƣợng quản lý khác nhau thì phải có công cụ tƣơng thích và phải đƣợc liên tục cải tiến để phù hợp với những thời điểm khác nhau. Thứ nhất, căn cứ vào việc sử dụng công cụ quyền lực, có thể phân chia thành 03 phƣơng pháp quản lý: phƣơng pháp quản lý chuyên quyền, phƣơng pháp quản lý dân chủ và phƣơng pháp quản lý “tự do”.Thứ hai, căn cứ vào việc sử dụng công cụ có tính vật chất, phƣơng pháp quản lý đƣợc phân chia thành: phƣơng pháp quản lý bằng kinh tế, phƣơng pháp tổ chức - hành chính. Thứ ba, căn cứ vào việc sử dụng công cụ có tính phi vật chất, phƣơng pháp quản lý bao gồm: phƣơng pháp chính trị - tƣ tƣởng (phƣơng pháp tuyên truyền giáo dục), phƣơng pháp tâm lý - xã hội. Quản lý có mặt trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, đời sống kinh tế - xã hội nên khách thể, đối tƣợng quản lý rất đa dạng, phong phú. Các đối tƣợng có thể tồn tại độc lập hoặc kết thành thực thể gắn liền với quá trình tồn tại và vận động của các thực thể khác nhau. Quản lý là hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có sự nỗ lực của tập thể để thực hiện công việc cụ thể nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung. Quản lý diễn ra với các quy mô, cấp độ của tổ chức khác nhau, từ nhỏ đến lớn từ đơn giản đến phức tạp, trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - chính trị - xã hội... trong đó quản lý kinh tế - xã hội là lĩnh vực phức tạp hơn cả. Vì hoạt động này diễn ra thƣờng xuyên, phong phú đa dạng, liên quan đến mọi tầng lớp trong xã hội, đến mỗi cá nhân con ngƣời và các giá trị vô hình nhƣ phong tục tập quán, truyền thống văn hóa – lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, để đạt đƣợc các mục tiêu dự kiến trong quản lý cần phải kết hợp hài hòa, linh hoạt gắn liền với các đặc điểm của môi trƣờng quản lý, đối tƣợng quản lý. Các hoạt động quản lý về cơ bản đều hƣớng tới các mục tiêu sau: - Tổ chức, phối hợp, điều hành, hƣớng dẫn hoạt động của các cá nhân trong tổ chức thống nhất hành động để đạt đƣợc những mục tiêu chung. - Kết hợp hài hòa lợi ích của từng cá nhân với lợi ích tập thể, trên cơ sở phát huy nỗ lực cá nhân, tạo môi trƣờng và mọi điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân, tôn trọng mục tiêu cá nhân, gắn kết giữa mục tiêu cá nhân với mục 14
- tiêu chung của tổ chức nhằm duy trì sự tồn tại bền vững, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. - Tạo nên sự ổn định và tính thích ứng cao của tổ chức cả về nội dung và hình thức trong môi trƣờng luôn biến động, đáp ứng các yêu cầu của cá nhân, tổ chức và tiến trình phát triển của thời đại. Từ mục tiêu là duy trì sự tồn tại và phát triển của tổ chức nhằm bảo vệ, đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của tổ chức và từng thành viên. 1.1.3 Vai trò của quản lý - Tạo nên sự thống nhất ý trí, hành động giữa các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức. Đây là điều kiện tiên quyết đối với mọi họat động quản lý. Tuy nhiên, sự thống nhất phải phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với nguyện vọng của đại đa số thành viên trong tổ chức. - Thông qua thực tiễn công tác quản lý, chủ thể quản lý xây dựng định hƣớng, kế hoạch, mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với tổ chức. Từ đó tập trung, huy động mọi nỗ lực của các thành viên trong tổ chức, thống nhất ý chí – hành động của cả hệ thống nhằm đạt đƣợc các mục tiêu xác định ở từng thời kỳ. - Quản lý có vai trò to lớn trong phối hợp, điều hòa các hoạt động của mỗi thành viên, của các bộ phận trong tổ chức để vừa phát huy đƣợc thế mạnh, vừa ngăn ngừa kiểm soát, loại bỏ những mâu mất ổn định của tổ chức trong quá trình triển khai các hoạt động để đạt các mục tiêu đề ra của tổ chức. - Để tổ chức hòa nhập với môi trƣờng xã hội, quản lý đã vận dụng nguyên tắc hoạt động của các quy luật tồn tại trong môi trƣờng vào điều kiện cụ thể của tổ chức từ đó hình thành cơ chế quản lý điều hành, thể chế tổ chức, tạo môi trƣờng cho sự phát triển của tổ cức và mỗi thành viên trong từng thời kỳ phát triển. - Quản lý còn là căn cứ để xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi bộ phận, thành viên của tổ chức. Là cơ sở để mỗi thành viên nhận thức đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình về số lƣợng, chất lƣợng công việc đƣợc phân công. - Trên cơ sở nắm bắt thực trạng, bố trí nhân sự và công cụ lao động phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của mỗi thành viên, để họ phát huy 15
- đƣợc tài năng trên cơ sở chuyên môn hóa nhằm hoàn thành công việc đƣợc giao tốt nhất. - Phối hợp, điều tiết nhịp nhàng các bộ phận trong tổ chức, để các bộ phận ngoài việc hoàn thành các nhiệm vụ của mình vừa trợ giúp, phối hợp, thúc đẩy các bộ phận khác cùng hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu chung của tổ chức. - Hiệu quả của quản lý duy trì sự tồn tại của tổ chức, thông qua đó đóng góp cho toàn xã hội. Đồng thời, củng cố địa vị của tổ chức dựa trên quy mô tổ chức, chất lƣợng – số lƣợng các hoạt động của tổ chức trong cung cấp các dịch vụ, sản phẩm đối với xã hội. 1.2. Hoàn cảnh ra đời tƣ tƣởng quản lý của Khổng Tử 1.2.1. Bối cảnh lịch sử Trung Quốc thời Khổng Tử Miền Bắc Trung Quốc cổ đại có hai dòng sông nhỏ: sông Thù và sông Tứ chảy qua khúc dụ. Đó là nơi chôn rau cắt rốn của Y Doãn; nơi có lăng của Thiếu Hạo, có miếu của Chu Công; nơi Khổng Tử mở mắt chào đời, sinh sống thời thơ ấu, giảng dạy lúc trƣởng thành cho đến lúc tuổi già, sức yếu, yên nghỉ khi đã lìa đời. Bởi vậy nên nói đến dòng sông Thù, sông Tứ tức là ám chỉ Khổng học, Khổng môn. Nhìn bản đồ địa lý Trung Hoa, ta thấy có hai phần rõ rệt: Một là phần cao nguyên rừng núi, nơi xƣng hùng, xƣng bá của các nƣớc Tấn, Tần, Tề, Sở. Hai là phần đồng bằng, chỉ có những nƣớc nhỏ: Vệ, Trần, Tống, Trịnh, Lỗ - quê hƣơng của Khổng Tử…Nhƣng nơi đây lại quy tụ nền văn minh tinh thần Trung Hoa. Nhìn toàn bản đồ địa lý Trung Hoa cổ đại, ta thấy thực là “giang sơn riêng chiếm một cảnh trời”. Phía Đông là biển cả. Phía Bắc là Hoàng Hà chín khúc cuồn cuộn chảy, dãy Thái Hằng tuyết phủ mây che. Xa hơn là sa mạc Gobi với cát phủ quanh năm. Phía Tây là Tần Lĩnh và Côn Lôn, hai dãy núi điệp trùng hiểm trở. Phía Nam là dãy Hi - mã - lạp sơn hùng vĩ nhƣ bức trƣờng thành ngăn cách Trung Hoa với các nƣớc miền Nam nhƣ Ấn Độ, Tây Tạng…Vì địa hình, vị 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2194 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1944 | 221
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1697 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 704 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng nhân sự và một số giải pháp cải thiện công tác quản lí nhân sự tại một số doanh nghiệp da giày ở Hải Phòng – nghiên cứu điển hình tại công ty TNHH Đỉnh Vàng
102 p | 516 | 97
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 311 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 519 | 74
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo lái xe tại doanh nghiệp taxi – nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần Vũ Gia
78 p | 237 | 65
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 727 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương tại Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu – Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hải Phòng
87 p | 196 | 47
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 331 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm muối của huyện Cam Ranh và Ninh Hòa – nghiên cứu tình huống tại công ty TNHH muối Khánh Vinh
79 p | 184 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn