intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến

Chia sẻ: Bobietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

41
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xây dựng một hệ thống thi và học trực tuyến với các chức năng quản lý kỳ thi, lớp thi, điểm thi, câu hỏi thi một cách hiệu quả, linh hoạt. Bước đầu áp dụng với học phần Tin học Đại cương và có thể mở rộng cho các học phần của khoa Công nghệ Thông tin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ CHO HỌC VÀ THI TRỰC TUYẾN Chủ nhiệm đề tài: KS. NGUYỄN THÀNH TUẤN ANH Thành viên tham gia: T.S. NGUYỄN HỮU TUÂN Hải Phòng, tháng 5/2016
  2. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................6 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................6 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI ..........................6 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................6 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT CẤU CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................6 5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................8 1.1 TỔNG QUAN VỀ ELEARNING...................................................................................8 1.1.1. Lịch sử ...........................................................................................................8 1.1.2. Elearning là gì? ............................................................................................9 1.1.3. Tình hình phát triển Elearning trên thế giới.................................................9 1.1.4. Hiện trạng phát triên Elearning tại việt Nam .............................................10 1.2. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA ELEARNING.....................................................................11 1.2.1. Ưu điểm .......................................................................................................11 1.2.2. Nhược điểm .................................................................................................12 1.3. CÁC DẠNG VÀ HÌNH THỨC CỦA E-LEARNING TRONG VIỆC ĐÀO TẠO ..................13 1.3.1. Các dạng E-learning ...................................................................................13 1.3.2. Một số hình thức đào tạo E-learning ..........................................................14 1.4. KIẾN TRÚC HỆ THỐNG E-LEARNING ....................................................................15 1.5. TÌM HIỂU VỀ CÁC GIẢI PHÁP ELEARNING PHỔ BIẾN HIỆN NAY ............................16 1.5.1. Moodle ........................................................................................................16 1.5.2. Edmodo .......................................................................................................18 1.5.3. CourseSites .................................................................................................19 1.5.4. Sakai ............................................................................................................20 1.6. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP. .........................................................................................21 CHƯƠNG II. TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG MÃ NGUỒN MỞ MOODLE ..................23 2.1. MOODLE LÀ GÌ? ..................................................................................................23 2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA MOODLE .............................................................................23 2.3. CÁC TÍNH NĂNG CHÍNH CỦA MOODLE ................................................................25 2.4. MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO MOODLE KHI SỬ DỤNG ĐỂ GIẢNG DẠY ..............26 2.4.1. Reload .........................................................................................................26 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh ii
  3. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến 2.4.2. Hot Patatoes................................................................................................26 2.4.3. LAMS...........................................................................................................27 2.4.4. eXe...............................................................................................................27 2.4.5. Một số công cụ khác ...................................................................................28 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG ......................................................................29 3.1. CÀI ĐẶT MOODLE ................................................................................................29 3.1.1. Cài đặt hệ điều hành Ubuntu Server ..........................................................29 3.1.2. Cài đặt Apache/MySQL/PHP .....................................................................38 3.1.3. Cài đặt một số phần mềm hỗ trợ .................................................................38 3.1.4. Tải Moodle ..................................................................................................39 3.1.5. Cấu hình MySQL Server .............................................................................39 3.1.6. Hoàn thiện việc cài đặt ...............................................................................40 3.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỌC VÀ THI TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN .........................41 3.2.1. Giới thiệu ....................................................................................................41 3.2.2. Chức năng quản lý hệ thống .......................................................................42 3.2.3. Chức năng giảng dạy ..................................................................................43 3.2.3. Chức năng học tập ......................................................................................43 3.2.4. Chức năng khách ........................................................................................43 3.3 XÂY DỰNG KHÓA HỌC "TIN HỌC VĂN PHÒNG" - ỨNG VỚI HỌC PHẦN TIN HỌC VĂN PHÒNG (17102) CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM. .................................43 3.3.1. Xây dựng khóa học......................................................................................43 3.3.2. Xây dựng các bài kiểm tra (trắc nghiệm) để đánh giá sinh viên ................47 CHƯƠNG 4: KIỂM THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ............................................52 4.1. KIỂM THỬ HỆ THỐNG ..........................................................................................52 4.1.1. Kiểm thử hệ thống với một nhóm ít học sinh ..............................................52 4.1.2. Kiểm thử hệ thống với một lớp học phần ....................................................54 4.1.3. Kiểm thử hệ thống với nhiều lớp học phần cùng một thời điểm .................55 4.2. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ..........................................................................................56 4.3. KỸ THUẬT PHÂN TRANG BÀI KIỂM TRA...............................................................56 KẾT LUẬN ...................................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh iii
  4. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến DANH SÁCH HÌNH ẢNH Hình 1. Kiến trúc hệ thống E-learning ..........................................................................15 Hình 2. Hệ thống Moodle ..............................................................................................17 Hình 3. Mạng xã hội học tập Edmodo ...........................................................................18 Hình 4. CourseSites .......................................................................................................19 Hình 5. Phần mềm mã nguồn mở Sakai ........................................................................20 Hình 6. So sánh 4 phần mềm Elearning theo hệ thống website g2crowd.com .............21 Hình 7. Biểu tượng đại diện cho moodle.......................................................................23 Hình 8. Các tính năng chính của Moodle ......................................................................25 Hình 9. Phần mềm Reload .............................................................................................26 Hình 10. Phần mềm Hot Potatoes..................................................................................27 Hình 11. Cấu hình máy ảo lựa chọn ..............................................................................29 Hình 12. Cài đặt phần mềm Vmware Workstation 10 ..................................................30 Hình 13. Giao diện phần mềm Vmware Workstation 10 ..............................................30 Hình 14. Tạo máy chủ ảo mới .......................................................................................31 Hình 15. Chọn loại máy chủ ảo .....................................................................................31 Hình 16. Chọn chức năng sẽ cài hệ điều hành sau ........................................................32 Hình 17. Chọn hệ điều hành Linux ...............................................................................32 Hình 18. Đặt tên và chọn vị trí lưu máy ảo ...................................................................33 Hình 19. Tùy biến phần cứng của máy chủ ...................................................................33 Hình 20. Thay đổi thông số máy ảo cho phù hợp với mục đích ...................................34 Hình 21. Máy ảo đã sẵn sàng.........................................................................................34 Hình 22. Kích đúp vào ở CD/DVD ...............................................................................35 Hình 23. Chọn file ISO hệ điều hành ............................................................................35 Hình 24. Khởi động máy chủ ........................................................................................36 Hình 25. Máy chủ bắt đầu chạy .....................................................................................36 Hình 26. Chọn ngôn ngữ ...............................................................................................37 Hình 27. Bắt đầu cài đặt ................................................................................................37 Hình 28. Màn hình đăng nhập Ubuntu Server 12.04.....................................................38 Hình 29. Giao diện của hệ thống Moodle sau khi được cài đặt xong ...........................41 Hình 30. Hoạt động của hệ thống ..................................................................................42 Hình 31. Tạo mới khóa học ...........................................................................................43 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh iv
  5. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 32. Tạo nội dung cho khóa học ............................................................................44 Hình 33. Thêm tài nguyên vào khóa học .......................................................................44 Hình 34. Lựa chọn loại tài nguyên cần đưa vào khóa học ............................................45 Hình 35. Sửa nội dung khóa học ...................................................................................47 Hình 36. Thêm hoạt động hoặc tài nguyên vào khóa học .............................................47 Hình 37. Lựa chọn hoạt động "Quiz" (kiểm tra trắc nghiệm) .......................................48 Hình 38. Thêm nội dung cho Quiz ................................................................................48 Hình 39. Bài trắc nghiệm đã được tạo, chưa có câu hỏi nào .........................................49 Hình 40. Thêm câu hỏi trắc nghiệm vào bài kiểm tra ...................................................49 Hình 41. Lựa chọn loại câu hỏi trắc nghiệm .................................................................50 Hình 42. Nhập nội dung câu hỏi và các đáp án lựa chọn ..............................................50 Hình 43. Bài trắc nghiệm được hiển thị trong nội dung bài học ...................................51 Hình 44. Trạng thái %CPU và RAM của hệ thống .......................................................52 Hình 45. Nhóm học tập 5 sinh viên ...............................................................................53 Hình 46. Sự thay đổi RAM (MB) của hệ thống theo thời gian (phút) ở nhóm ít học sinh.................................................................................................................................53 Hình 47. Sự thay đổi CPU (%) của hệ thống theo thời gian (phút) ở nhóm ít học sinh54 Hình 48. Sự thay đổi RAM (MB) của hệ thống theo thời gian (phút) ở một lớp học phần ...............................................................................................................................54 Hình 49. Sự thay đổi CPU (%) của hệ thống theo thời gian (phút) ở một lớp học phần .......................................................................................................................................55 Hình 50. Sự thay đổi RAM (MB) của hệ thống theo thời gian (phút) ở 2 lớp học phần .......................................................................................................................................55 Hình 51. Sự thay đổi CPU (%) của hệ thống theo thời gian (phút) ở 2 lớp học phần ..56 Hình 52. Việc sử dụng tài nguyên RAM (MB) và CPU(%) ở nhóm sinh viên 1 .........57 Hình 53. Hình: Việc sử dụng tài nguyên RAM (MB) và CPU(%) ở nhóm sinh viên 2 .......................................................................................................................................57 Hình 54. Việc sử dụng tài nguyên RAM (MB) và CPU(%) ở nhóm sinh viên 3 .........58 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh v
  6. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu “E-learning – Học trực tuyến” đang là một chủ đề rất được quan tâm trên khắp thế giới. Giáo dục ngày càng phát triển, và việc học trực tuyến là một nhu cầu tất yếu giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dạy và người học. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam cũng đang hướng tới xây dựng “Trường điện tử” nhằm số hóa tối đa các quy trình đào tạo và quản lý. Và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học, ứng học công nghệ E-learning trong việc dạy và học sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống “Trường điện tử” của nhà trường. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Hiện nay xu hướng áp dụng hình thức thi và học trực tuyến đang ngày càng phát triển và là một hình thức giáo dục được các trường đại học, các trung tâm giáo dục sử dụng rộng rãi. Việc thi và học trực tuyến mang lại nhiều lợi ích thiết thực và tiết kiệm chi phí, thời gian cho người học và người dạy. Người học có thể chủ động trong việc bố trí thời gian học, lựa chọn người học và khóa học phù hợp theo năng lực và sở thích của mình. Trong khi người dạy và cơ sở đào tạo tiết kiệm được chi phí phòng học, chi phí nhân lực, quản lý, chấm bài 3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số hệ thống phần mềm mã nguồn mở E-learning và đưa ra một giải pháp hỗ trợ cho việc học và thi trực tuyến. Mục tiêu của đề tài là xây dựng một hệ thống thi và học trực tuyến với các chức năng quản lý kỳ thi, lớp thi, điểm thi, câu hỏi thi một cách hiệu quả, linh hoạt. Bước đầu áp dụng với học phần Tin học Đại cương và có thể mở rộng cho các học phần của khoa Công nghệ Thông tin 4. Phương pháp nghiên cứu, kết cấu của công trình nghiên cứu Nghiên cứu một số hệ thống phần mềm mã nguồn mở E-learning Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 6
  7. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Lựa chọn giải pháp Cài đặt, triển khai thử nghiệm giải pháp cụ thể Đánh giá giải pháp và định hướng phát triển 5. Kết quả đạt được của đề tài Triển khai thử nghiệm thành công một hệ thống hỗ trợ việc học và thi trực tuyến sử dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle (phiên bản 3.0). Đã bước đầu ứng dụng được trong việc dạy và học môn Tin học văn phòng ở Học kỳ 2 năm học 2015-2016 cho một số nhóm tín chỉ trong học phần. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 7
  8. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan về Elearning. 1.1.1. Lịch sử Thuật ngữ e-learning chính thức mới chỉ xuất hiện từ năm 1999, khi lần đầu tiêu được sử dụng tại một cuộc hội thảo về hệ thống. Tuy nhiên, những ý tưởng ban đầu của e-learning thì đã xuất hiện từ trước đó rất lâu. Trước khi Internet xuất hiện một thời gian dài, các khóa học từ xa đã được cung cấp cho sinh viên. Trong thập niên 1840, Isaac Pitman đã dạy sinh viên của mình viết tắt sử dụng các biểu tượng để cải thiện tốc độ viết và đã được phổ biến rộng rãi tới những người thường xuyên phải ghi chép. Pitman đã thường xuyên liên lạc với sinh viên của mình thông qua thư viết tay, ông gửi nhiệm vụ qua thư, và sinh viên sau khi hoàn thành bài tập cũng gửi thư cho thầy. Năm 1924, các máy kiểm tra trắc nghiệm đã được phát minh. Thiết bị này cho phép sinh viên tự kiểm tra. Sau đó, năm 1954, B.F. Skinner, một giao sư Đại học Harvard đã phát minh ra “máy dạy học” (teaching machine), cho phép máy hướng dẫn và quản lý sinh viên. Tới tận năm 1960 thì chương trình đào tạo sử dụng hệ thống máy tính đầu tiên mới được giới thiệu ra thế giới. Chương trình đào tạo dựa trên máy tính (Computer Based Training program – CBT) đã được thiết kế để áp dụng cho sinh viên trường đại học Illinois đầu tiên, và sau đó đã được sử dụng bởi nhiều trường khác trong khu vực Với sự ra đời của máy tinh và internet vào những năm cuối của thế kỷ 20, các công cụ E-learning và các phương pháp trao đổi được mở rộng. Trong những năm 1980, nhiều người đã có thể sử dụng máy tính cá nhân để tìm hiểu các vấn đề cụ thể và phát triển một số kỹ năng nhất định. Sau đó, trong thập niên tiếp theo, môi trường ảo vắt đầu phát triển mạnh, giúp nhiều người tiếp cận với cơ hội tìm hiểu thông tin và học trực tuyến. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 8
  9. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Trong những năm 2000, các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng E-learning để đào tạo nhân viên của họ. Nhân viên mới có cơ hội học tập trực tuyến từ xa thông qua hệ thống riêng. Tại nhà, họ được cung cấp tài khoản để truy cập vào các chương trình trực tuyến để học tập và nâng cao kiến thức. Ngày này, E-learning đã thực sự phổ biến và hầu hết người dùng internet đều nhận ra được những lợi ích mà việc học tập trực tuyến có thể mang lại. 1.1.2. Elearning là gì? E-learning (electronic learning) có thể hiểu là học qua mạng (học điện tử), thường được hiểu là sử dụng máy tính và mạng internet để học tập (một phần hoặc cả khóa học), có thể áp dụng trong một phần của một khóa học ở một đơn vị, hoặc một khóa học đào tạo từ xa đầy đủ Trong những ngày đầu, E-learning không nhận được những phản hồi tích cực. Nhiều người nghĩ rằng việc đưa máy tính vào việc đào tạo sẽ loại bỏ đi yếu tố con người mà người học cần. Nhưng theo thời gian, khi công nghệ đã phát triển, tới nay, chúng ta luôn sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng trong cả lớp học và văn phòng như một thiết bị hỗ trợ cho học tập và công việc. Các thiết bị có thể sử dụng rất nhiều chương trình để tương tác với nhau và có thể dùng để phục vụ cho việc trao đổi, chia sẻ và truyền đạt bài học. Với mối quan hệ giữa các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo uy tín và đội ngũ kỹ thuật kinh nghiệm, đã có nhiều Trường điện tử (E-school) phát triển và cung cấp cho xã hội một môi trường học tập hoàn toàn mới mẻ và chuyên nghiệp, cũng như tạo cơ hội cho tất cả mọi người được tham gia học tập và nâng cao trình độ mà không phải quá lo lắng tới các vấn đề địa điểm, thời gian và chi phí. 1.1.3. Tình hình phát triển Elearning trên thế giới Nhiều nước phát triển đã triển E-learning trong hệ thống giáo dục quốc gia. Những năm gần đây, E-learning đã và đang được triển khai trong giáo dục phổ thông, điển hình là các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 9
  10. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Ở Mỹ, đã có hàng triệu học sinh phổ thông đăng ký học Online. Đưa lớp học lên mạng Internet là một trào lưu đang bùng nổ tại những nước này. Đối với Hàn Quốc, Chính phủ xem đây như một công cụ để giảm tải chi phí dạy kèm tại các trung tâm luyện thi, qua đó góp phần bình đẳng trong giáo dục. Ở nhiều nước phát triển, E-learning được triển khai với quy mô sâu rộng với rất nhiều tính năng đi kèm với khóa học. Đầu tiên phải nói đến tính linh hoạt trong việc học và thanh toán chi phí học tập bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt. Với sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông, mạng internet với tốc độ cao được phổ cập về các vùng quê, vùng xa nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân. E-learning trở thành một phương thức đóng vai trò giải quyết vấn đề thiếu hụt giảng viên cho các vùng sâu, vùng xa. Thay vì cần đến giáo viên giảng dạy trực tiếp, chỉ học sinh đã có thể cập nhật được nguồn kiến thức vô cùng phong phú và đầy đủ. Mô hình này rất có ích cho những nước đang phát triển khi mà trẻ em vùng núi phải vượt hàng chục cho tới hàng trăm km để tới trường. Tuy nhiên đi kèm với nó phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,truyền thông và đó đang là khó khăn của hầu hết những nước đang phát triển. 1.1.4. Hiện trạng phát triên Elearning tại việt Nam Trên thực tế, việc học trực tuyến đã không còn mới mẻ ở các nước trên thế giới. Song ở Việt Nam, nó mới chỉ bắt đầu phát triển một số năm gần đây, đồng thời với việc kết nối internet băng thông rộng được triển khai mạnh mẽ tới tất cả các trường học. Sự hữu ích, tiện lợi của E-learning thì đã rõ nhưng để đạt được thành công, các cấp quản lý cần có những quyết sách hợp lý. Chủ trương của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động, ..) đều có cơ hội được học tập, Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 10
  11. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến hướng tới việc: học bất kỳ thứ gì (any things), bất kỳ lúc nào (any time), bất kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (life long learning). Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, E-learning nên có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo. Việt Nam đã gia nhập Mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính - Viễn Thông... Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, E-learning ở ViệtNam mới chỉ ở giai đoạn đầu và còn rất nhiều việc phải làm để có thể tiến kịp các nước. 1.2. Ưu, nhược điểm của Elearning 1.2.1. Ưu điểm Tinh linh hoạt (Flexible): Elearning có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian phù hợp với lịch trình của người học. không nhất thiết phải đúng giờ như việc đi học ở trên lớp. Chương trình đào tạo được chia thành nhiều phần nhỏ (gọi là module), bạn có thể sắp xếp để hoàn thành từng module cho tới khi hoàn thành chương trình. Tính di động (Mobile): Việc học trực tuyến có thể được thực hiện trên máy tính, máy tính bảng hay thậm chí là điện thoại di động. Bạn có thể học ở trên tàu, trên xe bus hay học ở bất cứ nơi nao bạn muốn, dường như giờ đây, bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể là lớp học của bạn. Không cần di chuyển (No travel): Như vừa đề cập, e-learning có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào chỉ cần bạn có thiết bị hỗ trợ phù hợp. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể không cần đi đâu cả, bạn có thể học ở nhà. Chi phí (lower cost): Chi phí để học một chương trình qua mạng thì thường rẻ hơn nhiều so với việc các bạn phải tới trường học, vì ngoài học phí, ta còn tiết kiệm được chi phí đi lại, chi phí ăn ở, chi phí về thời gian… Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 11
  12. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Khả năng tự điều chỉnh (Tailor it to you): Các khóa học elearning không phải được cố định, mà bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh cho phù hợp với mình. Ví dụ, một số phần bạn đã nắm chắc rồi muốn đẩy nhanh tốc độ lên, một số phần bạn muốn học kỹ hơn… Điều này chính là một trong những ưu điểm lớn nhất của e-learning. Tính toàn cầu (Global): dường như có rất ít giới hạn cho việc học trực tuyến. Hiện tại, chúng ta có thể tham gia vào rất nhiều các khóa học trên toàn thế giới một cách dễ dàng. 1.2.2. Nhược điểm Sự quản lý lỏng lẻo (Lack of control): Người học không bị quản lý, và không ai biết được người học đã học như thế nào. Người học cũng có thể thiếu đi động lực để học và đôi khi sẽ dành quá nhiều thời gian cho việc khác mà quên mất việc học. Vậy, đây là một vấn đề khá phức tạp với thời hạn khác nhau của những người học khác nhau ở các giai đoạn khác nhau… Cách tiếp cận (Learning Approach): Nó không hấp dẫn với nhiều người học, đặc biệt những người thích được giao tiếp. Nhìn chung, vấn đề này thì tùy theo người học, mỗi người có một sở thích về cách học khác nhau. Bị cô lập (Isolated): đây là câu trả lời thường xuyên được đưa ra khi được hỏi về elearning. Việc học mà không được gặp gỡ người dạy và bạn học đôi khi khiến con người ta có cảm giác thực sự bị cô lập. Vấn đề về công nghệ (Technology issues): elearning phụ thuộc vào thiết bị hỗ trợ (máy tính, điện thoại) và mạng internet. Các thiết bị hỗ trợ cũng phải đảm bảo các chương trình chạy phù hợp. Nếu kết nối Internet kém hoặc phát sinh những vấn đề đột ngột sẽ làm gián đoạn việc học của chúng ta. Khả năng sử dụng máy tính (Computer Competency): Nhiều người không thực sự thành thạo trong việc sử dụng máy tính vì công việc của họ thường không cần dùng tới. Cho nên đối với những trường hợp như thế này, thì Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 12
  13. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến có thể việc học qua mạng sẽ không mang lại hiệu quả như một khóa học trên lớp bình thường. 1.3. Các dạng và hình thức của E-learning trong việc đào tạo 1.3.1. Các dạng E-learning a, Dạng tự học (Standalone courses) Khóa học được thực hiện bởi chính người học mà không cần người hướng dẫn hoặc người học cùng. Người học có thể vào website của môn cần học, xem tài liệu và làm bài tập có sẵn. b, Dạng lớp học ảo (Virtual classroom courses) Là một lớp học trực tuyến có cấu trúc như một lớp học bình thường. Có thể có hoặc không các cuộc họp hoặc trao đổi trực tuyến. c, Dạng trò chơi và mô phỏng (Learning games and simulations) Học bằng các thực hiện các hoạt động trò chơi hay mô phỏng mà yêu cầu người học phải thăm dò và từ đó sẽ có được các kiến thức mới. d, Dạng nhúng (Embedded e-learning) e-learning được bao gồm trong một hệ thống hác, chẳng hạn như một chương trình máy tính, quy trình chẩn đoán hoặc chức năng trợ giúp trực tuyến. e, Dạng kết hợp (Blended learning) Sử dụng các hình thức học tập để hoàn thành một mục tiêu duy nhất. Có thể trộn lớp học và các hình thức e-leaning với nhau. f, Dạng di động (Mobile learning) Mục đích phục vụ cho người học khi đang di chuyển (như trên tàu, xe bus). Được trợ giúp bởi thiết bị di động như PDA, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. g, Dạng tri thức trực tuyến (Knowledge management) Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 13
  14. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Thông qua e-learning ta có thể sử dụng các tài liệu trực tuyến và các phương tiện truyền thông để cung cấp kiến thức cho tất cả mọi người hoặc cho cả một tổ chức chứ không riêng cho một cá nhân nào. 1.3.2. Một số hình thức đào tạo E-learning a, Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT – Technology Based Training) Là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin. Bao gồm dữa trên Web, mạng nội bộ, DVD và CD để đào tạo về bất kỳ một chủ đề nào. b, Đào tạo dựa trên máy tính (CBT – Computer Based Training) Là hình thức sử dụng máy tính và phần mềm chạy trên máy tính, thường là không nối mạng, không có giao tiếp với bên ngoài để phục vụ cho quá trình đào tạo. c, Đào tạo dựa trên Web (WBT – Web Based Training) Là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khóa học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người học có thể dễ dàng truy cập thông qua trình duyệt web. d, Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training) Là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học. Các mộ hình đào tạo trực tuyến E-learning: - Mô hình LMS (Learning Management System) - Mô hình LCMS (Learning Content Managerment System) e, Đào tạo từ xa (Distance Learning) Là hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Có 2 loại hình cung cấp đào tạo từ xa: Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 14
  15. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến - Hướng dẫn đồng bộ: Đòi hỏi phải có sự tham gia đồng thời của tất cả học sinh và giáo viên hướng dẫn. - Hướng dẫn không đồng bộ: Không đòi hỏi sự tham gia đồng thời của tất cả học sinh và giáo viên hướng dẫn. Học sinh không cần phải được tập hợp lại với nhau trong cùng một vị trí cùng một lúc. Thay vào đó, sinh viên có thể chọn khung thời gian học và tương tác với tài liệu học tập theo lịch trình của họ. 1.4. Kiến trúc hệ thống E-learning Hình 1. Kiến trúc hệ thống E-learning Kiến trúc hệ thống E-learning được chia thành 3 thành phần chính. - Hạ tầng thiết bị truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (học viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông… - Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS, các công cụ hỗ trợ bảo mật, xác thực… Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 15
  16. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến - Hạ tầng thông tin (nội dung đào tạo): Phần quan trọng của e-learning là nội dung các khóa học và các chương trình đào tạo. Theo kiến trúc bên trên, thì ta có thể thấy được rằng các thiết bị truyền thông và mạng, chính là các thiết bị phần cứng hỗ trợ cho việc học, tùy thuộc vào ta muốn áp dụng giải pháp Elearning cho việc đào tạo trong mạng LAN hay trong mạng Internet ta sẽ có các phương án khác nhau. Hạ tầng thông tin: sau khi có hạ tầng phần mềm, ta có thể tiến hành xây dựng nội dung các khóa học dựa trên nội dung khóa học đang được dạy và học theo cách truyền thống. Hạ tầng phần mềm, ta sẽ cần tìm một giải pháp nào đó hỗ trợ, và phần tiếp theo sẽ tìm hiểu về một số giải pháp phần mềm elearning hiện đang phổ biến trên thế giới. 1.5. Tìm hiểu về các giải pháp Elearning phổ biến hiện nay 1.5.1. Moodle Đây là một phần mềm LMS mã nguồn mở nổi tiếng. Moodle là phần mềm hướng vào thị trường giáo dục, được nhiều công ty sử dụng cho mục đích đào tạo ví dù như Cisco và Subaru. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 16
  17. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 2. Hệ thống Moodle Các tính năng đặc biệt: Moodle có hầu hết các tính năng cần thiết của một LMS, như là trang học tập của từng sinh viên, các tính năng theo dõi tiến độ và hỗ trợ các lớp học đa phương tiện, và cũng có giao diện thân thiện với các thiết bị di động, hỗ trợ các module viết thêm của bên thứ 3, và khả năng thu học phí thông qua PayPal. Ưu/Nhược điểm: Moodle là một phần mềm lớn nên khá tốn dung lượng lưu trữ. Moodle cũng bị đánh giá là quá phức tạp và hơi khó sử dụng cho người quán lý, kèm theo là một số nhược điểm trong việc xuất báo cáo cũng như quản lý học viên. Tuy nhiên, Moodle là một phần mềm mã nguồn mở đã được sử dụng và nhận được sự hỗ trợ của một công đồng rất lớn mạnh. Moodle cho phép bạn sử dụng để xây dựng vô số các khóa học và cung cấp cho rất nhiều người dùng. Ngoài ra, khi sử dụng Moodle, việc sao lưu và phục hồi khá dễ dàng, nên việc Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 17
  18. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến sao chép và di chuyển các khóa học sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian. 1.5.2. Edmodo Edmodo có thể được gọi là mạng xã hội học tập, được thiết kế dành cho học sinh, giáo viên, chú trọng vào sự liên lạc nhanh chóng, khảo sát ý kiến, chia sẻ bài giảng và hơn thế nữa, Edmodo là công cụ dạy học theo mô hình mạng xã hội, khá là gần gũi với người sử dụng vì có giao diện khác tương đồng với Facebook. Hình 3. Mạng xã hội học tập Edmodo Các tính năng đặc biệt Edmodo mang tính chất của một mạng xã hội thực thụ, cho phép học sinh và giáo viên liên lạc với nhau nhanh chóng, hỗ trợ không giới hạn số lượng học sinh và số lượng nhóm học tập (lớp học). Edmodo còn hỗ trợ truy cập trên điện thoại di động qua trình duyệt web, hoặc thậm chí còn hỗ trợ phần mềm trên điện thoại, máy tính bảng, giúp việc dạy và học dễ dàng, có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 18
  19. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Ưu/nhược điểm Edmodo gần gũi với người sử dụng và hỗ trợ trên nhiều thiết bị có kết nối internet Edmodo là một hệ thống đơn giản, dễ sử dụng Tuy nhiên, Edmodo không phải là một hệ thống mã nguồn mở, nên người dùng không thể cài đặt và tùy biến theo ý mình. Và đây không phải là một giải pháp có thể đáp ứng cho một hệ thống nhiều học sinh và lâu dài. 1.5.3. CourseSites Blackboard là một cái tên nổi tiếng trong cộng đồng Elearning, và họ đã phát hành phiên bản miễn phí mang tên CourseSites. CourseSites hướng tới mục đích phục vụ việc học tập cá nhân chứ không phải là thị trường doanh nghiệp. Phần mềm này dựa trên web và miễn phí, cho phép tạo nhiều trang học trực tuyến cho các lớp học rời rạc. Hình 4. CourseSites Các tính năng đặc biệt Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 19
  20. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến CourseSites có cho phép đăng nhập bằng Facebook và Gmail và hỗ trợ không giới hạn số lượng học sinh, CourseSites dễ dàng được tích hợp với các dịch vụ khác của Blackboard. Ưu/Nhược điểm CourseSites không phải là phần mềm mã nguồn mở, nên việc sử dụng có vẻ dễ dàng hơn một chút. Tuy nhiên một số chức năng người dùng phải trả phí mới có thể sử dụng. 1.5.4. Sakai Sakai là một giải pháp mã nguồn mở. Sakai khác với Moodle ở một vài yếu tố: Nó được xây dựng trên nền Java trái ngược với LAMP (Linux, Apache, MySQL và PHP). Sakai hướng vào các tổ chức học thuật chứ không hướng vào mục đích đào tạo của các công ty. Hình 5. Phần mềm mã nguồn mở Sakai Các tính năng đặc biệt Sakai có thể tích hợp với Google Docs, bao gồm các công cụ hỗ trợ giống như Wiki, kiểm tra trực tuyến, slide thuyết trình và có khả năng kết nối với Dropbox. Ưu/nhược điểm Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2