Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xác định nội hàm hệ thống thuật ngữ về các loại và thể loại văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương Việt Nam giai đoạn từ năm 2000-2010
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là trên cơ sở thống kê, hệ thống hóa và xác định rõ nội hàm các thuật ngữ về các loại và thể loại văn bản quản lý nhà nước hình thành trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở cấp Trung ương Việt Nam đưa ra định nghĩa giải thích cho từng thuật ngữ đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xác định nội hàm hệ thống thuật ngữ về các loại và thể loại văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương Việt Nam giai đoạn từ năm 2000-2010
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI –––––––––––––––– ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG XÁC ĐỊNH NỘI HÀM HỆ THỐNG THUẬT NGỮ VỀ CÁC LOẠI VÀ THỂ LOẠI VĂN BẢN HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000-2010 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Cảnh Đương Hà Nội, năm 2012 1
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI –––––––––––––––– ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG XÁC ĐỊNH NỘI HÀM HỆ THỐNG THUẬT NGỮ VỀ CÁC LOẠI VÀ THỂ LOẠI VĂN BẢN HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000-2010 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Cảnh Đương Thành viên tham gia: Nguyễn Mạnh Cường Trần Thị Hạnh Nguyễn Thị Thuý Hằng Trần Văn Quang Hà Nội, năm 2012 2
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Cơ quan CQ Định nghĩa Đn Khoa học - Công nghệ KHCN Quy phạm pháp luật QPPL Tài liệu TL Tổ chức TC Văn bản quản lý nhà nước VBQLNN Việt Nam VN 3
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trong việc dạy - học ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng cũng như ở các cơ sở đào tạo khác về các chuyên ngành mà trong chương trình đào tạo bắt buộc có học phần, nội dung liên quan đến công tác như: soạn thảo, ban hành, quản lý và sử dụng văn bản quản lý nhà nước chưa có một công trình nghiên cứu nào có tính toàn diện và chuyên sâu để xác định nội hàm các thuật ngữ về các loại và thể loại văn bản quản lý nhà nước được hình thành trong hoạt động của các cơ quan nhà nước Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản của tình hình nêu trên là do thiếu tính cập nhật các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành và chưa có sự tổng kết cần thiết về thành tựu đã có về hướng nghiên cứu này ở trong cũng như ngoài nước. Ví dụ, ngay một số công trình nghiên cứu gần đây nhất, khi giải thích thuật ngữ cơ bản có liên quan đến nội dung của hướng nghiên cứu của đề tài như thuật ngữ “Tài liệu” vẫn chưa phân tích sự khác biệt của nó với thuật ngữ “Văn bản”, đặc biệt là còn nhấn mạnh tới phương diện vật mang tin với tư cách là một phương diện chủ yếu trong các nội hàm của hai thuật ngữ này. Trong khi đó, ở thế giới, phương diện này đang dần dần được coi là thứ yếu do xu hướng điện tử hóa, hiện đại hóa quá trình soạn thảo, bản hành, giải quyết và quản lý văn bản trong các cơ quan quản lý nhà nước. Thậm chí có một số tác giả, đó đây, còn chưa chuẩn xác khi giải thích nội hàm một số thuật ngữ về một số thể loại văn bản. Trong khi đó, công cuộc cải cách toàn diện và sâu rộng nền hành chính nước ta theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế đòi hỏi phải chuẩn xác hóa, nhất thể hóa, thống nhất hóa, đặc biệt là phải qui chuẩn hóa và công khai hóa các thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục văn thư với nội dung cơ bản là soạn thảo, ban hành, giải quyết và quản lý văn bản hình thành trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước nói chung và ở các cơ quan quản lý văn bản hành chính nhà nước ở Trung ương nói riêng. Đến lượt mình, việc ban hành và tổ chức thực 4
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường hiện thủ tục văn thư một cách có hiệu quả không thể không nghiên cứu để chuẩn hóa và thống nhất cách giải thích nội hàm hệ thống thuật ngữ về loại và thể loại văn bản hình thành trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước nói chung và ở các cơ quan quản lý văn bản hành chính nhà nước ở Trung ương nói riêng. Như vậy, xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, việc nghiên cứu để xác định nội hàm hệ thống thuật ngữ về các loại và thể loại văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước ta hiện nay là tối cần thiết và rất cấp bách. Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả đã đề xuất và được Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho phép triển khai nghiên cứu đề tài cấp Trường với tên gọi: “Xác định nội hàm hệ thống thuật ngữ về các loại và thể loại văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương Việt Nam giai đoạn từ năm 2000-2010”. 2. Lịch sử nghiên cứu Trước hết là tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cơ quan nghiên khoa học chuyên ngành về văn thư - lưu trữ là Trung tâm Khoa học và Công nghệ Văn thư - Lưu trữ của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, các cơ nghiên cứu khoa học khác ở nước ta và các cơ sở đào tạo về chuyên ngành văn thư - lưu trữ như: Khoa lưu trữ học và Quản trị văn phòng (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng như Học viện Hành chính thuộc Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - nơi có đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật xây dưng văn bản quản lý nhà nước, đều chưa thực hiện công trình nghiên cứu nào về đề tài này, có chăng chỉ trong một số công trình nghiên cứu có đề cập một cách sơ lược, chưa toàn diện về nội dung của đề tài này. Cụ thể là, các công trình tiêu biểu như: “Từ điển thuật ngữ Lưu trữ Việt Nam” (1992), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ với tên gọi “Xây dựng hệ thống thuật ngữ Văn thư Việt Nam” (năm 2008) do tác giả Trần Quốc Thắng - Phó Cục trưởng Cục Văn Thư và Lưu trữ Việt Nam thực hiện hoặc Đề tài cấp Bộ với tên gọi “Xây dựng hệ 5
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường thống thuật ngữ Lưu trữ Việt Nam” (2008) do tác giả Vũ Thị Minh Hương - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thực hiện, tuy có nêu và định nghĩa một số thuật ngữ về loại và thể loại văn bản thường gặp trong công tác văn thư - lưu trữ nhưng chưa có sự xem xét chúng từ góc độ phân tích nội hàm của chúng và đặc biệt là chưa có sự liên kết giữa chúng với nhau trong một tổng thể. Tình hình tương tự cũng xảy ra với một loạt các công trình nghiên cứu khác - những công trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy hiện nay ở các cơ sở đào tạo ở nước ta - của các tác giả như: Vương Đình Quyền (Ch.biên và tác giả) với các công trình: Văn bản và lưu trữ học đại cương, H: Giáo dục. 1996, Lý luận và phương pháp công tác văn thư, H. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, Văn bản quản lý nhà nước và công tác công văn, giấy tờ thời phong kiến Việt Nam, H. CTQG. 2002; Lưu Kiếm Thanh (Ch.b), Nguyễn Văn Thâm, Giáo trình kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản, H. Giáo dục. 2006 và. Nguyễn Văn Thâm, Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước, – H. CTQG. 2010; Nghiêm Kỳ Hồng và các tác giả khác, Nghiệp vụ thư ký văn phòng hiện đại, Nxb. “Lao Động”. H- 2009; Lê Văn In, Soạn thảo văn bản và các mẫu tham khảo trong hoạt động quản lý và kinh doanh, Nxb .“Chính trị quốc gia”. H-2010; Dương Văn Khảm, Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư lưu trữ. Nxb, “Văn hóa thông tin”. H-2011 và một số bài báo của các tác giả khác đăng tải trên Tạp chí Văn thư - Lưu trữ Việt Nam. Ví dụ, tác giả công trình “Soạn thảo văn bản và các mẫu tham khảo trong hoạt động quản lý và kinh doanh”. Nxb.“Chính trị quốc gia”. H-2010 đã định nghĩa “Công văn” như sau: “Là thư công dùng để liên hệ giao dịch giải quyết công việc mang tính hành chính với các cơ quan khác” (tr.57). Sự thiếu chuẩn xác của định nghĩa này là sử dụng khái niệm “thư công” - là một thể loại văn bản có tên gọi để định nghĩa cho một văn bản không có tên loại cụ thể. Có thể đưa ra định nghĩa về “Công văn” mà tác giả khác đã nêu ra để khẳng định tính thiếu nhất quán hiện nay trong hướng nghiên cứu này. Đó là định nghĩa về “Công văn” do các tác giả của cuốn “Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ hành chính” do nhà xuất bản Thống kê ấn hành năm 1999: “Là một loại văn bản hành chính 6
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường không có tên loại, được dùng để thông tin trong hoạt động giao dịch, trao đổi công tác vv… giữa các chủ thể có thẩm quyền để giải quyết các nhiệm vụ có liên quan” (Tr.170). Trên đây là khái quát tình hình nghiên cứu về vấn đề cần nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài ở trong nước. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Ở một số nước và các tổ chức thế gới cũng đã có những công trình công bố đề cập đến một số nội dung nghiên cứu tương tự của đề tài này. Ví dụ, ở Nga có “Từ điển các thuật ngữ chuyên sâu về các loại và thể loại tài liệu”, Từ điển “Thuật ngữ lưu trữ hiện đại của các nước xã hội chủ nghĩa” (1982), Tổ chức ICA (Hội đồng Lưu trữ quốc tế) xuất bản “Từ điển thuật ngữ Lưu trữ” hoặc ở Liên bang Đức có công trình nghiên cứu của Barbara Craig “Xác định giá trị lưu trữ” (2004) đều đưa ra định nghĩa về một số loại và thể loại văn bản.Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài này. Nhưng ở các công trình nghiên cứu này cũng chỉ đưa ra định nghĩa mà không nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu để xác định nội hàm của các thuật ngữ văn bản quản lý nhà nước. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở thống kê, hệ thống hóa và xác định rõ nội hàm các thuật ngữ về các loại và thể loại văn bản quản lý nhà nước hình thành trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở cấp Trung ương Việt Nam đưa ra định nghĩa giải thích cho từng thuật ngữ đó. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; - Phương pháp so sách, thống kê, tổng hợp; - Phương pháp phân tích hệ thống; - Phương pháp phân tích thông tin; - Phương pháp chuyên gia. 7
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường 5. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, đề tài chỉ đề cập tới các loại và thể loại văn bản quản lý nhà nước, trong đó chủ yếu là văn bản quản lý hành chính nhà nước ở cấp Trung ương, bởi vì các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trung ương có tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng rộng lớn, đồng thời có liên q uan trực tiếp tới công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay ở nước ta. Trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trung ương , về phạm vi cơ quan, đề tài cũng chỉ lựa chọn một số bộ, ngành tiêu biểu cho một số lĩnh vực cơ bản: lĩnh vực nội chính, lựa chọn Bộ Nội vụ; lĩnh vực kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; lĩnh vực văn hóa - xã hội lựa chọn Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; lĩnh vực Khoa học - Công nghệ lựa chọn Viện Khoa học - Công nghệ Quốc gia. Về thời gian, tuy đề tài có số liệu khảo sát từ năm 2000-2010, nhưng đề tài đề cập sâu đến các vấn đề nảy sinh chủ yếu trong 5 năm gần đây để đảm bảo vừa có tính kế thừa vừa có tính cập nhật thông tin mới. Về các loại văn bản, đề tài chỉ đề cập đến những văn bản qui phạm pháp luật, tài liệu hành chính mà không bàn tới tài liệu chuyên ngành cũng như không đề cập tới khái niệm “ tài liệu lưu trữ” nói chung và các loại tài liệu lưu trữ cụ thể nói riêng. 6. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát, thống kê và hệ thống hóa các loại và thể loại văn bản quản lý nhà nước hình thành trong hoạt động của một số cơ quan quản lý hành chính nhà nước Việt Nam trong 10 năm (từ 2000-2010), đặc biệt là trong các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu và các tài liệu nghiệp vụ có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài; - Nghiên cứu, so sánh, phân tích và tổng hợp các định nghĩa về các loại và các thể loại văn bản nêu trên; 8
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường - Nghiên cứu làm sáng rõ các khái niệm cơ bản như: văn bản, văn kiện, tài liệu, tư liệu, những đặc điểm cơ bản của văn bản nói chung và văn bản quản lý nhà nước nói riêng để làm căn cứ khoa học cho việc giải thích về nội hàm các thuật ngữ mà đề tài sẽ đề cập tới; - Trên cơ sở kết quả thực hiện các nội dung nêu trên, đưa ra định nghĩa thống nhất, chuẩn hóa cho những thuật ngữ về loại và thể loại văn bản quản lý nhà nước thuộc phạm vi của đề tài. 7. Nguồn tài liệu tham khảo Đề tài được thực hiện dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu có độ tin cậy và rất phong phú đa dạng. Các nguồn tài liệu đó có thể chia làm ba nhóm chính: Nhóm thứ nhất là các công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước mà chúng tôi có thể tiếp cận được; Nhóm thứ hai là các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, qui chuẩn nghiệp vụ trong lĩnh vực văn thư - lưu trữ, trong đó có công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính; Nhóm thứ ba là những kết quả khảo sát, ý kiến đóng góp của một số chuyên gia, nhà quản lý ở một số cơ quan được khảo sát. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của đề tài được chia làm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận để xác định các loại và thể loại văn bản quản lý nhà nước Chương 2. Thực trạng của công tác văn bản hóa trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trung ương Việt Nam giai đoạn 2000-2010 Chương 3. Nội hàm hệ thống thuật ngữ về các loại và thể loại văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương. 9
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI VÀ THỂ LOẠI VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm “Tài liệu” Trước hết, để bàn về loại và thể loại văn bản quản lý nhà nước cần phải hiểu thống nhất về thuật ngữ “văn bản” và một số thuật ngữ liên quan khác như: tài liệu, văn kiện, tư liệu và văn bản quản lý nhà nước. Khái niệm “tài liệu” (TL), tiếng La tinh là “dokumentum”, tiếng Nga là “документ”, tiếng Anh là “document” là một trong những thuật ngữ cơ bản, có tính phổ biến bậc nhất trong công tác văn thư và lưu trữ cũng như trong hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hiện nay ở trên toàn thế giới. Chính vì vậy, việc giải thích có cơ sở khoa học khái niệm “tài liệu” là một trong những vấn đề lý luận cơ bản của văn bản học và lưu trữ học. Cho nên làm rõ nội dung (nội hàm) của khái niệm này đóng góp phần quan trọng trong việc giải quyết thành công, ở một phạm vi rộng lớn, các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ văn thư - lưu trữ cũng như quản lý hành chính nhà nước. Do đó, trong công trình nghiên cứu này chúng tôi cố gắng đưa ra một cách giải thích có cơ sở khoa học làm căn cứ phân biệt với các khái niệm khác như “Văn bản”, “Văn kiện” và “Tư liệu” với mục đích làm sáng tỏ nội hàm các thuật ngữ về các loại và thể loại tài liệu thuộc hệ thống văn bản quản lý nhà nước hình thành trong các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương Việt Nam. Ở nước ta, hai từ “tài liệu” được sử dụng rất rộng rãi trong công tác Văn thư - Lưu trữ, song hai từ này chỉ được quan tâm xem xét mới đây với tư cách như là một thuật ngữ. Thật vậy, ngay trong từ điển “Thuật ngữ Lưu trữ Việt Nam” do Cục Lưu trữ nhà nước xuất bản năm 1992, thuật ngữ này vẫn chưa được định nghĩa. Trong khi đó nó được dùng làm từ gốc để định nghĩa cho các 10
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường loại tài liệu. Cụ thể, theo thống kê của chúng tôi, hai từ này được sử dụng ở đây để làm từ gốc cho 29 thuật ngữ phái sinh về các loại tài liệu và 16 năm sau (năm 2008) trong công trình nghiên cứu khoa học “Xây dựng hệ thống thuật ngữ văn thư Việt Nam” do tác giả Trần Quốc Thắng chủ nhiệm, hai từ “tài liệu” mới được định nghĩa với tư cách là một thuật ngữ trong công tác Văn thư - Lưu trữ Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu này, thuật ngữ “tài liệu” được định nghĩa như sau: Định nghĩa 01 (Đn 01): “Tài liệu là vật mang tin chứa đựng các thông tin về các đối tượng của thực tế khách quan hoặc hoạt động tư duy của con người”. Phân tích định nghĩa này, ta thấy có ba nội hàm cơ bản. Tài liệu trước hết phải là vật mang. Thứ hai, vật mang đó chứa đựng thông tin. Điều cần nhấn mạnh ở đây, đã là tài liệu, trước hết phải là vật mang có thông tin phản ánh không chỉ hoạt động lao động sản xuất, hoạt động quản lý, hoạt động xã hội mà còn cả hoạt động tư duy của con người. Định nghĩa tiếp theo được nêu trong “Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư lưu trữ Việt Nam” (Nxb. “Văn hóa thông tin”, Hà Nội - năm 2011) thuật ngữ “Tài liệu” được giải thích là: Đn 02: “Tài liệu”: “Vật mang thông tin làm phương tiện cho các hoạt động xã hội”. Phân tích định nghĩa này ta thấy, có ba nội hàm được đưa ra. Thứ nhất, tài liệu trước hết là vật mang tin. Thứ hai, vật mang tin đó có thông tin. Thứ ba, vật mang thông tin đó phải là phương tiện cho các hoạt động xã hội. Điều cần chú ý ở đây là, định nghĩa quan tâm tới khả năng tài liệu có thể làm phương tiện cho các hoạt động xã hội. (Nội hàm đó trong định nghĩa này, cần được lưu ý khi tiến hành tổng hợp về các nội hàm thuật ngữ “tài liệu”). Hơn nữa, để hiểu thống nhất về định nghĩa này cần hiểu thống nhất về cụm từ “các hoạt động xã hội”. Lý do là các hoạt động xã hội có thể hiểu theo nghĩa là các hoạt động của xã hội loài người mà cũng có thể được hiểu là các hoạt động có tính chất thuần túy xã hội để phân biệt với các hoạt động khác như hoạt động sản xuất, hoạt động quản lý… Chính vì vậy khi giải thích định nghĩa này, Từ điển đã 11
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường làm rõ rằng “các hoạt động xã hội” ở đây là được hiểu là “các lĩnh vực hoạt động của xã hội”. Cụ thể tác giả cho rằng: “Tài liệu bao gồm các loại văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, hoặc các nguồn tư liệu khác, được ghi trên các vật mang tin khác nhau, như trên giấy, băng từ, đĩa từ, thẻ nhớ… dùng làm căn cứ để xử lý, giải quyết các công việc thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau của xã hội và lưu trữ các thông tin của những hoạt động đó”. Như vậy, theo cách giải thích này, khái niệm “tài liệu” bao gồm cả các nguồn tư liệu khác. Nhưng nguồn tư liệu khác là nguồn nào thì chưa được giải thích. Điều này rất cần thiết, bởi vì, thuật ngữ “tư liệu”, “nguồn tư liệu” là hai thuật ngữ hiện nay tuy đang được sử dụng trong công tác thông tin - thư viện và công tác văn thư - lưu trữ nhưng chưa có một giải thích thống nhất. Một định nghĩa mới đây nhất về thuật ngữ “tài liệu” là định nghĩa được nêu trong Điều 2 Chương I của Luật Lưu trữ được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011. Trong Luật này thuật ngữ “tài liệu” được định nghĩa: Đn 03: “Là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Ở định nghĩa này, ngoài hai yếu tố nêu trên, yếu tố “vật mang” và “thông tin” có thêm một yếu tố thứ ba là nguồn gốc xuất xứ “hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Trong phần giải thích, Luật đã qui định rằng “Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác”. Phân tích định nghĩa và cách giải thích trong Luật này, chúng ta thấy, thuật ngữ “tài liệu” được hiểu rất rộng: là vật mang tin với điều kiện duy nhất là vật mang tin đó hình thành nên trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức và của cá nhân. Nó bao gồm tất cả các vật mang tin, kể cả những vật mang tin được bao hàm bởi thuật ngữ “văn bản”. Rõ ràng đây là một sự giải thích chưa logic về nội hàm của thuật ngữ. Thật vậy, thuật ngữ 12
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “văn bản” có nội hàm rộng không thể liệt kê cùng cấp với các loại tài liệu như được liệt kê trong Luật này. Về thuật ngữ này chúng sẽ bàn tới dưới đây. Trên đây là những định nghĩa giải thích khái niệm “tài liệu” với tư cách là thuật ngữ khoa học và dùng trong quản lý công tác lưu trữ. Ngoài ra còn có các cách giải thích về thuật ngữ này rải rác ở các công trình khoa học, giáo trình khác nhưng không phải với mục đích giải thích nó như một thuật ngữ khoa học mà thông qua nó để giải quyết các vấn đề chính khác. Ví dụ, trong cuốn “Tổ chức và bảo quản tài liệu”, thuật ngữ “tài liệu” được giải thích như sau: Đn 04: “Nói đến thư viện và trung tâm thông tin là nói đến sách, tạp chí và các vật mang tin khác, ta gọi chung là tài liệu”. Phân tích cách giải thích này, ta thấy, khái niệm tài liệu được giải thích theo phương pháp liệt kê các vật mang thông tin khác nhau. Đây là một điểm cần chú ý khi tổng hợp cách giải thích về khái niệm tài liệu. Trên đây là những định nghĩa được nêu trong các công trình khoa học của một số tác giả người Việt Nam do các nhà xuất bản Việt Nam công bố ở trong nước. Dưới đây là sự phân tích một số định nghĩa về thuật ngữ này ở nước ngoài. Trước hết là các định nghĩa do một số nhà văn bản học và lưu trữ học nước Nga đưa ra. Cần phải nói rằng, có nhiều nhà văn kiện học cũng như nhà lưu trữ học Nga quan tâm đặc biệt tới việc định nghĩa thuật ngữ tài liệu (документ). Thật vậy, cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm tài liệu, được tổng hợp và phân tích sâu trong các công trình nghiên cứu của nhiều nhà văn bản học và lưu trữ học Nga. Song trong khuôn khổ công trình nghiên cứu mà chúng tôi tiến hành, cần kể đến công trình nghiên cứu như: “Các khó khăn trong việc giải thích khái niệm “tài liệu” và những cách vượt qua chúng” (K.B Geliman-Vinogradop. Sứ mệnh đặc biệt của các tài liệu. Các công trình của các nhà khoa học của Viện BNIIDAD. M.2009). Bởi lẽ, tính tới thời điểm này đây là công trình nghiên cứu 13
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường có sự phân tích và tổng kết nhiều định nghĩa về khái niệm “tài liệu ” được công bố ở nước Nga. Trong công trình này, sau khi phân tích các định nghĩa được nêu trong các nguồn tài liệu khác nhau ở trong và ngoài nước, cũng như quá trình chuẩn hóa định nghĩa khái niệm “tài liệu” đối với các loại tài liệu khác nhau (tài liệu trên nền giấy (tài liệu truyền thống), tài liệu phim - ảnh - điện ảnh, tài liệu ma trận (матд), tài liệu đọc bằng máy, tài liệu điện tử), tác giả đã lưu ý rằng, “để vượt qua những khó khăn trong việc giải thích khái niệm “tài liệu” cần phải theo dõi các thành tựu mang tầm quốc tế trong lĩnh vực văn bản học và lưu trữ học, những thành tựu được khẳng định bởi các kết quả của khoa học lịch sử, sử liệu học, các bộ môn khoa học chuyên ngành và của hàng loạt các khoa học đang phát triển khác thuộc phạm vi khoa học nhân văn”. Tác giả, theo hướng nghiên cứu này, đã đi đến một nhận xét rằng, định nghĩa được nêu ra trong bản tiêu chuẩn quốc tế hiện hành ISO 15489-1 “Thông tin và hệ thống tài liệu” là “một sự giải thích đáng tin cậy và cô đọng nhất”. Tiêu chuẩn này đã định nghĩa như sau về thuật ngữ “tài liệu” (document). Đn 05: “Là thông tin được ghi lại hoặc một đối tượng có thể được xử lý như một đơn vị - một thể thống nhất”. Tuy nhiên, tác giả lưu ý rằng, định nghĩa này đã bỏ qua sự hiện diện của một bộ phận cấu thành, mà theo suy nghĩ của tác giả, là có tính bắt buộc. Đó là bộ phận cấu thành có tính vật chất tạo nên tài liệu. Do đó, theo hướng để chuẩn hóa định nghĩa này, tác giả nhắc đến một định nghĩa được tác giả đưa ra trước đây mà không trái với định nghĩa nêu trong tiêu chuẩn này. Đn 06: “Tài liệu (là đối tượng vật chất, có chứa bản ghi (запись-gần tương đương với thuật ngữ Record-ND) thông tin ngữ nghĩa”. Theo quan điểm của tác giả, việc định nghĩa tài liệu với tư cách một đối tượng vật chất là vô cùng cần thiết, bởi lẽ, nó không những không làm giảm ý nghĩa của thông tin - bộ phận cấu thành nên đối tượng mà còn cho phép sử dụng được những đặc trưng của nó như: kích thước, hình khối, trọng lượng và những đặc tính về lượng khác, tọa độ trong thành phần của các bộ tài liệu, các tính chất lý - hóa của vật liệu tạo 14
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường nên đối tượng đó, các đặc điểm công nghệ và kinh tế của chúng vv… Trên cơ sở kết quả phân tích đó, tác giả đã đi đến một khẳng định rất đáng lưu ý. Tác giả khẳng định, “đặc trưng tạo nền tảng chung cho tất cả các loại tài liệu (trên nền giấy - tài liệu truyền thống, tài liệu phim - ảnh - điện ảnh, tài liệu ma trận (матд), tài liệu đọc bằng máy, tài liệu điện tử) là sự hiện diện thông tin được ghi lại trong đó. Điều này rất quan trọng để tránh lệch hướng khi định nghĩa khái niệm “tài liệu”. Tuy nhiên, khi tuân theo điều đó, cần chú ý tới một sự tổng kết bổ sung là: tùy theo các mục đích lập và các định hướng sử dụng của tài liệu mà có thể thiên về một trong các ý nghĩa như: điều hành, pháp lý, truyền thông (thông báo), chuyển phát, ký ức, tưởng niệm và ý nghĩa có tính đơn nhất giống như thế hoặc kết hợp nhiều ý nghĩa - ý nghĩa kết hợp”. Một lưu ý khác của tác giả mà đối với chúng ta cũng rất quí báu. Đó là hiện nay, khi ứng dụng các công nghệ mới có liên quan đến sử dụng tài liệu điện tử, đang xuất hiện các định nghĩa mang hình thái khác nhau về khái niệm “tài liệu” theo hướng đạt được tính tổng hợp trong giải thích. Ví dụ, trong bản tiêu chuẩn nhà nước Nga - ГОСТ P 52292-2004: “Giao dịch thông tin điện tử” về thuật ngữ “tài liệu” được nêu như sau: Đn. 07: “Là đối tượng của sự tương hỗ thông tin trong môi trường xã hội, nhằm biểu hiện về mặt hình thức các mối quan hệ xã hội giữa các đối tượng khác nhau của môi trường xã hội đó”. Với định nghĩa có tầm bao quát lớn như vậy, tác giả lưu ý rằng cần phải xem xét một cách toàn diện để tránh liệt kê vào khái niệm “tài liệu” - “tất cả các đối tượng vật chất, những cái có thể được sử dụng để truyền thông tin trong xã hội (bao gồm cả các vật trưng bày của các bảo tàng, đài tưởng niệm, các mẫu vật đất đá vv… Điều đã gặp phải trong cuốn sách của N.N.Kushnarenko (“Văn bản học” sách giáo khoa. Kiep.2001)”. Một công trình nghiên cứu khác có sự phân tích sâu về các định nghĩa về khái niệm “tài liệu” “Tài liệu điện tử trong quản lý” của hai tác giả: M.V.Larin, O.I. Rưskốp xuất bản 2005. Ở đây, sau khi phân tích các định nghĩa về khái niệm “tài liệu”, trong đó có sự xem xét tới mối liên kết giữa mang vật chất và 15
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường thông tin được cố định trên vật mang đó, các tác giả đã đi đến kết luận: “Những định nghĩa trước đây có xu hướng chú trọng tới đối tượng vật chất, tới vật mang thông tin nhiều hơn, còn những định nghĩa gần đây lại chú ý nhiều tới thông tin tạo nên tài liệu. Các tác giả đã nêu lên các ví dụ, cụ thể là: trong tiêu chuẩn thuật ngữ đầu tiên của nước Nga trong lĩnh vực công tác văn thư TCNN 1647- 70 “Công tác văn thư và công tác lưu trữ. Những thuật ngữ và định nghĩa”, thuật ngữ “Tài liệu” được định nghĩa là: Đn 08: “phương tiện cố định các tin tức về các sự vật, sự kiện, hiện tượng của hiện thực khách quan và hoạt động tư duy của con người”; ví dụ khác, trong tiêu chuẩn thuật ngữ ГОСТ P 16487 – 83 “Công tác văn thư và công tác lưu trữ. Những thuật ngữ và định nghĩa”, thuật ngữ tài liệu được định nghĩa là: “đối tượng vật chất với thông tin được cố định bởi con người bằng một phương thức để truyền thông tin đó theo thời gian và trong không gian”. Hiện nay, khái niệm tài liệu trong Luật Liên bang “Về thông tin hoá và bảo vệ thông tin” và trong tiêu chuẩn nhà nước ГОСТ P 51141 - 98 được định nghĩa như sau: Đn 09: “Tài liệu - đó là thông tin được cố định trên vật mang vật chất kèm theo các yếu tố thể thức mà những yếu tố đó cho phép nhận dạng được thông tin”. Đối với quản lý, công tác văn thư và công tác lưu trữ rất cần thiết để thông tin trong tài liệu có thể nhận dạng được, để tài liệu được trình bày theo thủ tục đã quy định cùng với những yếu tố thể thức nhất định. Cần phải bổ sung thêm là tài liệu còn có thêm hai đặc trưng nổi bật khác. Đặc trưng thứ nhất là thông tin được cố định trong tài liệu có sự tham gia có ý thức của con người. Cho nên tài liệu phản ánh quá trình quản lý hoặc hoạt động của cá nhân; tài liệu không chỉ là một tập hợp đơn giản các dữ liệu mà là kết quả hoặc sản phẩm của một sự kiện nào đó. Đặc trưng thứ hai có vai trò không kém tầm quan trọng trong hoạt động quản lý và hoạt động của cá nhân là một phần nội dung tạo nên tài liệu có tính chất pháp lý. Đó là khả năng làm bằng chứng 16
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của tài liệu. Ở đây tác giả đã đồng tình với cách định nghĩa được nêu trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489-1 về khái niệm “tài liệu-record”. Theo đó, TL được hiểu là: Đn 10: “Là thông tin, được lập, nhận và duy trì bởi một tổ chức hoặc một cá nhân với tư cách là chứng cứ và thông tin làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ pháp lý hoặc trong các giao dịch kinh”. Có nghĩa là trước hết tài liệu là thông tin song thông tin đó phải được một pháp nhân cụ thể lập ra, nhận và được bảo quản-duy trì để làm bằng chứng hoạt động của một tổ chức hoặc một cá nhân trong xã hội. Cần nói rõ ở đây một điều là, trong tiếng Nga, thuật ngữ “tài liệu - document” được hiểu và định nghĩa không phân biệt với thuật ngữ “văn bản - record”. Bởi vì tiếng Nga không có từ nào tương đương với từ Record của tiếng Anh. Thực tế có một từ tiếng Nga gần với từ Record là từ запись - bản ghi. Nhưng không phải bản ghi nào cũng là văn bản theo nghĩa tiếng Anh. Cho nên, Đn.10 nêu trên là định nghĩa được nêu trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489-1. Song, nguyên bản tiếng Anh, định nghĩa này là định nghĩa dành cho thuật ngữ “RECORDS”, tiếng Nga dịch là документ-tài liệu, còn tiếng Việt RECORD là văn bản. Một công trình nghiên cứu tiếp theo có sự phân tích sâu về các định nghĩa về khái niệm “tài liệu”. Đó là công trình do M.P. Rukôva chủ biên “Xác định giá trị tài liệu quản lý và thu thập chúng vào các viện lưu trữ nhà nước” (Lý luận và phương pháp M,. 2007). Ở đây, tác giả cho rằng: Đn 11: Tài liệu - là kết quả của việc cố định thông tin về các sự vật của hiện thực khách quan và về hoạt động tư duy của con người bằng cách viết, đồ họa, chụp ảnh, ghi âm hoặc bằng một phương thức khác trên một vật mang tin bất kỳ… Là một khái niệm khoa học chung, tài liệu có một số điểm khác nhau nhất định trong định nghĩa bởi khác bộ môn khoa học khác nhau phản ánh đối tượng và nhiệm vụ của các môn học đó. Cách hiểu rộng nhất về tài liệu được đưa ra trong môn tài liệu học. Theo đó tài liệu được hiểu là vật mang vật chất 17
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường bất kỳ với thông tin được cố định bằng ngôn ngữ bất kỳ và bởi phương thức bất kỳ. Trong văn bản học, tài liệu là phương tiện cố định thông tin bằng các phương thức khác nhau trên vật liệu đặc biệt về các sự kiện, biến cố của hiện thực khách quan và hoạt động tư duy của con người. Trong sử liệu học, tài liệu là khách thể (đối tượng) dành riêng cho việc truyền thông tin. Nói tóm lại, sự phân tích một số định nghĩa do một số nhà văn bản học và lưu trữ học nước Nga đưa ra cho thấy, cần phải rất thận trọng khi bàn tới nội hàm của thuật ngữ “tài liệu”. Bởi lẽ, hiện nay có nhiều định nghĩa mang sắc thái khác nhau. Cho nên, khi bàn về nội hàm của thuật ngữ này phải dựa vào các căn cứ như: Thứ nhất là mục đích lập và định hướng sử dụng (chỉ là để thông báo- truyền thông tin trong không gian và thời gian hay với mục đích làm bằng chứng - làm phương tiện hoạt động hay là kết hợp nhiều mục đích và hướng sử dụng khác nhau); Thứ hai là thông tin; Thứ ba vật mang tin. Tùy thuộc vào mức độ sâu và rộng trong sử dụng các căn cứ này, sẽ có những cách giải thích khác nhau về khái niệm “tài liệu”. Để khẳng định nhận định trên, chúng ta tiếp tục xem xét một số định nghĩa về thuật ngữ “tài liệu” do các học giả khác ở một số nước nói tiếng Anh, Cơ quan tiêu chuẩn quốc tế ISO và Hội đồng lưu trữ quốc tế (ICA) nêu ra trong những năm gần đây. Trước hết phải kể đến công trình “Xác định giá trị lưu trữ” (Lý luận và Phương pháp) của Barbara Craig, xuất bản năm 2004, Muchen- CHLB Đức. Bởi lẽ đây là một công trình chuyên khảo có tính tổng kết “dành cho việc xác định giá trị các đối tượng lưu trữ đã được thực hiện ở các nước nói tiếng Anh”. Trong công trình khoa học này, thuật ngữ “tài liệu” (document) được định nghĩa như sau: Đn 12: “Là một đơn vị thông tin được ghi lại không phụ thuộc vào hình thức và vật mang” (A unit of recorded information regardless of form and media). Phân tích định nghĩa này cho thấy rằng, khái niệm “tài liệu” bao gồm trong nó ba yếu tố cơ bản sau đây: Thứ nhất phải là một đơn vị chỉnh thể. Thứ 18
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường hai là đơn vị thông tin - mang thông tin. Thứ ba là đơn vị thông tin đó phải được ghi ký lại. Một điều cần chú ý là, định nghĩa này không chú trọng tới yếu tố: vật mang và hình thức thể hiện của thông tin mà chỉ chú trọng tới bộ phận cấu thành cơ bản nhất của tài liệu là bộ phận thông tin. Tuy vậy, nếu phân tích sâu, chúng ta cũng thấy rằng: mặc dù định nghĩa này phát biểu “không phụ thuộc vào vật mang và hình thức thông tin” nhưng điều đó không chứng minh là hai yếu tố đó không bao hàm trong khái niệm “tài liệu”. Có nghĩa là thông tin được ghi lại vẫn ở trên hoặc trong vật mang và có hình thức nhất định. Nhưng chúng ta cần hiểu vật mang và hình thức đó là vật mang và hình thức bất kỳ. Sở dĩ định nghĩa này không nhấn mạnh tới hai yếu tố vật chất và hình thức là vì nó thiên về mục tiêu quản lý thông tin mà không chú trọng về quản lý vật mang và hình thức biểu thị của thông tin. Và nhờ vậy nó đạt được tính khái quát hơn, rộng hơn. Khác với xu hướng này là cách định nghĩa về khái niệm “tài liệu” theo hướng hẹp và kém tổng quát hơn. Ví dụ, trong cuốn “Từ điển các thuật ngữ lưu trữ” (Hội đồng lưu trữ quốc tế. Munchen. NewYork. London. Paris -1988), thuật ngữ “tài liệu” (document) được giải thích theo hai nghĩa sau đây: Đn 13 (nghĩa 1): Một sự kết hợp giữa vật mang và thông tin được ghi lại trên hoặc trong vật mang đó, cái có thể dùng làm chứng cứ hoặc để tham khảo. Đn 14 (nghĩa 2): “Là một tài liệu lưu trữ độc lập, văn bản hoặc bản thảo - viết tay hoặc tài liệu đánh máy”. Thông thường không thể chia được về thực thể vật lý ”. Phân tích Đn 13 nêu trong từ điển này về thuật ngữ “tài liệu”, ta thấy định nghĩa đó bao quát ba yếu tố (đặc trưng) như: Thứ nhất, phải là vật mang. Thứ hai, phải có thông tin ở trên hoặc trong vật mang. Thứ ba, phải có giá trị - làm bằng chứng (chứng cứ) hoặc có giá trị tham khảo. Phân tích Đn 14 nêu trong từ điển này về thuật ngữ “tài liệu”, ta thấy định nghĩa đó không có sự giải thích mà chỉ coi nó có nghĩa tương đương với ba thuật ngữ là “tài liệu lưu trữ”, “văn bản” và thuật ngữ “ bản thảo - viết tay hoặc tài liệu đánh máy”. Ở đây chúng ta cần chú ý tới thuật ngữ “văn bản - record” một thuật ngữ sẽ được xem xét dưới đây. 19
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Có thể nói, cách định nghĩa này được đưa ra theo xu hướng không mở rộng, kém tổng quát. Nó nhấn mạnh yêu cầu khi nói đến tài liệu là phải có sự liên kết giữa vật mang và thông tin và phải chú trọng tới giá trị chứng cứ hoặc giá trị tham khảo của tài liệu. Ngoài ra, khái niệm “tài liệu” đồng nghĩa với khái niệm “văn bản”. Ngược với xu hướng này là cách định nghĩa nêu trong Tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489-1: “Thông tin và hệ thống tài liệu. Phần chung. Quản lý văn bản”. Theo tiêu chuẩn này, thuật ngữ “tài liệu - document” được định nghĩa như sau: Đn 15: “là thông tin được ghi lại hoặc một đối tượng có thể được xử lý như một đơn vị hoàn chỉnh”. Phân tích định nghĩa này cho thấy, thuật ngữ “tài liệu” bao gồm trong nó quá ít yếu tố. Cụ thể là chỉ cần có thông tin được ghi lại là có thể coi đối tượng bất kỳ nào đó là tài liệu miễn là nó được xử lý như một đơn vị (thông tin-TG) hoàn chỉnh. Tổng kết những phân tích 15 định nghĩa nêu trên về khái niệm “tài liệu”, căn cứ vào mức độ nông - sâu, rộng - hẹp và sự kết hợp của ba bộ phận (yếu tố - đặc trưng) cơ bản cấu thành thuật ngữ “tài liệu” như: vật mang - bộ phận vật chất, thông tin - bộ phận cấu thành nội dung, phương tiện hoạt động, giá trị bằng chứng, giá trị tham khảo - bộ phận phản ánh về mục đích lập và định hướng sử dụng tài liệu chúng ta có thể phân chia chúng thành ba nhóm sau đây: Nhóm thứ nhất, Đó là các định nghĩa giải thích thuật ngữ “tài liệu” theo hướng nhấn mạnh bộ phận thông tin mà không quan tâm đến bộ phận vật mang- yếu tố vật chất cũng như mục đích và giá trị sử dụng cụ thể của tài liệu. Thuộc nhóm này có các định nghĩa 05, 07, 12, 15. Tiêu biểu, phù hợp, đáng tin cậy và cô đọng nhất là định nghĩa được nêu trong ISO 5489-1 “Thông tin và hệ thống tài liệu”. Tiêu chuẩn này đã định nghĩa như sau về thuật ngữ “tài liệu” (document): 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2195 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang
63 p | 1814 | 382
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1946 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 674 | 182
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
81 p | 1024 | 173
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Những bài toán chứng minh bằng phương pháp phản chứng trong phổ thông
27 p | 971 | 165
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1698 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 704 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1199 | 80
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 520 | 74
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 332 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 134 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn