Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính hỗ trợ trong công tác dạy học ở Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính hỗ trợ trong công tác dạy học ở Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học" nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng tổ chức kiểm tra đánh giá học viên ở Trung tâm NN-TH, từ đó xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính nhằm hỗ trợ giáo viên trong công tác kiểm tra đánh giá, ra đề thi một cách hiệu quả, chính xác và khách quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính hỗ trợ trong công tác dạy học ở Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học
- 0 Bìa chính SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG XÂY DỰNG PHẦN MỀM THI TRẮC NGHIỆM HỖ TRỢ TRONG CÔNG TÁC DẠY HỌC Ở TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC Nhóm nghiên cứu: Hà Duy Đông (chủ nhiệm); Nguyễn Các Tâm; Nhữ Thị Thu Hằng. Đơn vị chủ trì: Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học NĂM HỌC: 2020 - 2021
- 1 MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................................3 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH/HÌNH VẼ ....................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................5 PHẦN A: MỞ ĐẦU ........................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................6 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................7 4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................7 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .......................................................................7 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm .................................................................7 5.3. Phương pháp thực tiễn ..........................................................................................7 PHẦN B: NỘI DUNG .....................................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................................8 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm trắc nghiệm ......................................................................................8 1.1.2. Phân loại các phương pháp trắc nghiệm ............................................................8 1.1.3. Trắc nghiệm khách quan ...................................................................................9 1.1.3.1. Khái niệm ...................................................................................................9 1.1.3.2. Một số kiểu câu hỏi TNKQ ........................................................................9 1.1.3.3. Nguyên tắc ra đề kiểm tra, thi TNKQ ......................................................12 1.1.4. Quy định về phần mềm thi trắc nghiệm ..........................................................14 1.1.5. Quy định về ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm ..............................................14 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................15 1.2.1. Đánh giá tổng quan việc sử dụng phần mềm hỗ trợ thi trắc nghiệm ở trường CĐSP Lạng Sơn .........................................................................................................15 1.2.2. Khảo sát thực tế việc kiểm tra, đánh giá học viên ở Trung tâm NN – TH, trường CĐSP Lạng Sơn. ............................................................................................16 1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng mạng ở Trung tâm NN - TH, trường CĐSP Lạng Sơn. ............................................................................................................................17 1.3. Kết luận chương .....................................................................................................17 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG PHẦN MỀM THI TRẮC NGHIỆM TRÊN MÁY TÍNH 19 2.1. Thiết kế chức năng của phần mềm .........................................................................19 2.1.1. Chức năng của phần mềm ...............................................................................19 2.1.1.1. Kiểm tra quyền của người sử dụng ..........................................................19 2.1.1.2. Hệ thống ...................................................................................................19 2.1.1.3. Nhập dữ liệu .............................................................................................19 2.1.1.4. Tạo đề thi ..................................................................................................19 2.1.1.5. Thi trắc nghiệm.........................................................................................19 2.1.1.6. Tra cứu ......................................................................................................19 2.1.1.7. Báo cáo .....................................................................................................20 2.1.2. Sơ đồ chức năng của phần mềm ......................................................................20 2.2. Thiết kế CSDL phần mềm thi trắc nghiệm.............................................................22
- 2 2.2.1. Dữ liệu ngân hàng câu hỏi ...............................................................................22 2.2.2. Dữ liệu đề thi ...................................................................................................23 2.2.3. Dữ liệu thí sinh ................................................................................................23 2.2.4. Dữ liệu ca thi ...................................................................................................24 2.2.5. Dữ liệu tổng hợp kết quả thi ............................................................................24 2.2.6. Dữ liệu người dùng ..........................................................................................25 2.2.7. Dữ liệu tiêu đề .................................................................................................25 2.2.8. Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu trong CSDL .............................................26 2.3. Sơ đồ dữ liệu hệ thống ............................................................................................27 2.4. Xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính ..............................................30 2.4.1. Lựa chọn công cụ ............................................................................................30 2.4.1.1. Hệ quản trị CSDL Microsoft SQL Server ................................................30 2.4.1.2. Ứng dụng ASP.Net Web Forms Application ...........................................32 2.4.2. Phương pháp ....................................................................................................33 2.4.3. Xây dựng chương trình ....................................................................................34 2.4.3.1. Bảng chọn phần mềm trắc nghiệm ..........................................................34 2.4.3.2. Hệ thống ...................................................................................................35 2.4.3.3. Nhập dữ liệu .............................................................................................37 2.4.3.4. Tạo đề thi ..................................................................................................45 2.4.3.5. Thi trắc nghiệm.........................................................................................50 2.4.3.6. Tra cứu thông tin thí sinh .........................................................................54 2.4.3.7. Báo cáo .....................................................................................................56 2.4.3.8. Phân quyền người sử dụng .......................................................................68 2.5. Kết luận chương ....................................................................................................68 CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ............................................................69 3.1. Môi trường thử nghiệm ..........................................................................................69 3.1.1. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................69 3.1.2. Phần mềm thi trắc nghiệm ...............................................................................69 3.1.3. Đội ngũ tham gia và kích cỡ thử nghiệm ........................................................69 3.2. Đánh giá kết quả .....................................................................................................71 3.3. Kết luận chương .....................................................................................................75 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ....................................................76 1. Kết quả đạt được ........................................................................................................76 2. Hạn chế ......................................................................................................................76 3. Hướng phát triển ........................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................78 PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................79 PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................81 PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................83
- 3 CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ/Ý nghĩa 1 CĐSP Cao đẳng Sư phạm 2 CSDL Cơ sở dữ liệu 3 LAN Local Area Network 4 NN - TH Ngoại ngữ - Tin học 5 TNKQ Trắc nghiệm khách quan 6 TNTL Trắc nghiệm tự luận
- 4 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH/HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ phân loại các phương pháp trắc nghiệm.........................................................................9 Hình 2.1. Sơ đồ chức năng phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính ....................................................21 Hình 2. 2. Sơ đồ chức năng nhập NHCH ...............................................................................................27 Hình 2. 3. Sơ đồ dòng dữ liệu nhập NHCH ...........................................................................................28 Hình 2. 4. Sơ đồ kho dữ liệu NHCH ......................................................................................................28 Hình 2. 5. Sơ đồ tác nhân giáo viên .......................................................................................................28 Hình 2. 6. Sơ đồ dòng dữ liệu hệ thống mức 0.......................................................................................29 Hình 2.7. Cấu trúc bảng nhcauhoi ..........................................................................................................30 Hình 2.8. Cấu trúc bảng detron ..............................................................................................................30 Hình 2.9. Cấu trúc bảng dsthisinh ..........................................................................................................31 Hình 2.10. Cấu trúc bảng cathi ...............................................................................................................31 Hình 2.11. Cấu trúc bảng tổng hợp kết quả thi ......................................................................................31 Hình 2.12. Cấu trúc bảng danh sách người sử dụng...............................................................................31 Hình 2.13. Cấu trúc bảng danh mục tiêu đề ...........................................................................................32 Hình 2.14. Mối quan hệ giữa các bảng trong CSDL thi trắc nghiệm .....................................................32 Hình 2.15. Giao diện bảng chọn phần mềm ...........................................................................................35 Hình 2.16. Giao diện đăng nhập phần mềm ...........................................................................................36 Hình 2.17. Giao diện sao lưu dữ liệu CSDL ..........................................................................................37 Hình 2.18. Giao diện nhập câu hỏi trực tiếp trên phần mềm..................................................................38 Hình 2.19. Giao diện nhập câu hỏi từ file Word ....................................................................................39 Hình 2.20. Giao diện sửa câu hỏi trực tiếp trên phần mềm ....................................................................40 Hình 2.21. Giao diện nhập danh sách thí sinh trực tiếp trên phần mềm ................................................41 Hình 2.22. Form thông tin thí sinh trên trang tính .................................................................................42 Hình 2.23. Giao diện nhập danh sách thí sinh từ file Excel ...................................................................43 Hình 2.24. Giao diện cập nhật ảnh thí sinh vào CSDL ..........................................................................43 Hình 2.25. Giao diện sửa danh sách thí sinh trực tiếp trên phần mềm ...................................................44 Hình 2.26. Giao diện nhập danh sách người sử dụng.............................................................................45 Hình 2.27. Giao diện tạo đề thi theo ma trận .........................................................................................46 Hình 2.28. Giao diện in mật khẩu đề thi ................................................................................................47 Hình 2.29. Giao diện DataSet in mật khẩu đề thi ...................................................................................47 Hình 2.30. Giao diện Report in mật khẩu đề thi.....................................................................................48 Hình 2.31. Giao diện in ngân hàng câu hỏi, đáp án ...............................................................................49 Hình 2.32. Giao diện DataSet đáp án của mỗi câu hỏi ...........................................................................49 Hình 2.33. Giao diện Report ngân hàng câu hỏi ....................................................................................50 Hình 2.34. Giao diện quản lý phòng thi .................................................................................................51 Hình 2.35. Giao diện đăng nhập vào thi của thí sinh .............................................................................52 Hình 2.36. Giao diện làm bài thi trắc nghiệm của thí sinh .....................................................................53 Hình 2.37. Giao diện hiển thị kết quả thi của thí sinh ............................................................................54 Hình 2.38. Giao diện tra cứu thông tin thí sinh ......................................................................................55 Hình 2.39. Giao diện DataSet tra cứu thông tin thí sinh ........................................................................55 Hình 2.40. Giao diện Report tra cứu thông tin thí sinh ..........................................................................56 Hình 2.41. Giao diện in bài thi của thí sinh............................................................................................57 Hình 2.42. Giao diện DataSet in bài thi thí sinh.....................................................................................57 Hình 2.43. Giao diện Report in bài thi của thí sinh ................................................................................58 Hình 2.44. Giao diện in tổng hợp kết quả thi của thí sinh ......................................................................60 Hình 2.45. Giao diện DataSet tổng hợp kết quả thi thí sinh có tính thời gian........................................61 Hình 2.46. Giao diện Report in tổng hợp kết quả thi của thí sinh có tính thời gian ...............................61 Hình 2.47. Giao diện in đề thi, đáp án mỗi thí sinh................................................................................64 Hình 2.48. Giao diện DataSet đáp án của đề thi.....................................................................................64 Hình 2.49. Giao diện Report đề thi mỗi thí sinh ....................................................................................65
- 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1.Tổng hợp các tiêu chí đánh giá từ phiếu điều tra giáo viên ....................................................17 Bảng 2.1. Dữ liệu ngân hàng câu hỏi .....................................................................................................22 Bảng 2.2. Dữ liệu đề thi .........................................................................................................................23 Bảng 2.3. Dữ liệu thí sinh ......................................................................................................................23 Bảng 2.4. Dữ liệu ca thi..........................................................................................................................24 Bảng 2.5. Dữ liệu tổng hợp kết quả thi ..................................................................................................24 Bảng 2.6. Dữ liệu người dùng ................................................................................................................25 Bảng 2.7. Dữ liệu tiêu đề........................................................................................................................25 Bảng 2.8. Bài thi của thí sinh .................................................................................................................59 Bảng 2.9. Tổng hợp danh sách kết quả thi lớp TINCB1/2021 ...............................................................62 Bảng 2.10. Hướng dẫn chấm kiểm tra cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản .....................................65 Bảng 3.1. Số liệu học viên tham gia và hình thức kiểm tra ....................................................................70 Bảng 3.2. Số liệu ngân hàng câu hỏi và đề thi .......................................................................................70 Bảng 3.3. Ma trận đề thi .........................................................................................................................70 Bảng 3.3. Đánh giá thử nghiệm các tính năng chính của phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính ......71 Bảng 3.4. Đánh giá tính năng thử nghiệm trong kiểm tra 45 phút ........................................................72 Bảng 3.5. Tổng hợp đánh giá chức năng làm bài thi ..............................................................................74
- 6 PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, mở ra những khám phá sáng tạo mới cho con người. Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực như kinh tế, y khoa, công nghiệp… dần dần được tin học hóa và làm cho công việc trở nên dễ dàng, nhanh chóng, chính xác hơn. Đặc biệt trong công tác giáo dục, việc tin học hóa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Trong thi cử cũng vậy, để đảm bảo chất lượng của một kỳ thi, tính khách quan, chính xác và khoa học phải được đặt lên hàng đầu. Đổi mới thi cử theo hướng thúc đẩy công nghệ, đưa công nghệ vào thi cử là xu thế tất yếu vì nó giảm thiểu sự can thiệp không cần thiết của con người, tiệm cận với xu hướng kiểm tra, đánh giá của thế giới. Việc đổi mới hình thức thi theo hướng áp dụng công nghệ thông tin, tổ chức thi trên máy tính sẽ làm tăng tính chính xác, gọn nhẹ và quá trình thi được triển khai tốt hơn. Làm bài thi trên máy tính có nhiều ưu điểm hơn so với cách thức tổ chức thi hiện nay, bảo đảm kỳ thi khách quan, an toàn, hiệu quả, nghiêm túc, công bằng, hạn chế gian lận và đỡ tốn kém. Hiện nay, hình thức thi TNKQ đang được áp dụng rộng rãi trong các kỳ thi học kỳ của các cấp học 2, 3, các trường chuyên nghiệp và thậm chí cả trong các kỳ thi tuyển công chức, viên chức trên địa bàn các tỉnh thành nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Tại Trung tâm NN-TH việc kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm kết quả học tập của học viên mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm trên giấy. Một số giáo viên đã kiểm tra, đánh giá học viên bằng hình thức trắc nghiệm trên máy tính nhưng chỉ là số ít, cục bộ, tự phát. Để phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chúng tôi đề xuất cải tiến kiểm tra, đánh giá với đề tài nghiên cứu khoa học: “ Xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính hỗ trợ trong công tác dạy học ở Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học”
- 7 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng tổ chức kiểm tra đánh giá học viên ở Trung tâm NN-TH, từ đó xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính nhằm hỗ trợ giáo viên trong công tác kiểm tra đánh giá, ra đề thi một cách hiệu quả, chính xác và khách quan. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về thi TNKQ: Thi trắc nghiệm, các công cụ hỗ trợ thi trắc nghiệm; Thực trạng tổ chức kiểm tra đánh giá học viên ở Trung tâm NN-TH. - Ứng dụng ASP.NET Web Forms Application, ngôn ngữ lập trình C# trong bộ Visual Studio 2012 và hệ quản trị CSDL Microsoft SQL Server để xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm; Ứng dụng ASP.NET Web Forms Application trên Host miễn phí Somee.com để thi trắc nghiệm trên Internet. - Hệ thống mạng cục bộ LAN theo mô hình Clien – Server để triển khai thi trắc nghiệm. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu ôn tập, kiểm tra, thi (trong mạng LAN hoặc Internet) của các lớp chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản tại Trung tâm NN - TH, trực thuộc trường CĐSP Lạng Sơn, năm học 2020 – 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu về thi TNKQ, các phương pháp đánh giá kết quả. - Nghiên cứu công cụ lập trình ASP.NET Web Forms Application C#, hệ quản trị CSDL Microsoft SQL Server . 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Khảo sát và phân tích phương pháp thi trắc nghiệm, hệ thống mạng và cấu hình máy tính hiện có của ở Trung tâm NN - TH, trường CĐSP Lạng Sơn - Xây dựng giải pháp cải tiến và thiết kế phần mềm thi trắc nghiệm. 5.3. Phương pháp thực tiễn Gồm các phương pháp chủ yếu sau: Quan sát; Đàm thoại; Điều tra.
- 8 PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm trắc nghiệm Theo giáo sư Trần Bá Hoành phương pháp trắc nghiệm là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học sinh hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh thuộc một chương trình nhất định [5]. Trong quá trình giảng dạy, có thể dùng nhiều phương pháp kỹ thuật trắc nghiệm khác nhau để đánh giá sự phát triển của sinh viên như: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp và phương pháp viết. Trong phương pháp viết, có thể chia thành 2 dạng: TNTL và TNKQ. 1.1.2. Phân loại các phương pháp trắc nghiệm Trắc nghiệm bao gồm ba loại chính: Quan sát; Vấn đáp và Viết. Trong trắc nghiệm viết lại được chia ra làm hai loại sau: - Trắc nghiệm tự luận. TNTL là loại trắc nghiệm cho phép học sinh có một sự tự do tương đối nào đó để trả lời một vấn đề được đặt ra, nhưng đồng thời lại đòi hỏi sinh viên phải nhớ lại hơn là nhận biết thông tin và phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của họ một cách chính xác và rõ ràng. Bài TNTL thường tốn nhiều thời gian để chấm. Việc cho điểm cũng khó chính xác và không ổn định, vì đó là quyết định chủ quan của người chấm. TNTL thường đề cao vai trò của người chấm. - Trắc nghiệm khách quan. TNKQ là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn, đòi hỏi học sinh phải chọn một câu để trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ.
- 9 CÁC PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM QUAN SÁT VIẾT VẤN ĐÁP TNKQ TNTL Tiểu luận Cung cấp thông tin Ghép đôi Điền khuyết Trả lời ngắn Đúng/Sai Nhiều lựa chọn H 1Hình 1.1. Sơ đồ phân loại các phương pháp trắc nghiệm 1.1.3. Trắc nghiệm khách quan 1.1.3.1. Khái niệm TNKQ là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi kèm theo câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho sinh viên một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi sinh viên phải chọn một hay nhiều giải pháp trả lời đúng nhất. Loại câu hỏi này được gọi là TNKQ vì chúng đảm bảo tính khách quan, chính xác, ổn định và không phụ thuộc vào người chấm ; đồng thời nó cho phép đánh giá được toàn bộ những khả năng của người học theo sự phân loại của Benjamin BLOOM (ghi nhớ thông tin, thông hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá). Bài TNKQ thường có số câu hỏi nhiều hơn bài tự luận. 1.1.3.2. Một số kiểu câu hỏi TNKQ ✓ Câu điền khuyết hay có câu trả lời ngắn Trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn thực ra chỉ là một, chúng chỉ khác nhau về dạng trình bày. Nếu được trình bày dạng câu hỏi thì chúng ta gọi là loại câu trả lời ngắn, nếu được trình bày dưới dạng một câu phát biểu chưa đầy đủ, được gọi là loại điền khuyết. Ưu điểm
- 10 - Thí sinh có được cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc sáng tạo. - Phương pháp chấm điểm nhanh hơn và đáng tin cậy hơn so với loại luận đề. - Thí sinh không có cơ hội đoán mò câu trả lời. Thí sinh phải nhớ hoặc nghĩ ra câu trả lời, thay vì chỉ chọn lựa câu trả lời đúng trong các câu cho sẵn. Loại này dễ soạn câu hỏi hơn loại ghép đôi hoặc câu nhiều lựa chọn. Nhược điểm - Loại trắc nghiệm này thường làm học sinh rối trí, do vậy điểm số có độ tương quan cao với mức thông minh hơn là với thành quả học tập của học sinh, điều này làm cho độ giá trị của bài thi giảm. ✓ Trắc nghiệm loại đúng sai Loại câu trắc nghiệm đúng sai thường gồm một câu phát biểu để thí sinh phán đoán xem nội dung đó đúng hay sai. Để giảm bớt khuyết điểm của loại trắc nghiệm này, những chữ chính yếu quyết định sự đúng sai trong câu được gạch chân hay in đậm nét hơn và yêu cầu thí sinh sửa lại nếu thí sinh cho là sai. Đây là một yếu tố làm giảm sự đoán mò và do đó làm tăng độ tin cậy của bài trắc nghiệm. Ưu điểm - Đây là loại đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện. - Nếu trắc nghiệm theo loại này sẽ kiểm tra được một lượng kiến thức rộng lớn trong khoảng thời gian ngắn. - Trong cùng một khoảng thời gian giáo viên có thể soạn được nhiều câu hỏi hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn. - Hoàn toàn khách quan khi chấm điểm. - Việc trả lời câu hỏi rất đơn giản. Nhược điểm - Có thể khuyến khích sự đoán mò, học sinh vẫn có khuynh hướng đoán may rủi để có 50% hy vọng trả lời đúng.
- 11 - Khó dùng để chuẩn định điểm yếu của học sinh, do yếu tố đoán mò. - Rất khó khăn cho các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội trong việc soạn thảo câu hỏi vì lĩnh vực này có nhiều quan điểm khác nhau. - Loại TN đúng sai có độ tin thấp do xác suất đoán đúng của học sinh là 50%. - Xu hướng trích nguyên văn các câu trong sách dễ làm cho học sinh tập thói quen học thuộc hơn là tìm hiểu suy nghĩ. - Trong khuôn khổ của câu đúng sai làm cho học sinh cảm thấy khó chịu khi phải ràng buộc ý kiến trả lời. Đồng thời với các em còn bé, những câu phát biểu sai có thể khiến các em học những điều sai lầm một cách vô ý thức. ✓ Trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời (MCQ) Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu về một số loại câu hỏi TNKQ và cũng thấy được rằng các loại đó vẫn còn nhiều nhược điểm. Một loại câu hỏi mà khắc phục được nhiều nhược điểm đó chính là trắc nghiệm MCQ. Đây là dạng TNKQ được ưa chuộng nhất. Đặc điểm Một câu hỏi loại này gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là lời dẫn hay câu hỏi và bốn, năm, hay nhiều phương án trả lời cho sẵn để thí sinh chọn ra câu trả lời đúng nhất, hay hợp lí nhất. Ngoài một câu đúng, các câu trả lời khác trong các phương án chọn lựa phải có vẻ hợp lí với thí sinh. Ưu điểm - Có thể đo được các mức nhận thức khác nhau. - Độ tin cậy cao hơn. Yếu tố đoán mò may rủi của học sinh giảm đi nhiều so với các loại TNKQ khác khi số phương án chọn lựa tăng lên. - Học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng khi trả lời câu hỏi. - Tính chất giá trị tốt hơn do dạng trắc nghiệm này có thể đo được đầy đủ các mức nhận thức khác nhau như: nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- 12 - Có thể phân tích được tính chất mỗi câu hỏi. Dùng phương pháp phân tích câu hỏi, chúng ta có thể xác định câu nào dễ quá, câu nào khó quá, câu nào mơ hồ hay không giá trị đối với các mục tiêu cần trắc nghiệm. - Tính khách quan khi chấm bài thi. Dựa vào máy, bài thi được quét và vào điểm một cách hoàn toàn khách quan. Ngoài ra, trắc nghiệm MCQ còn có tất cả các ưu điểm khác của TNKQ. Nhược điểm - Khó soạn câu hỏi. Việc soạn câu hỏi trắc nghiệm MCQ sẽ mất nhiều thời gian và sự công phu mới viết được những câu hỏi đạt tiêu chuẩn, đúng kĩ thuật. - Đối với những thí sinh học khá thường khó chịu với những câu hỏi mà họ có thể có phương án trả lời hay hơn. - Còn có những nhược điểm khác là: Tốn nhiều giấy để in câu hỏi và thí sinh sẽ phải tốn nhiều thời gian để đọc câu hỏi. - Nếu so với câu hỏi tự luận thì câu hỏi trắc nghiệm MCQ không thể đo được khả năng giải quyết vấn đề khéo léo hay khả năng phán xét, nhìn nhận vấn đề của thí sinh. 1.1.3.3. Nguyên tắc ra đề kiểm tra, thi TNKQ - Việc ra đề kiểm tra, thi dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ người học ở các cấp độ từ đơn giản đến phức tạp gồm các mức độ: Tái hiện - Biết; Tái tạo. - Hiểu và áp dụng; Lập luận. - Phân tích và Đánh giá; Sáng tạo. - Nội dung đề kiểm tra, thi phải bao hàm đầy đủ các mức độ khác nhau của nhận thức. Tuỳ theo tính chất, yêu cầu của mỗi kì thi để định ra lượng kiến thức dựa vào đề kiểm tra, thi phù hợp với từng mức độ nhận thức. - Đề kiểm tra, thi phải có độ khó hợp lí, phù hợp với thời gian làm bài của thí sinh, tránh những đề thi hoặc đề kiểm tra trí nhớ đánh đố thí sinh. Không nên
- 13 ra đề kiểm tra, thi kiểu phải học thuộc lòng, học vẹt. Đề kiểm tra, thi phải đánh giá được khả năng lí giải, ứng dụng, phân biệt và phán đoán của người học. - Nội dung đề kiểm tra, thi tập trung đánh giá phạm vi kiến thức rộng, bao quát chương trình học, tránh tập trung nhiều vào những mảnh nhỏ kiến thức sẽ dẫn đến mảnh rời rạc, chắp vá trong kiến thức của thí sinh. - Về hình thức đề thi trắc nghiệm: Đề thi trắc nghiệm sau khi đã trộn phải được ghi mã đề và có đáp án tương ứng với từng mã đề. Các yêu cầu đối với câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn Theo hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra [2] (Kèm theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT) “Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: Loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thỏa mãn các yêu cầu sau: 1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng; 3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể; 4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa; 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh; 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức; 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh; 8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
- 14 9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn; 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất; 11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”….” 1.1.4. Quy định về phần mềm thi trắc nghiệm Theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin điều 6 [3] quy định về phần mềm thi trắc nghiệm: “1) Có giao diện thân thiện, dễ cài đặt, sử dụng; có khả năng ngắt kết nối với các ứng dụng và thiết bị bên ngoài không liên quan đến nội dung thi; 2) Cho phép thí sinh tự đăng nhập vào phần mềm để làm bài thi bằng mã dự thi cá nhân; 3) Có phân hệ quản lý ngân hàng câu hỏi để cập nhật, bổ sung; 4) Có thuật toán chọn ngẫu nhiên, đồng đều các câu hỏi ở các phần kiến thức khác nhau để tạo ra đề thi trắc nghiệm từ ngân hàng câu hỏi thi; 5) Có các chức năng phụ trợ như đồng hồ đếm ngược, xem trước câu hỏi tiếp theo, thống kê câu hỏi đã trả lời, tự động đăng xuất và lưu trữ bài làm của thí sinh khi hết thời gian làm bài; 6) Tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm, lưu trữ và thông báo kết quả trên màn hình hoặc in ra giấy ngay sau khi hết giờ làm bài thi hoặc khi thí sinh bấm nút “kết thúc” ” 1.1.5. Quy định về ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm Theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin điều 5 [3] quy định về ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm: “1. Ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản a) Có số lượng tối thiểu 700 câu hỏi thi; b) Có đủ đại diện các nhóm kỹ năng của cả 06 mô đun quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
- 15 2. Ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao a) Có số lượng tối thiểu 150 câu hỏi thi cho mỗi mô đun nâng cao; b) Có đủ đại diện các nhóm kỹ năng của mỗi mô đun nâng cao quy định tại Phụ lục số 02 của Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.” 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Đánh giá tổng quan việc sử dụng phần mềm hỗ trợ thi trắc nghiệm ở trường CĐSP Lạng Sơn Qua khảo sát thực tế một số đơn vị đã triển khai phần mềm trộn và ra đề thi TNKQ trên máy tính đã được giới thiệu trên mạng và phần mềm của một số đơn vị đã tổ chức thi tại trường CĐSP Lạng sơn nhận thấy những phần mềm này còn nhiều hạn chế: - Phần mềm trắc nghiệm EmpTest: + Chức năng soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm theo mẫu, định dạng riêng của chương trình nên việc đưa các câu hỏi có sẵn từ phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word vào là khó, phải sao chép và chỉnh sửa từng câu hỏi; + Các chương trình làm bài thi trên máy về hình thức còn chưa bắt kịp xu hướng của thời đại: Đơn điệu, tính bảo mật thấp, mắc một số lỗi liên quan tới độ phân giải màn hình,...; + Chương trình quản lý các chương trình Test trên hệ thống mạng máy tính còn một số các hạn chế: Các biểu mẫu như bài thi của thí sinh, các bảng tổng hợp kết quả thi, các báo cáo ... theo định dạng Text riêng nên hình thức không được định dạng, không kết xuất được ra Word hay Excel, tính bảo mật kém; + Trong quá trình tổ chức thi còn hạn chế trong việc bảo quản bài thi của thí sinh khi có sự cố về máy móc và nguồn điện. - Phần mềm thi trắc nghiệm cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản của Đại học Thái Nguyên: Giao diện để thí sinh làm bài còn đơn điệu, khó thao tác với thí sinh.
- 16 Thực tế tại Trung tâm NN - TH, trực thuộc trường CĐSP Lạng Sơn, việc ôn tập, kiểm tra của các lớp ngoại ngữ, tin học và tiếng dân tộc thiểu số mới chỉ dừng lại ở mức ôn tập, kiểm tra trên giấy,... Trong khi đó việc kiểm tra trên giấy có nhược điểm là sau khi kiểm tra xong giáo viên phải tổ chức chấm bài kiểm tra mất rất nhiều thời gian, công sức. 1.2.2. Khảo sát thực tế việc kiểm tra, đánh giá học viên ở Trung tâm NN – TH, trường CĐSP Lạng Sơn. Để khảo sát thực tế việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên ở Trung tâm NN - TH, trường CĐSP Lạng Sơn, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 24 cán bộ, giáo viên của Trung tâm, các khoa. Nội dung khảo sát bao gồm 10 tiêu chí (TC): TC1: Có cần thiết đổi mới kiểm tra, đánh giá bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính. TC2: Kiểm tra, đánh giá trên giấy có cồng kềnh, mất nhiều thời gian hơn kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính. TC3: Kiểm tra, đánh giá trên giấy đôi khi có bị nhầm lẫn, thiếu chính xác. TC4: Với số lượng học sinh nhiều việc kiểm tra, đánh giá trên giấy KHÔNG đưa ra kết quả nhanh bằng kiểm tra, đánh giá trên máy tính? TC5: Chi phí cho kiểm tra, đánh giá trên trên máy tính có giảm so với kiểm tra trên giấy. TC6: Kiểm tra, đánh giá trên giấy có kiến thức KHÔNG phủ rộng. TC7: Chấm điểm bài thi bằng kiểm tra trên giấy KHÔNG nhanh bằng thi trắc nghiệm và chấm trên máy. TC8: Kiểm tra, đánh giá trên máy tính ít gian lận hơn kiểm tra trên giấy. TC9: Bối cảnh và thời đại hiện nay việc kiểm tra, đánh giá trên giấy là KHÔNG phù hợp. TC10: Quản lý bài thi trắc nghiệm trên máy tính khoa học, hệ thống, dễ tra cứu hơn quản lý bài thi trên giấy.
- 17 b 1Bảng 1.1.Tổng hợp các tiêu chí đánh giá từ phiếu điều tra giáo viên 1 – Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3- Trung lập hoặc Không có ý kiến; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý. 1 2 3 4 5 STT Tiêu chí TL TL TL TL TL SL SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) (%) 1 TC1 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 15 62,5% 9 37,5% 2 TC2 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 15 62,5% 9 37,5% 3 TC3 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 15 62,5% 9 37,5% 4 TC4 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 18 75,0% 6 25,0% 5 TC5 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 15 62,5% 9 37,5% 6 TC6 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 15 62,5% 9 37,5% 7 TC7 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 12 50,0% 12 50,0% 8 TC8 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 15 62,5% 9 37,5% 9 TC9 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 18 75,0% 6 25,0% 10 TC10 0 0,0% 3 12,5% 0 0,0% 15 62,5% 6 25,0% Các số liệu ở bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá rút ra từ phiếu điều tra giáo viên cho thấy mức độ đồng ý, hoàn toàn đồng ý với các tiêu chí là cao so với mức độ hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, chỉ có 3 ý kiến (12,5%) không đồng ý ở tiêu chí 10. Vì vậy, việc xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính hỗ trợ trong công tác dạy học ở Trung tâm NN – TH là cần thiết. 1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng mạng ở Trung tâm NN - TH, trường CĐSP Lạng Sơn. Về phòng máy tính dùng để giảng dạy và tổ chức các kỳ thi có 05 phòng máy tính, mỗi phòng 30 máy tính đã được kết nối mạng LAN, Internet. Các phòng máy được chia thành hai khu: Cơ sở 1 có 03 phòng (gần nhau); cơ sở 2 có 02 phòng (gần nhau), vì vậy mỗi lần tổ chức kiểm tra, thi có thể tổ chức mỗi ca 60 thí sinh tham dự thi đồng thời tại mỗi khu. 1.3. Kết luận chương Qua nội dung chương 1, chúng ta đã tìm hiểu lý thuyết tổng quan về thi trắc nghiệm; Các yêu cầu đối với câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn; Quy định về
- 18 phần mềm thi trắc nghiệm; Quy định về ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm; Thực tiễn trong trong việc quản lý thi của Trung tâm NN - TH. Từ đó làm cơ sở giúp xác định những công đoạn và tiêu chí nhằm đưa ra các giải pháp để xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm mà chúng ta đang nghiên cứu ở chương tiếp theo.
- 19 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG PHẦN MỀM THI TRẮC NGHIỆM TRÊN MÁY TÍNH 2.1. Thiết kế chức năng của phần mềm 2.1.1. Chức năng của phần mềm Phần mềm quản lý thi trắc nghiệm trên máy tính có các chức năng sau: 2.1.1.1. Kiểm tra quyền của người sử dụng: Nếu người sử dụng là quản trị hệ thống thì có tất cả các quyền; Người sử dụng là giáo viên thì chỉ có các quyền như quản lý phòng thi, quản lý thí sinh, in bài thi, in các bảng tổng hợp kết quả,…; Người sử dụng là thí sinh thì chỉ được phép vào thi, làm bài thi trên các máy trạm, xem kết quả thi. 2.1.1.2. Hệ thống: Đăng nhập; Đăng xuất; Sao lưu, khôi phục dữ liệu; Các thông số mang tính hệ thống phục vụ chương trình hoạt động. 2.1.1.3. Nhập dữ liệu: Nhập ngân hàng câu hỏi theo các mức độ (trực tiếp trên phần mềm hoặc lấy dữ liệu câu hỏi từ file Word); Nhập danh sách thí sinh (trực tiếp trên phần mềm hoặc lấy dữ liệu danh sách từ file Excel, file ảnh); Sửa chữa dữ liệu câu hỏi, dữ liệu thí sinh; Cập nhật danh sách người sử dụng; Cập nhật danh mục tiêu đề. 2.1.1.4. Tạo đề thi: Chức năng này dùng để tạo đề thi ngẫu nhiên, khác nhau hoặc theo ma trận đề; In mật khẩu đề thi; In ngân hàng câu hỏi, đáp án theo các chủ đề, mức độ. 2.1.1.5. Thi trắc nghiệm: Chức năng này cho phép: Giáo viên quản lý phòng thi trắc nghiệm như lựa chọn ca thi, theo dõi thí sinh trong quá trình thi, có thể quy định lại thời gian làm bài thi của thí sinh, phát đề thi tới từng máy của thí sinh, thu bài thi, tổng hợp kết quả thi, cho phép thí sinh làm lại bài thi; Thí sinh đăng nhập bằng tài khoản đã được cấp (tài khoản bao gồm mã thí sinh và mật khẩu) để vào làm bài thi, sau đó thu bài thi (tự động thu bài thi hoặc thí sinh tự chọn nộp bài), tính toán và hiển thị kết quả thi của thí sinh. 2.1.1.6. Tra cứu: Chức năng này cho phép tra cứu kết quả thi của thí sinh, các thông tin của thí sinh,…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5305 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2188 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi
59 p | 1033 | 184
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 672 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1696 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 698 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1473 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1193 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 310 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 513 | 74
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 725 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 367 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 327 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 289 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 269 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 163 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 131 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn