Đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng bảo quản và phát huy giá trị tài liệu của các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị tài liệu của các gia đình thương binh, liệt sĩ trên toàn huyện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA VĂN THƢ - LƢU TRỮ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU CÁC GIA ĐÌNH THƢƠNG BINH, LIỆT SĨ TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH Mã số đề tài: ĐTSV.2020.02 Chủ nhiệm đề tài : Võ Thị Dung Lớp : 1705LTHA Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Trần Văn Quang Hà Nội, 2020
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA VĂN THƢ - LƢU TRỮ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU CÁC GIA ĐÌNH THƢƠNG BINH, LIỆT SĨ TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH Mã số đề tài: ĐTSV.2020.02 Chủ nhiệm đề tài : Võ Thị Dung Thành viên tham gia : Phạm Thị Ngọc Anh Hà Thị Bích Nguyễn Thị Dáng Hƣơng Lớp : 1705LTHA Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Trần Văn Quang Hà Nội, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Nhóm nghiên cứu xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học về đề tài “Bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” là công trình nghiên cứu phát triển và hoàn thiện trong thời gian khảo sát và thực tế tại các cá nhân, gia đình thương binh liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực được thực hiện tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; Chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Ngoài ra bài nghiên cứu khoa học này có sử dụng một số khái niệm của các tác giả đều có trích dẫn và chú thích rõ ràng. TRƢỞNG NHÓM Võ Thị Dung
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Trần Văn Quang đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình nhóm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Đồng thời nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong khoa Văn thư – Lưu trữ nói riêng và thầy, cô trường Đại học Nội Vụ Hà Nội nói chung đã truyền đạt cho nhóm nghiên cứu rất nhiều kiến thức về học tập và thực tế. Cuối cùng nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cá nhân, gia đình thương binh liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ chúng tôi để hoàn thành được đề tài nghiên cứu khoa học. Trong quá trình nghiên cứu gặp khá nhiều khó khăn, mặt khác do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên dù rất cố gắng nhưng đề tài của nhóm nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được đóng góp của thầy cô để nhóm nghiên cứu học được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn hoàn thành tốt hơn các đề tài nghiên cứu tiếp theo. Cuối cùng nhóm nghiên cứu xin chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khoẻ và gặt hái được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp trồng người của mình. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 6. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU CÁC GIA ĐÌNH THƢƠNG BINH, LIỆT SĨ............................................................................................................. 6 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 6 1.1.1.1. Khái niệm tài liệu ............................................................................. 6 1.1.1.2. Khái niệm tài liệu lưu trữ ................................................................. 6 1.1.1.3. Khái niệm về bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ ............... 7 1.1.1.4. Khái niệm tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ ...................... 8 1.1.1.5. Khái niệm thương binh, liệt sĩ ........................................................ 10 1.1.2. Thành phần tài liệu............................................................................. 11 1.1.2.1. Nhóm tài liệu giấy ........................................................................... 11 1.1.2.2. Nhóm tài liệu phim ảnh, ghi âm, ghi hình ...................................... 13 1.1.2.3. Nhóm tài liệu điện tử ...................................................................... 14 1.1.3. Đặc điểm của tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ ...................... 15 1.1.3.1. Đặc điểm sở hữu ............................................................................. 15 1.1.3.2. Đặc điểm hình thức ........................................................................ 15 1.1.3.3. Đặc điểm về nội dung ..................................................................... 15 1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 17 Tiểu kết......................................................................................................... 20
- CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU CÁC GIA ĐÌNH THƢƠNG BINH, LIỆT SĨ TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH ................................................................. 21 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu........................................................... 21 2.1.1. Về vị trí địa lý .................................................................................... 21 2.1.2. Về lịch sử ........................................................................................... 22 2.2. Thực trạng bảo quản tài liệu của các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. ................................................................ 23 2.2.1. Cách bảo quản tài liệu của các cá nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ23 2.2.2. Phương pháp bảo quản tài liệu cá nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ ..... 24 2.3. Thực trạng phát huy giá trị tài liệu của các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh ............................................................ 28 2.3.1. Tài liệu thương binh, liệt sĩ được dùng để giải quyết chế độ, chính sách cho các cá nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ...................................... 28 2.3.2. Tài liệu thương binh, liệt sĩ được dùng để nghiên cứu về cuộc đời, hoạt động của các cá nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ. ............................ 29 2.3.3. Tài liệu thương binh, liệt sĩ được sử dụng để gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau. ............................... 30 2.3.4. Tài liệu thương binh, liệt sĩ được sử dụng để biên soạn lịch sử. ....... 31 2.4. Nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong việc bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh......................................................................................................... 32 2.4.1. Ưu điểm.............................................................................................. 32 2.4.2. Hạn chế .............................................................................................. 32 2.5. Nguyên nhân gây hư hỏng, mất mát tài liệu của các cá nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ ....................................................................................... 33 2.5.1. Nguyên nhân do vật mang tin. ........................................................... 33 2.5.2. Do chiến tranh. ................................................................................... 34 2.5.3. Do tác động của yếu tố khí hậu, thiên tai........................................... 34 2.5.4. Do phương tiện bảo quản thô sơ, lạc hậu. ......................................... 34
- 2.5.5. Do kĩ thuật bảo quản của cá nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ còn hạn chế. ........................................................................................................ 35 2.6. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh 35 Tiểu kết......................................................................................................... 36 CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU CÁC GIA ĐÌNH THƢƠNG BINH, LIỆT SĨ TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH. ................................................................ 37 3.1. Đối với công tác bảo quản tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ. ...... 37 3.1.1. Phổ biến, hướng dẫn phương pháp và kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ ................................................................................................................. 37 3.1.2. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất. ......................................................... 39 3.2. Đối với công tác phát huy giá trị tài liệu của các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. ................................................. 40 3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích cho người dân thấy rõ giá trị của tài liệu lưu trữ của các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh..................................................................................... 40 3.2.2. Biên soạn lịch sử của huyện............................................................... 42 3.2.3. Tăng cường các phương tiện truyền thông ........................................ 44 3.2.3.1. Xây dựng trang website giới thiệu tài liệu ...................................... 44 3.2.3.2. Xây dựng các trang mạng xã hội giới thiệu tài liệu ........................ 44 3.2.4. Liên kết với Báo chí, truyền hình. ..................................................... 44 3.2.4.1. Liên kết với Báo chí ........................................................................ 44 3.2.4.2. Liên kết với đài truyền hình tỉnh Hà Tĩnh ...................................... 45 3.2.5. Liên kết với lưu trữ lịch sử tỉnh Hà Tĩnh. .......................................... 46 3.2.5.1. Hình thức hiến tặng tài liệu cho Nhà nước. .................................... 46 3.2.5.2. Hình thức ký gửi tài liệu cho Nhà nước bảo quản. ......................... 46 Tiểu kết......................................................................................................... 47 KẾT LUẬN .................................................................................................... 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 49 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 51
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã có biết bao thế hệ người Việt Nam hi sinh tính mạng, xương máu, sức lực, trí tuệ và tài sản của mình để đất nước được tự do, độc lập. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ - ông bà, cha mẹ, người vợ, người chồng, người con, anh chị em mãi mãi không bao giờ gặp lại những người thân yêu nhất của mình. Các anh hùng liệt sĩ là những người có công lao to lớn “ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang nòi giống”; họ đã chiến đấu, hi sinh để đất nước ta được độc lập, tự do, thống nhất mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân ta đời đời ghi nhớ. Vì thế, tài liệu của các cá nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cá nhân, gia đình như: Cung cấp tài liệu để giải quyết chế độ, chính sách và quyền lợi cho nhân dân,... Tài liệu lưu trữ là một trong những nguồn di sản văn hóa có giá trị đặc biệt của mỗi dân tộc, phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của quốc gia một cách trung thực và sinh động. Khi nói đến tài liệu lưu trữ chúng ta thường đề cập đến tài liệu chỉ sự sở hữu của Nhà nước. Tuy nhiên, một phần rất quan trọng và không thể thiếu, phản ánh đầy đủ và toàn diện lịch sử của một quốc gia nói chung và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội nói riêng, đó là tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ. Trong đó có tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ thuộc sở hữu của cá nhân, cụ thể hơn là tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh mà nhóm đã tìm hiểu và nghiên cứu. Tài liệu lưu trữ các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh thường được lưu giữ nhằm xác nhận thông tin về nhân thân, làm kỷ niệm, số khác dùng làm cơ sở để áp dụng các chính sách của Nhà nước cho cá nhân,... chúng còn có giá trị không chỉ đối với các thành viên và gia đình mà còn có giá trị đối với xã hội. Xuất phát t nhu cầu tự thân, t ng cá nhân, gia đình đã có ý thức lựa chọn, lưu giữ một số giấy tờ, tài liệu. Theo Luật Lưu trữ năm 2011 kh ng định chính sách của Nhà nước “Th a 1
- nhận quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ, khuyến khích tổ chức, cá nhân hiến tặng, ký gửi, bán tài liệu lưu trữ của mình cho Nhà nước”. Xuất phát t thực tế hình thành và phát huy giá trị của loại tài liệu này, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, bài viết, bài nghiên cứu về vấn đề này cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, nhận thức của mọi người về loại tài liệu này còn ở mức độ nhất định, ý thức lưu giữ, bảo quản và sử dụng hiệu quả tài liệu trong các gia đình chưa cao. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài: “Bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” để nghiên cứu nhằm hiểu và nắm bắt rõ hơn về giá trị các tài liệu, cách bảo quản và phát huy tài liệu của các gia đình thương binh, liệt sĩ và các tài liệu có liên quan. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về vấn đề này, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan, cụ thể như: Đề tài khoa học cấp Bộ: Cơ sở khoa học xây dựng mô hình Lưu trữ tư nhân ở Việt Nam, của tác giả Trần Văn Quang (2019). Đề tài đã nêu nên thực trạng tổ chức xây dựng các mô hình Lưu trữ tư nhân ở Việt Nam, qua đó đã đưa ra giải pháp và kiến nghị về công tác tổ chức xây dựng mô hình Lưu trữ tư nhân ở Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp: Tổ chức và quản lý tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, của tác giả Trần Lệ Thu (2013). Đề tài nghiên cứu đã nêu thực trạng tổ chức và quản lý tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ tại Trung tâm III, t đó nêu ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Bài viết: “Lưu trữ tài liệu trong các gia đình ở Việt Nam qua khảo sát thực tế và những vấn đề cần nghiên cứu”, của PGS.TS Vũ Thị Phụng, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ Việt Nam, số 2/2013. Bài viết này đã nêu ra giá trị tài liệu đối với bản thân, gia đình và những cách thức lưu trữ tài liệu trong các gia đình ở Việt Nam, qua đó đã đề cao công tác bảo quản tài liệu và những giải pháp cụ thể. 2
- Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến thương binh, liệt sĩ cụ thể như: Luận văn thạc sĩ “ Thực hiện chính sách người có công với cách mạng t thực tiễn quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Thanh, bảo vệ năm 2018 tại Học viện Khoa học xã hội, đã đề cập đến vấn đề lý luận cơ bản, đánh giá thực trạng thực thi chính sách người có công với cách mạng, nêu lên những giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế, tổ chức thực hiện tốt hơn những chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ “ Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Văn Tài, bảo vệ năm 2018 tại Học viện Khoa học Xã hội, đã đề cập đến chính sách ưu đãi đối với người có công và nâng cao đời sống chính sách ưu đãi đối với người có công. Luận văn thạc sĩ “ Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” của Hồ Văn Dũng, bảo vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học Xã hội đã nêu việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, nêu lên những phương hướng, giải quyết, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Khê. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý tài liệu cá nhân, gia đình và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. Mỗi đề tài nghiên cứu về một vấn đề khác nhau, song hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu về bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ. Vì vậy với đề tài “Bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh”, qua đó nhóm nghiên cứu muốn đưa ra một số ý kiến và giải pháp giúp mọi người hiểu thêm về giá trị tài liệu lưu trữ đối với những gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. 3
- 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng bảo quản và phát huy giá trị tài liệu của các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. T đó, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị tài liệu của các gia đình thương binh, liệt sĩ trên toàn huyện. b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về bảo quản tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. - Tìm hiểu thực trạng bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. - Đề xuất những giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tài liệu lưu trữ của các gia đình thương binh, liệt sĩ và cách thức bảo quản, phát huy giá trị của loại tài liệu đó. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành khảo sát tài liệu lưu trữ của các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu Là phương pháp thu thập thông tin t các công trình nghiên cứu, các tài liệu liên quan. Số liệu trong các báo cáo của huyện, các văn bản của Nhà nước có liên quan đến đề tài, các loại sách báo, tạp chí liên quan, thông tin t mạng internet,.... Phương pháp này được thực hiện sau khi xây dựng đề cương chi tiết cho đề tài nghiên cứu và được duy trì trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu nhằm bổ sung và làm rõ các thông tin thu thập được. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 20 gia đình thương binh, liệt sĩ trong huyện. Với phương pháp này, nhằm mục đích tìm hiểu, thu thập thông tin chung 4
- về thực trạng bảo quản và phát huy giá trị tài liệu của các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. - Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn là những cuộc đối thoại giữa người nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm mục đích thu thập thông tin cho quá trình nghiên cứu. Phỏng vấn sâu với thân nhân các gia đình thương binh, liệt sĩ nhằm mục đích tìm hiểu sâu về cách thức bảo quản tài liệu và những mong muốn, nguyện vọng cũng như nhu cầu của họ về cách thức tổ chức, hay xây dựng mô hình lưu trữ tài liệu cho các cá nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ. - Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp thông qua hoạt động nghe, nhìn để thu thập thông tin t thực tế nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài... 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ. Chương 2: Thực trạng bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Các giải pháp bảo quản và phát huy giá trị tài liệu các gia đình thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. 5
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU CÁC GIA ĐÌNH THƢƠNG BINH, LIỆT SĨ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm tài liệu Theo tài liệu MoReq2 (Tiêu chuẩn Châu Âu) xuất bản năm 2002 của Lưu trữ quốc gia Anh: “Tài liệu là thông tin ghi chép, lưu trữ trên một phương tiện vật chất, mà có thể được giải thích hiểu trong một ngữ cảnh ứng dụng và được coi là một đơn vị”. Theo Cuốn T điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng (2011) tài liệu là “dữ liệu, tin tức giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì”.[10;1059] Tại Khoản 2, Điều 2, Luật Lưu trữ 2011 giải thích “Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” “Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và các vật mang tin khác.” [12;1] 1.1.1.2. Khái niệm tài liệu lưu trữ - Một số định nghĩa về tài liệu lưu trữ trên thế giới: Tại Điều 3 mục 2 trong Luật Liên Bang Nga số 125- fz về “Công tác lưu trữ tại Liên Bang Nga” ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2004, tài liệu lưu trữ được định nghĩa như sau: “Là vật mang vật chất với thông tin được ghi trên đó có các yếu tố thể thức cho phép nhận dạng được nó và thuộc diện bảo quản do ý nghĩa của vật mang vật chất và ý nghĩa của thông tin đã định đối với công dân, xã hội và Nhà nước”. Còn định nghĩa trong Luật Lưu trữ Pháp 1979: “Tài liệu lưu trữ là tập hợp những tài liệu được sản sinh ra hay nhận được bởi một cá nhân hoặc một tổ chức 6
- trong quá trình hoạt động của mình, dù ngày tháng, hình thức và vật mang tin của chúng như thế nào”. - Một số định nghĩa về tài liệu lưu trữ ở Việt Nam: Trong cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” năm 1990 của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền và Nguyễn Văn Thâm đề cập tới khái niệm tài liệu lưu trữ theo lưu trữ học Mác xít như sau: “Tài liệu lưu trữ là tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp và cá nhân có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lịch sử và các ý nghĩa khác được bảo quản trong các phòng, kho lưu trữ”. Khái niệm về tài liệu lưu trữ được quy định trong Khoản 3, Điều 2, Luật Lưu trữ 2011, như sau: “Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính, trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp”. 1.1.1.3. Khái niệm về bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ a). Khái niệm về bảo quản tài liệu Theo giáo trình Lý luận và thực tiễn Công tác lưu trữ của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990), NXB Đại học Giáo dục chuyên nghiệp, bảo quản tài liệu lưu trữ được hiểu là : “Bảo quản tài liệu lưu trữ là công tác tổ chức và thực hiện các biện pháp, trong đó chủ yếu là các biện pháp khoa học kỹ thuật để bảo vệ an toàn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc sử dụng chúng trong hiện tại và tương lai”. Theo giáo trình Nghiệp vụ Lưu trữ cơ bản của PGS.TS. Vũ Thị Phụng, Nguyễn Thị Chinh (2006), NXB Hà Nội, khái niệm bảo quản tài liệu lưu trữ được hiểu là: “Bảo quản tài liệu lưu trữ là sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để kéo dài tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho tài liệu, nhằm phục vụ được tốt các yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu”. Theo giáo trình Lý luận và phương pháp công tác lưu trữ của GVC.TS 7
- Chu Thị Hậu (2016), NXB Lao động Hà Nội, khái niệm bảo quản tài liệu lưu trữ được hiểu là “Bảo quản tài liệu lưu trữ là sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo an toàn cho tài liệu nhằm phục vụ các yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu”. Qua khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát bảo quản tài liệu lưu trữ là công tác tổ chức và thực hiện các biện pháp, trong đó chủ yếu là các biện pháp khoa học kỹ thuật đề bảo vệ an toàn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc khai thác, sử dụng chúng trong hiện tại và tương lai. b). Khái niệm về phát huy giá trị tài liệu Hiện tại, chưa có bài viết, giáo trình và văn bản pháp lý đề cập đến định nghĩa phát huy giá trị tài liệu. Theo nhóm nghiên cứu, phát huy giá trị tài liệu là sử dụng đa dạng hóa, hiện đại hóa các hình thức tổ chức khai thác như phòng đọc; trưng bày, triển lãm; xuất bản ấn phẩm… Những hoạt động tuyên truyền này nhằm giới thiệu các giá trị của tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ, tăng cường sự hiểu biết của xã hội về lưu trữ, xây dựng được nhịp cầu giao lưu giữa các cơ quan lưu trữ và công chúng, thúc đẩy sự phát triển và sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ, làm cho lưu trữ phát huy được nhiều hơn nữa, lớn hơn nữa tác dụng trong sự phát triển của kinh tế - xã hội. T đó có thể nhận thấy rằng, phát huy giá trị tài liệu là sử dụng các hình thức khác nhau nhằm quảng bá, giới thiệu tài liệu đến gần hơn với công chúng. Nói cách khác, phát huy giá trị tài liệu là thông qua các hình thức tổ chức sử dụng tài liệu để đưa các giá trị thông tin t tài liệu lưu trữ vào thực tiễn cuộc sống, nhằm thúc đẩy sự pha triển của xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. 1.1.1.4. Khái niệm tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ Ở nước ngoài, thuật ngữ tài liệu cá nhân, tài liệu gia đình, tài liệu dòng họ được định nghĩa t nhiều góc độ khác nhau: Theo trang web T điển Tâm lý học của Mỹ, tài liệu cá nhân là các tác 8
- phẩm, tài liệu, vật liệu được tạo ta bởi một cá nhân, bất cứ khi nào đánh giá tài liệu cá nhân có thể đưa ra kiến thức về đặc tính, đạo đức, quan điểm, niềm tin của cá nhân đó. Theo trang web chịu sự điều hành của HighBeam Research - thư viện số nổi tiếng ở Chicago, tài liệu cá nhân được định nghĩa là những tài liệu sử dụng trong khoa học xã hội, ghi lại một phần cuộc sống của bản thân họ. Tài liệu này bao gồm các tài liệu, nhật ký, tiểu sử, với nhiều loại hình khác nhau. Các tài liệu cá nhân nhằm mục đích phản ánh chủ quan của một đời người và có giá trị thông tin để nghiên cứu. Trong T điển “Thuật ngữ lưu trữ” xuất bản năm 1988 bằng Tiếng Anh và Tiếng Pháp. T điển định nghĩa “Tài liệu gia đình là tài liệu lưu trữ của một hay nhiều gia đình liên quan với nhau và của các thành viên gia đình đó, liên quan đến công việc riêng, nhất là quản lý tài sản và có thể liên quan đến các hoạt động công vụ của họ”. Còn tại Việt Nam, trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi gia đình, nhiều văn bản giấy tờ, tài liệu đã hình thành, phản ánh hoạt động và các quan hệ xã hội của t ng thành viên và cả gia đình. Xuất phát t nhu cầu tự thân, hầu hết các gia đình ở Việt Nam đã có ý thức lựa chọn và lưu giữ một số giấy tờ, tài liệu quan trọng. Cụm t “Tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ” được xuất hiện lần đầu tiên trong Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia năm 1982. Đến năm 1992, trong T điển Lưu trữ Việt Nam do Cục Lưu trữ nhà nước xuất bản: “Tài liệu xuất xứ cá nhân là tài liệu được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của một hoặc một nhóm người”. Theo PGS.TS Vũ Thị Phụng, Tài liệu lưu trữ nhân dân “Là t dùng để chỉ những tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cá nhân, gia đình, dòng họ; các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ các doanh nghiệp tư nhân (gọi chung là tổ chức tư nhân)... được các chủ sở hữu lựa chọn, tổ chức lưu giữ, bảo quản và sử dụng để phục vụ cho những nhu cầu, lợi ích của cá nhân, tổ chức”. 9
- Trên cơ sở các quan điểm trên, nhóm xây dựng định nghĩa về tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ như sau: Tài liệu cá nhân hay còn gọi là tài liệu xuất xứ cá nhân là toàn bộ tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động riêng của t ng người, chúng mang thuộc tính cá nhân, thuộc về cá nhân. Tài liệu gia đình, dòng họ là toàn bộ tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của một gia đình, dòng họ hoặc tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của nhiều cá nhân tiêu biểu trong một gia đình, dòng họ. 1.1.1.5. Khái niệm thương binh, liệt sĩ a). Khái niệm thương binh Theo Điều 19 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động t 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong số các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân; làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm. b). Khái niệm liệt sĩ Theo Khoản 1, Điều 11, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân 10
- được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này chết vì vết thương tái phát; người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định tại các khoản này. 1.1.2. Thành phần tài liệu Tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình thương binh liệt sĩ không chỉ phong phú về nội dung mà còn đa dạng về loại hình tài liệu. Trong lý luận của lưu trữ học có rất nhiều cách phân loại tài liệu như: Phân loại theo vật mang tin, phân loại theo nội dung. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu phân chia tài liệu cá nhân, gia đình thương binh liệt sĩ theo vật mang tin gồm các nhóm tài liệu như: tài liệu giấy, tài liệu nghe nhìn, tài liệu điện tử. 1.1.2.1. Nhóm tài liệu giấy a). Tài liệu tiểu sử Các tài liệu được lưu giữ trong gia đình để làm minh chứng về nhân thân của mỗi thành viên. Tài liệu tiểu sử bao gồm những tài liệu liên quan đến quá trình sinh ra cá nhân đó, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với t ng chủ thể cá nhân như: giấy khai sinh, giấy chứng nhận hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, sơ yếu lý lịch, giấy chứng nhận thương binh liệt sĩ, giấy xác nhận 11
- người có công với cách mạng, các quyết định công tác và các giấy tờ tuỳ thân khác.... b). Tài liệu sở hữu Tài liệu lưu trữ trong gia đình các thương binh, liệt sĩ được lưu giữ và sử dụng để minh chứng quyền sở hữu và là bằng chứng để giải quyết các vấn đề liên quan đến bản thân cá nhân đó. Bao gồm các loại giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu của cá nhân, gia đình thương binh liệt sĩ được Nhà nước chứng nhận và bảo vệ như: - Đối với thương binh: Giấy chứng nhận thương, bệnh binh; Giấy chứng nhận bị thương do thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp; Biên bản giám định thương tật; Quyết định về trợ cấp thương tật 1 lần đối với các trường hợp tỷ lệ thương tật t 5- 20%; Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật; Phiếu trợ cấp thương tật,…. - Đối với liệt sĩ: Giấy báo tử, thư chia buồn do thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên ký; Bằng “Tổ quốc ghi công”; Biên bản kiểm kê di vật và tiền riêng, Biên bản bàn giao hồ sơ và di vật, sơ đồ mộ chí do đơn vị cơ sở lập có xác nhận của cơ quan chính trị cấp trung đoàn và tương đương trở lên,….. Đây là những giấy tờ quan trọng, làm bằng chứng về quyền sở hữu trong quá trình giải quyết tranh chấp trong đời sống của cá nhân, gia đình thương binh liệt sĩ. c). Tài liệu về quá trình hoạt động của cá nhân thương binh, liệt sĩ Việc lưu giữ các tài liệu của các cá nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ giúp chúng ta hiểu được lịch sử hình thành và phát triển của mỗi cá nhân là thương binh, liệt sĩ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Không những vậy, tài liệu còn giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử của các gia đình thương binh liệt sĩ trên đất nước Việt Nam. Vì vậy, tài liệu về quá trình hoạt động của cá nhân là nhóm tài liệu đóng vai trò quan trọng. Nhóm tài liệu này sẽ phản ánh rõ nét những công lao đóng góp của các bệnh binh, thương binh, liệt sĩ đó trong quá trình chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ bao gồm các 12
- tài liệu như: Sổ sách ghi chép, thư t , nhật ký, các loại giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, huân huy chương... Các tài liệu này hình thành trong quá trình hoạt động, làm việc và chiến đấu của các cá nhân thương binh, liệt sĩ. Chúng phản ánh quá trình đó, thể hiện qua các kết quả và thành tựu đạt được. d). Tài liệu viết về cá nhân, gia đình thương binh liệt sĩ Nói đến tài liệu viết về cá nhân, gia đình thương binh liệt sĩ có không ít các bài viết nói đến vấn đề này. Trong cuộc đời mình, các cá nhân dù là tiêu biểu hay bình thường, đều có những đóng góp cho đất nước, cho xã hội, đơn vị, tổ chức nơi mình hoạt động, công tác. Có nhiều bài viết đánh giá, kh ng định những đóng góp, cống hiến của các cá nhân khi họ còn sống hay ngay cả khi họ đã qua đời. e). Tài liệu do cá nhân thương binh, liệt sĩ sưu tầm được Là những tài liệu không phải do cá nhân sản sinh ra, mà do cá nhân sưu tầm được (mua, được tặng, cho và được sở hữu một cách hợp pháp) trong quá trình sinh sống, làm việc và chiến đấu của mình như: sách, báo,… nó trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cho công việc, để giải trí hay trở thành vật kỷ niệm của cá nhân đó. 1.1.2.2. Nhóm tài liệu phim ảnh, ghi âm, ghi hình Bên cạnh khối tài liệu giấy là chủ yếu, tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình thương binh liệt sĩ còn bao gồm cả tài liệu nghe nhìn. Tài liệu nghe nhìn là tài liệu hình ảnh và âm thanh được ghi trên ảnh, phim điện ảnh, băng đĩa ghi âm, băng đĩa ghi hình bằng những phương tiện kỹ thuật nhiếp ảnh, điện ảnh, ghi âm,... Loại tài liệu này có đặc điểm truyền tải, tái hiện sự kiện, hiện tượng một cách hấp dẫn, sinh động, thu hút sự chú ý bằng âm thanh, hình ảnh. Tài liệu nghe nhìn bao gồm: băng, đĩa ghi âm, ghi hình, các bức ảnh, cuộn phim… Trong quá trình sinh sống, các cá nhân, gia đình thương binh liệt sĩ còn lưu giữ những bức ảnh với khoảnh khắc đáng nhớ trong quá trình hoạt động như ảnh chụp cùng đồng đội... Tài liệu phim hay ghi âm được hình thành ra nhằm ghi lại hình ảnh, âm thanh về các sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mọi cá 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2194 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam
66 p | 1910 | 507
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 924 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 674 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1697 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 704 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1489 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1199 | 80
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 519 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 396 | 60
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 332 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ: Đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn ở tỉnh Bạc Liêu
97 p | 74 | 8
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 134 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn