intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Elysale Elysale | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

76
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đặt trên cơ sở làm rõ lý luận về giáo dục đạo đức, khảo sát, đánh giá nhận thức về đạo đức lối sống của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Mã số:ĐTSV.2020.08 Chủ nhiệm đề tài: Trần Bá Nam Lớp: Đại học Chính trị học 18A Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. Ngô Văn Hùng Hà Nội, năm 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Mã số: ĐTSV.2020.08 Chủ nhiệm đề tài: Trần Bá Nam Thành viên tham gia: Phạm Mai Linh Nguyễn Thị Kim Dung Nguyễn Vũ Hoa Thiên Lớp: 1805CTHA & 1805CSCA Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. Ngô Văn Hùng Hà Nội, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm tôi. Các số liệu, biểu đồ, kết quả nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được trích dẫn đầy đủ theo quy định. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Trần Bá Nam
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài: “Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” nhóm tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Nội vụ Hà Nội để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này. Với tình cảm chân thành, nhóm tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với Khoa Khoa học Chính trị– Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Chúng em xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến thầy giáo, Ths. Ngô Văn Hùng – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để nhóm chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Tuy nhiên điều kiện về năng lực của nhóm nghiên cứu còn hạn chế, chuyên đề nghiên cứu khoa học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và những nhà nghiên cứu quan tâm đến đề tài để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Trần Bá Nam
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6 6. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 6 7. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 7 Chƣơng 1. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ..................................................................... 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm Đạo đức ............................................................................. 8 1.1.2. Khái niệm Giáo dục đạo đức ............................................................ 10 1.1.3. Khái niệm Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ................ 11 1.2. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ........................................................ 12 1.2.1. Hoàn cảnh ra đời bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.............. 12 1.2.2. Nội dung bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ........................... 15 1.3. Giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.......................................................................................................... 18 1.3.1. Vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên .......................... 18 1.3.2. Giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu nhân dân ........................................ 21 1.3.3. Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng tương lai ............................ 23 1.4. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ....................................................... 27
  6. 1.4.1. Góp phần tạo nên một đội ngũ cán bộ tương lai có trình độ văn hóa, có năng lực nhằm đáp ứng nhhu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Việt Nam hiện nay. ...................................................................................... 27 1.4.2. Giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên...................................................................................... 29 1.4.3. Giáo dục cho thế hệ sinh viên có nhận thức đúng và tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng .................................................................... 42 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 44 Chƣơng 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN.................................................... 45 2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.................................................. 45 2.1.1. Một số kết quả đạt được của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội................................................................... 55 2.1.2. Hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ....................................................................................... 60 2.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ........................... 62 2.2.1. Nguyên nhân của các kết quả đạt được trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. ............................. 62 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong giáo dục tư tưởng đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. ........................................... 63 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 66 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .............................................................................................................. 67 3.1. Đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. ................................................................................................ 67
  7. 3.2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về giáo dục đạo đức đáp ứng thời kì hội nhập .............................. 70 3.3. Giáo dục bằng việc nêu cao tấm gương người tốt việc tốt. .................... 77 Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 84 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 87 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 91
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ......................................................................................................................... 46 Biểu đồ 2.2. Những phẩm chất sinh viên cần rèn luyện theo đạo đức Hồ Chí Minh ................................................................................................................ 47 Biều đồ 2.3. Nhận thức của sinh viên về vai trò của đạo đức ......................... 52 Biểu đồ 2.4. Đặc điểm của sinh viên hiện nay ................................................ 54
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội NQ-TW Nghị quyết Trung ương GDP Tổng sản phẩm nội địa TCN Trước công nguyên QĐ-BGD&ĐT Quyết định- Bộ Giáo dục và đào tạo BNV-TCCB Bộ Nội vụ-Tổ chức cán bộ CĐNV Cao đẳng Nội Vụ HCTC Hành chính tổ chức CLB Câu lạc bộ CNTT Công nghệ thông tin GD&ĐT Giáo dục và đào tạo ĐNGV Đội ngũ giáo viên TNCS Sinh viên cộng sản CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa TSVM trong sạch vững mạnh VMTD vững mạnh toàn diện
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau cách mạng tháng tám năm 1945, Bác Hồ viết: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Chính vì thế, trong “Di chúc”, Người không quên căn dặn Đảng ta: bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Đối với thế hệ trẻ, lực lượng sinh viên sinh viên đóng một vai trò rất quan trọng. Đó là lực lượng có sức khỏe, có tri thức, có hoài bão, luôn khát khao vươn tới cái đẹp, dám nghĩ, dám làm, là lực lượng tiếp sức cho thế hệ đi trước, dìu dắt thế hệ đi sau. Sự chuyển đổi từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường và mở rộng hợp tác quốc tế đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức, nhân cách của sinh viên sinh viên. Bên cạnh sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hoá mới lành mạnh thì một số giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hoá truyền thống tốt đẹp bị xâm hại, mai một. Vì vậy, cùng với sự chủ động, tự giác xây dựng nền kinh tế thị trường và mở rộng hợp tác quốc tế, việc tăng cường giáo dục đạo đức mới nói chung và giáo đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nói riêng là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết, là chiến lược của Đảng để phát huy những ảnh hưởng tích cực, ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, nhân cách của sinh viên, giúp họ trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế thừa trung thành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 2019 là năm thực hiện phát động phong trào thực hiện 50 năm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội là một trong những ngôi trường đi tiên phong. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội chuyên đào 1
  11. tạo ra các nguồn nhân lực làm việc trong các cơ quan hành chính cấp xã, phường, huyện, tỉnh, trung ương và một số làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trường luôn tạo và hình thành tiếp cận những giá trị văn hóa lành mạnh theo định hướng, đường lối bắt kịp xu hướng của thời đại để góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự phát triển của thời đại làm nhiều giá trị truyền thống bị lu mờ lạc hậu không còn phù hợp trở thành bước cản đối với sự phát triển của sinh viên. Theo thực trạng của Trường thì trong giai đoạn hiện nay giới trẻ nói chung của trường và một phần giới trẻ của cả nước có 2 đặc điểm nổi bật đó là tính năng động , tính hướng ngoại. Tính hướng ngoại được hiểu là dễ tiếp thu cái mới và hấp thụ các ảnh hưởng ngoại lai. Hướng ngoại trong giai đoạn mở cửa hội nhập , ở giới trẻ xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường, phá cách, lệch chuẩn “gây sốc” cho xã hội được xem là xói mòn những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống như xăm trổ thời trang sành điệu thay cho những mái tóc dài đen nhánh. Mặt khác ảnh hưởng của nền văn hóa ngoại lai gây ảnh hưởng không đến việc tu dưỡng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. Họ sống thờ ơ, sống buông thả và tiếp cận nhanh cá văn hóa phẩm độc hại, những tư tưởng đạo đức sai lệch chính điều này là một bất lợi lớn cho sinh viên đang sống và học tập rèn luyện tại Trường. Thêm vào đó còn một số nguyên nhân ngoài tác động như những vấn đề bất ổn về kinh tế, chính trị khiến cho phàn lớn sinh viên không có động lực phấn đấu, thiếu cảm hứng sống, thiếu sựu tự tin, thiếu kiến thức. Xuất phát từ những nguyên nhân , lý do trên nhóm sinh viên chúng tôi lựa chọn đề tài : “Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam nói chung và cho đối tượng sinh viên các trường Đại học nói riêng là công tác được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận văn luận án, hội thảo về giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu như: 2
  12. 2.1. Về sách - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh (2019): 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019), Nxb Thông Tấn, Hà Nội. - Vũ Khiêu (1974): Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Văn Sáu (06/2008): Giá Trị Cơ Bản Về Tư Tưởng, Đạo Đức Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân, Thăng Long. - Bùi Công Đính (2009): Nguồn sáng Hồ Chí Minh, Nxb Sinh viên,Hà Nội. - Nguyễn Văn Tùng(1999): Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục sinh viên, Nxb Thanh niên, Hà Nội. - TS. Đoàn Nam Đàn (2008): Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu vô cùng phong phú cung cấp luận cứ khoa học xoay quanh vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên. Đó không chỉ là những cơ sở lý luận phù hợp cho hoạt động NCKH mà còn cung cấp cho giảng viên và sinh viên nghiên cứu học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2.2. Về báo, tạp chí, bài viết trên Internet - PGS Trần Thành – Lê Quang Hoan (số 1/2000): Hồ Chí Minh với vấn đề nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH, Tạp chí nghiên cứu lý luận. Các tác giả đã khái quát một số nội dung có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh về vấn đề con người như giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xây dựng CNXH, đạo đức cách mạng,… - Trương Gia Long (2003): Định hướng giá trị giáo dục trong sinh viên hiện nay,Tạp chí Cộng sản. - TS. Nguyễn Thị Thanh ( số 3/2010): Tư tưởng hồ Chí Minh về sinh viên và công tác sinh viên, Tạp chí Lý luận chính trị. - Song Thành (2005): Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức-một nguyên trắc cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,Tạp chí cộng sản. 3
  13. Các bài viết trên đã luận bàn một số vấn đề xoay quanh việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ở nước ta. Qua đó, các bài viết đã chỉ ra nguyên nhân của việc suy thoái đạo đức trong sinh viên và chỉ ra định hướng giáo dục đạo đức sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay ở nước ta. 2.3. Về luận văn, luận án,đề tài khoa học Trần Minh Đoàn (2002): Giáo dục đạo đức cho sinh viên học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Hoàng Thị Ngọc Minh (2014): Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên thành phố Hà Nội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học. Đinh Ngọc Quý (2006): Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học. Trần Thị Phúc An (2006): Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội và thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học. Nguyễn Ngọc Long (2001): Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lương Thị Thúy Nga (2019): Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. PGS.TS Phạm Hồng Chương (2009): Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên, thiếu niên, đề tài khoa học cấp Bộ (B09-20), Viện Hồ Chí Minh, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài này đi sâu nghiên cứu, làm rõ nội dung, phương thức, phương châm giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên , thiếu niên và từ đó đã đưa ra những phương thức cụ thể về giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh thiếu niên hiện nay. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Giang ( 2008): Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên ở nước ta hiện nay, Hà Nội. Các luận văn, luận án trên đã cung cấp cơ sở lý luận phong phú, toàn diện 4
  14. về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho luận văn. Tuy nhiên, các luận văn, luận án trên chưa nghiên cứu việc giáo dục đạo đức gắn liền với thực hiện cuộc vận động “50 năm thực hiện Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh”. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục tiêu: Đề tài đặt trên cơ sở làm rõ lý luận về giáo dục đạo đức, khảo sát, đánh giá nhận thức về đạo đức lối sống của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, chỉ ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề đề tài cần tiếp tục nghiên cứu. Nêu lên một số khái niệm cơ bản liên quan để định hướng nghiên cứu, hệ thống hóa, khái quát hóa nội dung đạo đức Hồ Chí Minh. Phân tích, làm rõ nội dung giáo dục đạo đức theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho sinh viên, từ sự cần thiết phải giáo dục đạo đức theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Vận dụng nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Dự báo những nhân tố tác động đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên và yêu cầu đặt ra trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh . Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 5
  15. Đối tượng nghiên cứu của đề tài “ giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” là: sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Không gian: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Thời gian: từ năm 2019 đến năm 2020. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Công trình nghiên cứu thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng về giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai, công trình nghiên cứu còn sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học như: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: sử dụng phương pháp logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa... Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: phương pháp tiếp cận lịch sử và logic, phương pháp phỏng vấn,điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp xử lý thông tin,… 6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về việc giáo dục đạo đức cho sinh viên dựa trên Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. Đánh giá nhứng tác động của việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên với điều chỉnh nhận thức, hành vi của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. Đưa ra nguyên nhân của các thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại. 6
  16. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hay thanh thiếu niên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Một số cơ sở lý luận khoa học cho việc đổi mới giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ cái viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo , đề tài gồm 3 chương 10 tiết: Chƣơng 1. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Chƣơng 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 7
  17. Chƣơng 1. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm Đạo đức Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại. Theo Phương Tây, danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lề thói, ( moralis) nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa. Còn “luân lý” thường xem như đồng nghĩa với “ đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là ạthicos nghĩa là lề thói, tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói, tập tục và biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm moral là đạo đức, còn Ethicos là đạo đức học. Theo Phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo đức của họ. Đạo là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái niệm đạo đức vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội. Khái niệm Đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói, đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc đó cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo[17, tr.7,8] . Theo Giáo trình đạo đức học Mác Lênin, ngày nay đạo đức được định nghĩa rằng: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi 8
  18. niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Theo Từ điển Tiếng Việt, đạo đức được hiểu là: Những tiêu chuẩn, yêu cầu được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội; Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có . Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức: “Đạo đức” có thể hiểu theo ba nghĩa: rộng, hẹp và rất hẹp. Theo nghĩa rộng: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó còn người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu bản chất, giá trị của con người trong các mối quan hệ xã hội. Theo nghĩa hẹp: Đạo đức là các quy tắc, chuẩn mực dùng để điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống. Theo nghĩa rất hẹp: Đạo đức là những hành vi, hành động cá nhân thể hiện quan niệm của cá nhân đối với xã hội và đối với người khác, thể hiện lương tâm hoặc bổn phận cá nhân trong những hoàn cảnh đặc thù không lặp lại. Trên cơ sở đó khai thác từ ba khía cạnh trên. Hồ Chí Minh tập trung bàn nhiều về đạo đức theo nghĩa hẹp với ba mối quan hệ cơ bản của mỗi con người (với mình, với người, với việc). Từ những phân tích trên, có thể khái quát: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm một hệ thống những quy tắc, chuẩn mực và thang giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng và toàn xã hội cho phù hợp với lợi ích của con người và sự tiến bộ của xã hội. [54] Như vậy, đạo đức không phải có sẵn mà được hình thành từ khi có xã hội loài người và tồn tại cùng loài người.Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội, mà tồn tại xã hội luôn luôn vận động và phát triển nên hệ thống các quy tắc và chuẩn mực đạo đức có tính lịch sử. Tuy nhiên, nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức như chân, thiện, mỹ có ý nghĩa nhân loại và tồn tại phổ biến trong nhiều xã hội khác nhau. [38, tr.28] 9
  19. 1.1.2. Khái niệm Giáo dục đạo đức Để hiểu được nội hàm khái niệm “Giáo dục đạo đức”, trước hết cần hiểu khái niệm “Giáo dục”. Theo Từ điển Tiếng Việt:Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Giáo trình Giáo dục học đại cương cho rằng: “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã hội của các thế hệ loài người…” [53,tr.9]. Qua các định nghĩa trên, cho ta thấy: Xét về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức, tác động vào đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng, xây dựng tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội thừa nhận. Xét về mặt phạm vi, giáo dục được hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau: Giáo dục theo nghĩa rộng là giáo dục xã hội, là hoạt động có mục đích của xã hội, với nhiều lực lượng giáo dục, tác động có hệ thống, có kế hoạch đến con người để hình thành những phẩm chất nhân cách; theo nghĩa hẹp, giáo dục là giáo dục trong nhà trường, là quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch, theo quy trình chặt chẽ của các nhà sư phạm trong nhà trường nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và thái độ, xây dựng nhân cách theo mong muốn của xã hội; theo nghĩa rất hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất cụ thể, thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu. [38, tr.31] Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình phát triển và hoàn thiện của mỗi con người, nhưng có thể khẳng định, giáo dục là yếu tố chủ yếu nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên” [21, tr.413] Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức là một quá trình tác động vào con người để hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở con người. Người đã từng nói về việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây 10
  20. dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” ” [34, tr.612]. Bản chất của giáo dục đạo đức là một quá trình tổ chức, hướng dẫn, kích thích hoạt động tích cực của người được giáo dục, giúp họ nhận thức được nội dung của các giá trị đạo đức, từ đó, hình thành nên hệ thống thái độ và hành vi của cá nhân, phù hợp với chuẩn mực, giá trị đạo đức của cộng đồng và xã hội. Giáo dục đạo đức góp phần nâng cao khả năng nhận thức các giá trị, chuẩn mực đạo đức cho mỗi người thông qua việc chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động. Giáo dục đạo đức nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống và góp phần tạo ra những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới. Đồng thời, giáo dục đạo đức góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lại những biểu hiện suy thoái về đạo đức, các hiện tượng phi đạo đức, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, quan niệm đạo đức lạc hậu đang diễn ra trong đời sống, xã hội. Giáo dục đạo đức còn góp phần vào việc truyền lại cho thế hệ sau những chuẩn mực, giá trịđạo đức truyền thống mà các thế hệ đi trước đã dày công xây dựng và gìn giữ. Bằng con đường giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng sẽ góp phần hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho mỗi con người. Như vậy, giáo dục đạo đức được hiểu là sự tác động một cách tích cực của chủ thể đến đối tượng giáo dục để hình thành trong họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức và thông qua sự tác động này, đối tượng giáo dục tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện những phẩm chất đạo đức, năng lực phù hợp yêu cầu đề ra. [38, tr.32] 1.1.3. Khái niệm Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Sinh viên là những người đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng, là lứa tuổi có sự trưởng thành nhất định về mặt sinh học, tâm lý và xã hội.Việc giáo dục cho sinh viên, trong đó có giáo dục đạo đức nhằm hình thành nhân cách và chí hướng cho sinh viên là rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở phân tích nội hàm khái niệm “Giáo dục đạo đức” và “Đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhóm tác giả bước đầu đưa ra khái niệm: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là quá trình giáo dục thường xuyên, tích cực nội dung tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua các 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0