Đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
lượt xem 18
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là phân tích các kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách XDNTM tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong quá trình thực hiện chính sách XDNTM ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH Mã số đề tài: ĐTSV.2020.04 Chủ nhiệm đề tài : Phạm Quân Nhu Lớp : 1705CSCA Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Tô Trọng Mạnh Hà Nội, 2020
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH Mã số đề tài: ĐTSV.2020.04 Chủ nhiệm đề tài : Phạm Quân Nhu - 1705CSCA Thành viên tham gia : Hạng Thìn Long - 1705CSCA Lê Thị Phƣơng Dung - 1705CSCA Trƣơng Thị Hoa - 1705CTHA Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Tô Trọng Mạnh Hà Nội, 2020
- LỜI CẢM ƠN Là sinh viên năm ba được làm bài nghiên cứu khoa học liên quan đến chuyên ngành mình học chúng em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Nhưng để hoàn thành bài nghiên cứu này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của bản thân, mà quan trọng hơn nữa đó là sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn, sự giúp đỡ động viên của gia đình và bạn bè. Trong quá trình làm bài nghiên cứu, chúng em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy Tô Trọng Mạnh, thầy luôn dành thời gian để chỉ cho chúng em những kiến thức cần thiết, những tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ quý báu của thầy. Đồng thời chúng em xin cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường, nhất là các thầy cô trong Khoa Khoa học Chính trị đã giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, với lượng kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và những nhà nghiên cứu quan tâm đến đề tài. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
- DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CLB Câu lạc bộ 2 HDND Hội đồng nhân dân 3 MTTQ Mặt trận tổ quốc 4 THCS Trung học cơ sở 5 THPT Trung học phổ thông 6 TNCS Thanh niên Cộng Sản 7 XDNTM Xây dựng nông thôn mới 8 UBND Uỷ ban nhân dân
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: .................................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu : .............................................................................. 4 6. Giả thuyết nghiên cứu: .................................................................................... 5 7. Đóng góp mới của đề tài: ................................................................................ 5 8. Cấu trúc của đề tài........................................................................................... 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH................................................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản.............................................................................. 7 1.1.1. Nông thôn, nông thôn mới ........................................................................ 7 1.1.2. Chính sách, chính sách xây dựng nông thôn mới ..................................... 8 1.1.3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh .............................................. 12 1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn thanh niên trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ........................................................................... 13 1.3. Vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ................................................................. 15 1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .............................. 15 1.3.2 Vai trò của Đoàn thanh niên trong tham gia thông tin, truyền thông về xây dựng nông thôn mới. .................................................................................. 17 1.3.3 Vai trò tham gia ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựng nông thôn mới ...... 17 1.3.4 Đoàn thanh niên tham gia quy hoạch xây dựng nông thôn mới. ............. 18
- Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 19 Chƣơng 2. ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH 20 2.1. Giới thiệu về tổ chức Đoàn thanh niên huyện Ý Yên................................ 20 2.2. Thực trạng hoạt động của Đoàn thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ............................. 23 2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ................................................................................................... 23 2.2.2 Công tác phổ biến tuyên truyền chính sách nông thôn mới. ................... 30 2.2.3. Công tác phân công phối hợp thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .................................................................................................................... 36 2.2.4 Công tác đôn đốc, theo dõi kiểm tra thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ............................................................................................................ 37 2.2.5 Công tác đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ................................................................. 39 2.3. Đánh giá vai trò của Đoàn thanh niên trong quy trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên........................................................ 42 2.3.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của huyện Đoàn Ý Yên.............................................................................. 42 2.3.2 Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của huyện đoàn Ý Yên ..................................... 48 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 53 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH .................................... 54 3.1. Định hướng về vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trong những năm tới ................................................. 54 3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ......................................................... 57
- 3.2.1. Nâng cao trình độ, nhận thức của Đoàn viên, thanh niên ....................... 57 3.2.2. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ Đoàn ...................................... 58 3.2.3. Đẩy mạnh công tác chuyển dịch cơ cấu, nâng cao kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ................................................................................................... 60 3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ................................................................................................... 60 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 62 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 63 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 67 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 69
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Một là, vị trí của Đoàn thanh niên: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ra đời từ mùa xuân của Đảng, của dân tộc, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu lãnh đạo, rèn luyện. Trải qua hơn 80 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với dân tộc, là lực lượng xung kích cách mạng, sẵn sàng đón nhận mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ; thực sự là tổ chức hạt nhân chính trị của thanh niên Việt Nam; là đội dự bị tin cậy của Đảng, của nhân dân, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam. Tiếp nối truyền thống hào hùng, dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, trong những năm qua, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong thanh niên được phát hiện, tôn vinh, góp phần tạo dựng hình ảnh đẹp về lớp thanh niên Việt Nam thời kỳ mới. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục có bước phát triển, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm với thanh thiếu nhi và có đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của đất nước. Hai là, xuất phát từ vai trò của đoàn thanh niên trong thực hiện chính sách XDNTM: Trong thời gian qua, cùng với giảm nghèo bền vững, XDNTM là một trong hai chương trình mục tiêu quốc gia ở Việt Nam hiện nay. Nghị quyết số 26 NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục tiêu “XDNTM” có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; Đoàn Thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Chính phủ đã ra các văn bản: Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010 về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2016 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây 1
- dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020… Qua thực tế XDNTM ở các địa phương, có thể thấy Đoàn Thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng trong vận động nhân dân tổ chức XDNTM ở mỗi địa phương. Địa phương nào phát huy được vai trò, thực hiện tốt chức năng của Đoàn Thanh niên trong XDNTM thì địa phương đó nhanh chóng đạt được các mục tiêu và mang lại hiệu quả, tính bền vững của nó. Ngược lại, nơi nào vai trò của Đoàn Thanh niên không được chú trọng và phát huy thì nơi đó không đạt các mục tiêu và hiệu quả của việc thực hiện chương trình XDNTM không cao, còn nhiều bất cập. Thực tiễn đã đặt ra những vấn đề cần có lời giải đáp như: Đoàn Thanh niên đang có vai trò gì và được thể hiện như thế nào trong XDNTM? Làm thế nào để phát huy được vai trò của Đoàn Thanh niên trong XDNTM? Mặt khác, trong những năm qua, việc nghiên cứu về đổi mới, hoàn thiện tổ chức đoàn, nhất là Đoàn Thanh niên ở nước ta cũng đã có những bước tiến đáng kể. Không những vậy, việc xây dựng hoàn thiện tổ chức đoàn còn là một trong những nhiệm vụ cần thiết nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của Đoàn Thanh niên trong XDNTM cũng là một cách tiếp cận góp phần làm rõ hơn vai trò, chức năng của Đoàn Thanh niên trong thời gian tới. Vì vậy, việc xây dựng và phát huy vai trò, chức năng của đoàn thanh niên ở nông thôn đang được đặt ra cấp thiết, nhằm hướng đến vừa phải đảm bảo theo mô hình đô thị vừa mang tính đặc trưng ở khu vực nông thôn. Ba là, thực trạng việc phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong thực hiện chính sách XDNTM: Đoàn Thanh niên ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong XDNTM vừa có đặc điểm chung và có tính đặc thù riêng so với các địa phương khác. Không những vậy mục tiêu yêu cầu của XDNTM ở Ý Yên, tỉnh Nam Định luôn phải gắn bó chặt chẽ với quá trình đô thị hóa. Trong khi đó, không ít các xã, huyện phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới đều có xuất phát điểm rất thấp. Thêm nữa, tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới cũng được nâng lên với nhiều tiêu chí rất cao, trong đó có tiêu chí tỉ lệ hộ nghèo và thu nhập trung bình của người dân…Thực tế này đặt ra yêu cầu khách quan là cần phải quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu bởi các khoa học, trong đó có Chính trị học. Mặc dù Nam định là địa 2
- phương đang dẫn đầu thực hiện được coi là mô hình thí điểm của cả nước trong XDNTM, song, đạt chuẩn không đồng nghĩa với việc chỉ duy trì, mà hơn thế là phải nâng cao chất lượng nông thôn mới. Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định nói riêng và cả nước nói chung đã và đang tích cực triển khai chương trình XDNTM theo 19 tiêu chí mà Chính phủ ban hành. Đóng góp vào sự thành công này có vai trò to lớn của Đoàn Thanh niên trên địa bàn với tư cách là những người hướng dẫn, động viên, thực hiện, cùng các tổ chức toàn thể nhân dân tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới. Từ những lý do trên, chúng em lựa chọn đề tài “Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Ở nước ta, việc triển khai thực hiện chính sách XDNTM được tiến hành đồng bộ trong cả nước. Vấn đề này cũng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các bài viết trên tạp chí và nhiều luận văn, luận án cũng đã nghiên cứu về vấn đề này với nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau: “Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Đắc Cường; “Nghiên cứu sự tham gia của Đoàn thanh niên vào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hải Phòng” của tác giả Phan Thị Hồng Nhung năm 2014; “Vai trò của Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” của tác giả Nguyễn Mạnh Tùng năm 2015; “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đổi mới ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Tô Huy Rứa (2011); “Xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” của tác giả Thanh Tân (2011); “Một số khó khăn khi xây dựng nông thôn mới và giải pháp khắc phục” của tác giả Bùi Hải Thắng;… Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng cho việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta. Tuy nhiên, các công trình 3
- ấy không đi sâu vào nghiên cứu vai trò của Đoàn thanh niên trong thực hiện chính sách XDNTM cho đoàn viên, thanh niên huyện Ý Yên. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục tiêu của đề tài Đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách XDNTM tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách XDNTM. - Khảo sát thực trạng thực hiện vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách XDNTM trên huyện Ý Yên - Phân tích các kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách XDNTM tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định - Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong quá trình thực hiện chính sách XDNTM ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định - Phạm vi: + Phạm vi về không gian: tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định + Phạm vi về thời gian: 05 năm (Từ năm 2015 cho đến 2020). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu : Đề tài sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nhằm thu thập các thông tin liên quan đến phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên với tư cách là tổ chức vận động thực hiện thúc đẩy hoạt động XDNTM. Đoàn Thanh niên ở huyện Ý Yên chỉ có thể thực hiện tốt chức năng của mình trong 4
- XDNTM khi có sự đồng bộ, tương thích giữa các yếu tố tạo nên; cũng như có mối quan hệ tương thích với môi trường bên ngoài. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài, gồm các công trình nghiên cứu; báo cáo, số liệu thống kê của chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Đó là các văn bản báo cáo về Đoàn Thanh niên, sự tham gia của người dân trong XDNTM; các công trình nghiên cứu bàn về Đoàn Thanh niên, XDNTM thông qua các sách chuyên khảo, bài viết tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án khoa học, các hội thảo trong nước, quốc tế. 6. Giả thuyết nghiên cứu: Vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Đề tài nghiên cứu đưa ra được những giải pháp hợp lý sẽ đẩy nhanh việc thực hiện chính sách XDNTM một cách hiệu quả. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của Đoàn thanh niên với các vấn đề xã hội và chính sách công. 7. Đóng góp mới của đề tài: - Về mặt lý luận: + Góp phần làm sáng rõ những luận cứ khoa học cho việc phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách XDNTM ở Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Góp phần đưa ra lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng Đoàn Thanh niên, phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách XDNTM ở huyện Ý Yên. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập và hoạt động thực tiễn liên quan đến chính sách XDNTM và xây dựng Đoàn Thanh niên ở Việt Nam. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung của 5
- đề tài được thể hiện qua 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Đoàn thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Chương 2: Đoàn thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định 6
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Nông thôn, nông thôn mới Nông thôn là nơi ở, nơi cư trú của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chủ yếu là nông dân. Nông thôn là nơi nền sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Hay, nói cách khác, Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các cấp tỉnh, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76,5%.[1] Con số đó những năm trước còn lớn hơn nhiều. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội. Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp. Đồng thời, phát triển sản xuất toàn diện về nông – công nghiệp và dịch vụ. Người dân có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất – tinh thần của người dân được nâng cao. Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc trưng sau: (1) Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; (2) Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; (3) Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; (4) An ninh tốt, quản lý dân chủ (5) Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao. 7
- 1.1.2. Chính sách, chính sách xây dựng nông thôn mới - Chính sách Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định.[4, tr14] Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức. - Chính sách là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị chung. Dựa vào đường lối chính trị chung, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền mà người ta định ra chính sách. - Chính sách là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật. Hay nói cách khác, pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách. Có thể có chính sách chưa được luật pháp hóa (thể chế hóa), hoặc cũng có thể không bao giờ được luật pháp hóa vì nó không được lựa chọn để luật pháp hóa khi không còn phù hợp với tư tưởng mới hay sự thay đổi của thực tiễn. Nhưng sẽ không có pháp luật phi chính sách hay pháp luật ngoài chính sách. Theo nghĩa đó, chính sách chính là linh hồn, là nội dung của pháp luật, còn pháp luật là hình thức, là phương tiện thể hiện của chính sách khi nó được thừa nhận, được “nhào nặn” bởi “bàn tay công quyền”, tức là được ban hành bởi nhà nước theo một trình tự luật định. - Chính sách „thiết kế sự lựa chọn quan trọng nhất đã được làm ra thực thi‟, đối với các tổ chức, cũng như đời sống cá nhân (Lasswell 1951). Điểm lưu ý ở đây là, chính sách phải là quyết định đã được lựa chọn thực hiện, không phải một dự định; - Chính sách là một chuỗi tập hợp những hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề (Anderson 1984); - Chính sách là những gì mà chính phủ làm, lý do làm, và sự khác biệt nó tạo ra (Dye 1972); - Chính sách là những gì mà chính phủ làm, hoặc bỏ qua không làm (Klein 8
- & Marmor 2006); - Chính sách là một hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm sử dụng nguồn lực để thúc đẩy một giá trị ưu tiên (Considine 1994); - Chính sách là một công việc được thực hiện liên tục, bởi những nhóm hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt giá trị họ theo đuổi (Considine 1994); - Chính sách là quá trình mà một xã hội tạo ra và quyết định có tính bắt buộc những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không (Wheelan 2011); - Chính sách là một phần của khung khổ các ý kiến, mà qua đó, chúng ta được điều chỉnh bởi một cách thức hợp lý, giữa các khía cạnh đa chiều của cuộc sống (Colebatch 2002). Chính sách bao hàm các thuật ngữ “chính” và “sách”. Chính trong khái niệm chính sách là muốn nói tới phương pháp của các cá nhân, nhóm trong cộng đồng quốc gia (chủ thể) thực hiện các mục tiêu, như khoa học, văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội (khách thể); còn sách là muốn nói tới mục tiêu hướng tới của các chủ thể. Giữa phương pháp (chính) và mục tiêu (sách) là tồn tại thực thể (bản chất) hay nguyên tắc thực hiện mục tiêu. Theo đó, chính sách biểu hiện ở mô hình có cấu trúc cơ bản là: xác định mục tiêu và phương pháp, nguyên tắc thực hiện. Từ những khái niệm nêu trên có thể hiểu một cách chung nhất: chính sách là một tập hợp các biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội.[16, tr29] - Chính sách xây dựng nông thôn mới Chính sách xây dựng nông thôn mới là chính sách gồm 19 tiêu chí, nhóm Quy hoạch có 1 tiêu chí (1- Quy hoạch); nhóm Hạ tầng kinh tế - xã hội có 8 tiêu chí (2- Giao thông; 3- Thủy lợi; 4- Điện; 5- Trường học; 6- Cơ sở vật chất văn hóa; 7- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8- Thông tin và truyền thông; 9- Nhà ở dân cư); nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất có 4 tiêu chí (10- Thu nhập; 11- Hộ 9
- nghèo; 12- Lao động có việc làm; 13- Tổ chức sản xuất); nhóm Văn hóa - Xã hội - Môi trường có 6 tiêu chí (14- Giáo dục và Đào tạo; 15- Y tế; 16- Văn hóa; 17- Môi trường và an toàn thực phẩm; 18- Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19- Quốc phòng và an ninh). Trong đó, tiêu chí giao thông gồm các nội dung: Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính kết nối của hệ thống giao thông trên địa bàn. Về thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020, chỉ tiêu chung là từ 45 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 36 triệu đồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng là từ 50 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 41 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ là từ 59 triệu đồng/người trở lên; Đồng bằng sông Cửu Long là từ 50 triệu đồng/người trở lên. Còn về tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, chỉ tiêu chung là từ 6% trở xuống. Chỉ tiêu theo vùng đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc là từ 12% trở xuống; vùng Đồng bằng sông Hồng từ 2% trở xuống; vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ từ 5% trở xuống; Tây Nguyên từ 7% trở xuống; vùng Đông Nam Bộ từ 1% trở xuống và Đồng bằng sông Cửu Long từ 4% trở xuống. Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm gồm các nội dung: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định; tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch; chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định; tỷ lệ hộ có 10
- nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật có 6 nội dung: Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh"; tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên; xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định; đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng quản lý nhà nước, ban hành hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan, quy định cụ thể đối với các nhóm xã phù hợp với điều kiện đặc thù, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan để ban hành cẩm nang, tài liệu hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 cho các địa phương; nghiên cứu, chỉ đạo thí điểm các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu; đề xuất các tiêu chí nâng cao chất lượng đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí xây dựng mô hình xã nông thôn mới kiểu mẫu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. - Một số văn bản luật trong chương trình xây dựng nông thôn mới: Thông tư 04/2019/TT-BNNPTNT; Quyết định 1600/QĐ-TTg; Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BTN&MT; Quyết định 4072/QĐ-BNN-VPĐP của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Nghị định số 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ; 11
- Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014; Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/03/2017;… 1.1.3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều 44 khẳng định: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam; là lực lượng xung kích cách mạng; là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam. Theo Luật Thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên; tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng. Phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Theo điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X, Đoàn là tổ chức chính trị xã hội của Đoàn Thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện, Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. [11, tr.3] Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ. Nhiệm vụ của Đoàn không chỉ tham gia các hoạt động chính trị mà còn tham gia các công tác xã hội (công tác 12
- từ thiện nhân đạo, công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, phòng chống ma túy, mại dâm...). Đoàn luôn tổ chức, tập hợp các thanh niên tiên tiến trong mọi thành phần kinh tế xã hội, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, thành phần xuất thân, được học tập và tán thành điều lệ đoàn, tự nguyện sinh hoạt trong một cơ sở Đoàn. 1.2. Nhân tố ảnh hƣởng đến vai trò của Đoàn thanh niên trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới Thu nhập bình quân của thanh niên nâng lên rõ rệt, bản thân đoàn viên, thanh niên các hộ gia đình có thanh niên làm chủ giảm dần qua từng năm các chỉ tiêu kinh tế cơ bản thể hiện thái độ tích cực các cấp đoàn từ huyện đến thôn/xóm trong việc tìm ra phương hướng, chính sách và giải pháp cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Ý Yên, các vấn đề xã hội được giải quyết cũng góp phần thúc đẩy việc hoàn thiện chính sách, phát huy nội lực cải tạo xã hội. Đoàn thanh niên cùng các đoàn thể đoàn kết thống nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đã tích cực đổi mới tư duy, lựa chọn đúng khâu đột phá, thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ chế, chính sách không ngừng được hoàn thiện, có sức thu hút đầu tư, khơi dậy được tiềm năng, lợi thế và động viên các nguồn lực trong đoàn viên, thanh niên để phát triển. Tuy vậy: các vấn đề trong đời sống kinh tế xã hội gắn liền với đoàn viên, thanh niên chưa được giải quyết thấu đáo như: sản phẩm nông nghiệp chủ lực, thương hiệu sản phẩm mà thanh niên tạo ra chưa có sức cạnh tranh trên thị trường, công nghiệp nông thôn, quy mô hiệu quả doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hiệu quả kinh tế nông nghiệp, xử lý và giải quyết vấn đề môi trường nông thôn, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở những nơi khó khăn,…những mặt trên vừa là kết quả các chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian vừa qua, vừa là cơ sở thực tiễn định hướng cho quá trình thực hiện chính sách sắp tới. Ý thức chính trị và năng lực điều hành trong thực hiện chính sách của huyện đoàn, đội ngũ cán bộ đoàn từ cấp huyện đến cấp xã là nhân tố thành công chính của chính sách. Đoàn viên với các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, xóa đói giảm 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5311 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2189 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1932 | 221
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1697 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 701 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng nhân sự và một số giải pháp cải thiện công tác quản lí nhân sự tại một số doanh nghiệp da giày ở Hải Phòng – nghiên cứu điển hình tại công ty TNHH Đỉnh Vàng
102 p | 516 | 97
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 311 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo lái xe tại doanh nghiệp taxi – nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần Vũ Gia
78 p | 237 | 65
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 727 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương tại Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu – Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hải Phòng
87 p | 196 | 47
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 328 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm muối của huyện Cam Ranh và Ninh Hòa – nghiên cứu tình huống tại công ty TNHH muối Khánh Vinh
79 p | 184 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 291 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 274 | 27
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn