intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học "Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)"

Chia sẻ: Nguyễn Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

740
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư dài hạn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm… của các quốc gia trong đó có các nước đang phát triển. Vì vậy, thông qua dòng vốn FDI, các quốc gia đang phát triển nói chung và khu vực Châu Á nói riêng nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu đáng kể và trở thành một trong những vùng kinh tế năng động, đầy hứa hẹn trên bản đồ thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học "Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)"

1<br /> <br /> TÓM TẮT ĐỀ TÀI<br /> Lý do chọn đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư dài hạn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm… của các quốc gia trong đó có các nước đang phát triển. Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến nay, hoạt động đầu tư nước ngoài đã có những biến đổi sâu sắc. Xu hướng chung là ngày càng tăng lên về số lượng, quy mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và sự tập trung ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia(MNE). Các MNE kiểm soát gần 90% vốn FDI trên thế giới, điều này phản ánh xu thế tham gia tích cực hơn của các nước vào quá trình toàn cầu hoá, liên kết và hợp tác quốc tế. Vì vậy, thông qua dòng vốn FDI, các quốc gia đang phát triển nói chung và khu vực Châu Á nói riêng nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu đáng kể và trở thành một trong những vùng kinh tế năng động, đầy hứa hẹn trên bản đồ thế giới. Riêng tại Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua, FDI giữ vai trò then chốt trong trong sự nghiệp thúc đẩy công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, sau khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế vẫn chưa kịp phục hồi dẫn đến dòng vốn FDI toàn cầu sụt giảm đáng kể. Theo báo cáo về đầu tư xuất bản ngày 24/1/2013 của Cơ quan Liên Hợp Quốc về đầu tư và thương mại(UNCTAD) cho biết năm 2012 thế giới ghi nhận con số 1.300 tỷ USD vốn FDI được luân chuyển toàn cầu, đã giảm so với con số 1.600 tỷ của năm 2011. Và tình hình năm 2013 cũng không mấy khả quan, vẫn quay quanh ngưỡng của năm trước đã tạo nên một ―cuộc đua‖ FDI ngày càng trở nên khắc nghiệt. Những vấn đề này đặt ra câu hỏi làm thế nào để thu hút FDI và ― sử dụng vốn ngoại‖ một cách hiệu quả ở các nước đang phát triển? Để trả lời cho câu hỏi này, hàng loạt các bài nghiên cứu ra đời và không ít bài nghiên cứu trong số đó như một cuộn băng tua chậm giúp ta có cái nhìn ban đầu về tác động của các nhân tố lên dòng vốn FDI. Như nghiên cứu của Garibaldi và cộng sự(2002) tại 26 nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu cho ra kết quả hồi quy FDI được giải thích tốt bởi các nhân tố cơ bản của nền kinh tế như sự ổn định của kinh tế vĩ mô, mức độ cải cách nền kinh tế, tự do hoá thương mai, tình trạng quan liêu của chính phủ mà tiêu biểu là vấn nạn tham nhũng ở các nước nhận đầu tư. Hay nghiên cứu của Pravakar<br /> <br /> 2 Sahoo (2006) tại các nước Nam Á trong giai đoạn 1975- 2003, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanka nhân thấy các nhân tố như quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động, chỉ số cơ sở hạ tầng và mức độ mở cửa thương mại có tác động lên FDI. Tuy nhiên, nhìn chung những bài nghiên cứu hầu như tập trung vào đi sâu phân tích những vấn đề cụ thể, rất riêng về một khía cạnh nào đó, chưa cung cấp một bức tranh toàn diện về mối quan hệ giữa những thể chế phi chính thức của các quốc gia, đó là những thể chế phản ánh quan điểm của người dân với các quy tắc và chuẩn mực đã được hệ thống hoá tạo thành những thể chế chính thức như kinh tế, chính trị… Thứ hai, có rất ít các nghiên cứu diễn ra trên một loạt các thể chế chính thức và phi chính thức cũng như cung cấp các kết quả bao quát về những thể chế khác nhau thì tác động khác nhau đến dòng vốn FDI đổ vào như thế nào hay nói cách khác, loại hình thể chế nào thu hút hoặc không thu hút FDI? Nhận thấy được điều này cộng với nhu cầu thu hút vốn FDI từ các quốc gia phát triển như Việt Nam, đã thôi thúc chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu: ―Tác động của thế chế chính thức và thể chế phi chính thức lên dòng vốn FDI tại Việt Nam và các nước khu vực Châu Á‖. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thêm cho các học giả về vai trò của các thể chế khác nhau lên FDI, động lực hình thành chúng một cách riêng biệt cũng như đề xuất các gợi ý chính sách cho các nhà điều hành với mục tiêu phát triển nền kinh tế các quốc gia, khu vực và đặc biệt là Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu đề xuất một kết cấu và thiết lập các công cụ để tạo điều kiện cho các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết xa hơn nữa trên những thể chế chính thức thông qua cung cấp tư liệu về tác động của thể chế kinh tế, thể chế chính trị, thể chế điều tiết trong việc thu hút các chiến lược đầu tư từ các công ty đa quốc gia vào các quốc gia, đặc biệt là khu vực Châu Á. Trên cơ sở đó, nghiên cứu hướng đến trả lời 2 câu hỏi: 1. Thể chế phi chính thức có mối tương quan như thế nào với các thể chế chính thức của các quốc gia đó?<br /> <br /> 3 2. Xác định tác động của các thể chế chính thức khác nhau đến sự hấp dẫn của một quốc gia đối với những nhà quản trị các công ty đa quốc gia và thu hút dòng vốn FDI đổ vào như thế nào? Phƣơng pháp nghiên cứu Để kiểm tra những ảnh hưởng trên và các tác động của môi trường thể chế, chúng tôi đã thu thập và phân tích dữ liệu 10 quốc gia Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam trong 13 năm từ giai đoạn năm 2000 đến năm 2012 đã cung cấp mẫu gồm nhiều định chế và văn hóa đa dạng, phong phú. Ngoài các nước phát triển, mẫu dữ liệu cũng bao gồm một số nền kinh tế mới nổi Ấn độ, và Trung Quốc và một vài nước đang phát triển nhưng chậm hơn gồm Việt Nam, Indonexia, Malaysia… Phương pháp được sử dụng là kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) để kiểm định chiều và mức độ tác động của các thể chế phi chính thức cụ thể là văn hoá cùng với thể chế chính thức gồm thể chế điều tiết, thể chế chính trị và thể chế kinh tế lên sự thay đổi trong dòng vốn FDI chảy vào. Nội dung nghiên cứu Nội dung bài nghiên cứu đóng góp vào lý thuyết thể chế bằng cách kiểm tra tác động của các thể chế phi chính thức lên các thể chế chính thức và tác động của các thể chế chính thức lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào. Cụ thể, chúng tôi tổng hợp nhiều bài nghiên cứu trước đây, từ nhiều lĩnh vực khác nhau để xác định vai trò của thể chế điều tiết, thể chế chính trị và thể chế kinh tế của một quốc gia. Kết quả cho thấy những thể chế phi chính thức của quốc gia thể hiện qua hai phương diện của văn hóa là chủ nghĩa tập thể và định hướng tương lai, đã góp phần hình thành nên các thể chế chính thức của quốc gia đó. Lần lượt, mỗi yếu tố trong ba yếu tố của thể chế chính thức có những tác động khác nhau tới mức độ dòng FDI chảy vào trong nước. Từ đó, hình thành nền tảng cơ bản trong việc thu thập và xử lý dữ liệu cũng như đưa ra những lập luận và phân tích cụ thể hơn về tác động của từng yếu tố thể chế lên dòng vốn FDI chảy vào nội địa.<br /> <br /> 4 Đóng góp của đề tài Bài nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên giải thích về mặt lý thuyết lẫn nghiên cứu thực nghiệm cách mà các thể chế phi chính thức của một quốc gia hình thành nên nhiều thể chế chính thức của quốc gia đó. Sử dụng dữ liệu của 10 quốc gia trong hơn 13 năm, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này bằng cách phát triển phương pháp đo lường mới cho ba loại hình thể chế chính thức quan trọng, mỗi một trong số đó phục vụ một vai trò khác nhau trong xã hội. Ngoài ra chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của ba loại hình thể chế chính thức đến khả năng thu hút vốn của thị trường trong nước đối với các khoản đầu tư từ MNEs, với bằng chứng là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bằng cách điều tra các thể chế với số lượng nhiều và đa dạng, chúng tôi có thể cung cấp cái nhìn sâu vào các loại hình và đặc điểm của các thể chế đang thu hút hoặc ngăn cản MNE đầu tư vào một quốc gia. Môi trường các thể chế đa chiều, phức tạp và nhiều thể chế khác nhau phụ thuộc lẫn nhau (North, 1990; Ostrom, 2005; Scott, 1995). Do đó, chúng ta chỉ có thể hiểu được tác dụng thực sự của những môi trường như vậy bằng cách nghiên cứu khảo sát đồng thời nhiều thể chế. Theo đó, nghiên cứu của chúng tôi đã có những đóng góp trước hết cho lý thuyết quản trị và sau đó cho vấn đề thu hút FDI ở các quốc gia Châu Á nói riêng. Đầu tiên, chúng tôi tổng hợp lý thuyết và nghiên cứu các ngành lân cận để xác định ba loại hình thể chế chính thức, mô tả vai trò của chúng trong xã hội và các phương pháp đo lường chúng. Thứ hai, chúng tôi liên kết các thể chế phi chính thức của các quốc gia được phản ánh trong văn hoá với ba loại hình thể chế chính thức. Thứ ba, chúng tôi chứng minh những hệ quả mà mỗi thể chế chính thức tác động đế dòng FDI của quốc gia. Tóm lại, các phương pháp đo lường và lý thuyết chúng tôi cung cấp có thể cải thiện sự hiểu biết của các học giả về vai trò mà các thể chế khác nhau thực hiện, những động lực hình thành chúng một cách riêng biệt, và những hệ lụy riêng của chúng. Hơn nữa, công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu trong tương lai về các chiến lược của doanh nghiệp và những tác động của chúng lên hiệu suất kinh doanh.<br /> <br /> 5 Hƣớng phát triển đề tài Bên cạnh những đóng góp thiết thực, đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, đó là hạn chế khách quan trong môi trường thể chế phức tạp đa góc cạnh, cũng như hạn chế chủ quan trong việc xây dựng mô hình. Bên cạnh đó việc ghi nhận dữ liệu của nhóm theo phương pháp thủ công do đó sai sót trong khâu nhập liệu là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, kết quả kiểm định cho thấy có rất ít mối quan hệ giữa văn hoá với các thể chế thanh khoản thị trường, do đó cần có các kiểm định lý thuyết có ý nghĩa hơn đối với biến này. Một hướng nghiên cứu mới cho đề tài này chính là đi sâu phân tích, kiểm định sự ảnh hưởng hỗn hợp của nhiều thể chế lên sự lựa chọn của nhà quản trị các MNE; đặc biệt xem xét nguồn gốc của thể chế chính thức và phi chính thức. Thật vậy, chúng tôi thiếu những dữ liệu để hiển thị một cách rõ ràng rằng các thể chế phi chính thức là nguồn gốc của các thể chế chính thức, và các bài nghiên cứu trước đây đều yêu cầu để giải quyết vấn đề này. Greif (1994) đã kiểm tra cách thức mà nền văn hóa của hai xã hội trong thế kỷ 11 và 12 đã góp phần vào sự phát triển của các thể chế chính thức khác nhau đến chi phối kinh tế trao đổi và thực thi quyền sở hữu. Ông cho rằng các thể chế chính thức phát triển theo quỹ đạo đường cong mà được định hình từ văn hóa của xã hội. Theo thời gian, những thay đổi về thể chế lại củng cố nền văn hóa. Nói cách khác, các tiêu chuẩn và các giá trị văn hóa có thể là nền tảng cho sự phát triển của tổ chức chính thức. Từ đó có thể đưa ra các bằng chứng bao quát về mối quan hệ tồn tại giữa thể chế phi chính thức và thể chế chính thức cũng như giữa chúng lền dòng vốn FDI.<br /> <br /> Kết cấu bài nghiên cứu Bài nghiên cứu bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2